ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM V/v Thực tập tốt nghiệp cho sinh viên ở nước ngoài CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thái Nguyên, ngày tháng năm 2
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
V/v Thực tập tốt nghiệp
cho sinh viên ở nước ngoài
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Kính gửi: Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm
Nhằm giúp sinh viên năm thứ 3, thứ 4 và sinh viên vừa mới tốt nghiệp có cơ hộitiếp cận với những kiến thức thực tế, nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đồngthời nâng cao ngoại ngữ, kỹ năng kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế, đápứng nguồn nhân lực chất lượng cao và nhu cầu của các nhà tuyển dụng, Trung tâmĐào tạo và Phát triển Quốc tế (ĐT&PTQT) không ngừng tích cực tìm kiếm đối tácquốc tế và hiện xây dựng được các Chương trình thực tập nghề nghiệp tại Israel vàNhật Bản dành cho sinh viên Khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm(CNSH-CNTP) công nhận thực tập tốt nghiệp nói riêng và sinh viên thuộc khối nônglâm nghiệp của khu vực miền núi phía Bắc nói chung Trên cơ sở đó Trung tâm phối
hợp với Khoa CSNH-CNTP xây dựng đề án “Chương trình thực tập tốt nghiệp tại
nước ngoài cho sinh viên Khoa CNSH-CNTP”.
Trung tâm ĐT&PTQT và Khoa CNSH-CNTP kính đề nghị Hiệu trưởng xemxét, phê duyệt nội dung và kế hoạch của đề án
Xin trân trọng cảm ơn./
BAN CHỦ NHIỆM KHOA CNSH-CNTP
TRƯỞNG KHOA
TS Nguyễn Văn Duy
TRUNG TÂM ĐT&PTQT
GIÁM ĐỐC
TS Hoàng Thị Bích Thảo
Trang 3MỤC LỤC
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN 3
2 CỞ SỞ PHÁP LÝ 4
3 NĂNG LỰC THỰC HIỆN 4
3.1 Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế Agrostudies, Israel 4
3.2 Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế AICAT, Israel 5
3.3 Tổ chức hỗ trợ sinh viên quốc tế CHIKYUJIN, Nhật Bản 5
3.4 Hội đồng trao đổi Nông nghiệp Quốc tế làng Kawakami 5
3.5 Trường Đại học Nông Lâm 5
4 MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI CỦA ĐỀ ÁN 6
4.1 Mục tiêu chung 6
4.2 Kết quả mong đợi 6
5 NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN 6
5.1 Nội dung thực hiện 6
5.2 Thời gian, đối tượng, quyền lợi và trách nhiệm của người tham gia 7
6 TỔ CHỨC THỰC HIỆN 8
6.1 Thời gian thực hiện 8
6.2 Bộ máy tổ chức thực hiện 8
6.2.1 Ban quản lý đề án 8
6.2.2 Hội đồng tư vấn và xét tuyển 8
6.2.3 Đơn vị triển khai thực hiện 8
7 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI 10
7.1 Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Israel (phụ lục 1) 10
7.2 Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Nhật Bản (phụ lục 2) 10
8 DỰ KIẾN YÊU CẦU ĐÓNG GÓP TÀI CHÍNH 10
8.1 Dự kiến mức đóng góp tài chính các chương trình 10
8.2 Phương án hỗ trợ tài chính 11
8.3 Dự kiến phân bổ kinh phí 12
9 KẾT LUẬN 14
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trang 4TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
V/v Thực tập tốt nghiệp tại nước ngoài
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI NƯỚC NGOÀI CHO SINH VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC
PHẨM
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta chủ trương khuyến khích các cơquan chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp gửi các lực lượng trí thức sang đàotạo kiến thức chuyên môn tại những nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại saunày về phục vụ đất nước, đưa nền nông nghiệp Việt Nam sánh vai với các cường quốcnăm châu Để góp một phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng một nền nông nghiệpvững mạnh, trong thời gian qua Trường Đại học Nông Lâm đã không ngừng mởrộng hợp tác với các nước trên thế giới đặc biệt là những nước tiên tiến có nềnnông nghiệp hiện đại và phát triển như Israel và Nhật Bản nhằm tăng thêm cơ hộithực tập nghề nghiệp ở nước ngoài cho sinh viên Đây là chương trình gửi sinhviên năm thứ 3, thứ 4 hoặc vừa mới tốt nghiệp đi thực tập nghề nghiệp tại nướcngoài từ 7 đến 18 tháng nhằm giúp sinh viên được học tập và làm việc trong mộtnền nông nghiệp tiên tiến hiện đại bậc nhất trên thế giới Chương trình học thôngqua thực hành giúp sinh viên phát triển các kỹ năng nghề nghiệp, tăng kiến thứcthực tế và kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế Đây được coi là mộtbước chuẩn bị quan trọng cho tri thức trẻ Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh
tế thế giới Sinh viên sau khi trở về có trình độ ngoại ngữ và chuyên môn tốt là lợithế khi đi xin việc tại Việt Nam
Bên cạnh đó, Nhà trường nhận được rất nhiều thông tin của sinh viên bày tỏnguyện vọng muốn được tham gia Chương trình thực tập nghề nghiệp tại nước ngoàivới hình thức học thông qua làm việc để trau dồi thêm kiến thức thực tế và tích lũykinh nghiệm ở một số đất nước có nền nông nghiệp tiên tiến bậc nhất trên thế giới
Là một nước với lao động nông nghiệp chiếm trên 70% cùng với nhữngthành công của chương trình thực tập nghề nghiệp tại Israel trong những năm qua,hiện nay Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên liên tục nhận được thông tin từ rấtnhiều bộ phận học sinh, sinh viên không thuộc Nhà trường bày tỏ nguyện vọng muốnđược tham gia đào tạo tập huấn về kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao thông quachương trình thực tập nghề tại Israel và Nhật Bản
Dựa trên nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên trong và ngoài trường, TrườngĐại học Nông Lâm tích cực mở rộng tìm đối tác nước ngoài để các em sinh viên cóthêm nhiều lựa chọn khi tham gia chương trình thực tập nghề nghiệp tại nước ngoài
Trên cơ sở đó chúng tôi xây dựng đề án: “Chương trình thực tập tốt nghiệp tại nước
ngoài cho sinh viên Khoa CNSH-CNTP”.
Trang 52 CỞ SỞ PHÁP LÝ
Đề án:“Chương trình thực tập thực tập tốt nghiệp tại nước ngoài cho sinh viên
khoa CNSH-CNTP” được xây dựng dựa trên những cơ sở pháp lý như sau:
- Căn cứ Nghị định số 31/CP ngày 4/4/1994 của Chính phủ “v/v thành lập Đạihọc Thái Nguyên”;
- Căn cứ Quyết định số 2424/QĐ-ĐHTN ngày 22/10/2015 của Giám đốc Đại họcThái Nguyên về việc ban hành quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Đại học TháiNguyên, các cơ sở giáo dục đại học thành viên và đơn vị trực thuộc;
- Căn cứ Thông tư 08/2014/TT-BGDĐT ngày 20/03/2014 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học vùng
và các cơ sở giáo dục đại học thành viên;
- Căn cứ văn bản ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Nông Lâm với Trung tâmĐào tạo Nông nghiệp Quốc tế Agrostudies, Israel ngày 19/06/2006;
- Căn cứ văn bản ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Nông Lâm với Trung tâmĐào tạo Nông nghiệp Quốc tế AICAT, Israel ngày 12/11/2012;
- Căn cứ văn bản ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Nông Lâm với tổ chức hỗtrợ sinh viên quốc tế CHIKYUJIN và Hội đồng trao đổi Nông nghiệp Quốc tế làngKawakami năm 2015;
- Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung Ương khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;
- Căn cứ Nghị quyết số 23-NQ/ĐU ngày 3/3/2016 Hội nghị lần thứ mười Banchấp hành Đảng bộ Trường Đại học Nông Lâm khóa XIV trong đó ghi rõ cải tiến côngtác thực tập tốt nghiệp sinh viên hệ đại học gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp(chấp nhận thực tập nghề ở nước ngoài thay thế cho thực tập tốt nghiệp và rèn nghề)
3 NĂNG LỰC THỰC HIỆN
3.1 Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế Agrostudies, Israel
- Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế Agrostudies, Israel (“Trung tâm”) là
một đơn vị cung cấp các khóa học tập và đào tạo cao cấp trong các lĩnh vực nôngnghiệp cho các sinh viên quốc tế;
- Trung tâm thuộc tập đoàn Granot sở hữu 41 Kibutzim và Moshavim, các trangtrại lớn và nông trại hoạt động về trồng trọt, chăn nuôi bò sữa, ngựa, gà Sinh viêntham dự khóa đào tạo tại Trung tâm thời gian dài nhất là 11 tháng Sinh viên sẽ ở tạicác trang trại Trung tâm sẽ chỉ định một người hướng dẫn tùy theo lĩnh vực sinh viêntheo học Chương trình đào tạo cũng bao gồm giảng dạy trên lớp và các cuộc gặp gỡvới các chuyên gia nổi tiếng trong ngày Thông qua chương trình học, các sinh viên có
cơ hội được tiếp cận với các tiêu chuẩn, phương pháp và công nghệ nông nghiệp hiệnđại của tập đoàn Granot;
- Kết thúc chương trình thực tập nghề nghiệp tại Israel, sinh viên sẽ được nhận
Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình.
Trang 63.2 Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế AICAT, Israel
- Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế AICAT, Israel (“Trung tâm”) đượcthành lập năm 1994 với hình thức là Liên doanh với Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp
và Hội đồng vùng Arava Trung tâm hoạt động với mục đích đào tạo sinh viên nôngnghiệp từ các quốc gia khác nhau như Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Ấn Độ, Lào vàNepal dựa trên hình thức “học thông qua làm việc” tại các trang trại của vùng Arava;
- Chương trình đào tạo kéo dài trong 10 tháng, sinh viên sẽ đi làm 5 ngày và 1ngày học lý thuyết Sinh viên sẽ được học và đào tạo phù hợp với chuyên ngành củamình Các bài học lý thuyết như là: Kinh tế Nông nghiệp, Tài chính và Thị trường, Kỹthuật trồng rau, Trồng hoa và cây ăn quả, Kỹ thuật nuôi cá, bò sữa Đặc biệt sinh viênđược học kỹ thuật công nghệ cao thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thựcphẩm công nghệ sau thu hoạch ứng dụng trong sản xuất tại cơ sở Trong thời gianthực tập nghề tại Israel sinh viên có thể tiến hành một đề tài nghiên cứu tại trang trại
mà sinh viên đó làm việc;
- Kết thúc chương trình thực tập nghề nghiệp tại Israel, sinh viên sẽ được nhận
Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình.
3.3 Tổ chức hỗ trợ sinh viên quốc tế CHIKYUJIN, Nhật Bản
- Là tổ chức đào tạo hỗ trợ sinh viên nước ngoài có cơ hội học thông qua làmviệc nhằm tăng cường tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau về văn hóa, truyền thống giữaphía Nhật Bản và Việt Nam góp phần vào hòa bình và thịnh vượng của cộng đồngquốc tế
- Tổ chức cấp giấy Chứng nhận cho sinh viên sau khi hoàn thành Chương trình
3.4 Hội đồng trao đổi Nông nghiệp Quốc tế làng Kawakami
Hội đồng trao đổi Nông nghiệp Quốc tế làng Kawakami được thành lập vào năm
1935 với 1500 ha đất trồng trọt chuyên trồng xà lách, cải thảo, bắp cải LàngKawakami nhận giải thưởng Nông nghiệp Asahi vào năm 1973 như là cộng đồng duynhất với lượng nông dân ngày càng tăng Tất cả các hộ trong làng đều có riêng trangtrại của mình Diện tích đất nông nghiệp của mỗi hộ là 2,5 ha Các đô thị, nông dân vàHợp tác xã Nông nghiệp tất cả đã làm việc cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung.Thu nhập trung bình hàng năm: 2,5 triệu yên Làng Kawakami có nhiều kinh nghiệmtrong việc đào tạo và hướng dẫn sinh viên quốc tế kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảoquản rau sạch, kỹ thuật xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp, sản xuất an toàn vệ sinh thựcphẩm, các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu
3.5 Mast International, Đại học Nông nghiệp Minnesota
- Mast international được thành lập vào năm 1949 và là một trong những tổ chứcđầu tiên về trao đổi sinh viên nông nghiệp quốc tế Tổ chức đã và đang phối hợp triểnkhai hợp tác Chương trình đào tạo sinh viên nông nghiệp với trên 80 quốc gia và tạo
cơ hội cho 65.000 sinh viên đến Hoa Kỳ học tập kinh nghiệm nông nghiệp thực tế
Đã có trên 65.000 thực tập sinh tới từ 80 nước trên thế giới tham gia Chươngtrình Mast International Trụ sở đặt tại Trường Đại học Nông nghiệp, Thực phẩm vàKhoa học Môi trường, Đại học Minnesota, St paul, Hoa kỳ
Trang 7- Mast International là Chương trình trao đổi Quốc tế kết hợp giữa học tập kinhnghiệm nông nghiệm thực tế trên các nông trại và lý thuyết trên lớp thông qua trườngĐại Học Nông nghiệp Minnesota.
- Nhiệm vụ của tổ chức là mở rộng sự hiểu biết toàn cầu qua việc cung cấpchương trình giáo dục, văn hóa thông qua Chương trình trao đổi sinh viên Quốc tế
3.6 The Foundation for Worldwide International Student Exchange (Wise Foundation)
- Tổ chức The Foundation for Worldwide International Student Exchange là một
tổ chức phi lợi nhuận được đăng ký thành lập tại Washington, tổ chức cung cấp những
cơ hội trao đổi Quốc tế cho sinh viên, thanh niên
- Nhiệm vụ của tổ chức là thúc đẩy hòa bình thế giới và hiểu biết thông qua traođổi văn hóa, tình hữu nghị toàn cầu được thực hiện qua các chương trình học thuật,chuyên nghiệp và giải trí
- Sau khi kết thúc chương trình thực tập nghề nghiệp tại Wise Foundation, sinh
viên sẽ được nhận Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình.
3.7 IRE Agricultural WorldWide
IRE Agricultural WorldWide là tổ chức trao đổi sinh viên của Australia đượcthành lập từ năm 1986, bởi hiệp hội nông dân của Úc và hoạt động như là chương trìnhtrao đổi nông nghiệp quốc tế và được duy trì bởi ACW (Inc) cho đến tháng 12, 2011.Hiện nay, tổ chức IRE được vận hành bởi hiệp hội National Co-ordinator, NarelleVaughan dưới tên gọi IRE Agricultural WorldWide
IRE cung cấp cơ hội thực tập về nông nghiệp cho các bạn sinh viên trẻ khi đến
Úc Tổ chức đã hợp tác với 35 đối tác nước ngoài và đã có 270 sinh viên đến Úc thựctập IRE được tài trợ bởi mạng lưới các trang trại rộng khắp đất nước cùng sự hợp tácvới trên 220 chủ trang trại của những đồn điền rộng lớn trong các lĩnh vực trồng trọt,hoa viên cây cảnh, chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi cừu, lợn, ngựa và cơ khí…
IRE có 5 mục tiêu chính và luôn luôn hoạt động để hướng tới mục tiêu một cáchhiệu quả bao gồm:
- Luôn luôn cố gắng, quảng bá, tìm kiểm và tiến hành các chương trình mang tầmquốc tế về trao đổi kinh nghiệm/ trao đổi văn hóa;
- Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Cục xuất nhập cảnh của ÚC để quá trình cấpvisa trao đổi sinh viên được thuận lợi;
- Duy trì làm việc và tìm kiếm các đối tác ở nước ngoài;
- Khuyến khích sinh viên Úc ra nước ngoài thực tập để tích lũy kinh nghiệm vàtrang bị tốt cho cuộc sống sau này;
- Cung cấp những địa điểm thực tập tốt, được giám sát chặt chẽ bởi tổ chức IRE,cung cấp đầy đủ thông tin về công việc và đảm bảo mang lại những kinh nghiệm làmviệc quý báu cho những sinh viên khi đến Úc thực tập
3.8 Praktikum Global World Wide Internship Opportunities
Trang 8- Praktikum Global World Wide Internship Opportunities là tổ chức được thànhlập nhằm giúp sinh viên có cơ hội đi thực tập trong thời gian 6 tháng tại Đức về cáclĩnh vực nông nghiệp ngoài ra còn có lĩnh vực nhà hàng khách sạn….
- Mục tiêu của tổ chức là giúp cho sinh viên có được kiến thức, sự hiểu biết sâurộng về mọi mặt của nền nông nghiệp, ngành hoa viên cây cảnh và chăn nuôi của Đức.Sinh viên học các khối ngành nông nghiệp khi tham gia chương trình chỉ cần tham giahọc 4 kì học tại các trường Đại học để đủ điều kiện tham gia chương trình
Bản kế hoạch thực tập (hợp đồng làm việc) với đầy đủ các điều khoản, điều kiệnlàm việc cùng với vai trò, trách nhiệm của sinh viên khi tham gia chương trình sẽ được
tổ chức gửi tới từng sinh viên khi tham gia chương trình Khi tham gia làm việc ở cáctrang trại, vườn ươm cây giống, nhà vườn, trang trại chăn nuôi bò sữa và trang trại giasúc… sinh viên sẽ được chi trả 670Euross/tháng và không mất chi phí ăn uống, nhà ởtại Đức
- Đã có rất nhiều sinh viên đến từ các trường Đại học của Ukraina và Nga( Lugansk, Poltava, Dnipropetrovsk, Saratov, Kazan) đã và đang tham gia vào chươngtrình của tổ chức Praktikum Global World Wide Internship Opportunities
3.9 Trường Đại học Nông Lâm
Trường Đại học Nông Lâm được thành lập năm 1970 với nhiệm vụ là trung tâmđào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nông lâmnghiệp cho phát triển nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam Hiện nay nhàtrường có 07 khoa chuyên môn (Khoa Nông học, Khoa Lâm nghiệp, Khoa Kinh tế vàPhát triển Nông thôn, Khoa Quản lý Tài nguyên, Khoa Môi trường, Khoa CNSH-CNTP và Khoa CNTY) với số sinh viên hiện tại trên 14.000 (cả sinh viên đại học vàsau đại học) Nhà trường đang đào tạo 18 chuyên ngành: Trồng trọt, Công nghệ Sinhhọc (CNSH), Công nghệ sau thu hoạch (CNSTH), Hoa viên Cây cảnh, Công nghệThực phẩm (CNTP), Chăn nuôi Thú y, Thú y, Nuôi trồng Thủy sản, Quản lý Đất đai,Khoa học Môi trường, Địa chính Môi trường, Lâm nghiệp, Nông lâm Kết hợp, Quản
lý Tài nguyên rừng, Khuyến nông, Phát triển Nông thôn, Kinh tế Nông nghiệp, SPKTnông nghiệp Sinh viên đang được đào tạo các chuyên ngành trên tại Trường ĐHNLphù hợp với tiêu chí của Chương trình thực tập nghề nghiệp tại Israel và Nhật Bản
4 MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI CỦA ĐỀ ÁN
4.1 Mục tiêu chung
- Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên đại học năm thứ 3, thứ 4 ngành
CNSH, CNTP, CNSTH gửi sang thực tập nghề nghiệp tại các trang trại, làng nôngnghiệp ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp tại Israel và NhậtBản
4.2 Kết quả mong đợi
- Trên cơ sở đăng ký tự nguyện của sinh viên và cân đối phân bổ thực tập tốt
nghiệp của Khoa CNSH-CNTP, dự kiến mỗi năm sẽ tuyển sinh và gửi được trênkhoảng 40-50 sinh viên Khoa CNSH-CNTP sang thực tập nghề tại nước ngoài (chỉ
tiêu cụ thể sẽ do phía đối tác quyết định cho từng năm);
Trang 9- Sinh viên sau khi tham gia Chương trình thực tập nghề tại nước ngoài trở về cókhả năng giao tiếp tốt ngoại ngữ, có năng lực thực hiện các biện pháp kỹ thuật côngnghệ cao trong sản xuất nông lâm nghiệp trong điều kiện khô hạn; sản xuất sạch hơn,tiết kiệm nước, sử dụng phân bón, thuốc BVTV an toàn vệ sinh thực phẩm, công nghệ
xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp;
- Sinh viên được tham gia thực tập trực tiếp tại các cơ sở sản xuất, các trang trạisản xuất nông nghiệp hiện đại, tiên tiến giúp hiểu được cách thức sản xuất, quản lýđảm bảo an toàn môi trường và an toàn thực phẩm;
- Sinh viên được tiếp cận và tìm hiểu các nền văn hóa khác từ sinh viên của các quốcgia khác như Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Ấn Độ, Lào, Nepal và Philippin…;
- Sinh viên tích lũy được kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế
5 NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
5.1 Nội dung thực hiện
- Xây dựng kế hoạch thực tập hàng năm cho từng chương trình bao gồm kếhoạch đào tạo trong và ngoài nước cho những sinh viên tham gia Chương trình, kếhoạch phân công giáo viên hướng dẫn và đánh giá kết quả thực tập của sinh viên ;
- Tổ chức tuyển chọn sinh viên theo chỉ tiêu và yêu cầu của phía đối tác;
- Thực hiện đào tạo bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cần thiết cho sinh viên theo yêucầu của từng chương trình;
- Làm thủ tục cho sinh viên xuất cảnh;
- Làm thủ tục tiếp nhận sinh viên trở về;
- Đánh giá kết quả thực tập và tiếp tục đào tạo sinh viên hoàn thành chương trìnhđại học
5.2 Thời gian, đối tượng, quyền lợi và trách nhiệm của người tham gia
- Đáp ứng được yêu cầu ngoại ngữ của Chương trình (Trung tâm ĐT&PTQT sẽ
tổ chức đào tạo bồi dưỡng ngoại ngữ);
- Có sức khỏe tốt, có đạo đức tốt, sẵn sàng làm các công việc ngoài đồng ruộng.
c, Quyền lợi của sinh viên tham gia thực tập nghề tại nước ngoài
- Sinh viên được tự nguyện lựa chọn tham gia các Chương trình thực tập nghề nghiệp;
- Được xem xét (theo em là nên bỏ chữ xem xét) công nhận thời gian thực tậpnghề ở nước ngoài và được tính tương đương 10 Tín chỉ thực tập tốt nghiệp
- Được xem xét miễn chuẩn ngoại ngữ khi ra trường
Trang 10- Được hỗ trợ sắp xếp chỗ ở tại trang trại trong suốt thời gian thực tập;
- Được hỗ trợ bảo hiểm y tế;
- Được thực hành và nâng cao trình độ ngoại ngữ;
- Được tham gia Chương trình định hướng trước khi đi thực tập nghề nghiệp;
- Được nhận lương theo số giờ làm việc Dự kiến sinh viên trừ hết các khoản chi phí
sẽ tiết kiệm được khoảng từ 10-20 triệu đồng/tháng (tùy từng chương trình và tùy theokhả năng của sinh viên);
- Được học các tín chỉ liên quan đến nông nghiệp và được cấp chứng chỉ sau khihoàn thành Chương trình;
- Được Trung tâm ĐT&PTQT hỗ trợ giới thiệu việc làm sau khi trở về
d, Trách nhiệm:
- Sinh viên phải đóng đầy đủ học phí của các tín chỉ thực tập tốt nghiệp cho
Trường ĐHNL
- Sinh viên phải viết nhật ký thực tập tại nước ngoài;
- Sinh viên phải viết báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nước ngoài theo các nội dungliên quan đến ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thuhoạch theo đề cương đã được bô môn duyệt
- Sinh viên phải tự trả tiền ăn ở, thuế thu nhập tại nước ngoài bằng nguồn lương
hỗ trợ tại nơi thực tập;
- Phải tuân thủ theo quy định của Chương trình và quy định của đối tác;
- Trực tiếp tham gia thực tập ở các trang trại theo phương pháp “học thông qualàm việc” với sự hướng dẫn của các chủ trang trại;
- Có cam kết tham gia Chương trình và trở về nước đúng thời hạn;
- Hết thời gian thực tập sinh viên nộp báo cáo thực tập cho giáo viên hướng dẫn,Khoa CNSH-CNTP tổ chức chấm, đánh giá báo cáo thực tập tốt nghiệp theo quy địnhhiện hành theo chương trình đào tạo đã được phê duyệt
6 TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6.1 Thời gian thực hiện
- Đề án bắt đầu thực hiện từ năm 2016 và có thể được thay đổi chỉnh sửa hàng
năm căn cứ vào thực tiễn
6.2 Bộ máy tổ chức thực hiện
6.2.1 Ban quản lý đề án
1 Trần Văn Điền Hiệu trưởng Trưởng ban
2 Nguyễn Thế Hùng Phó Hiệu Trưởng P Trưởng ban
3 Hoàng Thị Bích Thảo Giám đốc TT ĐT&PTQT P Trưởng ban
thường trực
4 Lê Sỹ Trung Trưởng phòng Đào tạo Ủy viên
Trang 115 Nguyễn Văn Duy Trưởng Khoa CNSH-CNTP Ủy viên
6 Trần Thị Dự Kế toán trưởng Uỷ viên
7 Nguyễn Thị Mai Thu Chuyên viên TT ĐT&PTQT Điều phối viên
6.2.2 Hội đồng tư vấn và xét tuyển
Hội đồng tư vấn và xét tuyển gồm có:
1 Trần Văn Điền Hiệu trưởng Chủ tịch
2 Trần Huê Viên Phó Hiệu Trưởng P chủ tịch
3 Hoàng Thị Bích Thảo Giám đốc TT ĐT&PTQT Ủy viên
4 Nguyễn Văn Duy Trưởng Khoa CNSH-CNTP Ủy viên
5 Nguyễn Quang Tính Trưởng phòng CTHSSV Ủy viên
6 Lê Sỹ Trung Trưởng phòng Đào tạo Ủy viên
7 Nguyễn Thị Mai Thu Chuyên viên TT ĐT&PTQT Thư ký
6.2.3 Đơn vị triển khai thực hiện
(1) Trung tâm ĐT&PTQT: Là đầu mối kết nối với đối tác nước ngoài và phối hợp với
các đơn vị trong trường để triển khai các nội dung của đề án
- Tổ chức tuyển chọn sinh viên theo chỉ tiêu và yêu cầu của phía đối tác;
- Thực hiện định hướng, đào tạo bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cần thiết cho sinhviên theo yêu cầu của từng chương trình;
- Xây dựng kế hoạch thực tập hàng năm cho từng chương trình;
- Phối hợp với các đơn vị chức năng làm thủ tục cho sinh viên xuất cảnh và tiếpnhận sinh viên trở về;
- Phối hợp với đối tác nước ngoài và khoa CNSH-CNTP để đánh giá kết quả thựctập của sinh viên tại nước ngoài;
- Thực hiện quản lý sinh viên và giải quyết những vướng mắc phát sinh trongthời gian sinh viên thực tập nghề nghiệp tại nước ngoài
(2) Khoa CNSH-CNTP:
- Phổ biến Chương trình cho sinh viên của Khoa và giới thiệu những sinh viên đủ
tiêu chuẩn tham gia Chương trình cho Trung tâm ĐT&PTQT;
- Xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp cho những sinh viên tham gia Chươngtrình để đảm bảo sinh viên hoàn thành chương trình đại học theo kế hoạch;
- Phân công giáo viên hướng dẫn sinh viên viết nhật ký và viết báo cáo theo quy địnhcủa Khoa đồng thời đánh giá kết quả thực tập của sinh viên sau khi trở về (Phụ lục 3);
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tham gia các Chương trình định hướng,đào tạo bồi dưỡng kỹ năng ngoại ngữ để đảm bảo sinh viên đáp ứng được yêu cầu củaChương trình
(3) Các đơn vị phối hợp thực hiện
- Phòng Đào tạo:
Trang 12+ Xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp cho những sinh viên đi thực tập nghềnghiệp ở nước ngoài trên cơ sở đề xuất của khoa CNSH-CNTP;
+ Phối hợp với CNSH-CNTP để tính tín chỉ tương đương cho sinh viên;
+ Xác nhận các giấy tờ liên quan đến sinh viên trong quá trình làm hồ sơ
- Phòng Công tác HSSV:
+ Xác nhận và cung cấp hồ sơ sinh viên tham gia chương trình thực tập nghề;
+ Hỗ trợ làm Quyết định cử sinh viên đi và Quyết định tiếp nhận sinh viên trở về
- Phòng HC – TC: Quản lý văn bản giấy tờ của sinh viên trúng tuyển.
- Phòng KH - TC: Quản lý phí dịch vụ của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
- Phòng QHCN&HTQT: Hỗ trợ quản lý đoàn ra.
7 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
7.1 Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Israel (Phụ lục 1)
7.2 Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Nhật Bản (Phụ lục 2)
7.3 Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Hoa Kỳ (Phụ lục 3)
7.4 Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Đức (Phụ lục 4)
7.5 Kế hoạch triển khai Chương trình thực tập nghề Australia
Chương trình thực tập nghề tại Australia chỉ dành cho sinh viên đã có kinh nghiệm thực tập ở nước ngoài như đã tham gia các chương trình thực tập nghề tại Đức,Israel hoặc Mỹ trở về
- Thời gian thực tập tại Australia: 12 tháng
- Thời gian bay đến Australia thực tập: Tháng 3, tháng 7 và tháng 10 hàng năm
8 DỰ KIẾN YÊU CẦU ĐÓNG GÓP TÀI CHÍNH
8.1 Dự kiến mức đóng góp tài chính các chương trình
Bảng 1 Dự kiến mức đóng góp tài chính cho Trường ĐHNL của Chương trình
thực tập nghề Israel Tên các khoản chi Phí/sinh viên (1.000đ)
Dự kiến chi phí xét tuyển, đào tạo, xử lý hồ sơ tại Việt Nam
- Chi phí tạo nguồn, giải đáp thông tin về Chương trình
- Hội thảo quảng bá Chương trình
10.000
Trang 13- Liên hệ sắp xếp phỏng vấn với đối tác và đại sứ quán
- Dịch thuật, xác nhận, giải trình hồ sơ
- Các chi phí chuyển phát nhanh hồ sơ, điện tín
- Đào tạo bồi dưỡng Ngoại ngữ và kỹ năng
- Phí hoàn thiện các thủ tục gửi sinh viên đi và tiếp nhận sinh viên trở về
- Thuế của chương trình
- Phí trích lập các quỹ của Trường ĐHNL & Trung tâm ĐT&PTQT
Bằng chữ: Mười triệu đồng chẵn./.
Bảng 2 Dự kiến mức đóng góp tài chính cho Trường ĐHNL của Chương trình
thực tập nghề Nhật Bản Tên các khoản chi Phí/sinh viên (1.000đ)
Dự kiến chi phí xét tuyển, đào tạo, xử lý hồ sơ tại Việt Nam
- Chi phí tạo nguồn, giải đáp thông tin về Chương trình
- Hội thảo quảng bá Chương trình
- Xét tuyển hồ sơ theo tiêu chuẩn của đối tác Nhật Bản
- Liên hệ sắp xếp phỏng vấn với đối tác và đại sứ quán
tác phong làm việc,
- Đào tạo ý thức tác phong làm việc theo yêu cầu của Nhật Bản
- Đào tạo kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng sống và làm việc tại Nhật Bản
- Xử lý hồ sơ, xác nhận, giải trình hồ sơ
- Phí hoàn thiện các thủ tục gửi sinh viên đi và tiếp nhận sinh viên trở
về
- Thuế của chương trình
- Phí trích lập các quỹ của Trường ĐHNL & trung tâm ĐT&PTQT
Dự kiến chi phí xét tuyển, đào tạo, xử lý hồ sơ tại Việt Nam
- Chi phí tạo nguồn, giải đáp thông tin về Chương trình
- Hội thảo quảng bá Chương trình
- Xét tuyển hồ sơ theo tiêu chuẩn của đối tác Hoa Kỳ
- Liên hệ sắp xếp phỏng vấn với đối tác và đại sứ quán
- Xử lý hồ sơ, xác nhận, giải trình hồ sơ
- Đào tạo bồi dưỡng ngoại ngữ chuyên môn theo yêu cầu của đối tác
14.000