1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ chế giải quyết tranh chấp công ước luật biển 1982 những bài học cho việt nam

64 261 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 16,33 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Từ những nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn này, tác giả mong muốn có một cái nhìn tổng quát về cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của UNCLOS, kiến nghị các

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THU TRANG

CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 – NHỮNG BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Quốc tế

Mã số: 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Toàn Thắng

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo, Tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng, người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều từ khi bắt đầu lựa chọn đề tài, trong suốt quá trình thực hiện và cho đến khi hoàn thành luận văn này

Tôi cũng trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Luật

Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô giáo của Khoa Pháp luật Quốc tế đã truyền dạy cho tôi những kiến thức khoa học quý báu trong suốt sáu năm học tập tại trường, tới Trung tâm Thông tin thư viện đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Nguyễn Thu Trang

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1 Tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của UNCLOS 5

1.1 Khái quát về giải quyết tranh chấp quốc tế 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế 7

1.2 Cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS 10

1.2.1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp 10

1.2.2 Phạm vi giải quyết tranh chấp 11

1.2.3 Cơ quan giải quyết tranh chấp 13

1.2.4 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp 17

Chương 2 Giải quyết tranh chấp tại tòa ánLuật biển quốc tê 21

2.1 Một số nét cơ bản về Tòa án Luật biển quốc tế 21

2.2 Thành phần và cơ cấu tổ chức của Tòa án Luật biển quốc tế 22

2.3 Thẩm quyền của Tòa án Luật biển quốc tế 24

2.3.1 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp 24

2.3.2 Thẩm quyền đưa ra kết luận tư vấn 24

2.3.3 Thẩm quyền áp dụng các biện pháp tạm thời 25

2.3.4 Thẩm quyền về việc giải phóng ngay tàu thuyền và thủy thủ đoàn 27

2.4 Thủ tục xét xử và giá trị phán quyết của Tòa án Luật biển quốc tế 30

Chương 3 Việt Nam trong vấn đề Biển Đông và khả năng áp dụng UNCLOS để giải quyết tranh chấp 33

3.1 Thực trạng tranh chấp trên Biển Đông và thực tiễn giải quyết tranh chấp của Việt Nam 33

3.1.1 Thực trạng tranh chấp trên Biển Đông 33

3.1.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Việt Nam 42

3.2 Khả năng giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo UNCLOS 47

3.2.1 Những thách thức trong việc áp dụng UNCLOS 47

3.2.2 Một số giải pháp đề xuất đối với Việt Nam 52

KẾT LUẬN 55

Trang 4

Asean: Association of Southeast Asian Nations – Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á DOC: Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông

ICJ: International Court of Justice – Tòa án công lý quốc tế

ITLOS: International Tribunal for the Law of the Sea – Tòa án quốc tế về luật Biển UN: United Nations – Liên hợp quốc

UNCLOS: United Nations Convention on the law of the sea – Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời gian gần đây, vấn đề Biển Đông, đặc biệt là tranh chấp về chủ quyền đối với các đảo thuộc quần đảo Trường Sa (tên tiếng Anh là Spratly Islands) giữa các quốc gia ven Biển Đông đang ngày càng căng thẳng, gây nên nhiều lo ngại không chỉ trong khu vực mà còn đối với cộng đồng quốc tế Việt Nam với đường bờ biển dài hơn 3.000 km, mọi hoạt động hàng hải, kinh

tế, quân sự, du lịch biển đều diễn ra trên Biển Đông Hơn nữa với vị trí chiến lược và nguồn tài nguyên phong phú, Biển Đông đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với an ninh quốc phòng và nền kinh tế của Việt Nam Các quốc gia ven Biển Đông khác như Trung Quốc, Malaysia, Philippin, Brunei, Indonesia cũng đều hiểu rằng, giành được quyền kiểm soát trên Biển Đông cũng tức là

có được ưu thế rất lớn cả về kinh tế và chính trị, trong hiện tại và cả tương lai Tranh chấp tại khu vực Biển Đông đã bắt đầu từ những năm giữa thế kỷ

XX và cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nhiều hy vọng được giải quyết Bởi vậy, đây đã trở thành đề tài mà giới nghiên cứu cũng như giới chính trị quan tâm, khai thác

Là một học viên lớp Cao học Quốc tế khóa 18 của trường Đại học Luật

Hà Nội cùng với niềm yêu thích đối với Luật biển quốc tế, trước một vấn đề mang tính quốc gia như tranh chấp trên Biển Đông, tác giả mong muốn tìm hiểu kĩ hơn vấn đề này

2 Tính mới của đề tài

Cho đến nay Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu đưa ra các bằng chứng lịch sử, khoa học để chứng minh và khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tìm kiếm những giải pháp đối với những tranh chấp hiện tại ở khu vực Biển Đông Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả thì hiện nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu hoàn

Trang 6

chỉnh nào xem xét tranh chấp Biển Đông dưới góc độ các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 - văn bản pháp lý quốc tế quan trọng nhất về biển (UNCLOS) Có thể kể đến một số bài viết đã đưa ra một số phương hướng và giải pháp cho vấn đề tranh chấp Biển Đông như:

PGS.TS Nguyễn Hồng Thao, Khả năng sử dụng Tòa án Luật biển quốc tế

trong tranh chấp Biển Đông được đăng tải ngày 02/10/2011 bởi

Civillawinfor; Matthias Fueracker, Giải quyết các tranh chấp biển quốc tế

thông qua biện pháp tài phán, Báo cáo tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần

thứ nhất (Hà Nội, 11/2009) Ngoài ra, về vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển theo Công ước luật Biển 1982 thì có rất nhiều công trình nghiên cứu cả

trong và ngoài nước, có thể kể đến như: PGS.TS Nguyễn Bá Diến (2010), Cơ

chế giải quyết tranh chấp trên biển theo Công ước luật Biển 1982; Thomas

Mensah, The Dispute Settlement Regime of the 1982 United Nations

Convention on the Law of the Sea; Natalie Klein (2005), Dispute Settlement in the UN Convention on the Law of the Sea; Budislav Vukas (2004), Law of the Sea Selected writings

Chính vì những lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước luật Biển 1982 - những bài học cho Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ với hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé để tìm ra những giải pháp khoa học, hợp lý cho vấn đề tranh chấp Biển Đông hiện nay

3 Mục đích nghiên cứu

Từ những nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn này, tác giả mong muốn

có một cái nhìn tổng quát về cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của UNCLOS, kiến nghị các giải pháp khoa học, có thể ứng dụng được đối với tranh chấp trên Biển Đông, sớm đưa Biển Đông trở lại là một vùng biển hòa bình, an ninh trên cơ sở hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia ven biển

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 7

Từ những mục đích nêu trên, luận văn này có nhiệm vụ cuối cùng là tìm

ra được những giải pháp khoa học đối với Việt Nam để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, trên cơ sở các quy định của UNCLOS

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này các quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS và việc áp dụng các quy định đó để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, dưới góc độ đối với Việt Nam

Trong khuôn khổ luận văn, tác giả phân tích kĩ cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp với tình hình Biển Đông Mặt khác, tranh chấp trên Biển Đông

là một vấn đề rất rộng lớn và phức tạp, vì vậy các giải pháp luận văn đưa ra chỉ mang tính học thuật, giới hạn trong các quy định của UNCLOS, chứ không đặt nặng về các giải pháp chính trị và ngoại giao

6 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh đối chiếu, phương pháp phán đoán và suy luận logic Phương pháp tổng hợp được sử dụng để đưa các quy định của UNCLOS về cơ chế giải quyết tranh chấp thành một hệ thống giải quyết tranh chấp với nguyên tắc, phạm vi, trình tự áp dụng rõ ràng Phương pháp phân tích giúp làm sáng tỏ quy định của của điều luật Phương pháp so sánh đối chiếu được sử dụng để làm nổi bật sự ưu việt của cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Tòa án quốc tế về Luật biển so với các thiết chế tài phán quốc tế khác Còn phương pháp phán đoán được sử dụng để làm rõ được nội dung tranh chấp trên Biển Đông và các yêu sách cũng như tham vọng của các bên trong tranh chấp, từ đó suy luận ra những giải pháp có thể giải quyết

hiệu quả tranh chấp này

7 Kết cấu luận văn

Trang 8

Phần chính của luận văn chia làm ba chương với nội dung chủ yếu như sau:

Chương 1 Tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của UNCLOS

Chương này đưa ra cái nhìn tổng quát về cơ chế giải quyết tranh chấp biển, các quy định về hệ thống các cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS

và trình tự, thủ tục áp dụng các cơ chế đó

Chương 2 Giải quyết tranh chấp tại Tòa án Luật biển quốc tế

Tại đây, tác giả phân tích các cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Tòa án Luật biển quốc tế, cơ chế tài phán hiệu quả nhất đối với vấn đề Biển Đông

Chương 3 Việt Nam trong vấn đề Biển Đông và khả năng áp dụng UNCLOS để giải quyết tranh chấp

Trong chương này, tác giả đưa ra cái nhìn khái quát về thực trạng và các vấn đề tranh chấp chủ yếu trên Biển Đông, các hành động của Việt Nam từ trước đến nay Từ đó, đánh giá khả năng giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông theo các quy định của UNCLOS, và đề xuất một số giải pháp pháp lý đối với Việt Nam

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH

CHẤP THEO QUY ĐỊNH CỦA UNCLOS 1.1 Khái quát về giải quyết tranh chấp quốc tế

1.1.1 Khái niệm

Hiện nay, trong khoa học pháp lý quốc tế chưa có định nghĩa cụ thể nào

về cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế Vì vậy, để có thể đưa ra định nghĩa khái quát, cần làm rõ về mặt lý luận hai thuật ngữ: “cơ chế” và “tranh chấp quốc tế”

1.1.1.1 Khái niệm “cơ chế”

“Cơ chế” là thuật ngữ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học như tâm lý học, luật học, y học, chính trị học, kinh tế học Trong khoa học pháp

lý, “cơ chế” kết hợp với một số thuật ngữ khác tạo thành các khái niệm chuyên môn: cơ chế điều chỉnh pháp luật, cơ chế thực thi pháp luật, v.v Tuy nhiên, nội dung của thuật ngữ “cơ chế” được hiểu và giải thích với nhiều nghĩa khác nhau

Từ điển tiếng Pháp “Le petit Larousse” định nghĩa “cơ chế” (mécanisme) là cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau [32] Theo từ điển Oxford, trong tiếng Anh, “cơ chế” (mecanism) được hiểu với hai nghĩa khác nhau: (i) cơ chế là hệ thống các bộ phận hoạt động cùng nhau trong cùng một cỗ máy và (ii) cơ chế là một quá trình tự nhiên hoặc được thiết lập nhờ đó một hoạt động nào đó được tiến hành hoặc được thực hiện [34]

Trong tiếng Việt, “cơ chế” được các nhà ngôn ngữ học giải thích là cách thức theo đó một quá trình được thực hiện hoặc cách thức sắp xếp theo một trình tự nhất định hoặc cách thức sắp xếp, tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện [21] Tuy nhiên, các nhà kinh tế học không chỉ giải thích

“cơ chế” là cách thức, quy cách thực hiện mà còn nhấn mạnh đến sự tác động

Trang 10

lẫn nhau giữa các yếu tố cấu thành hệ thống, theo đó “cơ chế” là khái niệm dùng để chỉ sự tương tác giữa các yếu tố kết thành một hệ thống mà nhờ đó hệ thống có thể hoạt động [14]

Như vậy, mặc dù có những cách hiểu khác nhau, thuật ngữ “cơ chế” luôn được giải thích gắn liền với hoạt động của một hệ thống các bộ phận tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình hoạt động của chúng Thuật ngữ “cơ chế” chứa đựng hai nội dung chủ yếu: (i) cấu trúc của một chỉnh thể bao gồm nhiều

bộ phận hợp thành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau; (ii) cách thức vận hành hay hoạt động của chỉnh thể đó, tức là sự tương tác giữa các bộ phận trong cấu trúc của chỉnh thể theo những nguyên tắc và quá trình xác định nhằm đạt được một kết quả nhất định

1.1.1.2 Khái niệm “tranh chấp quốc tế”

Tranh chấp là hiện tượng thường xuyên, phổ biến trong đời sống xã hội nói chung và đời sống quốc tế nói riêng Từ điển tiếng Việt đã định nghĩa

“Tranh chấp là đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn

đề về quyền lợi giữa các bên” [20] Ngoài ra có thể định nghĩa về “tranh chấp” theo Tòa án thường trực Công lý quốc tế, trong phán quyết tại vụ Chuyển nhượng Mavromatis Palestine năm 1924 giữa Hy Lạp và Vương quốc Anh, như sau: “Tranh chấp là một bất đồng về một vấn đề của luật pháp hoặc của thực tiễn, hay là một xung đột về quan điểm pháp lý hoặc về lợi ích của hai chủ thể”[35]

Từ đó, có thể hiểu, “tranh chấp quốc tế” là một hoàn cảnh thực tế trong

đó các chủ thể của luật quốc tế có sự xung đột bắt nguồn từ sự khác nhau về quan điểm, lập trường và cách hiểu hay cách giải thích về pháp luật quốc tế, hoặc xuất phát từ những xung đột về lợi ích; được biểu hiện ra ngoài thành những bất đồng về cách giải thích một Điều ước quốc tế, hoặc một bất đồng

về một vấn đề pháp lý, đòi hỏi phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình

Trang 11

và dựa trên các nguyên tắc, quy phạm của luật quốc tế nhằm ổn định các quan

hệ quốc tế

Tóm lại, với sự phân tích hai thuật ngữ “cơ chế” và “tranh chấp quốc tế” nêu trên, có thể hiểu “cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế” bao gồm một chỉnh thể thống nhất các bộ phận cấu thành có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau và cách thức vận hành hay hoạt động của chỉnh thể đó theo những nguyên tắc và quá trình xác định Với cách hiểu đó, “cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế” bao gồm tổng thể các nguyên tắc, cách thức, thủ tục, phương tiện và thiết chế pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể tranh chấp, xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc giải quyết xung đột, mâu thuẫn phát sinh

1.1.2 Biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế

Biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế được hình thành từ lâu trong quan hệ quốc tế và được ghi nhận cụ thể trong Hiến chương Liên hợp quốc Theo quy định tại Điều 2 khoản 3 của Hiến chương, “Tất cả các Thành viên giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hòa bình, theo cách không làm nguy hại đến hòa bình, an ninh quốc tế và công lý” Và điều khoản tiếp theo, Điều 2 khoản 4cũng tuyên bố loại trừ hoàn toàn việc áp dụng các biện pháp vũ lực ra khỏi quan hệ quốc tế, “Tất cả các Thành viên từ

bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc” Cụ thể hóa các nguyên tắc này, Điều 33 khoản 1 Hiến chương Liên hợp quốc quy định rõ nghĩa vụ mà các nước thành viên phải tuân theo nhằm giải quyết tranh chấp theo phương thức hòa bình:

Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc

Trang 12

tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng những tổ chức hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình.

Tranh chấp quốc tế về biển cũng không phải là ngoại lệ, với quy định rõ ràng tại Điều 279 UNCLOS Các biện pháp giải quyết tranh chấp được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như: đàm phán, điền tra, trung gian, hòa giải, trọng tài và tòa án

* Đàm phán là phương thức đơn giản, hữu hiệu và cũng được sử dụng nhiều nhất hiện nay, với sự tham gia trực tiếp của các bên liên quan Đàm phán là việc thực hiện những cuộc thảo luận trao đổi quan điểm giữa các bên

có liên quan nhằm hòa giải những bất đồng, hoặc là bàn bạc giữa hai hay nhiều Chính phủ để cùng nhau giải quyết những vấn đề có liên quan đến các bên [20, tr 272] Đàm phán là biện pháp giải quyết tranh chấp linh hoạt và có hiệu quả Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, đây là biện pháp cơ bản, hữu hiệu

và thông dụng nhất để giải quyết các tranh chấp quốc tế

* Trong một số trường hợp, việc giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba Đó có thể việc tham gia của một Nhà nước thứ ba, một nhóm các chuyên gia, các tổ chức quốc tế hoặc một cá nhân có uy tín, để khuyến khích các bên tranh chấp đi đến một giải pháp cho bất đồng Có ba hình thức khác nhau, phân biệt ở mức độ tham gia của bên thứ ba vào việc giải quyết tranh chấp, đó là:

+ Hỗ trợ (good offices) hay còn gọi là môi giới, ở hình thức này, bên thứ

ba chỉ tham gia với vai trò thuyết phục các bên tranh chấp tham gia vào đàm phán để giải quyết bất đồng Vai trò này kết thúc khi cuộc đàm phán được bắt đầu, và bên hỗ trợ không tham gia vào đàm phán Ví dụ như việc hỗ trợ của Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt năm 1906 để kết thúc cuộc chiến tranh

Trang 13

Nga - Nhật; sự hỗ trợ của Liên Xô trong giải quyết tranh chấp về khu vực Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan năm 1965; hay vai trò của Pháp trong việc thúc đẩy các cuộc đàm phán trong khuôn khổ Hội nghị Paris nhằm kết thúc chiến tranh ở Việt Nam đầu những năm 1970

+ Trung gian (mediation), so với biện pháp môi giới, ở hình thức này sự tham gia của bên thứ ba tích cực và chủ động hơn Bên thứ ba tham gia vào đàm phán và có quyền đề xuất các giải pháp cho các bên tranh chấp, tuy nhiên

đề xuất này không có giá trị ràng buộc gì đối với các bên Việc sử dụng biện pháp trung gian chỉ được thực hiện khi có sự nhất trí của các bên tranh chấp

Có thể kể đến một vài vụ việc có sử dụng trung gian như: vụ tranh chấp lãnh thổ giữa Argentina và Chile đối với Kênh Beagle có Đức Giáo hoàng làm trung gian; hay hoạt động của Hoa Kỳ để giải quyết cuộc Chiến tranh Trung Đông lần thứ III giữa Israel và Ai Cập tại trại David năm 1979

+ Hòa giải (Conciliation), cũng là một hình thức có sự xuất hiện của bên thứ ba, nhưng khác với hai hình thức trên, bên thứ ba ở đây thường là một ủy ban hoặc một hội đồng được các bên trong tranh chấp thống nhất lập ra, có nhiệm vụ xem xét các vấn đề của tranh chấp, đưa ra một báo cáo chứa những điều khoản kiến nghị nhằm giải quyết tranh chấp Hình thức hòa giải mang tính chính thức cao hơn nhưng lại ít linh hoạt hơn so với trung gian Ủy ban hòa giải thường bao gồm vài thành viên, hoặc có thể chỉ có một hòa giải viên duy nhất Các kiến nghị của Ủy ban hòa giải cũng không có giá trị ràng buộc

* Hình thức phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn quốc tế hiện nay là trọng tài Điểm ưu việt lớn nhất của hình thức này so với các hình thức trên là sự ràng buộc của các phán quyết của Hội đồng trọng tài Giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài vừa đảm bảo tính linh hoạt, vừa có được những phán quyết cuối cùng mà các bên liên quan đều phải tuân thủ, tranh chấp được giải quyết hiệu quả Có thể kể đến một cơ quan Trọng tài

Trang 14

quốc tế như Tòa Trọng tài thường trực, được thành lập trên cơ sở Công ước Hague năm 1899 về Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế

* Một biện pháp cũng được các chủ thể tranh chấp sử dụng hiệu quả là các Tòa án quốc tế Cơ cấu tổ chức, thẩm quyền và trình tự thủ tục xét xử của các Tòa án quốc tế có sự khác nhau, bởi mỗi Tòa án lại được thành lập dựa trên một Điều ước hoặc một quy chế quốc tế khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là các phán quyết của các Tòa án quốc tế đều có giá trị ràng buộc, thậm chí có thể có một cơ chế cưỡng chế đối với việc không tuân thủ, như Tòa án Công lý quốc tế với cơ chế cưỡng chế của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc Một số Tòa án quốc tế có vai trò nổi bật có thể kể đến hiện nay như Tòa

án Công lý quốc tế (ICJ); Tòa án Luật biển quốc tế (ITLOS)

Ngoài ra, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Ban thư ký Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế, khu vực cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm trung gian, hòa giải và thúc đẩy các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp trên phạm vi khu vực và quốc tế

1.2 Cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS

1.2.1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp

Phù hợp với nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, Điều 279 của UNCLOS quy định:

Các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ về việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các phương pháp hòa bình theo đúng Điều 2 khoản 3 của Hiến chương Liên hợp quốc và vì mục đích này, cần phải tìm ra các giải pháp bằng các phương pháp đã được nêu ở Điều 33 khoản 1 của Hiến chương

Như vậy, trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên có thể lựa chọn tất cả các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, dù đó là biện pháp

Trang 15

ngoại giao hay tài phán, trao đổi quan điểm trực tiếp hay thông qua bên thứ ba:

- Giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán trực tiếp;

- Giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba: trung gian, môi giới, hòa giải;

- Giải quyết tranh chấp bằng cơ quan tài phán quốc tế;

- Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế;

- Những biện pháp hòa bình khác do các bên tranh chấp thỏa thuận Với mục tiêu hướng tới kết quả giải quyết tranh chấp, các bên tranh chấp không chỉ có quyền tự do lựa chọn phương thức phù hợp mà còn được quyền tiến hành các biện pháp đã lựa chọn vào bất kỳ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp (Điều 280 UNCLOS)

1.2.2 Phạm vi giải quyết tranh chấp

Vấn đề đầu tiên các quốc gia cần quan tâm khi muốn áp dụng các phương pháp giải quyết tranh chấp theo UNCLOS là những vụ việc như thế nào thì có thể được giải quyết theo các quy định của Công ước Theo quy định tại Điều 279, cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS được áp dụng đối với tất cả các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước Như vậy, phạm vi giải quyết của UNCLOS là tất cả những nội dung và lĩnh vực mà Công ước đã quy định và điều chỉnh, liên quan chủ yếu đến những vấn đề sau:

- Việc hoạch định và tuyên bố các đường ranh giới trên biển, việc thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven bờ cũng như quyền của các nước khác trên các vùng biển ấy;

- Việc bảo tồn, quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên, bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật;

Trang 16

- Quyền quá cảnh của các quốc gia không có biển đi ra biển, với những

ưu đãi và miễn trừ nhất định;

- Việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản trong Vùng, bao gồm mối quan hệ giữa Cơ quan quyền lực Vùng với các chủ thể khác;

- Các hoạt động nhằm bảo vệ và giữ gìn môi trường biển;

- Các hoạt động xây dựng và lắp đặt các đảo, công trình nhân tạo trên biển;

- Các hoạt động nghiên cứu khoa học biển; và

- Việc phát triển và chuyển giao kỹ thuật biển

Trong trường hợp tồn tại những xung đột, mâu thuẫn liên quan đến giải thích hay áp dụng nội dung UNCLOS, thì tranh chấp sẽ được xem xét giải quyết theo một trong hai hệ thống sau: hệ thống các phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp do các bên lựa chọn, quy định tại Mục 1 và hệ thống các thủ tục pháp lý bắt buộc dẫn đến các quyết định ràng buộc quy định tại Mục 2 Phần XV UNCLOS

Về xung đột giữa cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS với những

cơ chế được ghi nhận trong các điều ước quốc tế khác, Điều 282 của UNCLOS quy định: khi các quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước, trong khuôn khổ của một hiệp định chung, khu vực hay thỏa thuận hai bên, đã thỏa thuận rằng một vụ tranh chấp như vậy sẽ phải tuân theo một thủ tục dẫn đến một quyết định bắt buộc, thì thủ tục này được áp dụng thay cho các thủ tục đã được trù định trong UNCLOS, trừ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác Ngoại lệ này cho thấy sự tôn trọng ý chí và thỏa thuận của các quốc gia thành viên của Công ước, với mục đích cuối cùng là tranh chấp được giải quyết hoàn toàn

Trang 17

1.2.3 Cơ quan giải quyết tranh chấp

UNCLOS không thành lập một cơ quan giải quyết tranh chấp duy nhất

mà cho phép các bên tranh chấp lựa chọn các thiết chế tài phán sau để giải quyết tranh chấp(Điều 287):

- Tòa án Công lý quốc tế (ICJ);

- Tòa án Luật biển quốc tế (ITLOS);

- Tòa trọng tài thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước;

- Tòa trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VIII của Công ước; Mỗi bên tranh chấp có thể lựa chọn để chấp nhận thẩm quyền của một hoặc một vài cơ quan tài phán nói trên Thời điểm lựa chọn có thể là tại thời điểm quốc gia ký kết, phê chuẩn Công ước, hay bất cứ thời điểm nào khác sau

đó, và có thể tuyên bố sửa đổi hay hủy bỏ lựa chọn đó bất cứ lúc nào Tuy nhiên, đối với một tranh chấp đang trong quá trình giải quyết bằng một thủ tục được tiến hành trước một tòa án có thẩm quyền do các bên lựa chọn thì những tuyên bố sửa đổi hay hủy bỏ đó không có giá trị, trừ khi các bên có thỏa thuận khác

Trong trường hợp các bên không lựa chọn hoặc không thể nhất trí trong việc lựa chọn một trong các cơ quan tài phán trên, Tòa trọng tài thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước sẽ là cơ quan tài phán có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp

Ngoài ra, đối với các tranh chấp liên quan đến đáy đại dương (Vùng) thì các quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải chấp nhận thẩm quyền của một Viện đặc biệt thuộc Tòa án Luật biển quốc tế Tuy là một bộ phận của Tòa án Luật biển quốc tế, nhưng Viện có những nhiệm vụ độc lập, quyền hạn riêng biệt, quy định tại Mục 5 phần XI Công ước Viện có thẩm quyền xét xử gần như là độc quyền đối với những tranh chấp có liên quan tới các hoạt động tại Vùng, được quy định cụ thể tại Điều 187, cùng với một số hạn chế nhất định theo

Trang 18

Điều 189 UNCLOS Tuy nhiên, nghĩa vụ này không ảnh hưởng đến quyền tự

do lựa chọn các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp của các thành viên

1.2.3.1 Tòa án Công lý quốc tế

Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) được thành lập theo Hiến chương Liên hợp quốc; Quy chế của Tòa là một Phụ lục của Hiến chương Liên hợp quốc ICJ không có thẩm quyền tự động giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, mà chỉ giải quyết các vụ việc khi các bên chấp nhận thẩm quyền “Các quốc gia thành viên của quy chế này bất kỳ lúc nào cũng có thể tuyên bố rằng họ thừa nhận vô điều kiện đối với mỗi quốc gia khác bất kỳ đã nhận nhiệm vụ như vậy: thẩm quyền xét xử của Toà án là nghĩa vụ xét xử về tất cả các vấn đề tranh chấp pháp lý…” (Điều 36.5 Quy chế ICJ) Các quốc gia không phải là thành viên của Liên hợp quốc cũng có thể tham gia thủ tục giải quyết tranh chấp trước ICJ khi có tuyên bố thừa nhận thẩm quyền của Toà

Thành phần của Tòa bao gồm 15 thẩm phán, các thẩm phán được bầu chọn không theo quốc tịch Nhiệm kỳ của mỗi thẩm phán là 9 năm, cứ 3 năm thì được bầu chọn lại bởi Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an, tức là cứ 3 năm thì thành phần Tòa được thay đổi một phần ba Ngoài các thẩm phán thường trực, ICJ còn có các thẩm phán ad hoc, là những thẩm phán được các quốc gia thành viên lựa chọn, không bao gồm các thẩm phán thường trực Thành phần của một phiên xét xử thông thường gồm 15 thành viên (phiên họp toàn thể), ngoài ra có thể là 9, 5 hoặc 3 thành viên Số lượng thành viên của Tòa phụ thuộc và hình thức phiên tòa: Tòa rút gọn trình tự tố tụng, Tòa đặc biệt; Tòa rút gọn thành phần hay Tòa ad hoc đối với từng vụ việc

Giải quyết tranh chấp là một trong những thẩm quyền chính của Tòa Điều 33, khoản 1 của Quy chế Tòa quy định: “Tòa có thẩm quyền tiến hành xét tất cả các vụ việc mà các bên đưa ra cũng như tất cả các vấn đề được nêu riêng trong Hiến chương Liên hợp quốc hoặc trong các hiệp ước, các công

Trang 19

ước đang có hiệu lực” Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa được thiết

lập bởi sự chấp nhận của các quốc gia tranh chấp theo từng vụ việc; hoặc sự chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa trong các điều ước quốc tế; hoặc bằng một tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa

1.2.3.2 Tòa án Luật biển quốc tế

Ngoài ICJ, các bên tranh chấp có thể lựa chọn Tòa án Luật biển quốc tế (ITLOS) Đây là một cơ quan tài phán được thành lập dựa trên cơ sở các quy định của UNCLOS Vì vậy, ITLOS có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quốc tế liên quan đến việc áp dụng và giải thích các điều khoản của UNCLOS Mặc dù số vụ việc tranh chấp được đưa ra giải quyết tại ITLOS không nhiều nhưng không thể phủ nhận vai trò của Tòa trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế về khai thác và sử dụng biển Thành phần, thẩm quyền

và cơ chế giải quyết tranh chấp của ITLOS sẽ được phân tích kỹ hơn trong phần sau

1.2.3.3 Tòa trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS

Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS là cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến giải thích hoặc

áp dụng các điều khoản của Công ước (Phụ lục VII Điều 1) Thông thường Tòa trọng tài có năm thành viên (Phụ lục VII Điều 3) Các thành viên của Tòa này được lựa chọn từ một danh sách do Tổng thư ký Liên hợp quốc lập ra và nắm giữ Mỗi bên tranh chấp được quyền chỉ định không quá bốn trọng tài trong danh sách đó (Phụ lục VII Điều 2) Trong giai đoạn đầu tiên, mỗi bên lựa chọn một người trong danh sách mà mình đã chỉ định Bên Nguyên cử một thành viên trong bản danh sách các trọng tài viên và người đó có thể là công dân của nước đó Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, bên Bị phải cử một thành viên của mình Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi nhận được thông báo, ba thành viên còn lại được các bên thỏa thuận đề

Trang 20

cử, trên bản danh sách đã đưa ra, là công dân của quốc gia thứ ba Chánh tòa của Tòa trọng tài này được các bên thống nhất lựa chọn trong số ba thành viên

đó Nếu không thỏa thuận được sự lựa chọn sẽ do một cá nhân hoặc một quốc gia thứ ba mà hai bên thống nhất tiến hành (Phụ lục VII Điều 3 điểm d, e) Nếu quá thời hạn kể trên mà các bên không thể thỏa thuận được việc cử người, thì Chánh án Tòa án Luật biển quốc tế sẽ chỉ định vị trí đó

Các quyết định của Tòa trọng tài được thông qua theo đa số các thành viên của Tòa Sự vắng mặt hoặc bỏ phiếu trắng của dưới một nửa số thành viên không cản trở Tòa ra quyết định Trong trường hợp số phiếu ngang nhau, thì Chánh tòa sẽ quyết định Quyết định của Tòa có tính chất chung thẩm và bắt buộc các bên thực hiện

1.2.3.4 Tòa trọng tài đặc biệt theo Phụ lục VIII UNCLOS

Tòa trọng tài đặc biệt được quy định tại Phụ lục VIII Công ước luật Biển

1982 Tòa trọng tài đặc biệt được lập ra với nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp trong từng lĩnh vực riêng biệt liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các điều khoản của UNCLOS trong các lĩnh vực: việc đánh bắt hải sản; nghiên cứu khoa học biển hoặc hàng hải; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển,

kể cả nạn ô nhiễm do các tàu thuyền hay do nhấn chìm, v.v

Thông thường Tòa cũng có 5 thành viên, nhưng thủ tục lựa chọn thành viên của Tòa này có nhiều khác biệt so với Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS Thành phần của Tòa được lựa chọn từ một danh sách chuyên gia đặc biệt được xây dựng nên bởi các Tổ chức quốc tế đặc biệt có trách nhiệm được liệt kê bởi Công ước Mỗi lĩnh vực có một danh sách chuyên gia riêng biệt Đó là FAO (Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc) đối với vụ việc liên quan đến đánh bắt hải sản; UNEP (Tổ chức Môi trường quốc tế) trong trường hợp liên quan đến vấn đề bảo vệ và bảo tồn môi trường biển; về nghiên cứu khoa học biển thì do IOC (Hội đồng Hải dương học liên

Trang 21

chính phủ); và về lĩnh vực hàng hải, bao gồm cả việc ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển từ tàu thuyền hoặc chìm đắm sẽ do IMO (Tổ chức Hàng hải quốc tế) lập danh sách

Trước hết, bên Nguyên sẽ chọn ra từ danh sách hai chuyên gia, một trong hai người có thể là công dân của nước đó Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, bên Bị sẽ tiến hành chọn ra hai chuyên gia Thành viên thứ năm chính là Chủ tịch của Tòa trọng tài đặc biệt, cũng được lựa chọn trong danh sách chuyên gia trên, nhưng phải có sự thống nhất giữa các bên tranh chấp Nếu các bên không thỏa thuận được thì một người có uy tín hoặc một nước thứ ba mà các bên đã thỏa thuận sẽ lựa chọn thành viên thứ năm Nếu không thể thỏa thuận được nữa thì việc lựa chọn sẽ do Tổng thư ký Liên hợp quốc tiến hành, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của một trong các bên tranh chấp (Phụ lục VIII Điều 3)

Các quy định khác về thủ tục tố tụng, giá trị pháp lý của phán quyết của Tòa trọng tài đặc biệt được áp dụng “mutatis mutadis” (với những sửa đổi cần thiết về chi tiết) với các Điều 4 đến Điều 13 của Phụ lục VII về Tòa trọng tài thông thường

1.2.4 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp

Để dung hòa mục đích thành lập một cơ chế giải quyết tranh chấp hữu hiệu với quyền tự do ý chí của các quốc gia thành viên, UNCLOS đã thiết lập hai hệ thống thủ tục giải quyết tranh chấp: thủ tục hòa giải, công nhận lẫn nhau và hệ thống các thủ tục bắt buộc dẫn đến những quyết định bắt buộc, được quy định trong ba mục của phần XV

1.2.4.1 Giải quyết tranh chấp theo thủ tục mà các bên lựa chọn

Mục 1 Phần XV của UNCLOS quy định về các thủ tục áp dụng các biện pháp hòa bình truyền thống được liệt kê tại Điều 33 khoản 1 Hiến chương Liên hợp quốc mà các bên trong tranh chấp có thể lựa chọn Có thể kể đến

Trang 22

một số biện pháp như đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa

án, hoặc sử dụng những tổ chức khác Trường hợp các thành viên chấp nhận giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa giải, họ có thể áp dụng các thủ tục được trù định tại Mục 1 Phụ lục V UNCLOS Điều này có nghĩa là các bên tranh chấp có thể nhờ đến Hội đồng hòa giải, với các thành viên do các bên lựa chọn Khi đó kết luận và khuyến cáo của Hội đồng này sẽ trở thành giải pháp nếu các bên đồng ý, không có giá trị bắt buộc (Phụ lục V, Điều 7 khoản 2)

Các quốc gia thành viên có toàn quyền theo đuổi các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp theo sự lựa chọn của mình, và chỉ phải sử dụng đến hệ thống giải quyết của UNCLOS trong trường hợp không một thủ tục nào khác được chấp nhận bởi các bên

1.2.4.2 Thủ tục bắt buộc dẫn đến những quyết định ràng buộc

Trong trường hợp các bên không thể thống nhất giải quyết tranh chấp theo các thủ tục quy định tại mục 1 phần XV Công ước, tranh chấp buộc phải được đưa ra những thủ tục bắt buộc dẫn đến những quyết định ràng buộc, tức

là các bên buộc phải lựa chọn một trong các hình thức giải quyết tranh chấp như: Tòa án Công lý quốc tế (ICJ); Tòa án Luật biển quốc tế (ITLOS); Tòa trọng tài theo Phụ lục VII Công ước; hoặc Tòa trọng tài đặc biệt theo Phụ lục VIII Công ước

Tuy nhiên, các bên không cần phải đều chấp thuận việc đưa tranh chấp

ra giải quyết tại một tòa án hay hội đồng trọng tài, mà chỉ cần được đệ trình theo yêu cầu của một bên tranh chấp Các quốc gia có quyền lựa chọn rất linh hoạt cơ quan xét xử tranh chấp của mình

Một quốc gia có thể tiến hành các thủ tục bắt buộc một cách đơn phương nếu các bên tranh chấp đã tuyên bố chấp thuận hình thức tố tụng tương tự Còn đối với trường hợp các quốc gia không có tuyên bố này, Công ước sẽ

Trang 23

mặc định hình thức giải quyết tranh chấp là trọng tài Và quyết định của trọng tài là tối hậu và bắt buộc đối với các bên tranh chấp

* Các biện pháp tạm thời

Các biện pháp tạm thời có một vai trò rất quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp Một mặt đây là những biện pháp bảo vệ quyền lợi của các quốc gia trong vụ kiện, khi quyền lợi đó đang bị xâm phạm trực tiếp và cần được ngăn chặn, trong khi chờ một kết quả xét xử ràng buộc Mặt khác, các biện pháp này cũng bảo vệ các quyền lợi chung của cộng đồng quốc tế, như trong trường hợp để ngăn chặn những hành động phá hoại, hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường biển Mục đích thiết lập các biện pháp tạm thời này dựa trên cơ sở lập luận rằng: “Nguyên tắc tố tụng cơ bản là sự phán xét của tòa án cần phải có hiệu quả và cần được bảo đảm khả năng thực hiện trên thực tế, nên cần phải hạn chế một trong hai bên, hoặc cả hai bên, phá vỡ tình hình, hoặc đặt đối thủ của mình vào vị thế đã rồi” Vì vậy, UNCLOS cho phép một tòa án hay một hội đồng trọng tài quyết định áp dụng biện pháp tạm thời “thích hợp với hoàn cảnh, để bảo vệ quyền lợi tương ứng của các bên tranh chấp, hoặc để ngăn ngừa thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường biển, trong khi chờ quyết định cuối cùng” Thẩm quyền này chỉ có thể phát sinh khi hội tụ đủ các điều kiện sau:

i) Các thành viên thống nhất đưa vụ việc tranh chấp ra một cơ quan xét xử;

ii) Sự thành lập của Cơ quan xét xử được lựa chọn chưa chính thức hoàn thành;

iii) Một trong các bên tranh chấp đề nghị áp dụng các biện pháp tạm thời; và

Trang 24

iiii) Các bên tranh chấp không thỏa thuận được với nhau, trong thời gian

2 tuần kể từ ngày đề nghị áp dụng biện pháp tạm thời lên tòa án có thẩm quyền [31, tr 318]

Khi các điều kiện này hội đủ, cơ quan tài phán sẽ có thẩm quyền quy định, thay đổi, hoặc hủy bỏ các biện pháp tạm thời phù hợp, dựa trên sự đề nghị của các bên liên quan Việc áp dụng các biện pháp tạm thời cũng có những ngoại lệ và giới hạn theo quy định tại Mục 3 Phần XV

* Các ngoại lệ và hạn chế

Trong quá trình lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp, cũng như áp dụng trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp, các bên tranh chấp cần lưu ý những trường hợp ngoại lệ và hạn chế được quy định tại Điều 297 và 298 của UNCLOS Các ngoại lệ và hạn chế này đặt các quốc gia thành viên ra khỏi nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng thủ tục bắt buộc dẫn tới các quyết định bắt buộc, bao gồm một số loại tranh chấp sau:

- Tranh chấp liên quan đến việc phân định các đường ranh giới trên biển;

- Tranh chấp về các vịnh hoặc danh nghĩa lịch sử;

- Tranh chấp liên quan đến hoạt động tăng cường quân sự hoặc các hoạt động nhằm đảm bảo việc tuân thủ pháp luật;

- Tranh chấp mà Hội đồng Bảo an khi thực hiện chức năng của mình theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc có trách nhiệm giải quyết Đây có thể coi là “lỗ hổng” của cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS, thể hiện sự nhượng bộ, thỏa hiệp giữa các quốc gia trong việc thực thi thẩm quyền trên biển, đặc biệt liên quan đến việc thực hiện chủ quyền quốc gia

Trang 25

CHƯƠNG 2 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI TÒA ÁN

LUẬT BIỂN QUỐC TẾ

Theo quy định của Công ước, khi các bên tranh chấp không thể thỏa thuận được việc áp dụng một trong các thủ tục ghi nhận tại Mục 1 Phần XV Công ước, hoặc sau khi đã áp dụng mà vẫn không tìm ra các giải quyết, thì theo yêu cầu của một bên tranh chấp, họ buộc phải lựa chọn một trong bốn thủ tục bắt buộc dẫn tới các quyết định bắt buộc, bao gồm: Tòa án Công lý quốc tế; Tòa án Luật biển quốc tế; một Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS; hoặc Tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo Phụ lục VIII giải quyết các tranh chấp liên quan tới từng lĩnh vực riêng biệt

Có thể nói Tòa án Luật biển quốc tế hiện đang là một điểm sáng mới trong rất nhiều cơ quan tài phán quốc tế hiện nay, và càng ngày càng được biết đến trong cộng đồng quốc tế Những đóng góp của Tòa đã làm nổi bật hơn đặc trưng không thể nhầm lẫn được với các cơ quan tài phán quốc tế khác Thành lập tương đối muộn so với các cơ quan tài phán khác, chức năng của Tòa đã được phát huy và biết đến trong khoảng gần hai thập kỷ gần đây

2.1 Một số nét cơ bản về Tòa án Luật biển quốc tế

Công ước luật Biển 1982 quy định cuộc bầu cử đầu tiên thành lập Tòa án Luật biển quốc tế phải được diễn ra chậm nhất là sáu tháng sau ngày Công ước có hiệu lực, tức là trước ngày 15/5/1995 Tuy nhiên thỏa thuận ngày 29/7/1994 lại cho phép thay đổi nội dung phần XI của Công ước, đồng thời kéo dài thời gian chuẩn bị thành lập các cơ quan quốc tế do Công ước quy định như Tòa án Luật biển quốc tế, Cơ quan quyền lực Vùng Tới ngày 01/8/1996, cuộc bầu cử các quan tòa của Tòa án Luật biển mới được tổ chức [16, tr 314 - 315]

Hiện nay trụ sở của Tòa án được đặt tại Hamburg, Đức Với mục đích đảm bảo công bằng và quyền lợi chính đáng của mỗi quốc gia trên các vùng

Trang 26

biển và đại dương, đặc biệt là khi số lượng thành viên Công ước từ khi thành lập cho đến nay ngày càng lớn mạnh (161 thành viên) [50], thì Tòa án Luật biển quốc tế chính là một điểm tựa vững chắc đối với cộng đồng pháp lý quốc

tế

ITLOS bắt đầu hoạt đồng từ 01/10/1996 và cho đến nay đã giải quyết

được 18 vụ việc Vụ đầu tiên có tên là M/V SAIGA do Saint Vicent and

Grenadines kiện Guinea, vụ gần đây là tranh chấp giữa Panama và

Guinea-Bissau: M/V Virginia G Ở khu vực Đông Nam Á đã có hai vụ kiện được đưa

ra Tòa, đó là vụ kiện về tính pháp lý của những công trình lấn biển của Singapore do Malaysia kiện Singapore và tranh chấp giữa Bangladesh và Myanmar liên quan đến phân định đường biên giới trên biển trong vịnh Bengal Mùa hè năm 2007 đã ghi dấu hai vụ việc là Hoshinmaru và Tomimaru Hai vụ việc này đã trở thành tiêu biểu, ghi nhận sự khác biệt và những điểm ưu việt của UNCLOS so với các cơ quan tài phán khác, trong việc giải quyết các tranh chấp biển [48]

2.2 Thành phần và cơ cấu tổ chức của Tòa án Luật biển quốc tế

ITLOS được thành lập theo quy định của Công ước luật Biển 1982 và Phụ lục VI của Công ước nên thành viên của ITLOS do các quốc gia thành viên Công ước thống nhất lựa chọn Tại cuộc họp thứ 15 về Công ước luật Biển vào ngày 01/8/1996, 21 thành viên đầu tiên của ITLOS đã được lựa chọn

từ những người nổi tiếng nhất về sự công bằng và chính trực và có năng lực

đã được thừa nhận trong lĩnh vực luật Biển Trên thực tế, phần lớn các thẩm phán được lựa chọn đều đã tham gia Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc

về luật Biển (hai trong số họ là chủ tọa của Ủy ban Chính, ba người thuộc ban Thư ký của Hội nghị) và là thành viên của Ủy ban trù bị của Cơ quan Đáy biển quốc tế và Tòa án Luật biển quốc tế (có bao gồm cả Chánh án đầu tiên của Tòa) Phần lớn các thành viên của Tòa đều là những chuyên gia nổi tiếng

Trang 27

trong lĩnh vực luật Biển [45, tr 304] Một điểm đặc biệt nữa về thành viên của ITLOS là hệ thống các thành viên phải đảm bảo tính đại diện cho các hệ thống luật chủ yếu trên thế giới và một sự phân chia công bằng về mặt địa lý [25, tr 401] Quy chế lựa chọn thành viên của Tòa đảm bảo hai nguyên tắc: không có 2 thành viên có cùng quốc tịch hoặc cùng một quốc gia và ít nhất phải có 3 thành viên đại diện cho mỗi nhóm địa lý mà danh sách các nhóm này do Đại hội đồng Liên hợp quốc xây dựng Các thành viên của Tòa được bầu bằng cách bỏ phiếu kín, là những ứng cử viên đạt được số phiếu bầu cao nhất và phải được hai phần ba số quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu Dựa trên các nguyên tắc đó, cuộc họp toàn thể lần thứ 15 (diễn ra từ ngày 24 tháng

7 đến ngày 2 tháng 8 năm 1996 tại New York) đã quyết định về cơ cấu thành viên của ITLOS, đó là: Châu Phi 5 người, Châu Á 5 người, Đông Âu 3 người, Nam Mỹ 4 người và Tây Âu và các quốc gia còn lại 4 người

Nhiệm kỳ của các thành viên là 9 năm và có quyền tái cử Vì mục đích bảo đảm sự hoạt động liên tục của Tòa không bị ảnh hưởng khi các thành viên mãn nhiệm kỳ, ở cuộc bầu cử đầu tiên 7 người sẽ mãn nhiệm sau 3 năm, 7 người sẽ mãn nhiệm sau 6 năm và họ được Tổng thư ký Liên hợp quốc rút thăm chỉ định ngay sau cuộc bầu cử đầu tiên [16, tr 316] Như vậy cứ ba năm thì cơ cấu thành viên của Tòa án được thay đổi một phần ba

Để đảm bảo sự độc lập trong xét xử, Quy chế ITLOS quy định thành viên của Tòa không được đảm nhiệm bất kỳ một chức vụ chính trị hoặc hành chính hoặc trợ giúp tích cực về tài chính trong các tổ chức xí nghiệp đang tiến hành các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên biển hoặc Vùng hoặc các hoạt động thương mại khác Và thành viên của Tòa cũng không được tham gia một vụ việc cụ thể với vai trò là người đại diện, cố vấn hoặc luật sư [25,

tr 403]

Trang 28

2.3 Thẩm quyền của Tòa án Luật biển quốc tế

2.3.1 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

ITLOS có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến việc giải thích

và áp dụng UNCLOS giữa các quốc gia có văn bản tuyên bố lựa chọn Tòa (tuyên bố phải đưa ra trước khi giải quyết tranh chấp); hoặc giữa các quốc gia

có thỏa thuận song phương hoặc đa phương về việc chọn Tòa là cơ quan giải quyết tranh chấp khi xảy ra

Ngoài ra, ITLOS còn có thẩm quyền đối với các tranh chấp liên quan đến việc giải thích, áp dụng một hiệp định hoặc công ước khác có quan hệ đến những vấn đề do Công ước luật Biển 1982 đề cập Tuy nhiên UNCLOS lại cho phép các quốc gia tuyên bố bằng văn bản từ chối thẩm quyền giải quyết tranh chấp của ITLOS đối với việc giải thích, áp dụng Điều 15 (về phân định lãnh hải), Điều 74 (về phân định vùng đặc quyền kinh tế), Điều 83 (về phân định thềm lục địa); hoặc đối với tranh chấp về các vịnh và danh nghĩa lịch sử Như vậy, có thể thấy ITLOS không xem xét những tranh chấp liên quan đến chủ quyền quốc gia trên biển, trừ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác

2.3.2 Thẩm quyền đưa ra kết luận tư vấn

Bên cạnh thẩm quyền chính là giải quyết tranh chấp, Tòa còn có thẩm quyền đưa ra kết luận tư vấn Đối với các vấn đề liên quan đến quản lý và khai thác Vùng - di sản chung của nhân loại, thẩm quyền đưa ra ý kiến tư vấn được giao trực tiếp cho Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển Theo quy định tại Điều 159 khoản 10 và Điều 191 UNCLOS, Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển đưa ra ý kiến tư vấn theo yêu cầu của Đại hội đồng và Hội đồng của Cơ quan quyền lực quản lý Vùng về những vấn đề pháp lý đặt ra Ngoài ra, theo Điều 138 Quy chế của ITLOS, các bên tranh chấp có thể thống nhất đề nghị Tòa đưa ra ý kiến về một vấn đề pháp lý nếu

Trang 29

như một Điều ước quốc tế có liên quan đến mục đích của UNCLOS có quy định như vậy

Từ khi thành lập đến nay, Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển đã đưa ra ý kiến tư vấn đầu tiên ngày 1/2/2011 về trách nhiệm và nghĩa

vụ của quốc gia trong việc cho phép các cá nhân, tổ chức tiến hành các hoạt động tại Vùng [48]

2.3.3 Thẩm quyền áp dụng các biện pháp tạm thời

Các biện pháp tạm thời là các biện pháp có tính tình thế, ngăn chặn những nguy hiểm tức thời, được áp dụng một cách nhanh chóng nhằm bảo đảm quyền lợi đúng đắn của các bên tranh chấp hay để ngăn không cho môi trường biển bị xâm hại nghiêm trọng, trong khi chờ có một phán quyết cuối cùng của Cơ quan giải quyết tranh chấp

Thẩm quyền quy định các biện pháp tạm thời là một trong những thẩm quyền đáng chú ý của Tòa án Luật biển quốc tế Đối với một vụ tranh chấp được đưa ra xem xét trước Tòa, Tòa có quyền áp dụng, thay đổi hoặc là hủy

bỏ các biện pháp tạm thời Tuy nhiên, thẩm quyền này của Tòa phải thỏa mãn bốn điều kiện đã được phân tích ở phần trên Các biện pháp tạm thời đó sẽ ràng buộc các bên tranh chấp phải thực hiện, cho đến khi được thay đổi, hủy

bỏ hoặc thừa nhận bởi Tòa án chính thức giải quyết tranh chấp

Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển cũng có thẩm quyền tương tự trong việc quy định, hủy bỏ hoặc thay đổi các biện pháp tạm thời trong các vụ việc liên quan đến các hoạt động trong Vùng đáy biển quốc

tế, với các điều kiện và giới hạn tương tự

Một ví dụ về việc áp dụng các biện pháp tạm thời là vụ Cải tạo Đất (Land Reclamation Case) năm 2005 giữa Malaysia và Singapore Bất đồng về tác động của các hoạt động cải tạo đất của Singapore đối với môi trường biển, Malaysia yêu cầu Tòa đưa ra các biện pháp tạm thời để bảo vệ môi trường

Trang 30

Tòa đã yêu cầu hai bên thành lập một nhóm các chuyên gia độc lập nhằm nghiên cứu tác động của các hoạt động cải tạo đất đó Hai bên đã tuân theo và nhờ đó đạt được một kết quả tích cực Dựa vào báo cáo của các chuyên gia, Malaysia và Singapore đã có thể giải quyết bất đồng của họ một cách hòa bình thông qua việc ký kết hiệp định hợp tác

Một vụ việc khác khá điển hình về thẩm quyền áp dụng các biện pháp tạm thời của ITLOS là tranh chấp giữa Saint Vincent và Grenadines với Guinea Trong vụ việc này, Guinea đã thu giữ một chiếc tàu chở dầu tên

“M/V Saiga”, đăng ký quốc tịch Saint Vincent và Grenadines, do con tàu này tiếp xăng dầu cho các tàu đang đánh cá trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Guinea Saint Vincent và Grenadines đề nghị giải phóng con tàu, với điều kiện sẽ đặt cọc một trái phiếu làm bảo lãnh Sau khi thỏa thuận được chấp nhận, Saint Vincent và Grenadines đã chuyển giao 400.000 USD cho ngân hàng bảo lãnh Tuy nhiên Guinea không chấp nhận việc thả tàu vì nước này không đồng ý với những điều kiện do ngân hàng bảo lãnh đưa ra, và yêu cầu phải sửa đổi những điều khoản này Ngày 22/12/1997, vụ việc được các bên chính thức đưa ra giải quyết theo thủ tục tố tụng trọng tài, và Saint Vincent và Grenadines yêu cầu ITLOS ra quyết định thi hành biện pháp tạm thời Guinea cho rằng vụ tranh chấp này rơi vào các quy định thuộc Điều 297 khoản 3 của Công ước, nhằm loại bỏ các tranh chấp liên quan đến đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế ra khỏi phạm vi áp dụng của các thủ tục bắt buộc của Công ước Phía Saint Vincent và Grenadines lại dựa vào Điều 297 khoản 1 theo đó tranh chấp có liên quan đến quyền chủ quyền của các quốc gia và quyền tự do hàng hải trên vùng đặc quyền kinh tế theo Điều 58, nên thuộc phạm vi áp dụng các thủ tục bắt buộc dẫn đến các quyết định bắt buộc tại Mục 2 UNCLOS Tòa án cũng đồng tình với quan điểm này Tuy nhiên, Tòa án Luật biển đã quyết định không ban hành biện pháp tạm thời theo yêu cầu của bên

Trang 31

Nguyên, là nhanh chóng trả tự do cho con tàu, do có khả năng khi tiếp tục giải quyết có thể tranh chấp sẽ rơi vào Mục 3 Phần XV - nghĩa là Tòa không có quyền ban hành biện pháp tạm thời Quyết định này là để bảo đảm tối đa quyền lợi của các bên trong vụ việc tranh chấp

Có thể thấy, các biện pháp tạm thời do Tòa án Luật biển quốc tế áp dụng một mặt đưa các bên lại với nhau và giúp họ tìm ra được một biện pháp ngoại giao thành công, thúc đẩy tìm kiếm một giải pháp hợp lý và hòa bình cho các tranh chấp, mặt khác góp phần hạn chế các thiệt hại không đáng có do hành động của các bên tranh chấp gây ra, trong những tình thế cấp bách

2.3.4 Thẩm quyền về việc giải phóng ngay tàu thuyền và thủy thủ đoàn

Tòa án Luật biển quốc tế có thẩm quyền bắt buộc trong các vụ việc liên quan đến việc giải phóng tàu thuyền và thủy thủ tàu Công ước luật Biển 1982 cho phép các quốc gia ven biển được quyền bắt giữ một tàu thuyền nước ngoài khi có sự vi phạm pháp luật và các quy định về nguồn tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế (Điều 73 khoản 1), hoặc vi phạm các quy định về bảo vệ và bảo tồn môi trường biển (Điều 220) Tuy nhiên, các quốc gia ven biển phải ngay lập tức giải phóng tàu thuyền và thủy thủ tàu khi có một sự bảo lãnh hay một bảo đảm đầy đủ khác (Điều 73 khoản 2; Điều 226 khoản 1 điểm b) Nếu quốc gia đã tiến hành bắt giữ không tuân thủ điều này thì vấn đề giải phóng tàu có thể được đưa ra xem xét bởi một cơ quan tài phán

mà các bên chỉ định Điều 292 Công ước quy định rằng, khi biết một quốc gia thành viên tiến hành bắt giữ tàu mang cờ của một quốc gia thành viên khác hoặc không giải phóng ngay cho tàu thuyền hoặc trả tự do cho đoàn thủy thủ của nó khi nó đã thực hiện các bảo đảm tài chính, thì vấn đề giải phóng tàu thuyền và đoàn thủy thủ của nó phải được đưa ra trước một Tòa án do các bên thỏa thuận chỉ định Nếu không thỏa thuận được thì trong vòng 10 ngày kể từ

Trang 32

ngày bắt giữ, vấn đề này có thể được đưa ra trước một Tòa án do quốc gia tiến hành bắt giữ chấp nhận theo Điều 287 UNCLOS, hoặc Tòa án Luật biển quốc

tế, nếu các bên không có thỏa thuận khác Yêu cầu giải phóng tàu chỉ có thể

do quốc gia mà tàu bị bắt giữ mang cờ hoặc nhân danh quốc gia ấy đưa ra

Từ đó có thể thấy, thẩm quyền của Tòa án Luật biển quốc tế trong lĩnh vực này là bắt buộc, với điều kiện là các bên không đạt được một thỏa thuận chung về thủ tục giải quyết tranh chấp Trong trường hợp đó, thẩm quyền và các quyết định của Tòa là bắt buộc đối với quốc gia đã có hành vi bắt giữ (Điều 292 khoản 4 UNCLOS) Và thẩm quyền đó không phụ thuộc vào sự lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp theo Điều 287 Công ước của quốc gia bắt giữ hay quốc gia mà tàu mang cờ

Ví dụ, trong vụ Saint Vincent và Grenadines - Guinea, hai bên đã không chọn ra được tòa án giải quyết yêu cầu giải phóng tàu thuyền và thủy thủ của

nó, khi đó yêu cầu đã được giải quyết bởi ITLOS (phán quyết ngày 04/12/1997) Tương tự, trong vụ việc “Camouco” (giữa Panama và Pháp), Tòa đã ra quyết định giải phóng tàu thuyền và thủy thủ ngày 07/02/2000

Để xem xét kỹ hơn thẩm quyền này của Tòa án Luật biển quốc tế, ta có thể tìm hiểu hai vụ việc được coi là điển hình của ITLOS trong thẩm quyền đặc biệt nói trên, vụ Hoshinmaru và vụ Tomimaru Cả hai vụ việc đều xảy ra vào mùa hè năm 2007 và có một số điểm chung Bên cạnh điểm chung lớn nhất là liên quan đến việc giải phóng tàu và thủy thủ tàu, hai vụ việc còn có cùng nguyên đơn và bị đơn là Nhật Bản và Liên bang Nga và phán quyết của Tòa cùng ra một ngày Vụ Hoshinmaru có nội dung chính như sau, ngày 01/6/2007, tại vùng biển phía Đông bán đảo Kamchaka vùng Viễn Đông của Nga, tàu Hoshimanru bị tàu tuần tra của Nga buộc giữ lại kiểm tra, phát hiện

ra tàu này đã che giấu việc đánh bắt một loại cá hồi không có trong báo cáo ngày của tàu bằng cách lưu giữ số cá hồi đó nằm bên dưới số cá hồi được

Ngày đăng: 30/03/2018, 21:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w