1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá thích nghi cây cao su trên địa bàn huyện phú giáo, tỉnh bình dương ứng dụng cây quyết định

86 496 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 14,49 MB

Nội dung

Huyện Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương là một trong 8 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - là vùng có nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, nơi tập trung sản xuất hàng hó

Trang 1

FAO Food and Agriculture Organization - Tổ chức Lương thực và

Nông nghiệp Liên hợp quốc GCN Giấy chứng nhận

LC Land Characteristic – Tính chất đất đai

LE Land Evaluation – Đánh giá đất đai

LMU Land Mapping Unit – Đơn vị bản đồ đất đai

LQ Land Quality – Chất lượng đất đai

LR Yêu cầu sử dụng đất đai

LUM Land Unit Mapping – Bản đồ đơn vị đất đai

LUR Land Use Requirement – Yêu cầu sử dụng đất

LUS Land Use System – Hệ thống sử dụng đất

LUT Land Use Type – Loại hình sử dụng đất

SDĐ Sử dụng đất

SM Bản đồ đất - Soil Map

SVM Support vector machine - Máy vector hỗ trợ

TNMT Tài nguyên môi trường

TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TPCG Thành phần cơ giới

UBND Ủy ban nhân dân

WRB World Reference Base for Soil Resources - Cơ sở tham chiếu

tài nguyên đất Thế Giới Std dev Standard Deviation – Độ lệch tiêu chuẩn

Trang 2

DANH MỤC KÝ HIỆU

X Đất xám trên phù sa cổ

Fp Đất nâu vàng trên phù sa cổ

Xg Đất xám gley

P Đất phù sa chưa phân hóa phẫu diện

Pf Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng

Pg Đất phù sa gley

D Đất dốc tụ

S1 Thích nghi cao

S2 Thích nghi trung bình

S3 Ít thích nghi

N Không thích nghi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Địa hình huyện Phú Giáo phân theo độ cao 23

Bảng 2.2 Các loại đất chính trên địa bàn huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương 24

Bảng 2.3 Diện tích đất phù sa từng xã huyện Phú Giáo 24

Bảng 2.4 Diện tích đất xám theo từng xã huyện Phú Giáo 25

Bảng 2.5 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 30

Bảng 2.6 Diện tích và cơ cấu hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Giáo 31

Bảng 2.7 Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Giáo 32

Bảng 2.8 Diện tích đất ở và bình quân đất ở trên đầu người huyện Phú Giáo 34

Bảng 2.9 Diện tích đất quốc phòng huyện Phú Giáo 34

Bảng 2.10 Diện tích đất an ninh huyện Phú Giáo 35

Bảng 2.11 Diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng huyện Phú Giáo 35

Bảng 2.12 Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa huyện Phú Giáo 36

Bảng 2.13 Diện tích đất sông suối huyện Phú Giáo 36

Bảng 2.14 Bảng kết quả phân cấp thích nghi theo AHP 42

Bảng 2.15 Thống kê diện tích theo kết quả phân cấp thích nghi 43

Bảng 3.1 Loại hình thổ nhưỡng trên địa bàn huyện Phú Giáo 46

Bảng 3.2 Độ dày tầng đất trên địa bàn huyện Phú Giáo 46

Bảng 3.3 Độ dốc địa hình trên địa bàn huyện Phú Giáo 47

Bảng 3.4 Thành phần cơ giới trên địa bàn huyện Phú Giáo 47

Bảng 3.5 Khả năng tưới cây cao su trên địa bàn huyện Phú Giáo 48

Trang 3

Bảng 3.6 Mô tả các đơn vị đất đai trên địa bàn huyện Phú Giáo 48

Bảng 3.7 Phân cấp thích nghi theo yếu tố thành phần cơ giới 50

Bảng 3.8 Phân cấp thích nghi theo yếu tố độ dốc 50

Bảng 3.9 Phân cấp thích nghi theo yếu tố tầng dày 50

Bảng 3.10 Phân cấp khả năng tưới 51

Bảng 3.11 Phân cấp thích nghi theo yếu tố loại đất 51

Bảng 3.12 Yêu cầu thích nghi cây cao su 52

Bảng 3.13 Tổng hợp kết quả phân tích 54

Bảng 3.14 Kết quả tổ hợp các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây cao su 59

Bảng 3.15 Điểm theo năng suất trung bình cây cao su của các tổ hợp yếu tố 60

Bảng 3.16 Phân cấp chỉ số thích nghi 61

Bảng 3.17 Kết quả đánh giá thích nghi đất đai đối với cây cao su 61

Bảng 3.18 Thống kê diện tích theo mức độ thích nghi định lượng 66

Bảng 3.19 Bảng đối chiếu kết quả đánh giá đất đai bằng phương pháp AHP và phương pháp phân tích định lượng cây quyết định 66

Bảng 3.20 So sánh diện tích theo mức độ thích nghi của 2 phương pháp 68

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Quy trình đánh giá đất đai ứng dụng cây quyết định 17

DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Bản chất của đánh giá thích nghi đất đai 5

Hình 1.2 Các bước khai phá dữ liệu 13

Hình 1.3 Các phương pháp khai phá dữ liệu 14

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Phú Giáo 22

Hình 2.2 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Giáo 38

Hình 2.3 Phân bố cây cao su trên lãnh thổ Việt Nam 40

Hình 2.4 Bản đồ mức độ thích nghi huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương theo phương pháp AHP 44

Hình 3.1 Bản đồ mức độ thích nghi cây cao su theo mô hình cây quyết định 65

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu 2

2.2 Nhiệm vụ 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn 3

6 Bố cục của luận văn 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI 4

1.1 Cơ sở lí luận của đánh giá thích nghi đất đai 4

1.1.1 Khái niệm của đất đai và đánh giá thích nghi đất đai 4

1.1.2 Tổng quan về công tác đánh giá đất đai trên thế giới và ở Việt Nam 6

1.1.3 Tổng quan về khai phá dữ liệu 12

1.1.4 Giới thiệu phần mềm DTREG 17

1.2 Cơ sở pháp lý 19

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 20

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ ĐẤT HUYỆN PHÚ GIÁO TỈNH BÌNH DƯƠNG 21

2.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu 21

2.1.1 Vị trí địa lý huyện Phú Giáo – Tỉnh Bình Dương 21

2.1.2 Điều kiện tự nhiên 22

2.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 26

2.2 Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất đai huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương 28

2.2.1 Tình hình quản lý đất đai 28

2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất đai 31

2.3 Thực trạng đánh giá đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Dương và huyện Phú Giáo 39

Trang 5

2.3.1 Giới thiệu cây cao su 39

2.3.2 Thực trạng đánh giá đất ở tỉnh Bình Dương 41

2.3.3 Thực trạng đánh giá đất ở huyện Phú Giáo 41

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 45

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI 46

3.1 Đánh giá đất đai ứng dụng kỹ thuật phân tích định lượng cây quyết định trên địa bàn huyện Phú Giáo 46

3.1.1 Mô tả các đơn vị đất đai trên địa bàn huyện Phú Giáo 46

3.1.2 Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá thích nghi cây cao su và các yếu tố đặc điểm đất đai đáp ứng yêu cầu sử dụng đất 49

3.1.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây cao su theo mô hình hồi quy cây quyết định 52

3.1.4 Bản đồ mức độ thích nghi đối với cây cao su khi ứng dụng mô hình cây quyết định 64

3.2 So sánh kết quả đánh giá đất bằng phương pháp phân tích định lượng cây quyết định cho cây cao su với kết quả đánh giá đất bằng phương pháp AHP 66

3.3 Đánh giá chất lượng điều tra, phân tích xây dựng mô hình cây quyết định và đề xuất hướng hoàn thiện 69

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 70

KẾT LUẬN 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 PHỤ LỤC I MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA

PHỤ LỤC II DỮ LIỆU ĐIỀU TRA THỰC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ GIÁO - TỈNH BÌNH DƯƠNG

PHỤ LỤC III MÔ HÌNH CÂY QUYẾT ĐỊNH

Trang 6

lớn thì giá trị của nó càng cao Trước tầm quan trọng không thể thay thế được

của đất đai thì việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả là vấn đề tất yếu

Đánh giá thích nghi đất đai sẽ làm nền tảng cho quy hoạch sử dụng đất đai trong tương lai Vấn đề đặt ra là đòi hỏi cần phải đánh giá khả năng thích nghi

của các loại cây trồng trên đất đai để đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp

bền vững và lâu dài, theo kịp với sự phát triển của thời đại

Huyện Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương là một trong 8 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - là vùng có nền kinh tế phát triển năng động nhất

cả nước, nơi tập trung sản xuất hàng hóa lớn với công nghệ hiện đại, tập trung nhiều cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học, có hệ thống giao thông thuận lợi, thương mại dịch vụ phát triển mạnh, có mặt hàng nông sản chủ lực với tỷ suất hàng hóa cao… Với vành đai khí hậu nhiệt đới, nguồn năng lượng dồi dào, thời thiết khá ổn định, địa hình bằng phẳng với đất phù sa cổ chiếm chủ yếu, địa bàn huyện Phú Giáo phù hợp trồng các loại cây công nghiệp có giá trị cao như cao

su, điều, tiêu, bắp, mì… Đây là yếu tố cơ bản nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú Song cùng với quá trình đô thị hóa, đất nông nghiệp ngày càng thu

hẹp và có thể sẽ gây ra một số khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp và

bảo vệ đất nói chung

Hiện toàn huyện năm 2015 đang duy trì trồng 35.246 ha cây cao su, chiếm 98,3% trong tổng diện tích trồng cây lâu năm Đến năm 2016, sản lượng mủ cao

su khai thác giảm khoảng 2%, do nhiều hộ trồng cao su ngừng khai thác vì giá

mủ cao su giảm mạnh gây thiệt hại nặng nề cho kinh tế hộ gia đình Trước tình hình giá mủ cao su liên tục giảm mạnh, tỉnh Bình Dương đã khuyến cáo người dân không nên phát triển trồng mới diện tích cây cao su trong năm 2016; đồng

thời đối với các vườn cây già cỗi sau thanh lý cần chọn các loại cây trồng phù

hợp Tuy nhiên, cây cao su vẫn là cây trồng chủ lực của huyện Phú Giáo Cây cao su cũng là nhân tố quyết định để đưa nền nông nghiệp huyện nhà phát triển

ổn định

Vì vậy cần đánh giá thích nghi cây cao su ở huyện Phú Giáo nhằm mục tiêu cung cấp những thông tin về sự thuận lợi và khó khăn cho việc sử dụng đất, làm căn cứ cho việc đưa ra những quyết định về việc sử dụng và quản lý đất đai

một cách hợp lý

Trang 7

2

Tuy nhiên hiện nay công tác đánh giá đất ở Việt Nam thường mang tính

chất chủ quan do hầu hết trên các địa phương đều đang sử dụng phương pháp

kết hợp điều kiện hạn chế tức là dựa vào quy luật tối thiểu của Leibig, coi nhân

tố tối thiểu để nói lên khả năng sản xuất và chất lượng của cây trồng Như vậy,

việc định hạng của các đơn vị đất đai có yếu tố giới hạn nào cao nhất hay mức

độ thích hợp thấp nhất sẽ được chọn Phương pháp này tuy đơn giản nhưng khá máy móc, rập khuôn và không giải thích được hết những tác động qua lại giữa các yếu tố sinh thái Để xác định được mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các

yếu tố thì cần phải áp dụng một phương pháp đánh giá khách quan hơn

Cây quyết định trong khai phá dữ liệu được xem như là một phương pháp

hiệu quả để xử lí dữ liệu Bằng việc xử lí các biến rời rạc và phạm trù trong lĩnh

vực đánh giá đất một cách hiệu quả và đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, cây quyết định mở ra như một phương pháp mới cho việc lượng hóa các mối quan hệ đặc điểm đất đai với năng suất cây trồng

Do đó, đề tài “Đánh giá thích nghi cây cao su trên địa bàn huyện Phú

Giáo, t ỉnh Bình Dương ứng dụng cây quyết định” được đề xuất nghiên cứu,

thực hiện để nhằm giúp cho các nhà quản lý tại địa phương có cái nhìn tổng quan và khoa học về mối quan hệ giữa đất đai ở địa phương và cây cao su Từ

đó giúp cho việc quy hoạch và phát triển cây cao su trên địa bàn huyện có hiệu

− Phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử

dụng đất tại huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương

− Ứng dụng phương pháp cây quyết định để đánh giá thích nghi cây cao

su trên địa bàn huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Mức độ thích nghi của loại hình sử dụng đất trồng cây cao su trên địa bàn huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương qua việc định lượng các mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và yếu tố về sử dụng đất

Trang 8

4 Phương pháp nghiên cứu

− Phương pháp điều tra chọn mẫu: xây dựng bảng điều tra về các yếu tố đặc điểm đất đai, năng suất cây trồng, sản lượng,… ở địa phương

− Phương pháp thu thập số liệu: điều tra và thu thập số liệu về yếu tố, đặc điểm thích nghi đất đai, hiện trạng sử dụng đất ở địa phương

− Phương pháp kế thừa tổng hợp: kế thừa những lý thuyết đánh giá đất đai

của FAO, mô hình cây quyết định, chương trình DTREG

− Phương pháp chuyên gia: tổng hợp ý kiến từ những chuyên gia nông nghiệp, và người có kiến thức chuyên ngành

− Phương pháp tổng hợp phân tích số liệu: tổng hợp số liệu để xây dựng

mô hình cây quyết định

− Phương pháp bản đồ, hình ảnh minh họa: thu thập bản đồ, các hình ảnh

chụp tại địa phương

5 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Đề tài nghiên cứu luận văn có đóng góp cụ thể sau: Cung cấp cơ sở khoa

học cho công tác quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là đất trồng cây cao su trên địa bàn huyện Phú Giáo giúp các nhà quy hoạch lựa chọn được những phương án quy hoạch hiệu quả và mang tính khả thi cao tại khu vực nghiên cứu

6 B ố cục của luận văn

Luận văn dài 73 trang gồm 8 hình 1 sơ đồ và 35 bảng, ngoại trừ phần mở đầu, kết luận và phụ lục thì luận văn gồm có 3 chương chính:

Chương 1 – Trình bày phần cơ sở lý luận và pháp lý của đánh giá thích nghi đất đai Giới thiệu sơ lược về khai phá dữ liệu, mô hình cây quyết định và phần mềm DTREG

Chương 2 – Trình bày thực trạng sử dụng đất đai và công tác đánh giá đất

ở huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương, bên cạnh đó giới thiệu sơ lược về địa bàn nghiên cứu

Chương 3 – Trình bày công tác nghiên cứu, đánh giá đất đai ứng dụng mô hình cây quyết định (phần mềm DTREG) So sánh 2 phương pháp đánh giá thích nghi đất đai AHP và mô hình cây quyết định

Trang 9

thực vật, động vật, đất không ngừng thay đổi theo thời gian và không gian”

Brinkman và Smyth (1976) lại định nghĩa rằng: “Về mặt địa lý đất đai là

một vùng đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất có những đặc tính mang tính

ổn định hay có chu kỳ dự đoán được trong khu vực sinh khí quyển theo chiều

thẳng từ trên xuống dưới, trong đó bao gồm: không khí, đất và lớp địa chất, nước, quần thể thực vật và động vật và kết quả của những hoạt động bởi con người…”

Từ những định nghĩa trên, ta có thể rút ra định nghĩa chung: Đất đai là

một phạm trù thể hiện mối quan hệ tổng hòa giữa hoạt động kinh tế - xã hội của con người với đất, lớp bề mặt trái đất trên một lãnh thổ nhất định

− Khái ni ệm đánh giá đất đai

Một số định nghĩa về đánh giá đất đai như sau:

Stewart (1968) đã định nghĩa: “Đánh giá đất đai là đánh giá khả năng thích hợp của đất đai cho việc sử dụng đất đai của con người vào nông lâm nghiệp, thiết kế thuỷ lợi, quy hoạch sản xuất”

Theo định nghĩa của FAO đề xuất năm 1976 thì “Đánh giá đất đai (LE) là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của một vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai và loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có”

Nói chung, đánh giá đất là quá trình xem xét khả năng thích hợp của đất đai với các loại hình sử dụng đất khác nhau Mục đích là phân tích về sự thuận

lợi và khó khăn của việc sử dụng đất làm căn cứ cho việc đưa ra những quyết định về việc sử dụng đất một cách hợp lý Thực chất công tác đánh giá đất đai là quá trình đối chiếu giữa chất lượng đất đai với những yêu cầu sử dụng đất

Trang 10

5

Hình 1.1 B ản chất của đánh giá thích nghi đất đai

− Khái ni ệm về loại hình sử dụng đất (LUT)

Là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức sản xuất và quản lý trong các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và

kỹ thuật xác định

− Khái ni ệm đặc tính đất đai (LC)

Đặc tính đất đai được hiểu là một “Đặc trưng của đất đai có thể đo lường hay ước lượng được và có thể sử dụng cho việc phân biệt giữa các đơn vị đất đai

với nhau đồng thời được dùng để mô tả chất lượng đất đai” Đặc tính đất đai bao

gồm: khí hậu (mưa, gió, nhiệt độ, không khí,…), đất (sa cấu, độ ẩm, các chất trong đất, độ sâu tầng đất, ), nước (độ sâu ngập, thời gian ngập, khối lượng nước hồ,…), địa hình/địa chất (mẫu chất, cao độ, độ dốc,…), thực vật, động vật,

vị trí, diện tích (kích thước thửa đất, kích thước đơn vị đất,…), kết quả hoạt động của con người (nhà ở, cơ sở hạ tầng,…)

− Ch ất lượng đất đai

Chất lượng đất đai (LQ) là một đặc trưng của đất đai mà những tác động trong từng tính chất của nó sẽ ảnh hưởng lên tính thích nghi của đất đai cho một

kiểu sử dụng riêng biệt

Hoặc ta có thể hiểu chất lượng đất đai là tính chất phức hợp của nhiều yếu

tố tự nhiên thông thường phản ánh mối quan hệ nội tại của rất nhiều đặc tính đất đai

− Yêu cầu sử dụng đất (LUR)

Yêu cầu sử dụng đất (LUR) là một tập hợp chất lượng đất dùng để xác định điều kiện sản xuất và quản trị đất của loại hình sử dụng đất Như vậy, yêu

cầu sử dụng đất thực chất là yêu cầu về đất đai của các loại hình sử dụng đất

Chất lượng đất đai của

LMU (LQ)

Yêu cầu sử dụng đất đai (LR) của LUTs

Xác định khả năng thích nghi đất đai và

đề xuất sử dụng

Trang 11

6

− Y ếu tố hạn chế (Limitation factor)

Yếu tố hạn chế là chất lượng đất đai hoặc đặc tính đất đai có ảnh hưởng

bất lợi đến loại hình sử dụng đất nhất định Chúng thường được dùng làm tiêu chuẩn để phân cấp các mức thích hợp

Đơn vị đất đai (Land Units)

Đơn vị đất đai là thuật ngữ dùng để chỉ một diện tích đất đai với những điều kiện môi trường đặc trưng Nó là cơ sở để tiến hành đánh giá, phân hạng thích nghi đối với từng loại hình sử dụng đất

Đơn vị bản đồ đất đai (LMU)

Đơn vị bản đồ đất đai (LMU) là những vạt đất với một số đặc trưng cụ

thể, có thể nhìn thấy được và xác định được trên khung địa lý Đơn vị bản đồ đất đai có thể hiểu như một khoanh hay vạt đất được xác định cụ thể trên bản đồ với

những tính chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất cho từng loại hình sử

dụng đất nhất định (FAO, 1983)

− B ản đồ đất (Soil Map – SM)

Bản đồ đất là một bản đồ chuyên ngành, thể hiện sự phân bố không gian

của các đơn vị đất Phản ánh thực trạng tài nguyên đất của một vùng lãnh thổ

nhất định Qua bản đồ đất có thể xác định được số lượng các đơn vị đất (nhóm đất, loại đất, …), sự phân bố không gian các đơn vị đất, quy mô diện tích các đơn vị đất, tính chất các đơn vị đất và khả năng sử dụng, cải tạo, bảo vệ đất

− B ản đồ đơn vị đất đai (LUM)

Bản đồ đơn vị đất đai (LUM) là một bản đồ chuyên ngành thể hiện sự phân bố không gian của các đơn vị đất đai

− H ệ thống sử dụng đất (LUS)

Hệ thống được hiểu như một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau

có quan hệ và tác động qua lại Một hệ thống có thể xác định như một tập hợp các đối tượng hoặc các thuộc tính được liên kết bằng nhiều mối tương tác (Phạm Chí Thành và ctg, 1993)

LUS là một LUT bố trí trong một điều kiện tự nhiên cụ thể, có thể là một LMU Nó bao gồm các điền kiện khác như: đầu tư, cải tạo đất và thu nhập có thể

sử dụng đất đai cho sản xuất nông nghiệp một cách tối ưu được thực hiện hầu

hết ở tất cả các nước trên thế giới Quá trình điều tra đánh giá tài nguyên đất đai đều dựa trên nền tảng căn bản là năng suất sản xuất thể hiện bằng các chỉ tiêu

Trang 12

7

tính chất của đất đai như: loại đất, tầng dầy, thành phần cơ giới, độ phì, địa hình địa mạo, chế độ tưới tiêu,… Công tác đánh giá đất đai ở các nước trên thế giới khác nhau chủ yếu về việc nghiên cứu, đánh giá vai trò của các chỉ tiêu kinh tế

của cây trồng như: năng xuất, hiệu quả kinh tế, vốn đầu tư và lợi nhuận trong

việc sử dụng đất đai Ở mỗi quốc gia khác nhau đánh giá đất đai có nhiều khác

biệt về mục tiêu, thuật ngữ, số lượng và đặc điểm đất xem xét về mức độ thích nghi khác nhau, như các nước Đông Âu coi trọng các chỉ tiêu tự nhiên và coi

nhẹ các chỉ tiêu kinh tế hoặc có khi không tính đến Một số nước khác ngoài

việc căn cứ vào sức sản xuất của đất, còn rất coi trọng năng suất cây trồng nhiều năm, nguồn vốn đầu tư, tổng thu nhập mà lợi nhuận và hiệu quả mang lại Vì sự khác biệt này đã ảnh hưởng và hạn chế sự trao đổi thông tin để sử dụng dữ liệu

giữa các hệ thống với nhau, nên tổ chức nông lương thế giới FAO đã xây dựng phương pháp đánh giá đất đai thống nhất toàn thế giới, công bố lần đầu vào năm

1976 với tên gọi là “A Framework for Land Evaluation”

Hiện nay có 3 phương pháp đánh giá đất chính:

− Đánh giá đất dựa vào sự mô tả và xét đoán trực tiếp - định tính

− Đánh giá đất theo cách cho điểm các chỉ tiêu từ (0 đến 100 điểm)

− Đánh giá đất trên cơ sở tính thích hợp của các loại sử dụng đất đối với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội - định lượng

o Công tác đánh giá đất ở Mỹ

Tại Mỹ hiện nay đang ứng dụng rộng rãi hai phương pháp: phương pháp

tổng hợp và phương pháp yếu tố, chủ yếu dựa trên khả năng khai thác và hiệu

quả kinh tế sử dụng đất Ở mức tổng quát, Mỹ đã phân hạng đất đai bằng phương pháp quy nhóm đất phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp gọi là đánh giá

phần cơ giới, độ thẩm thấu, chất lẫn vào, hàm lượng các độc tố, muối, địa hình,

mức độ xói mòn và khí hậu Việc đánh giá đất này không chỉ dựa trên năng suất cây trồng trên các loại đất mà còn thống kê các chi phí và thu nhập Trong trường hợp này lợi nhuận tối đa được chọn làm mốc so sánh cho các loại hình khác nhau trên cùng một loại đất

Bằng việc quy nhóm đất sản xuất phục vụ sản xuất đất nông - lâm nghiệp, toàn bộ đất đai trên nước Mỹ được chia làm 8 lớp Bốn lớp đầu có khả năng sản

xuất nông nghiệp, trong đó lớp I ít hoặc không có hạn chế và hạn chế tăng dần ở các lớp II, III, IV Ba lớp V, VI, VII không có khả năng sản xuất nông nghiệp

mà chỉ có khả năng sản xuất lâm nghiệp hoặc chăn thả gia súc Lớp thứ VIII là

Trang 13

8

các vùng đất hoàn toàn không có khả năng sản xuất nông - lâm nghiệp như đầm

lầy, khe vực, cát trắng…

Trong hệ thống đánh giá đất đai này, khả năng sản xuất của đất đai giảm

dần và những hạn chế tăng dần từ lớp I đến lớp VIII Ở mức độ chi tiết hơn, các

lớp được chia nhỏ thành những lớp phụ Những lớp phụ trong một lớp thì khác nhau về tính chất các hạn chế Chi tiết hơn nữa các lớp phụ lại chia nhỏ hơn thành các đơn vị khả năng đất đai

Ngoài ra ở Mỹ còn có hệ thống đánh giá đất đai dành riêng cho công tác

thủy lợi Do dành riêng cho một mục đích sử dụng nên phương pháp này có xem xét đến mặt kinh tế và đánh giá theo định lượng

o Công tác đánh giá đất ở Canada

Canada đánh giá đất theo các yếu tố tự nhiên của đất và theo năng suất cây trồng (ngũ cốc) nhiều năm Trong đó họ lấy cây lúa mỳ làm tiêu chuẩn để đánh giá Nếu trong đơn vị sản xuất có nhiều loại cây trồng thì việc đánh giá được dùng hệ số chuyển đổi ra cây lúa mỳ Các chỉ tiêu dùng trong đánh giá đất quan trọng nhất là: thành phần cơ giới, cấu trúc đất, mức độ muối độc, mức độ xói mòn đất và chất lẫn vào

Trên cơ sở đó, đất ở Canada được chia làm 7 nhóm:

− Nhóm 1: Thích hợp với nhiều loại cây hơn cả, ít và không có hạn chế

− Nhóm 2: Khả năng thích hợp với một số cây trồng, có hạn chế chính là xói mòn, khí hậu không thuận lợi, nghèo dinh dưỡng

− Nhóm 3: Chỉ thích hợp với một số ít cây trồng, có nhiều hạn chế về: độ

dốc lớn, xói mòn mạnh, thành phần cơ giới nặng, nghèo dinh dưỡng

− Nhóm 4: Thích hợp với rất ít cây trồng Hạn chế chính là khí hậu khắc nghiệt, bị xói mòn mạnh không có khả năng giữ nước

− Nhóm 5: Ít trồng được cây hàng năm, chỉ trồng được cây lâu năm nhưng yêu cầu đầu tư cao

− Nhóm 6: Đất chỉ dùng được vào chăn thả gia súc

− Nhóm 7: Hoàn toàn không có khả năng sản xuất nông nghiệp

o Công tác đánh giá đất ở Anh

Ở Anh tồn tại 2 phương pháp đánh giá đất:

− Đánh giá đất dựa hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên Phương pháp này không chú ý đến sự tham gia của con người mà chỉ chủ yếu dựa vào độ phì tự nhiên và được chia làm 3 nhóm:

Nhóm yếu tố con người không thể thay thế được như khí hậu, vị trí, địa hình, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới

Trang 14

− Đánh giá đất căn cứ hoàn toàn vào năng suất thực tế Kết quả đánh giá

dựa trên số liệu thống kê năng suất cây trồng thực tế qua nhiều năm Việc đánh giá này gặp nhiều khó khăn và không khách quan vì năng suất cây trồng phụ thuộc vào loại cây trồng được chọn và khả năng của người sử dụng Trên cơ sở phương pháp đánh giá đất đai thứ nhất, đất đai ở Anh được chia làm 5 nhóm:

Nhóm 1: gồm các loại đất thuận lợi nhiều mặt để sản xuất nông nghiệp,

trồng được nhiều loại cây và cho năng suất cao

Nhóm 2: đất có một số yếu tố hạn chế nhưng ảnh hưởng không lớn, có

khả năng thích hợp với nhiều loại cây trồng trừ các loại cây ăn quả

Nhóm 3: đất có chất lượng trung bình, thích hợp cho đồng cỏ và một số ít cây lương thực, tầng đất mỏng, địa hình mấp mô, khí hậu lạnh

Nhóm 4: nghèo dinh dưỡng canh tác khó khăn, chỉ thích hợp với các cây

trồng không cần đầu tư cao

Nhóm 5: đất đồng cỏ chăn nuôi, không trồng được cây lương thực

Nhóm 1: thượng hảo hạng, 80 – 100% đất có thể trồng bất kỳ loại cây nào cũng cho năng suất cao

Nhóm 2: 60 – 79% đất có thể trồng bất kỳ cây trồng nào nhưng cho năng

suất thấp hơn

Nhóm 3: nhóm trung bình, 40 – 59% đất có thể trồng được một số cây

Trang 15

10

Nhóm 4: nhóm nghèo, 20 – 39% đất chỉ trồng được một số cây có chọn

lọc

Nhóm 5: rất nghèo, 10 – 19% làm bãi chăn thả

Nhóm 6: có dưới 10% đất dùng vào nông nghiệp

o Đánh giá đất ở Liên Xô cũ

Đây là trường phái đánh giá đất đai theo quan điểm phát sinh, phát triển

của V.V Đôcuchaev Trường phái này cho rằng, đánh giá đất đai trước hết phải

đề cập đến loại thổ nhưỡng và chất lượng tự nhiên của đất là những chỉ tiêu mang tính khách quan và đáng tin cậy Phương pháp này có sự đánh giá thống

kê kinh tế và thống kê nông học thì đất đai mới có giá trị trong việc đề ra những

biện pháp sử dụng đất tối ưu Đánh giá đất thường áp dụng phương pháp cho điểm các yếu tố trên cơ sở thang điểm chuẩn đã được xây dựng thống nhất và đối chiếu giữa tính chất đất và điều kiện tự nhiên với yêu cầu của hệ thống cây

trồng được lựa chọn để phân hạng đánh giá đất

Công tác điều tra đánh giá đất ở Liên Xô cũ phát triển rất sớm từ thế kỷ XVIII nhưng mãi đến năm 1967 Liên Xô mới xuất bản cuốn “Phân hạng đất toàn Liên Bang” Trong cuốn này đánh giá đất được hiểu như sau: “Đánh giá đất là sự phân hạng đất chuyên môn hoá theo sức sản xuất của đất được cấu thành bởi những đặc tính khách quan, những tính chất tự nhiên rất cần thiết cho

sự phát triển và sinh trưởng của cây trồng, có tương quan với năng suất trung bình nhiều năm”

Theo quyết định của Chính phủ, công tác đánh giá đất đai được tiến hành trên toàn Liên Bang và do Bộ Nông Nghiệp chủ trì (Bộ Nông nghiệp Liên Xô, 1980) Nội dung cơ bản là:

− Xác định hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai

− Đánh giá và so sánh hoạt động kinh doanh của các xí nghiệp

− Dự kiến số lượng và giá thành sản phẩm, là cơ sở để đảm bảo công

bằng trong thu mua và giao nộp sản phẩm

− Hoàn thiện kế hoạch sản xuất và xây dựng các đồ án quy hoạch

− Đánh giá đất được thực hiện theo hai hướng: đánh giá chung và đánh giá riêng (theo hiệu suất của từng loại cây trồng) Chỉ tiêu đánh giá là:

• Năng suất - giá thành sản phẩm

• Mức hoàn vốn

• Địa tô cấp sai (phần lãi thuần túy)

− Cây trồng được lấy làm gốc để đánh giá phải là cây ngũ cốc và cây họ đậu, đơn vị đánh giá là các chủng đất

− Nội dung tiến hành gồm 7 công đoạn:

Trang 16

11

• Chuẩn bị;

• Tổng hợp tài liệu;

• Phân vùng đánh giá đất;

• Xác định đơn vị đánh giá đất đai;

• Xác định các thông số cơ bản cho từng nhóm chủng đất;

• Xây dựng thang đánh giá đất đai;

• Xác định các tiêu chuẩn đánh giá đất đai cho từng cơ sở sản xuất

Ngoài ra có quy định đánh giá cụ thể cho: đất có tưới, đất được tiêu úng, đất trồng cây lâu năm, đất đồng cỏ cắt và đồng cỏ chăn thả…

o Đánh giá đất của Tổ Chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO)

Thấy rõ vai trò, tầm quan trọng của đánh giá đất đai làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất, tổ chức FAO cùng sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước đã xây dựng bản “Đề cương đánh giá đất” năm 1976 (A Framework for Land Evaluation, FAO - ROME, 1976) Tài liệu được cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là

phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai Đây chính là tài liệu mang tính cơ sở ban đầu cho các hướng dẫn tiếp theo đã được hướng dẫn ở hầu hết các nước như:

− Guidelines: Land Evaluation for Rainfed Agriculture, FAO, Rome

1983

− Guidelines: Land Evaluation for Forestry, FAO, Rome 1984

− Guidelines: Land Evaluation for Irrigated Agriculture, FAO, Rome

1985

− Guidelines: Land Evaluation for Development, FAO, Rome 1992

− Guidelines for Land – Use Planning, FAO, Rome 1993

1.1.2.2 Công tác đánh giá đất đai ở Việt Nam

Ở Việt Nam khái niệm về phân hạng đất đã có từ lâu qua việc phân chia

“tứ đẳng điền, lục hạng thổ” nhằm mục đích cho việc thu thuế Từ khi con người

biết sử dụng đất đã có ý thức về đánh giá đất, phân hạng đất để phục vụ cho

trồng cây đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao Việc đánh giá đất dựa trên

những kinh nghiệm lâu đời, truyền tay nhau từ đời này qua đời khác Từ xa xưa, người nông dân đã biết đánh giá đất tốt hay xấu dựa vào màu sắc của đất, mức

độ làm đất khó hay dễ và năng suất của cây trồng Dần dần công tác đánh giá đất đai phát triển được nhiều cơ quan khoa học nghiên cứu và thực hiện Từ

những bước sơ khai, ngành khoa học đánh giá đất đai đã dần dần trưởng thành

và hoàn thiện cơ sở lý luận cả về khoa học và thực tiễn

Trang 17

12

Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản cùng nhiều nhà khoa học của

Viện Nông Hoá Thổ Nhưỡng (Vũ Cao Thái, Nguyễn Văn Thân, Đinh Văn

Tỉnh ) đã tiến hành công tác đánh giá phân hạng đất đai ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và 9 vùng chuyên canh

Phân loại khả năng thích hợp đất đai (Land Suitability Classification) của FAO đã được các nhà khoa học Việt Nam ứng dụng đầu tiên trong nghiên cứu

“Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất hoang Việt Nam” (Bùi Quang Toản và nnk, 1985)

“Đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc” (Tôn Thất Chiểu và nnk, 1986) được thực hiện ở tỷ lệ 1/500.000 dựa trên Phân loại khả năng đất đai (Land capability classification) của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình

Năm 1978, công tác đánh giá đất đai đã thành lập một tổ thuộc Hội đồng Chuyên ngành Công nghệ về đất của Hội đồng Khoa học đất Quốc tế (Trần Công Tấu, Đỗ Ánh, Đỗ Đình Thuận, 1991)

Năm 1993 Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã chỉ đạo thực hiện công tác đánh giá đất đai trên 09 vùng sinh thái của cả nước với bản đồ tỷ lệ 1:250.000 Kết quả bước đầu đã xác định được tiềm năng đất đai của các vùng,

khẳng định việc vận dụng nội dung và phương pháp của FAO là phù hợp trong điều kiện hoàn cảnh hiện nay

Một số tỉnh đã có bản đồ đánh giá đất đai theo phương pháp của FAO, tỷ

lệ 1/50.000 và 1/100.000 như: Hà Tây (Phạm Dương Ưng và ctg, 1994), Bình Định (Trần An Phong, Nguyễn Chiến Thắng, 1994), Gia Lai - Kontum (Nguyễn

Ngọc Tuyển, 1994), tỉnh Bình Phước (Phạm Quang Khánh và ctg, 1999), Bà Rịa

- Vũng Tàu (Phạm Quang Khánh, Phan Xuân Sơn, 2000), Bạc Liêu (Nguyễn Văn Nhân và ctg, 2000), Cà Mau (Phạm Quang Khánh và ctg, 2001)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành tiêu chuẩn ngành 10TCN 343-98 về quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp Quy trình được xây dựng trên cơ sở nội dung và phương pháp của FAO theo điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể của Việt Nam

Chương trình quy hoạch tổng thể Đồng Bằng Sông Cửu Long (Nguyễn Văn Nhân, năm 1996) đã áp dụng phương pháp phân hạng đánh giá đất của FAO nhằm xác định khả năng thích hợp đất đai đối với các loại hình sử dụng đất

phổ biến

Phương pháp này không những đánh giá toàn diện điều kiện tự nhiên mà còn xét khả năng thích nghi đất đai ở khía cạnh kinh tế xã hội

1.1.3 T ổng quan về khai phá dữ liệu

1.1.3.1 Khái niệm về khai phá dữ liệu

Khai phá dữ liệu có nhiều định nghĩa, một số định nghĩa của các tác giả được phát biểu như sau:

Trang 18

13

Định nghĩa của Ferruzza: “Khai phá dữ liệu là tập hợp các phương pháp được dùng trong tiến trình khám phá tri thức để chỉ ra sự khác biệt các mối quan

hệ và các mẫu chưa biết bên trong dữ liệu”

Parsaye đã phát biểu: “Khai phá dữ liệu là quá trình trợ giúp quyết định, trong đó chúng ta tìm kiếm các mẫu thông tin chưa biết và bất ngờ trong CSDL

lớn”

Fayyad cũng đưa ra khái niệm: “Khai phá tri thức là một quá trình không

tầm thường nhận ra những mẫu dữ liệu có giá trị mới, hữu ích, tiềm năng và có

thể hiểu được”

Vậy, khai phá dữ liệu có thể được hiểu là sự mô tả quá trình phát hiện ra tri thức trong CSDL Quá trình này kết xuất ra các tri thức tiềm ẩn từ dữ liệu giúp cho việc dự báo trong kinh doanh, các hoạt động sản xuất, Khai phá dữ liệu làm giảm chi phí về thời gian so với phương pháp truyền thống trước kia (ví

dụ như phương pháp thống kê)

Quá trình này gồm các bước sau:

Tích hợp dữ liệu (integration);

Trích lọc dữ liệu (selection);

Làm sạch và tiền xử lý dữ liệu (cleansing preprocessing);

− Chuyển đổi dữ liệu (transformation);

Phát hiện và trích mẫu dữ liệu (pattern extraction and discovery);

Đánh giá kết quả mẫu (evaluation)

Hình 1.2 Các bước khai phá dữ liệu

Trang 19

14

1.1.3.2 Các kỹ thuật khai phá dữ liệu

Ta có thể phân khai phá dữ liệu thành 2 loại chính đó là Dự đoán (Predictive) và Mô tả (Descriptive)

Predictive có nhiệm vụ đưa ra các dự đoán dựa vào các suy diễn trên dữ liệu hiện thời Gồm các phương pháp sau: Classification - phân lớp, Regression - hồi quy, Deviation Detection - phát hiện độ lệch

Descriptive là mô tả về các tính chất hoặc các đặc tính chung của dữ liệu trong CSDL hiện có Gồm các phương pháp sau: Clustering - phân cụm, Association Rule Discovery - phát hiện luật kết hợp

Một số thuật toán phổ biến được dùng trong Data Mining:

− Descision tree: Cây quyết định (Classification Task)

− Nearest Neighbor: Láng giềng gần nhất (Classification Task)

− Neural Network: Mạng Neural (Classification and Clustering Task)

− Mạng Bayesian (Bayesian networks)

− Giải thuật di truyền (Genetic algorithms)

Hình 1.3 Các phương pháp khai phá dữ liệu

a) K-láng giềng gần nhất (K-Nearest Neighbor): Thuật toán này tìm ra các láng giềng gần nhất của mẫu thử nghiệm và quy về các nhãn lớp của chúng dựa trên các nhãn đa số, điều đó có nghĩa là các mẫu được quy về cùng lớp khi chúng là lân cận của nhau Kỹ thuật này cho rằng vị trí trong không gian đặc trưng hàm ý một quan hệ họ hàng gần gũi ở giữa các nhãn lớp Lợi thế của các thuật toán K-Láng giềng gần nhất là dễ thực thi và kết quả mà nó đem lại khả năng dễ dàng giải thích Nhưng một điểm bất lợi là các thuật toán này là đưa ra các mô hình rất lớn với một tập dữ liệu nhỏ

b) Mạng neural (Neural networks): Mạng neural là mạng được mô phỏng theo bộ não của con người Đó là một cấu trúc dữ liệu của các hàm với một hoặc nhiều trọng số đầu vào, với kết quả đầu ra là một nhãn các lớp Từng phần riêng biệt của dữ liệu được đưa vào mạng neural và các hàm - các trọng số trong mạng

Trang 20

15

neural bị thay đổi (học - huấn luyện) tùy theo tỷ lệ lỗi của đầu ra Phương pháp này thường đưa đến một khoảng thời gian huấn luyện dài ngay cả khi tập dữ liệu nhỏ Lợi thế của mạng neural là đưa đến các kết quả khá chính xác, nhưng bất lợi của nó là thường đòi hỏi thời gian huấn luyện dài và đưa ra các kết quả khó hiểu, cứng nhắc, bị bao bọc trong một hộp đen, khó giải thích tường minh

c) Giải thuật di truyền (Genetic algorithms): Các giải thuật di truyền được

sử dụng để đưa ra công thức giả thuyết về sự phụ thuộc giữa các biến Đối với một giải thuật di truyền phải sử dụng các giải pháp như cạnh tranh, lựa chọn và kết hợp giữa các tập hợp cá thể Lợi thế của Giải thuật di truyền là thường đưa đến các kết quả kiểm tra khá chính xác, nhưng bất lợi của nó là kết quả có được thông qua việc lập trình tiến hóa và các kết quả cũng thường cứng nhắc, khó hiểu

d) Mạng Bayesian (Bayesian networks): Trong mạng Bayesian sử dụng các đồ thị có hướng, không có chu trình để miêu tả sự phân lớp có thể được Các

đồ thị này cũng có thể được sử dụng để miêu tả các tri thức chuyên gia Các nút miêu tả các biến thuộc tính và các trạng thái (sự kiện) và mỗi một cạnh miêu tả khả năng sự phụ thuộc giữa chúng Kết hợp với mỗi nút là các lớp cục bộ có thể

và các cung được vẽ từ nút nguyên nhân đến nút bị ảnh hưởng Khai phá dữ liệu trong mạng Bayesian bao gồm việc sử dụng đầu vào các tri thức chuyên gia và sau đó sử dụng một CSDL để cập nhật, lọc và cải tiến tri thức đó trong mạng Các đồ thị mới có thể là kết quả từ các cải tiến này và nguyên nhân của các mối quan hệ giữa các nút kết quả có thể được giải thích một cách dễ dàng Lợi thế của mạng Bayesian là thường đưa ra các kết quả dễ hiểu, nhưng bất lợi của nó là cần thu thập được các tri thức chuyên gia truyền thống

1.1.3.3 Đôi nét về phương pháp cây quyết định

Cây quyết định (Decision Tree) các kỹ thuật phân lớp sử dụng cây quyết định để phân tách các dữ liệu cho đến khi mỗi phần chứa đựng hầu hết các mẫu

từ một lớp đặc trưng, kết quả của quá trình sẽ cho ra một cây quyết định Điểm phân tách trong cây quyết định là một nút (không phải là nút lá) sẽ sử dụng một

số điều kiện để quyết định dữ liệu sẽ được phân tách như thế nào Các nút cuối cùng trong cây quyết định chứa đựng các bộ mẫu giống nhau Lợi thế của cây quyết định là các thuật toán chạy khá nhanh, với kết quả khá tốt và có thể giải thích được rõ ràng Tuy nhiên, bất lợi mà các thuật toán của cây quyết định có thể gặp phải đó là chúng có thể tìm ra các điểm tới hạn cục bộ, đưa ra các kết quả không đúng

So với các phương pháp khai phá dữ liệu khác, cây quyết định có một số

ưu điểm như sau:

− Cây quyết định dễ hiểu, người đọc có thể dễ dàng nhận biết được vấn

đề Chúng có thể được hiểu và được sử dụng bởi những người không có năng khiếu toán học Trong khi các mô hình khác như mạng neural là một ví dụ về

mô hình hộp đen, giải thích cho kết quả quá phức tạp để có thể hiểu được

Trang 21

16

− Khi sử dụng cây quyết định, không phải mất nhiều thời gian cho công đoạn chuẩn bị dữ liệu; trong khi các kỹ thuật khác thường đòi hỏi chuẩn hóa dữ liệu, cần tạo các biến phụ (dummy variable) và loại bỏ các giá trị rỗng

− Cây quyết định có thể xử lý cả dữ liệu có giá trị bằng số và dữ liệu có giá trị là tên thể loại Các kỹ thuật khác thường chuyên để phân tích các bộ dữ liệu chỉ gồm một loại biến

− Có thể thẩm định, kiểm tra mô hình bằng các phương pháp thống kê

Nó làm cho ta có thể tin tưởng vào mô hình, tin tưởng và kết quả dự đoán của

mô hình

− Cây quyết định có thể xử lý tốt một lượng dữ liệu lớn trong thời gian ngắn

1.1.3.4 Khả năng ứng dụng mô hình cây quyết định vào đánh giá đất đai

Với các dữ liệu định tính, cây quyết định cho thấy rõ ràng về quá trình kết hợp định lượng, so sánh yêu cầu sử dụng đất và chất lượng đất đai trong đánh giá đất Các cây quyết định của chuyên gia về bản chất dựa trên nền tảng khoa học, nền tảng (lý thuyết mô tả) và kinh nghiệm của các cá nhân Cây quyết định

là các mô hình đa cấp có nhiều bậc, trong đó lá là sự lựa chọn (lớp/dãy), chẳng hạn như mức độ khái quát hoá đặc trưng đất đai và các nút bên trong của cây là các tiêu chí quyết định, nó thể hiện mức độ nghiêm trọng về chất lượng đất hoặc

sự phù hợp về các lớp thích nghi đất đai Nếu dữ liệu kinh nghiệm thực tế phù hợp có sẵn, phân tích các cây quyết định thống kê có thể được sử dụng để tạo ra

mô hình đánh giá đất với tỷ lệ dự đoán tốt, đặc biệt hữu ích trong trường hợp giả định cho các mô hình thống kê khác không hiệu quả Những cây phân loại và hồi quy này được thiết kế để sử dụng trong các tình huống, trong đó tỷ số giữa

số quan sát và số biến (là điển hình của điều tra đất đai và tài nguyên đất) thấp Phân tích này là một quá trình lặp xác định các thuộc tính quan trọng đối với việc mô tả biến phản hồi

Cùng với đó, trong thực tế không phải tất cả các yếu tố đặc điểm tự nhiên của đất đai đều là các biến số thuộc loại liên tục hay có thể được chuyển về loại nhị nguyên, mà còn là các đại lượng biến thiên có miền giá trị là các phạm trù, được gọi là biến rời rạc (discrete) hay là biến phạm trù (categorical) Mô hình cây quyết định cho phép thể hiện các biến phạm trù dưới dạng TEXT, phù hợp

với đặc thù trong đánh giá đất khi các loại đất phải được thể hiện bằng chữ

Quy trình đánh giá đất đai sử dụng cây quyết định:

Trang 22

17

Sơ đồ 1.1 Quy trình đánh giá đất đai ứng dụng cây quyết định

1.1.4 Gi ới thiệu phần mềm DTREG

DTREG là chương trình phân tích thống kê mạnh mẽ, có khả năng xây dựng cây quyết định phân lớp, hồi quy và máy vector hỗ trợ (SVM) để mô tả mối liên hệ giữa dữ liệu và có thể sử dụng để dự đoán giá trị khảo sát trong tương lai DTREG chấp nhận tập hợp dữ liệu chứa nhiều dòng với một cột cho mỗi biến Một trong các biến là biến mục tiêu, giá trị của nó được mô hình hóa

và được dự đoán như là một hàm của biến dự báo DTREG phân tích giá trị và cho ra một mô hình chỉ cách tốt nhất để dự đoán giá trị của biến kết quả dựa trên giá trị biến dự báo Ngoài việc xây dựng mô hình dự báo, ứng dụng còn đo chất lượng mô hình Chương trình có thể tạo những mô hình cây đơn cổ điển (SingleTree) cũng như TreeBoost, Decision Tree Forest gồm có nhiều cây Phần mềm cũng có thể xây dựng mô hình Support Vector Machine (SVM) và Hồi quy logictic (Logistic Regression) DTREG bao gồm ngôn ngữ chuyển đổi dữ liệu

Chuẩn bị

• Thu thập thông tin về địa điểm

tự nhiên và hiện trạng;

• Xác định LQ, LUTs;

• Phânbố điểm điều tra;

• Thiết kế phiếu và lên kế hoạch

• So sánh kết quả với các phươngpháp khác

Trang 23

đã cho bởi giá trị dự báo dẫn đến lá Khái niệm cây quyết định đã có từ lâu, nó bắt nguồn từ khái niệm cơ bản về quá trình suy diễn, nhưng khả năng phân tích một tập dữ liệu lớn với nhiều biến lại đòi hỏi năng lực của máy tính rất lớn mà điều này là không khả thi cho đến hiện nay, khi mà những máy tính tốc độ cao được phát triển Kỹ thuật cây quyết định là một công cụ mạnh và hiệu quả trong việc phân lớp và dự báo Các đối tượng dữ liệu được phân thành các lớp, các giá trị của đối tượng dữ liệu chưa biết sẽ được dự đoán, dự báo Tri thức được rút ra trong kỹ thuật này thường được mô tả dưới dạng tường minh, đơn giản, trực quan, dễ hiểu đối với người sử dụng

Các đặc điểm của phần mềm DTREG

- Dễ sử dụng:

Phần mềm có thể cài trên Window Một khi bạn tạo những file dữ liệu của bạn, ngay khi cung cấp nó vào trong DTREG và để nó làm tất cả công việc tạo cây quyết định, SVM hoặc mô hình Logistic Regression Các phân tích phức tạp cũng có thể thực hiện trong vài phút

- Có thể xây dựng cây phân lớp, hồi quy

DTREG có thể xây dựng cây phân lớp nơi mà biến kết quả được dự đoán

là biến phạm trù và cây hồi quy khi mà biến kết quả là biến liên tục như số lượng thu vào hoặc bán ra

Bằng cách đánh dấu (check) một button, bạn có thể điều khiển DTREG xây dựng một lớp mô hình Single-tree, một mô hình TreeBoost gồm có một chuỗi cây gọi là Decision Tree Forest

- Chức năng tự động tỉa (pruning) cây:

DTREG sẽ sử dụng tính chéo V-fold crossvalidation để xác định kích thước cây tối ưu về mặt thống kê Bạn có thể chỉ định bao nhiêu "nếp gấp” (cross-validation) sẽ được sử dụng để đánh giá Thủ tục này để tránh vấn đề vượt giới hạn, giảm thời gian tính toán và kết quả được tốt nhất

- Có thể sử dụng kỹ thuật tinh vi để giải quyết việc chia thay thế dữ liệu: DTREG sử dụng một kỹ thuật tinh vi để giải quyết việc chia thay thế dữ liệu (Surrogate splitters) trong trường hợp thiếu giá trị Điều này cho phép những trường hợp có giá trị và một vài trường hợp thiếu giá trị được sử dụng để

dự đoán giá trị cho những trường hợp thiếu giá trị

- Dễ dàng trong việc trình bày khi in cây:

Trang 24

19

DTREG có thể trình bày cây quyết định đã được xây dựng trên màn hình, lưu dưới dạng file hình ảnh *.jpg hoặc file *.png để in nó Khi in DTREG sử dụng kỹ thuật để đánh số cây qua nhiều trang

- DTREG chấp nhận dữ liệu text cũng như dữ liệu số:

DTREG bao gồm một ngôn ngữ chuyển đổi dữ liệu để chuyển đổi biến, tạo các biến mới là công cụ Data transformation language

- Cho điểm những giá trị dự đoán:

Khi cây quyết định đã được xây dựng, bạn có thể dùng DTREG để cho điểm tập dữ liệu mới và giá trị dự đoán cho biến kết quả

- Có thể xử lý rất nhiều loại biến

Phiên bản thương mại của DTREG có thể sử dụng không giới hạn số dòng

dữ liệu DTREG có thể xây dựng cây phân lớp với những biến dự báo có hàng trăm loại biến dự báo được sử dụng một thuật toán gom cụm hiệu quả (Nhiều chương trình cây quyết định khác hạn chế biến dự báo tối đa là 16 loại)

- Thông tư 60/2015/TT-BTNMT ngày 15 tháng 12 năm 2015 quy định về

kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai

Trang 25

20

TI ỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về cơ sở lý luận, cũng như

cơ sở pháp lý của vấn đề nghiên cứu và hiểu thêm về phương pháp khai phá dữ liệu ứng dụng cây quyết định trong công tác đánh giá đất đai

Hiện nay trên thế giới có 3 phương pháp đánh giá đất chính là đánh giá đất dựa vào sự mô tả và xét đoán trực tiếp – định tính; đánh giá đất theo cách cho điểm các chỉ tiêu (từ 0 đến 100 điểm); đánh giá đất trên cơ sở tính thích hợp của các loại hình sử dụng đất đối với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội – định lượng

Ở Việt Nam, phương pháp kết hợp điều kiện hạn chế được sử dụng phổ biến, phương pháp này là dựa vào quy luật tối thiểu của Leibig, coi nhân tố tối thiểu để nói lên khả năng sản xuất và chất lượng của cây trồng được sử dụng Phương pháp này tuy đơn giản nhưng khá máy móc, rập khuôn và không giải thích được hết những tác động qua lại giữa các yếu tố sinh thái Để xác định được mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các yếu tố thì cần phải áp dụng một phương pháp đánh giá khách quan hơn và việc sử dụng mô hình cây quyết định

là một lựa chọn đáng để cân nhắc

Trong chương 1 này, ta biết thêm một số kiến thức về phương pháp khai phá dữ liệu từ đó ứng dụng kỹ thuật này vào việc định lượng mối quan hệ của các yếu tố đặc điểm đất đai và năng suất cây trồng trong ứng dụng cây quyết định

DTREG là chương trình phân tích thống kê mạnh mẽ, có khả năng xây dựng cây quyết định phân lớp, hồi quy và máy vector hỗ trợ (SVM) để mô tả mối liên hệ giữa dữ liệu và có thể sử dụng để dự đoán giá trị khảo sát trong tương lai Ngay khi cung cấp tập dữ liệu vào DTREG, nó sẽ làm tất cả các công việc xây dựng cây quyết định, phân tích hồi quy và tỉa (rút gọn) dữ liệu 1 cách hiệu quả nhất Trái với sự phức tạp của các mô hình hồi quy phi tuyến, hay các mạng Neural, cây quyết định cung cấp một mô hình trình bày dữ liệu rõ ràng, logic

Trang 26

21

CHƯƠNG 2

TH ỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ ĐẤT

HUY ỆN PHÚ GIÁO TỈNH BÌNH DƯƠNG 2.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Vị trí địa lý huyện Phú Giáo – Tỉnh Bình Dương

Huyện Phú Giáo là một huyện thuộc tỉnh Bình Dương, thuộc miền Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên là 543 km2

− Phía Bắc giáp huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước)

− Phía Tây Bắc giáp huyện Chơn Thành (tỉnh Bình Phước)

− Phía Đông giáp huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai)

− Phía Tây giáp huyện Bến Cát (tỉnh Bình Dương)

− Phía Nam giáp huyện Tân Uyên (tỉnh Bình Dương)

Hiện nay huyện Phú Giáo có diện tích tự nhiên lớn thứ 4 của tỉnh, đồng

thời là cửa ngõ lưu thông kinh tế giữa ba tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai Huyện có 11 đơn vị hành chính gồm 10 xã và một thị trấn

Huyện Phú Giáo cách Tp Hồ Chí Minh và Tp Biên Hoà không xa, thuộc vành đai sau của vùng phát triển công nghiệp Nam Bình Dương và vùng Kinh tế

trọng điểm phía Nam Đường tỉnh ĐT.741 là tuyến giao thông quan trọng của vùng chạy qua địa bàn huyện theo hướng Bắc Nam, nối với QL.13 về Tp Hồ Chí Minh, từ đây có thể tiếp cận thuận lợi với các khu vực phát triển kinh tế của

tỉnh và vùng phụ cận của Tỉnh Bình Dương

Trang 27

22

Hình 2.1 B ản đồ hành chính huyện Phú Giáo 2.1.2 Điều kiện tự nhiên

2.1.2.1 Địa hình

Huyện Phú Giáo nằm trong vùng có địa hình chuyển tiếp của hai kiểu địa

mạo lớn: Đồng bằng bóc mòn - xâm thực - tích tụ với đồi núi sót của vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng tích tụ Tây Nam Bộ Địa bàn huyện bao gồm các giải đồng bằng các thung lũng nhỏ hẹp kéo dài ven hợp thủy, các bậc thềm phù sa cổ

và một số khu vực đồi núi sót, cao dốc, mọc vượt trội lên giữa những vùng bậc

thềm bằng phẳng Địa hình toàn vùng tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông

Trang 28

23

Bắc xuống phía Nam, độ cao trung bình 50-60 m, có thể phân biệt 4 khu vực địa hình khác nhau theo độ cao như sau:

B ảng 2.1 Địa hình huyện Phú Giáo phân theo độ cao

mại và dịch vụ

2.1.2.2 Khí hậu

Khu vực tỉnh Bình Dương nói chung và huyện Phú Giáo nói riêng nằm

trọn trong vành đai xích đạo bắc chí tuyến, vì thế đặc trưng của khí hậu ở đây là

có nền nhiệt độ cao và phân phối đều trong năm, có lượng mưa khá lớn và không có những cực đoan đáng kể về khí hậu như mùa đông lạnh, gió nóng, gió bão, sương muối và sương mù

Nhiệt độ trung bình của huyện Phú Giáo hàng năm là 27,5°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 32,5°C

Mùa mưa ở huyện Phú Giáo phân bố theo mùa rõ rệt, lượng mưa khá cao

và mùa mưa kéo dài, tính trung bình năm, lượng mưa và số ngày mưa đều khá cao, lên đến 1.943 - 2.528 mm và 141- 163 ngày có mưa

Mùa khô, từ đầu tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau, kéo dài 131 - 150 ngày song mưa rất ít chỉ chiếm khoảng 12 - 15% tổng lượng mưa năm Mưa ít,

nắng nóng nhiều

Như vậy, huyện Phú Giáo có khí hậu tương đối ôn hòa nên thích hợp sản

xuất nông nghiệp Tuy nhiên cần lưu ý tình trạng mất nước vào mùa khô do mưa

ít, bốc hơi cao

2.1.2.3 Th ủy văn

Chế độ thủy văn trên địa bàn huyện Phú Giáo chịu ảnh hưởng lớn bởi lưu lượng nước trên sông Bé Sông Bé là chi lưu lớn nhất nằm trên bờ phải dòng chính sông Đồng Nai, sông dài 350 km, diện tích lưu vực 7.650 km2, bắt nguồn

Trang 29

Nguồn nước ở huyện Phú Giáo khá dồi dào, bao gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm

2.1.2.4 Tài nguyên đất

Theo nguyên cứu của sở khoa học và công nghệ tỉnh Bình Dương, huyện Phú Giáo có các nhóm đất chính là: nhóm đất phù sa, nhóm đất xám, nhóm đất

đỏ vàng

Bảng 2.2 Các loại đất chính trên địa bàn huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương

Tên đất đương WRB (*) Tên tương hiệu Ký Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%)

1 Đất phù sa không được bồi Fluvic Cambisols (Eutric, Siltic) P 1.866,42 3,43

2 Đất xám trên phù sa cổ Haplic Acrisols X 35.482,31 65,25

3 Đất xám gley Umbric Gleyic Acrisols Xg 3.366,30 6,19

Quy mô phân bố đất phù sa theo đơn vị hành chính như sau:

B ảng 2.3 Diện tích đất phù sa từng xã huyện Phú Giáo (Đơn vị tính: ha) Toàn

huyện An Linh Long An

An Thái

Phước Hòa

Tân Hiệp Long Tân

Tam Lập Vĩnh Hòa

1.866,42 625,05 19,71 161,53 238,39 57,57 126,89 343,20 294,10

Trang 30

25

Về tính chất lý hóa học, đất phù sa có thành phần cơ giới trung bình, ít chua, dung tích hấp thu và độ no bazơ khá cao, hữu cơ và đạm tổng số khá đến giàu, lân và kali trung bình khá đến giàu; các độc chất trong đất hầu như không

thấy, đáng kể chỉ có sắt hòa tan nhưng cũng ở mức thấp không gây độc hại cho cây trồng

Nhóm đất này thích hợp cho việc trồng lúa, rau màu và cây ăn trái, điều

kiện tưới tương đối thuận lợi hơn các nhóm đất khác

o Nhóm đất xám:

Phân bố các loại đất xám theo các đơn vị hành chính như sau:

B ảng 2.4 Diện tích đất xám theo từng xã huyện Phú Giáo (Đơn vị tính: ha)

TT Phước

Vĩnh

An Bình

An Linh

An Long

An Thái

Phước Hòa

Phước Sang

o Đất đỏ vàng

Có một đơn vị đất là đất nâu vàng trên phù sa cổ với diện tích là 11.996

ha, chiếm 22,06% diện tích tự nhiên toàn huyện Theo phân loại của FAO/WRB, đất nâu vàng trên phù sa cổ tương đương với đơn vị đất Haplic Acrisols (Chromic)

Tương tự như đất xám, đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) có cơ giới nhẹ, dễ

cải tạo, lại lại hầu như không chứa độc chất và được phân bố ở địa hình khá

bằng phẳng thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp canh tác Vì vậy nó có

thể thích hợp ở mức khá cao với nhiều loại cây trồng cạn nhiệt đới

2.1.2.5 Tài nguyên nước

o Nước mặt

Có các suối chính như suối Giai, suối Nước Trong, suối Xa Mách, suối

Rạc, suối Nước Vàng và một số sông suối nhỏ khác Riêng suối Giai là nguồn cung cấp nước cho thị trấn Phước Vĩnh và tưới tiêu cho nông nghiệp và sử dụng trong công nghiệp

Trang 31

Nhìn chung, tổng lưu lượng dòng chảy của các sông suối hiện thời cung

cấp đủ lượng nước cho sản xuất và sinh hoạt cho huyện, đồng thời tạo nguồn bổ sung nước dưới đất, tạo cảnh quan, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái

o Nước ngầm

Theo đánh giá chung, huyện Phú Giáo ở trong khu vực nghèo nguồn nước dưới đất, lưu lượng các giếng đào từ 0,05-4,00 l/s do bề dày tầng chứa nước mỏng, lưu lượng nhỏ; thực tế ở các xã An Bình, An Long nguồn nước dưới đất

rất hạn chế Nơi giàu nguồn nước dưới đất có thể khai thác ở quy mô vừa phải

để phát triển kinh tế vườn, tưới cho rau sạch

2.1.3 Th ực trạng phát triển kinh tế xã hội

2.1.3.1 Khu v ực kinh tế Nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp năm 2011 là 47.337,92 ha (chiếm 87,08% DTTN), trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 41.690,71 ha (chiếm 76,67% DTTN); đất lâm nghiệp 5.522,40 ha (10,16% DTTN); đất nuôi trồng

thủy sản 70,98 ha (0,13% DTTN) và đất nông nghiệp khác 69,97 ha (0,13% DTTN) Trong quỹ đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm có quy mô

lớn nhất chiếm đến 97,70% (gần 40.725 ha), chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm như cao su và điều

Xem xét tình hình phát triển các loại cây trồng chủ yếu trên địa bàn huyện trong thời gian qua có thể thấy như sau:

− Cây hàng năm: chủ yếu là trồng rau đậu các loại, khoai lang, khoai mỳ, lúa, Cây lúa có năng suất bình ổn, đạt trung bình 4,00 tấn/ha (của tỉnh 3,65

tấn/ha)

− Cây lâu năm: Trong ngành trồng trọt cây công nghiệp có vị trí hàng đầu

chủ yếu là cao su, điều, hồ tiêu

2.1.3.2 Khu vực kinh tế Công nghiệp

Công nghiệp – Xây dựng đứng thứ hai trong cơ cấu kinh tế của huyện Trong vài năm gần đây công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đã có bước phát triển đáng kể, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế vững chắc đã đem lại cho ngành tốc độ tăng trưởng liên tục

Giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đạt 675 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 14,92%/năm, toàn huyện có 378 cơ sở sản xuất

với gần 2.900 lao động (năm 2005 có 208 cơ sở sản xuất với 2000 lao động)

Trang 32

27

trong đó có 19% số cơ sở có quy mô tương đối lớn và vừa còn lại là những cơ sở

nhỏ, vốn đầu tư ít, công nghệ lạc hậu

Ngành nghề sản xuất chủ yếu là chế biến nông sản (đóng góp 68% giá trị

sản xuất công nghiệp – xây dựng), kế đến là khai thác khoáng sản (12%), còn lại

là các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp khác

V ề xây dựng kết cấu hạ tầng: Trong 5 năm vừa qua huyện Phú Giáo đã

đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng với tốc độ khá nhanh với tổng vốn đầu tư hơn 836,64 tỷ đồng vào các lĩnh vực như y tế, giáo dục, công nghiệp - TTCN, trụ sở làm việc, , bằng nhiều nguồn vốn của nhà nước và đóng góp của nhân dân

V ề giao thông và chỉnh trang đô thị: Huyện đã đầu tư và hoàn thành đưa

vào sử dụng nhiều công trình quan trọng như đường Bố Mua đi rạch Bé (ĐH.501), đường An Bình đi cầu Vàm Vá 2, cầu Suối thôn, Hệ thống giao thông nông thôn được nâng cấp mở rộng với 249 tuyến, tổng chiều dài trên 185

km Các tuyến đường liên ấp, giao thông nội đồng được đầu tư xây dựng với

tổng vốn đầu tư trên 27 tỷ đồng, có 2 km giao thông nông thôn được nâng cấp láng nhựa bằng nguồn vốn ngân sách và vận động đóng góp của nhân dân, tạo thuận lợi cho đi lại và sản xuất

2.1.3.3 Khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại

Khu vực dịch vụ có bước dịch chuyển tích cực, theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân Tốc độ tăng trưởng dịch vụ - thương mại giai đoạn 2006-2011 tăng bình quân 23,9%/năm

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên địa bàn huyện Phú Giáo năm 1996 đạt 63,9 tỷ đồng; năm 2000 đạt 100 tỷ năm 2005 đạt 379 tỷ đồng

và năm 2011 ước đạt 910 tỷ đồng chiếm 2,8% so toàn tỉnh

Tỷ trọng ngành dịch vụ - thương mại trong cơ cấu kinh tế chiếm 16,8% năm 2000; 19,3% năm 2005 và khoảng 25,1% vào năm 2011

Dịch vụ thông tin liên lạc phát triển khá nhanh với 01 bưu điện TT Phước Vĩnh, 03 bưu cục huyện, 10 điểm bưu điện văn hoá các xã Máy điện thoại đạt 19,5 máy/100 dân (vượt 1,5 lần so với chỉ tiêu Nghị quyết)

Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, chăm sóc sức khỏe

cộng đồng… đều có bước tiến bộ và cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân

Dịch vụ vận tải tương đối phát triển, đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại vận chuyển trên địa bàn huyện Hoạt động du lịch chưa có bước phát triển đột phá,

hiện trên địa bàn huyện chưa có điểm hoặc tuyến du lịch Huyện có khả năng phát triển hình thức du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh, chủ yếu tập trung quanh khu vực hồ Phước Hòa

Trang 33

28

2.2 Tình hình qu ản lý và hiện trạng sử dụng đất đai huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương

2.2.1 Tình hình qu ản lý đất đai

Ở Việt Nam tình hình quản lý tài nguyên đất đai đã được quan tâm từ rất

sớm Những năm đầu của thập kỷ 80, nhà nước đã xây dựng hệ thống chính sách

về đất đai phù hợp với tình hình đất nước thể hiện ở chính sách thống nhất quản

lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước, đồng thời

thực hiện công tác đo đạc phân hạng đất và đăng ký thống kê đất đai trong cả nước, đồng thời thực hiện công tác đo đạc phân hạng đất và đăng ký thống kê đất đai trong cả nước Đặc biệt ngày 18/12/1980 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Hiến pháp sửa đổi quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và

thềm lục địa… đều thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung” Đây là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng để thực thi công tác quản lý đất đai trên phạm vi cả nước

2.2.1.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản

Sau Luật Đất Đai năm 1988, Luật Đất Đai năm 1993, Luật Đất Đai năm

2003 và tiếp theo là Luật Đất Đai năm 2013 được ban hành, công tác quản lý đất đai thực sự chuyển biến mạnh mẽ về lực lượng, tổ chức, hiệu lực và hiệu quả

quản lý; ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu phát triển kinh tế - xã hội và an ninh,

quốc phòng về sử dụng đất Về tổ chức, Ban Quản lý ruộng đất đã thành lập Sở Địa chính và sau này là Sở Tài nguyên và Môi trường Đến nay các huyện đều

có phòng Tài Nguyên và Môi trường, cấp xã có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực Tài Nguyên và Môi trường Các hoạt động của ngành ngày càng toàn diện hơn, sâu sát hơn và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu trong quản lý đất đai Nhiều Nghị định và văn bản dưới Luật được ban hành làm cơ sở pháp lý cho thực hiện và hướng dẫn thi hành Luật đất đai

Về công tác lập Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất từ sau khi có Luật Đất Đai năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, tiếp theo đó là 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy hoạch chi tiết việc lập điều chỉnh và quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai được coi

việc điều chỉnh địa giới hành chính, tái lập các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Dĩ

An Khi đó Huyện Phú Giáo có 9 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã Vĩnh Hòa, An Bình, An Linh, Tân Hiệp, Phước Sang, Phước Hòa, An Long, Tân

Trang 34

29

Long và thị trấn Phước Vĩnh Năm 2003, xã Tam Lập được chia tách từ xã Vĩnh Hòa, theo Nghị định số 156/NĐ-CP, ngày 10/12/2003 và xã An Thái được chia tách từ xã An Linh, theo Nghị định số 190/2004/NĐ-CP, ngày 17/11/2004

2.2.1.3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Hệ thống bản đồ địa chính huyện Phú Giáo hiện nay đã được đo đạc phủ kín toàn bộ trên địa bàn huyện từ năm 2001, tuy nhiên được thành lập bằng phương pháp điều vẽ ảnh viễn thám dẫn đến độ chính xác không cao; hiện đang được tiến hành đo đạc, chỉnh lý lại hệ thống bản đồ địa chính để tạo điều kiện thuận lợi, thống nhất quản lý đất đai trên địa bàn huyện Công tác lập bản đồ

hiện trạng sử dụng đất được thực hiện định kỳ 05 năm một lần trên cơ sở kết quả

tổng kiểm kê đất đất đai Huyện đã thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 3

cấp năm 2005 và năm 2011

2.2.1.4 Công tác l ập quy hoạch - kế hoạch trên địa bàn huyện

Việc lập quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Giáo đến năm 2011 và kế

hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2011 được thực hiện và đã được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt tại Quyết định số 13/8/QĐ-UBND ngày 20/03/2007 Đồng thời việc lập các quy hoạch sử dụng đất đến năm 2011, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2011 chi tiết đến cấp xã và thị trấn của huyện cũng đã được

thực hiện và phê duyệt trong năm 2007

2.2.1.5 Công tác giao đất, cho thuê đất thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất

Kết quả giao đất, cho thuê đất trong thời gian vừa qua đã có những đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện, góp phần giải quyết việc làm cho người dân; tạo nguồn thu lớn cho ngân sách; nhiều dự án công trình công cộng đã được thực hiện và hoàn thành đã góp phần nâng cao chất lượng

cuộc sống của người dân Ngoài ra, với thủ tục pháp lý chặt chẽ đã hạn chế phát sinh khiếu nại liên quan đến thủ tục thu hồi đất

2.2.1.6 Ðăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp

gi ấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2011, huyện Phú Giáo có tổng diện tích đất đai là 54.378,16 ha, đã có 45.758,04 ha được cấp giấy chứng nhận (GCN), đạt tỷ lệ 84,14% DTTN và 90,07% diện tích cần cấp giấy cụ thể như sau:

Trang 35

nghiệp 15.636 15.329 307 3.269,06 577,80 2.691,26

Tổng số 32.405 32.008 397 45.758,04 30.453,87 15.304,17

(Nguồn: Phòng TN&MT H Phú Giáo, 2013)

Diện tích đất chưa được cấp giấy chứng trên địa bàn huyện Phú Giáo chủ

yếu của một số tổ chức trên địa bàn huyện như Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Dương, Nông trường cao su Bố Lá (Công ty cao su Phước Hòa)… Riêng đối với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Dương diện tích hiện đang quản lý 5.902,06 ha thuộc xã Tam Lập chiếm phần lớn diện tích chưa được

cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện

2.2.1.7 Công tác th ống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện thường xuyên 5 năm

và hàng năm theo quy định của Luật Đất đai, kết quả kiểm kê năm 2005 được đánh giá khá cao, đã tạo tiền đề cơ sở khoa học cho việc xây dựng chủ trương phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo Tuy nhiên việc theo dõi tình hình biến động các loại đất trên địa bàn thành phố còn nhiều hạn chế do nguồn tài liệu bản đồ có nhiều biến động, chủ yếu mới chỉnh lý biến động trên

số liệu, chỉnh lý biến động trên bản đồ còn gặp nhiều khó khăn do tài liệu đo đạc

bản đồ giải thửa chưa được bàn giao xuống phòng TNMT

2.2.1.8 Công tác thanh tra, ki ểm tra

Công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết các tranh chấp, đơn thư khiếu nại, khiếu tố, các vấn đề nổi cộm về đất đai được thực hiện thường xuyên Các ngành

chức năng của huyện đã tổ chức thanh tra tốt việc chấp hành các chế độ quản lý,

sử dụng đất đai Cho đến nay các vụ tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai còn lại rất ít

2.2.1.9 Qu ản lý và phát triển thị trường quyền SQĐ trong thị trường bất động sản

Nhìn chung, hiệu quả quản lý và phát triển thị trường bất động sản thực sự chưa cao; chưa kiểm soát được giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất; vai trò điều tiết thị trường bất động sản chưa phát huy, dẫn đến sự mất cân đối của thị trường

Trang 36

31

2.2.1.10 Qu ản lý tài chính về đất đai

Hàng năm Ủy ban Nhân dân huyện đều ban hành và công bố bảng giá đất đúng thời hạn quy định Kết quả ban hành bảng giá đất hàng năm trong thời gian qua đã đáp ứng kịp thời trong việc thực hiện các khoản thu ngân sách liên quan đến đất Việc xác định tiền sử dụng đất theo giá thị trường rất phức tạp, mất nhiều thời gian nên còn nhiều dự án đã hoàn thành thủ tục giao đất nhưng chưa

2.2.1.12 Giải quyết tranh chấp về đất đai: giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi

ph ạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai

Chất lượng giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo ngày càng được nâng cao do thực hiện tốt chế độ tiếp công dân, lắng nghe và giải thích hướng dẫn cũng như sự tăng cường công tác tiếp dân và đối thoại của lãnh đạo Nhiều vụ khiếu nại đã được giải quyết nhiều lần nhưng công dân vẫn không chấp nhận và

tiếp tục khiếu nại, dẫn đến vụ việc kéo dài

2.2.1.13 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Hoạt động dịch vụ công về đất đai trên địa bàn huyện được triển khai thực

hiện thông qua Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của huyện Hoạt động

dịch vụ công về đất đai bước đầu đã đem lại hiệu quả rõ rệt, không những góp

phần chia sẽ gánh nặng quá tải của các cơ quan hành chính mà còn giảm bớt đáng kể thời gian giải quyết các thủ tục cho người dân

2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất đai

2.2.2.1 Phân tích hi ện trạng sử dụng các loại đất

Bảng 2.6 Diện tích và cơ cấu hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Giáo

STT Các nhóm sử dụng đất Ký Hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Thống kê đất đai huyện Phú Giáo năm 2011, phòng Tài nguyên và MT)

Đất nông nghiệp: 47.337,92 ha, chiếm tỷ lệ 87,05% diện tích tự nhiên, không còn đất chưa sử dụng

Cơ cấu sử dụng đất hiện nay về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu phát triển kinh

tế - xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện trong thời gian qua

Trang 38

33

a Nhóm đất nông nghiệp

Diện tích nhóm đất nông nghiệp toàn huyện Phú Giáo năm 2011 có 47.337,92 ha, chiếm tỷ lệ 87,05% so diện tích tự nhiên, trong đó hầu hết là đất trồng cây lâu năm 40.725,80 ha (chiếm 74,89% diện tích tự nhiên); đất rừng sản xuất 5.552,4 ha (10,16% DTTN, tập trung ở xã Tam Lập), đất nuôi trồng thủy sản 70,98 ha (0,13% DTTN) đất trồng lúa nước 106,59 ha và đất nông nghiệp còn lại 912,15 ha (gần 1,68% DTTN)

Sử dụng đất nông nghiệp theo hiện trạng thống kê đất đai năm 2011 như sau:

− Đất trồng lúa nước: Trong đất trồng lúa nước không còn đất chuyên trồng lúa nước, tổng diện tích đất trồng lúa (1 vụ), lúa màu: 106,59 ha, chiếm 0,22% diện tích đất nông nghiệp; còn ở TT Phước Vĩnh, các xã Tân Hiệp, Phước Sang, An Bình, Vĩnh Hòa

− Đất trồng cây lâu năm: diện tích 40.725,80 ha, chiếm 97,70% diện tích đất nông nghiệp, đây là loại đất chiếm diện tích lớn nhất, cây trồng chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm như cao su, điều, tiêu, cây ăn quả,… phân bố ở hầu hết các xã thị trấn, tập trung nhiều ở xã An Bình, Tam Lập, Phước Hòa, Tân Long,

An Thái, Vĩnh Hòa có quy mô khoảng 3.500 – 5.900 ha, các xã còn lại và

TT.Phước Vĩnh cũng có diện tích đất cây lâu năm trên 2.200 ha

Đất rừng sản xuất: diện tích đất rừng sản xuất của huyện là 5.522,40

ha chiếm 11,67% diện tích nhóm đất nông nghiệp (10,16 % DTTN), tập trung ở

xã Tam Lập

Đất có rừng tự nhiên: 385,90 ha, chiếm 6,99% diện tích đất lâm

nghiệp Đất có rừng trồng: 5.136,50 ha, chiếm 93,01% diện tích đất lâm nghiệp

Đất nuôi trồng thuỷ sản: trên địa bàn huyện không có dạng phát triển

tập trung, chủ yếu phát triển nhỏ lẻ với diện tích 70,98 ha, chiếm 0,15% diện tích nhóm đất nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở xã Phước Sang, An Thái, Phước Hoà, An Bình,…, riêng xã An Long không có đất nuôi trồng thuỷ sản

Đất nông nghiệp còn lại: tổng diện tích đất nông nghiệp còn lại của

huyện hiện nay là 912,15 ha, chiếm 1,93% diện tích đất nông nghiệp, trong đó:

• Đất trồng cây hàng năm khác: 842,18 ha chiếm 1,78% diện tích đất nông nghiệp

• Đất nông nghiệp khác là 69,97 ha chiếm 0,15% diện tích đất nông nghiệp

b Nhóm đất phi nông nghiệp

− Đất ở: Năm 2011, bình quân đất ở theo đầu người của huyện Phú Giáo

là 73,4 m2/người (cao hơn so với bình quân chung của tỉnh Bình Dương 54,2

m2/người) Đất ở nông thôn bình quân 79,3 m2/người và đất ở đô thị bình quân 45,5 m2/người

Trang 39

34

Bảng 2.8 Diện tích đất ở và bình quân đất ở trên đầu người huyện Phú Giáo

Bình quân đất ở Nhân

khẩu Hộ (ha) (m 2 /người)

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Giáo)

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Đất trụ sở cơ

quan, công trình sự nghiệp hiện trạng tại huyện có 33,82 ha, chiếm 0,48% đất phi nông nghiệp

Đất quốc phòng: hiện có 780,46 ha, chiếm 11,08% đất phi nông

nghiệp, bao gồm đất trụ sở Ban chỉ huy quân sự huyện, các doanh trại, các đơn

vị đóng quân trên địa bàn huyện:

Bảng 2.9 Diện tích đất quốc phòng huyện Phú Giáo

Khu quân sự BB271/BB5

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Giáo)

Trang 40

35

Đất an ninh: có 1.395,37 ha, chiếm 19,82% đất phi nông nghiệp, cụ thể

như sau:

Bảng 2.10 Diện tích đất an ninh huyện Phú Giáo

- TT Phước Vĩnh 2,83 Công an huyện; Công an thị trấn

- Xã Phước Hòa 272,54 Trại giáo dưỡng Phú Hòa; Trại giam Bố Lá

- Xã An Thái 1.120,00 Trại giam An Phước

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Giáo)

− Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh: Năm 2010, đất sản xuất, kinh doanh

có quy mô diện tích 99,59 ha, chiếm 1,38% đất phi nông nghiệp, bao gồm diện tích hiện trạng cơ sở sản xuất, kinh doanh, trạm xăng,… trên địa bàn huyện: TT Phước Vĩnh (17,48 ha), xã An Linh (2,03 ha), xã Phước Sang (5,52 ha), xã An Bình (8,01 ha), xã Tân Hiệp (8,64 ha), xã Tam Lập (3,29 ha), xã Tân Long (6,46 ha), xã Vĩnh Hoà (16,03 ha), xã Phước Hoà (30,13 ha)

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ: Diện tích 197,31 ha, chiếm

2,80% diện tích đất phi nông nghiệp, Chủ yếu là đất khai thác vật liệu xây dựng: khai thác đá, phún, sỏi, sét, làm gạch ngói… tập trung ở: TT Phước Vĩnh (42,55 ha), xã An Long (2,23 ha), xã An Bình (59,72 ha), xã Vĩnh Hoà (37,72 ha), xã Phước Hoà (55,09 ha)

Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại: Diện tích 6,79 ha, chiếm

0,01% diện tích đất phi nông nghiệp, ở xã Phước Hòa (5,10 ha), xã Vĩnh Hòa

(0,33 ha), TT Phước Vĩnh (1,36 ha), cụ thể:

Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Diện tích 31,26 ha, chiếm 0,44% diện tích

đất phi nông nghiệp; có ở các xã như sau: (đơn vị tính: ha)

Bãi rác, xử lý chất thải: 0,10 ha xã Phước Hòa

Khu xử lý chất thải công ty cao su: 5,00 ha xã Phước Hòa

Bãi rác huyện: 1,36 ha TT Phước Vĩnh

Đất bãi thải, xử lý chất thải: 0,33 ha xã Vĩnh Hòa

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Giáo)

Bảng 2.11 Diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng huyện Phú Giáo

TT Phước

Vĩnh Linh An

Phước Sang

An Thái

An Long

An Bình

Tân Hiệp Tam Lập Long Tân

Vĩnh Hoà

Phước Hoà

3,68 8,03 0,48 0,23 0,44 1,60 7,52 0,38 6,82 2,08

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Giáo)

Ngày đăng: 09/04/2019, 16:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Ch ứng khoán MB (2016). “ Báo cáo ng ắn Tập đoàn cao su Phước Hòa” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo ngắn Tập đoàn cao su Phước Hòa
Tác giả: Ch ứng khoán MB
Năm: 2016
6. Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (1998). Giáo trình đánh giá đất . NXB Nông nghi ệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đánh giá đất
Tác giả: Đào Châu Thu, Nguyễn Khang
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1998
7. Dương Ngọc Nam (2016) “ Ứng dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP đánh giá mức độ thích nghi của cây cao su trên địa bàn huyện Phú Giáo, t ỉnh Bình Dương” . Đề tài luận văn tốt nghiệp ĐH Tài nguyên và môi trường TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ứng dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP đánh giá mức độ thích nghi của cây cao su trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương”
8. Nguy ễn Ánh Nga (2012) “ Ứng dụng kỹ thuật khai phá dữ liệu cho việc định lượng trong đánh giá đất đai trên địa bàn huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai”. Đề tài luận văn thạc sĩ ĐH Nông lâm TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ứng dụng kỹ thuật khai phá dữ liệu cho việc định lượng trong đánh giá đất đai trên địa bàn huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai”
9. Nguy ễn Hữu Cường Bài gi ảng đánh giá đất đai. Đại học Tài nguyên và môi trường TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng đánh giá đất đai
10. Ph ạm Quang Khánh, Vũ Cao Thái (1994) . “Các lo ại hình sử dụng đất và hi ệu quả sản xuất của các loại hình sử dụng đất trong nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ” . T ạp chí khoa học đất Việt Nam, số 4. NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Các loại hình sử dụng đất và hiệu quả sản xuất của các loại hình sử dụng đất trong nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ”
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
11. Ph ạm Quang Khánh. “Tài nguyên đất vùng Đông Nam Bộ hiện trạng và ti ềm năng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên đất vùng Đông Nam Bộ hiện trạng và tiềm năng
12. Ph ạm Quang Khánh, Nguyễn Thế Tâm (2/1994). “Tài nguyên đất tỉnh sông Bé”. Thông tin khoa h ọc và công nghệ tỉnh sông Bé Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên đất tỉnh sông Bé”
15. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Giáo (2011). Quy ho ạch s ử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) huy ện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương . Báo cáo thuy ết minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Tác giả: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Giáo
Năm: 2011
17. Tr ần Đức Viên. “ Phát tri ển bền vững ngành cao su Việt Nam trong h ội nhập kinh tế quốc tế”. Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”
18. Tr ần Kông Tấu, Ngô Văn Phụ, Hoàng Văn Huây, Hoàng Văn Thế, Văn Huy Hải, Trần Khắc Hiệp (1986). Th ổ nhưỡng học tập 1. NXB Đại học và trung h ọc chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thổ nhưỡng học tập 1
Tác giả: Tr ần Kông Tấu, Ngô Văn Phụ, Hoàng Văn Huây, Hoàng Văn Thế, Văn Huy Hải, Trần Khắc Hiệp
Nhà XB: NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp
Năm: 1986
20. Bin Jiang, Bo Huang and Vit Vasek. “Geovisualisation for Planning Support Systems” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Geovisualisation for Planning Support Systems
21. David G. Rossiter (August 1994). Lecture Notes: “Land Evaluation”. Cornell University Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lecture Notes: “Land Evaluation”
22. De la Rosa D. and Diepen C.A. “Qualitative and Quantitative Land Evaluations”. Eolss Publishers. Oxford, UK Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qualitative and Quantitative Land Evaluations”
23. FAO (1976). A framework for land evaluation. No.22, FAO-Rome Sách, tạp chí
Tiêu đề: A framework for land evaluation
Tác giả: FAO
Năm: 1976
25. Nirmal Kumar, G. P. Obi Reddy and S Chatterji, (June 2013). “Evaluation of Best First Decision Tree on Categorical Soil Survey Data for Land Capability Classification”. International Journal of Computer Applications (0975 – 8887) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evaluation of Best First Decision Tree on Categorical Soil Survey Data for Land Capability Classification”
26. Phillip H. Sherrod. DTREG – “Predictive Modeling Software” Sách, tạp chí
Tiêu đề: DTREG – “Predictive Modeling Software
27. Thomas L. Saaty (2008). “Decision Making with The Analytic Hierarchy Process”.Tài li ệu Tiếng Pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Decision Making with The Analytic Hierarchy Process”
Tác giả: Thomas L. Saaty
Năm: 2008
28. Nguyen Van-Hao. “Les Problèmes de la Nouvelle Agriculture Vietnamienne” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Les Problèmes de la Nouvelle Agriculture Vietnamienne
1. Lu ật Đất đai 2013 số 45/2013/QH13 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w