Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp công cụ GIS được sử dụng xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, đánh giá sự thích nghi cây cao su trong vùng nghiên cứu và dựa trên hiện trạng kinh tế -
Trang 1BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG CÔNG CỤ GIS TRONG ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN UYÊN – TỈNH BÌNH DƯƠNG
SVTH : PHẠM THỊ HƯƠNG LAN MSSV : 06124061
LỚP : DH06QL KHÓA : 2006 – 2010 NGÀNH : Quản Lý Đất Đai
TP.Hồ Chí Minh tháng 08 năm 2010
Trang 2PHẠM THỊ HƯƠNG LAN
ỨNG DỤNG CÔNG CỤ GIS TRONG ĐÁNH GIÁ
THÍCH NGHI CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn: KS Võ Thành Hưng
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)
(Ký tên: ………)
- Tháng 8 năm 2010 -
Trang 3tiếc nuối như ngày từ giã thời học sinh 4 năm về trước…Bước chân tôi chuẩn bị bước lên con đường không êm ái mà sẽ lắm chông gai, nhưng tôi tin con đường
đó chắc chắn sẽ đưa tôi đến một chân trời mới nếu tôi biết vươn mình vượt qua Trang đời sắp được lật sang Tôi sẽ viết lên nó những nét chữ màu xanh của hy vọng Với tôi, đó là một sự kiện mà sự kiện này không phải là thành quả của riêng mình Đó là tổng hòa từ sự hy sinh, dạy dỗ của cha mẹ, thầy cô Là sự động viên, chia sẻ của bạn bè Là những thành công từng đến, thất bại từng nếm trải… Tôi cần phải biết ơn tất cả những điều đó Ngày hôm nay khi đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp – dấu mốc quan trọng trong đời sinh viên, tôi xin gởi lời cảm ơn đến họ
Trước tiên tôi muốn cám ơn ba mẹ
Dù biết lời cảm ơn không bao giờ đủ nhưng con vẫn muốn nói: cảm ơn ba
mẹ đã sinh ra con để con được làm con của cha mẹ và biết được thế giới tươi đẹp này; đã tần tảo, chắt chiu nuôi nấng con khôn lớn từng ngày; đã cho con một gia đình – bờ bến yên bình luôn che chở con trước những sóng gió cuộc đời…
Lời cảm ơn tiếp theo tôi muốn dành cho thầy cô – những người đã nâng bước em trên từng con chữ; đã gián tiếp tiếp thêm sức mạnh, thêm tri thức giúp chúng em không ngỡ ngàng để tự tin bước vào đời… Em xin gởi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là thầy cô khoa Quản lý đất đai và Bất động sản đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong quá trình học tập tại trường, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Võ Thành Hưng người đã hết lòng giúp đỡ em trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp
Cảm ơn những người bạn, những người mà tôi tin rằng không thể thiếu trong đời, tôi cám ơn họ đã luôn ở bên sẻ chia niềm vui, nỗi buồn, động viên tôi những lúc khó khăn hay thất bại Nếu không có họ, cuộc đời tôi sẽ cô đơn và buồn bã biết chừng nào Cảm ơn đại gia đình “DH06QL” đã mang lại cho tôi những phút giây hạnh phúc trong quãng đời sinh viên, cầu chúc cho các bạn và
cả tôi nữa sẽ “chân cứng đá mềm” trên con đường sắp tới
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp
Cuối cùng, xin kính chúc cha mẹ, quý thầy cô, các anh chị công tác tại phòng TN&MT huyện Tân Uyên và các bạn dồi dào sức khỏe Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!!!
Trang 4Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hương Lan, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động
sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Đề tài: “Ứng dụng công cụ GIS trong đánh giá thích nghi cây cao su trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Giáo viên hướng dẫn: KS Võ Thành Hưng, Bộ môn Công nghệ địa chính,
Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Nội dung tóm tắt của báo cáo:
Nghiên cứu đánh giá sự thích nghi cây cao su trên địa bàn huyện Tân Uyên theo chỉ dẫn của FAO giúp cho việc quy hoạch trồng cây cao su đạt hiệu quả và bền vững Đối tượng được nghiên cứu là các loại đất và khả năng thích nghi cây cao su Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp công cụ GIS được sử dụng xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, đánh giá sự thích nghi cây cao su trong vùng nghiên cứu và dựa trên hiện trạng kinh tế - xã hội của địa phương để đề xuất phân bố cây cao su trên địa bàn
Kết quả đánh giá thích thi cây cao su về mặt tự nhiên: tất cả 21 đơn vị đất đai đều phát sinh yếu tố hạn chế đến quá trình sinh trưởng và cho năng suất, không có mức thích hợp cao nhất (S1) đối với cây cao su, mức thích hợp trung bình (S2) có 5 đơn vị đất với diện tích là 36.385,50 ha (chiếm 61,32% tổng diện tích); các yếu tố gây hạn chế ở mức S2 gồm 3 yếu tố trội là đất, độ dốc, kết von và 1 yếu tố bình thường có thể cải tạo được là thành phần cơ giới Mức thích hợp thấp (S3) có 2 đơn vị đất với 67,77 ha (chiếm 0,11% tổng diện tích) hạn chế chính bởi loại đất và mức độ kết von trong đấy Phần diện tích còn lại không thích hợp đối với cây cao su bị hạn chế chủ yếu là loại đất, tiếp đó là mức độ kết von, tầng dày đất
Kết hợp phân tích kết quả chồng lớp giữa bản đồ hiện trạng và bản đồ thích nghi cây cao su với hiệu quả kinh tế của một số mô hình sử dụng đất chính trên địa bàn, đề xuất mở rộng diện tích cây cao su trên địa bàn là 1197,19 ha; trong đó chuyển đổi từ rau màu là 116 ha, điều 1130,5 ha, rừng sản xuất nghèo 30,69 ha tại các xã: Tân Định (235,5ha), Tân Bình (32,95 ha), Tân Mỹ (33,5ha), Bình Mỹ (97,74 ha), Tân Lập (137 ha), Tân Thành (228,5 ha), Hội Nghĩa (69,5 ha), Đất Cuốc (54,5 ha), Hiếu Liêm (300 ha)
Để hướng đề xuất sử dụng đất được khả thi cần kết hợp tiến hành các giải pháp
về vốn, về kỹ thuật, về thị trường để tháo gỡ những trở ngại, khó khăn ảnh hưởng đến khả năng phát triển cây cao su tại địa phương
Trang 5Chữ viết tắt
FAO (Food and Agriculture Organization)
GIS (Geographic Information System)
LUT (Land Use Type)
LUR (Land Use Requirement)
LUS (Land Use System)
LQ (Land Quatilities)
LC (Land Characteristics)
LUM (Land Mapping Units)
LUM (Land Use Mapping)
IRSG (Intemational Rubber Study Group)
Tổ chức Nông – Lương Quốc tế
Hệ thống thông tin địa lý Loại hình sử dụng đất Yêu cầu sử dụng đất
Hệ thống sử dụng đất Chất lượng đất đai Đặc tính đất đai Đơn vị bản đồ đất đai Bản đồ đơn vị đất đai Hiệp hội Nghiên cứu cao su Tổng thu nhập quốc nội Kiến thiết cơ bản Diện tích tự nhiên Đơn vị tính
Trang 6ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Phần I: TỔNG QUAN 3
I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
I.1.1 Cơ sở khoa học 3
I.1.1.1 Các khái niệm 3
I.1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đánh giá đất 4
I.1.1.3 Tổng quan về phương pháp đánh giá đất của FAO 6
I.1.1.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá đất đai 8
I.1.1.5 Tổng quan về cây cao su và kết quả phát triển cây cao su ở Việt Nam 15
I.1.2 Cơ sở thực tiễn 19
I.1.2.1 Quy hoạch phát triển cây cao su 19
I.1.2.2 Quy hoạch phát triển vùng chuyên canh nông nghiệp của huyện Tân Uyên đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 20
I.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 20
I.2.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 20
I.2.1.1 Vị trí địa lý 20
I.2.1.2 Địa hình 20
I.2.1.3 Khí hậu 22
I.2.1.4 Thủy văn, nguồn nước 22
I.2.1.5 Đá mẹ và mẫu chất hình thành đất 22
I.2.1.6 Tài nguyên đất 23
I.2.2 Hiện trạng kinh tế – xã hội 28
I.2.2.1 Điều kiện kinh tế – xã hội 28
I.2.2.2 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp 29
I.2.3 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của Tân Uyên trong phát triển cây cao su 30
I.3 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN 31 I.3.1 Nội dung nghiên cứu 31
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu 31
I.3.3 Quy trình thực hiện 31
Phần II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
II.1 SƠ LƯỢC HIỆN TRẠNG CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN 33
II.2 ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN 33
II.2.1 Xây dựng bản đồ thổ nhưỡng 34
II.2.2 Xây dựng bản đồ độ dốc 37
II.2.6 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 45
II.2.7 Đánh giá thích nghi cây cao su về mặt tự nhiên 50
Trang 7II.3.2 Dự kiến khả năng phát triển cây cao su trên địa bàn 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Trang 8SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Trình tự hoạt động đánh giá đất theo FAO, 1976 7
Sơ đồ 1.2: Cấu trúc phân hạng khả năng thích nghi đất đai ( FAO, 1976, 1983) 8
Sơ đồ 1.3: Kỹ thuật GIS trong thu thập và xử lý thông tin 11
Sơ đồ 1.4: Kỹ thuật GIS trong chồng xếp bản đồ và dự đoán khả năng 12
Sơ đồ 1.5: Quy trình đánh giá đất áp dụng 32
HÌNH Hình 1.1: Các thành phần cơ bản của GIS 9
Hình 1.2: Biểu diễn thế giới thực sử dụng mô hình dữ liệu hình học 10
Hình 1.3: Các ứng của phần mềm ArcGIS 13
Hình 1.4: Cửa sổ làm việc của ArcMap 14
Hình 1.5: Cửa sổ làm việc của ArcCatalog 14
Hình 1.6: Cửa sổ làm việc của ArcToolbox 15
Hình 1.7: Sơ đồ vị trí huyện Tân Uyên 21
Hình 2.1: Bản đồ thổ nhưỡng 36
Hình 2.2: Bản đồ độ dốc 38
Hình 2.3: Bản đồ tầng dày 40
Hình 2.4: Bản đồ thành phần cơ giới 42
Hình 2.5 : Bản đồ kết von 44
Hình 2.6: Cửa sổ Overlay Intersect chồng xếp bản đồ 46
Hình 2.7: Cửa sổ Dissolve thống kê LMU 47
Hình 2.8: Bản đồ đơn vị đất đai 48
Hình 2.9: Cửa sổ Field Calculator cập nhật field TN_So 51
Hình 2.10 Cửa sổ Field Calculator cập nhật field TN_caosu 53
Hình 2.11 Bản đồ thích nghi cây cao su về mặt tự nhiên 55
Hình 2.12Cửa sổ Overlay Intersect chồng xếp bản đồ 57
Hình 2.13 Bản đồ thích nghi cây cao su 61
Trang 9BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại đất huyện Tân Uyên 24
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động huyện Tân Uyên giai đoạn 2005 – 2009 29
Bảng 2.1: Mô tả cấu trúc bảng thuộc tính của bản đồ thổ nhưỡng 34
Bảng 2.2: Thống kê diện tích theo loại đất 35
Bảng 2.3: Mô tả cấu trúc bảng thuộc tính của bản đồ độ dốc 37
Bảng 2.4: Thống kê diện tích theo yếu tố độ dốc 37
Bảng 2.5: Mô tả cấu trúc bảng thuộc tính của bản đồ tầng dày 39
Bảng 2.6: Thống kê diện tích theo yếu tố tầng dày 39
Bảng 2.7: Mô tả cấu trúc bảng thuộc tính của bản đồ thành phần cơ giới 41
Bảng 2.8: Thống kê diện tích theo yếu tố thành phần cơ giới 41
Bảng 2.9: Mô tả cấu trúc bảng thuộc tính của bản đồ kết von 43
Bảng 2.10: Thống kê diện tích theo mức độ kết von 43
Bảng 2.11: Tiêu chuẩn kỹ thuật đất trồng cây cao su 45
Bảng 2.12: Mô tả các đơn vị đất đai 49
Bảng 2.13: Phân cấp thích nghi theo các chỉ tiêu lựa chọn 50
Bảng 2.14 Các LMU thích nghi với cây cao su 53
Bảng 2.15: Diện tích thích nghi cây cao su về mặt tự nhiên theo ranh giới hành chính 54
Bảng 2.16: Hiệu quả kinh tế của một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp 56
Bảng 2.17: Mức độ thích nghi của vườn cây cao su hiện tại 58
Bảng 2.18: Ước lượng tiềm năng sinh khối thực vật 59
Bảng 2.19: Dự kiến phát triển cây cao su trên địa bàn 60
BIỂU Biểu 1.1: Cơ cấu diện tích cây cao su 19
Biểu 1.2: Cơ cấu diện tích nhóm đất xám 25
Biểu 1.3: Cơ cấu diện tích nhóm đất đỏ vàng 26
Biểu 1.4: Cơ cấu diện tích nhóm đất phù sa 28
Biểu 2.1: Diện tích và năng suất cây cao su huyện Tân Uyên 33
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên quan điểm
sinh thái và phát triển bền vững đang là yêu cầu cấp bách nhằm kiến tạo một hệ thống
nông nghiệp bền vững về mặt sinh thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thỏa mãn
những nhu cầu của con người mà không làm hủy diệt đất đai, hạn chế ô nhiễm môi
trường
Thời gian qua, một số công trình nghiên cứu ứng dụng nội dung phương pháp
đánh giá đất của FAO (1976) cũng như sử dụng công cụ GIS vào việc chồng xếp bản
đồ, phân tích dữ liệu đã mang lại nhiều kết quả khả quan và mở ra một xu thế mới
trong nghiên cứu đánh giá đất ở Việt Nam Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều tập
trung đánh giá đất ở tầm vĩ mô, vùng miền mà chưa đi sâu vào đánh giá đất ở cấp cơ
sở – nơi mà các chính sách nông nghiệp được triển khai trực tiếp, do đó việc quy
hoạch sử dụng đất nông nghiệp nhiều nơi chưa đạt hiệu quả tốt nhất do thiếu những
thông tin về tính chất đất đai Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, cụ
thể là phát triển ngành trồng trọt phải tiến hành đánh giá đất ở cấp cơ sở để phục vụ
công tác quy hoạch vùng thích nghi cây trồng
Trong những năm gần đây, cây cao su đang trở thành một cây trồng thế mạnh
và thu hút được nhiều người trồng bởi giá trị kinh tế cao Ngoài ra, cây cao su còn có ý
nghĩa quan trọng trong vấn đề bảo vệ môi trường Cây cao su thích hợp trên nhiều loại
đất khác nhau, ngay cả trên những vùng đất hoang hóa mà các loại cây khác không thể
phát triển Tuy vậy, có một số yêu cầu về đất đai không được đáp ứng thì sẽ dẫn đến
chết cây, hoặc sinh trưởng cũng như sản lượng mủ rất kém Do đó, việc đánh giá đất
đai đúng đắn trước khi trồng sẽ giúp tránh đầu tư lãng phí và không hiệu quả
Tân Uyên là một huyện nằm phía Đông Nam tỉnh Bình Dương có tiềm năng
phát triển cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cây cao su Nhận thấy hiệu quả về mặt
kinh tế, diện tích trồng cây cao su trên địa bàn huyện ngày càng mở rộng nhưng khả
năng thích nghi và tác động về mặt xã hội, môi trường của cây cao su trên địa bàn
chưa rõ Do đó cần phải đánh giá lại vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và
môi trường để phục vụ công tác quy hoạch trồng cây cao su đạt hiệu quả lâu dài và bền
vững Điều này cần có công cụ phân tích hiện đại, chính xác, linh động, có khả năng
tích hợp dữ liệu không gian và thuộc tính cao, và GIS là công cụ được cho có khả năng
đáp ứng các yêu cầu trên
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự phân công của Khoa Quản lý đất đai
và Quản lý thị trường bất động sản trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh,
dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Võ Thành Hưng và sự giúp đỡ tận tình của
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương tôi đã tiến hành
nghiên cứu thực hiện đề tài: “Ứng dụng công cụ GIS trong đánh giá thích nghi cây
cao su tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương”
* Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên đất phục vụ cho mục đích tra cứu, sử
dụng, quản lý và cập nhật thông tin của các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý
Trang 11- Đánh giá sự thích hợp của đất cho trồng cây cao su ở huyện Tân Uyên trên cơ
sở ứng dụng phần mềm ArcGIS để tính toán các thông số kinh tế giúp cho việc quy
hoạch và phát triển cây cao su trên địa bàn huyện có khoa học và hiệu quả
* Đối tượng nghiên cứu
- Các loại đất trên địa bàn huyện Tân Uyên
- Khả năng thích nghi cây cao su ở huyện Tân Uyên
- Các phần mềm có liên qua: ArcGIS
* Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
- Thời gian nghiên cứu: 20/4 đến 20/8/2010
Trang 12Phần I: TỔNG QUAN
I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1 Cơ sở khoa học
I.1.1.1 Các khái niệm
Đất: là phần lớp mặt tơi xốp của vỏ lục địa, có độ dày khác nhau, có thể sản
xuất ra các sản phẩm của cây trồng
Đất đai: là kết quả của mối quan hệ tổng hoà giữa đất và hoạt động kinh tế xã
hội của con người trong cộng đồng dân tộc trên một lãnh thổ nhất định Về mặt không
gian thì đất đai bao gồm cả phần bề mặt với không gian bên trên và bề sâu trong lòng
đất
Đánh giá đất đai: là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của
vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất
cần phải có (FAO, 1976)
Loại hình sử dụng đất (Land Use Type – LUT): là bức tranh mô tả thực trạng
sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong những
điều kiện kinh tế – xã hội và kỹ thuật xác định
Yêu cầu sử dụng đất (Land Use Requirement – LUR): là những đòi hỏi về tính
chất và đặc điểm đất đai đảm bảo cho loại hình sử dụng đất phát triển bền vững
Chất lượng đất đai (Land Quatilities – LQ): là tính chất phức tạp của đất đai
thể hiện những mức độ thích hợp khác nhau cho nhiều loại hình sử dụng đất Nó phản
ánh tương tác của rất nhiều đặc tính đất đai
Ví dụ: Mức độ xói mòn, khả năng thoát nước, khả năng cung cấp chất dinh
dưỡng…
Đặc tính đất đai (Land Characteristics – LC):là các thuộc tính của đất đai ảnh
hưởng trực tiếp đến sự thích nghi của một hay nhiều loại hình sử dụng đất mà ta có thể
đo đếm hoặc ước tính được
Ví dụ: Độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, pH…
Yếu tố hạn chế (Limitation Factor): là chất lượng đất đai hoặc đặc tính đất đai
có ảnh hưởng bất lợi đến tiềm năng đất đai đối với loại hình sử dụng đất nhất định
Chúng được dung làm tiêu chuẩn để phân cấp các mức thích hợp
Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Units – LUM): là vùng đất xác định
trên bề mặt trái đất được nghiên cứu tất cả các thuộc tính có ảnh hưởng đến loại hình
sử dụng đất được lựa chọn Các thuộc tính này có thể bao gồm các tính chất thổ
nhưỡng, điều kiện khí hậu, đặc điểm địa hình, địa mạo, loại sử dụng đất hiện tại…Mỗi
một đơn vị đất đai mang cùng một đặc trưng của các yếu tố đơn tính, nó có thể là một
vùng hoặc thậm chí là một điểm trên bề mặt trái đất
Hệ thống sử dụng đất (Land Use System – LUS): là sự kết hợp của đơn vị bản
đồ đất đai và loại hình sử dụng đất (hiện tại hoặc tương lai)
Bản đồ đơn vị đất đai (Land Use Mapping – LUM): là bản đồ được xây dựng
trên cơ sở chồng xếp các loại bản đồ đơn tính về các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng
tới chất lượng đất đai Các khoanh/vạt đất trên bản đồ đơn vị đất đai sau khi chồng xếp
là đơn vị bản đồ đất đai
Trang 13Hệ thống thông tin địa lý (Geographical Information System – GIS): là một
thu thập có tổ chức của phần cứng, phần mềm, dữ liệu địa lý và con người được thiết
kế nhằm nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, sử dụng, phân tích và hiển thị các thông tin liên
quan đến địa lý Mục đích đầu tiên của GIS là xử lý không gian hay các thông tin liên
quan đến địa lý
Tỷ số lợi ích (B/C): là tỷ số cho biết khi bỏ ra 1 đồng vốn thì thu được bao
nhiêu đồng lời Tỷ số B/C được dùng trong các dự án phát triển cộng đồng, dùng chỉ
tiêu này mục đích là giải thích cho người dân biết về hiệu quả của dự án sẽ dễ dàng
hơn
PV(Thu) B/C = PV(Chi)
I.1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đánh giá đất
a) Tình hình nghiên cứu đánh giá đất trên thế giới
Tiếp theo những thành tựu nghiên cứu của ngành khoa học đất, công tác đánh
giá đất đai hiện đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm Các phương pháp đánh giá
đất mới dần dần phát triển thành lĩnh vực nghiên cứu liên ngành mang tính hệ thống
(tự nhiên – kinh tế – xã hội) nhằm kết hợp các kiến thức khoa học về tài nguyên đất và
sử dụng đất
Hiện nay có thể giới thiệu tóm tắt 3 phương pháp đánh giá đất chính:
- Đánh giá đất theo định tính, chủ yếu dựa vào mô tả và xét đoán
- Đánh giá đất theo phương pháp thông số
- Đánh giá đất theo định lượng dựa trên mô hình phỏng đoán định hướng
Có thể điểm qua các quan điểm và nội dung nghiên cứu đánh giá đất của một số
nước trên thế giới như sau:
* Ở Liên Xô cũ, theo hai hướng: đánh giá đất chung và riêng (theo hiệu suất cây
trồng là ngũ cốc và cây họ đậu) Đơn vị đánh giá đất là các chủng đất, quy định đánh
giá đất cho cây có tưới, đất được tiêu úng, đất trồng cây lâu năm, đất đồng cỏ và đồng
cỏ chăn thả Chỉ tiêu đánh giá đất là năng suất, giá thành sản phẩm (rúp/ha), mức hoàn
vốn, địa tô cấp sai (phần có lãi thuần túy)
* Ở Mỹ, ứng dụng rộng rãi hai phương pháp:
- Phương pháp tổng hợp: lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm tiêu
chuẩn và chú ý vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng chính (lúa mì)
- Phương pháp yếu tố: bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế để so
sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm để làm mốc so sánh với các đất khác
* Ở nhiều nước Châu Âu – phổ biến theo hai hướng: nghiên cứu các yếu tố tự
nhiên để xác định tiềm năng sản xuất của đất (phân hạng định tính) và nghiên cứu các
yếu tố kinh tế – xã hội nhằm xác định sức sản xuất thực tế của đất đai (phân hạng định
lượng) Thông thường là áp dụng phương pháp so sánh bằng cách tính điểm hoặc tính
phần trăm
* Ở Ấn Độ và các vùng nhiệt đới ẩm Châu Phi thường áp dụng phương pháp
tham biến, biểu thị mối quan hệ giữa các yếu tố bằng phương trình toán học Kết quả
phân hạng đất cũng được thể hiện ở dạng phần trăm hoặc cho điểm
Trang 14Thấy rõ được tầm quan trọng của đánh giá đất, phân hạng đất làm cơ sở cho
quy hoạch sử dụng đất, tổ chức Nông – Lương của Liên Hợp Quốc (FAO) đã tập hợp
các nhà khoa học và các chuyên gia hàng đầu ngành nông nghiệp để tổng hợp các kinh
nghiệm và kết quả đánh giá đất của các nước, xây dựng nên tài liệu “Đề cương đánh
giá đất” (FAO, 1976) Tài liệu này đã được nhiều nước vận dụng vào công tác đánh
giá đất ở nước mình và được công nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp Đến năm 1983 và những năm tiếp theo, đề cương này được
bổ sung, chỉnh sửa cùng với hàng loạt các tài liệu hướng dẫn đánh giá đất chi tiết cho
các vùng sản xuất khác nhau như cho nông nghiệp nước trời, vùng đất rừng, nông
nghiệp được tưới và đồng cỏ chăn thả,…
b) Tình hình nghiên cứu đánh giá đất ở Việt Nam
Khái niệm và công việc đánh giá đất, phân hạng đất đã có từ lâu ở Việt Nam
Để tiến hành thu thuế đất đai thì trong thời kỳ phong kiến, thực dân, đã có sự phân
chia “Tứ hạng điền – Lục hạng thổ” Sau đó nhiều công trình nghiên cứu của Vụ Quản
lý ruộng đất, Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp về
đánh giá, phân hạng đất được thực hiện nhằm cường công tác quản lý độ màu mỡ đất
và xếp hạng thuế nông nghiệp Nhiều tỉnh đã xây dựng bản đồ phân hạng đất đai cấp
xã góp phần đáng kể cho công tác quản lý đất đai trong giai đoạn kế hoạch hóa sản
xuất
Từ đầu năm 1970, Bùi Quang Toản cùng nhiều nhà khoa học của Viện Nông
hóa Thổ nhưỡng (Vũ Cao Thái, Nguyễn Văn Thân, Đinh Văn Tình,…) đã tiến hành
công tác đánh giá phân hạng đất đai ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và 9 vùng chuyên
canh
Phân loại khả năng thích hợp đất đai của FAO áp dụng lần đầu tiên vào công
trình nghiên cứu “Đánh giá quy hoạch sử dụng đất hoang Việt Nam” (Bùi Quang
Toản, 1985)
Đến năm 1986, nghiên cứu “Đánh giá phân hạng khái quát toàn quốc” (Bùi
Quang Toản, 1986) được thực hiện ở tỷ lệ 1/500.000 dựa trên phân loại khả năng đất
đai của Bộ Nông nghiệp Mỹ và các chỉ tiêu sử dụng đất, đặc điểm thổ nhưỡng, địa
hình
Năm 1993, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã chỉ đạo thực hiện công
tác đất đai trên 9 vùng sinh thái của cả nước với bản đồ tỷ lệ 1/250.000, kết quả đã xác
định được tiềm năng đất đai của vùng cũng như khẳng định nội dung và phương pháp
đánh giá đất của FAO là phù hợp với điều kiện đất nước ta
Sau đó, công tác đánh giá đất theo nội dung và phương pháp của FAO tiếp tục
được áp dụng ở các vùng kinh tế và các tỉnh nhằm phục vụ công tác quy hoạch như Hà
Tây (Phạm Dương Ưng, 1994), Bình Định năm (Trần An Phong, Nguyễn Chiến
Thắng, 1994), Đồng bằng Sông Cửu Long (Nguyễn Văn Nhân, 1996), Bạc Liêu
(Nguyễn Văn Nhân và ctg, 2000), Cà Mau (Phạm Quang Khánh và ctg, 2001)
Như vậy, công tác quản lý đất đai trên toàn quốc đã và đang được đẩy mạnh
theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nông lâm nghiệp bền vững Có thể
khẳng định rằng: Nội dung và phương pháp đánh giá đất của FAO đã được vận dụng
có hiệu quả ở Việt Nam, phục vụ hiệu quả cho chương trình quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn mới cũng như cho các dự án quy hoạch sử dụng
đất ở địa phương
Trang 15I.1.1.3 Tổng quan về phương pháp đánh giá đất của FAO
a) Sự ra đời phương pháp đánh giá đất của FAO
Từ đầu thế kỷ XX trở về trước, việc đánh giá đất đã được thực hiện ở nhiều
nước Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp đánh giá đất chỉ được căn cứ vào các yếu tố
tự nhiên, chủ yếu là các thuộc tính của đất và giữa chúng có nhiều khác biệt về mục
tiêu, về thuật ngữ, về số lượng và loại đặc điểm đất cần xem xét… để đi đến phân cấp
thích nghi, chính những khác biệt này đã làm hạn chế sự trao đổi thông tin giữa các hệ
thống Do đó, yêu cầu được đưa ra là cần có một chuẩn thống nhất về thuật ngữ cũng
như phương pháp luận trong đánh giá đất đai
Tại hội nghị Rome năm 1975, những ý kiến đóng góp cho dự thảo đánh giá đất
đầu tiên của FAO năm 1972 đã được các chuyên gia hàng đầu về đánh giá đất của
FAO biên soạn lại hình thành nên phương pháp đầu tiên của FAO về đánh giá đất đai
công bố năm 1976 với tên gọi là “A Framework for Land Evaluation” Tài liệu này đã
chuẩn hóa về thuật ngữ và phương pháp luận trong đánh giá đất thành một phương
pháp đánh giá đất đai thống nhất trên toàn thế giới
b) Các nguyên tắc trong đánh giá đất của FAO (6 nguyên tắc)
- Mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng cho các loại hình sử
dụng đất cụ thể
- Việc đánh giá đòi hỏi phải có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư
cần thiết trên các loại đất khác nhau (phân bón, lao động, thuốc bảo vệ thực vật, máy
móc,…)
- Đánh giá đất đai đòi hỏi phải đa ngành
- Đánh giá đất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn
nghiên cứu
- Đánh giá đất phải xây dựng trên nền tảng tính bền vững
- Đánh giá thích nghi thường phải so sánh nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau
c) Nội dung và tiến trình đánh giá đất của FAO
Tiến trình đánh giá đất được chia làm 3 giai đoạn chính như sau:
* Giai đoạn chuẩn bị
- Thảo luận ban đầu về phạm vi vùng nghiên cứu; nội dung và phương pháp
nghiên cứu; lập kế hoạch, phân loại và xác định các nguồn tài liệu có liên quan
- Thu thập và kế thừa các nguồn tài liệu chuyên ngành có liên quan đến đất và
việc sử dụng đất
* Giai đoạn điều tra thực tế
- Điều tra thực địa về hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả sản xuất của các loại
hình sử dụng đất nhằm lựa chọn cácloại hình sử dụng đất có triển vọng
- Nghiên cứu các yếu tố môi trường tự nhiên liên quan đến sản xuất nông
nghiệp để phân lập và xác định các đặc tính đất đai có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sử
dụng đất
- Tiến hành khoanh định các bản đồ đơn tính phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị
đất đai
Trang 16* Giai đoạn xử lý các số liệu và báo cáo kết quả
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, thống kê và đánh giá các đặc tính, chất lượng
của từng đơn vị đất đai
- Xác định các yêu cầu về đất đai của loại hình sử dụng đất được đánh giá
- Kết hợp giữa chất lượng đất đai với yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử
dụng đất để xác định các mức thích hợp đất đai cho các loại hình sử dụng đất được lựa
chọn
- Dựa vào kết quả đánh giá thích hợp đất đai để đề xuất bố trí sử dụng đất
Các bước thực hiện đánh giá đất đai được trình bày trong sơ đồ tổng quát sau:
Sơ đồ 1.1: Trình tự hoạt động đánh giá đất theo FAO, 1976
KHỞI ĐẦU
- Xác định vùng nghiên cứu
- Mục tiêu
- Số liệu và giả thiết
- Lập kế hoạch nghiên cứu
- Đối chiếu
- Tác động môi trường
- Phân tích kinh tế - xã hội
- Kiểm tra thực địa
Yêu cầu giới hạn
của việc sử dụng đất Tính chất và chất lượng đất đai
Phân loại khả năng thích nghi
đất đai KIỂM CHỨNG
TRÌNH BÀY KẾT QUẢ
Cải tạo đất đai
Trang 17d) Phân hạng thích hợp đất đai theo FAO
Theo hướng dẫn của FAO, phân hạng thích hợp đất đai được chia làm 4 cấp là
loại, hạng, hạng phụ và đơn vị
- Bộ (order) được chia thành loại thích hợp (S) và loại không thích hợp (N)
+ Loại thích hợp (S) có nghĩa là LUT sẽ có năng suất cao khi có đầu tư, không
chịu ảnh hưởng của các rủi ro hoặc gây thiệt hại đến tài nguyên đất
+ Loại không thích hợp (N) có nghĩa là đất có các yếu tố hạn chế khắc nghiệt
mà ở loại “S” không có, rất khó hoặc không thể khắc phục được đối với các LUT
- Hạng (class) chỉ ra mức độ thích hợp của loại
+ S1 hạng rất thích hợp, S2 hạng thích nghi trung bình, S3 hạng ít thích nghi
+ N1 hạng không thích nghi hiện tại, N2 hạng không thích nghi vĩnh viễn
- Hạng phụ thích hợp (subclass) phản ánh các yếu tố (chủ yếu là các yếu tố tự
nhiên) đang hạn chế khả năng sử dụng đất của vùng nghiên cứu
- Đơn vị thích hợp (unit) ngoài các yếu tố hạn chế về mặt tự nhiên còn phản ánh
các yếu tố hạn chế về quản lý sản xuất và đầu tư
Phân hạng
Bộ
(Order)
Hạng(Class)
Hạng phụ (Subclass)
Đơn vị(Unit)
Sơ đồ 1.2: Cấu trúc phân hạng khả năng thích nghi đất đai ( FAO, 1983)
I.1.1.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá đất đai
a) Giới thiệu
Công nghệ thông tin là tập hợp các ngành khoa học kỹ thuật nhằm giải quyết
vấn đề thu nhận thông tin, xử lý thông tin, quản lý thông tin, truyền thông tin và cung
cấp thông tin Công nghệ thông tin được sử dụng để thay thế một phần lao động trí óc,
để trợ giúp phần điều khiển bằng trí tuệ của con người
Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống Trong
lĩnh vực quản lý đất đai, công nghệ thông tin được ứng dụng vào hầu hết các nội dung
quản lý nhà nước về đất đai như công tác cấp giấy chứng nhận, quy hoạch, định giá,
phân hạng đất, thống kê và kiểm kê đất đai… Đặc biệt việc xây dựng các loại bản đồ
bằng công nghệ thông tin, điển hình là công nghệ GIS ngày càng phát triển, công
nghệ thông tin đã khắc phục được những nhược điểm của việc xây dựng bản đồ bằng
phương pháp thủ công như tốn nhiều thời gian, khả năng truy xuất thấp, quản lý khó
khăn, tuổi thọ sản phẩm không cao, khó cập nhật…
Trang 18Trong lĩnh vực đánh giá đất, hiện nay trên thế giới đang sử dụng một số chương
trình máy tính như ALES, ILES, AEZWIN,… để kết nối với GIS nhằm hỗ trợ cho
công tác đánh giá đất đai và phân vùng thích nghi cho cây trồng
b) Nghiên cứu ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai
Sơ lược về GIS
GIS ra đời từ đầu thập niên 60 ở Canada, nhưng trong suốt thời gian hai thập
niên 60 và 70 thì GIS cũng chỉ được một vài cơ quan chính quyền khu vực Bắc Mỹ
quan tâm nghiên cứu Đến đầu thập niên 80 khi phần cứng máy tính phát triển mạnh
với nhiều tính năng cao, giá rẻ; đồng thời cùng với sự phát triển nhanh về lý thuyết và
ứng dụng cơ sở dữ liệu cũng như nhu cầu cần thiết về thông tin thì công nghệ GIS bắt
đầu được quan tâm hơn
Ngày nay, nhờ những khả năng phân tích và xử lý đa dạng GIS được ứng dụng
phổ biến trong nhiều lĩnh vực và được xem là công cụ hỗ trợ ra quyết định Một số
lĩnh vực được ứng dụng chủ yếu nhiều nơi trên thế giới là nghiên cứu quản lý tài
nguyên thiên nhiên và môi trường, nghiên cứu các điều kiện kinh tế – xã hội, sản xuất
nông nghiệp, phát triển nông thôn,…
Các thành phần cơ bản của GIS
Một GIS gồm 5 thành phần cơ bản với những chức năng rõ ràng Đó là phần
cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, con người và quy trình ( các thành phần cơ sở dữ liệu,
con người và quy trình còn được gọi là thành phần về vấn đề tổ chức)
Hình 1.1: Các thành phần cơ bản của GIS
Các chức năng cơ bản của GIS
- Nhập dữ liệu: trước khi dữ liệu địa lý có thể được dung cho GIS, dữ liệu này
phải được chuyển đổi định dạng thành những dạng thích hợp
- Quản lý dữ liệu: bao gồm những chức năng cần thiết cho việc lưu trữ và truy
cập lại dữ liệu từ cơ sở dữ liệu Dữ liệu được lưu trữ thành 2 dạng là raster và vector
- Phân tích dữ liệu: những chức năng thao tác và phân tích dữ liệu là yếu tố
quyết định những thông tin mà GIS có thể đưa ra, đây là chức năng hỗ trợ việc ra
quyết định của người sử dụng
Trang 19- Hiển thị dữ liệu: tùy theo từng yêu cầu cụ thể mà dữ liệu xuất ra khác nhau
dưới dạng bản đồ hoặc biểu đồ, cũng như chất lượng và độ chính xác sẽ khác nhau
- Truy xuất dữ liệu: hỗ trợ việc kết xuất dữ liệu bản đồ dưới nhiều định dạng
như giấy in, web, ảnh, file…
Mô hình dữ liệu GIS
Mô hình dữ liệu thể hiện một tập hợp các quy tắc hoặc hướng dẫn giúp chuyển
đổi thế giới thực thành các đối tượng số với các đặc tính không gian và thuộc tính Dữ
liệu thuộc tính được thể hiện bởi mô hình dữ liệu dạng bảng, trong khi dữ liệu hình
học được thể hiện bởi mô hình hình học
- Mô hình dữ liệu hình học
Mô hình dữ liệu hình học được phân làm hai loại mô hình chủ yếu mô hình
vector và mô hình raster:
+ Mô hình vector:
Hệ thống thông tin nền vector biểu diễn dữ liệu không gian như điểm, đường,
hoặc vùng có kèm theo các thuộc tính dùng mô tả đối tượng Đường được định nghĩa
như là chuỗi các điểm có thứ tự Vùng cũng được lưu trữ như là chuỗi các điểm có thứ
tự với điểm đầu và điểm cuối trùng nhau Mô hình dữ liệu này phù hợp trong biểu diễn
dữ liệu có ranh giới rõ rệt như ranh nhà, ranh đường, Để biểu diễn dữ liệu vector hai
loại cấu trúc dữ liệu thường được sử dụng spaghetti và topology
+ Mô hình raster
Hệ thống nền raster thể hiện, định vị trí và lưu trữ dữ liệu địa lý bằng cách sử
dụng một ma trận hay lưới “các ô vuông” được sắp xếp hàng đến hàng từ trên xuống
dưới và cột đến cột từ trái sang phải Mỗi vị trí được xác định bởi hàng và cột có thuộc
tính bằng chính giá trị đơn của ô đó Mô hình dữ liệu này phù hợp trong biểu diễn dữ
liệu biến đổi liên tục: độ cao, nhiệt độ, loại đất, loại sử dụng đất,
Chúng ta có thể chuyển đổi dữ liệu qua lại giữa hai mô hình: vector sang raster
(raster hóa), raster sang vector (vector hóa)
Hình 1.2: Biểu diễn thế giới thực sử dụng mô hình dữ liệu hình học
Trang 20Thế giới thực có thể được biểu diễn ở cả 2 dạng vector và raster, sự lựa chọn
mô hình vector hay raster làm cơ sở tùy thuộc vào bản chất dữ liệu
- Mô hình dữ liệu thuộc tính
Dữ liệu thuộc tính trong GIS thường được đề cập đến như “dữ liệu chuyên đề”
hoặc “dữ liệu phi không gian” Dữ liệu thuộc tính được phân loại vào một trong hai
nhóm dạng chữ và dạng số:
+ Dữ liệu dạng chữ (có thể mã hóa như các con số, tuy nhiên không thể tiến
hành các phép toán số học), dữ liệu dạng chữ được phân thành hai nhóm:
Dữ liệu danh xưng (norminal): không có thứ bậc, ví dụ về dữ liệu danh xưng
như loại sử dụng đất, tên quốc gia, tên người, số điện thoại,
Dữ liệu thứ bậc (ordinal): tồn tại thứ bậc, nhưng không đề cập đến sự khác biệt
giữa thứ bậc, ví dụ về dữ liệu thứ bậc như hạng đường, hạng suối,
+ Dữ liệu dạng số (được diễn tả như số nguyên hoặc số thực), dữ liệu dạng số
được phân thành hai nhóm:
Dữ liệu interval: có đặc tính là độ chênh lệch giữa các giá trị có thể tính được,
và không có trị số không tuyệt đối, ví dụ như nhiệt độ (Celsius hoặc Fahrenheit)
Dữ liệu ratio: có đặc tính là có gốc zero tuyệt đối, ví dụ như dữ liệu về thu
nhập, tuổi, lượng mưa,
Trong GIS, dữ liệu thuộc tính thường lưu trữ trong máy tính dưới dạng bảng,
tách biệt với dữ liệu không gian Khi cần biểu diện hoặc phân tích, dữ liệu không gian
và dữ liệu thuộc tính được liên kết lại với nhau thông qua các “trường thuộc tính”
chung
* Nghiên cứu ứng dụng GIS trong đánh giá đất
- Kỹ thuật GIS trong thu thập và xử lý thông tin
Sơ đồ 1.3: Kỹ thuật GIS trong thu thập và xử lý thông tin
Thông tin bản đồ với
Bản đồ
Số liệu và bản đồ
Trang 21- Kỹ thuật GIS trong chồng xếp bản đồ và dự đoán khả năng thích nghi của loại
hình sử dụng đất
Sơ đồ 1.4: Kỹ thuật GIS trong chồng xếp bản đồ và dự đoán khả năng
thích nghi của loại hình sử dụng đất
Kể từ khi FAO đề xuất khung đánh giá đất được xuất bản năm 1976, nhiều
công nghệ phát triển đã tạo điều kiện cho việc áp dụng các nguyên tắc đánh giá đất
theo FAO Đầu thập niên 80, khi nhiều dòng máy tính có nhiều chức năng ưu việt và
giá rẻ ra đời thì công nghệ GIS cũng bắt đấu phát triển mở ra một xu thế mới trong
nghiên cứu đánh giá đất trên thế giới GIS tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu trữ và
phân tích hàng loạt các dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính bằng máy tính và các
chương trình mô hình hóa để đánh giá tiềm năng đất đai (ví dụ như so sánh yêu cầu sử
dụng đất của các loại hình sử dụng đất với chất lượng đất đai)
Trong toàn bộ quá trình đánh giá đất, GIS được xem là công cụ ứng dụng kỹ
thuật số phục vụ cho công tác thu thập các thông tin chuyên đề, xử lý dữ liệu địa lý;
tổng hợp và chồng xếp các lớp thông tin đơn tính để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và
cuối cùng là minh họa kết quả đánh giá đất bằng bản đồ thích nghi đất đai cho từng
loại hình sử dụng đất được lựa chọn trong vùng nghiên cứu
c) Giới thiệu phần mềm ArcGIS
ArcGIS là một sản phẩm của Viện nghiên cứu hệ thống môi trường (ESRI) Có
thể nói đây là một phần mềm về GIS hoàn thiện nhất ArcGIS cho phép người sử dụng
thực hiện các chức năng của GIS ở bất cứ nơi nào họ muốn: trên màn hình, máy chủ,
trên web, trên các field… Phần mềm ArcGIS gồm 3 ứng dụng chính sau:
DỮ LIỆU
Các yêu cầu của việc sử dụng đất
Khu vực thích nghi
Trang 22Hình 1.3: Các ứng của phần mềm ArcGIS
* ArcMap: xây dựng, hiển thị, xử lý và phân tích các bản đồ
- Tạo ra các bản đồ từ rất nhiều các loại dữ liệu khác nhau
- Truy vấn dữ liệu không gian để tìm kiếm và hiểu mối liên hệ giữa các đối
tượng không gian
Trang 23Hình 1.4: Cửa sổ làm việc của ArcMap
* ArcCatalog: lưu trữ, quản lý hoặc tạo mới các dữ liệu địa lý
Hình 1.5: Cửa sổ làm việc của ArcCatalog
- Tạo một cơ sở dữ liệu
- Tìm kiếm dữ liệu
- Xác định hệ thống tọa độ cho cơ sở dữ liệu
Trang 24* ArcToolbox: cung cấp các công quản lý, phân tích và chuyển đổi dữ liệu
Hình 1.6: Cửa sổ làm việc của ArcToolbox I.1.1.5 Tổng quan về cây cao su và kết quả phát triển cây cao su ở Việt Nam
a) Tổng quan về cây cao su
* Nguồn gốc và lịch sử phát triển cây cao su
Cây cao su có nguồn gốc tại lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ), vào năm 1493
Christoph Columb trong một chuyến thám hiểm Nam Mỹ đã thấy trẻ em nơi này biết
sử dụng những quả bóng làm bằng cao su
So với các cây trồng khác cây cao su là một cây trồng tương đối trẻ nhưng có
tốc độ phát triển rất mạnh với lịch sử phát triển trải qua các giai đoạn như sau:
- Năm 1736, Viện Hàn lâm khoa học Pari tiến hành định danh và tìm hiểu công
dụng của mủ cây cao su, nhưng gần một thế kỷ người ta vẫn chưa tìm ra công dụng
của mủ cây này, do nó có các nhược điểm như không chịu được nhiệt độ quá cao hoặc
quá thấp, không chịu được lực nén và lực ma sát mạnh
- Từ năm 1838 đến 1844, phương pháp lưu hóa cao su được phát minh đánh
dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển cây cao su do nó đã khắc phục được
hầu hết những nhược điểm của mủ cao su thiên nhiên
- Năm 1876, hạt cao su được đưa về nước Anh để ươm giống, sau đó cây giống
được đưa về vườn thực vật Ceylon (Srilanka) và từ nơi đây cây cao su được phân phối
để nhân trồng trên thế giới
Ở Việt Nam, lịch sử phát triển cây cao su có thể đánh dấu vào các thời điểm
sau:
- Năm 1877, người Pháp thành lập vườn ươm hạt giống ở đồn điền Balland
(nay thuộc xã Tân An Hội, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh) do một người Pháp tên Pierre
phụ trách nhưng không thành công
Trang 25- Năm 1897, toàn quyền Paul Doumer cho lập 2 trung tâm nghiên cứu khác:
Một ở Suối Dầu (Nha Trang) do BS Yersin phụ trách Trung tâm thứ hai ở khu Bàu
Ông Yệm (Lai Khê, Bến Cát, Bình Dương) do một sĩ quan quân y Pháp tên là Raoul
phụ trách Cả 2 nơi này đều thành công nhưng chỉ những cây cao su ở Lai Khê được
chọn để nhân giống trồng đại trà ở Việt Nam và Campuchia
* Đặc tính thực vật của cây cao su
Cây cao su tên khoa học là Hevea brasiliensis, là một loài thân gỗ thuộc về họ
đại kích (Euphorbia ceae) Cây cao su có đặc điểm thực vật học như sau:
Rễ: Cao su vừa có rễ cọc vừa có rễ bàng, rễ cọc cắm sâu vào đất, chống đỗ ngã
và hút nước, dinh dưỡng từ tầng đất sâu Hệ thống rễ bàng phát triển rất rộng và phần
lớn tập trung ở tầng canh tác, nhiệm vụ chủ yếu là hút nước và hút dinh dưỡng
Thân: là bộ phận kinh tế nhất của cây với lớp vỏ mang những ống chứa mủ,
đây là nơi khai thác mủ sau đó là khai thác gỗ
Lá: Loại lá kép có ba lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách và mọc thành từng
tầng Từ năm thứ 3 trở đi, cây có giai đoạn rụng lá qua đông tập trung ở những vùng
có mùa khô rõ rệt
Hoa, quả và hạt: Hoa cao su là hoa đơn tính đồng chu – hoa đực và hoa cái
riêng nhưng mọc trên cùng một cây, phát hoa hình chùm mọc ở đầu cành sau giai đoạn
thay lá hằng năm; quả hình tròn hơi dẹp, quả có 3 ngăn, mỗi ngăn chứa một hạt, hạt
cao su có chứa tỷ lệ dầu khá cao nên thời gian bảo quản hạt trước khi gieo tương đối
ngắn
Cây cao su ở tình trạng hoang dại thì mật độ thưa thớt (1 cây cho một hay vài
ba ha), thân cao trên 30m, vành thân có thể đạt tới 5m, tán lá rộng và có thể sống trên
100 năm Nhưng khi được nhân giống trồng sản xuất do tính toán hiệu quả của cây
trên việc sử dụng đất và vốn đầu tư nên:
- Mật độ trồng khoảng 400 – 550 cây/ha
- Chu kỳ sống giới hạn từ 30 – 40 năm, trong đó chia làm 2 thời kỳ:
+ Thời kỳ kiến thiết cơ bản: là khoảng thời gian từ khi trồng đến đưa vào khai
thác mủ, thường 5 – 7 năm
+ Thời kỳ kinh doanh: là thời gian khai thác mủ, khoảng 25 đến 30 năm, từ lúc
bắt đầu cạo mủ đến khi đốn hạ cây
- Cây cao tối đa từ 25 – 30m, vành thân tối đa đạt 1m
* Điều kiện sinh thái của cây cao su
Nhiệt độ
Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều với nhiệt độ thích hợp nhất là từ 25 – 30oC,
trên 40oC cây khô héo, dưới 10oC cây có thể chịu đựng trong một thời gian ngắn, nếu
kéo dài cây sẽ bị nguy hại như lá cây bị héo, rụng, chồi ngọn ngừng tăng trưởng, thân
cây cao su KTCB bị nứt nẻ, xù xì…
Lượng mưa
Cây cao su có thể trồng được ở các vùng đất có lượng mưa từ 1500 – 2000
mm/năm Tuy vậy, đối với các vùng đất có lượng mưa thấp dưới 1500 mm/năm thì đòi
hỏi lượng mưa phải phân bố đều trong năm, đất cần phải có khả năng giữ nước tốt Ở
Trang 26những nơi không có điều kiện đất thuận lợi, cây cao su cần lượng mưa từ 1800 – 2000
mm/năm
Gió
Gió nhẹ từ 1 – 2 m/giây có lợi cho cây cao su vì gió giúp vườn cây thông
thoáng, hạn chế được bệnh và giúp vỏ cây mau khô sau khi mưa Gió có tốc độ từ 8 –
13,8 m/giây (gió cấp 5 – 6) thì lá cao su non bị xoắn lại, lá bị rách, phiến lá nhỏ lại làm
chậm tăng trưởng của cây Gió tốc độ >17,2 m/giây (gió cấp 8), cây sẽ bị gãy cành,
thân và khi gió ở cấp 10 cây sẽ bị gãy đổ nặng Nếu trồng cây cao su ở vùng đất nông
thì cây rất dễ trốc gốc khi có gió mạnh thường xuyên, gió bão, lốc xoáy do rễ cây
không phát triển sâu và rộng được
Giờ chiếu sáng, sương mù
- Giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp của cây, do đó
ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản xuất mủ của cây Giờ chiếu sáng được ghi
nhận tốt nhất cho cây cao su là từ 1800 – 2800 giờ/năm và tối hảo khoảng 1600 – 1700
giờ/năm
- Sương mù nhiều gây một tiểu khí hậu ướt tạo cơ hội cho các loại nấm bệnh
phát triển và tấn công cây cao su
Loại hình thổ nhưỡng
Cây cao su có thể phát triển trên hầu hết các loại đất khác nhau ở vùng khí hậu
nhiệt đới nhưng hiệu quả kinh tế của cây là một vấn đề cần lưu ý hàng đầu khi nhân
trồng cây cao su trên quy mô lớn Do vậy, việc lựa chọn các vùng đất thích hợp cho
cây cao su là một vấn đề cơ bản cần đặt ra
Độ cao
Cây cao su thích hợp ở những vùng đất có độ cao tương đối thấp (<200m), càng
lên cao càng bất lợi do độ cao tương quan với nhiệt độ và gió Kết quả nghiên cứu tại
Malaysia cho thấy cứ lên cao thêm 200m thì thời gian kiến thiết cơ bản của cây cao su
kéo dài thêm từ 3 – 6 tháng, trong khi đó độ cao ít ảnh hưởng đến sản lượng
Độ dốc
Độ dốc có liên quan đến độ phì đất, đất càng dốc xói mòn càng mạnh khiến các
chất dinh dưỡng trong đất mất đi nhanh chóng Do vậy, trong điều kiện có thể lựa chọn
nên trồng cây cao su ở các vùng đất ít dốc
Lý và hóa tính đất
- pH: cây cao su ưa đất hơi chua, pH thích hợp cho cây cao su là từ 4,4 – 5,5
- Tầng dày đất: tầng dày đất là một yếu tố quan trọng, các loại đất có độ sâu
tầng canh tác từ 1m trở lên được xem là đạt yêu cầu để trồng cây cao su
- Thành phần cơ giới: đất có thể trồng cây cao su phải có thành phần sét ở lớp
đất mặt (0 – 30cm) tối thiểu 20% và lớp đất sâu hơn (>30cm) tối thiểu 25% Đất có
thành phần hạt thô chiếm trên 30% ở chiều sâu từ 20 – 30cm cách mặt đất ít thích hợp
cho trồng cây cao su Đất có thành phần hạt thô chiếm trên 50% trong 80cm lớp đất
mặt xem như không thích hợp cho trồng cây cao su
- Chất dinh dưỡng của đất: cây cao su cũng như các loại cây trồng khác cần
được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng như N, P, K, Ca, Mg và cả các
nguyên tố đa lượng Đối với cây cao su chất dinh dưỡng trong đất không phải là yếu tố
Trang 27giới hạn nghiêm trọng, tuy nhiên nếu trồng cây cao su trên các loại đất nghèo dinh
dưỡng thì cần đầu tư nhiều phân bón sẽ làm tăng chi phí khiến hiệu quả kinh tế giảm
sút
* Ứng dụng của cây cao su
Sản phẩm chính của cây cao su là mủ, còn được gọi là “vàng trắng” vì đó là
nguyên liệu chủ lực của nhiều ngành công nghiệp quan trọng, đặc biệt là ngành giao
thông vận tải Phần lớn mủ cao su được dùng để chế tạo vỏ ruột xe, bánh máy bay
(68%), găng tay, nệm xốp, bong bóng, chỉ thun…(8%); xây dựng, đệm chống động
đất, đệm cầu cảng, đệm nối…(7,8%), đế giày (5%), keo dán (3,2%) và sản phẩm khác
(8%)
Gỗ cao su được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ Nó được đánh giá cao vì có thớ
gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau Nó
cũng được đánh giá như là loại gỗ "thân thiện môi trường", do người ta chỉ khai thác
gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ
Ngoài ra, cây cao su còn có vai trò bảo vệ môi trường, phủ xanh đất trống,
chống xói mòn, bảo vệ lớp đất bề mặt, giữ độ ẩm và cản gió cho vùng sinh thái Khi
vào mùa lá rụng rừng cây được phủ một lớp lá dầy, tạo nguồn chất hữu cơ quý giá cho
đất
b) Kết quả phát triển cây cao su ở Việt Nam
Năm 1975 khi đất nước thống nhất, diện tích cao su trên cả nước chỉ còn 47.000
ha với phần lớn cây già cỗi, nhiều nhà máy bị tàn phá, máy móc xuống cấp và lạc hậu
Chính phủ đã sớm có chủ trương khôi phục và phát triển ngành cao su Việt Nam
và nó đã thực sự chuyển biến mạnh mẽ kể từ khi thành lập Tổng Công ty Cao su Việt
Nam năm 1995 (Tháng 4/2007 Tổng Công ty trở thành Tập đoàn Công nghiệp Cao su
Việt Nam) Đặc biệt việc chuyển sang nền kinh tế thị trường cũng đã cuốn hút các
thành phần kinh tế khác đầu tư cho cây cao su
Hiện nay, sau 112 năm cây cao su du nhập, nước ta đang đứng thứ 6 trên thế
giới về sản lượng cao su tự nhiên và đứng thứ 4 về xuất khẩu cao su thiên nhiên Theo
số liệu thống kê năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và số liệu
thống kê của viện nghiên cứu cao su Việt Nam qua một số năm thì kết quả phát triển
cây cao su của nước ta tính đến năm 2009 như sau:
a) Về diện tích
Tổng diện tích cây cao su đạt 674.200 ha, tăng 42.700 ha (13,5%) so với năm
2008 Trong đó, diện tích cho khai thác là 421.600 ha ( chiếm 62,5% tổng diện tích)
So với năm 1995, diện tích cây cao su đã mở rộng thêm được 395.800 ha Tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt 6%/năm
Diện tích trồng cao su tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ (431.488 ha), kế đến
là Tây Nguyên (165.179 ha) và duyên hải miền Trung (67.420 ha) và một phần nhỏ
diện tích ở vùng Tây Bắc (10.113 ha)
Trang 28Cơ cấu diện tích trồng cây cao su
64.0%
24.5%
Đông Nam BộTây NguyênDuyên hải miền TrungTây Bắc
Biểu 1.1: Cơ cấu diện tích cây cao su
b) Về năng suất và sản lượng khai thác
Năng suất cây cao su không ngừng tăng lên, năm 1995 năng suất bình quân của
cả nước đạt 0,86 tấn/ha, đến năm 2005 năng suất tăng lên tăng lên 1,37 tấn/ha và đến
năm 2009 năng suất đạt1,77 tấn/ha Tốc độ tăng trưởng bình quân là 5,1%/năm
Sản lượng cao su cả nước tăng dần từ 131.385 tấn năm 1995 đến 541.200 tấn
và đến năm 2009 thì đạt 723.700 tấn Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,5%/năm
Theo đánh giá của Hiệp hội Nghiên cứu cao su (Intemational Rubber Study Group –
IRSG), sản lượng cao su tự nhiên của Việt Nam là 7,2%, xếp thứ 5 trong tổng sản
lượng cao su thế giới
I.1.2 Cơ sở thực tiễn
I.1.2.1 Quy hoạch phát triển cây cao su
Theo quy hoạch phát triển cây cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Mục tiêu phát triển cây cao su của nước ta như sau:
+ Đến năm 2010 tiếp tục trồng mới 70.000 ha để diện tích cây cao su cả nước
đạt 650.000 ha, sản lượng mủ đạt 800.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 tỷ USD;
tăng công suấtchế biến khoảng 220.000 tấn
+ Đến năm 2015 tiếp tục trồng mới 150.000 ha để diện tích cây cao su cả nước
đạt 800.000 ha, sản lượng mủ đạt 1,1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD;
tăng công suấtchế biến khoảng 5 năm khoảng 360.000 tấn
+ Đến năm 2020 thì diện tích cây cao su ổn định ở 800.000 ha, sản lượng mủ
đạt 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD
- Về quỹ đất trồng cây cao su: trồng mới cây cao su trên đất sản xuất nông
nghiệp kém hiệu quả, đất chưa sử dụng và đất có rừng tự nhiên hay rừng sản xuất là
rừng nghèo
Trang 29- Định hướng quy hoạch cao su ở vùng Đông Nam Bộ: tiếp tục trồng mới
25.000 ha trên đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và chuyển đổi đất rừng tự nhiên
là rừng sản xuất nghèo phù hợp với cây cao su để ổn định diện tích 390.000 ha cây cao
su
I.1.2.2 Quy hoạch phát triển vùng chuyên canh nông nghiệp của huyện Tân Uyên
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015
Quy hoạch phát triển vùng chuyên canh nông nghiệp của huyện Tân Uyên đến
năm 2010 đã đề ra mục tiêu phát triển cây cao su đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2015 như sau:
- Xây dựng vùng chuyên canh cây cao su ở khu vực phía Bắc của huyện (gồm
các xã Tân Thành, Tân Bình, Tân Định, Tân Mỹ, Hiếu Liêm, Đất Cuốc, Bình Mỹ, Tân
Lập) với các giải pháp đồng bộ, tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất, tăng giá trị
và lợi nhuận trên diện tích vườn cao su đã có; Đồng thời, tổ chức trồng mới vườn cao
su và sau thời kỳ kiến thiết cơ bản có thể đưa 90 – 95% diện tích cây cao su vào khai
thác kinh doanh để cây cao su thực sự trở thành cây trồng mũi nhọn trong kinh tế nông
nghiệp huyện Tân Uyên góp phần thực hiện mục tiêu của ngành cao su Việt Nam
- Ưu tiên chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất đồi, không tưới từ các cây trồng
có giá trị kinh tế thấp, giá cả không ổn định qua trồng cao su; trước hết là đất hoang,
những vườn điều không hiệu quả, các loại hoa màu, lúa một vụ; Đồng thời, bằng các
hệ thống giải pháp đồng bộ về vốn, tổ chức quản lý và kỹ thuật, đảm bảo thâm canh
vườn cao su để không ngừng nâng cao năng suất
I.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
I.2.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
I.2.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Tân Uyên là một huyện nằm về phía Đông Nam của tỉnh Bình Dương
thuộc vùng Đông Nam Bộ với vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai
- Phía Nam giáp thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An, huyện Dĩ An
- Phía Tây giáp huyện Bến Cát
- Phía Bắc giáp huyện Phú Giáo
Với vị trí này, huyện Tân Uyên có nhiều lợi thế so sánh hơn so với các khu vực
khác trong tỉnh do huyện tiếp giáp với các khu vực có nền kinh tế phát triển, hơn nữa
tỉnh Bình Dương lại nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Như vậy, địa bàn
huyện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với bên ngoài, cũng như tạo thành nơi thu
hút đầu tư, lao động từ nơi khác đến Do đó, huyện có điều kiện khá tốt để phát triển
nông nghiệp chất lượng cao làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, phục vụ xuất
khẩu
I.2.1.2 Địa hình
Địa hình chung của huyện nghiêng từ Bắc xuống Nam và Đông Bắc – Tây
Nam Càng lên hướng Bắc và Đông Bắc độ cao càng lớn (khoảng 40 đến 50m), đất đai
khu vực này bị chia cắt nhiều như các xã Tân Mỹ, Thường Tân, Lạc An, khu vực này
thích hợp cho trồng rừng và trồng cây công nghiệp lâu năm như cây cao su Về phía
Trang 30Hình 1.7: Sơ đồ vị trí huyện Tân Uyên
Trang 31Nam và Tây Nam độ cao thấp dần (khoảng 20 đến 30m), đất đai bằng phẳng ít bị chia
cắt tạo thành những vùng rộng lớn thuận lợi cho sản xuất cây hàng năm như lúa, đậu
và rau màu các loại
I.2.1.3 Khí hậu
Huyện Tân Uyên nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
nhiệt độ cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt (mùa
khô và mùa mưa) Các trị số khí hậu đặc trưng như sau:
* Lượng mưa bình quân từ 1400 – 1500 mm/năm Mưa phân hoá theo mùa sâu
sắc, tập trung từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 94,7%, với lượng mưa lớn 1449,8 mm và
phân bố đều trong các tháng mùa mưa Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 với
397,4 mm Ngày bắt đầu mưa và kết thúc mưa tương đối trễ so với toàn tỉnh
* Nhiêt độ không khí cao với nhiệt độ trung bình năm là 27 oC và ít chênh lệch
giữa các tháng Nhiệt độ không phân hoá theo mùa sâu sắc, tháng lạnh nhất là tháng 1
có nhiệt độ trung bình tháng là 23oC; tháng nóng nhất là tháng 4 có nhiệt độ trung bình
tháng là 32,5 oC
* Độ ẩm trung bình năm là 78,9%
- Độ ẩm trung bình vào mùa mưa là 80 – 90%
- Độ ẩm trung bình vào mùa nắng là 70 – 80%
* Hướng gió chính thay đổi theo mùa
- Vào mùa nắng thay đổi theo hướng Đông – Đông Nam – Nam
- Vào mùa mưa thay đổi theo hướng Tây Nam – Nam
* Tổng tích ôn lớn (9.782oC), nhiều nắng (bình quân 7 – 8 giờ/ngày) Vào mùa
mưa, số giờ chiếu sáng là 5,4 giờ/ngày Vào mùa nắng, số giờ chiếu sáng là 8
giờ/ngày
I.2.1.4 Thủy văn, nguồn nước
a) Nguồn nước mặt
Trên địa bàn huyện có nguồn nước mặt dồi dào được cung cấp bởi hai con sông
lớn là sông Bé (nằm ở phía Bắc) và sông Đồng Nai (nằm ở phía Nam) Mực nước trên
sông cao nhất vào khoảng tháng 9 và tháng 10, thấp nhất vào tháng 1 và tháng 2, mực
nước chênh lệch trung bình từ 3 – 3,5m phụ thuộc vào chế độ vận hành của nhà máy
thủy điện Trị An
Ngoài ra còn nhiều sông suối nhỏ khác như suối Cái, suối Con, suối Cầu… tạo
điều kiện rất thuận lợi cho ngành sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của nhân
dân
a) Nguồn nước ngầm
Huyện Tân Uyên thuộc khu vực có trữ lượng nước ngầm trung bình Các
giếng đào có lưu lượng từ 0,05 – 0,6 lít/s, những nơi gặp mạch nước lưu lượng có thể
đạt 1,3 – 5,0 lít/s; bề dày tầng chứa nước từ 10 – 12m
I.2.1.5 Đá mẹ và mẫu chất hình thành đất
Theo tài liệu địa chất khoáng sản Đông Nam Bộ cho thấy huyện Tân Uyên có
các loại đá mẹ và mẫu chất hình thành đất gồm:
Trang 32a) Đá phiến thạch sét: Đá phiến thạch sét trước đây được xếp vào đá trầm tích,
nay được xếp và đá biến chất, thực chất phiến thạch sét được coi là trung gian giữa đá
trầm tích và đá biến chất Đá rất cổ (tuổi mezozoi), là nền móng của lãnh thổ nhưng bị
Aluvi Neogen và basalt phủ lấp lên Đá có màu thay đổi, mức độ phong hóa cao,
thường thấy có đá mục nát ở đáy vỏ phong hóa Thành phần chính của đá là sét, ngoài
ra còn có một số khoáng vật đặc trưng của đá biến chất như xerixit, clorit Đá có cấu
tạo phân phiến điển hình, màu xám, xám đen, đen hoặc xanh xám
Sản phẩm phong hóa từ đá phiến thạch sét là đất có màu đỏ hoặc vàng, thành
phần cơ giới từ trung bình đến nặng, các chất dinh dưỡng khá Tuy nhiên, do phong
hóa mạnh mẽ và do xói mòn, rửa trôi lâu ngày nên đất thường có tầng mỏng
b) Mẫu chất phù sa cổ: Mẫu chất phù sa cổ có tuổi Pleistocene phân bố hầu
hết trên địa bàn huyện Tầng đất của phù sa cổ từ 2 – 3m đến 5 – 7m, vật liệu của nó
màu nâu vàng, lên sát tầng chuyển sang màu xám Cấp hạt thường thô, tạo cho đất có
cấp hạt cát là chủ yếu Các loại đất hình thành trên phù sa cổ thường có thành phần cơ
giới nhẹ (từ cát pha đến thịt nhẹ, thịt trung bình), cùng với điều kiện nhiệt đới gió mùa
và chế độ mưa tập trung làm cho đất bị rửa trôi mạnh, nghèo dưỡng chất và có hoạt
tính thấp, các loại đất này tuy chất lượng không cao nhưng rất đa dạng về các loại hình
sử dụng đất
Các loại đất hình thành trên phù sa cổ thường có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo
dưỡng chất, thoát nước tốt, nhiều nơi tầng kết von rất nông cạn
c) Trầm tích Holocen: Những trầm tích Holocen sớm – giữa Q1-2 nguồn gốc
sông, biển hoặc đầm lầy xuất hiện rải rác ở các địa hình thấp, ở các bàu,…Thành phần
chủ yếu của trầm tích này là sét màu xám trắng hoặc xám xanh, phần dưới có ít xác
thực vật bị chôn vùi Các trầm tích này trở thành mẫu chất của đất xám gley, đất dốc
tụ,… với diện tích không lớn và phân bố rải rác
Mẫu chất phù sa mới với tuổi Holocen muộn – hiện đại (Q3 ) thường có màu
nâu sẫm đến nâu vàng nhạt, phân bố không liên tục làm thành những dải hẹp dọc sông
Bé, sông Đồng Nai, cũng như ven các suối tạo nên nhóm đất phù sa
I.2.1.6 Tài nguyên đất
Theo bản đồ đất huyện Tân Uyên ở tỷ lệ 1/25000, đất huyện Tân Uyên được
chia làm 11 đơn vị chú dẫn bản đồ thuộc 4 nhóm đất
IV
IV
Trang 33Bảng 1.1: Phân loại đất huyện Tân Uyên
TÊN ĐẤT
KÝ HIỆU
DIỆN TÍCH Theo phân loại Việt Nam Tên tương đương FAO/UNESCO (Ha) DTTN(%)
có kết von Chormi- Ferric Acrsols Fpk 6.270,97 10,57
6 Đất đỏ vàng trên đá phiến Lithi-Chromic Acrisols Fs 3.685,17 6,21
7 Đất dốc tụ Cumuli-Umbric Gleysols D 5.740,04 9,67
8 Đất phù sa không được bồi
chưa phân hóa phẫu diện Orthi-Dystric Fluvisols P 645,55 1,09
9 Đất phù sa loang lổ đỏ vàng Dystric-Gleyic Fluvisols Pf 4.411,28 7,43
10 Đất phù sa gley Umbri-Gleyic Fluvisols Pg 370,70 0,62
TỔNG DIỆN TÍCH 59.336,87
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Uyên)
1 Nhóm đất xám
Nhóm đất xám có diện tích lớn nhất huyện Tân Uyên với 21.166,39ha (chiếm
35,67% diện tích tự nhiên); bao gồm 3 đơn vị chú dẫn bản đồ đất là đất xám trên phù
sa cổ (X), đất xám trên phù sa cổ có kết von (Xk) và đất xám gley (Xg)
Nhóm đất xám trên địa bàn huyện Tân Uyên chủ yếu hình thành trên mẫu chất
phù sa cổ (Pleistocene) Nhóm đất xám được hình thành do tác động của quá trình rửa
trôi, tích lũy Fe và Al, tích lũy chất hữu cơ và mùn, hóa chua nên nghèo kiềm và
thường có thành phần cơ giới nhẹ; phân bố trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, tạo
điều kiện cho quá trình phá hủy khoáng sét và rửa trôi – tích tụ sét xảy ra và giữ lại
một cách tương đối các cấp hạt cát, thịt trong các lớp bề mặt làm cho đất có màu xám
chủ đạo
Trang 34Cơ cấu diện tích nhóm đất xám
* Đặc điểm phát sinh, phân loại và đặc điểm hình thái: Phân bố chủ yếu ở phía
Bắc của huyện, trên những đồi thoải lượn sóng, dễ thoát nước, cột đất có màu xám
thống trị, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ Theo phân loại của FAO/UNESCO
đất xám trên phù sa cổ tương đương với đơn vị đất Veti-Haplic Acrisols
* Tính chất lý, hóa học: Tỷ lệ cát >50% suốt phẫu diện, đất có phản ứng chua
đến ít chua, nghèo mùn, đạm, lân, kali và kể cả các cation kiềm trao đổi pHKCl biến
động từ 3,0 – 4,5; hàm lượng mùn ở tầng mặt chỉ xấp xỉ 1%, giảm rất nhanh theo chiều
sâu, đạm tổng số không quá 0,1%, Ca2+ và Mg2+ dưới 1meq/100gr
b) Đất xám trên phù sa cổ có kết von (Xk)
* Đặc điểm phát sinh, phân loại và đặc điểm hình thái: Phân bố rải rác trong
vùng đất xám trên phù sa cổ, được hình thành do một số quá trình biến đổi diễn ra
trong đất như quá trình tích lũy chất hữu cơ và mùn, quá trình rửa trôi, quá trình tích
lũy tuyệt đối Fe và Al Theo phân loại của FAO/UNESCO đất xám trên phù sa cổ có
kết von tương đương với đơn vị đất Veti-Ferric Acrisols
* Tính chất lý, hóa học: Đất có thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu kém hoặc không
có kết cấu, tầng đất mặt dễ bị rửa trôi hay xói mòn nên hàm lượng sét ở tầng dưới cao
hơn tầng đất mặt; xuất hiện kết von ở độ sâu 0 – 30cm Đất có phản ứng chua, độ no
base <50%, hàm lượng mùn xấp xỉ 1%, P2O5 tổng số và dễ tiêu rất thấp, K2O tổng số
và trao đổi cũng thấp
c) Đất xám gley (Xg)
* Đặc điểm phát sinh, phân loại và đặc điểm hình thái: Nằm rải rác dọc theo
phía Tây Bắc của huyện trên những bề mặt địa hình thấp, có mực nước ngầm nông,
thường bị đọng nước vài ba tháng hoặc hơn một năm, xảy ra quá trình gley từ trung
bình đến mạnh Theo phân loại của FAO/UNESCO đất xám gley tương đương với đơn
vị đất Umbri-Gleyic Acrisols
* Tính chất lý, hóa học: Đất xám gley có tỷ lệ cát xấp xỉ 50% ở tầng mặt và có
xu hướng giảm nhanh theo chiều sâu phẫu diện, độ phì nhiêu khá hơn so với đất xám
trên phù sa cổ nhưng vẫn ở trạng thái nghèo so với các đất khác, các trị số cation kiềm
trao đổi, độ no base rất thấp Ngoài ra do kèm theo quá trình gley là sắt hòa tan thường
Trang 35có từ trung bình đến cao ít nhiều ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây
trồng
2 Nhóm đất đỏ vàng
Nhóm đất đỏ vàng có diện tích là 26.692,91ha (chiếm 44,99% diện tích tự
nhiên); bao gồm 3 đơn vị chú dẫn bản đồ đất là đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp), đất
nâu vàng trên phù sa cổ có kết von (Fpk) và đất đỏ vàng trên đá phiến (Fs)
a) Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp)
* Đặc điểm phát sinh, phân loại và đặc điểm hình thái: hình thành trên mẫu
chất phù sa cổ, nền đất có tông màu nâu vàng hoặc màu đỏ chủ đạo, tầng tích tụ sắt –
sét – nhôm thường xuất hiện trong độ sâu khoảng 30 – 50cm Theo phân loại của
FAO/UNESCO đất nâu vàng trên phù sa cổ tương đương với đơn vị đất Chormi-
Haplic Acrsols
* Tính chất lý, hóa học: Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cấp hạt cát tới 50 –
60%; độ chua pHH2O khoảng 4,5 – 5,0; chất hữu cơ và đạm trung bình; lân và kali tổng
số đều nghèo Ngoài ra dung tích hấp phụ và độ no base đều ở mức thấp, chỉ đạt 8,0 –
có kết vonĐất đỏ vàng trên đá phiến
Biểu 1.3: Cơ cấu diện tích nhóm đất đỏ vàng
b) Đất nâu vàng trên phù sa cổ có kết von (Fpk)
* Đặc điểm phát sinh, phân loại và đặc điểm hình thái: Tương tự như đất nâu
vàng hình thành trên phù sa cổ, đồng thời trong đất diễn ra quá trình tích lũy tuyệt đối
Fe và Al nên xuất hiện kết von ở độ sâu 0 – 30cm Theo phân loại của FAO/UNESCO
đất nâu vàng trên phù sa cổ có kết von tương đương với đơn vị đất Chormi- Ferric
Acrsols
* Tính chất lý, hóa học: Đất có thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu kém hoặc không
có kết cấu, tầng đất mỏng do dễ bị rửa trôi Đất có phản ứng từ chua đến rất chua, hàm
lượng mùn thấp, P2O5 tổng số và dễ tiêu rất thấp, K2O tổng số và trao đổi cũng thấp
c) Đất đỏ vàng trên đá phiến (Fs)
* Đặc điểm phát sinh, phân loại và đặc điểm hình thái: Hình thành trên sản
phẩm phong hóa của đá phiến thạch sét, thường có quá trình feralit yếu Hình thái
phẫu diện có các tông màu đỏ và vàng chủ đạo, đất thường có tầng mỏng Theo phân
Trang 36loại của FAO/UNESCO đất đỏ vàng trên đá phiến tương đương với đơn vị đất
Lithi-Chromic Acrisols
* Tính chất lý, hóa học: Đây là loại đất chua, có thành phần cơ giới từ nhẹ đến
trung bình, tỷ lệ cấp hạt sét trong các tầng đất khoảng 20 – 30%, cấp hạt sét khoảng 45
– 52% Hàm lượng chất dinh dưỡng từ trung bình đến kém
3 Nhóm đất dốc tụ
Nhóm đất dốc tụ (D) có diện tích là 5.740,04ha (chiếm 9,67% diện tích tự
nhiên) phân bố rất rải rác trên địa hình trũng và thấp cục bộ
* Đặc điểm phát sinh, phân loại và đặc điểm hình thái: Đất dốc tụ hình thành
và phát triển trên sản phẩm bồi tụ và rửa trôi của các loại đất ở chân sườn thoải Vật
liệu feralit hóa được dòng nước mang từ nơi địa hình cao về tập trung ở vùng thấp
trũng, cùng với vật liệu này thường có một lượng chất hữu cơ từ ít đến nhiều Nước
mặt đọng trong một thời gian dài làm cho đất bị gley, lớp thực vật mọc dày đặc bị vùi
lấp có thể tồn tại trong độ sâu phẫu diện
* Tính chất lý, hóa học: Đất dốc tụ trên địa bàn có thành phần cơ giới từ nhẹ
đến trung bình, do đất dốc tụ có quá trình bồi tích là chính nên nó có độ phì nhiêu
tương đối cao, nhưng không đồng đều Đất thường có phản ứng chua (pH 4 – 5), giàu
mùn, lân và đạm tổng số, cation kiềm trao đổi khá cao
4 Nhóm đất phù sa
Diện tích nhóm đất phù sa trên địa bàn là 5.427,53 ha(chiếm 9,15% diện tích tự
nhiên) gồm 3 đơn vị chú dẫn bản đồ đất là đất phù sa được bồi chưa phân hóa phẫu
diện (P) và đất phù sa loang lổ đỏ vàng (Pf) và đất phù sa gley (Pg)
Toàn bộ diện tích nhóm đất phù sa nằm trên địa hình trung bình và thấp, chủ
yếu phân bố ở ven sông và một phần ven các suối, đây là loại đất thủy thành tốt cho
phép thâm canh, tăng vụ nhưng do nằm dọc tuyến sông, suối nên thường bị ngập úng
vào mùa mưa
* Đặc điểm phát sinh, phân loại và đặc điểm hình thái: Đất phù sa ở Tân Uyên
hình thành trên các trầm tích Aluvi tuổi Holocen muộn ven sông Bé, sông Đồng Nai và
các suối Theo phân loại của FAO/UNESCO đất phù sa được bồi chưa phân hóa phẫu
diện tương đương với đơn vị đất Orthi-Dystric Fluvisols, đất phù sa có tầng loang lổ
đỏ vàng tương đương với đơn vị Dystric-Gleyic Fluvisols, đất phù sa gley tương
đương với đơn vị Umbri-Thionic Fluvisols
* Tính chất lý, hóa học: có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng Thành
phần cấp hạt sét là chủ yếu (45 – 55%), cấp hạt cát gấp 2 lần cấp hạt limon Tỷ lệ cấp
hạt giữa các tầng không đồng nhất do hậu quả của những thời kỳ bồi đắp khác nhau
của trầm tích phù sa Đất phù sa trên địa bàn chua ít, pHKCl xấp xỉ 4