Ngày 31/03/2013, tại Thành phố Hà Nội, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã long trọng tổ chức lễ đón mừng bộ nhận diện thương hiệu mới, ghi dấu ấn cho một sự chuyển đổi có ý nghĩa lớn lao ngay trước thời khắc trọng đại của ngân hàng – Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Nhất, vào ngày 1/4/2013.Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, thương hiệu Vietcombank vốn đã trở nên thân thuộc như một biểu tượng của niềm tin đối với đông đảo công chúng cũng như tất cả các tầng lớp khách hàng. Bởi vậy, hệ thống nhận diện thương hiệu mới Vietcombank được tiếp tục được phát triển dựa trên nhiều yếu tố: kế thừa, hội tụ và phát huy các giá trị vốn được tích lũy, chắt lọc trong suốt bề dày lịch sử hoạt động của ngân hàng 50 năm qua. Thương hiệu mới Vietcombank mang những đặc tính riêng với giá trị cốt lõi: Sáng tạo, Phát triển không ngừng, Chu đáo - Tận tâm, Kết nối rộng khắp, Khác biệt, An toàn - Bảo mật, ngoài yếu tố chuyển tải sự liên tục trong hành trình phát triển còn bao hàm những cam kết đồng hành sâu sắc đối với đông đảo các tầng lớp khách hàng đã đặt trọn niềm tin vào Vietcombank trong suốt chặng đường nửa thế kỷ qua.Sau hơn 1 tháng bộ nhận dạng thương hiệu mới đi vào triển khai, em nhận định đây là thời điểm thích hợp để đánh giá bước đầu hiệu quả của bộ nhận dạng thương hiệu mới của Vietcombank và em xin mạn phép được lấy chủ đề đánh giá bộ nhận diện thương hiệu mới của ngân hàng Vietcombank làm chủ đề bài tiểu luận của mình.
Trang 1GTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BÀI TIỂU LUẬN MÔN
MARKETING NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ BỘ NHẬN DẠNG THƯƠNG HIỆU MỚI
CỦA NGẦN HÀNG VIETCOMBANK
Giảng viên: Nguyễn Bảo Tuấn
Họ và Tên: Hoàng Bình DươngMã Sinh Viên: A16975
Hà Nội, tháng 5 – 2013
Trang 2Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy Nguyễn Bảo Tuấn giáo viên giảng dạy và hướng dẫn em hoàn thành
bài tiểu luận này.
Với đề tài ”Đánh giá bộ nhận diện thương hiệu mới của ngân hàng Vietcombank “ em hy vọng sẽ đem những sáng kiến và sự hiểu biết về marketing ngân hàng của mình thực hành và ứng dụng nhằm đánh giá bộ nhận dạng thương hiệu một
cách khách quan và chính xác.
●●●●●●
Trang 3Lời nói đầu
Ngày 31/03/2013, tại Thành phố Hà Nội, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã long trọng tổ chức lễ đón mừng bộ nhận diện thương hiệu mới, ghi dấu ấn cho một sự chuyển đổi có ý nghĩa lớn lao ngay trước thời khắc trọng đại của ngân hàng – Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Nhất, vào ngày 1/4/2013.
Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, thương hiệu Vietcombank vốn đã trở nên thân thuộc như một biểu tượng của niềm tin đối với đông đảo công chúng cũng như tất cả các tầng lớp khách hàng Bởi vậy, hệ thống nhận diện thương hiệu mới Vietcombank được tiếp tục được phát triển dựa trên nhiều yếu tố: kế thừa, hội tụ và phát huy các giá trị vốn được tích lũy, chắt lọc trong suốt bề dày lịch sử hoạt động của ngân hàng 50 năm qua Thương hiệu mới Vietcombank mang những đặc tính riêng với giá trị cốt lõi: Sáng tạo, Phát triển không ngừng, Chu đáo - Tận tâm, Kết nối rộng khắp, Khác biệt, An toàn - Bảo mật, ngoài yếu tố chuyển tải sự liên tục trong hành trình phát triển còn bao hàm những cam kết đồng hành sâu sắc đối với đông đảo các tầng lớp khách hàng đã đặt trọn niềm tin vào Vietcombank trong suốt chặng đường nửa thế kỷ qua.
Sau hơn 1 tháng bộ nhận dạng thương hiệu mới đi vào triển khai, em nhận định đây là thời điểm thích hợp để đánh giá bước đầu hiệu quả của bộ nhận dạng thương hiệu mới của Vietcombank và em xin mạn phép được lấy chủ đề đánh giá bộ nhận diện thương hiệu mới của ngân hàng Vietcombank làm chủ đề bài tiểu luận của mình.
Trang 4Mục lục
1 THƯƠNG HIỆU VÀ VAI TRÒ CỦA THƯƠNG HIỆU
TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG 5
1.1 THƯƠNG HIỆU LÀGÌ? BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU LÀGÌ? 5
BỘ NHẬN DIỆNTHƯƠNG HIỆU LÀ GÌ? 5
1.2 CÁC YẾU TỐCẤU THÀNH NÊN THƯƠNG HIỆU 5
1.3 VAI TRÒ CỦA THƯƠNG HIỆU TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG .6 2 BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU MỚI CỦA NGÂN HÀNG VIETCOMBANK 6
2.1 ĐÔI NÉT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠITHƯƠNG VIỆT NAM VIETCOMBANK 6
2.2 PHÂN TÍCH SWOT CHO NGÂN HÀNG VIETCOMBANK 8
2.3 BỘ NHẬN DIỆNTHƯƠNG HIỆU MỚI CỦA NGÂN HÀNG VIETCOMBANK 10
2.3.1 PHÂN TÍCH BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CŨ 10
2.3.2 PHÂN TÍCH BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU MỚI 12
2.3.3 SOSÁNH SỰTHAY ĐỔI 14
3 NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU MỚI CỦA VIETCOMBANK 15
3.1 ĐỀXUẤT GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG CHO BỘNHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU MỚI CỦA VIETCOMBANK 15
3.1.1.GIẢIPHÁP TRUYỀN THÔNG HIỆN TẠI CỦA VIETCOMBANK 15
3.1.2 ĐỀXUẤT GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG MỚI 17
3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG CHO BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU MỚI CỦA VIETCOMBANK 20
4.DANH MỤC THAM KHẢO 23
5 KẾT LUẬN 23
Trang 51 Thương hiệu và vai trò của thương hiệu trong kinh doanh ngân hàng
1.1 Thương hiệu là gì? Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Thương hiệu là một tập hợp những cảm nhận của khách hàng về một công ty, một sản phẩm hay dịch vu với đầy đủ các khía cạnh: mô tả nhận diện (brand identities), giá trị (brand values), thuộc tính (brand attributes), cá tính (brand personality) Thương hiệu ràng buộc với người tiêu dùng qua mối quan hệ thương hiệu-người tiêu dùng (brand-consumers relationship).
Ta có thể hình dung sự khác biệt giữa thương hiệu và sản phẩm như sau: "Sản phẩm là thứ được làm ra từ trong nhà máy
Thương hiệu là thứ mà khách hàng mua
Sản phẩm là thứ có thể bị bắt chước một cách dễ dàng Thương hiệu là độc nhất vô nhị
Một sản phẩm có thể bị lỗi thời nhanh chóng Thương hiệu là trường tồn"
Stephen King
Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Là hệ thống nhận diện thương hiệu toàn diện, nhằm chuẩn hoá hình ảnh, logo của thương hiệu, chuẩn phối hợp màu sắc, font chữ, kích thước để thương hiệu luôn có sự đồng nhất trong thiết kế tạo ra những đặc điểm riêng biệt, giúp người nhìn nhận biết, phân biệt thương hiệu mình với hàng ngàn thương hiệu khác trên thị trường.
1.2 Các yếu tố cấu thành nên thương hiệu
Do thương hiệu chứa đựng cả thuộc tính chức năng và thuộc tính cảm xúc, tâm lý nên cấu thành thương hiệu cũng có rất nhiều yếu tố:
Chất lượng sản phẩm (độ bền, độ tin cậy, tính chuẩn xác…) Nhãn hiệu hàng hóa
Những yếu tố về hình dáng, màu sắc bao gói
Những chứng nhận chất lượng như tem kiểm định, dấu chứng nhận chất lượng Nguồn gốc xuất xứ, chỉ dẫn địa chỉ hàng hóa.
Các yếu tố khác liên quan khác như tính cách thương hiệu, đạon nhạc đặc trưng, các nhân vật được liên kết…
Trang 61.3 Vai trò của thương hiệu trong kinh doanh ngân hàng
Thực tế đã chứng minh rằng thương hiệu tốt sẽ là bảo bối bất ly thân của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính Đặc biệt khi thị trường tài chính phát triển và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, thì thương hiệu sẽ là nhân tố mang tính quyết định trong việc lựa chọn ngân hàng để gắn bó đối với bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào trong nền kinh tế.
Ngân hàng được biết đến như là một định chế tài chính với hoạt động tiền thân là làm đại lý thanh toán, nhận, giữ hộ và cho vay Cho tới nay, nó được xem là những hoạt động xương sống của một ngân hàng Điều đó có nghĩa là một ngân hàng chỉ có thể hoạt động được nếu như có những khách hàng tin tưởng gửi tiền vào các ngân hàng và tạo lập các quan hệ giao dịch.
Đối mặt với nhiều ngân hàng người ta đặt ra một câu hỏi là tại sao khách hàng lại chọn ngân hàng này mà không chọn ngân hàng kia để gửi tiền và đặt quan hệ giao dịch? Câu trả lời ở đây đó là thương hiệu sẽ quyết định sự lựa chọn Một thương hiệu ngân hàng tốt là một thương hiệu có uy tín, được sự tin cậy của nhóm khách hàng mục tiêu.
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là dựa vào lòng tin, do đó muốn tạo lòng tin cho khách hàng đến giao dịch thì vấn đề thương hiệu cũng có vai trò quan trọng ngang với những sản phẩm được ngân hàng thiết kế dành cho khách hàng Trong bối cảnh kinh tế bất ổn như hiện nay, niềm tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng đang suy giảm Việc xây dựng thương hiệu của các ngân hàng cần phải tạo những thông điệp truyền tải ra ngoài phải dễ hiểu và tạo ra tâm lý an tâm, tin tưởng nơi khách hàng; để giảm thiểu những tâm lý tiêu cực hiện nay.
2 Bộ nhận diện thương hiệu mới của ngân hàng Vietcombank
2.1 Đôi nét về ngân hàng ngoại thương Việt Nam Vietcombank
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng Ngày 30/6/2009, cổ
Trang 7phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill Payment,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, dần tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt (qua ngân hàng) cho khách hàng.
Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên 13.560 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với 1.835 ATM và 32.178 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có chuyên môn vững vàng, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân.
Trang 8Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank xứng đáng với vị thế là ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
2.2 Phân tích SWOT cho ngân hàng Vietcombank
- Nhân viên chất lượng cao - Là trung tâm ngoại tệ liên ngân
hàng
WEAKNESSES
- Khả năng sinh lời yếu - Qtr tái cơ cấu kéo dài
Trang 9NHcó chiến lược tương
Từ phân tích trên, em rút ra nhận xét lý do vì sao Vietcombank cần phải thay đổi bộ nhận dạng thương hiệu của mình.
Chủ quan:
- Hình ảnh hiện tại của ngân hàng Vietcombank không truyền tại được hết những lợi ít mà Vietcombank mang đến cho khách hàng
- Bắt nguồn từ những biến động của kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới đã có những tác động tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng, từ đây, Vietcombank sẽ phải có những thay đổi để làm mới mình và tạo cảm giác an tâm cho khách hàng.
- Khi niềm tin khách hàng xuống thấp ở ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng, việc thay đổi thương hiệu ngoài tính làm mới còn là một giải pháp rất hữu hiệu tạo đà an tâm cho khách hàng, giảm thiểu tâm lý tiêu cực về ngành ngân hàng tại Việt Nam như hiện nay.
Khách quan:
Ngành tài chính - ngân hàng ở Việt Nam có thể nói đang ở giai đoạn bùng nổ phát triển để dần đi vào chiều sâu, có hệ thống và toàn diện hơn Song song với việc hoàn thiện cơ cấu quản trị, sản phẩm dịch vụ thì xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp, hiện đại là đòi hỏi tất yếu Quan sát thị trường ngân hàng thời gian qua, các chuyên gia tài chính ngân hàng, cho rằng, đây là thời điểm tốt để các ngân hàng thực hiện thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu.
Đối với các ngân hàng, sự thay đổi nhận diện thương hiệu cũng chính là tiêu chí hoạt động trong thời gian phía trước, nó thể hiện được vị thế mới cũng như tiêu chí, chiến lược của ngân hàng trong thời gian tới.
Các đối thủ ra tay trước, chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, thị trường ngân hàng đã chứng kiến hàng loạt sự thay đổi nhận diện của một số ngân hàng Trong khi
Trang 10Vietcombank chính thức công bố thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu với màu sắc, logo và phông chữ mới Thì các ngân hàng khác như ACB, Oceanbank cũng đã có những bước thử nghiệm khi thực hiện thay đổi nhận diện thương hiệu “thí điểm” tại một số điểm giao dịch chính trước khi chính thức công bố thay đổi trên toàn hệ thống Ngoài những ngân hàng trên, các ngân hàng khác như BIDV, Techcombank cũng đang rục rịch tiến hành “thay áo” của mình.
2.3 Bộ nhận diện thương hiệu mới của ngân hàng vietcombank
Là một ngân hàng thương mại lâu đời và danh tiếng nhất tại Việt Nam, 50 năm hình thành và phát triển, Vietcombank tự hào đã có những đóng góp quan trọng cho công cuộc cách mạng và sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành ngân hàng nói riêng Uy tín, chuẩn mực tạo nên Vietcombank - một thương hiệu lớn 50 năm với những bước phát triển không ngừng đã tạo dựng nên một thương hiệu Vietcombank lớn mạnh mà giá trị và uy tín của nó đã được hàng triệu khách hàng gửi gắm niềm tin 50 năm cũng đã hun đúc nên một Vietcombank với những giá trị bản sắc văn hoá riêng biệt, rất đáng tự hào.
Các thuộc tính của thương hiệu Vietcombank (Sáng tạo – Phát triển không ngừng – Chu đáo, tận tâm – Kết nối rộng khắp – Khác biệt – An toàn, bảo mật) được xác định gắn bó chặt chẽ với các giá trị văn hóa Vietcombank vốn đã được xác lập và khẳng định (Tin cậy – Chuẩn mực – Sẵn sàng đổi mới – Bền vững – Nhân văn), là nền tảng vững chắc cho sự phát triển ổn định và bền vững của Vietcombank trong thời gian kế tiếp
Vietcombank đăng ký nhãn hiệu kinh doanh độc quyền tại Cục sở hữu Công Nghiệp, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường từ năm 1997
Tên thương hiệu: Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank
2.3.1 Phân tích bộ nhận diện thương hiệu cũ
Nhận xét chung: Logo này thể hiện một sự cân bằng trong thiết kế về hình
dáng và màu sắc.
Trang 11Logo:
Logo được thiết kế gồm 02 phần : Biểu tượng và chữ.
Phương pháp thiết kế này được xem là hoàn hảo nhất trong thời điểm hiện nay Nó mang nhiều hàm ý về nghệ thuật maketing hiệu quả nhất vì nó bao gồm ấn tượng của hình vẽ cách điệu
Phân tích chi tiết:
Logo chính bao gồm 3 chữ cái VCB viết tắt từ Vietcombank ghép lồng tạo thành tạo nên một sự vững chắc và gắn kết từ hình thức đến nội dung của biểu tượng
Tuy nhiến,logo được thiết kế thiếu ý tưởng và sai cơ bản trong nguyên tắc thiết kế logo 3 chữ V, C, B được lồng vào nhau một cách rối rắm, khó nhận diện và khó ghi nhớ Bề ngoài, 3 chữ cái này lồng vào nhau có thể đảm bảo về bố cục về phần nhìn, nhưng do quá nhiều đường nét đan xen trong cả logo khiến người xem không hiểu Vietcombank định truyền tải thông điệp gì thông qua tinh thần của logo này.
Nếu đem so sánh biểu tượng của Nike (hãng sản xuất đồ thể thao của Mỹ) và Vietcombank thì chắc chắn là logo Vietcombank khó nhớ hơn là của Nike
Phần chữ: Font chữ đơn giản, không xấu nhưng không ấn tượng lại in nghiêng
tạo cảm giác không chắc chắn, “ẽo ợt”, sẽ không thuận lợi bằng một Font chữ thẳng vì Font chữ thẳng phù hợp với việc tạo dựng niềm tin, là đặc điểm của ngành ngân hàng
Màu sắc: nếu không tính màu trắng thì chỉ bao gồm 1 màu xanh lá cây xuyên
suốt kết hợp với màu trắng tạo nên 1 hình ảnh hài hòa
Ưu điểm: dễ in ấn trên các chất liệu
Nhược điểm: khi sử dụng màu sắc này trên thực tế, hình ảnh quá hài hòa lại
không gây được ấn tượng cho khách hàng.
Trang 12Kết luận :
Logo trên chưa thật sự ấn tượng về mặt nghệ thuật cộng thêm chưa phản ánh rõ đặc tính thương hiệu nên nếu tiếp tục sử dụng tác dụng truyền thông sẽ không cao, khách hàng khó tiếp nhận thông điệp mà ngân hàng cũng khó xây dựng thương hiệu
Câu khẩu hiệu:
Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng
Slogan cũ đặt trong bối cảnh nước ta những năm 1963 - 1986 là hoàn toàn phù hợp với đường lối của Đảng và nhà nước, chiếm được lòng tin yêu của khách hàng.
Tuy nhiên, khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế với thế giới, tiến vào hội nhập phát triển thì slogan này lại không phù hợp Slogan giữ mục tiêu không trực tiếp liên quan đến lợi ích khách hàng, hẹp, và mang tính vĩ mô "nhà nước Xã Hội Chủ Nghiã", khách hàng không thấy được lợi ích trực tiếp khi sử dụng sản phẩm
2.3.2 Phân tích bộ nhận diện thương hiệu mới
Vietcombank đang đứng trước một giai đoạn phát triển mới với những vận hội mới và thách thức mới Kế thừa những yếu tố đã được gây dựng bởi các thế hệ đi trước và đã được định vị trong tâm trí khách hàng, logo mới của Vietcombank vẫn giữ cho mình màu xanh lá truyền thống mang sức mạnh của tự nhiên, thể hiện sự phát triển trong cân bằng và chuẩn mực cùng khao khát mở rộng và vươn xa Chữ V trong biểu tượng thương hiệu đã được thiết kế lại theo hướng hiện đại, cách điệu, liên kết xuyên suốt, thể hiện kết nối thành công bền vững Đó không chỉ là biểu trưng cho Vietcombank mà còn là biểu tượng của tinh thần quyết thắng (Victory), của sự đoàn kết đồng lòng với niềm tin xuất phát từ trái tim cho một tương lai chung thịnh vượng của Việt Nam Đó cũng là kết tinh của 6 giá trị cốt lõi của thương hiệu Vietcombank: