1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG NẤM BÀO NGƯ Pleurotus spp. TRÊN NGUYÊN LIỆU MÙN CƯA CAO SU

80 125 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Kết quả thí nghiệm đã cho thấy: Về sinh trưởng: Nấm bào ngư xám quạt là giống có các đặc tính sinh trưởng tốt nhất trong 5 giống thí nghiệm như: tốc độ tăng trưởng chiều dài tơ nhanh, th

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG

NẤM BÀO NGƯ Pleurotus spp TRÊN NGUYÊN LIỆU MÙN

CƯA CAO SU

Họ và tên sinh viên: TRẦN KIM NGÂN Ngành: NÔNG HỌC

Niên khóa: 2006 - 2010

Trang 2

SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG NẤM

BÀO NGƯ Pleurotus spp TRÊN NGUYÊN LIỆU MÙN CƯA CAO SU

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Qua chặng đường dài học tập là cả quá trình nỗ lực không ngừng của bản thân

và sự dìu dắt của những người xung quanh em Cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến:

Ban Giám Hiệu cùng quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức chuyên môn, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường

Em xin chân thành biết ơn cô Phạm Thị Ngọc đã trực tiếp hướng dẫn và giúp

đỡ em trong suốt thời gian vừa qua để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp

Tập thể lớp Nông Học 32 cùng các anh chị, bạn bè đã hỗ trợ và động viên em trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài

Lời cảm ơn con kính gửi đến mẹ và những người thân yêu trong gia đình đã luôn ở bên con, giúp đỡ và động viên con vượt qua khó khăn

Sinh Viên thực hiện

Trần Kim Ngân

Trang 4

TÓM TẮT

TRẦN KIM NGÂN, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tháng

08/2010, “So sánh đặc điểm sinh trưởng của một số giống nấm bào ngư Pleurotus spp

trên nguyên liệu mùn cưa cao su”

Giáo viên hướng dẫn: ThS PHẠM THỊ NGỌC

Đề tài đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 02/2010 đến 07/2010 tại trại thực nghiệm khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm tìm ra giống cho hiệu quả kinh tế và phù hợp với điều kiện sản xuất ở địa phương

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố, 5 nghiệm thức, 3 lần lặp lại Các nghiệm thức:

NT1: Nấm bào ngư xám quạt

NT2 (đối chứng): Nấm bào ngư nhật dai

NT3: Nấm bào ngư trắng quạt

NT4: Nấm bào ngư sò loa kèn

NT5: Nấm bào ngư trắng tulip

Bố trí thí nghiệm trên cơ chất (99% mùn cưa cao su + 0,5% vôi bột + 0,2% DAP + 0,3% Urea)

Kết quả thí nghiệm đã cho thấy:

Về sinh trưởng: Nấm bào ngư xám quạt là giống có các đặc tính sinh trưởng tốt nhất trong 5 giống thí nghiệm như: tốc độ tăng trưởng chiều dài tơ nhanh, thời gian tơ nấm đầy bịch sớm, thời gian cho quả thể sớm, số chùm quả thể trên bịch nhiều So với nghiệm thức đối chứng là nấm bào ngư nhật dai thì giống nấm bào ngư xám quạt có khả năng sinh trưởng tốt hơn

Về năng suất: Nấm bào ngư xám quạt vẫn là nghiệm thức cho năng suất cao nhất với các yếu tố cấu thành vượt trội: trọng lượng trung bình 1 chùm quả thể lớn, trọng lượng trung bình quả thể trên bịch cao, năng suất ô thí nghiệm cao

Giống nấm bào ngư trắng quạt có tốc độ tăng trưởng chiều dài tơ chậm, thời gian để tơ nấm ăn trắng bịch phôi rất muộn Đến cuối thời gian thí nghiệm vẫn chưa cho quả thể

Trang 5

Về tình hình nấm bệnh, trong thời gian thực hiện thí nghiệm, có sự xuất hiện của nấm mốc xanh đều ở các nghiệm thức Trong đó, giống nấm bào ngư trắng tulip có

tỷ lệ bệnh cao nhất, kế đến là giống bào ngư nhật dai (đối chứng)

Tóm lại, trong 5 giống nấm bào ngư tiến hành thí nghiệm, giống có triển vọng nhất là nấm bào ngư xám quạt

Trang 6

MỤC LỤC

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG x

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu đề tài 2

1.3 Yêu cầu 2

1.4 Phạm vi đề tài 2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Khái quát về nấm 3

2.1.1 Sơ lược vế nấm 3

2.1.2 Giá trị dinh dưỡng của nấm 3

2.1.3 Giá trị kinh tế của việc trồng nấm 5

2.1.3.1 Đối với kinh tế 5

2.1.3.2 Đối với xã hội 6

2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của nghề trồng nấm 6

2.1.4.1 Thuận lợi 6

2.1.4.2 Khó khăn 6

2.1.5 Một số nghiên cứu về nấm bào ngư 7

2.1.6 Tình hình sản xuất nấm trên thế giới và trong nước 7

2.1.6.1 Tình hình sản xuất nấm trên thế giới 7

2.1.6.2 Tình hình sản xuất nấm trong nước 9

2.2 Sơ lược về nấm bào ngư 11

2.2.1 Phân loại 11

2.2.2 Một số loài nấm Bào ngư phổ biến 11

2.2.3 Đặc điểm sinh học 12

2.2.4 Đặc điểm sinh trưởng 13

2.2.5 Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch 14

Trang 7

2.2.5.1 Chuẩn bị nguyên liệu 14

2.2.5.2 Chuẩn bị sinh khối (Hệ sợi tơ nấm) 15

2.2.5.3 Chăm sóc và thu đón quả thể 15

2.2.6 Nấm bệnh và biện pháp phòng trừ 16

2.2.6.1 Các dạng bệnh ở nấm 16

2.2.6.2 Một số biện pháp phòng bệnh trong trồng nấm 17

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 18

3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 18

3.2 Điều kiện thời tiết trong thời gian thí nghiệm 18

3.3 Vật liệu thí nghiệm 18

3.3.1 Giống 18

3.3.2 Giá thể trồng nấm 19

3.3.3 Các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm 19

3.4 Phương pháp thí nghiệm 19

3.5 Qui trình thực hiện 20

3.6 Phương pháp thu thập số liệu và các chỉ tiêu theo dõi 21

3.6.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng 21

3.6.2 Chỉ tiêu năng suất 21

3.6.3 Hiệu quả kinh tế 22

3.7 Phương pháp xử lý số liệu 22

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23

4.1 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng 23

4.1.1 Chiều dài tơ nấm 23

4.1.2 Tốc độ tăng trưởng chiều dài tơ nấm 24

4.1.3 Phần trăm số bịch phôi có tơ phủ trắng ở giai đoạn 25 NSC 25

4.1.4 Thời gian tơ nấm ăn trắng bịch phôi 25

4.1.5 Thời gian ra quả thể 26

4.1.6 Số chùm quả thể trên bịch 27

4.1.7 Số quả thể trên chùm 27

4.1.8 Chiều dài tai nấm 28

Trang 8

4.1.10 Đường kính chân nấm 30

4.1.11 Vị trí tâm của phễu tai nấm 30

4.1.12 Trọng lượng trung bình một chùm quả thể 31

4.1.13 Tình hình nấm bệnh 32

4.2 Chỉ tiêu năng suất 32

4.3 Hiệu quả kinh tế 33

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 34

5.1 Kết luận 34

5.2 Đề nghị 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

PHỤ LỤC 38

Trang 9

NSLT Năng suất lý thuyết

NSÔTN Năng suất ô thí nghiệm

NSTT Năng suất thực thu

NT Nghiệm thức

TLTBQT Trọng lượng trung bình quả thể

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 1: Tơ nấm 20 ngày sau cấy 38

Hình 2: Tơ nấm 25 ngày sau cấy 39

Hình 3: Quả thể nấm của các nghiệm thức giai đoạn 2 ngày sau hình thành……… 41

Hình 4: Quả thể nấm của các nghiệm thức giai đoạn 3 ngày sau hình thành 43

Hình 5: Quả thể nấm của các nghiệm thức giai đoạn 4 ngày sau hình thành 45

Hình 6: Nấm mốc xanh ở các nghiệm thức 46

Đồ thị 1: Động thái tăng trưởng chiều dài tơ nấm của các nghiệm thức 47

Đồ thị 2: Tốc độ tăng trưởng chiều dài tơ nấm của các nghiệm thức 47

Biểu đồ 3: Diễn biến nhiệt độ và ẩm độ 5 tháng đầu của năm 2010, tại Thành phố Hồ Chí Minh 48

Biểu đồ 4: Năng suất của các nghiệm thức 48

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tỉ lệ % so với chất khô 4

Bảng 2.2: Hàm lượng vitamin và chất khoáng 4

Bảng 2.3: Thành phần axit amin (Amino acid in mg) 5

Bảng 2.4: Sản lượng nấm ăn trên thế giới 9

Bảng 3.1: Các yếu tố thời tiết 18

Bảng 3.2: Qui trình thực hiện thí nghiệm 20

Bảng 4.1: Động thái tăng trưởng chiều dài sợi tơ nấm của các nghiệm thức (cm) 23

Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng chiều dài sợi tơ nấm (cm/ngày) 24

Bảng 4.3: Phần trăm số bịch phôi có tơ phủ trắng ở giai đoạn 25 NSC (%) 25

Bảng 4.4: Thời gian tơ nấm ăn trắng bịch phôi (ngày) 25

Bảng 4.5: Thời gian ra quả thể (ngày) 26

Bảng 4.6: Số chùm quả thể trên bịch (chùm) 27

Bảng 4.7: Động thái ra quả thể của các nghiệm thức (quả thể) 27

Bảng 4.8: Động thái tăng trưởng chiều dài tai nấm (mm) 28

Bảng 4.9: Động thái tăng trưởng chiều rộng tai nấm (mm) 29

Bảng 4.10: Động thái tăng trưởng đường kính chân nấm (mm) 30

Bảng 4.11: Động thái thay đổi vị trí tâm của phễu tai nấm (%) 30

Bảng 4.12: Độ lệch phễu của tai nấm (%) 31

Bảng 4.13: Trọng lượng trung bình một chùm quả thể (g) 31

Bảng 4.14: Tình hình nhiễm nấm mốc xanh 32

Bảng 4.15: Các chỉ tiêu năng suất 32

Bảng 4.16: Tổng thu, tổng chi, lợi nhuận thu được ở các nghiệm thức 33

Trang 12

Trồng nấm ăn là một nghề cho hiệu quả kinh tế cao do các yếu tố: với diện tích nhỏ vẫn có thể cho năng suất cao, đầu tư thấp vòng quay nhanh, nguyên liệu rẻ và dồi dào, giá trị kinh tế cao Trong đó thì nấm bào ngư là một loại nấm ăn dễ trồng, cho năng suất cao, phẩm chất ngon, có nhiều tính chất quí

Tuy nhiên, hiện nay nghề trồng nấm ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn như: chưa có nguồn meo giống nấm chất lượng cao, chưa tận dụng hết nguồn nguyên liệu trồng nấm, quy mô nhỏ lẻ, khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm Trong những khó khăn đó phải kể đến công tác giống Giống nấm giữ vai trò quyết định đến năng suất,

có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất nấm Vì vậy, để có

vụ nấm cho năng suất cao, phẩm chất tốt, có hiệu quả kinh tế thì việc đầu tiên là phải chọn được giống nấm tốt, phù hợp với điều kiện sản xuất ở địa phương Vì mỗi vùng, mỗi địa phương sẽ có những điều kiện khí hậu cũng như tập quán sản xuất khác nhau

Do đó công tác so sánh, tuyển chọn giống cho phù hợp là việc làm cần thiết

Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của cô Phạm Thị Ngọc - Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và sự giúp đỡ của Ban Giám đốc trại nấm DONA – 11 Vườn Thuốc, ấp Cây Da, Tân Phú Trung, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh tôi đã thực hiện đề tài “So sánh đặc điểm sinh trưởng của một số giống nấm bào

ngư Pleurotus spp trên nguyên liệu mùn cưa cao su”

Trang 13

1.2 Mục tiêu đề tài

So sánh đặc điểm sinh trưởng, năng suất của các giống nấm bào ngư làm thí nghiệm nhằm tìm ra giống cho hiệu quả kinh tế và phù hợp với điều kiện sản xuất ở địa phương

1.3 Yêu cầu

Bố trí thí nghiệm và tiến hành theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, tình hình nấm bệnh, năng suất của các giống nấm bào ngư làm thí nghiệm

1.4 Phạm vi đề tài

Đề tài “So sánh đặc điểm sinh trưởng của một số giống nấm bào ngư Pleurotus

spp trên nguyên liệu mùn cưa cao su” đã được thực hiện trên 5 giống nấm bào ngư với nguyên liệu là mùn cưa cao su, trong khoảng thời gian từ tháng 02/2010 đến 07/2010, tại trại thực nghiệm khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 14

Tế bào nấm không có đời sống độc lập trong sợi nấm vì giữa các tề bào có vách ngăn mà vách ngăn lại có lỗ thủng Thông qua các lỗ thủng, chất nguyên sinh có thể di chuyển dễ dàng trong sợi nấm Ngay nhân tế bào có khi cũng thắt nhỏ lại để chui qua được các lỗ này, sợi nấm trở thành một ống sống Ở đầu sợi nấm, nơi thực hiện quá trình tăng trưởng, chất nguyên sinh thường tập trung dày đặc

Nấm ăn có cấu trúc chủ yếu là hệ sợi nấm Các sợi nấm ăn có dạng ống tròn Với cấu trúc sợi, tơ nấm len lỏi sâu vào trong cơ chất (rơm rạ, mạt cưa, gỗ) lấy thức ăn đem nuôi toàn bộ cơ thể nấm

2.1.2 Giá trị dinh dưỡng của nấm

Nấm ăn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao Hàm lượng protein chỉ sau thịt, cá, rất giàu chất khoáng và các axit amin không thay thế, các vitamin B, C, K, A,

Trang 15

D, E, không có các độc tố Có thể coi nấm ăn như một loại “rau sạch” và “thịt sạch”

Ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm ăn còn có nhiều đặt tính của biệt dược, có khả năng

phòng và chữa bệnh như: hạ huyết áp, chống bệnh béo phì, chữa bệnh đường ruột, tẩy

Nấm rơm 90 21 10 59 11 369

Nguồn: Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002

Bảng 2.2: Hàm lượng vitamin và chất khoáng

Đơn vị tính: mg/100 g chất khô

Tên nấm Axit

nicotinic Riboflavin Thimin

Axit ascobic Iron Canxi

Phos- pho

Trang 16

Bảng 2.3: Thành phần axit amin (Amino acid in mg)

Đơn vị tính: mg/100 g chất khô

Tên nấm Lizin Histidin Arginin Theronin Valin

Meth-ionin Isoloxin Lơxin

Nguồn: Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002

2.1.3 Giá trị kinh tế của việc trồng nấm

2.1.3.1 Đối với kinh tế

Theo sổ tay nuôi trồng nấm ăn và nấm chữa bệnh (2004): Nấm là một trong những loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao do các yếu tố:

Đầu tư thấp, chu kỳ nuôi trồng nấm thường ngắn, nấm rơm: 20 - 25 ngày; nấm bào ngư, nấm mèo chu kỳ 2 - 2,5 tháng

Nguyên liệu rẻ, dồi dào: Nguyên liệu trồng nấm chủ yếu là phế liệu nông lâm nghiệp, thường rất nhiều ở các địa phương vừa giải quyết về mặt môi trường vừa tạo nên sản phẩm mới, phế phẩm sau nuôi khi trồng nấm có thể sử dụng cho chăn nuôi và trồng trọt

Giá trị kinh tế cao: Nấm rơm, nấm mỡ giá bán trung bình 1.200 - 1.300 USD/tấn nấm muối, nấm mèo khoảng 3.500 - 4.300 USD/tấn nấm khô, nấm đông cô khoảng 12.000 - 20.000 USD/tấn nấm khô Như vậy, so với những loại nông sản khác nấm có giá trị cao hơn

Trang 17

2.1.3.2 Đối với xã hội

Giải quyết lao động: Trong tình hình chung của lao động nước ta, nhất là lao động nhàn rỗi nhiều trong khi đời sống còn khó khăn Trồng nấm thu hút lớn lao động, tạo công ăn việc làm cho nhiều người, đồng thời mang lại nguồn thu nhập đáng kể

Giải quyết nguồn thực phẩm: Ngoài việc trồng nấm để bán, xuất khẩu, đây còn

là nguồn thực phẩm quý không những bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày của người dân mà còn góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mọi người

2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của nghề trồng nấm

2.1.4.1 Thuận lợi

Nước ta có nguồn nguyên liệu dồi dào

Thời tiết khí hậu thích hợp cho việc phát triển các loại nấm nhiệt đới

Trồng nấm có khả năng thu hồi vốn nhanh

Thị trường tiêu thụ rộng lớn, không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn xuất khẩu sang các nước khác như: Mỹ, Nhật, Đài Loan

2.1.4.2 Khó khăn

Các hộ trồng nấm chưa kiểm soát được chất lượng đầu vào của sản phẩm như: giống, nguyên liệu trồng nấm, các sản phẩm bán trôi nổi trên thị trường mà chưa có một tổ chức, cá nhân nào đứng ra chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm Đặc biệt, khi trên thị trường khan hiếm sản phẩm, có nhiều cơ sở bán giống và nguyên liệu trồng nấm đã đưa ra thị trường sản phẩm kém chất lượng, có nhiều tạp chất gây thiệt hại cho

Trang 18

2.1.5 Một số nghiên cứu về nấm bào ngư:

Phan Thị Nhiều và cộng sự, 2009 Chọn lọc, phục tráng thành công giống nấm bào ngư xám Đây vốn là loại nấm ngon nhưng đã bị thoái hóa dần trong quá trình nuôi trồng và hiện nay đã được phục tráng thành công (V Giang, 2009)

Cổ Đức Trọng, 2007 Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất 2 loại nấm bào ngư mới phục vụ nội tiêu và xuất khẩu Công ty TNHH Linh chi Vi Na chủ trì

Lê Thị Diệp Thảo, 2003 Triển khai ứng dụng công nghệ sản xuất các loại nấm

có năng suất, chất lượng cao tại Khánh Hoà Sở Khoa học Công nghệ Khánh Hoà chủ trì

Nguyễn Hữu Đống, 2003 Nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở Việt Nam Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật chủ trì, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chủ quản

Nguyễn Duy Lâm, 2002 Nghiên cứu tận dụng bã đã trồng nấm linh chi để làm giá thể trồng nấm bào ngư và tạo sinh khối sợi nấm giàu protein

Phạm Huy Quốc, Trần Hữu Độ, Nguyễn Duy Hang, 1999 Nghiên cứu nấm bào

ngư Pleurotus spp trên cơ chất chứa nước thải công nghiệp chế biến cao su (Tạp chí

Khoa học và công nghệ, 1999)

V I Phomina, 1983 Phương pháp nuôi cấy nấm ăn (Pleurotus ostreatus Fr.)

Sáng chế liên quan đến nông nghiệp và lâm nghiệp, cụ thể là nuôi cấy nhân tạo nấm ăn trong các khu trồng cây (rừng trồng) Mục đích là nâng cao thu hoạch nấm

2.1.6 Tình hình sản xuất nấm trên thế giới và trong nước

2.1.6.1 Tình hình sản xuất nấm trên thế giới

Trên thế giới một số loại nấm ăn đã được nuôi trồng có truyền thống lâu đời như nấm mỡ hay nấm trắng ở Châu Âu, Châu Mỹ và một số nước ở Châu Á Hiện nay nghề nuôi trồng nấm không những phát triển ở các nước nông nghiệp mà còn phát triển sang các nước công nghiệp

Ở Châu Âu, trồng nấm đã trở thành một ngành công nghiệp lớn và dần đang cơ giới hoá hoàn toàn nên năng suất và chất lượng rất cao

Trang 19

Khu vực Châu Á (Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc ) triển khai sản xuất nấm theo mô hình trang trại vừa và nhỏ, đặc biệt ở Trung Quốc nghề trồng nấm

đã thực sự đi vào từng hộ nông dân (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002)

Trung Quốc hiện sản xuất được 5 triệu tấn nấm, mang lại giá trị 20 tỷ USD Ngành này cũng tạo việc làm cho hơn 30 triệu người Trung Quốc Sự cải tổ từ phía chính phủ đem lại sự tăng trưởng lớn cho ngành trồng nấm từ con số chỉ 60 nghìn tấn trước năm 1978 (Linh Chi, 2010)

Tại Pennsylvania (Mỹ) - nơi được coi là vương quốc nấm của thế giới, ngành này tạo việc làm cho hàng chục nghìn người, mang lại lợi nhuận hàng chục triệu USD Các dạng nấm xuất khẩu: nấm đóng hộp, nấm đông lạnh, nấm tươi, nấm muối, nấm sấy khô, các thực phẩm chế biến từ nấm… Theo ông Bạch Quốc Khang - Chánh văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mỗi năm, thế giới có nhu cầu trên

20 triệu tấn sản phẩm nấm, và xu hướng này đang tăng với tốc độ 3,5% Thị trường tiêu thụ nấm ăn lớn nhất hiện nay là: Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan và các nước châu Âu Mức tiêu thụ bình quân tính theo đầu người của châu Âu, châu Mỹ là 2 - 3 kg/năm; Nhật, Đức khoảng 4 kg/năm

Nấm bào ngư được nuôi trồng rộng rãi trên thế giới Ở Châu Âu, nấm bào ngư được trồng ở Hungary, Đức, Pháp, Ý, Hà Lan Ở Châu Á, nấm bào ngư được trồng ở Trung Quốc với sản lượng rất cao (khoảng 12 nghìn tấn mỗi năm) Ngoài Trung Quốc, nấm bào ngư còn được trồng ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ (Nguyễn Lân Dũng, 2002)

Trang 20

Bảng 2.4: Sản lượng nấm ăn trên thế giới

đô la Sự tăng trưởng của ngành trồng nấm được coi là một hiện tượng do có tốc độ

tăng mạnh từ con số 350 tấn vào năm 1965 (Linh Chi, 2010)

2.1.6.2 Tình hình sản xuất nấm trong nước

Vấn đề nghiên cứu và phát triển sản xuất nấm ăn ở Việt Nam bắt đầu từ những

năm 70 Tuy nhiên, chỉ hơn 10 năm trở lại đây, trồng nấm mới được xem như là một

nghề mang lại hiệu quả kinh tế

Nấm được nuôi trồng rải rác khắp 61 tỉnh, thành phố Các tỉnh phía Nam chủ

yếu trồng nấm rơm và mộc nhĩ, nấm sò, sản lượng đạt trên 100.000 tấn/năm Các tỉnh

phía Bắc như: Hải Dương, Hà Tây, Ninh Bình đã có nhiều cơ sở quốc doanh, tập thể,

hộ gia đình trồng nấm Tổng sản lượng đạt trên 10.000 tấn/năm Theo đánh giá chung

của nhiều chuyên gia, việc sản xuất, chế biến nấm ở nước ta mới chỉ phát triển ở quy

mô nhỏ, phân tán, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường nội địa là chính, chưa tương xứng

với tiềm năng và giá trị của nó Hiện nay, phần lớn các tỉnh phía Nam sản xuất theo

Trang 21

mô hình trang trại, các tỉnh phía Bắc bắt đầu sản xuất theo quy mô hộ gia đình là chính, việc tổ chức để hình thành các làng nghề trồng nấm hầu như không có

Tính đến năm 2004, tổng sản lượng nấm ăn trong cả nước đạt khoảng 170.000 tấn/năm, gồm các loại nấm rơm, mộc nhĩ, nấm sò, nấm mỡ, linh chi, nấm hương Nấm được tiêu thụ tại thị trường nội địa và chế biến thành dạng hộp, muối để xuất khẩu (chủ yếu là nấm mỡ, nấm rơm, mộc nhĩ) Lượng nấm xuất khẩu đạt 40.000 tấn, đạt tổng trị giá khoảng 40 triệu USD/năm Số còn lại được bán tại thị trường nội địa Doanh thu về nấm mỗi năm ước tính đạt khoảng 100 triệu USD, tương đương với trên 1.500 tỉ đồng Điều này chứng tỏ nghề trồng nấm đã được khẳng định phát triển thực

sự bền vững

Giám đốc Xí nghiệp chế biến nấm xuất khẩu - Trương Văn Mười, cho biết, từ năm 2002, Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ, so với trước đây là chỉ Đài Loan, Malaysia và Thái Lan Việc mở được thị trường này đã làm cho doanh số các nhà máy đóng hộp đóng tại phía Nam tăng vọt (50%), và đặc biệt, không còn bị khống chế giá trong mùa nấm của các nước trên

Trong thị trường nội địa, các loại nấm như nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm đa số được tiêu thụ dưới dạng tươi và chủ yếu ở các thành phố lớn Đây là một trong những hạn chế đáng kể của việc tiêu thụ các loại nấm hiện nay Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, gần đây một số siêu thị đã bắt đầu chú ý tiêu thụ các sản phẩm nấm sấy khô, muối hoặc đóng hộp với giá từ 50 - 150 nghìn đồng/kg Các loại nấm hương, mộc nhĩ thường được tiêu thụ ở dạng khô có giá từ 25 - 90 nghìn đồng/kg Như thế, nếu cải thiện được công tác chế biến và hạ giá thành sản phẩm, dự kiến thị trường cả nước có thể tiêu thụ được vài chục nghìn tấn mỗi năm (Trung tâm thông tin khoa học

và công nghệ quốc gia, 2004)

Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề trồng nấm, riêng lượng rơm

rạ 20 - 30 triệu tấn/năm đủ để cho ra 2 triệu tấn nấm tươi, trị giá 1 tỷ USD, thậm chí, nếu chế biến thành đồ hộp, giá trị còn cao hơn Tuy nhiên, giá nấm xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng 60% so với sản phẩm cùng loại được sản xuất tại Thái Lan, Trung

Trang 22

Quốc Nguyên nhân là do nguồn nguyên liệu không đảm bảo về chất lượng, sản phẩm không đồng đều về kích thước, mẫu mã Một hạn chế không thể không nhắc tới là nấm ăn chưa có thương hiệu và có nguy cơ chịu chung số phận như: gạo, chè, cà phê, hạt điều khi mà các nhà xuất khẩu nấm Việt Nam phải “chịu” để các doanh nghiệp nước ngoài chế biến và đóng gói lại sản phẩm của mình với nhãn mác mới, tiếp tục bán ra thị trường với giá cao hơn Rõ ràng, việc tạo dựng thương hiệu nấm vẫn đang là bài toán chưa có lời giải (Minh Huệ, 2008)

Dự kiến đến năm 2010 sản lượng nấm nước ta đạt trên 1 triệu tấn/năm sử dụng khoảng 6 triệu tấn phế phụ phẩm trong nông nghiệp cho nuôi trồng nấm, chế biến được trên 50% tổng sản lượng nấm sản xuất ra dưới dạng nấm muối, nấm sấy, nấm hộp Tổng giá trị sản phẩm đạt 7.000 tỉ đồng/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 200

triệu USD mỗi năm (Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, 2004)

2.2 Sơ lược về nấm bào ngư

2.2.2 Một số loài nấm Bào ngư phổ biến

2.2.2.1 Bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju)

Quả thể phẳng, lúc già mới cong lại, mũ nấm có hình tròn, hình nửa tròn, hình thận, đường kính 5 – 15 cm hay lớn hơn, màu trắng tro hay nâu xám Thịt nấm chắc, dày vừa phải, màu trắng Cuống trắng muốt, dài 3 – 10 cm, gốc cuống có lông nhung Lúc đầu được nuôi trồng ở Ấn Độ, sau nhập vào Trung Quốc, Việt Nam… Nấm ăn giòn, ngọt, hơi dai (Nguyễn Lân Dũng, 2002) Ở Nước ta, nấm được trồng phổ biến ở miền Nam, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam

Bộ

Trang 23

2.2.2.2 Nấm bào ngư Đài Loan hay bào ngư Nhật (Pleurotus cystidiosus)

Quả thể to hoặc khá to Mũ nấm có đường kính khoảng 7 – 12 cm, có khi đến

35 cm, màu nâu pha da cam – tro, trên bề mặt có vảy nhỏ màu nâu đen, ở giữa có màu nâu khói Ăn ngon (Nguyễn Lân Dũng, 2002)

2.2.2.3 Nấm bào ngư tím ( Pleurotus ostreatus)

Quả thể vừa hoặc lớn, mũ nấm có đường kính khoảng 5 – 21 cm, màu trắng, màu trắng tro, trắng xanh nhưng khi mới nở có màu tím hay nâu xám Cuống mọc xiên, ngắn hoặc hầu như không có, dài không quá 1 – 3 cm Gốc cuống có lông nhung Vừa ăn ngon vừa có giá trị dược liệu Còn được gọi là nấm hương chân ngắn (Nguyễn Lân Dũng, 2002)

2.2.2.4 Nấm bào ngư trắng (Pleurotus floridanus)

Ở nhiệt độ thấp và đủ ánh sáng quả thể có màu nâu gụ, ở nhiệt độ tương đối cao quả thể có màu trắng sữa Nhiệt độ tốt nhất để quả thể hình thành là 12 – 240C Có tính kháng tạp nấm, tạp khuẩn cao, sản lượng trên đơn vị nguyên liệu cao

2.2.3 Đặc điểm sinh học

Nấm bào ngư là tên dùng chung cho các loài thuộc giống Pleurotus Giống này

có 2 nhóm lớn: Nhóm chịu nhiệt (nấm kết quả thể từ 200C – 300C) và nhóm chịu lạnh (nấm kết quả thể từ 150C – 250C)

Nấm bào ngư có đặc điểm chung là tai nấm dạng phễu lệch, phiến mang bào tử kéo đến chân, cuống nấm gần gốc có lớp lông nhỏ mịn Tai nấm bào ngư còn non có màu sắc sậm hoặc tối nhưng khi trưởng thành màu trở nên sáng hơn

Chu trình sống của nấm bào ngư cũng như các loài nấm đảm khác, bắt đầu từ đảm bào tử hữu tính, nẩy mầm cho hệ sợi tơ dinh dưỡng (sơ cấp, thứ cấp) và kết thúc bằng việc hình thành cơ quan sinh sản là tai nấm Tai nấm sinh ra đảm bào tử và chu trình lại tiếp tục (Lê Duy Thắng, 2001)

Quả thể nấm bào ngư phát triển qua nhiều giai đoạn dựa vào hình dạng tai nấm

mà có tên gọi cho từng giai đoạn như: Dạng san hô, dạng dùi trống, dạng phễu, dạng bán cầu lệch, dạng lá lục bình

Dạng san hô: Quả thể mới tạo thành, dạng sợi mảnh hình chùm

Trang 24

Dạng dùi trống: Mũ xuất hiện dưới dạng khối tròn, còn cuống phát triển cả về chiều ngang và chiều dài nên đường kính cuống và mũ không khác bao nhiêu

Dạng phễu: Mũ mở rộng trong khi cuống còn ở giữa (giống cái phễu)

Dạng bán cầu lệch: Cuống lớn nhanh ở một bên và bắt đầu lệch so với vị trí trung tâm của mũ

Dạng lục bình: Cuống ngừng tăng trưởng nhưng mũ vẫn phát triển, bìa mép thẳng đến dợn sóng

Từ giai đoạn phễu sang bán cầu lệch có sự thay đổi về chất (giá trị dinh dưỡng tăng), còn từ giai đoạn bán cầu lệch sang dạng lá có sự nhảy vọt về khối lượng (trọng lượng tăng) Vì vậy thu hái nấm bào ngư nên chọn lúc tai nấm vừa chuyển sang dạng

ăn kiêng ( Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002)

2.2.4 Đặc điểm sinh trưởng

Dinh dưỡng : Ngoài các chất có trong nguyên liệu trồng cần bổ sung thêm nguồn đạm (cám, ure), khoáng (super lân, vôi, amon photphat) Việc bổ sung sẽ giúp sợi nấm mọc nhanh hơn, sản lượng nấm cao hơn nhưng cũng dễ nhiễm các tạp khuẩn, tạp nấm hơn

Nhiệt độ: Là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tơ nấm, và việc hình thành quả thể Ở giai đoạn ủ tơ, một số loài cần nhiệt độ từ 200C – 300C, một số loài khác cần từ 270C – 320C, thậm chí 350C như loài P tuber-regium Để ra quả thể,

có loài cần nhiệt độ thấp 150C – 250C nhưng cũng có loài cần nhiệt độ cao hơn 250C –

320C (Lê Duy Thắng, 2001)

Độ ẩm (gồm độ ẩm giá thể và độ ẩm không khí): Độ ẩm rất quan trọng đối với

sự phát triển của tơ và quả thể Nấm bào ngư yêu cầu độ ẩm giá thể khoảng 60 - 65% Trong thời kỳ tưới đón nấm, độ ẩm không khí không được dưới 70%, tốt nhất ở 70 - 95% Độ ẩm thấp hơn 70% quả thể bị vàng và khô mép Ở độ ẩm 50% nấm bào ngư ngừng phát triển và chết, dạng bán cầu lệch và lá lục bình bị khô mặt, cháy vàng ở bìa

Trang 25

mép mũ nấm Ngược lại, độ ẩm cao (95%) chưa hẳn đã tốt cho nấm, tai nấm dễ bị nhũn và rũ xuống (Lê Duy Thắng, 2001)

Độ pH: Nấm bào ngư có khả năng chịu được sự giao động pH tương đối tốt pH môi trường có thể giảm xuống 4,4 hoặc tăng lên 9 tơ nấm vẫn mọc được Tuy nhiên,

pH thích hợp đối với hầu hết các loài nấm bào ngư trong khoảng 5,0 - 7,0, pH thấp làm quả thể không hình thành và ngược lại pH quá kiềm tai nấm bị dị hình (Lê Duy Thắng, 2001)

Ánh sáng: Không quan trọng trong giai đoạn nuôi tơ Ánh sáng cần thiết cho việc tạo nụ nấm Ánh sáng tốt nhất là khoảng 200 lux, cường độ ánh sáng quá mạnh sẽ ngăn cản việc hình thành nụ nấm, còn ánh sáng yếu làm chân nấm dài ra, mũ hẹp (Lê Duy Thắng, 2001)

Độ thông thoáng : Nấm bào ngư cần thoáng khí để dễ dàng hấp thụ Oxy (O2) và thải khí carbonic (CO2) để phát triển vì vậy nhà trồng nấm cần có độ thông thoáng vừa phải, nhưng tránh gió lùa trực tiếp

2.2.5 Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch

2.2.5.1 Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu chính làm môi trường nuôi nấm là các loại phế thải nông nghiệp giàu chất cellulose như rơm rạ và mùn cưa thuộc loại gỗ mềm: gỗ cao su, xoài, so đũa, thân bắp, cùi bắp Nguyên liệu cho sản xuất phải thuộc loại phổ biến và đảm bảo tính liên tục Thông thường hiện nay là mạt cưa cao su, vì là cây công nghiệp nên có nhiều

- Quá trình lên men, đống ủ sinh nhiệt và nhiệt độ cao sẽ diệt phần lớn các vi sinh vật bất lợi cho nấm

Trang 26

2.2.5.2 Chuẩn bị sinh khối (Hệ sợi tơ nấm)

Nguyên liệu đóng bao bì và thanh trùng xong, chờ nguội rồi cấy giống Sau đó, cần một thời gian để tơ ăn đầy bịch phôi (nuôi ủ tơ), thường thì khoảng 25 – 30 ngày

Ở giai đoạn này, ngoài thành phần dinh dưỡng và độ ẩm ban đầu có sẵn trong nguyên liệu, yếu tố môi trường xung quanh cũng rất quan trọng Yếu tố hàng đầu chi phối nhiều nhất đến sự tăng trưởng tơ nấm là nhiệt độ Nhiệt độ trong suốt thời gian này càng ít biến động càng tốt Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến điều kiện thông thoáng, vì lúc này nấm hô hấp rất mạnh đòi hỏi cung cấp một lượng lớn oxy

Cứ 5 – 7 ngày ta kiểm tra một lần nhằm phát hiện những bịch nhiễm bệnh để hủy bỏ, không để lây nhiễm sang các bịch khác

Cần tạo mọi điều kiện tối ưu cho hệ sợi tơ phát triển nhanh và phủ dày nhất trên

cơ chất

2.2.5.3 Chăm sóc và thu đón quả thể

Chọn những bịch có sợi tơ nấm mọc trắng đều bịch, sau đó tiến hành tháo nút bông trên miệng bịch và dùng dao lam rạch từ 6 – 8 đường dài khoảng 3 – 4 cm đều trên bịch phôi

Ở giai đoạn này, vấn đề quan trọng nhất lại là độ ẩm của môi trường xung quanh Độ ẩm cao cũng làm hạ nhiệt độ Đây là hai yếu tố chính trong việc kích thích

tơ nấm kết nụ và sau đó nụ nấm tiếp tục phát triển thành quả thể Độ ẩm có thể thực hiện bằng cách tưới hoặc phun nước

Nước tưới nấm phải sạch, không phèn, không chứa chất độc hại nấm Không tưới thẳng lên bịch phôi mà phun xịt tạo mưa nhẹ rơi từ trên xuống, tưới ướt các vách, nóc và nền nhà để tạo độ ẩm không khí cần thiết cho nhà trồng nấm Tưới nước nhiều hay ít tùy theo ẩm độ không khí của nhà trồng nấm Bình quân 2 lần/ngày, nếu khô thì

từ 3 – 4 lần/ngày Lưu ý là không để giọt nước bắn thẳng vào nụ nấm sẽ làm hư hỏng

Trang 27

ngoài chất lượng dinh dưỡng cao, ít bị hư hỏng (không gãy bìa mép khi thu hái) và dễ bảo quản (giữ được lâu ở dạng tươi)

Bệnh sinh lý không kèm theo mầm nhiễm và xảy ra thường xuyên trong quá trình nuôi trồng

‘ Bệnh nhiễm: Yếu tố gây bệnh đa dạng, chủ yếu là các nhóm vi sinh vật như:

vi trùng, nấm mốc, nấm nhầy, nấm dại và côn trùng Các tác nhân này ảnh hưởng gián tiếp lên sinh trưởng và phát triển của nấm, bằng cách cạnh tranh nguồn thức ăn và thay đổi pH của môi trường Hậu quả là tơ mọc chậm, thưa, thậm chí ngừng lại Quả thể không tạo thành hoặc dị dạng, năng suất giảm Đối với bệnh nhiễm thì việc phát hiện mầm bệnh không phải là khó, nhưng trừ bệnh lại là vấn đề không đơn giản Do đó, cần hiểu biết về các nguyên nhân gây bệnh và tìm biện pháp phòng ngừa là cách làm tích cực nhất

Ở nấm bào ngư, có hai bệnh nhiễm chủ yếu : Mốc xanh (Trichoderma spp.) và

ấu trùng ruồi

- Trichoderma spp là loài mốc phát triển trên các cơ chất có chất gỗ, làm bịch

nấm thâm đen lại, ảnh hưởng đến năng suất nấm Để hạn chế sự phát triển của loài mốc này, cần khử trùng tốt nguyên liệu trồng nấm hoặc nâng pH môi trường

- Ấu trùng ruồi: Chúng chui vào các khe của phiến nấm, cắn phá làm hư hại nấm Tốc độ sinh sản chúng lại rất nhanh, nên thiệt hại không phải nhỏ Nhà trồng vì vậy nên làm lưới chắn, để cho chúng không lọt vào Tuy nhiên, vấn đề chính là vệ sinh nhà trại, không để ổ dịch phát sinh

Trang 28

2.2.6.2 Một số biện pháp phòng bệnh trong trồng nấm

Biện pháp tích cực nhất nhằm tránh những tổn thất do dịch hại gây ra là tổ chức phòng ngừa Việc ngừa bệnh bao gồm nhiều vấn đề:

Chọn địa điểm: Nơi trồng nấm phải xa nguồn bệnh như cống rãnh, rác rưởi, cây

lá mục, phế liệu trồng nấm, chuồng trại chăn nuôi Ngoài ra, cũng nên tránh các nơi có nhiều bụi như nhà máy xay xát, chế biến nông sản, cưa xẻ gỗ

Hợp lý hóa quá trình sản xuất: Việc bố trí kho nguyên liệu, nơi dự trữ sản phẩm, phòng cấy, phòng ủ và nơi trồng cần tính toán để không lây nhiễm lẫn nhau

Xử lý môi trường và nguyên liệu: Trước và sau mỗi đợt nuôi trồng cần vệ sinh

kỹ nhà trồng như: Nền đất, dàn kệ, kèo cột Cơ chất phải hấp khử trùng thật kỹ, vì bên trong có nhiều thành phần thích hợp cho mầm bệnh mọc nhanh hơn bình thường

Ngăn chăn bệnh lây lan: Trường hợp bệnh đã xảy ra phải cô lập ngay khu vực bệnh, như cách ly nguồn bệnh và phun thuốc diệt, phun ngừa khu vực xung quanh Phải có kế hoạch chăm sóc, theo dõi định kỳ để có thể phát hiện sớm mầm bệnh, kịp ngăn chăn trước khi lây lan

Trang 29

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

Thời gian thực hiện: 02/2010 đến 07/2010

Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành tại trại thực nghiệm khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

3.2 Điều kiện thời tiết trong thời gian thí nghiệm

Bảng 3.1: Các yếu tố thời tiết

Tháng Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Số giờ nắng

(giờ)

Tổng lượng mưa (mm)

Nhìn chung, thời tiết trong thời gian thí nghiệm tương đối thuận lợi cho việc trồng nấm bào ngư Tuy nhiên, trong giai đoạn chuẩn bị thu đón quả thể (tháng 4, tháng 5) thì nhiệt độ cao, ảnh hưởng không tốt cho việc ra quả thể của các giống nấm

Trang 30

NT4: Nấm bào ngư sò loa kèn NT5: Nấm bào ngư trắng tulip

• Sơ đồ bố trí:

NT1 NT4 NT5 NT4 NT1 NT3 NT5 NT5 NT2 NT3 NT2 NT3 NT2 NT4 NT1

• Quy mô thí nghiệm

Thí nghiệm có 15 ô, mỗi ô thí nghiệm gồm 25 bịch nấm Tổng số bịch nấm trên toàn khu thí nghiệm là 375 bịch

Diện tích nhà trồng là: 18m2 (3 m x 6 m)

Trang 31

3.5 Qui trình thực hiện

Bảng 3.2: Qui trình thực hiện thí nghiệm

Chuẩn bị nguyên liệu, đóng bịch, hấp khử trùng

Mùn cưa cao su được phối trộn dinh dưỡng (vôi, ure, DAP), ủ đống 2 - 3 ngày rồi vào bịch khoảng 1,2 kg Sau đó đưa đi hấp khử trùng

Bịch phôi sau khi khử trùng để nguội khoảng

24 – 48 giờ, ta tiến hành cấy giống Dùng cồn khử trùng trong khi cấy

Nuôi ủ tơ Chú ý nhiệt độ, ẩm độ thích hợp cho tơ phát

Trang 32

3.6 Phương pháp thu thập số liệu và các chỉ tiêu theo dõi

3.6.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng

Chiều dài tơ nấm (cm): Đo từ cổ bịch đến vị trí tơ dài nhất trên bịch phôi Mỗi bịch đo 3 điểm ngẫu nhiên Mỗi ô nghiệm thức chọn 5 bịch phôi theo vị trí đường chéo đánh dấu và theo dõi, thời gian theo dõi trong giai đoạn nuôi tơ là 5 ngày/lần

Phần trăm số bịch phôi có tơ phủ trắng ở giai đoạn 25 NSC: Đếm số bịch có tơ phủ trắng của mỗi ô thí nghiệm Quy về phần trăm

Thời gian tơ nấm phủ trắng tất cả các bịch của các nghiệm thức (ngày): Đếm số ngày từ khi cấy meo giống đến lúc tơ ăn đầy kín tất cả các bịch phôi của mỗi ô thí nghiệm

Thời gian ra quả thể (ngày): Thời gian từ khi rạch bịch phôi đến khi có 5 bịch ra quả thể đầu tiên

Số chùm quả thể/bịch: Chọn 5 bịch cho quả thể đầu tiên, đánh dấu theo dõi Đếm tất cả số chùm quả thể qua các lần thu hoạch

Số quả thể/chùm: Chọn 5 chùm quả thể trên 5 bịch cho quả thể đầu tiên, đếm số quả thể/chùm Đếm 1 lần/ngày

Chiều dài, chiều rộng tai nấm (mm): Chọn tai nấm to nhất trong chùm, đo chiều dài và chiều rộng tai nấm

Đường kính chân nấm (mm): Đo tại vị trí cuối của phiến nấm

Vị trí tâm của phễu tai nấm (%): Tỷ lệ giữa khoảng cách ngắn từ tâm đến mép với chiều rộng tai nấm

Trọng lượng trung bình 1 chùm quả thể

Theo dõi tình hình nấm bệnh ở các nghiệm thức: Đếm số bịch bị nấm bệnh của mỗi giống nấm bào ngư Tính tỷ lệ bệnh trên 75 bịch

3.6.2 Chỉ tiêu năng suất

Trọng lượng trung bình quả thể/bịch (g/bịch): Là trọng lượng nấm trung bình của 5 bịch đã chọn qua các lần thu hoạch

Trang 33

Năng suất ô thí nghiệm (g/25 bịch) = Tổng khối lượng quả thể thu được trên mỗi ô thí nghiệm qua các lần thu hoạch

Năng suất thực thu (kg/1000 bịch) = (Năng suất ô thí nghiệm/số bịch phôi) x

1000

Năng suất lý thuyết (kg/1000 bịch) = (Trọng lượng trung bình quả thể/bịch) x

1000

3.6.3 Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế tính trên 1000 bịch phôi

Tổng thu nhập = Tổng khối lượng nấm thu hoạch x giá bán 1kg

Lợi nhuận = Tổng thu nhập - Tổng chi phí

3.7 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý thống kê bằng phần mềm MSTATC, sử dụng chương trình Microsoft Excel tính giá trị trung bình, năng suất thu hoạch, hiệu quả

kinh tế

Trang 34

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng

4.1.1 Chiều dài tơ nấm

Sự tăng trưởng của chiều dài tơ nấm chủ yếu phụ thuộc vào bản chất của giống,

điều kiện khí hậu, ngoài ra còn phụ thuộc vào chất dinh dưỡng có trong bịch phôi Đây

là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng tăng trưởng, khả năng

thích nghi của sợi tơ nấm trong những điều kiện khí hậu khác nhau

Bảng 4.1: Động thái tăng trưởng chiều dài sợi tơ nấm của các nghiệm thức (cm)

17,5 a 13,7 b 9,6 c 13,6 b 13,4 b

22,4 a 18,1 b 15,2 c 17,8 b 18,0 b

26,6 a 21,4 b 16,7 c 20,5 b 20,7 b

CV (%)

F tính

8,08 3,077ns

7,14 24,436**

2,45 100,971**

3,23 79,889**

Ghi chú: Trong cùng một cột các mẫu kí tự khác nhau thì có sự khác biệt về

mặt thống kê

ns: Sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa về mặt thống kê Kết quả bảng 4.1 cho thấy:

Sự tăng trưởng chiều dài tơ giai đoạn 10 NSC của các nghiệm thức có sự sai

biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê so với nghiệm thức đối chứng Khả năng tăng

trưởng chiều dài tơ giai đoạn 15 - 25 NSC của các nghiệm thức có sự khác biệt có ý

nghĩa về mặt thống kê so với nghiệm thức đối chứng ở mức 0,01

Trang 35

Ở giai đoạn 10 NSC, chiều dài tơ đạt dài nhất là NT2 (Đ/C) và NT4 (3,9 cm),

thấp nhất là NT3 (3,3 cm)

Ở giai đoạn 15 NSC, 20 NSC, 25 NSC, kết quả trắc nghiệm phân hạng mức

0,01 cho 3 nhóm NT khác nhau (A, B, C) Trong đó:

Nhóm A có giá trị cao nhất: NT1

Nhóm B có giá trị cao tiếp theo gồm: NT2 (Đ/C), NT4, NT5

Và nhóm C có giá trị thấp nhất: NT3

4.1.2 Tốc độ tăng trưởng chiều dài tơ nấm

Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng chiều dài sợi tơ nấm (cm/ngày)

Bảng 4.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng của chiều dài sợi tơ không đều nhau qua

các lần đo và có xu hướng giảm dần

Giai đoạn 0 – 10 NCS, tốc độ tăng trưởng chiều dài sợi tơ ở NT2 (Đ/C) và NT4

đạt cao nhất (0,39 cm/ngày), thấp nhất là NT3 (0,33 cm/ngày)

Giai đoạn 10 – 15 NSC, tốc độ tăng trưởng chiều dài tơ ở NT1 nhanh nhất (2,82 cm/ngày), NT3 có tốc độ tăng trưởng chiều dài chậm nhất (1,26 cm/ngày)

Giai đoạn 15 – 20 NSC, tốc độ tăng trưởng chiều dài tơ nhanh nhất ở NT3 (1,12

cm/ngày), thấp nhất là NT4 (0,84 cm/ngày)

Giai đoạn 20 – 25 NSC, tốc độ tăng trưởng chiều dài tơ nhanh nhất ở NT1 (0,84

cm/ngày) cao hơn NT2 (NT đối chứng) 1,8 cm/ngày, tốc độ tăng trưởng chiều dài tơ

thấp nhất ở NT3 (0,3 cm/ngày) và thấp hơn NT2 (NT đối chứng) 0,36 cm/ngày

Trang 36

4.1.3 Phần trăm số bịch phôi có tơ phủ trắng ở giai đoạn 25 NSC

Thông thường tơ nấm sẽ phủ kín bịch phôi ở giai đoạn 25 – 30 NSC, nhưng điều này còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh và cũng tùy vào chất lượng của giống

Bảng 4.3: Phần trăm số bịch phôi có tơ phủ trắng ở giai đoạn 25 NSC (%)

CV (%)

F tính

13,72 134,534**

Qua bảng 4.3 ta thấy, các kết quả rất khác biệt nhau về mặt thống kê

Có 4 nhóm kết quả về % số bịch phôi có tơ phủ trắng ở giai đoạn 25 NSC: NT1

có số bịch đầy tơ là 100%, tiếp theo là NT2 (Đ/C) (41,3%) và NT5 (40%), NT4 (21,3%), cuối cùng là NT3 chưa có bịch phôi đầy tơ

4.1.4 Thời gian tơ nấm ăn trắng bịch phôi

Bảng 4.4: Thời gian tơ nấm ăn trắng bịch phôi (ngày)

Nghiệm thức Thời gian tơ ăn trắng bịch phôi

CV (%)

F tính

4,65 130,514**

Kết quả trắc nghiệm phân hạng mức 0,01 cho 3 nhóm NT khác nhau Trong đó: Nhóm A: NT3 là NT cần nhiều thời gian để tơ nấm ăn trắng bịch phôi nhất (51,3 ngày)

Trang 37

Nhóm B gồm: NT4 (32 ngày), NT5 (31,3 ngày) và NT2 (Đ/C) là 30,7 ngày Nhóm C: NT1 là NT mất ít thời gian để tơ nấm ăn trắng bịch phôi nhất (23,7 ngày)

Tốc độ tăng trưởng nhanh của tơ nấm không nhất thiết liên quan đến lượng nấm phát sinh, nghĩa là khi gieo cấy giống, tơ có thể đi nhanh (vì nhiều lý do) nhưng số tai nấm hay sản lượng nấm vẫn có thể thấp hơn so với tốc độ trung bình Ngược lại, tốc

độ tăng trưởng tơ chậm lại ảnh hưởng rõ rệt lên năng suất nấm và kết quả bao giờ cũng xấu hơn

4.1.5 Thời gian ra quả thể

Sau khi tơ ăn kín bịch thì ta tiến hành rạch bịch Sau rạch bịch một thời gian thì quả thể bắt đầu hình thành Khoảng thời gian hình thành quả thể ở các nghiệm thức thì khác nhau, thời gian hình thành quả thể phụ thuộc nhiều vào giống, dinh dưỡng, ẩm

độ, nhiệt độ và chế độ chăm sóc

Bảng 4.5: Thời gian ra quả thể (ngày)

Nghiệm thức Thời gian ra quả thể

CV (%)

F tính

6,45 58,282**

(NT3 chưa cho quả thể) Bảng 4.5 cho thấy thời gian ra quả thể ở các NT có sự sai biệt ý nghĩa về mặt thống kê so với NT đối chứng NT1 có ngày hình thành quả thể nhanh nhất (40 ngày), chậm hơn là NT2 (Đ/C) (69,3 ngày) và NT5 (72,7 ngày), chậm nhất là NT4 (84,7 ngày)

Trong thời gian thí nghiệm thì NT3 chưa cho quả thể Một giống có thể cho quả thể muộn hoặc không cho quả thể do nhiều nguyên nhân như: chất lượng của giống (giống yếu, thoái hóa), do ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ẩm độ quá cao hoặc quá thấp) nhất là trong giai đoạn tạo hệ sinh khối

Trang 38

4.1.6 Số chùm quả thể trên bịch

Số chùm quả thể nấm là một trong những chỉ tiêu để đánh giá sự sinh trưởng phát triển của nấm và là yếu tố quan trọng cấu thành năng suất Số chùm quả thể nấm phụ thuộc vào đặc tính của giống Tuy nhiên, điều kiện khí hậu, thời tiết, quá trình chăm sóc cũng quyết định đến sự hình thành và phát triển của chùm quả thể

4.1.7 Số quả thể trên chùm

Một chùm nấm có thể cho nhiều quả thể, số quả thể phụ thuộc vào giống, môi trường giá thể, điều kiện khí hậu thời tiết, cách chăm sóc Nhưng càng về sau thì số quả thể trên chùm càng ít lại do có sự cạnh tranh với nhau về dinh dưỡng, ánh sáng, vị trí mọc

Bảng 4.7: Động thái ra quả thể của các nghiệm thức (quả thể)

Nghiệm thức Ngày sau hình thành quả thể

10,0 a 5,1 bc 7,3 b 4,9 c

CV (%)

F tính

8,72 61,937**

12,04 24,672**

Trang 39

Theo kết quả bảng 4.7 cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 0.01 so với nghiệm thức đối chứng Ta thấy sự hình thành quả thể

có sự giảm dần qua các lần theo dõi

Giai đoạn 3 ngày sau hình thành quả thể, có 2 nhóm nghiệm thức:

Nhóm A: NT1 có số quả thể/chùm đạt cao nhất (15,5 quả thể)

Nhóm B gồm: NT4, NT2 (Đ/C) và NT5 theo thứ tự giảm dần số quả thể/chùm Giai đoạn 4 ngày sau hình thành quả thể, số quả thể/chùm ở NT1 đạt cao nhất (10 quả thể), thấp nhất là NT5 (4,9 quả thể)

4.1.8 Chiều dài tai nấm

Từng giống sẽ cho chiều dài của tai nấm khác nhau Ngoài ra, yếu tố thời tiết (đặc biệt là ánh sáng) ảnh hưởng rất lớn đến chiều dài của tai nấm Cường độ ánh sáng yếu làm chân nấm dài ra, mủ hẹp lại

Bảng 4.8: Động thái tăng trưởng chiều dài tai nấm (mm)

Nghiệm thức Ngày sau hình thành quả thể

57,2 c 78,8 a 66,8 b 68,3 b

CV (%)

F tính

11.96 6,117*

4,66 23,408**

Từ bảng 4.8 ta thấy:

Ở giai đoạn 3 ngày sau hình thành quả thể, khả năng tăng trưởng chiều dài tai nấm của các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 0,05 Trong đó, NT2 (Đ/C) có chiều dài tai nấm cao nhất (60,5 mm) NT1 có tai nấm ngắn nhất (40,9 mm) NT5 khác biệt không có ý nghĩa so với các NT còn lại vì vừa thuộc nhóm A vừa thuộc nhóm B

Trang 40

Ở giai đoạn 4 ngày sau hình thành quả thể, khả năng tăng trưởng chiều dài tai nấm của các nghiệm thức có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê NT2 có chiều dài tai nấm cao nhất (78,8 mm), thấp nhất là NT1 (57,2 mm), khác biệt giữa NT4 và NT5 không có ý nghĩa thống kê vì cùng thuộc nhóm B

4.1.9 Chiều rộng tai nấm

Cũng như chiều dài, chiều rộng tai nấm cũng là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng của nấm bào ngư Nó còn là chỉ tiêu để phân loại chất lượng của nấm Chiều rộng tai nấm chịu tác động của nhiều yếu tố: giống , thời tiết, thời gian thu hái

Bảng 4.9: Động thái tăng trưởng chiều rộng tai nấm (mm)

Nghiệm thức Ngày sau hình thành quả thể

99,0 ab 109,0 a 81,6 b 116,4 a

CV (%)

F tính

8,52 12,612**

7,39 12,074**

Chiều rộng tai nấm ở cả 2 giai đoạn, 3 và 4 ngày sau hình thành quả thể, đều có

sự sai biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01

Ở giai đoạn 3 ngày sau hình thành quả thể, chiều rộng tai nấm của NT2 (Đ/C) đạt cao nhất (38,9 mm), thấp nhất là NT4 (29,2 mm), NT4 khác biệt có ý nghĩa với NT2 (Đ/C), NT1 khác biệt không có ý nghĩa với các NT còn lại vì vừa thuộc nhóm A vừa thuộc nhón B

Giai đoạn 4 ngày sau hình thành quả thể, chiều rộng tai nấm đạt cao nhất ở NT5 (116,4 mm) và thấp nhất là NT4 (81,6 mm) NT4 khác biệt có ý nghĩa với NT2 (Đ/C)

Ngày đăng: 16/03/2019, 11:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w