Mục tiêu của đề tài luận văn là thông qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận các cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, thực tiễn là
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 – ÁP DỤNG TRONG VỤ PHILIPINES KIỆN
TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - NĂM 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 – ÁP DỤNG TRONG VỤ PHILIPINES KIỆN
TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60380108
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan luận án này là sản phẩm nghiên cứu của bản thân, không sao chép sản phẩm của người khác làm sản phẩm của mình Các quan điểm trong
luận án này là quan điểm cá nhân của bản thân em Không thể hiện quan điểm của
bất kỳ cơ quan, tổ chức nào
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành là nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của TS
Nguyễn Toàn Thắng Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Thầy Nguyễn Toàn
Thắng, đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Khoa Luật Quốc tế - Đại học
Luật Hà nội, tới PGS.TS Nông Quốc Bình đã tạo điều kiện cho em trong khoảng
thời gian theo học khóa Cao học Luật quốc tế khóa 22, để em có thể tiếp thu được
những tri thức phục vụ cho luận văn này Và đặc biệt em xin cảm ơn gia đình, đã
luôn động viên em trong quá trình học tập và nghiên cứu phục vụ việc hoàn thành
luận văn này Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới các bạn học cùng lớp cao học
luật quốc tế khóa 22
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Law of the Sea 1982
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (gọi tắt là Công ước)
the Sea
Tòa án quốc tế về Luật Biển
FAO Food and Agriculture Organization Tổ chức lương thực và nông
nghiệp của Liên hợp quốc IMO International Maritime Organization Tổ chức hàng hải quốc tế
ASEAN Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
DOC Declaration on Conduct of the Parties
in the South China Sea
Tuyên bố ứng xử giữa các bên ở Biển Đông
Trang 6MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN 1982 8
1.1 Tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS 8
1.1.1 Khái niệm 8
1.1.2 Phạm vi giải quyết tranh chấp 9
1.2 Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế 11
1.3 Các thiết chế tài phán có thẩm quyền giải quyết tranh chấp 13
1.3.1 Tòa án Công lý quốc tế (International Court of Justice) 14
1.3.2 Tòa án quốc tế về Luật biển (International Tribunal for the Law of the Sea) 21
1.3.3 Tòa Trọng tài đặc biệt (Special Arbitration Tribunal) thành lập theo Phụ lục VIII của UNCLOS 27
1.3.4 Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS 28
1.4 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp 33
CHƯƠNG 2.NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG VỤ PHILIPINES KIỆN TRUNG QUỐC TRƯỚC TÒA TRỌNG TÀI THEO PHỤ LỤC VII CỦA UNCLOS 35
2.1 Tổng quan diễn biến của vụ kiện 35
2.2 Yêu cầu khởi kiện của Philippines 37
2.2.1 Nội dung yêu cầu của Philippines 37
2.3 Quan điểm của Trung Quốc 47
2.3.1 Lập luận của Trung Quốc 47
2.4 Phán quyết về thẩm quyền ngày 29/10/2015 của Tòa trọng tài 49
2.5 Phán quyết cuối cùng về nội dung ngày 12/07/2016 của Tòa trọng tài 53 CHƯƠNG III.TÁC ĐỘNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TỪ VỤ PHILIPINES KIỆN TRUNG QUỐC 58
3.1 Khái quát tình hình tranh chấp giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực 59
Trang 73.2 Tác động của Vụ kiện đối với Việt Nam 60
3.2.1 Quan điểm của Việt Nam trước và sau phán quyết của Tòa 61
3.2.2 Tác động của vụ kiện đối với Việt Nam 64
3.3 Những kinh nghiệm cho Việt Nam 70
Kinh nghiệm về lựa chọn thủ tục tài phán 70
Kinh nghiệm về lựa chọn nội dung khởi kiện 72
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
Biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa, theo tên tiếng
Anh là South China Sea và tiếng Pháp là Mer de Chine méridional) được bao
bọc bởi các nước Việt Nam, Philipines, Brunei, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc/ Đài Loan, Campuchia, Singrapore Biển Đông là vùng biển rộng lớn có diện tích 3.447.000 km2, khoảng một phần ba tàu bè trên thế giới đi qua vùng biển này Ngoài ra, Biển Đông còn cung cấp một lượng lớn thực phẩm và có đáy biển với trữ lượng dầu khí dồi dào Rải rác trong vùng biển này là những cấu trúc địa lý nhỏ - thường bé và ngập dưới nước khi thủy triều lên cao Chúng chia thành hai nhóm đảo chính: quần đảo Hoàng Sa ở phía Bắc và quần đảo Trường Sa ở phía Nam Trung Quốc/ Đài Loan, Philipines, Việt Nam, Brunei, Malaysia đều đưa ra các yêu sách chủ quyền đối với các thực thể và vùng nước, và các yêu sách này mâu thuẫn
nhau Trung Quốc – thông qua yêu sách “đường chín đoạn” và rất nhiều
tuyên bố, đã yêu sách chủ quyền trên tất cả các đảo và đá ở Biển Đông và quyền đối với các vùng biển kế cận Chính bởi các nguyên nhân trên mà Biển Đông hiện đang ngày càng phức tạp, căng thẳng
Công ước Luật Biển Liên hợp quốc 1982 là một trong các Công ước
quốc tế lớn trên thế giới, trong đó lời nói đầu bắt đầu với tuyên bố“mong
muốn giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến luật biển cũng như góp phần quan trọng vào việc duy trì hòa bình, công lý và tiến bộ cho tất cả các dân tộc trên thế giới” Công ước không chỉ đưa ra các quy định mà còn cung
cấp cả các cơ chế khắc phục hậu quả đối với những nước cho rằng các bên khác của Công ước đã vi phạm quy định của Công ước Cả Trung Quốc/ Đài Loan, Philipines, Việt Nam, Brunei, Malaysia, Indonesia, Thái Lan đều là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 Năm 2013, Philipines đã viện dẫn các điều khoản của Công ước và đưa 15 nội dung khởi kiện chống lại Trung Quốc trước Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục
Trang 9VII của Công ước Trung Quốc ngay lập tức tuyên bố “kiên quyết phản đối”
hành động khởi kiện này của Philipines, kêu gọi Philipines “quay lại con
đường giải quyết tranh chấp đúng đắn thông qua đàm phán song phương”,
và tuyên bố “Trung Quốc sẽ không bao giờ thay đổi quan điểm, không chấp
nhận và không tham gia vụ kiện”
Việt Nam thấy được rằng quyền và lợi ích hợp pháp ở Biển Đông, đặc biệt đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thể bị ảnh hưởng bởi phán quyết của Tòa, do vậy Việt Nam đã yêu cầu và được Tòa Trọng tài cho gửi đoàn quan sát viên tới dự các phiên xử của Tòa Trọng tài
Ngày 29/10/2015, Hội đồng Trọng tài (Arbitral Tribunal) của Tòa Trọng tài Thường trực PCA, đã ra Phán quyết về quyền tài phán và khả năng thụ lý (Award on Jurisdiction and Admissibility) công nhận thẩm quyền tài phán giới hạn của họ đối với vụ kiện giữa Philipines và Trung Quốc
Ngày 12/07/2016, Tòa Trọng tài thường trực PCA đã ra phán quyết cuối cùng về các nội dung khởi kiện của Philipines đối với Trung Quốc
Trước vấn đề thời sự của vụ kiện này, em đã chọn đề tài “Cơ chế giải
quyết tranh chấp theo quy định của Công ước Luật biển 1982 – Áp dụng trong vụ Philipines kiện Trung Quốc ở Biển Đông” Luận văn nghiên cứu
những vấn đề lý luận của cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, đặc biệt là cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS, thực tiễn là vụ Philipines kiện Trung Quốc ở Biển Đông
Hiện tại, theo tìm hiểu của bản thân em, chưa có sách chuyên khảo nào
về cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước Liên hợp quốc
về Luật Biển 1982 Cơ chế giải quyết tranh chấp này chỉ phần nào được phân tích, nêu ra trong một số giáo trình của Đại học Luật Hà nội, Khoa Luật Đại
học Quốc gia Hà nội ; “Những điều cần biết về Luật biển” của Ts Nguyễn Hồng Thao; “Luật biển quốc tế hiện đại” của Ts Lê Mai Anh (chủ biên);
“Tòa án quốc tế về Luật biển” của Ts Nguyễn Hồng Thao; “Tòa án Công lý
Trang 10quốc tế” của Ts Nguyễn Hồng Thao; “Kinh nghiệm quốc tế về cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền biển-đảo” của PGS.Ts Nguyễn Bá Diến; “Các biện pháp tư pháp giải quyết tranh chấp theo UNCLOS”của GS.TS Donald
R Rothwell; “Vai trò của trọng tài trong giải quyết tranh chấp biển ở Biển
Đông”của GS.TS Carl A Thayer
Do tính thời sự của việc kiện giữa Philipines và Trung Quốc, hiện cũng chưa có sách chuyên khảo nào viết về đề tài này Mới chỉ có một số bài viết được đăng trên trang web: http://nghiencuubiendong.vn/; hay là một số
bài tạp chí như :“Một vài khía cạnh pháp lý trong vụ kiện giữa Philipines và
Trung Quốc trước Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc
về Luật Biển” của Ts Phạm Lan Dung và NCS Nguyễn Ngọc Lan; “giới hạn của Luật pháp ở Biển Đông” của Gs Paul Gewirtz; “Công ước Liên hợp quốc về Luật biển và các tranh chấp trên Biển Đông” của Gs Robert
Beckman; “Vụ Philipines kiện Trung Quốc: một số kinh nghiệm” của PGS.TS Jay Bartongbacal; “ Cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước
Luật Biển 1982 – thực tiễn áp dụng trong vụ Philipines kiện Trung Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam” của TS Nguyễn Toàn Thắng
văn
Đề tài luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là các cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 Đồng thời, nghiên cứu nội dung vụ kiện Trọng tài Biển Đông giữa Philipines và Trung Quốc
Với đối tượng nghiên cứu trên, đề tài luận văn xác định phạm vi nghiên cứu như sau: Cơ chế giải quyết tranh chấp trong luật pháp quốc tế là vấn đề rất rộng Tuy nhiên, đề tài giới hạn các cơ chế được quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982
Các vụ kiện đã và đang được giải quyết bằng các cơ chế giải quyết tranh chấp trong luật pháp quốc tế rất nhiều, đề tài cũng giới hạn là chỉ nghiên cứu
Trang 11trong phạm vi vụ kiện Trọng tài Biển Đông giữa Philipines và Trung Quốc theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982
Mục tiêu của đề tài luận văn là thông qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận các cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, thực tiễn là vụ kiện Trọng tài Biển Đồng giữa Philipines và Trung Quốc, trên cơ sở đó, đánh giá những tác động của vụ kiện đối với Việt Nam, qua đó, đưa ra những kinh nghiệm, đề xuất cho Việt Nam, trong tương lai nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông, đặc biệt là chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa
- Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 quy định các
cơ chế giải quyết tranh chấp nào?
- Làm rõ từng cơ chế giải quyết tranh chấp về cách thức hoạt
động?
- Diễn biến của vụ kiện Biển Đông giữa Philipines và Trung
Quốc diễn ra như thế nào?
- Quan điểm của các bên đưa là như thế nào?
- Phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện Biển Đông giữa
Philipines và Trung Quốc quyết định như thế nào?
- Đánh giá tác động của vụ kiện Trọng tài Biển Động giữa
Philipines và Trung Quốc tới Việt Nam như thế nào?
- Việt Nam đã học hỏi được gì qua vụ kiện Trọng tài Biển
Đồng giữa Philipines và Trung Quốc?
văn
Đề tài luận văn vận dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-Lê nin và các phương pháp nghiên cứu luật học khác để giải quyết những vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến cơ chế giải quyết tranh
Trang 12chấp theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982
Trong đó, chú trọng sử dụng phương pháp logic, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích luật học để làm rõ các quy định của Công ước về các
cơ chế giải quyết tranh chấp Đề tài luận văn cũng sử dụng phương pháp phân tích luật học để nghiên cứu vụ kiện Biển Đông giữa Philipines và Trung Quốc, để làm rõ thêm việc áp dụng các quy định về giải quyết tranh chấp của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 Đồng thời, sử dụng các phương pháp suy luận để đưa ra các ý kiến, kiến nghị cho Việt Nam thông qua việc nghiên cứu vụ kiện Biển Đông giữa Philipines và Trung Quốc
Đề tài nghiên cứu có hệ thống về các vấn đề pháp lý liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, nghiên cứu một cách logic vụ kiện Biển Đông giữa Philipines và Trung Quốc, đánh giá những tác động từ vụ kiện đối với Việt Nam, đưa ra những kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên Biển Đông, đặc biệt chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Kết quả nghiên cứu đề tài cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, học tập cho các bạn sinh viên, học viên, các nhà nghiên cứu về luật quốc tế liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982
Ngoài Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, nôi dung của Luận văn gồm 03 chương:
Chương I: Tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982
Chương II: Những vấn đề pháp lý trong vụ Philipines kiện Trung Quốc trước Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS
Chương III: Tác động và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ vụ Philipines kiện Trung Quốc
Trang 13về mặt lý luận hai thuật ngữ pháp lý: cơ chế và tranh chấp
Thứ nhất, “Cơ chế” được định nghĩa là cách thức theo đó một quá trình
được thực hiện trên cơ sở sự tương tác giữa các yếu tố kết thành một hệ thống
mà nhờ đó hệ thống có thể hoạt động Như vậy, khái niệm “cơ chế” chứa đựng hai nội dung: i) cấu trúc của một chỉnh thể và ii) cách thức vận hành hay hoạt động của chỉnh thể đó.1
Thứ hai, “tranh chấp” là hiện tượng thường xuyên, phổ biến trong đời
sống xã hội nói chung và đời sống quốc tế nói riêng Trong phán quyết ngày 30/08/1924 giải quyết tranh chấp giữa Hi Lạp và Vương quốc Anh về vụ chuyển nhượng Mavromatis Palestine, Tòa án thường trực Công lý quốc tế xác định tranh chấp “là một bất đồng về một vấn đề của luật pháp hoặc của thực tiễn, hay
là một xung đột về quan điểm pháp lý hoặc về lợi ích của hai chủ thể”2
Theo UNCLOS, thuật ngữ “giải quyết tranh chấp” được đề cập ở nhiều điều khoản UNCLOS đồng thời giành riêng Phần XV, bao gồm 21 điều quy định cụ thể về nguyên tắc, biện pháp, thiết chế và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp Tuy không đưa ra định nghĩa về cơ chế giải quyết tranh chấp, các quy định của UNCLOS cho thấy Công ước tuân thủ nguyên tắc hòa bình giải
1
Xem Kỷ yếu hội thảo: Nguyễn Toàn Thắng, Cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước Luật Biển 1982 – thực
tiễn áp dụng trong vụ Philipines kiện Trung Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam
2 PCIJ, The Mavromatis Palestine Concessions, Publications of The Permanent Court of International Justice,
Series A – No 2, August 30th 1924, p 11
Trang 14quyết tranh chấp của luật pháp quốc tế Vì vậy, có thể hiểu “cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS” bao gồm tổng thể các nguyên tắc, cách thức, thủ tục, phương tiện và thiết chế pháp lý, có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau, được thiết lập để điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể tranh chấp, xác lập quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong việc giải quyết xung đột, mâu thuẫn phát sinh trong quá trình giải thích hay áp dụng UNCLOS
1.1.2 Phạm vi giải quyết tranh chấp
Theo quy định tại điều 279 UNCLOS, cơ chế giải quyết tranh chấp quy
định tại phần XV được áp dụng đối với các tranh chấp liên quan đến giải thích
và áp dụng các quy định của UNCLOS Như vậy, phạm vi giải quyết tranh chấp
theo quy định của UNCLOS tương đối rộng, bao gồm các lĩnh vực, vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của UNCLOS, liên quan chủ yếu đến những nội dung như:
i Quy chế pháp lý của các cấu trúc địa chất trên biển;
ii Việc thực hiện quyền đi lại trên biển của các quốc gia (quyền tự do hàng hải, quyền đi qua không gây hại, quyền quá cảnh, quyền đi qua vùng nước quần đảo);
iii Việc khai thác, quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên biển;
iv Các hoạt động nhằm bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
v Các hoạt động nghiên cứu khoa học biển;
vi Các hoạt động liên quan đến khai thác, sử dụng Vùng–
di sản chung của nhân loại
Tuy nhiên, UNCLOS quy định những ngoại lệ cho phép các bên hữu quan không áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS Những ngoại lệ này
được quy định tại điều 297, cụ thể:
- Tranh chấp liên quan đến việc thực thi quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển;
Trang 15- Tranh chấp liên quan đến quyền tùy ý của quốc gia ven biển trong việc cho phép tiến hành nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó theo đúng quy định tại điều 246 và quyền của quốc gia trong việc đình chỉ hoặc chấm dứt việc nghiên cứu khoa học biển theo đúng quy định tại điều 253; và
- Tranh chấp liên quan đến việc thực hiện quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đối với nguồn tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế3
UNCLOS đồng thời cho phép các bên tranh chấp, trên cơ sở tuyên bố bằng văn bản vào thời điểm ký, phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước, không áp dụng cơ chế của UNCLOS để giải quyết một số tranh chấp cụ thể4:
- Tranh chấp liên quan đến hoặc định ranh giới các vùng biển được quy định tại các điều 15, 74 và 83;
- Tranh chấp liên quan đến xác lập chủ quyền lãnh thổ, đến vịnh lịch sử
hoặc danh nghĩa lịch sử (historic titles);
- Tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự được thực hiện bởi các tàu thuyền và phương tiện bay nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại;
- Tranh chấp liên quan đến các hoạt động đảm bảo thực thi pháp luật (law
enforcement activities) của quốc gia ven biển để thực hiện các quyền chủ quyền
và quyền tài phán được nêu tại khoản 2,3 điều 297 liên quan đến việc tiến hành nghiên cứu khoa học biển và khai thác tài nguyên sinh vật biển;
- Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc
Bên cạnh việc giải quyết tranh chấp về giải thích, áp dụng UNCLOS, các
cơ quan tài phán được thành lập theo quy định của Công ước có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp về giải thích, áp dụng một điều ước quốc tế khác, với điều
kiện:
3
Xem Jillaine Seymour, “The International Tribunal for the Law of the Sea: A Grreat Mistake?”,Indiana
Journal of Global Legal Studies, 2006, p 4
4 UNCLOS, điều 298 Xem Shigeru Oda, “Dispute Settlement Prospects in the Law of the Sea”, I.C.L.Q., 1995,
p 863-864
Trang 16i Thỏa thuận này có liên quan đến mục đích của UNCLOS; và
ii Có quy định về việc trao quyền giải quyết tranh chấp cho cơ quan tài phán cụ thể5
Những cơ quan tài phán này đồng thời có quyền áp dụng các biện pháp tạm thời và giải quyết vấn đề giải phóng tàu thuyền khi bị một quốc gia bắt giữ hay trả tự do cho thủy thủ đoàn của tàu đó6
1.2 Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
Luật quốc tế được hình thành trên cơ sở thỏa thuận của các quốc gia - chủ thể cơ bản của luật quốc tế Đây cũng chính là một trong những đặc trưng cơ bản trong quan hệ giữa các quốc gia Không có một cơ quan, một tổ chức quốc
tế siêu quốc gia, đứng trên các quốc gia, áp đặt ý chí cho hoạt động của các quốc gia Điều này cũng không có nghĩa là luật quốc tế cho phép tồn tại trong hỗn loạn, vô chính phủ Trong quan hệ quốc tế rất thường phát sinh tranh chấp
Trước nguy cơ các quốc gia có thể sử dụng vũ lực để giải quyết các xung đột, mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế đã có nhiều biện pháp, thủ tục được đặt ra để giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế Những biện pháp, thủ tục giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế đã được áp dụng từ lâu nhưng phải đợi đến thế
kỷ XX, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế mới trở thành nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, được các quốc gia trên thế giới thừa nhận
Vấn đề giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế được nêu ra ngay từ thế
kỷ XVI, Hugo Grotius7 trong cuốn “Về quyền chiến tranh và hòa bình” đã phân
tích các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp như đàm phán, trung gian và trọng tài Phải tới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế mới được ghi nhận trong công ước La Haye 1907
Trang 17Công ước La Haye 1907 về giải quyết các xung đột quốc tế ngày
18/10/1907 tại Điều 1 quy định: “nhằm ngăn ngừa hết mức việc sử dụng vũ lực
trong quan hệ giữa các quốc gia, các cường quốc kết ước thỏa thuận sử dụng mọi nỗ lực để bảo đảm giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế”
Giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế tiếp tục được đề cập trong
Hiệp ước Brian – Kellog ngày 27/08/1928: “Các bên tham gia ký kết nhân danh
các dân tộc mà mình đại diện, trịnh trọng tuyên bố lên án việc dùng chiến tranh
để giải quyết các tranh chấp quốc tế, và từ bỏ việc sử dụng chiến tranh như chính sách quốc gia trong quan hệ giữa họ với nhau”.Cũng tại Hiệp ước Brian –
Kellog, Điều 2 nhấn mạnh: ”Các bên tham gia ký kết công nhận rằng việc điều
chỉnh hay giải quyết mọi tranh chấp hay xung đột phát sinh giữa họ, bất kể tính chất hay nguồn gốc như thế nào, sẽ chỉ được giải quyết bằng biện pháp hòa bình”
Giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế trở thành nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả các quốc gia trên thế giới, là nguyên tắc mang tính mệnh lệnh
(jus cogen) của pháp luật quốc tế, được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp
quốc, tuyên bố về các nguyên tắc quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia năm 1970 (Nghị quyết 2625 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 24/10/1970), Định ước Helsinki 1975, Tuyên bố Manila 1982 của Liên hợp quốc về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế (Nghị quyết 37/10 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 05/11/1982) và trong rất nhiều điều ước quốc tế đa phương và song phương khác
Điều 33, khoản 1 Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên bố năm 1982 của Liên hợp quốc về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế đã cụ thể hóa các
biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp: “Các bên đương sự trong mọi cuộc
tranh chấp mà sự kéo dài các tranh chấp đó có thể đe dọa việc duy trì hòa bình
và an ninh quốc tế phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, thông qua các tổ chức quốc tế hay các dàn xếp khu vực, hoặc bằng biện pháp hòa bình khác do
họ tự lựa chọn”
Trang 18Phù hợp với điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc, điều 279 Công ước
Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) quy định: “Các quốc gia thành viên có ngh a
vụ giải quyết mọi tranh chấp bằng các phương pháp h a bình và vì mục đích này, cần tìm ra các giải pháp bằng các biện pháp đ được nêu ở Điều hoản của iến chương Liên hợp quốc” Đây là nguyên tắc cơ bản chi phối
toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp của UNCLOS, thể hiện ở những điểm chính sau:
- Tất cả các quốc gia sẽ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không phương hại đến hòa bình, an ninh quốc tế Các biện pháp hòa bình có thể là: đàm phán, trung gian, hòa giải, Tòa án hoặc các biện pháp hòa bình khác do các bên lựa chọn
- Các quốc gia là bên tranh chấp có nghĩa vụ từ bỏ bất kỳ hành vi nào làm trầm trọng thêm tình hình hiện tại và đe dọa, phá hoại hòa bình, an ninh quốc tế
-Các tranh chấp quốc tế được giải quyết trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, phù hợp và theo thỏa thuận của các bên liên quan
UNCLOS không cho phép bảo lưu8 nên các quốc gia thành viên có nghĩa
vụ tuân thủ các quy định về giải quyết tranh chấp tại Phần XV của Công ước
Tuy nhiên, UNCLOS trao cho các thành viên quyền lựa chọn biện pháp hòa bình
để giải quyết xung đột, mâu thuẫn phát sinh, dù đó là biện pháp ngoại giao hay tài phán, trao đổi quan điểm trực tiếp hay thông qua bên thứ ba9 Trong trường hợp tranh chấp vẫn chưa được giải quyết, mặc dù các bên đã tuân thủ các qui định của UNCLOS, một trong các bên có thể đưa vụ việc ra trước Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS để có quyết định cuối cùng10
1.3 Các thiết chế tài phán có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982, Điều 287, khoản 1 quy
định: “Khi ký hay phê chuẩn Công ước hoặc tham gia Công ước, hay ở bất kỳ
8
UNCLOS, điều 309
9 UNCLOS, điều 280, 284
10 UNCLOS, điều 287 Xem Jonathan I Charney, “The Implication Expanding International Dispute Settlement
Systems: The 1982 Convention on the Law of the Sea”, A.J.I.L., 1996, p 69
Trang 19thời điểm nào sau đó, một quốc gia được quyền tự do lựa chọn, dưới hình thức tuyên bố bằng văn bản, một hay nhiều biện pháp sau đây để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước:
giải quyết một hay nhiều loại tranh chấp đ được quy định rõ trong đó”
Như vậy, UNCLOS không quy định một cơ quan tài phán duy nhất mà cho phép các quốc gia quyền lựa chọn trong số bốn thiết chế tài phán sau:
- Tòa án Công lý quốc tế;
- Tòa án Luật biển quốc tế;
- Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS; và
- Tòa trọng tài đặc biệt thành lập theo Phụ lục VIII của UNCLOS
1.3.1 Tòa án Công lý quốc tế (International Court of Justice)
Tòa án Công lý quốc tế (International Court of Justice) là một cơ quan tài phán chính của Liên hợp quốc, được thành lập vào năm 1945 với tiền thân là
Tòa Thường trực Công lý quốc tế (Permanent Court of International Justice)
Tòa án Công lý quốc tế có trụ sở tại Cung điện Hòa Bình (Peace Palace) tại La Haye, Hà Lan11 Tòa án Công lý quốc tế là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc-được thành lập tại Hội nghị San Francisco năm 1945 trên cơ sở Điều 92 đến Điều 96 Hiến chương Liên hợp quốc, Quy chế của Tòa án Công lý quốc tế, Bộ quy tắc của Tòa án Công lý quốc tế Tòa chính thức đi vào hoạt động từ ngày 06/02/1946, là cơ quan tài phán có ưu thế vượt trội trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và phân định biển Tòa án Công lý quốc tế
có chức năng cơ bản là giải quyết hòa bình các tranh chấp giữa các quốc gia phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế Bên cạnh chức năng xét
11 Điều 22 Quy chế của Tòa án Công lý quốc tế
Trang 20xử, Tòa án Công lý quốc tế còn có chức năng tư vấn về các vấn đề pháp lý theo yêu cầu của Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an hoặc các cơ quan khác của Liên hợp quốc hoặc theo yêu cầu của các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc Cho đến nay, đã có 161 vụ (xét xử 135 vụ, tư vấn 26 vụ) được đưa ra giải quyết tại Tòa án Công lý quốc tế, trong đó số lượng vụ kiện giải quyết tranh chấp liên quan đến lĩnh vực biển là gần 40 vụ: tranh chấp chủ quyền và phân định biển
Thẩm phán của Tòa án Công lý quốc tế
Điều 2 Quy chế của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) quy định : “Tòa án có
cơ cấu là một hội đồng các thẩm phán độc lập, được lựa chọn, hông căn cứ vào quốc tịch, trong số những người có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng các yêu cầu đề ra ở nước họ để chỉ định giữ chức vụ xét xử cao nhất, hoặc là những luật
Theo đó, việc lựa chọn thẩm phán của Tòa án công lý quốc tế cần xác định:
- Các thẩm phán được lựa chọn không căn cứ vào quốc tịch;
- Các thẩm phán phải là những cá nhân có phẩm chất đạo đức cao, đáp ứng các yêu cầu đề ra ở nước họ để chỉ định giữ chức vụ xét xử cao nhất;
- Các thẩm phán phải là các luật gia có uy tín được công nhận trong lĩnh vực luật quốc tế;
- Các thẩm phán phải là những người làm việc độc lập.13Ngoài những điều kiện nêu trên, Thẩm phán của Tòa án công lý quốc tế còn phải đại diện cho các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới (Điều 9 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế)
Số lượng thành viên của Tòa là 15 thành viên, trong đó không thể có hai người cùng quốc tịch14
, với nhiệm kỳ 09 năm và có thể được bầu lại, tuy nhiên lần bầu cử đầu tiên có một phần ba số thẩm phán có nhiệm kỳ 03 năm và một
12 Quy chế của Tòa án Công lý quốc tế
13 TS Nguyễn Hồng Thao, Tòa án công lý quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2000, tr 33
14 Điều 3 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc
Trang 21phần ba thẩm phán có nhiệm kỳ 06 năm Các thẩm phán do Đại hội đồng và Hội đồng bảo an bầu ra theo danh sách lập bởi Tổng thư ký Liên hợp quốc15
Các thẩm phán của Tòa là các thẩm phán độc lập Họ không đại diện cho chính phủ của nước mình cũng như đại diện cho bất kỳ chính phủ nào.Trong trường hợp quốc gia tranh chấp không có thẩm phán mang quốc tịch nước mình
trong thành phần của Tòa thì họ có quyền đề cử “thẩm phán ad hoc” 16 , theo
khoản 2, Điều 31 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế :”Nếu trong thành phần có
mặt xét xử của Tòa án có một thẩm phán có quốc tịch của một bên, thì bên kia
có thể cử một người theo sự lựa chọn của mình để tham gia vào việc xét xử với
tư cách một thẩm phán” Do vậy, có thể thấy Thẩm phán ad hoc của Tòa án
Công lý quốc tế là thẩm phán do một hoặc các bên tranh chấp không có thẩm phán mang quốc tịch nước mình trong thành phần của Tòa án đề cử Các thẩm phán được lựa chọn không phụ thuộc vào quốc tịch
Thẩm quyền của Tòa án công lý quốc tế
Tòa án Công lý quốc tế thực hiện hai thẩm quyền chính: giải quyết các tranh chấp quốc tế và đưa ra các kết luận tư vấn Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn này, em chỉ phân tích thẩm quyền của Tòa án Công lý trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế, theo đó Tòa có thẩm quyền giải quyết những xung đột, mâu thuẫn về một vấn đề pháp lý do các bên tranh chấp yêu cầu, được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc hoặc trong các điều ước quốc tế khác, bao gồm cả UNCLOS.17
Cơ sở thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án Công lý quốc tế dựa trên sự đồng ý của các quốc gia Đây là nguyên tắc đã được nêu trong Điều 36,
khoản 1 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế : “Tòa có thẩm quyền tiến hành xét tất
cả các vụ việc mà các bên đưa ra cũng như tất cả các vấn đề được nêu riêng trong Hiến chương Liên hợp quốc hoặc trong các hiệp ước, các công ước đang
có hiệu lực”
15
Điều 7 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc
16 Thẩm phán ad hoc là thẩm phán do một bên tranh chấp không có thẩm phán mang quốc tịch của quốc gia đó
trong thành phần của Tòa án đề cử
17 Ts Nguyễn Hồng Thao, Tòa án Công lý quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2000, tr 57
Trang 22Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án Công lý quốc tế thông qua hoạt động xét xử được ghi nhận tại khoản 1 Điều 35 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa được thiết lập theo ba phương thức: (1) Chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa án Công lý quốc tế theo từng vụ kiện (thông qua thỏa thuận đặc biệt/thỏa thuận thỉnh cầu – Special Agreement); (2) Chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa án Công lý quốc tế trong các điều ước quốc tế; hoặc (3) Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa án Công lý quốc tế
Theo đó:
- Chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo vụ việc: Các quốc gia tranh chấp có
thể thỏa thuận, ký một điều ước quốc tế riêng biệt đề nghị Tòa án Công lý quốc
tế xem xét phân giải tranh chấp của họ Thỏa thuận này mang tính chính thức, nêu rõ đối tượng tranh chấp, các câu hỏi cần giải quyết, phạm vi thẩm quyền của Tòa, phạm vi luật áp dụng
- Chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa trong các điều ước quốc tế:Thẩm
quyền của Tòa án Công lý quốc tế có thể được xác lập hoặc thông qua các điều khoản đặc biệt trong các hiệp ước song phương và đa phương thừa nhận trước thẩm quyền của Tòa Theo đó, các bên thỏa thuận trước rằng, khi có tranh chấp xảy ra trong việc giải thích và thực hiện điều ước quốc tế, một bên có thể đưa tranh chấp ra trước Tòa án Công lý quốc tế
- Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa:Điều 36, khoản 2 quy định như sau: “các nước thành viên của Quy chế này bất kỳ lúc nào
và không cần một thỏa thuận đặc biệt nào, đối với một nước khác bất kỳ cũng chấp nhận một ngh a vụ như vậy, thẩm quyền xét xử của T a án đối với tất cả các tranh chấp pháp lý có liên quan đến: giải thích hiệp ước; vấn đề bất kỳ của luật pháp quốc tế; sự tồn tại của bất kỳ sự kiện nào, nếu xác định được, tạo nên
18 “ifso facto”: thuật ngữ pháp lý Latinh, có nghĩa là “đương nhiên”
Trang 23sự vi phạm một cam kết quốc tế; tính chất hoặc mức độ bồi hoàn do vi phạm một
Theo quy định trên, khi cả hai quốc gia tranh chấp đều có tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa và các tuyên bố này của họ đồng thời có cùng phạm vi hiệu lực đối với một tranh chấp như vậy thì có thể coi là Tòa có thẩm quyền xét xử tranh chấp đó
Thủ tục giải quyết tranh chấp của Tòa án Công lý quốc tế
Theo quy định của Bộ quy tắc Tòa án Công lý quốc tế và Quy chế của Tòa án Công lý quốc tế, quy trình thủ tục chung về giải quyết tranh chấp của Tòa án Công lý quốc tế gồm các bước sau: (1) thiết lập thủ tục tố tụng; (2) các bước thủ tục chính: thủ tục viết, thủ tục nói, nghị án và ra phán quyết, thi hành phán quyết; (3) các bước thủ tục bổ trợ: xác lập thẩm quyền của Tòa án và xem xét phản đối sơ bộ thẩm quyền của Tòa; chỉ định biện pháp tạm thời, xét xử vắng mặt
(1) Thiết lập thủ tục tố tụng tại Tòa
Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Quy chế Tòa án Công lý quốc
tế, thủ tục tố tụng tại Tòa án Công lý quốc tế có thể được thiết lập dựa trên cơ sở một trong hai sự kiện pháp lý sau đây: (i) Thông báo về thỏa thuận riêng biệt chấp nhận thẩm quyền của Tòa (Notification of the Special Agreement) hoặc (ii) Đơn khởi kiện bằng văn bản (Application)
(2) Các thủ tục tố tụng chính
(i) Đối với thủ tục xét xử Thủ tục giải quyết một vụ tranh chấp trước Tòa án Công lý quốc tế được quy định cụ thể trong Quy chế của Tòa, gồm hai giai đoạn:
- Thủ tục viết: Điều 43 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế, Điều 44 Bộ quy
tắc Tòa án Công lý quốc tế quy định thủ tục viết bao gồm trao đổi các bản bị vong lục (Memorial) và Phản bị vong lục (Counter-memorial) tới Tòa và các
19 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế
Trang 24bên Trong trường hợp cần thiết, các bản phúc đáp (Reply) và bản kháng biện (Rejoinder) tiếp theo, cũng như tất cả các tài liệu hỗ trợ khác sẽ được tiến hành
Các biện hộ (Pleadings) bao gồm cả biện hộ bằng văn bản (written pleading) và biện hộ bằng miệng (Oral pleading) Mặc dù, Bộ quy tắc Tòa án Công lý quốc tế chỉ đề cập đến các biện hộ bằng văn bản, nhưng trong Hướng dẫn thực tiễn của Tòa án Công lý quốc tế (Pratice Directions VI) đã có sự đề cập
và phân biệt giữa biện hộ bằng văn bản và biện hộ bằng miệng Các bên tương đồng về lợi ích có thể nộp chung các bản biện hộ (ví dụ, trong vụ thềm lục địa biển bắc giữa Đức/ Đan Mạch; Cộng hòa Liên Bang Đức/ Hà Lan, Đan Mạch và
Hà Lan đã nộp một bản kháng biện chung)
Các bản biện hộ bắt đầu bằng một đơn kiện (Application) sẽ bao gồm một bản Bị vong lục của bên đệ trình đơn; một bản Phản Bị vong lục (Counter-Memorial) của bên kia Tòa án có thể ủy quyền hoặc trực tiếp yêu cầu sẽ có sự trả lời của bên đệ trình đơn (bên nguyên đơn) và một bên đáp lại của người trả lời nếu các bên cùng thực hiện đệ trình đơn (đơn chung) nếu các bên đồng ý hoặc nếu Tòa tự quyết định (Proprio motu) hoặc theo yêu cầu của một trong các bên về việc các bản biện hộ là cần thiết (Điều 45 Bộ Quy tắc Tòa án Công lý quốc tế)
- Thủ tục nói: Sau khi kết thúc thủ tục viết, vụ việc chuyển sang thủ tục
tranh tụng (Oral preedings) Tòa án Công lý quốc tế sẽ ấn định ngày mở thủ tục nói trên cơ sở có tính đến yêu cầu của các bên và thời gian biểu của Tòa, trong trường hợp phát sinh vấn đề, Tòa có thể hoãn lại việc mở hoặc tiếp tục thủ tục nói Tuy nhiên, Tòa cũng sẽ lưu ý đến vấn đề mở hoặc hoãn thủ tục nói đối với các yêu cầu ưu tiên quy định tại Điều 74 Bộ Quy tắc Tòa án Công lý quốc tế và bất cứ trường hợp đặc biệt nào khác, bao gồm các trường hợp khẩn cấp của vụ việc cụ thể (Điều 54 Bộ Quy tắc Tòa án Công lý quốc tế)
Tòa án Công lý quốc tế trên cơ sở xem xét quan điểm của các bên, có thể quyết định một phần hoặc toàn bộ thủ tục nói được tiến hành ở một nơi khác trụ
sở của Tòa Các chủ thể có thể tham gia thủ tục nói của phiên tòa bao gồm:
Thẩm phán (Judge), Thư ký (Registar), các bên tranh chấp (Parties) là đoàn đại
Trang 25diện của mỗi bên thường gồm: Người đại diện (Agent), luật sư tư vấn (Counsel), luật sư tranh tụng (Avocate) và các chuyên gia, người hỗ trợ khác, người làm chứng (witness), chuyên gia (expert), phiên dịch viên
Sau khi kết thúc thủ tục viết, sẽ không có thêm các tài liệu được đệ trình tới Tòa bởi một trong các bên, trừ khi, với sự đồng thuận của bên kia hoặc Tòa
án sau khi nghe các bên, nếu thầy tài liệu đó là cần thiết, có thể cho phép cung cấp các tài liệu đó tới Tòa
Tòa án Công lý quốc tế sẽ xác định các bên trình bày bản lập luận (Argument) trước hay sau khi đưa ra các bằng chứng Tuy nhiên, các bên vẫn có quyền đưa ra ý kiến về các bằng chứng đã cung cấp Phương pháp giao bằng chứng và kiểm tra người làm chứng, chuyên gia, số lượng luật sư tư vấn, luật sư tranh tụng đại diện cho các bên sẽ do Tòa giải quyết sau khi quan điểm của các bên được xác định phù hợp với Điều 31 Bộ Quy tắc Tòa án Công lý quốc tế
Một phần hoặc toàn bộ phiên điều trần (Hearing) sẽ được Tòa án Công lý quốc tế tổ chức công khai trừ khi Tòa án có quyết định khác hoặc các bên yêu cầu không công khai (Điều 59 Bộ Quy tắc Tòa án Công lý quốc tế)
Tòa án Công lý quốc tế có thể đề nghị các bên cung cấp bằng chứng hoặc các giải trình tương đương như vậy tại bất cứ thời điểm nào nếu Tòa xét thấy là cần thiết để làm sáng tỏ bất cứ khía cạnh nào của vấn đề Tòa cũng có thể tự tìm kiếm các thông tin khác cho mục đích này Trong trường hợp cần thiết, Tòa sắp xếp cho việc tham dự của người làm chứng hoặc chuyên gia để cung cấp các bằng chứng (Điều 62 Bộ Quy tắc Tòa án Công lý quốc tế)
Tòa án Công lý quốc tế có thể quyết định tại bất cứ thời điểm nào về việc
tự mình hoặc theo yêu cầu các bên để thực hiện chức năng của Tòa liên quan đến thu thập chứng cứ tại nơi có liên quan đến vụ kiện, tùy thuộc vào các điều kiện mà Tòa có thể quyết định sau khi xem xét quan điểm của các bên (Điều 66
Bộ Quy tắc Tòa án Công lý quốc tế)
Bất cứ bản phúc đáp bằng văn bản nào của các bên cho: (i) bất cứ các điểm hoặc vấn đề nào mà Tòa án Công lý quốc tế chỉ ra cần các bên tự xác định
cụ thể; (ii) các câu hỏi và yêu cầu giải thích của Tòa đối với cá đại diện, luật sư
Trang 26tư vấn, luật sư tranh tụng của các bên, hoặc bất cứ bằng chứng hay sự giải trình nào được các bên cung cấp theo đề nghị của Tòa để làm sáng tỏ bất cứ khía cạnh nào của vấn đề mà Tòa nhận được sau khi kết thúc thủ tục nói, sẽ được thông tin cho bên kia và bên đó có quyền đưa ra ý kiến về các trả lời này Trong trường hợp cần thiết, Tòa có thể mở lại thủ tục nói (Điều 72 Bộ Quy tắc Tòa án Công lý quốc tế)
Nghị án và phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế
Phần nghị án của Tòa được tiến hành bằng các phiên họp không công khai
và được giữ bí mật (khoản 3 Điều 54 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế)
Phán quyết của Tòa có giá trị chung thẩm và bắt buộc đối với các bên
Trong lĩnh vực Luật biển, các phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế chiếm một
tỷ lệ đáng kể và Tòa có những đóng góp quan trọng, đặc biệt liên quan đến phân định biển
Trong thời gian qua, Tòa án Công lý quốc tế đã tập trung làm rõ và phát triển các khái niệm về phân định biển Trong vụ thềm lục địa biển Bắc, Thềm lục địa Tuynidi/Libi, Vịnh Maine và thềm lục địa Libi/Manta, Tòa đã phát triển khái niệm công bằng, về các tiêu chuẩn công bằng cũng như các nguyên tắc về công bằng như: nguyên tắc đất thống trị biển Tòa cũng phải đối diện, giải quyết vấn đề mới nảy sinh: yêu cầu của Canada và Mỹ về việc vạch một đường ranh giới đơn nhất cho cả thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong vụ Vịnh Maine 1984 Đường ranh giới đơn nhất cũng là chủ đề của ba vụ tranh chấp đưa
ra trước Tòa: phân định biển Ghine Bitxao/Senegal năm 1991; vụ Jan Mayen và Greenland năm 1993 và phân định biển và các vấn đề lãnh thổ giữa Quatar và Bahrein năm 2001
1.3.2 Tòa án quốc tế về Luật biển (International Tribunal for the Law of the Sea)
Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) được thành lập và hoạt động theo Phụ lục VI của Công ước về luật biển 1982 và Quy chế của Tòa án quốc tế về
Trang 27luật biển Tòa có trụ sở ở Hambourg, Đức.20
Theo Quy chế của Tòa án quốc tế
về Luật biển Điều 21, Điều 22, Điều 288, Điều 297, Điều 298 UNCLOS thì Tòa
án quốc tế về Luật Biển có thẩm quyền giải quyết: (i) các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng UNCLOS; (ii) các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các hiệp định khác; (iii) các yêu cầu về quyết định biện pháp bảo đảm tạm thời (đối với vụ kiện đang giải quyết và cả vụ kiện đang chờ một Tòa án được thành lập để giải quyết); (iv) các yêu cầu phóng thích thủy thủ đoàn và tàu thuyền Đặc biệt, chủ thể có quyền đệ trình một tranh chấp trước Tòa án quốc tế về Luật biển không chỉ bao gồm các quốc gia thành viên của UNCLOS mà còn mở rộng với các chủ thể khác không phải là thành viên của
UNCLOS, các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tư nhân “trong bất ỳ trường
hợp quy định rõ tại Phần XI hoặc trong bất ỳ tranh chấp được đệ trình theo bất
ỳ thỏa thuận hác trao thẩm quyền cho T a mà tất cả các bên tranh chấp đều
( thẩm quyền này thuộc Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến
đáy biển) Tính đến tháng 09/2015, có 24 vụ kiện được đệ trình Tòa án quốc tế
về Luật biển giải quyết Trong đó, phần lớn các vụ kiện là vấn đề áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, giải quyết tranh chấp về việc bắt giữ, giải phóng tàu và đoàn thủy thủ trên tàu Tòa án quốc tế về Luật biển là thiết chế hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp về bắt giữ và giải phóng khẩn cấp tàu và đoàn thủy thủ, về áp dụng các biện pháp tạm thời, bồi thường thiệt hại Vai trò này của Tòa
án quốc tế về Luật biển ngày càng có ý nghĩa hơn trong điều kiện phát triển các hoạt động hàng hải và mở rộng quyền cho các quốc gia theo quy định của UNCLOS
Thẩm phán của Tòa án quốc tế về Luật biển
Nhìn chung, việc lựa chọn thẩm phán của Tòa án quốc tế về Luật biển cũng giống như thẩm phán của Tòa án Công lý quốc tế Theo đó, thẩm phán của Tòa án quốc tế về Luật biển hoạt động độc lập, được lựa chọn trong số các cá
20 Theo khoản 2, Điều 1 Quy chế của Tòa án quốc tế về Luật biển
21 International Tribunal for the Law of the Sea (ITLOS), xem tại: http://www.itlos.org/index.php?id=2&L=0
Trang 28nhân uy tín về công bằng, liêm khiết, có năng lực chuyên môn trong lĩnh vực Luật biển (khoản 1, Điều 2 Quy chế Tòa án quốc tế về Luật biển) Ngoài ra, việc lựa chọn thẩm phán cũng phải đảm bảo có sự đại diện của các hệ thống pháp lý chủ yếu trên thế giới và sự phân chia công bằng về mặt địa lý (khoản 2, Điều 2 Quy chế của Tòa án quốc tế về Luật biển) Cụ thể có 05 khu vực địa lý: Châu Á, Châu Phi, khu vực Đông Âu, khu vực Mỹ La tinh và vùng biển Caribe, khu vực Châu Âu và các khu vực khác
Nhiệm kỳ của các thẩm phán là 09 năm và họ có quyền tái cử, cứ sau ba năm thì thành phần của Tòa án được thay đổi một phần ba
Tòa án quốc tế về Luật biển cũng tiếp thu kinh nghiệm của Tòa án Công
lý về hình thức “Thẩm phán ad hoc”, theo đó, thẩm phán ad hoc là thẩm phán do
một hoặc hai bên tranh chấp không có thẩm phán mang quốc tịch nước mình trong thành phần của Tòa án đề cử
Cơ cấu của Tòa án quốc tế về Luật biển
Ngoài Tòa toàn thể gồm 21 thẩm phán như trên đã trình bày thì Tòa án quốc tế về Luật biển còn lập các Viện để giải quyết các tranh chấp đặc biệt
Viện giải quyết tranh chấp về đáy biển Sea bed disputes chamber):
Thành phần của Viện này gồm 11 thành viên do Tòa án lựa chọn trong các thành viên đã được bầu của Tòa theo đa số các thành viên
Việc lựa chọn phải đảm bảo sự đại diện cho các hệ thống pháp luật chủ yếu trên thế giới và nguyên tắc phân chia công bằng về mặt địa lý Các Thẩm phán của viện được lựa chọn lại sau 03 năm và có thể được lựa chọn thêm một nhiệm kỳ nữa Khi hết nhiệm kỳ 03 năm, nếu vụ việc nào vẫn chưa giải quyết xong thì các Thẩm phán của nhiệm kỳ vừa kết thúc của Viện sẽ tiếp tục công việc với vụ việc đó cho tới khi kết thúc Số lượng thẩm phán tối thiểu cần thiết
để Viện có thể họp và ra phán quyết là 07, do Tòa án lựa chọn trong các thành viên của mình
Trang 29Viện giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển có thể lập ra một
“T a ad hoc” 22
gồm 03 thành viên trong số thành viên của mình để xét xử một
vụ tranh chấp nhất định mà Viện có trách nhiệm theo đúng điểm b, khoản 1,
Điều 188 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 :”Một Tòa ad hoc đặc
biệt của Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển được lập ra theo đúng Điều 6 của Phụ lục VI, theo yêu cầu của bất cứ bên tranh chấp nào”
Viện rút gọn trình tự tố tụng: Mục đích thành lập Viện này nhằm thúc đẩy
nhanh việc giải quyết các vụ việc Viện gồm 05 thẩm phán, trong đó Chánh án
và Phó Chánh án của Tòa án là 02 thẩm phán “ex officio” 23
và 03 thẩm phán khác Bên cạnh đó, Tòa án có quyền chọn thêm 02 thẩm phán “dự bị” để thay những thẩm phán thấy mình không thể tham dự vào các phiên họp Số thẩm phán tối thiểu để Viện ra phán quyết là 03 thẩm phán
Viện giải quyết tranh chấp đặc biệt (Special chamber): Theo Điều 15,
khoản 1 Quy chế của Tòa án, nếu thấy cần thiết, Tòa án có thể lập ra một hay nhiều Viện gồm 03 thẩm phán hoặc nhiều hơn tùy theo sự suy xét của Tòa án để xét xử các loại vụ kiện nhất định Trong cuộc họp ngày 14/02/1997, Tòa án quốc
tế về Luật biển đã quyết định thành lập 02 Viện đặc biệt thường trực với thành phần lấy từ các thành viên của Tòa án Các viện này sẽ tiến hành xét xử nếu các bên có yêu cầu
Thẩm quyền của Tòa án quốc tế về Luật biển
Thẩm quyền của Tòa án quốc tế về Luật biển do các quốc gia thành viên thỏa thuận xác định trong Công ước, trong Quy chế và được cụ thể hóa trong Nội quy của Tòa án.Về nguyên tắc, thẩm quyền của Tòa dựa trên sự đồng ý rõ ràng của các bên tranh chấp và được xác định theo đúng thủ tục Trong trường hợp có sự tranh cãi về vấn đề Tòa án quốc tế về Luật biển có thẩm quyền hay không, thì vấn đề này sẽ do Tòa quyết định (khoản 4 Điều 288 Công ước24
và Điều 58 Nội quy của Tòa án quốc tế về Luật biển) Thẩm quyền của Tòa về giải
22
Tòa ad hoc: Tòa đặc biệt
23 Thuật ngữ pháp lý La tinh: đương nhiên
24 Khoản 4 Điều 288 Công ước: “Trong trường hợp có sự tranh cãi về vấn đề một toà án có thẩm quyền hay
không thì vấn đề này do toà án đó quyết định”
Trang 30quyết tranh chấp sẽ bao gồm thẩm quyền xét quyền được đưa vấn đề ra Tòa (thẩm quyền về thủ tục) và thẩm quyền xét xử về nội dung tranh chấp được đưa
ra theo đúng thủ tục và thẩm quyền xét xử “ex aequo et bono”25 (theo lẽ công bằng)
Quy trình, thủ tục tố tụng của Tòa án quốc tế về Luật biển
Quy trình và thủ tục xét xử: Tương tự như Tòa án Công lý quốc tế, Tòa án
quốc tế về Luật Biển thực hiện quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp qua hai giai đoạn chính: thủ tục viết và thủ tục nói (Điều 44, khoản 1 Bộ Quy tắc Tòa án quốc tế về Luật Biển), bên cạnh đó là các thủ tục bổ trợ: áp dụng các biện pháp tạm thời (Provisional measures), thủ tục sơ bộ (Preliminary proceedings), phản đối sơ bộ (Preliminary objections), các yêu cầu phản tố (Counter-Claims), can
dự (Intervention), ngừng vụ việc (Discontinuance), giải phóng khẩn cấp tàu và các thủy thủ đoàn (biện pháp thả tàu nhanh-Promt release of vessels and crews)
Cơ sở pháp lý trực tiếp quy định về quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp của Tòa án quốc tế về Luật biển gồm Phần XV UNCLOS, Điều 54 đến Điều 88 Bộ Quy tắc Tòa án quốc tế về Luật biển
Cụ thể:
Bước 1: Thiết lập thủ tục tố tụng trước T a
Đề thiết lập thủ tục tố tụng trước Tòa án quốc tế về Luật biển, các bên có thể thực hiện bằng một trong hai cách thức sau: Thông báo thỏa thuận đặc biệt (Notification of a Special Agreement) giữa các bên về đệ trình một tranh chấp tới Tòa (Điều 21, khoản 1 Quy chế của Tòa án quốc tế về Luật biển; Điều 55 Bộ Quy tắc Tòa án quốc về Luật biển); hoặc thông qua một đơn kiện bằng văn bản (written application) (Điều 24, khoản 1 Quy chế Tòa án quốc tế về Luật biển;
Điều 54 Bộ Quy tắc Tòa án quốc tế về Luật biển)
Bước 2: Tiến hành thủ tục viết
Thủ tục viết bao gồm việc thông tin và trao đổi tới Tòa và tới các bên bản biện hộ bao gồm: bản bị vong lục (Memorials), phản bị vong lục (Counter-
25 Thuật ngữ pháp lý La tinh, nghĩa là theo lẽ công bằng
Trang 31memorials), trong trường hợp Tòa cho phép, sẽ gồm bản Phúc đáp (Reply), bản Kháng biện (Rejoinder) cũng như các tài liệu hỗ trợ khác Việc trình bày các bản phúc đáp và bản kháng biện được phép khi Tòa cho rằng điều đó là cần thiết (Điều 44, khoản 2; Điều 60; Điều 61, khoản 3 Bộ Quy tắc Tòa án quốc tế về Luật biển)
Bước 3: Tiến hành thủ tục nói
Trước khi mở thủ tục nói, Tòa có thể họp để trao đổi các quan điểm liên quan đến thủ tục viết và thực hiện vụ việc Trước ngày đã ấn định cho việc mở thủ tục nói, Tòa cân nhắc, theo quy định của Điều 68 Bộ Quy tắc Tòa án quốc tế
về Luật biển, cho phép thẩm phán có cơ hội để trao đổi quan điểm liên quan đến các biện hộ bằng văn bản và tiến hành vụ việc, xem xét liệu có cung cấp bất cứ chỉ dẫn hay đặt bất cứ câu hỏi nào cho các bên phù hợp với Điều 76 Bộ Quy tắc Toàn án quốc tế về Luật biển, xem xét liệu có đề nghị các bên cung cấp bất cứ bằng chứng hoặc sự giải trình nào phù hợp với Điều 77 Bộ Quy tắc Tòa án quốc
tế về Luật biển và xem xét bản chất, phạm vi và các dạng câu hỏi cũng như vấn
đề sẽ được Tòa quyết định
Thủ tục nói bao gồm các phiên điều trần do Chánh Tòa điều hành với sự tham gia của người đại diện, luật sư tư vấn, luật sư tranh tụng, người làm chứng của mỗi bên và các chuyên gia (Điều 44, khoản 3 Bộ Quy tắc Tòa án quốc tế về Luật biển) Các phiên điều trần được tổ chức công khai trừ khi Tòa có quyết định khác trên cơ sở yêu cầu của các bên (Điều 26, khoản 2 Quy chế Tòa án quốc tế về Luật biển; Điều 74 Bộ Quy tắc Toàn án quốc tế về Luật biển)
Phán quyết của Tòa án quốc tế về Luật biển
Phán quyết của Tòa án có giá trị chung thẩm và bắt buộc đối với các bên tranh chấp (khoản 2 Điều 33 Quy chế của Tòa án quốc tế về Luật biển)
Kể từ khi bắt đầu hoạt động năm 1996, ITLOS đã giải quyết 18 vụ kiện,
02 kết luận tư vấn Vụ kiện đầu tiên được xác lập là tranh chấp biên giới biển
Trang 32vào năm 2009 trong phân định ranh giới hàng hải giữa Bangladesh và Myanmar trong Vịnh Bengal26
1.3.3 Tòa Trọng tài đặc biệt (Special Arbitration Tribunal) thành lập theo Phụ lục VIII của UNCLOS
Tòa Trọng tài đặc biệt gồm 05 thành viên Mỗi bên trong vụ tranh chấp cử
02 thành viên có trình độ chuyên môn cao trong các lĩnh vực thuộc chức năng giải quyết của Tòa Hai thành viên này được các bên tranh chấp tùy ý lựa chọn
từ danh sách các chuyên viên Sau đó, các bên tranh chấp sẽ thỏa thuận cử Chánh tòa Trọng tài đặc biệt Chánh tòa Trọng tài đặc biệt phải là công dân của nước thứ ba Nếu các bên không thể tiến hành việc này thì Tổng thư ký Liên hợp quốc thực hiện, trừ trường hợp các bên thỏa thuận giao phó cho một người hay một nước thứ ba do họ lựa chọn tiến hành việc cử người Các ủy viên này phải
có quốc tịch khác nhau, họ không được làm việc cho một bên nào trong vụ tranh chấp, không được cư trú thường xuyên ở trên lãnh thổ của một trong các bên tranh chấp và không phải là công dân của một trong các bên tranh chấp27
Danh sách chuyên viên của Tòa Trọng tài đặc biệt được thành lập theo bốn lĩnh vực sau: (i) Danh sách chuyên viên liên quan đến đánh bắt hải sản do
Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (Food and Agriculture Organization - FAO) lập ra và duy trì; (ii) Danh sách chuyên viên liên quan đến bảo vệ và giữ gìn môi trường biển do Chương trình của Liên hợp quốc về môi trường lập và duy trì; (iii) Danh sách chuyên viên nghiên cứu khoa học về biển
do Ủy ban hải dương học liên chính phủ lập và duy trì; (iv) Danh sách chuyên viên về hàng hải và ô nhiềm môi trường do tàu thuyền hay do nhận chìm gây ra
do Tổ chức hàng hải quốc tế (International Maritime Organization –IMO) hoặc tùy theo mỗi trường hợp, do cơ quan phụ trợ thích hợp mà tổ chức, chương trình hoặc ủy ban nói trên đã ủy quyền thực hiện chức năng này28
27 Khoản 2 Điều 3 Phụ lục VIII Công ước
28 Điều 2 Phụ lục VIII Công ước
Trang 33Theo quy định tại Phụ lục VIII Công ước, mỗi quốc gia thành viên có thể chỉ định 08 chuyên gia vào danh sách chuyên viên (mỗi lĩnh vực cử 02 người)
Các chuyên gia được cử phải là người nổi tiếng công tâm, liêm khiết, có uy tín lớn trong lĩnh vực luật quốc tế, về khoa học hay kĩ thuật trong bốn lĩnh vực nêu trên
Tòa Trọng tài đặc biệt được lập ra với nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các điều khoản của UNCLOS trong một số lĩnh vực riêng biệt như đánh bắt hải sản, nghiên cứu khoa học biển hoặc hàng hải, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển, kể cả nạn ô nhiễm do các tàu thuyền hay do nhấn chìm.29
Nếu các bên tranh chấp yêu cầu, Tòa Trọng tài đặc biệt có thể đưa ra các khuyến nghị Khuyến nghị của Tòa Trọng tài đặc biệt không có giá trị giải quyết tranh chấp mà chỉ là cơ sở đề các bên tiến hành xem xét lại những vấn đề liên quan.30
Phán quyết của Tòa Trọng tài đặc biệt được thông qua bằng đa số phiếu,
có giá trị chung thẩm và ràng buộc các bên tranh chấp
1.3.4 Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS
Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS (Arbitration Under Annex VII of UNCLOS) theo quy định tại Điều 287, Điều 288, Điều 290,
có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, thẩm quyền tự xác định thẩm quyền và thẩm quyền chỉ định các biện pháp tạm thời Đặc biệt, Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS có thẩm quyền không chỉ đối với các tranh chấp gữa các quốc gia thành viên của UNCLOS mà còn giữa các chủ thể không là thành viên của UNCLOS (với điều kiện tuân thủ quy định tại Điều 1 Phụ lục VII UNCLOS) Ngay cả trong trường hợp các bên hoặc chưa đưa ra lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp theo khoản 1 Điều 287 UNCLOS hoặc lựa chọn thủ tục này không còn hiệu lực hoặc các bên không lựa chọn cùng thủ tục theo quy định
29 Điều 1 và Điều 5 của Phu lục VIII Công ước
30 Khoản 3 Điều 5 Phụ lục VIII Công ước
Trang 34của UNCLOS, Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS cũng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên cơ sở khoản 3, khoản 5 Điều 287 Tính đến tháng 11/2015, 13 vụ kiện đã được yêu cầu Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS giải quyết (trong đó, Tòa Trọng tài thường trực quốc tế PCA đóng vai trò cơ quan đăng ký cho 12 vụ kiện)
Cơ cấu tổ chức của Tòa Trọng tài đƣợc thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS
Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII bao gồm 5 thành viên, có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng các quy định của UNCLOS31 Điều 1 Phụ lục VII quy định: với điều kiện phải tuân thủ Phần
XV, bất kì bên nào trong vụ tranh chấp có quyền đưa vụ việc ra giải quyết theo thủ tục trọng tài bằng thông báo văn bản gửi tới bên kia trong vụ tranh chấp
Trong trường hợp cả hai quốc gia liên quan tham gia vụ kiện, mỗi bên sẽ lựa chọn trọng tài viên và sau đó thỏa thuận thuận lựa chọn 3 thành viên còn lại32 Trong trường hợp một bên liên quan không tham gia vụ kiện, việc thành lập Tòa trọng tài được tiến hành như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo khởi kiện, bị đơn có nghĩa vụ chỉ định trọng tài viên; nếu điều này không được thực hiện, nguyên đơn có quyền yêu cầu Chánh án Tòa án Luật biển quốc tế chỉ định trọng tài viên33
- Trong trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận về việc lựa chọn một hoặc các thành viên còn lại của Tòa trọng tài, Chánh án Tòa án Luật biển quốc tế sẽ thực hiện việc lựa chọn 3 thành viên của Tòa trọng tài trên cơ sở trong danh sách trọng tài viên được thiết lập phù hợp với điều 2 (Phụ lục VII), trong thời hạn 30 ngày, trên cơ sở yêu cầu và tham vấn các bên tranh chấp34
Chức năng của Tòa Trọng tài đƣợc thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS
31
UNCLOS, Phụ lục VII, điều 3 (b)
32 UNCLOS, Phụ lục VII, điều 3 (b-d)
33 UNCLOS, Phụ lục VII, điều 3 (c-e)
34 UNCLOS, Phụ lục VII, điều 3 (d, e)
Trang 35Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS có chức năng giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng UNCLOS như:
- Một quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp
mà không được một tuyên bố còn hiệu lực nào bảo vệ, thì được xem là đã chấp nhận thủ tục Trọng tài theo Phụ lục VII35;
- Nếu các bên tranh chấp không chấp nhận cùng một thủ tục để giải quyết tranh chấp thì được xem là đã chấp nhận thủ tục Trọng tài theo Phụ lục VII, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.36
Thủ tục tố tụng và giá trị pháp lý của phán quyết Trọng tài
Thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp tại Tòa được bắt đầu bởi một Thông báo bằng văn bản của nguyên đơn gửi tới bị đơn Thông báo phải kèm theo bản trình bày các yêu sách và lý do làm căn cứ cho các yêu sách đó37
Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, Tòa sẽ tự quy định thủ tục giải quyết tranh chấp bằng cách tạo điều kiện cho mỗi bên có khả năng bảo vệ quyền và trình bày các căn
cứ của mình tại Tòa.38
Nhằm giúp Tòa giải quyết hiệu quả các vụ tranh chấp, theo quy định của UNCLOS, các bên liên quan có nghĩa vụ cung cấp cho Tòa mọi tài liệu, các điều kiện thuận lợi, sự chỉ dẫn thích đáng và khả năng, nếu điều đó là cần thiết, có khả năng dẫn ra và nghe các nhân chứng, các chuyên gia tại phiên tòa Nếu một trong các bên tranh chấp bác thẩm quyền của Tòa, từ chối tham gia vụ kiện hoặc không trình bày lý lẽ của mình tại Tòa, thì bên kia có thể yêu cầu Tòa tiếp tục trình tự tố tụng và phán quyết Do vậy, việc một bên vắng mặt hoặc không trình bày các lý lẽ của mình không cản trở tiến trình giải quyết tranh chấp tại Tòa39
35 UNCLOS, Điều 287 (3)
36
UNCLOS, Điều 287 (5)
37 Điều 1 Phụ lục VII UNCLOS
38 Điều 5 Phụ lục VII UNCLOS
39
Trang 36Phán quyết của Tòa trọng tài được thông qua theo nguyên tắc đa số
Trong trường hợp ngang phiếu thì phiếu của Chánh Tòa có giá trị quyết định40
Về nội dung, phán quyết của Tòa chỉ giới hạn trong phạm vi nội dung của vụ tranh chấp và phải nêu rõ căn cứ mà Tòa dựa vào để ra được phán quyết Về hình thức, phán quyết của Tòa phải nêu tên các thành viên của Tòa đã tham gia giải quyết tranh chấp và thời gian ra quyết định Bất kỳ thành viên nào của Tòa cũng có thể đính kèm vào phán quyết ý kiến riêng hoặc bất đồng của mình41
Về giá trị pháp lý, phán quyết của Tòa có giá trị chung thẩm, các bên không được kháng cáo, trừ khi có thỏa thuận về thủ tục này42 Do vậy, nếu các bên tranh chấp có thỏa thuận trước về việc kháng cáo thì vụ việc có thể được xem xét lại
Các bên tranh chấp phải tuân theo phán quyết của Tòa Bất kỳ tranh cãi nào có thể xảy ra giữa các bên liên quan đến việc giải thích hay thực hiện phán quyết của Tòa thì bất kỳ bên nào cũng có quyền đưa ra Tòa đã giải quyết để quyết định Ngoài ra, nếu tất cả các bên trong vụ tranh chấp thỏa thuận, thì các tranh chấp về giải thích và thực hiện pháp quyết của Tòa có thể được đưa ra bất kỳ Tòa án nào theo Điều 287 của UNCLOS để giải quyết43
Có thể nói rằng, từ khi UNCLOS có hiệu lực đến nay, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là thủ tục được các quốc gia ưu tiên lựa chọn để giải quyết
tranh chấp liên quan đến giải thích hay áp dụng UNCLOS Theo tìm hiểu của
em, với sự hỗ trợ của Tòa Trọng tài thường trực (Permanent Court of Arbitration PCA), Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS đã và đang giải quyết 12 vụ tranh chấp sau:
1 Vụ Malaysia kiện Singapore liên quan đến việc khai thác và sử
dụng biển và tháng 07 năm 2003 Vụ việc này đã được giải quyết bằng phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 01/09/200544;
40 Điều 8 Phụ lục VII UNCLOS
41
Điều 10 Phụ lục VII UNCLOS
42 Điều 11 Phụ lục VII UNCLOS
43 Điều 12 Phụ lục VII UNCLOS
44 Vào những năm cuối của thế kỷ XX, Malaysia và Singapore đã xảy ra tranh chấp liên quan việc khai thác
và sử dụng biển Đông Cụ thể, ngày 4 tháng 7 năm 2003, giữa Malaysia kiện Singapore theo Điều 287 và Điều
1 phụ lục VII của UNCLOS Hai nước quyết định lựa chọn Tòa Trọng tài để giải quyết vụ việc với thành phần Tòa Trọng tài gồm 5 Trọng tài viên Tòa Trọng tài cho rằng, cơ quan này hiển nhiên có thẩm quyền giải quyết
đối với vụ tranh chấp trên Xem thêm: Permanent court of Arbitration (2005), Award on Agreed Terms - Case
Trang 372 Vụ Barbados kiện Trinidad và Tobago về việc phân định ranh
giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tháng 02/2004 Vụ việc này đã được giải quyết bằng phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 11/04/2006;
3 Vụ Guyana kiện Suriname liên quan đến việc phân định biên
giới trên biển giữa hai nước ngày 24/02/2004 Vụ việc này đã được giải quyết ngày 17/09/2007;
4 Vụ Bangladesh kiện Ấn Độ về việc phân định biên giới giữa hai
nước theo Điều 287, Phụ lục VII của UNCLOS vào tháng 10/2009;
5 Vụ Mauritius kiện Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
theo thủ tục trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS
để giải quyết các tranh chấp về đánh cá, bảo vệ môi trường biển
ở khu bảo tồn biển xung quanh quần đảo Chagos vào ngày 20/09/2010;
6 Vụ Argentina kiện Cộng hòa Ghana ngày 29/10/2012 theo thủ
tục Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS liên quan đến vụ việc Tòa án tối cao Cộng hòa Ghana đã ra lệnh bắt giữ và thực hiện các biện pháp tư pháp đối với tàu khu trục của Argentina ARA Libertad45;
concerning land reclamation by Singapore in and around the straits of Johor, Paragraph 12, p.4) Tòa Trọng
tài đưa ra lập luận về thẩm quyền như sau: Malaysia và Singapore đều là thành viên UNCLOS Theo quy định tại Phần XV UNCLOS có quy định về nghĩa vụ giải quyết tranh chấp về việc giải thích và áp dụng UNCLOS bằng biện pháp hòa bình Ngoài ra, cả Malaysia và Singapore đều không được một tuyên bố còn có hiệu lực bảo vệ Do đó, theo khoản 3 Điều 287 UNCLOS thì hai bên coi như đã chấp nhận thủ tục Trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS là biện pháp giải quyết tranh chấp (Xem: Permanent court of Arbitration (2005), note
35, Paragraph 2, p.2) Đồng thời, Malaysia và Singapore đều không đưa ra một tuyên bố bằng văn bản viện dẫn Điều 298 UNCLOS (Xem: Permanent court of Arbitration (2005), note 35, Paragraph 3, p.2) Thêm vào
đó, ngày 4 tháng 7 năm 2013 Malaysia đã gửi đến Singapore thông báo và tuyên bố khởi kiện theo thủ tục Trọng tài tại Phụ lục VII của UNCLOS (Xem: Permanent court of Arbitration (2005), note 35, Paragraph
4, p.2) Năm 2005, Tòa Trọng tài đã ra phán quyết về vụ kiện Theo phán quyết, Singapore phải bồi thường
374.000 ringis cho ngư dân Malaysia Xem: Nguyễn Hồng Thao, “Thực tiễn giải quyết tranh chấp biển, đảo
liên quan biển Đông bằng Trọng tài quốc tế” tại địa chỉ website:http://www.biendong.net/binh-luan/1005-
thc-tin-gii-quyt-tranh-chp-bin-o-lien-quan-bin-ong-bng-trng-tai-quc-t.html (truy cập ngày 30/5/2013)
45 Xem thêm thông tin tại địa chỉ website của PCA: https://pca-cpa.org/wp content/uploads/sites/ 175/2015/12/
PCAAnnual-Report- 2013.pdf
Trang 387 Vụ Cộng hòa Malta kiện Cộng hòa São Tome-et-Principe theo
thủ tục Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS liên quan đến việc một tàu chở dầu của Malta bị São Tome-et-Principe bắt giữ năm 2013;46
8 Vụ Timor-Leste kiện Australia liên quan đến Hiệp ước giữa
Timor–Leste và Australia năm 2013;
9 Vụ tranh chấp biển giữa Croatia và Slovenia, hai bên thỏa thuận
giải quyết bằng Trọng tài năm 2013;
10 Vụ Hà Lan kiện Nga theo thủ tục Trọng tài thành lập theo Phụ
lục VII của UNCLOS liên quan đến việc Nga đã bắt giữ tài và thủy thủ đoàn của tàu Arctic Sunrise trong vùng đặc quyền kinh
tế của Nga năm 2014;
11 Vụ Italia kiện Ấn Độ theo thủ tục Trọng tài được thành lập theo
Phụ lục VII của UNCLOS liên quan đến tai nạn của tàu chờ dầu của Italia trên vùng biển Ấn Độ năm 2015;
12 Vụ kiện Trọng tài Biển Đông giữa Philipines và Trung Quốc
năm 2013, Tòa đã ra phán quyết cuối cùng ngày 12/07/2016
1.4 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp
Giải quyết theo thủ tục mà các bên tranh chấp lựa chọn: Mục 1 phần XV
của UNCLOS ghi nhận những biện pháp hòa bình mà các bên có thể lựa chọn để giải quyết tranh chấp như thương lượng, hòa giải hay thông qua thủ tục tố tụng trọng tài, tòa án Trong trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận, tranh chấp sẽ được giải quyết theo thủ tục bắt buộc dẫn đến những quyết định ràng buộc Tuy nhiên, UNCLOS đồng thời quy định nghĩa vụ của các bên liên quan phải tiến hành trao đổi quan điểm trước khi áp dụng thủ tục bắt buộc để giải quyết tranh chấp47
46
Xem thêm thông tin tại địa chỉ website của PCA: http://www.pcacases.com/web/sendAttach/1594
47 UNCLOS, điều 283 Theo quy định tại điều 283, các bên có nghĩa vụ trao đổi, thảo luận để giải quyết tranh chấp Nghĩa vụ trao đổi quan điểm được xác định là đã thực hiện và hoàn thành khi một trong các bên tranh chấp
Trang 39Thủ tục bắt buộc dẫn đến những quyết định ràng buộc được quy định tại
Mục 2 Phần XV của UNCLOS48 Trong trường hợp này, các bên có thể lựa chọn, theo hình thức tuyên bố bằng văn bản, một hay nhiều cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp: (i) Tòa án luật biển quốc tế; (ii) Tòa án Công lý quốc tế;
(iii) Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII; (iv) Tòa trọng tài đặc biệt thành lập theo Phụ lục VIII Nếu các bên không đưa ra tuyên bố lựa chọn thì được xác định là chấp nhận thẩm quyền của Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII49
Tóm lại, chương đầu tiên này, qua việc nghiên cứu, phân tích những vấn
đề lý luận của từng cơ chế tài phán giải quyết tranh chấp theo quy định tại Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), có thể thấy UNCLOS trao cho các thành viên quyền lựa chọn biện pháp hòa bình để giải quyết những xung đột, mâu thuẫn, đặc biệt là các biện pháp tài phán: Tòa án Công lý quốc tế, Tòa trọng tài quốc tế về Luật biển, Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS hay Tòa đặc biệt thành lập theo Phụ lục VIII UNCLOS Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được cơ chế giải quyết tranh chấp, Công ước đưa
ra cơ chế bắt buộc, theo đó, một bên có thể đưa vụ việc ra trước Tòa Trọng tài
thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS
kết luận không có khả năng đạt được thỏa thuận Tham khảo Vụ Mox Plant (Ireland v United Kingdom), Biện pháp khẩn cấp, tạm thời, ITLOS, 2001, tr 95, 107, § 60; Vụ Ara Libertad (Arhentina v Ghana), Biện pháp khẩn cấp, tạm thời, ITLOS, 2012, tr 16, § 71
48 UNCLOS, điều 286
49 UNCLOS, điều 287 (1-3)
Trang 40CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG VỤ PHILIPINES KIỆN TRUNG QUỐC TRƯỚC TÒA TRỌNG TÀI THEO PHỤ LỤC VII CỦA
UNCLOS
Ngày 22/1/2013, Philippines chính thức triệu tập và gửi Thông báo và
tuyên bố khởi kiện cho Đại sứ quán Trung Quốc về quyết định đưa tranh chấp
trên biển với Trung Quốc ra giải quyết tại Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước Luật biển năm 1982 Trên cơ sở những cố gắng không thành về chính trị, ngoại giao, Philippines mong muốn tìm kiếm một giải pháp pháp lý bền vững nhằm giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước mà cả Philippines và Trung Quốc đều là thành viên50
Trước việc Philippines áp dụng các quy định của UNCLOS để giải quyết tranh chấp theo cơ chế trọng tài, Trung Quốc thể hiện quan điểm không chấp nhận thẩm quyền của các cơ quan tài phán quốc tế và quyết định không tham gia
vụ kiện Mặc dù, Trung Quốc không đồng ý và không tham gia51 vào tiến trình
trọng tài, theo Điều 9 Phụ lục VII Công ước quy định: “Khi một trong các bên
trong vụ tranh chấp không ra Tòa hoặc không trình bày các lý lẽ của mình, thì bên kia có thể yêu cầu Tòa tiếp tục trình tự tố tụng và phán quyết Việc một bên vắng mặt hay việc một bên không trình bày các lý lẽ của mình không cản trở cho trình tự tố tụng Trước khi ra phán quyết, Tòa trọng tài cần phải biết chắc chắn rằng không những Tòa có thẩm quyền xét xử vụ tranh chấp mà còn chắc rằng
tục xem xét vụ việc và Tòa Trọng tài Thường trực (Permanent Court Arbitration) đã được chọn làm Ban thư ký cho Tòa Trọng tài trong vụ kiện này
50 Xem: Bản Thông báo và tuyên bố khởi kiện của Philipines tại:
on-west-philipine-sea?Itemid=546
https://www.dfa.gov.ph/index.php/component/docman/doc_download/56-notification-and-statement-of-claim-51 “Non-acceptance and non-participation”, xem tại http://pcacases.com/web/view/7
52Công ước của liên hợp quốc về Luật biển 1982, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2014, tr.327