Câu 2 5,0 điểm: Đọc tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh, nhà phê bình Hoài Thanh có viết: “Khi Bác nói trong thơ nên có thép, ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép ở trong thơ.. T
Trang 1(Đề thi có 02 trang)
ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 10
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh:
Số báo danh:
I ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Học vẹt
Thành ngữ chỉ: Học ra rả, học thuộc làu làu nhưng không hiểu cái gì.
Còn có câu: Học như con vẹt, học như cuốc kêu.
Chuyện kể:
Xưa có một con vẹt được người nuôi, dạy cho nói tiếng người Con vẹt học được vài ba tiếng, suốt ngày
ra rả, lặp đi lặp lại tiếng nói đã bắt chước được, làm huyên náo cả khu vườn Con vẹt tỏ vẻ hãnh diện, nó mới lên giọng:
- Từ nay, ta toàn nói bằng tiếng người, chẳng đả động đến tiếng chim nữa.
Loài chim thấy chú vẹt hợm hĩnh mới họp nhau lại bàn cách dạy cho vẹt một bài học Con sáo nhảy lên cành cây cao gần nơi vẹt ở, nói to lên rằng:
- Chú vẹt à, bác đây cũng giỏi tiếng người, bác sẽ bày thêm cho chú học thật giỏi để nói chuyện thông thạo được với người.
Vẹt vui mừng ra mặt Sáo bèn dạy:
- Vẹt là tên ngu Vẹt ngu, vẹt ngu!
Vẹt lặp lại tiếng sáo:
- Vẹt là tên ngu Vẹt ngu, vẹt ngu!
Cả bầy chim trong vườn được một trận cười thỏa thích.
(…)
Quả là học vẹt thì chẳng hiểu sâu xa cái gì Thế gian cũng lắm kẻ học vẹt, cố tình bắt chước người khác mà lại tỏ ra hãnh diện hợm đời, thì cũng đáng thương như con vẹt kia tự chửi mình mà thôi.
(Tiêu Hà Minh, Theo Đi tìm điển tích thành ngữ, NXB Thông tấn 2014)
Câu 1:Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: Nối ý ở cột A và cột B một cách hợp lý nhất.
Trang 2Câu 3: Con vẹt đã “đối xử” như thế nào với tiếng chim – ngôn ngữ của giống loài? Và hậu quả nó nhận
được là gì ?
Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với quan điểm của người viết ở đoạn cuối (in đậm) không ? Vì sao ?
II LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Nội dung của văn bản đọc – hiểu gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về vấn đề lựa chọn phương pháp học tập Hãy trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ)
Câu 2 (5,0 điểm):
Đọc tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh, nhà phê bình Hoài Thanh có viết: “Khi Bác nói trong thơ nên có thép, ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép ở trong thơ Có lẽ phải hiểu một cách linh hoạt mới đúng Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng mới có tinh thần thép (Tiếng hát tự do - Nhật kí trong tù và những lời bình – NXB Văn hoá thông tin, H, 1997).
Phân tích bài thơ Chiều tối để chứng minh cho nhận định trên Từ đó, hãy liên hệ với một số tác phẩm
thơ trong chương trình Ngữ văn 12 để làm sáng tỏ sự phát huy chất “thép” ở những chiến sĩ cách mạng trong kháng chiến chống pháp
HẾT
-Thí sinh không được sử dụng tài liệu! Phụ huynh, thầy cô và đồng đội vui lòng không giải thích gì thêm.
Lovebook xin cảm ơn!
CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT!
Trang 3HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)
STUDY TIP
- Câu hỏi số 1 là câu hỏi đơn giản nhưng thông thường các em hay nhầm sang phong cách ngôn ngữ nghệ thuật vì nhìn thấy có một câu chuyện Bởi vậy, các em cần chú ý đến mục đích sử dụng của văn bản để xác định chính xác phong cách ngôn ngữ của văn bản Trong đề bài này, mục đích của văn bản là để giải thích thành ngữ “học vẹt” nên cần xếp vào phong cách ngôn ngữ khoa học
- Câu hỏi số 4 là dạng câu hỏi mở, đáp án thông thường cũng sẽ theo hướng mở Các em cần chú ý bày tỏ quan điểm của mình một cách chặt chẽ và thuyết phục
Câu 1 (0,5 điểm):
Phong cách ngôn ngữ khoa học
Câu 2 (1,0 điểm):
1-C; 2-A; 3-D; 4-E
Câu 3 (0,5 điểm):
- Con vẹt đã tỏ thái độ coi thường, chối bỏ tiếng chim, chỉ thích nói tiếng người
- Hậu quả: Bị bầy chim dạy cho một bài học, tự chửi mình là ngu trong khi lại nghĩ là mình đang nói tiếng người
Câu 4 (1,0 điểm):
- Có thể bày tỏ quan điểm của mình theo nhiều hướng khác nhau: đồng tình, phản đối hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối
- Nội dung giải thích yêu cầu hợp lí, thuyết phục, đảm bảo logic
II LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
STUDY TIP
Đối với đề bài nghị luận về những vấn đề rất gần gũi với các em (ở đây là lựa chọn phương pháp học tập),
các em cần chú ý:
- Không nên trình bày suy nghĩ theo cách thức phát biểu tự do về vấn đề
- Có thể đưa ra quan điểm cá nhân nhưng không nên lấy bản thân làm dẫn chứng bài viết
1 Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)
Có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành
2 Xác định đúng vấn đề cần nghị luận(0,25 điểm):
Vấn đề lựa chọn phương pháp học tập
Trang 4- Tuy nhiên, để có phương pháp học tốt không phải dễ Cần tránh việc học tủ, học vẹt mà hướng tới sự sáng tạo, chủ động
- Liên hệ bản thân: có ý thức sâu sắc về vai trò của phương pháp học, nỗ lực tìm kiếm và xây dựng phương pháp học tập hiệu quả
4 Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt
5 Sáng tạo (0,25 điểm):
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
Câu 2 (5,0 điểm)
STUDY TIP
* Đối với dạng đề bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, trong ý kiến có xuất hiện yếu tố mâu thuẫn (ở đây là nghị luận về chất thép nhưng lại có yếu tố mâu thuẫn: phủ nhận cách hiểu “chất thép” một cách cứng nhắc mà hướng dạng biểu hiện “ thép ẩn” trong thơ của Hồ Chí Minh), các em cần chú ý:
- Luận điểm đầu tiên của thân bài vẫn tiến hành giải thích ý kiến như thông thường, tuy nhiên cần tập trung vào yếu tố mâu thuẫn để giải thích triệt để
- Trong quá trình phân tích và chứng minh, lấy yếu tố mâu thuẫn làm căn cứ phân chia luận điểm
* Phần liên hệ, vì yêu cầu liên hệ với một số tác phẩm nên các em cần chú ý xác định đúng tác phẩm (về người lính trong kháng chiến chống Pháp) Khi viết cần dành một dung lượng phù hợp với một lượng kiến thức phù hợp, không nên quá dài dòng lan man
1 Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm):
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân
2 Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
Phân tích bài thơ “Chiều tối” để làm sáng tỏ cho nhận định về chất thép trong thơ Hồ Chí Minh
3 Triển khai vấn đề nghị luận:
Cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp dẫn chứng và lí lẽ
a Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm (0,25 điểm):
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, cũng là nhà văn, nhà thơ lớn, lá cờ đầu của thơ ca cách
mạng Việt Nam “Chiều tối” là bài thơ thứ 31 của tập Nhật kí trong tù Bài thơ được sáng tác vào cuối mùa
thu năm 1942, trên con đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo Bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh
b Giải thích nhận định (0,25 điểm)
- Thép ở trong thơ: đó là chất chiến đầu, cách mạng, là tinh thần chiến sĩ, tinh thần cách mạng để đưa thi ca
nói riêng và văn học nói chung thành vũ khí đầu tranh cách mạng
- Nhưng chất cách mạng và tinh thần chiến sĩ trong thơ đâu phải chỉ có một dạng biểu hiện trực tiếp Đọc “ Nhật kí trong tù” ta thấy bài nào cũng có “thép”, câu nào cũng có “thép” nhưng nhiều bài thơ không nói đến
“thép”, không lên giọng “thép” nghĩa là nói đến chuyện cách mạng, chuyện chiến đấu, lên giọng chiến đầu một cách cứng nhắc Không nên hiểu “ chất thép” trong thơ nói chung và trong thơ Hồ Chí Minh nói riêng
Trang 5một cách đơn giản, máy móc Về điểm này, ý kiến của Hoài Thanh là hoàn toàn xác đáng.
c Phân tích bài thơ “Chiều tối” để làm sáng tỏ nhận định (2,0 điểm):
CHÚ Ý
Phân tích bài thơ để làm rõ chất thép:
- Hai câu đầu:
+ Bề mặt là bức tranh thiên nhiên đậm màu sắc cổ điển ngụ nỗi buồn của con người
+ Khi đặt bài thơ trong hoàn cách sáng tác có thể thấy vẻ đẹp tâm hồn, ý chí Hồ Chí Minh vươn lên hoàn cảnh khao khát tự do và yêu say tạo vật
- Hai câu sau:
+ Khắc họa bức tranh sinh hoạt đời thường với niềm vui ấm áp
+ Qua đó thấy được tâm hồn của nhà cách mạng vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt để đồng cảm với niềm vui đời thường, cái nhìn đầy lạc quan, yêu đời, tình thương mênh mông của Bác
- Chất “thép” ở hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong một số bài thơ” những người lính đối diện với cuộc sống khó khăn nhưng luôn giàu ý chí, lạc quan, yêu đời
- “Chiều tối” là bài thơ có chất thép “ẩn”: không nói chuyện thép, lên giọng thép nhưng khi đặt vào hoàn cảnh ra đời của thi phẩm (trong lao tù, trên đường chuyển lao nhọc nhằn); nhìn sâu vào mạch vận động của hình tượng thơ sẽ thấy bài thơ lấp lánh chất thép
- Hai câu đầu:
+ Hai câu thơ là bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng lúc chiều tối, ngụ nỗi buồn của con người trên đường chuyển lao Cũng giống như trong thơ cổ phương Đông, bức tranh thiên nhiên ở đây được vẽ nên bằng những nét chấm phá Nhà thơ không nghiêng về tả mà gợi ra vài nét, cốt ghi lấy cái linh hồn của tạo vật Toàn bộ khung cảnh thiên nhiên miền sơn cước và cái hồn buồn hiu hắt của núi rừng lúc chiều muộn hiện ra một cách đơn sơ qua cách chim mỏi mệt đang bay về tổ cùng áng mây lẻ loi, trôi lững lờ giữa tầng không + Đặt trong hoàn cảnh của một người tù, bị giải đi từ lúc “Gà gáy một lần đêm chưa tàn”, phải hứng chịu
“Rát mặt đêm thu trận gió hàn”, trải qua “53 cây số một ngày/ Áo mũ dầm mưa rách hết giày”, trong tình cảnh “xiềng xích thay dây trói” thì hai câu thơ còn có một chiều sâu khác, chiều sâu của tâm hồn, ý chí Hồ Chí Minh Dù gian khổ thế nào, tâm hồn Bác vẫn luôn hướng về thiên nhiên, trìu mến dõi theo chuyển động của tạo vật Đằng sau cái nhìn ấy, cháy bỏng và khắc khoải một ước mong sum họp, một khao khát tự do Đau đớn và mệt mỏi là vậy mà cảm hứng thơ vẫn đến với Bác Không có chân dung người tù khổ ải mà chỉ
có dáng vẻ ung dung, thư thái của một tao nhân mặc khách đang thưởng ngoạn cảnh, yêu say vẻ đẹp thiên nhiên mà thôi
- Hai câu cuối:
Trang 6khắc nghiệt để đồng cảm với niềm vui giữa đời thường.
+ Bài thơ đã vận động từ ánh chiều u ám, tăm tối đến ánh lửa hồng và niềm vui Nó cho thấy cái nhìn đầy niềm lạc quan yêu đời và tình yêu thương nhân dân của một con người “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” Chữ “hồng” trong bài thơ không chỉ là hình ảnh ngọn lửa mà đó là hình ảnh của ý chí, tinh thần cách mạng
Hồ Chí Minh Đây chính là chất thép chìm, nhìn kĩ mới thấy được ánh sáng của nó nhưng càng nhìn lâu càng thấy sáng
d Đánh giá, bình luận ý kiến (0,25 điểm):
- Ý kiến rất xác đáng, là sự đánh giá đúng đắn và khoa học đối với giá trị thơ ca Hồ Chí Minh nói riêng
và bài thơ “Chiều tối” nói chung Đây là một định hướng giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về thơ ca Hồ Chí Minh
- “Chiều tối” là bức tranh thiên nhiên miền sơn cước và bức tranh cuộc sống lao động của con người Bài thơ khắc họa hình tượng nhân vật trữ tình có tấm lòng yêu thương rộng lượng, tâm hồn lạc quan luôn hướng
về tương lai và ánh sáng, ý chỉ mạnh mẽ vượt lên hoàn cảnh, tự do về tinh thần Bài thơ không hề lên giọng thép nhưng chất thép vẫn ngời lên sau hình ảnh thơ
e Liên hệ để làm sáng tỏ sự phát huy chất thép ở những chiến sĩ cách mạng trong kháng chiến chống Pháp (0,75 điểm):
- Hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ “Tây Tiến” và người cán bộ cách mạng về xuôi trong bài thơ Việt Bắc đều là hình tượng tiêu biểu cho người chiến sĩ cách mạng trong kháng chiến chống Pháp
- Họ đã sống và chiến đầu trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ, nguy hiểm luôn rình rập, phải đối diện với những mất mát, hi sinh (Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời…Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù/Nghìn đêm thăm thẳm sương dày)
- Tuy nhiên, họ luôn hiên ngang, giàu ý chí để vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, coi thường khó khăn
gian khổ, rất lạc quan, yêu đời (chú ý chọn lọc phân tích một số câu thơ như: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh…Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo/ Đèn pha bật sáng như ngày mai) Họ đi vào cõi bất tử với tư thế của sự chủ động, bị mà không lụy, bi mà vẫn hào hung (Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành); họ luôn sẵn sàng ra trận với
tư thế hào hùng, mang khát vọng độc lập của 40 thế kỉ (Quân đi điệp điệp trùng trùng/ Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan…) Đó là tinh thần thép, là sự phát huy chất thép ngời sáng để làm nên vẻ đẹp của anh bộ đội cụ
Hồ
4 Chỉnh tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt
5.Sáng tạo (0,5 điểm):
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
Trang 7TÀI LIỆU THAM KHẢO Phần I – Câu 1:
Bàn về vai trò của phương pháp học tập
…Cuộc sống chứa đựng kho tàng kiến thức mà ta sẽ chẳng bao giờ lĩnh hội hết được Vì vậy, đa số học sinh chỉ chuyên một môn học hay mỗi người chỉ chuyên một ngành, một loại công việc nhất định Dù làm bất cứ công việc nào, con người cũng cần năng động, sáng tạo, học và rành rẽ phương pháp Chẳng hạn, nghề nông là nghề truyền thống của nước ta, những người nông dân ngày ngày ra đồng trồng lúa cũng luôn luôn tìm hiểu và cần phương pháp mới, từ việc cải tạo giống lúa đến các nông cụ sản xuất Đó là những phát minh tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có ý nghĩa quan trọng Hay nhưng người công nhân bình thường làm trong các nhà máy, xí nghiệp cũng phải luôn luôn tìm tòi và đưa ra những đề án, phương pháp mới để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm hay tạo ra được những sản phẩm mới hơn
Sống trong một xã hội phát triển, cuộc sống ngày càng nâng cao – con người không ngừng lao động, lao động chân tay, lao động trí óc, muốn có hiệu quả, tất phải có phương pháp làm việc tốt Phương pháp học
sẽ là nền tảng vững chắc cho những bước phát triển tiếp theo Học phương pháp học giống như học những kĩ năng đầu tiên mà người thợ phải làm khi bắt tay xây dựng một tòa nhà – tạo dựng nền móng kiên cố để xây các tầng lầu cao hơn Học phương pháp học cũng thế Nó tiếp bước cho sự thăng hoa những gì nâng cao hơn, khó hơn đối với bạn Một học sinh khi đã có phương pháp học tất việc lĩnh hội kiến thức sẽ dễ dàng, việc học đối với họ không còn là gánh nặng đeo bám họ suốt mười mấy năm trời Chính phương pháp học sẽ làm vũ khí lợi hại giúp họ tiến xa hơn trong tương lai
Trái đất quay, cuộc sống quay và kiến thức cũng dồi dào thêm Tất cả đều vận động không ngừng Chính vì vậy, kiến thức mà ta có được ngày hôm nay sẽ mau chóng lỗi thời nhanh hơn ta nghĩ Thế nên, nhu cầu cập nhật thông tin, thu thập kiến thức luôn luôn cần thiết Song, không phải ai cũng đủ điều kiện để đến trường, đến lớp, dễ dàng tìm đến với internet, sách báo,…Vì thế, tự học là phương pháp tối ưu với nhiều người trong việc thu nhận kiến thức Và, rõ ràng, chỉ những người có phương pháp học tốt mới thực sự thành công
Tuy nhiên, để có phương pháp học tập tốt không phải dễ Từ rất lâu, nhiều người vẫn có thói quen học vẹt, học tủ khiến cho không những việc thu thập kiến thức bị đóng khuôn mà sự sáng tạo cái mới, tự khám phá tri thức ở mỗi người cũng dần trở nên thui chột Ngay trong nhà trường phổ thông, lỗi học vẹt, học
tủ vẫn còn khá nặng nề Bởi vậy, mỗi học sinh phải hết sức ý thức về điều đó nhằm tìm kiếm cho mình cách học hiệu quả hơn trong bối cảnh tri thức hiện đại đang bùng nổ
Trên đời, mọi thứ đều có quan hệ chặt chẽ với nhau Trong đó, kiến thức và phương pháp học cũng liên quan mật thiết, thậm chí luôn song hành với nhau Hãy thử nghĩ, nếu ta có phương pháp học nhưng lại thiếu kiến thức tất việc học cũng chẳng đến đâu Trái lại, nếu ta có kiến thức mà thiếu phương pháp học thì không phải vô ích sao!
Trang 8Phần II – Câu 2:
Chất thép trong hai câu đầu
Hai câu đầu phác lên một khung cảnh thiên nhiên nơi núi rừng lúc chiều tối Có cánh chim chiều mỏi mệt đang bay về tổ, có chòm mây lẻ loi trôi giữa từng không Một không gian rộng lớn quạnh vắng trong cái thời khắc cuối cùng của một ngày Cũng giống như trong thơ cổ phương đông, bức tranh thiên nhiên ở đây được vẽ nên bằng những nét chấm phá Nhà thơ không nghiêng về tả mà gợi ra vài nét cốt ghi lấy cái linh hồn của tạo vật Toàn bộ khung cảnh thiên nhiên miền sơn cước và cái hồn buồn hiu hắt của núi rừng lúc chiều muộn hiện ra một cách đơn sơ qua cánh chim mỏi mệt đang bay về tổ cùng áng mây lẻ loi, trôi lững lờ giữa tầng không Hình ảnh cánh chim bay về tổ thường mang ý nghĩa biểu tượng cho buổi chiều tà Từ trong
ca dao đã có “Chim bay về núi tối rồi”, đến “Truyện Kiều” cánh chim mang theo cả thời gian và tâm trạng
“Chim hôm thoi thót về rừng”, cánh chim nhỏ bé “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, buổi chiều nghiêng theo cánh chim trong “Tràng giang” của Huy Cận “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa” Trong thơ Bác cũng thế “Quyện điều quy lâm tầm túc thụ” vừa là một nét không gian lại vừa gợi ra ý niệm thời gian Mặc dù vậy, cánh chim trong thơ Bác không chỉ được quan sát ở trạng thái vận động bên ngoài, không bay về chốn vô tận, vô cùng gợi cảm giác xa xăm, chia lìa như thơ xưa mà còn được cảm nhận rất sâu sắc ở trạng thái vận động bên trong (cánh chim mỏi mệt – quyện điểu), đó là cánh chim tìm về
sự sống thường ngày Nó có hồn và nhuốm đầy tâm trạng hơn Có thể thấy sự gần gũi tương đồng giữa cánh chim mỏi mệt sau một ngày kiếm ăn và người tù đã thấm mệt sau một ngày vất vả, lê bước trên đường trường Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh Trong ý thơ đã có sự hòa hợp, đồng điệu, cảm thông giữa tâm hồn nhà thơ và cảnh vật thiên nhiên Cội nguồn của sự cảm thông ấy là tình yêu thương mênh mông của Bác dành cho mọi sự sống trên đời
Câu thơ thứ hai, bản dịch đánh mất chữ “cô”, không diễn tả được vẻ cô độc và nhịp bay chầm chậm của chòm mây qua những chữ “cô vân mạn mạn” Câu thơ cần được hiểu đúng nghĩa là “Chòm mây lẻ loi lững lơ trôi qua lưng trời” Hình ảnh này gợi nhớ thơ Thôi Hiệu “Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay” (Hoàng Hạc Lâu), thơ Nguyễn Khuyến “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” (Thu điếu) Tuy cũng vẫn là thi liệu “vân” – mây nhưng trong thơ Bác không phải là mây trắng ngàn năm gợi sự vĩnh hằng, cũng không phải
là “tầng mây lơ lửng” giữa trời xanh ngắt như có gì nhức nhối, mang bao nỗi khắc khoải mơ hồ của con người trước hư không Đây chỉ là một chòm mây quen thuộc trên bầu trời, nó thu vào đó hình ảnh cao rộng trong trẻo, êm ả của một chiều thu nói núi rừng Quảng Tây Với chòm mây ấy, không gian như mênh mông,
vô tận và thời gian như ngừng trôi Phải có một tâm hồn thật ung dung, thư thái – tâm hồn của một du khách – thì người tù mới có thể dõi theo một chòm mây lang thang giữa bầu trời bao la Hơn thế, chòm mây còn như có hồn người, nó mang theo tâm trạng, nó cô đơn, lẻ loi và lặng lẽ, lững lờ trôi giữa không gian trời chiều, nó mang nỗi buồn trong cảnh ngộ chia lìa: cánh chim mải miết bay về rừng xanh, chòm mây trôi chầm chậm như ở lại giữa từng không
Bức tranh thiên nhiên ngụ nỗi buồn của con người trên đường vẫn chưa phải là tất cả ý nghĩa, vẻ đẹp của hai câu thơ này Đặt trong hoàn cảnh của một người tù, bị giải đi từ lúc “Gà gáy một lần đêm chưa tàn”, phải hứng chịu “Rát mặt đêm thu trận gió hàn”, trải qua “53 cây số một ngày/Áo mũ dầm mưa rách hết giày”, trong tình cảnh “xiềng xích thay dây trói” thì hai câu thơ còn có một chiều sâu khác, chiều sâu của tâm hồn, ý chí Hồ Chí Minh Dù gian khổ thế nào, tâm hồn Bác vẫn luôn hướng về thiên nhiên, trìu mến dõi theo chuyển động của tạo vật Đằng sau cái nhìn ấy, cháy bỏng và khắc khoải một ước mong sum họp, một khao khát tự do Đau đớn và mệt mõi là vậy mà cảm hứng thơ vẫn đến với Bác Không có chân dung người tù khổ
Trang 9ải mà chỉ có dáng vẻ ung dung, thư thái của một tao nhân mặc khách đang thường ngoạn cảnh yêu say vẻ đẹp thiên nhiên mà thôi
Những câu thơ mềm mại nhưng thực ra lại có chất thép bên trong Bằng ý chí, nghị lực phi thường, Bác đã vượt lên trên hoàn cảnh Dẫu đang mất tự do về thân thể, Bác vẫn tự do tuyệt đối về tinh thần “tự do lãm thưởng vô nhân cấm” (Tự do thưởng ngoạn ai ngăn được) Như vậy hai câu thơ không hề nói “thép” mà lại rất “thép”