- Quyết định số 3177/QĐ-BGTVT ngày 20/8/2014 của Bộ trưởng BộGTVT ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngànhGTVT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
Trang 1BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
ĐỀ ÁN
TÁI CƠ CẤU VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Tờ trình 701/TTr-CHK ngày 5/02/2015
của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam)
Năm 2015
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
I Sự cần thiết xây dựng Đề án
Tháng 5/2014, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã hoàn thành và trình Thủtướng Chính phủ Đề án Tái cơ cấu ngành GTVT phục vụ sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020 (văn bản số5770/BGTVT-KHĐT ngày 20/5/2014) Đề án này đã được Thủ tướng Chính phủphê duyệt tại Quyết định 1210/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 Bộ GTVT cũng đã banhành Kế hoạch hành động số 3177/QĐ-BGTVT ngày 20/8/2014 triển khai thựchiện Đề án này (Kế hoạch hành động 3177)
Triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành GTVT phục vụ sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020,
Kế hoạch hành động 3177 và theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT tại văn bản
số 13997/BGTVT-VT ngày 5/11/2014 v/v Xây dựng Đề án Tái cơ cấu lĩnh vựcvận tải chuyên ngành, trong bối cảnh ngành hàng không đang có sự phát triểnliên tục, tốc độ tăng trưởng vận tải cao, việc Cục Hàng không Việt Nam (CụcHKVN) xây dựng Đề án Tái cơ cấu vận tải hàng không để có những giải phápxắp xếp hoạt động vận tải hàng không một cách hợp lý, phù hợp với sự pháttriển thị trường, kết cấu hạ tầng hàng không cũng như nâng cao hiệu quả khaithác là cấp bách và cần thiết
II Cơ sở pháp lý xây dựng Đề án
- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006 và LuậtHàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi năm 2014;
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 của Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng;
- Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 được phê duyệt tại Quyết định 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủtướng Chính phủ;
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định 21/QĐ-TTgngày 08/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
- Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bảntrở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;
- Nghị quyết số 16-NQ-CP ngày 8/6/2012 của Chính phủ ban hành Chươngtrình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI;
- Quyết định 1210/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Đề án Tái cơ cấu ngành GTVT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020;
- Đề án Tái cơ cấu ngành GTVT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020 kèm theo văn bản số5770/BGTVT-KHĐT ngày 20/5/2014 của Bộ GTVT;
Trang 3- Quyết định số 3177/QĐ-BGTVT ngày 20/8/2014 của Bộ trưởng BộGTVT ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngànhGTVT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vữnggiai đoạn đến năm 2020 theo Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 củaThủ tướng Chính phủ;
- Đề án Nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác kết cấu hạ tẩnghàng không được phê duyệt tại Quyết định 2985/QĐ-BGTVT ngày 30/9/2013của Bộ trưởng Bộ GTVT;
- Đề án Phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành hàng không đến năm 2020được phê duyệt tại Quyết định 4375/QĐ-BGTVT ngày 27/12/2013 của Bộtrưởng Bộ GTVT;
- Nghị quyết của Chính phủ tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng9/2014;
- Các quy định của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) và cácđiều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
Trang 4PHẦN I THỰC TRẠNG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
CỦA NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
I Thực trạng
Trong giai đoạn 2009-2014, các chỉ tiêu phát triển, các nội dung quy hoạchphát triển mạng đường bay, đội tàu bay, mạng cảng hàng không, sân bay theoQuyết định số 21/QĐ-TTg ngày 8/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệtquy hoạch phát triển GTVT hàng không Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 vàđịnh hướng đến năm 2030 (Quy hoạch 21) đã được Cục HKVN cùng các đơn vịtrong ngành HKVN nghiêm túc triển khai thực hiện
- Ngành HKVN đang trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước, gópphần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và sự nghiệp Công nghiệp hóa-Hiện đạihóa đất nước, đồng thời tham gia vào việc đảm bảo an ninh, quốc phòng
- Thị trường hàng không phát triển nhanh, an ninh, an toàn hàng khôngđược đảm bảo Trong bối cảnh quốc tế và trong nước gặp nhiều khó khăn, tháchthức, thị trường vận tải hàng không Việt Nam giai đoạn 5 năm qua vẫn tăngtrưởng nhanh, ở mức hai con số
- Mạng đường bay của các hãng hàng không Việt Nam đã phát triển đúnghướng, phù hợp với các định hướng tại Quyết định 21 Nhu cầu của thị trườngvận chuyển hàng không về cơ bản được đáp ứng với mạng được bay dần phủkín các vùng miền của đất nước
- Chất lượng dịch vụ từng bước được nâng cao theo tiêu chuẩn trong nước
và quốc tế Việc xã hội hóa hoạt động vận chuyển, khuyến khích và tạo điềukiện cho các hãng hàng không tư nhân hoạt động đã tạo động lực cạnh tranhmạnh mẽ trên thị trường nội địa, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng cơ hội tiếpcận sản phẩm dịch vụ hàng không, góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh của thịtrường vận tải hàng không trong 5 năm qua Mặt khác, chính sách tự do hóa vậntải hàng không theo lộ trình đã khuyến khích các hãng hàng không quốc tế bayvào Việt Nam, mở rộng cơ hội kinh doanh, phát triển thị trường hàng không giữaViệt Nam và thế giới, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh của thịtrường vận tải hàng không giai đoạn vừa qua
- Việc quy hoạch các Cảng hàng không, sân bay mới cũng như các Cảnghàng không quốc tế nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế-xã hội vùngmiền theo định hướng của Chính phủ cũng như tạo cơ hội kết nối quốc tế củacác trung tâm du lịch lớn của Việt Nam Cho đến nay, ngành hàng không vẫnxác định các cửa ngõ quốc tế chính của Việt Nam là 3 CHKQT Nội Bài, ĐàNẵng và Tân Sơn Nhất Các CHKQT khác được phát triển với vai trò sẵn sàngtiếp nhận các chuyến bay quốc tế thường lệ/không thường lệ của các hãng hàngkhông Việt Nam, nước ngoài khi có nhu cầu, thị trường theo định hướng pháttriển du lịch của Chính phủ;
- Đội tàu bay được phát triển đúng hướng, đi thẳng vào công nghệ, kỹ thuậthiện đại, đồng bộ Việc ưu tiên phát triển đội tàu bay sở hữu đã tạo tiền đề cơ
Trang 5bản cho sự tăng trưởng bằng nội lực của chính doanh nghiệp, góp phần đưa cáchãng hàng không Việt Nam phát triển bền vững và hiệu quả Đội tàu bay củaTổng công ty Hàng không Việt Nam đã phát triển đúng theo quy hoạch về sốlượng, chủng loại, phù hợp với kế hoạch phát triển mạng đường bay của hãng.Đặc biệt, với tỷ trọng tàu bay sở hữu đạt hơn 50% đội tàu bay đã tạo tiền đề cơbản cho sự tăng trưởng bằng nội lực của chính doanh nghiệp, góp phần đưa hãnghàng không phát triển bền vững và hiệu quả, nâng cao vị thế hàng không ViệtNam nói chung và Vietnam Airlines nói riêng tại khu vực Đông Nam Á.
1 Tình hình chung về thị trường và các chỉ tiêu phát triển vận tải hàng không
Giai đoạn 2009-2014, kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh từ khủnghoảng tài chính-tiền tệ toàn cầu giai đoạn 2008-2009 Tuy mức độ ảnh hưởngkhông nặng như các quốc gia trong khu vực, kinh tế Việt Nam cũng có sự giảmsút rõ rệt vào giai đoạn này khi mức tăng trưởng GDP trung bình chỉ đạt 5-6%thay vì 7% giai đoạn trước đó Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng bị tác động mạnh
từ việc giá khí đốt, xăng và dầu tăng trong khi thu nhập của người dân thời gianqua ít thay đổi, đời sống gặp nhiều khó khăn khiến người dân đang dần thắt chặtchi tiêu cũng như thay đổi cách chi tiêu Người tiêu dùng có xu hướng cắt giảmchi tiêu ở nhiều nhóm ngành hàng hóa, dịch vụ không thuộc loại thiết yếu vàđiều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường vận tải hàng không Việt Nam.Tuy nhiên, kinh tế có dấu hiệu phục hồi vào năm 2013 và đến năm 2014, kinh tế
vĩ mô cơ bản ổn định, GDP năm 2014 dự kiến xấp xỉ 6%, lạm phát được kiểmsoát Các yếu tố tác động đến thị trường vận tải hàng không có nhiều điểmchuyển biến tích cực như giá dầu liên tục giảm, lượng khách du lịch tăng trưởng
ổn định, dự kiến đạt xấp xỉ 8 triệu khách
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi môi trường kinh tế nhưng nhìn chung, thị trườngvận tải hàng không Việt Nam giai đoạn này vẫn đạt được sự tăng trưởng cao,liên tục với mức độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2009-2014 là 13,9% vềhành khách và 16,7% về hàng hoá Năm 2014, tổng thị trường vận tải hàngkhông Việt Nam ước đạt xấp xỉ 33,5 triệu khách (tăng 13,5% so năm 2013) và
751 nghìn tấn hàng hóa (tăng hơn 20% so năm 2013), tăng tương ứng 1,9 lần và2,2 lần so với năm 2009 (17,5 triệu khách và 346,7 nghìn tấn hàng)
Có sự cân bằng trong phát triển giữa thị trường quốc tế và nội địa trongnhững năm gần đây khi thị trường nội địa ngày càng chứng tỏ tầm quan trọngcủa mình khi đuổi kịp và vượt thị trường quốc tế về số lượng khách vận chuyển.Nếu như năm 2009, tỷ lệ hành khách quốc tế/nội địa là 1,03 thì năm 2014, thịtrường nội địa ước đạt 17,8 triệu khách và lần đầu tiên vượt qua thị trường quốc
Trang 6Korean Air, Asiana Airlines (Đông Bắc Á), United Airlines, FedEx (Bắc Mỹ),Aeroflot, Air France (Châu Âu), Qatar Airways, Etihad (Trung Đông) Bêncạnh các hãng hàng không truyền thống, thị trường hàng không Việt Nam đã có
sự tham gia của hàng loạt các hãng hàng không chi phí thấp như AirAsiaBerhad, Jetstar Asia, Tiger Airways, Thai AirAsia, Cebu Pacific, Lion Air,Indonesia AirAsia, VietJet Air
Hiện tại, có 4 hãng hàng không Việt Nam đang khai thác thị trường làVietnam Airlines (VN), Jetstar Pacific Airlines (BL), VASCO và VietJet Air(VJ), trong đó BL và VJ khai thác theo định hướng chi phí thấp (LCC, hay cònđược gọi là hãng hàng không giá rẻ) đồng thời VJ là hãng hàng không tư nhânđầu tiên của Việt Nam, sở hữu hoàn toàn thuộc về tổ chức, cá nhân Việt Nam.Các hãng hàng không Việt Nam, chủ yếu là Vietnam Airlines, hiện đang khaithác 56 đường bay quốc tế đến 32 thành phố của 17 quốc gia và vùng lãnh thổ.Đối với thị trường nội địa, 4 hãng hàng không Việt Nam hiện đang khai thác 46đường bay nội địa nối Hà Nội, Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh với 17 sân bay địaphương cơ bản theo hệ thống mạng đường bay trục-nan và điểm đến điểm rộngkhắp toàn quốc
Một điểm quan trọng đối với thị trường vận tải hàng không giai đoạn
2009-2014 là sự tham gia khai thác của các hãng hàng không giá rẻ khi ngày càng cónhiều hãng giá rẻ tham gia khai thác thị trường Việt Nam, cụ thể: Từ Singapore
có Jetstar Asia, Tiger Air; từ Malaysia có AirAsia; từ Thái Lan có Thai AirAsia,
từ Indonesia có Indonesia AirAsia, từ Úc có Jetstar Đối với thị trường nội địa,hành khách đã được sử dụng dịch vụ của hãng hàng không giá rẻ từ những năm
2008 với sản phẩm của Jetstar Pacific và phân khúc giá rẻ thực sự bùng nổ khiVietJet tham gia sân chơi này từ năm 2011 Lượng khách hàng sử dụng dịch vụcủa hãng hàng không giá rẻ tăng mạnh trong các năm và đến năm 2014, dự kiếnriêng thị trường nội địa đã có xấp xỉ 8 triệu hành khách sử dụng dịch vụ hàngkhông giá rẻ, chiếm gần 44% tổng lượng vận chuyển trên các đường bay nội địa
Có thể nói, hàng không giá rẻ đã tiếp cận và tạo ra một phân khúc thị trường vậntải hàng không mới với nguồn khách chính là khách có thu nhập thấp, có dunglượng lớn (khách du lịch và khách thăm thân) Với dịch vụ của các hãng hàngkhông giá rẻ, một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam nói riêng và trong khu vựcĐông Nam Á nói chung có cơ hội sử dụng phương tiện vận chuyển hàng khôngvới mức giá hợp lý, phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của họ Việckhai thác của các hãng hàng không này đã đáp ứng nhu cầu của một thị trườngchưa được khai phá, tăng tính cạnh tranh và mang lại cho hành khách ngày càngnhiều sự lựa chọn về mức giá
Các chỉ tiêu về vận tải hàng không, bao gồm thị phần của các hãng hàng không Việt Nam trên các đường bay quốc tế, nội địa như sau:
THỊ PHẦN HÀNH KHÁCH QUỐC TẾ, NỘI ĐỊA CÁC HÃNG HKVN
Chỉ tiêu Quốc tế Thị phần (%) Nội địa Thị phần (%) Tổng
Trang 7THỊ PHẦN HÀNG HÓA QUỐC TẾ, NỘI ĐỊA CÁC HÃNG HKVN
Chỉ tiêu Quốc tế Thị phần (%) Nội địa Thị phần (%) Tổng
Trang 8Mạng đường bay của các hãng hàng không Việt Nam cũng đã phát triểnnhanh, mạnh trong giai đoạn 2009-2014, đáp ứng nhu cầu đi lại của xã hội vàphù hợp với kết cấu hạ tầng cảng hàng không Việt Nam (từ 31 đường bay nộiđịa năm 2009, tăng đến 46 đường vào năm 2014), mạng bay quốc tế được mởrộng ra khắp các châu lục (giai đoạn 2009-2014 tăng từ 36 lên đến 56 đường)
2.1 Mạng đường bay quốc tế
a) Mạng đường bay khu vực Đông Bắc Á
3 hãng hàng không Việt Nam là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines
và VietJet Air và các hãng hàng không quốc tế khai thác giữa Việt Nam và Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Macao bao gồm:
+ Nội Bài với 5 điểm tại Nhật Bản (Tokyo: gồm Narita và Haneda, Osaka,
Trang 9Fukuoka, Nagoya), trên 5 điểm tại Trung Quốc (Bắc Kinh, Quảng Châu, ThượngHải, Thâm Quyến, Trùng Khánh), 2 điểm tại Đài Loan (Đài Bắc, Cao Hùng), 3điểm tại Hàn Quốc (Seoul, Busan), Hồng Công.
+ Tp Hồ Chí Minh với 5 điểm tại Nhật Bản (Tokyo: Narita và Haneda,Osaka, Fukuoka, Nagoya), 5 điểm tại Trung Quốc (Bắc Kinh, Quảng Châu,Thượng Hải, Thâm Quyến, Trùng Khánh, Thành Đô ), 2 điểm tại Đài Loan(Đài Bắc, Cao Hùng), 3 điểm tại Hàn Quốc (Seoul, Busan), Hồng Công
+ Đà Nẵng với 1 điểm tại Nhật Bản (Narita), 1 điểm tại Đài Loan, 1 điểmtại Hàn Quốc, Hồng Công và Macao
b) Mạng đường bay khu vực Đông Nam Á
Trên cơ sở các thỏa thuận tự do hóa vận tải hàng không trong khuôn khổASEAN đã ký kết thông qua 3 Hiệp định đa biên ASEAN về vận tải hàngkhông, mạng đường bay giữa Việt Nam và các quốc gia ASEAN do 3 hãng hàngkhông Việt Nam là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines và VietJet Air vàcác hãng hàng không quốc tế (hãng hàng không ASEAN và hãng hàng khôngngoài ASEAN) đã khai thác các đường bay gồm:
+ Nội Bài với các điểm tại Thái Lan (Bangkok), Malaysia (KualaLumpur), Singapore, Philippin (Manila), Myanmar (Yangoon), Indonesia(Jakarta), Cambodia (SiemReap, Phnompenh), Lào (Viêng Chăn)
+ Tp Hồ Chí Minh với các điểm tại Thái Lan (Bangkok), Malaysia (KualaLumpur), Singapore, Philippin (Manila), Myanmar (Yangoon), Indonesia(Jakarta), Cambodia (SiemReap, Phnompenh), Lào (Viêng Chăn), Brunei(Banda Seri Begawan)
+ Đà Nẵng, Phú Quốc đi SiemReap, Singapore
c) Mạng đường bay Châu Âu
Trên cơ sở các thỏa thuận song phương đã ký kết, mạng đường bay doVietnam Airlines và các hãng quốc tế như Air France, Lufthansa, Aeroflot,Turkish Airlines, Qatar Airways, Eltihad Airway, Emirates, Finair, Air Astanakhai thác các đường bay gồm:
+ Nội Bài với các điểm tại Pháp (Paris), Đức (Frankfurt, Berlin), Nga(Moscow,Vladivostok), Anh (London), Phần Lan (Helsinki),
+ Tp Hồ Chí Minh với các điểm tại Pháp (Paris), Đức (Frankfurt), Nga(Moscow), Anh (London), Kazakhstan (Almaty), Thổ Nhĩ Kỳ (Istanbul)
+ Đà Nẵng, Cam Ranh với các điểm tại Nga
d) Mạng đường bay Nam Thái Bình Dương
Vietnam Airlines khai thác đến các điểm tại Úc, cụ thể:
- Giữa Nội Bài và Sydney, Melbourne;
- Giữa Tân Sơn Nhất và Sydney, Melbourne
đ) Mạng đường bay Nam Á và Trung Đông
Trang 10Các hãng hàng không của Ấn Độ, UAE, Qatar khai thác các đường bay:
- Nội Bài với Ấn Độ (Delhi), Qatar (Doha), UAE (Dubai)
- Giữa Tân Sơn Nhất, Nội Bài với Ấn Độ (Delhi), Qatar (Doha), UAE(Dubai)
e) Mạng đường bay Bắc Mỹ
Đường bay giữa Việt Nam và Hoa Kỳ do United Airlines khai thác từ NewYork đến Tp Hồ Chí Minh, FedEx chở hàng từ các điểm ở Mỹ đến Tp Hồ ChíMinh, Hà Nội
2.2 Mạng đường bay nội địa
Các đường bay trục nội địa Bắc - Nam luôn được các hãng hàng khôngViệt Nam coi trọng, khai thác với tần suất cao Hiện tại, cả 04 hãng hàng không
là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, VietJet Air và VASCO đều đẩy mạnh khaithác các đường bay này
Kết quả khai thác năm 2014 cho thấy nhóm đường bay trục (Hà Nội, Tp
Hồ Chí Minh và Đà Nẵng) chiếm tỷ lệ tới 56% tổng lượng vận chuyển của thịtrường nội địa
Các đường bay nội vùng, liên vùng cũng được Vietnam Airlines, VietJet,Jetstar Pacific mở mới, khai thác trong giai đoạn vừa qua như từ Hà Nội đi TuyHòa, Cần Thơ, Phú Quốc, Pleicu hay Đà Nẵng đi Đà Lạt, Cam Ranh, Buôn MêThuột, Pleicu, Hải Phòng hoặc Pleicu, Buôn Mê Thuột đi Vinh…
Tỷ trọng vận chuyển trên các đường bay nội vùng, liên vùng cũng đạt 28%.Với việc bổ sung mạnh đội tàu bay các hãng hàng không Việt Nam đã mởrộng các đường bay liên vùng từ Hà Nội tới Tuy Hòa, Chu Lai, Pleiku, cácđường bay nội vùng Hà Nội - Vinh, Đà Nẵng - Đà Lạt, Cần Thơ - Phú Quốc đồng thời chuyển sang khai thác bằng tàu bay phản lực trên các đường bay từ
Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh tới Nha Trang, Huế, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột Cácđường bay nội vùng chặng ngắn cũng được tăng tải cung ứng tối đa
Với mạng đường bay nội địa rộng khắp, các hãng hàng không Việt Nam đãđáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách tới khắp các vùng, miền, địa phương, tạonguồn khách bổ trợ quan trọng cho các đường bay trục cũng như mạng đườngbay quốc tế
a) Các đường bay trục
Hà Nội - Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng - Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội - ĐàNẵng
b) Các đường bay nội vùng
Hà Nội đến Điện Biên, Vinh, Đồng Hới
Tp Hồ Chí Minh đến Nha Trang, Đà Lạt, Phú Quốc, Cần Thơ, Cà Mau,Pleicu, Rạch Gía, Côn Đảo, Tuy Hòa
Đà Nẵng đến Nha trang, Pleicu
Trang 11c) Các đường bay liên vùng
Hà Nội đến Huế, Nha Trang, Cần Thơ, Pleicu, Buôn Mê Thuộc, Phù Cát(Bình Định), Đà Lạt, Phú Quốc, Chu Lai, Tuy Hòa (Phú Yên)
Tp Hồ Chí Minh đến Huế, Thanh Hoá, Hải Phòng, Phù Cát, Đồng Hới, ChuLai, Buôn Mê Thuộc, Vinh
Đà Nẵng đến Hải Phòng, Nha Trang, Buôn Mê Thuộc, Đà Lạt, Vinh, CầnThơ
Từ Vinh đến Buôn Mê Thuột
3 Đội tàu bay
Giai đoạn 2009-2014, đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam tăngtrưởng mạnh về cả chất và lượng Về đầu tàu bay khai thác, số lượng tăng 1,7lần về tương đối và 45 tàu về tuyệt đối với mức tăng trung bình hàng năm là11% Số lượng tàu bay tăng đều ở cả 03 loại tàu bay tầm ngắn, trung và tầm xa,đặc biệt là tăng trưởng mạnh ở đội tàu bay tầm trung (số lượng tàu bay của cáchãng HKVN tăng đột biến về loại tàu bay tầm trung như A320/A321, tăng 14tàu A320 và 33 tàu A321) Tính đến tháng 11/2014, tuổi bình quân của đội tàubay của các hãng HKVN là 5,5 tuổi với số lượng tàu bay sở hữu là 47, tăngtuyệt đối 16 tàu bay và chiếm chiếm 42,7% tổng đội tàu bay
Bảng so sánh 2009 và 2014 (tính tại thời điểm tháng 11/2014)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (TCTHK) đã đầu tư mua mới thêm
17 tàu bay A321 và thuê khô thêm 16 tàu bay A321, nâng tổng số tàu bay A321lên 41 chiếc-đây là loại tàu bay chủ lực trong đội tàu bay của TCTHK Bên cạnh
đó, TCTHK đã tiếp tục tăng cường thuê khô loại tàu bay tầm xa nhưB777/A330 nhằm nâng cao năng lực đội tàu bay và thay thế một số tàu bayB77/A330 đã nhiều năm tuổi để chờ đón nhận các tàu bay B787/A350 đangxuất xưởng, thuộc loại tàu bay tiên tiến, hiện đại trên thế giới Ngoài ra, TCTHK
đã chuyển giao cho VASCO 02 tàu bay ATR72 nhằm giúp VASCO hoàn thiện
Trang 12các thủ tục cấp Giấy chứng nhận nhà khai thác tàu bay AOC; cho CambodiaAngkor Air thuê khô 04 tàu bay A321, thuê ướt 01 tàu bay A321 và 01 tàu bayATR72.
Về phía các hãng hàng không giá rẻ, Jetstar Pacific đã chuyển đổi toàn bộđội tàu bay gồm 05 tàu bay B737-400 đã cũ sang toàn bộ đội tàu bay A320 mới
Sự ra đời của hãng hàng không Vietjet cũng đã góp phần làm tăng trưởng mạnh
mẽ đội tàu bay của các hãng HKVN Tính đến tháng 11/2014, đội tàu bay củaVietjet đã tăng lên 17 tàu bay loại A320 Sharklet, loại tàu bay mới hiện đại củaAirbus so với 02 tàu bay vào năm 2011
Giờ khai thác tàu bay trung bình/ngày của các hãng hàng không Việt Nam như sau:
4 Mạng cảng hàng không, sân bay Việt Nam
Theo quy hoạch mạng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số 911/1997/QĐ-TTg, Bộ GTVT quản lý 34 sân bay chính (sân bay dân dụng;sân bay dân dụng làm sân bay dự bị quân sự) và 18 sân bay dịch vụ
Theo Quy hoạch mạng cảng hàng không, sân bay được Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt tại Quyết định số 21/QĐ-TTg Giai đoạn đến 2020 có 26 cảnghàng không được đưa vào khai thác, trong đó có 10 CHK quốc tế và 16 CHKnội địa; đồng thời nghiên cứu quy hoạch các sân bay chuyên dùng phục vụ hoạtđộng bay trực thăng, bay cánh bằng loại nhỏ tại một số tỉnh có nhu cầu như LaiChâu, Cao bằng, Lạng Sơn, Kom Tum, Đắc Nông, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, QuảngTrị, Bình Thuận, An Giang đáp ứng nhu cầu phát triển và phù hợp với quyhoạch địa phương
Mạng cảng hàng không hiện nay có 21 cảng hàng không sân bay đang cóhoạt động khai thác hàng không dân dụng, trong đó có 07 cảng hàng không quốc
tế (Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài, Tân Sơn Nhất, Phú Quốc, Cần Thơ),còn lại là 14 cảng hàng không nội địa Trên thực tế, ngoài 3 cảng hàng khôngquốc tế chính, Việt Nam đã xây dựng, nâng cấp và chính thức công bố thêm cáccảng hàng không quốc tế mới hoặc cảng hàng không nội địa có thể đón cácchuyến bay quốc tế tại các thành phố, địa phương lớn của Việt Nam là Huế(CHK Phú Bài), Nha Trang (CHK Cam Ranh), Cần Thơ (CHK Cần Thơ), Đà Lạt(CHK Liên Khương) và Phú Quốc (CHK Phú Quốc)
Mạng cảng hàng không, sân bay được chia theo các miền, cụ thể như sau:
Trang 13+ Miền Bắc có 06 cảng hàng không, sân bay gồm: Nội Bài, Cát Bi, ĐiệnBiên Phủ, Vinh, Đồng Hới, Thọ Xuân
+ Miền Trung có 06 cảng hàng không sân bay gồm: Đà Nẵng, Cam Ranh,Phú Bài, Chu Lai, Phù Cát, Pleiku
+ Miền Nam có 09 cảng hàng không sân bay gồm: Tân Sơn Nhất, Cần Thơ,Phú Quốc, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Sơn, TuyHòa
Tổng công suất của hệ thống mạng cảng hàng không hiện tại đạt 54 triệuhành khách/năm và gần 1 triệu tấn hàng hóa/năm
Số liệu thực tế thông qua của hệ thống cảng hàng không, sân bay Việt Nam giai đoạn 2009-2014 như sau:
Năm Hạ cất cánh trưởng Tăng khách Hành trưởng Tăng Hàng hóa trưởng Tăng
5 Nguồn nhân lực
5 1 Cơ sở đào tạo nhân lực hàng không
Với đặc thù của ngành Hàng không Việt Nam, lực lượng lao động chuyênngành được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu từ các cơ sởđào tạo về hàng không dân dụng ở trong và ngoài nước như sau:
a) Học viện Hàng không Việt Nam
Được thành lập từ năm 2006, Học viện đã thực hiện đào tạo bậc đại học,cao đẳng các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh hàng không; Quản trị doanhnghiệp hàng không; Quản trị Cảng hàng không; Quản trị Du lịch hàng không;Công nghệ Điện tử viễn thông và Quản lý bay Đào tạo nghề các chuyên ngành:Kiểm soát không lưu; Điện tử viễn thông hàng không; Vận tải hàng không; Khaithác cảng hàng không; Điều hành khai thác bay; Tiếp viên hàng không; An ninhhàng không; Kỹ thuật máy bay Thực hiện đào tạo các phi công cơ bản theo Dự
án ODA của Pháp tại Trung tâm đào tạo phi công cơ bản Cam Ranh
b) Các cơ sở đào tạo nghiệp vụ hàng không
Thực hiện mục tiêu xã hội hóa hoạt động đào tạo, huấn luyện, khai tháctối đa các nguồn lực của Ngành, các doanh nghiệp đã thiết lập hệ thống cơ sở
Trang 14đào tạo nhân viên hàng không để thực hiện việc đào tạo, huấn luyện nội bộ tạidoanh nghiệp, hiện nay Cục hàng không Việt nam đã cấp giấy chứng nhận hoặcphê chuẩn chức năng đào tạo, huấn luyện cho 11 cơ sở đào tạo gồm:
- Trung tâm đào tạo thuộc Xí nghiệp thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất,Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Trung tâm đào tạo TIAGS)
- Trung tâm đào tạo thuộc Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài, Tổngcông ty Hàng không Việt Nam (Trung tâm đào tạo NIAGS)
- Trung tâm đào tạo - huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không thuộcCông ty Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS), Tổng Công ty Cảng hàng không ViệtNam (Trung tâm đào tạo SAGS)
- Trung tâm đào tạo thuộc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất,Tổngcông ty Cảng hàng không Việt Nam (Trung tâm đào tạo Tân Sơn Nhất)
- Trung tâm đào tạo thuộc Cảng hàng không quốc tế Nội Bài,Tổng Công
ty Cảng hàng không Việt Nam (Trung tâm đào tạo Nội Bài)
- Trung tâm đào tạo thuộc Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng,Tổng Công
ty Cảng hàng không Việt Nam (Trung tâm đào tạo Đà Nẵng)
Các Trung tâm đào tạo nêu trên thực hiện đào tạo ban đầu để cấp chứngchỉ chuyên môn và huấn luyện định kỳ, năng định cho nhân viên hàng khôngcủa mình theo quy định
- Trung tâm đào tạo thuộc Công ty TNHH Kỹ thuật máy bay, Tổng Công
ty Hàng không Việt Nam (Trung tâm đào tạo VAECO), thực hiện đào tạo chuyểnloại kỹ sư máy bay và thợ kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay bằng nguồn kỹ sư vànhân viên kỹ thuật tuyển từ các cơ sở đào tạo ngoài ngành
- Trung tâm huấn luyện thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không (CNS),Công ty TNHH kỹ thuật quản lý bay, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam(Trung tâm huấn luyện CNS) thực hiện huấn luyện nghiệp vụ và định kỳ chonhân viên CNS của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam và các đơn vị khác cóliên quan
- Trung tâm huấn luyện bay thuộc Tổng công ty hàng không Việt Namthực hiện việc huấn luyện chuyển loại, năng định, huấn luyện thường xuyên,định kỳ cho người lái, tiếp viên hàng không, kỹ thuật viên; đào tạo tiếp viênhàng không và đào tạo nghiệp vụ tại chỗ cho các nhân viên thương mại, khaithác dịch vụ mặt đất, khai thác bay, kế toán, ngoại ngữ…
Công ty CP bay Việt: Được thành lập năm 2009, là cơ sở đào tạo phi công
cơ bản thuộc Tổng công ty hàng không Việt Nam Mục tiêu phát triển Công tythành cơ sở đào tạo phi công cơ bản hoàn chỉnh, tuy nhiện Công ty đang gặpphải khó khăn về cơ sở hạ tầng và FTO
Cục HKVN đã công nhận chương trình đào tạo của các cơ sở được Hiệp
hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) ủy quyền đào tạo về “Hàng nguy hiểm”,
do IATA và cơ sở đào tạo đồng cấp chứng chỉ cho Học viện Hàng không ViệtNam và Công ty TNHH một thành viên Tri thức Hậu Cần
Trang 15c) Các cơ sở đào tạo ngoài ngành Hàng không
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa thuộc Đại họcquốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội:đào tạo bậc đại học chuyên ngành kỹ thuật tàu bay (kỹ sư hàng không), kinh tếhàng không và quản lý khai thác cảng hàng không với số lượng khoảng 100-120sinh viên/khoá
- Học viện kỹ thuật quân sự, Học viện Phòng không - Không quân,Trường Sĩ quan không quân: các cơ sở này thực hiện việc đào tạo bậc cao đẳng
và đại học các chuyên ngành: Kỹ sư xây dựng cầu đường, sân bay, Kỹ thuậthàng không quân sự, phi công lái máy bay chiến đấu để phục vụ cho nhu cầuphát triển lực lượng của quân đội Hiện nay Học viện kỹ thuật quân sự đang tiếnhành hợp tác với ngành HKVN để đào tạo kỹ sư bộ môn về kỹ thuật tàu bay(AVIONICS) vào năm 2014
Theo thống kê thì tỷ trọng nguồn nhân lực chuyên ngành hàng không chủyếu được đào tạo (cơ bản) tại các cơ sở đào tạo về hàng không ở trong nướcgồm: từ Học viện hàng không khoảng 35-40 %, từ các Trung tâm đào tạo củadoanh nghiệp khoảng 40-45 % và từ nguồn khác 15-25 %
5.2 Hoạt động đào tạo
a) Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các các cấp của các doanh nghiệp về hàng không
Các đơn vị đã tổ chức đào tạo bổ túc, nâng cao trình độ cho cán bộ quản
lý các cấp, đặc biệt là trình độ quản lý, điều hành và quản trị doanh nghiệp, quản
lý kỹ thuật, khai thác thương mại, dịch vụ, đảm bảo đủ cán bộ đáp ứng yêu cầutrong hệ thống quản lý, nhất là cán bộ quản lý các lĩnh vực chuyên ngành đặcthù như: Khai thác bay và tàu bay, quản lý kỹ thuật, thương mại hàng không,quản lý, khai thác cảng hàng không, bảo đảm hoạt động bay, đảm bảo cả về sốlượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển ngành trong từng giai đoạn
Các đơn vị đã quan tâm đào tạo theo quy hoạch để tạo nguồn cán bộ kếcận các giai đoạn đảm bảo đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu quản lý,điều hành doanh nghiêp hoạt động, phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tếngày càng sâu rộng và tính cạnh tranh hàng không ngày càng khốc liệt
b) Đội ngũ nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ
Đây là lực lượng lao động có vai trò hết sức quan trọng và không thểthiếu được trong hệ thống quản trị, điều hành, khai thác kỹ thuật và cung cấpdịch vụ của ngành, do vậy các đơn vị đã có sự đầu tư thích đáng cho công tácđào tạo, bồi dưỡng một cách toàn diện, nhất là kiến thức về quản lý kinh tế, kỹthuật, nghiệp vụ, kiến thức hội nhập quốc tế, kỹ năng tác nghiệp, năng lực tưduy nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, đánh giá, tham mưu đề xuất Đặc biệt cácđơn vị đã chú trọng bồi dưỡng, phát triển kỹ năng mềm để tạo cho cán bộ, nhânviên có khả năng nhanh chóng thích ứng với môi trường kinh doanh đầy biếnđộng như hiện nay
Trang 16c) Đội ngũ nhân viên hàng không
Đây là lực lượng lao động trực tiếp trong hệ thống khai thác và cung cấpdịch vụ hàng không liên quan trực tiếp đến bảo đảm an toàn hàng không, anninh hàng không trong tất cả các lĩnh vực; mặc dù không nhất thiết nhân viênhàng không trong tất cả các lĩnh vực phải có trình độ cao, nhưng yêu cầu đối vớinhân viên hàng không phải đạt chất lượng cao, một số vị trí nhân viên hàngkhông yêu cầu trình độ đạt chuẩn quốc tế cả về chuyên môn và tiếng Anh như:Thành viên tổ lái, tiếp viên hàng không, nhân viên kỹ thuật tàu bay, nhân viênkhông lưu, nhân viên thông tin, dẫn đường giám sát hàng không, nhân viên điều
độ, khai thác bay Do vậy, ngoài những kiến thức chung tổng quát về hàngkhông, nhân viên hàng không phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực và vị tríchuyên môn đảm nhận, có kỹ năng làm việc thuần thục, lành nghề và mang tínhchuyên môn hóa; yêu cầu bắt buộc phải có giấy phép và chứng chỉ chuyên mônkhi thực hiện nhiệm vụ Hiện nay đội ngũ nhân viên hàng không đã và đangđược quan tâm đào tạo, huấn luyện ngày càng hoàn thiện cả về chuyên môn,ngoại ngữ, tác phong, thái độ làm việc đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.Khái quát một số lĩnh vực chủ yếu như sau:
- Thành viên tổ lái (phi công):
Lực lượng này chủ yếu thuộc Việtnam Airlines Hiện nay ngành Hàngkhông Việt Nam chưa có cơ sở đào tạo phi công cơ bản hoàn chỉnh, nguồn tuyểnđược đào tạo ở nước ngoài Phương thức chủ yếu là: Từ năm 2012 về trướcVietnam Airlines tuyển học viên phi công và gửi đi đào tạo ở nước ngoài nhưPháp, Úc bằng kinh phí của mình Đầu vào được tuyển chọn khá kỹ theo tiêuchuẩn quốc tế, trước khi đi đào tạo ở nước ngoài được học dự khóa trong nướcthời gian từ 6 tháng tại Việt Nam (tại Trung tâm huấn luyện bay - FTC và tạiCông ty cổ phần Bay Việt thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam); nội dungđào tạo dự khóa gồm tiếng Anh để đạt trình độ TOEIC 500, kiến thức khoa học
tự nhiên, giáo dục quốc phòng, kiến thức cơ bản về hàng không sau khi cơ sởđào tạo phi công kiểm tra đạt yêu cầu mới chính thức đi đào tạo ở nước ngoài
Sau khi tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo của nước ngoài được cấp Bằngphi công thương mại (Bằng CPL), Vietnam Airlines tổ chức huấn luyện chuyểnloại và năng định tại FTC để được tham gia kỳ kiểm tra cấp giấy phép lái tàubay của Cục Hàng không Việt Nam
Đội ngũ phi công được đào tạo phát triển một cách toàn diện, khi tốtnghiệp ra trường có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để thực hiệnnhiệm vụ bay được giao, hiện tại đội ngũ phi công người Việt Nam đang chiếm
tỷ trọng 71% Hiện nay, ngành hàng không chưa có cơ sở đào tạo phi công cơbản hoàn chỉnh, việc gửi học viên đi đào tạo ở nước ngoài sẽ không chỉ là ngàymột, ngày hai
Tuy nhiên, từ năm 2013, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã ban hànhchính sách xã hội hóa trong đào tạo phi công cơ bản, số 1490/QĐ-HĐTV/TCTHngày 12/6/2013 của Hội đồng thành viên (chính sách cụ thể được khái quát tạiđiểm 4 mục III, Phần II của Đề án)
- Tiếp viên hàng không:
Trang 17Lực lượng này chủ yếu tập trung ở Vietnam Airlines (90%), số còn lạithuộc các Công ty cổ phần hàng không khác Hiện nay nguồn tiếp viên hàngkhông được đào tạo từ Trung tâm huấn luyện bay - FTC của Vietnam Airlines,một phần từ Học viện HKVN.
- Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay:
Lực lượng này chủ yếu tập trung ở Công ty TNHH kỹ thuật máy bay(VAECO) của Vietnam Airlines (85%), số còn lại thuộc Tổng công ty Trựcthăng Việt Nam (10%) và các Công ty cổ phần hàng không khác (5%)
Từ năm 2006 về trước nguồn được đào tạo từ Trường Hàng không ViệtNam (nay là Học viện Hàng không Việt nam) hoặc tại các cơ sở đào tạo khác ởtrong và ngoài nước; Đặc biệt năm 2004 Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đãgửi 102 học viên đi đào tạo kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay chất lượng cao tại Hoa
kỳ, được Cục hàng không liên bang cấp chứng chỉ hành nghề, hiện nay đang làmviệc tại Công ty TNHH kỹ thuật máy bay (VAECO) và là lực lượng nòng cốtcủa VAECO;
Hiện nay, do yêu cầu công nghệ và để đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồnnhân lực kỹ thuật máy bay gia tăng nhanh chóng, VAECO đã thực hiện phương
án tuyển kỹ sư và thợ kỹ thuật của các cơ sở đào tạo ngoài ngành để đào tạochuyển loại thành kỹ sư máy bay và thợ kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay với 2chuyên ngành: Cơ giới (Enginering) - gồm Động cơ, thân, càng, cánh và Bộmôn khác (Avionics) - gồm điện, điện tử, đồng hồ, Radar
Hiện nay đội ngũ nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay của Tổng Công tyHKVN có đủ trình độ, năng lực chuyên môn để thực hiện việc bảo dưỡng vàCheck C hầu hết các loại máy bay hiện đại cho Vietnam Airlines và các hãnghàng không trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo tiêu chuẩnquốc tế
- Nhân viên lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay:
Lực lượng này chủ yếu tập trung ở Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam(90%), số còn lại thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (10%) và cácđơn vị khác
Đây là loại nhân viên đòi hỏi yêu cầu trình độ phức tạp công việc khá cao,trong đó tính chất công việc, nghề nghiệp có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến
an toàn bay và chuyến bay rất cao, chính vì vậy mà trong quá trình đào tạo,tuyển dụng được thực hiện theo quy trình khá ngặt nghèo Hiện nay 100% kiểmsoát viên không lưu được đào tạo cơ bản tại các cơ sở đào tạo chính quy trong
và ngoài nước, trong đó 93% từ Học viện hàng không, 5% từ Liên bang Nga,2% từ cơ sở điều hành bay của Quân chủng Phòng không-Không quân
Hiện nay tại Việt Nam, Học viện Hàng không Việt Nam vẫn là cơ sở chủyếu đào tạo chuyên ngành kiểm soát không lưu; tuy nhiên, Học viện chỉ đào tạonhững kiến thức cơ bản về kiểm soát không lưu, việc huấn luyện chuyên sâutheo 3 vị trí năng định kiểm soát gồm: đường dài, tiếp cận và tại sân, trong đóchủ yếu huấn luyện kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu, rèn luyện thực hành kỹnăng chỉ huy bay, kỹ năng giao tiếp thông thoại với tổ bay, bản lĩnh chỉ huy bay,
Trang 18trình độ ngoại ngữ và các văn bản quy phạm pháp luật về hàng không thời gian
12 tháng và huấn luyện định kỳ 12 tháng/lần do Tổng công ty Quản lý bay thựchiện; huấn luyện nâng cao được thực hiện tại các cơ sở đào tạo quốc tế(Singapore, Thái Lan, Newzeland, Pháp, Úc …)
Năm 2013, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam thành lập Trung tâm đàotạo, huấn luyện nghiệp vụ quản lý bay Mục tiêu sẽ đào tạo ban đầu kiểm soátviên không lưu; tuy nhiên hiện nay Trung tâm này đang trong giai đoạn chuẩn bịcác điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện, mặc dù vậy, nhu cầu đào tạo banđầu không lớn (trên dưới 50 người/năm), chủ yếu thực hiện huấn luyện năngđịnh, huấn luyện định kỳ và bồi dưỡng nâng cao cho nhân viên không lưu vàtừng bước thực hiện đào tạo, huấn luyện các nhân viên khác thuộc lĩnh vực bảođảm hoạt động bay của Tổng công ty như: nhân viên Thông tin - dẫn đường -giám sát hàng không (CNS), thông báo tin tức hàng không, khí tượng hàngkhông, điều độ khai thác bay, thiết kế phương thức bay, tìm kiếm, cứu nạn hàngkhông
- Các loại nhân viên khác:
Bao gồm nhân viên vận hành thiết bị, khai thác mặt đất phục vụ chuyếnbay, nhân viên an ninh hàng không và các nhân viên khác; tuy không yêu cầutiêu chuẩn cao như các loại nhân viên nêu trên, nhưng để duy trì được chấtlượng khai thác và cung cấp dịch vụ trong dây chuyền vận tải hàng không củangành, các loại nhân viên này được đào tạo, huấn luyện một cách kỹ càng, nhất
là kiến thức nghiệp vụ, nhận thức về an toàn hàng không, đạo đức nghề nghiệp,
kỹ năng và thái độ làm việc, văn minh, giao tiếp, đặc biệt là kỹ năng mềm đểứng xử và xử lý tốt các tình huống phát sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ
6 Giá và chi phí/giá thành vận tải hàng không
Giá cước vận chuyển hành khách nội địa tại Việt Nam được thực hiện theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhằm đảm bảo hiệu quả kinhdoanh của các hãng hàng không; đồng thời tạo môi trường cạnh tranh về giá,bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và tạo điều kiện cho các hãng hàng không tổ chức
và mở rộng khai thác mạng đường bay của mình
Giá cước vận chuyển hành khách quốc tế theo các Hiệp định vận tải hàngkhông mà Việt Nam đã ký với các nước và vùng lãnh thổ, Luật hàng không dândụng Việt Nam, về cơ bản đảm bảo tự do cạnh tranh, các hãng hàng không tựquyết định theo thị trường và chính sách của hãng
Quản lý giá vận chuyển hàng không nội địa được thực hiện theo Thông tưliên tịch số 103/2008/TTLT-BTC-BGTVT ngày 12/11/2008 của Bộ Tài chính và
Bộ GTVT Bộ Tài chính quy định mức trần khung giá cước vận chuyển hàngkhông nội địa theo đơn giá cước đồng/hành khách.km (đ/hk.km) Việc quy địnhkhung giá đối với các nhóm đường bay khác nhau đã được các cơ quan liênquan của Bộ Tài chính và Bộ GTVT thẩm định cụ thể trên cơ sở chi phí hợp lý,phù hợp với chất lượng dịch vụ, tình hình cung cầu, chính sách phát triển kinh tế
- xã hội trong từng thời kỳ và phù hợp với mức giá trung bình của cùng loại dịch
vụ trong Khu vực ASEAN Căn cứ khung giá, các hãng hàng không Việt Namthực hiện việc kê khai giá; tự quy định giá theo chi phí thực tế và có lợi nhuận;
Trang 19chủ động xây dựng và thực hiện các phương án kinh doanh ngắn, trung và dàihạn; thực hiện đa dạng hóa giá vé theo chất lượng dịch vụ trên tất cả các đườngbay nội địa; chủ động “phản ứng giá” với sự biến động của các yếu tố chi phíđầu vào một cách hợp lý, bù đắp được chi phí, tăng doanh thu, tránh thua lỗ.
Dù theo mô hình khai thác truyền thống hay hàng không chi phí thấp, về cơbản, các nhóm chi phí chính cũng sẽ như sau: Chi phí nguyên, nhiên vật liệu;Chi phí nhân công (tổ bay, tiếp viên…); Giá, phí tại cảng hàng không quản lýbay; Chi phí phục vụ hành khách; Chi phí phục vụ bán; Chi phí bảo dưỡng; Chiphí khấu hao tài sản; Chi phí hành chính và chi phí khác
Theo nghiên cứu tài liệu của Hiệp hội các hãng hàng không khu vực ChâuÁ-Thái Bình Dương hiện nay, ở phân khúc truyền thống, chi phí bình quân trênmột đơn vị ghế-km cung ứng của một số hãng hàng không ở khu vực Đông Nam
Á như sau:
Đơn vị: cent Vietnam
Airlines AirwaysThai SingaporeAirlines MalaysiaAirlines Garuda PhilippinAirlines Royal AirBrunei
Kết quả ở khu vực Đông Bắc Á lại cho thấy chi phí bình quân trên mộtđơn vị ghế-km cung ứng lại cao hơn hẳn, cụ thể:
Đơn vị: cent Asiana
Airlines KoreanAir AirlinesChina Eva Air CathayPacific AirlinesJapan SouthernChina11,5 12,0 10,51 10,96 9,71 18,98 8,82Con số này cho thấy chi phí của Vietnam Airlines ở mức trung bình so vớicác hãng hàng không ở khu vực Đông Nam Á và mức thấp ở khu vực Đông Bắc
Á Ở phân khúc chi phí thấp, chi phí bình quân trên một đơn vị ghế-km cungứng của VJ là 4 cent, JP là 5,3 cent trong khi của Air Asia là 5,1 cent Bên cạnh
đó phản ánh các chi phí đầu vào của các hãng hàng không khu vực Đông Bắc Ácao hơn hẳn so với khu vực Đông Nam Á
Số liệu về doanh thu bình quân trên một đơn vị ghế-km cung ứng của một
số hãng hàng không lại cho thấy chi phí thấp chưa hẳn đã mang lại doanh thucao, cụ thể về doanh thu bình quân trên một đơn vị ghế-km cung ứng của cáchãng thuộc AAPA như sau:
Ở khu vực Đông Nam Á
Đơn vị: cent Vietnam
Airlines AirwaysThai SingaporeAirlines MalaysiaAirlines Garuda PhilippinAirlines Royal AirBrunei
Khu vực Đông Bắc Á
Đơn vị: cent Asiana
Airlines KoreanAir AirlinesChina Eva Air CathayPacific AirlinesJapan SouthernChina11,82 12,35 10,54 11,05 9,89 23,08 9,3
Trang 20Với số liệu như Biểu đồ dưới đây, có thể thấy chi phí của các hãng hàngkhông Nhật Bản như Japan Airlines (JL), All Nippon Airways (NH) hay AirChina của Trung Quốc cao hơn hẳn các hãng hàng không khác nhưng lợi nhậncận biên (margin Profit) lại cao hơn hẳn với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu caohơn so với các hãng hàng không có chi phí bình quân trên một đơn vị ghế-kmcung ứng thấp như Vietnam Airlines, Thai Airways hay kể cả Singapore Airlines.
Biểu đồ về Doanh thu, chi phí trên ghế-km cung ứng
Với kết quả này, việc so sánh về chi phí cũng chỉ mang tính tương đối vìchi phí sẽ tùy thuộc vào cách thức kinh doanh của từng hãng hàng không vàhiệu quả kinh doanh sẽ phụ thuộc vào doanh thu Việc các hãng hàng không cóchi phí tuy cao nhưng lại mang lại hiệu quả kinh doanh tốt là hãng đó đã tíchhợp và khai thác hiệu quả nhiều yếu tố gia tăng về giá trị, đem lại những doanhthu khác trong khi chi phí ở mức hợp lý Điều này cho thấy sự đa dạng của thịtrường hàng không với nhiều phân khúc thị trường khác nhau, nhiều đối tượngkhách hàng cũng như khả năng cung cấp dịch vụ của các hãng hàng không Về
cơ bản, chất lượng dịch vụ cung cấp tương xứng với giá cả của sản phẩm, dovậy việc các hãng hàng không đa dạng hóa các sản phẩm, hướng tới đối tượngphục vụ (nhu cầu có khả năng chi trả) với các chi phí tương ứng cũng là điềuhợp lý
Đi sâu vào cơ cấu chi phí của các hãng hàng không, có thể thấy chi phí vềnguyên liệu và chi phí các dịch vụ mua ngoài như giá, phí tại cảng hàng không,quản lý bay, dịch vụ phục vụ hành khách, phục vụ bán chiếm phần lớn, tiếp đó
là chi phí về bảo dưỡng, nhân công Theo số liệu chung của AAPA, chi phí nhiênliệu chiếm tới 35,3% tổng chi phí, tiếp đó là chi phí về khai thác (phi công, tiếpviên…) 10,2%, chi phí phục vụ hành khách 8,7%, chi phí khấu hao 8,4%, chiphí cho giá, phí tại cảng hàng không, quản lý bay là 8,3%
Ở mỗi một hãng, tùy vào cách thức kinh doanh mà tỷ lệ chi phí có thểkhác nhau nhưng về cơ bản, chi phí nguyên liệu xê dịch từ 35-45%, tiếp đó làchi phí cho tàu bay (bao gồm chi phí đầu tư tàu bay và chi phí bảo dưỡng) cũngchiếm một phần lớn, dao động từ 12-20% Tùy theo từng hãng, chi phí cho cácđơn vị cung cấp dịch vụ tại sân bay và quản lý bay trong khoảng từ 8-15%, tiếp
đó là chi phí phục vụ hành khách và cuối cùng là chi phí cho nhân công (Chi phí
Trang 21nhân công đặc biệt là chi phí về người lái, tiếp viên phụ thuộc vào mặt bằng chiphí lao động của quốc gia đó).
Bảng so sánh cơ cấu/tỷ lệ chi phí của một số hãng hàng không thuộc AAPA (%)
Hãng hàng không Nguyên
liệu Khaithác Bảodưỡng Sân bay,quản lý
bay
Phục vụ Hành khách
Khấu hao
China Airlines 46,2 2,7 8,3 14,7 6,3 8,1 Cathay Pacific 41,5 6,3 9,0 5,0 8,2 6,9 Japan Airlines 23,7 6,3 9,8 21,3 16,3 4,3
Malaysia Airlines 37,1 1 7,7 7,9 21,1 3,6 Singapore
Thai Airways 39,7 4,1 9,4 13,1 9,8 9,5
Vietnam Airlines 39,9 1,5 8,2 10,5 4,9 5,6Bảng cơ cấu chi phí này cho thấy nhìn chung chi phí nhiên liệu chiếmphần lớn nhất trong chi phí của các hãng hàng không Ngoại trừ Japan Airlines,các hãng hàng không thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đều phải chi trảcho nguyên liệu ở mức trên dưới 40% tổng chi phí
Đối với các hãng hàng không Việt Nam, chi phí nhiên liệu của VN chiếm39,9%, của VietJet là 54,2%, Jetstar Pacific là 48,3% Điều này cho thấy tỷ lệchi phí về nguyên liệu của các hãng hàng không Việt Nam ở mức cao so với mặtbằng của khu vực và thế giới
Để đảm bảo phát triển và kinh doanh có lãi thì yếu tố đầu tiên mà cáchãng hàng không Việt Nam cần phải đảm bảo chính là sự lành mạnh về tàichính Mặc dù trong lĩnh vực nào thì sự ổn định về dòng tiền cũng đóng vai tròquan trọng, tuy nhiên đối với vận tải hàng không thì đây là điểm tối quan trọngkhi không có sản phẩm tồn kho trong khi vẫn phải chi trả đầy đủ các chi phí.Điểm thứ hai là cần nâng cao tính hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp và tínhlinh hoạt trong công tác điều hành để có thể cải thiện doanh thu thông qua việcnâng cao hệ số sử dụng ghế, thu suất bình quân, phát triển doanh thu bổ trợ cũngnhư phải có các biện pháp tiết kiệm chi phí như sử dụng các dòng tàu bay mớitiết kiệm nhiên liệu, điều hành linh hoạt mạng đường bay, sản phẩm lịch bay,nâng cao năng lực bảo dưỡng, sửa chữa và cung ứng vật tư phụ tùng tàu bay.Một điểm nữa là cần phát huy tối đa nội lực, lấy phát triển nguồn nhân lực ViệtNam làm trọng tâm, đảm bảo đủ lực lượng lao động chính như người lái, thợ kỹthuật, tiếp viên, thương mại với giảm thiểu sự thuê mướn lao động nước ngoài
và cuối cùng nhưng rất quan trọng là lấy an toàn, chất lượng dịch vụ là mục tiêuhàng đầu, coi khách hàng là trung tâm nhằm tạo ra bản sắc dịch vụ của các hãnghàng không Việt Nam
7 Các hãng hàng không Việt Nam
7.1 Vietnam Airlines
Trang 22a) Sản lượng vận tải hàng không
Giai đoạn 2009-2014, Vietnam Airlines đã thực hiện khoảng xấp xỉ 585nghìn chuyến bay, vận chuyển được 78 triệu lượt khách và hơn 1 triệu tấn hànghóa (trong đó năm 2014 đạt xấp xỉ 24,7 triệu khách và 235 nghìn tấn hàng), tốc
độ tăng trưởng bình quân về khách đạt 12%/năm, về hàng đạt 9,4%/năm
b) Mạng đường bay
Trong giai đoạn 2009-2014, Vietnam Airlines đã mở rộng mạng đường baytại khu vực Đông Bắc Á, tăng cường khai thác các đường bay trong Tiểu vùngCampuchia, Lào, Mianma và Việt Nam, giữ vững và phát triển các đường baykhu vực Đông Nam Á và mở rộng, tăng tần suất các đường bay đến Châu Âu.Tính đến tháng 11/2014, Vietnam Airlines đã có mạng bay quốc tế gồm 47đường bay đến 27 điểm thuộc 16 quốc gia
Hiện tại, Vietnam Airlines đã khai thác đến các thành phố thuộc khu vựcĐông Bắc Á như Tokyo, Osaka, Fuokoka, Nagoya (Nhật Bản), Đài Bắc, CaoHùng (Đài Loan), Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Côn Minh, Thành Đô,Hồng Kông (Trung Quốc) và Seoul, Bu san (Hàn Quốc) Một số đường bay đếnTokyo, Osaka, Seoul đã được Vietnam Airlines khai thác bằng tàu bay tầm trungnhư A330, B777-200LGW Bên cạnh đó Vietnam Airlines cũng đã phát động thịtrường từ Đà Nẵng đi Quảng Châu, Bắc Kinh và các điểm ở Trung Quốc kháctheo hình thức thuê chuyến Ngoài ra, Vietnam Airlines hiện cũng đang khai thácrất tốt lượng khách thương quyền 6 giữa các điểm ở Đông Bắc Á với Đông Nam
Á và đặc biệt là Đông Dương
Vietnam Airlines đã đẩy mạnh khai thác đến các điểm thuộc Đông Nam Á
và Đông Dương thông qua việc tăng tần suất và mở mới đường bay, cụ thể đã
mở mới đường bay từ Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh đi Yangoon (Mianma) Hiệntại, Vietnam Airlines đã khai thác từ Việt Nam đến Singapore, Bangkok (TháiLan), KualaLumpur (Malaysia), Phnompeng, Siamreap (Campuchia), Vientian,Luongphabrang (Lào) và Yangoon (Mianma) Trong giai đoạn tới, tiếp tục mởthêm các đường bay đến Jakarta (Indonesia) và Manila (Philipin)
Bên cạnh việc phát triển các đường bay khai thác trực tiếp, với xu hướngphát triển chung của hoạt động vận chuyển hàng không trên thế giới là hợp táckhai thác thông qua nhiều hình thức đa dạng như liên danh, liên doanh…, từngày 10/6/2010, Vietnam Airlines trở thành thành viên thứ 10 của Liên minhhàng không toàn cầu SkyTeam-một trong ba liên minh hàng không lớn nhất thếgiới với mạng đường bay khai thác trải rộng trên toàn thế giới tới trên 800 điểmđến-với định hướng phát triển mạng đường bay theo hướng hợp tác liên danhvới các hãng hàng không trong SkyTeam để mở rộng hoạt động khai thác giántiếp đã tăng cường sự hiện diện thương mại của hãng tới nhiều điểm trên thếgiới, quảng bá rộng rãi hình ảnh của hãng nói riêng và hàng không Việt Nam nóichung trên toàn cầu Từ những điểm đến được phát triển thành trung tâm (Hub)tại châu Âu như Paris (Pháp), Frankfurt (Đức), Moscow (Nga)…, VietnamAirlines, thông qua các chuyến bay của các đối tác trong Liên minh như AirFrance, Alitalia, Aeroflot, Czech Airlines, Air Europa đã bán sản phẩm dịch vụtới hầu hết các điểm tại châu Âu như Roma, Milan, Pra-ha, Ma-drit,
Trang 23Barcelona… cũng như các điểm nội địa tại Nga và khu vực Đông Âu Việc hợptác với các hãng hàng không Trung Quốc trong liên minh là China SouthernAirlines cũng mở rộng sản phẩm của hãng tới nhiều điểm nội địa tại Trung Quốcvới tiềm năng phát triển mạnh mẽ.
Việc khai thác mạng đường bay nội địa cũng được Vietnam Airlines chútrọng Giai đoạn 2009-2014, Vietnam Airlines đã mở 11 đường bay nội địa (từ
Hà Nội đi Cần Thơ, Qui Nhơn, Tuy Hòa, Pleiku, Chu Lai, Vinh; từ Tp Hồ ChíMinh đi Đồng Hới, từ Cần Thơ đi Phú Quốc, Côn Đảo; từ Đà Nẵng đi Đà Lạt,Hải Phòng) và 12 đường bay quốc tế (từ Hà Nội đi Fukuoka, Osaka, ThượngHải, Yangon, Kuala Lumpur, Cao Hùng, London; từ TP Hồ Chí Minh điNagoya, Bắc Kinh, Thượng Hải, Yangon, London)
c) Phát triển đội tàu bay
Vietnam Airlines hiện đang khai thác đội tàu bay 85 chiếc gồm: 08 B777,
10 A330-200/300, 51 A321, 02 F70 (bán trong tháng 12/2014) và 14 ATR72 (02cho Công ty bay dịch vụ hàng không thuê ướt) Đội tàu bay sở hữu là: 47 chiếc,chiếm 55,3%
Đến năm 2015 đội tàu bay sở hữu của Vietnam Airlines là 55 chiếc, chiếm53% Điều này một mặt giúp Vietnam Airlines chủ động hơn trong kế hoạch sảnxuất kinh doanh, mặt khác, giúp giảm được chi phí khai thác tàu bay, góp phầnđáng kể vào việc đảm bảo hiệu quả kinh doanh chung của Vietnam Airlinestrong những năm qua
Theo các dự án đầu tư phát triển đội tàu bay đã được phê duyệt, VietnamAirlines sẽ nhận 10 tàu bay A350, 08 tàu bay B787-9 trong giai doạn từ 2015-
2018 Đầu tư phát triển đội tàu bay là hạng mục đầu tư quan trọng nhất củaVietnam Airlines nhằm đáp ứng nhu cầu tàu bay khai thác Vietnam Airlines đãtriển khai và thực hiện đúng phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạchphát triển đội tàu bay đến năm 2020 Hiện nay, Vietnam Airlines đang triển khaithực hiện 9 dự án đầu tư tàu bay với tổng số tàu bay đặt hàng là 62 chiếc tàubay gồm 36 tàu bay A321, 08 tàu bay ATR72, 10 tàu bay A350 và 08 tàu bayB787, tổng vốn đầu tư theo dự án lên tới 6.058 triệu USD Tính đến nay,Vietnam Airlines đã nhận 26 tàu bay, còn lại 36 tàu bay sẽ tiếp tục nhận từ năm
2012 đến năm 2018
Kế hoạch phát triển đội tàu bay đến 2020 của Vietnam Airlines
7.2 Hãng hàng không Jetstar Pacific
a) Sản lượng vận tải hàng không
Trang 24Giai đoạn 2009-2014, Jetstar Pacific đã thực hiện được 79 nghìn chuyếnbay, vận chuyển được 12,2 triệu lượt khách và 64,4 nghìn tấn hàng hóa (trong
đó năm 2014 đạt xấp xỉ 2,48 triệu khách và 9,5 nghìn tấn hàng), tốc độ tăngtrưởng bình quân về khách đạt 5,8%/năm, về hàng giảm 7,3%/năm
b) Mạng đường bay
Tính đến tháng 10/2014, Jetstar Pacific khai thác các đường bay quốc tế từ
Đà Nẵng đi Macao và từ Tp Hồ Chí Minh đi Singapore, Jetstar Pacific cũng đẩymạnh khai thác nội địa với 12 đường bay, cung cấp dịch vụ giá rẻ cho hầu hếtcác đường bay nội địa đến các cảng hàng không có thể tiếp nhận được loại tàubay A320
Giai đoạn 2009-2014, Jetstar Pacific đã mở mới 06 đường bay nội địa (từ
Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đi Buôn Mê thuột, Huế, Cam Ranh và Phú Quốc
c) Phát triển đội tàu bay
Jetstar Pacific đang khai thác 08 tàu bay A320 Hiện tại Jetstar Pacific mớixây dựng kế hoạch đội tàu bay đến năm 2016
Kế hoạch phát triển đội tàu bay của Jetstar Pacific
7.3 Hãng hàng không Vietjet Air
a) Sản lượng vận tải hàng không
Mới bắt đầu khai thác từ tháng 12/2011 nhưng hãng hàng không tư nhânVietJet Air đã có những bước phát triển vượt bậc, phát triển mạnh mẽ về đội tàubay, mạng đường bay, bao gồm cả nội địa và quốc tế cũng như từng bước nghiêncứu đầu tư, thành lập các hãng hàng không nước ngoài tại Thái Lan, Myanmar
Kể từ khi bắt đầu khai thác, VietJet Air đã vận chuyển trên 9 triệu khách và
65 nghìn tấn hàng hóa với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2012-2014 là
41 % về hành khách và 20,8% về hàng hóa Năm 2014, VietJet dự kiến vậnchuyển khoảng 5,4 triệu khách với hệ số sử dụng ghế trung bình 89% Thị phầnhành khách nội địa tăng nhanh qua các năm và đến 2014, VietJet chiếm khoảng29% thị phần nội địa
b) Mạng đường bay
Tính đến tháng 10/2014, VietJet đang khai thác 06 đường bay quốc tế và 19đường bay nội địa Chỉ trong vòng 03 năm, mạng đường bay của VietJet đã phủkín các đường bay nội địa đến các cảng hàng không có thể tiếp nhận được loạitàu bay A320 Dự kiến trong các năm tới, VietJet sẽ mở rộng khai thác đến 23điểm nội địa và và 13 điểm quốc tế năm 2015 và tăng lên 33 điểm nội địa và 30điểm quốc tê như bay đến Narita ( Nhật Bản ); Đài Bắc, Cao Hùng ( Đài Loan );Quảng Châu, Hồng Công (Trung Quốc) và Seoul, Pusan (Hàn Quốc);Vladivostock (Nga); Bali (Indonexia), Yagoon (Myanmar); Delhi, Mumbai(India)
Trang 25Bảng kế hoạch phát triển mạng bay đến năm 2019
c) Phát triển đội tàu bay
Tính đến 31/12/2014 VietJet Air khai thác 19 tàu bay A320 Căn cứ vào kếhoạch kinh doanh 5 năm 2015 – 2019, Vietjet xây dựng 2 kịch bản phát triển độitàu bay như sau:
a) Sản lượng vận tải hàng không
Giai đoạn 2009-2014, VASCO đã thực hiện được 26,8 nghìn chuyến bay,vận chuyển được 1,36 triệu lượt khách và 1,8 nghìn tấn hàng hóa (trong đó năm
2014 đạt xấp xỉ 270 nghìn khách và 508 tấn hàng), tốc độ tăng trưởng bình quân
về khách đạt 11,5%/năm, về hàng tăng 27%/năm
b) Mạng đường bay
Tính đến tháng 10/2014, VASCO khai thác 04 đường bay nội địa từ TP HồChí Minh đi đến các cảng hàng không Cà Mau, Tuy Hòa, Côn Đảo và từ CônĐảo đi Cần Thơ
c) Phát triển đội tàu bay
VASCO đang khai thác đội tàu bay gồm 02 tàu bay ATR72 thuê ướt của
Vietnam Airlines
7.5 Hãng hàng không Hải Âu
Trang 26Hải Âu được cấp giấy phép kinh doanh hàng không chung tháng 1/2012.Công ty bắt đầu khai thác từ tháng 9/2014 với 02 tàu bay thủy phi cơ loạiCessna Cravan với đường bay Hà Nội-Hạ Long và dịch vụ ngắm cảnh Vịnh HạLong Hiện tại Hải Âu đã mở rộng khai thác đến khu vực Nam Trung bộ với cácđường bay Tp Hồ Chí Minh đến Phan Thiết, Nha Trang Đến thời điểm31/12/2014 đội tàu bay của Hải Âu là 03 chiếc Cessna Cravan Sản phẩm dịch
vụ chính là vận chuyển khách du lịch, khách VIP, tham quan ngắm cảnh
Bắt đầu từ năm 2015, bên cạnh các đường bay hiện có, Hải Âu sẽ mở rộngmạng đường bay với các tuyến bay từ Tp Hồ Chí Minh đi Cần Thơ, Phú Quốc,Côn Đảo Đội tàu bay sẽ nâng lên từ 5-6 chiếc cho giai đoạn 2015-2020
8 Chất lượng dịch vụ
8.1 Chất lượng dịch vụ hàng không tại các cảng hàng không
a Dịch vụ khai thác mặt đất (Ground Handling Services)
Hiện nay, tại các Cảng hàng không quốc tế lớn (SGN, HAN, DAD), đều có
02 công ty cung cấp dịch vụ khai thác mặt đất, trong đó 01 thuộc Tổng Công tyHàng không Việt Nam (NIAGS, TIAGAS,DIAGS) và 01 thuộc Tổng Công tyCảng hàng không Việt Nam (Công ty Phục vụ mặt đất Sài Gòn - SAGS, Công tyPhục vụ mặt đất Hà Nội - HGS, Trung tâm Khai thác ga Đà Nẵng - DAD)chuyên cung cấp các dịch vụ khai thác mặt đất đảm bảo phục vụ hành khách,hành lý và tàu bay theo đúng tiêu chuẩn Quốc tế Các đơn vị này được trang bịkhá đầy đủ phương tiện, thiết bị và nhân lực để cung cấp dịch vụ khai thác mặtđất theo đúng chuẩn của IATA và ICAO khuyến cáo và các luật định của ngànhHàng không Các phương tiện, thiết bị và con người tham gia dịch vụ khai thác
mặt đất đều được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép khai thác và chứng chỉ
hành nghề
Tại các Cảng hàng không, sân bay còn lại, theo tổ chức của Tổng Công tyCảng hàng không Việt Nam (ACV) có các Phòng, Đội Phục vụ hành khách.Hiện trang thiết bị phục vụ mặt đất tại các Cảng hàng không, sân bay cũng đãđược đầu tư khá tốt, đảm bảo phục vụ tối thiểu cho các chuyến bay đi và đến
b.Dịch vụ soi chiếu an ninh hàng không (Screening Services)
Lực lượng An ninh hàng không của ACV được tổ chức theo mô hình cácTrung tâm An ninh hàng không (Cảng hàng không cấp 1); các Phòng An ninhhàng không (Cảng hàng không cấp 2); Đội An ninh hàng không (Cảng hàngkhông cấp 3)
Dịch vụ soi chiếu an ninh hàng không được cung cấp trên toàn hệ thốngCảng hàng không, sân bay thuộc ACV tuân thủ quy trình kiểm soát An ninhhàng không theo Thông tư 30/2012/TT-BGTVT Các Cảng hàng không, sân bayđều xây dựng Chương trình An ninh hàng không theo hướng dẫn và được CụcHKVN phê duyệt (đến tháng 6/2014, toàn bộ 21 Cảng hàng không, sân bay đanghoạt động đều được phê duyệt)
Hệ thống trang thiết bị bao gồm máy soi chiếu hành lý, hàng hóa; thiết bịkiểm tra kim loại cầm tay; cổng từ; hệ thống camera giám sát an ninh; hệ thống
Trang 27cổng cửa kiểm tra an ninh tại tất cả các Nhà ga, Cảng hàng không, sân bay đềuđược trang bị hiện đại và được cấp phép của Cục HKVN
Nhân viên soi chiếu An ninh hàng không liên tục được huấn luyện đào tạo,cập nhật theo định kỳ và được sự kiểm tra giám sát của Cục HKVN Bên cạnh
đó, lực lượng An ninh hàng không luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trịtrong công tác đảm bảo an toàn cho các chuyến bay Chuyên cơ của Lãnh đạoĐảng và Nhà nước cũng như Nguyên thủ các Quốc gia khác theo đúng tinh thầnNghị định 03/2009/NĐ-CP của Chính Phủ
c Dịch vụ đảm bảo hoạt động bay (ANS)
Dịch vụ thủ tục bay: Về cơ bản, thiết bị sử dụng phục vụ công việc tươngđối ổn định, sử dụng mạng viễn thông AFTN để nhận và truyền số liệu, có 1 hệthống đầu cuối AIS tự động sử dụng phần mềm Comsoft của Đức được đầu tưnăm 2009, và có hệ thống mạng SMIS ( tại phòng thủ tục bay CHKQT Tân SơnNhất) Nhân viên làm việc theo ca kíp Các sân bay cấp 2, 3 nhân viên còn làmcông tác kiêm nhiệm vừa làm công tác thủ tục bay, vừa làm công tác thông báotin tức hàng không và khí tượng, nhân sự cần được bổ sung
Dịch vụ kiểm soát máy bay lăn: Được cung cấp tại 3 sân bay chính là TânSơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng Trang thiết bị bảo đảm phục vụ tốt bao gồm:Thiết bị VHF Quân sự 121.0 MHz, 134.0 MHz (Tần số dự bị); Bộ đàm VHFG/G, tần số FM (máy cái và máy cầm tay); Màn hình hiển thị Ra đa; Đầu cuối
hệ thống ATM; AFTN; Khí tượng; AIS tự động; Máy điện thoại (7 số Bưu điện,hotline, 4 số nội bộ QLB), máy Fax; Thiết bị truyền dẫn thông tin: VIBA, cápđồng, cáp quang; Khối hiển thị trạng thái thiết bị VOR/DME; Tổng đài, điệnthoại nội bộ đài KSKL; Hệ thống điện nguồn; chống sét; tiếp địa; Thiết bị điệnmột chiều (DC)/Ắc-qui (cấp cho VHF A/G) Nhân viên làm việc theo chế độ 3
ca 4 kíp 24/24, nhân viên làm việc chuyên nghiệp và được huấn luyện và thinăng định hằng năm
Dịch vụ đánh tín hiệu tàu bay: Trực theo chế độ ca kíp Nhân viên đượcđào tạo và có chứng chỉ nghiệp vụ về dịch vụ không lưu và nghiệp vụ đánh tínhiệu, làm việc được trang bị áo phản quang và gậy đánh tín hiệu
Dịch vụ thông báo tin tức hàng không: Tại tất cả các Cảng hàng không, sân bay, bộ phận AIS thuộc Cảng hàng không Riêng phòng AIS TSN thuộc trung tâm Thông báo tin tức hàng không (VATM) Thiết bị sử dụng AFTN ổn định, được đầu tư hệ thống AIS tự động mới hiện đại (2009) sử dụng phần mềm Comsoft của Đức Tất cả các sân bay đều được trang bị thiết bị đầu cuối AIS mới có thể in bản tin tự động trước khi bay
d Các dịch vụ khác
Các Cảng HKSB luôn duy trì theo đúng quy định về các lực lượng cứuhỏa, khẩn nguy cứu nạn ACV cũng thành lập các Trung tâm hiệp đồng khẩnnguy tại các Cảng HKSB do Giám Đốc Cảng đứng đầu theo hướng dẫn tạiQuyết định 44/2009/QĐ-TTg Các TT này có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với UBTìm kiếm cứu nạn Quốc gia trong công tác xử lý các sự cố tai nạn hàng không.Hàng năm, ACV đều tổ chức nghiêm túc Diễn tập tìm kiếm cứu nạn khẩn nguytheo từng chủ đề