Xuất phát từ các vấn đề trên, đề tài: “Ảnh hưởng của chất kích thích mầm đến sinh trưởng và năng suất của cây chè đốn phớt tại công ty chè Biển Hồ, huyện Chưpah, tỉnh Gia Lai” được thực
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH MẦM ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY CHÈ ĐỐN PHỚT TẠI CÔNG TY CHÈ BIỂN HỒ, HUYỆN CHƯPAH,
Trang 2[ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH MẦM ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY CHÈ ĐỐN PHỚT TẠI
CÔNG TY CHÈ BIỂN HỒ, HUYỆN CHƯPAH,
TỈNH GIA LAI
Tác giả
PHAN DUY HOÀNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp ngành
Nông học
Giáo viên hướng dẫn:
TS VÕ THÁI DÂN
Tháng 08/2010
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của quý thầy
cô trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban lãnh đạo Công ty Chè
Biển Hồ, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Ban Chủ nhiệm khoa Nông học
Phân hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh tại Gia Lai Toàn thể các cán bộ công nhân viên Công ty Chè Biển Hồ và tất cả các thầy, cô
đã tận tâm giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường, đặc biệt là các thầy, cô trong khoa Nông học
Tôi xin bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đến thầy giáo: TS Võ Thái Dân - Bộ môn Cây Công Nghiệp và bác Phan Đình Huynh, giám đốc Công ty Chè Biển Hồ, cùng các Cô, Chú, anh chị trong Phòng Kỹ thuật đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này
Xin cảm ơn gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này
Pleiku, tháng 08 năm 2010 Sinh viên thực hiện
Phan Duy Hoàng
Trang 4TÓM TẮT
PHAN DUY HOÀNG, 8/2010 “Ảnh hưởng của chất kích thích mầm đến sinh
trưởng và năng suất của cây chè đốn phớt tại công ty chè Biển Hồ, huyện Chưpah, tỉnh Gia Lai” Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Luận
văn cuối khóa, 68 trang
Giáo viên hướng dẫn: TS Võ Thái Dân & KS Nguyễn Đặng Toàn Chương Thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô phụ (Split - Plot Design) 2 yếu tố: yếu tố chính (A) là 06 nồng độ xử lý thuốc Dormex 52AS: 0%, 3%, 4%, 5%, 6%, 7% và yếu
tố phụ (B) là không phun Urea và phun Urea 1% Thí nghiệm gồm 36 ô, mỗi ô thí nghiệm có 10 cây, lặp lại 3 lần tổng số cây thí nghiệm là 360 cây của giống PH1 Diện tích thí nghiệm là 540 m2
Kết quả thu được:
Nghiệm thức phun Dormex 52AS nồng độ 5% kết hợp phun Urea 1% có thời gian xuất hiện lá cá, lá thật và thời gian búp có 05 lá thật sớm nhất lần lượt ở 21 ngày,
28 ngày, 39 ngày Cùng ở công thức phun này số lượng búp mù trong khung 25 x 25
cm đạt thấp nhất là 0,9 búp/khung đồng thời số lượng cây bị nhiễm rêu, địa y, dương
xỉ ở 7 ngày sau khi xử lý cũng đạt thấp nhất là 0,7 cây/ô Riêng công thức xử lý Dormex 52AS nồng độ 6% kết hợp phun Urea 1% có số lượng búp trong khung 25 x
25 cm đạt cao nhất là 21,8 búp/khung
Về năng suất: nghiệm thức phun Dormex 52AS nồng độ 5% kết hợp phun Urea 1% có năng suất ô đạt cao nhất 2,02 kg/ô
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
LỜI CẢM TẠ ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG viii
Chương 1GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu 2
1.3 Yêu cầu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
Chương 2TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Sơ lược về cây chè 3
2.1.1 Nguồn gốc 3
2.1.2 Phân loại 3
2.1.3 Đặc điểm thực vật học của cây chè 4
2.2 Yêu cầu điều kiện sinh thái đối với cây chè 5
2.2.1 Điều kiện khí hậu 5
2.2.2 Điều kiện đất đai 5
2.3 Vị trí cây chè trong nền nông nghiệp Việt Nam 6
2.4 Tình hình sản xuất chè 6
2.4.1 Tình hình sản xuất chè trên thế giới 6
2.4.2 Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam 8
2.4.3 Tình hình sản xuất chè tại khu vực nghiên cứu 10
2.4.4 Những thuận lợi và khó khăn hiện tại của công ty chè Biển Hồ 11
2.4.5 Hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 12
2.5 Kỹ thuật đốn chè 12
Trang 62.5.1 Đốn phớt 13
2.5.2 Đốn lửng 13
2.5.3 Đốn đau 13
2.5.4 Đốn trẻ lại 13
Chương 3VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 15
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 15
3.1.1 Thời gian 15
3.1.2 Địa điểm 15
3.1.2.1 Vị trí địa lí công ty chè Biển Hồ 15
3.1.2.2 Khí hậu của khu vực nghiên cứu 16
3.1.2.3 Địa hình thổ nhưỡng 17
3.3 Vật liệu và dụng cụ 18
3.4 Phương pháp thí nghiệm 20
3.4.1 Bố trí thí nghiệm 20
3.4.2 Phương pháp tiến hành 20
3.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi 21
3.4.4 Phương pháp phân tích số liệu và xử lý thống kê 22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
4.1 Ảnh hưởng của chất kích thích mầm đến thời gian xuất hiện lá cá 23
4.2 Ảnh hưởng của chất kích thích mầm đến thời gian xuất hiện lá thật đầu tiên 24
4.3 Ảnh hưởng của chất kích thích mầm đến thời gian búp có 5 lá thật 26
4.4 Ảnh hưởng của chất kích thích mầm đến đường kính tán chè 28
4.5 Ảnh hưởng của chất kích thích mầm đến chiều dài lá thật thứ nhất 30
4.6 Ảnh hưởng của chất kích thích mầm đến chiều dài lá thật thứ 2 33
4.7 Ảnh hưởng của chất kích thích mầm đến chiều rộng lá thật thứ nhất 36
4.8 Ảnh hưởng của chất kích thích mầm đến chiều rộng lá thật thứ 2 39
4.9 Ảnh hưởng của chất kích thích mầm đến chiều dài búp P+2 41
4.10 Ảnh hưởng của chất kích thích mầm đến chiều dài búp P+3 44
4.11 Ảnh hưởng của chất kích thích mầm đến số lượng búp trong khung 25 x 25 cm 47
Trang 74.12 Ảnh hưởng của chất kích thích mầm đến số lượng búp mù trong khung 25 x 25
cm 50
4.13 Ảnh hưởng của chất kích thích mầm đến trọng lượng búp P+2 53
4.14 Ảnh hưởng của chất kích thích mầm đến trọng lượng khô búp P+2 56
4.15 Ảnh hưởng của chất kích thích mầm đến trọng lượng búp P+3 59
4.16 Ảnh hưởng của chất kích thích mầm đến số lượng cây bị nhiễm địa y, dương xỉ 61
4.17 Ảnh hưởng của chất kích thích mầm đến năng suất ô 63
Chương 5KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 67
5.1 Kết luận 67
5.2 Đề nghị 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 70
Trang 8Statistical Analysis Systems
Trang 9DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Diện tích trồng chè của một số nước trên thế giới 6
Bảng 2.2 Năng suất chè của một số nước trên thế giới 7
Bảng 2.3 Sản lượng chè của một số nước trên thế giới 8
Bảng 2.4 Diện tích, năng suất và sản lượng chè của 10 tỉnh trồng chè lớn nhất 10
Bảng 3.1 Một số yếu tố khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm 16
Bảng 3.2 Mẫu phân tích đất tại vườn chè thí nghiệm 18
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý đến thời gian xuất hiện lá cá 23
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý đến thời gian xuất hiện lá thật đầu tiên 25
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý đến thời gian búp có 5 lá thật 26
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý đến đường kính tán chè 28
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý đến chiều dài lá thật thứ nhất 31
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý đến chiều dài lá thật thứ 2 33
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý đến chiều rộng lá thật thứ nhất 36
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý đến chiều rộng lá thật thứ 2 39
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý đến chiều dài búp P+2 42
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý đến chiều dài búp P+3 45
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý đến số lượng búp trong khung 25 x 25 cm 47
Bảng 4.12 Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý đến số lượng búp mù trong khung 25 x 25cm 50
Bảng 4.13 Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý đến trọng lượng búp P+2 54
Bảng 4.14 Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý đến trọng lượng khô búp P+2 56
Bảng 4.15 Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý đến trọng lượng búp P+3 60
Bảng 4.16 Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý đến số lượng cây bị nhiễm địa y, dương xỉ 62
Bảng 4.17 Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý đến năng suất ô 63
Trang 10Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặt vấn đề
Cây chè (Camellia sinensis (L.) O Kuntze) là cây công nghiệp dài ngày, thời
gian cho thu hoạch kéo dài khoảng 40 – 50 năm và có giá trị kinh tế rất cao Cây chè
đã được sách Trung Quốc ghi lại có từ rất lâu đời (năm 2737 TCN) Chè xuất phát từ vùng Irrawaddy và nơi tiếp giáp Ấn Độ, Miến Điện, Trung Quốc và Việt Nam Chè đã được trồng từ rất lâu ở vùng cao nguyên Vân Nam Trung Quốc, nơi có khí hậu ẩm ướt
và ấm, được sử dụng làm thuốc và sau đó dùng để uống ở Trung Quốc
Nghề trồng chè đã phát triển ở nhiều nước và ở Việt Nam chè là một cây trồng chính mang lại thu nhập cho người trồng chè và ngoại tệ cho đất nước Chè có giá trị rất lớn cả về mặt kinh tế lẫn giá trị sử dụng Giá trị đó chủ yếu được thu từ lá và búp chè Trong lá chè có chứa các hợp chất rất cần thiết cho cơ thể như: hợp chất tanin, ankaloic, cafein và một số Vitamin A, E, B2 Búp chè là nguyên liệu để chế biến ra các loại chè
Ở Gia Lai, nghề trồng và chế biến chè có từ rất lâu đời, cho đến nay vẫn được duy trì và phát triển Qua quá trình phát triển cây chè ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, là một trong những cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm xóa đói giảm nghèo, tạo ra kim nghạch xuất khẩu có giá trị kinh tế xã hội cao Cây chè không tranh chấp đất đai với cây lương thực và là cây có khả năng khai thác vùng đất đai rộng lớn của trung du miền núi, phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái Bên cạnh đó, việc chăm sóc và áp dụng các biện pháp kỹ thuật để làm tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người làm chè là một vấn đề rất cần thiết Trong đó, đốn chè là một biện pháp kỹ thuật đặc thù trong
Trang 11canh tác Kỹ thuật đốn chè ảnh hưởng rất lớn đến mật độ, năng suất và chất lượng của cây chè
Với điều kiện của tỉnh Gia Lai, đốn chè có thể làm chết cây do gặp điều kiện khí hậu không thuận lợi, chè đốn dễ bị chết, khả năng mọc mầm kém, cây dễ bị lệch tán, không đảm bảo được độ đồng đều trên vườn chè
Xuất phát từ các vấn đề trên, đề tài: “Ảnh hưởng của chất kích thích mầm đến sinh
trưởng và năng suất của cây chè đốn phớt tại công ty chè Biển Hồ, huyện Chưpah, tỉnh Gia Lai” được thực hiện
1.2 Mục tiêu
Xác định loại, nồng độ chất kích thích mầm có thể sử dụng khi đốn phớt chè, phù hợp với điều kiện của công ty nhằm giúp cây sinh trưởng, đạt năng suất cao hơn, mang lại lợi nhuận cao hơn
1.3 Yêu cầu
Nâng cao tỷ lệ cây sống giúp cho vườn chè đảm bảo được mật độ sau khi đốn, cây nhanh mọc mầm, góp phần tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế thu được từ vườn chè
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên giống chè PH1 tại công ty chè Biển Hồ, huyện Chưpah, tỉnh Gia Lai trong điều kiện nắng hạn kéo dài đầu năm 2010
Trang 12Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây chè
2.1.1 Nguồn gốc
Các công trình nghiên cứu và khảo sát trước đây cho rằng nguồn gốc cây chè là ở vùng Cao Nguyên Vân Nam Trung Quốc, nơi có điều kiện khí hậu ẩm và ấm quanh năm Theo các tài liệu của Trung Quốc thì cách đây 4.000 năm, người Trung Quốc đã biết dùng chè làm dược liệu và sau đó mới dùng để uống Vùng biên giới Tây Bắc Việt Nam nằm trong vùng nguyên thủy của giống chè
Hiện nay chè được phân bố khá rộng trong những điều kiện tự nhiên khác nhau, phân
bố từ 30 vĩ độ Nam đến 45 vĩ độ Bắc, phân bố nhiều ở 30 nước trên thế giới Gần đây những thành tựu khoa học của các nhà chọn giống trên thế giới đã chọn tạo ra nhiều giống chè mới có khả năng thích ứng với các điều kiện khí hậu khác nhau, tạo ra nhiều triển vọng cho nghề trồng chè trên thế giới
2.1.2 Phân loại
Cây chè, Camellia sinensis (L.) O Kuntze, nằm trong hệ thống phân loại thực
vật như sau: ngành hạt kín (Angiospermae), lớp song tử diệp (Dicotyledonae), bộ chè
(Theales), họ chè (Theaceae), chi chè (Camellia), loài sinensis
Việc phân loại chè thường được dựa vào cơ quan dinh dưỡng, cơ quan sinh thực
và đặc tính sinh hóa của chè Việc phân loại chè còn có nhiều tranh cãi, tuy nhiên phân loại của Cohen Stuart vào năm 1919 được chấp nhận nhiều nhất Theo Cohen Stuart thì chè được phân ra làm 4 chủng (hay thứ, variety) gồm:
- Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var microphylla, hoặc var Bohea)
Trang 13- Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var Macrophylla)
- Chè Shan (Camellia sinensis var Shane)
- Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var Assamica)
2.1.3 Đặc điểm thực vật học của cây chè
- Thân: cây chè sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên là cây đơn trục, trên đó phân ra các cấp cành
- Cành: cành chè do mầm dinh dưỡng phát triển thành, trên cành chia ra nhiều đốt Cành chè được phân ra nhiều cấp
- Lá chè: lá chè mọc cách trên cành, mỗi đốt có 1 lá, hình dạng và kích thước lá chè thay đổi tùy giống Lá chè có gân rất rõ, rìa lá có răng cưa Trên một cành chè có các loại lá: lá vảy ốc, lá cá, lá thật
- Hoa, quả, hạt chè: cây chè sau khi sinh trưởng 2 – 3 tuổi (cây thực sinh) bắt đầu ra hoa, mọc từ chồi sinh thực ở nách lá Hoa lưỡng tính, tràng hoa có 5 – 9 cánh màu trắng Bộ nhị đực có 100 – 400 cái Bao phấn có 2 nửa gồm 4 túi phấn Hạt phấn hình tam giác màu vàng nhạt đến vàng nâu Bầu nhụy cái chẻ 3, khi hoa nở lông tuyến tiết
ra chất nhờn trắng như tuyến mật Ở gốc bầu có tuyến mật làm thành một vòng tròn gọi là đĩa Phương thức thụ phấn chủ yếu là thụ phấn khác hoa (thụ phấn chéo)
- Quả chè thuộc loại quả nang, có 1 – 4 hạt thường là 3 hạt, quả hình tròn, hình trứng, tam giác hay mỏng tùy theo số hạt Vỏ ngoài màu xanh, khi chín chuyển màu xanh thẫm hoặc nâu, khi chín vỏ nứt
- Hạt chè có vỏ sành bên ngoài màu xám nâu Vỏ sành cứng do 6 – 7 lớp thạch tế bào tạo thành 1 lớp vỏ bọc kín, nhân chè gồm có 2 lá mầm và phôi chè Lá mầm phát triển
to, nặng 75% trọng lượng hạt, có tác dụng dự trữ chất dinh dưỡng: 10% protein, 32% lipid, 31% glucid Phôi chè gồm mầm rễ, mầm thân và mầm ngọn
Trang 14- Mầm chè: cây chè có các loại mầm: mầm dinh dưỡng và mầm sinh thực Mầm dinh dưỡng phát triển thành cành và lá, mầm sinh thực phát triển thành nụ hoa quả Mầm dinh dưỡng bao gồm mầm đỉnh, mầm nách, mầm ngủ, mầm bất định
- Búp chè có 2 loại: búp bình thường gồm 1 tôm + (2 – 3) lá non và búp mù không
có tôm
- Rễ chè: Bộ rễ là một bộ phận quan trọng của cây chè, rễ có sự liên quan mật thiết đến
sự sinh trưởng Bộ rễ gồm: rễ cái, rễ nhánh, rễ phụ, rễ lông
2.2 Yêu cầu điều kiện sinh thái đối với cây chè
Xét điều kiện sinh thái của cây chè là nghiên cứu các điều kiện sống thích hợp nhất đối với cây Nắm vững các điều kiện sinh thái cũng như khả năng thích ứng của cây với điều kiện tự nhiên để tác động các biện pháp kỹ thuật một cách hữu hiệu trong quá trình canh tác chè
2.2.1 Điều kiện khí hậu
Nhiệt độ và ẩm độ là 2 yếu tố khí hậu ảnh hưởng lớn nhất đến cây chè Chè phát triển thuận lợi nhất trong điều kiện:
+ Nhiệt độ 15 – 25oC
+ Tổng nhiệt lượng/ năm khoảng 8.000oC
+ Lượng mưa hàng năm 1.500 – 2.000 mm
+ Độ ẩm tương đối không khí 80 – 85%
+ Độ ẩm đất 70 – 80%
2.2.2 Điều kiện đất đai
- Độ chua: chè thích hợp ở độ pHKCl 4,5 – 5,5 Độ pHKCl dưới 3,5 cây còi cọc, lá xanh thẫm và có cây chết Độ pHKCl trên 7,5 cây ủ lá vàng Nhìn chung chè ưa đất chua nhưng không kỵ vôi, phân tích trong lá chè có 0,5% canxi, đứng thứ nhì sau kali ở
Trang 15dưới dạng tinh thể Oxalat canxi
- Độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, chế độ nước: độ sâu tầng đất ít nhất là 80 cm, mực nước ngầm trên 1 m Về thành phần cơ giới chè ưa loại đất thịt pha cát và đất thịt nhẹ đến thịt nặng Chè là cây ưa nước nhưng chịu úng rất kém nên khi khảo sát chọn đất trồng chè cần chú ý khu vực thoát nước tốt trong mùa mưa
2.3 Vị trí cây chè trong nền nông nghiệp Việt Nam
Chè là loại cây công nghiệp lâu năm có thời gian sinh trưởng dài trên 70 năm, chu kì khai thác kinh tế trên 40 năm Thời gian cho sản phẩm bắt đầu từ năm thứ 2 – 3,
và năng suất tăng dần từ năm thứ 10 và duy trì đến 40 năm hoặc cao hơn
Chè có giá trị xuất khẩu cao, chủ yếu sang các nước châu Âu, Trung Đông nên nhu cầu sản xuất là rất cần thiết
Chè là cây không tranh chấp đất với cây lương thực, chủ yếu chè được trồng trên vùng đồi núi, miền trung du, cao nguyên Nam Trung Bộ
Cây chè cần lượng lớn lao động tham gia vào các công đoạn trồng, chăm sóc,
và đặc biệt là thu hái nên góp phần vào việc giải quyết vấn đề lao động cho người dân Việt Nam
Điều kiện khí hậu đất đai của Việt Nam thích hợp cho việc trồng chè
2.4 Tình hình sản xuất chè
2.4.1 Tình hình sản xuất chè trên thế giới
Chè được trồng khá phổ biến ở các nước trên thế giới như: Trung Quốc, Srilanka, Nhật Bản, Indonesia Ngoài ra còn một số nước khác như Gruzia, Malawi
Chè được phát triển với tốc độ cao trên thế giới từ đầu thế kỷ 18 Diện tích chè thế giới 2.460.982 ha, Châu Á chiếm 86,7%, Châu Phi chiếm 8,04%, Trung Quốc là nước có diện tích chè lớn nhất thế giới: 1.134.600ha Sản lượng chè toàn thế giới 3.100.000 tấn khô (Châu Á chiếm 83,25% và Châu Phi chiếm 14,4%) Nước có sản
Trang 16lượng chè lớn nhất thế giới: 1.580.000 tấn (theo Chen Zong Mao, 1995) Trên thế giới
có 58 nước trồng chè ở khắp các châu: Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Đại Dương
(Nguồn: FAOSTAT Data, 2009)
Qua bảng 2.1 cho thấy, diện tích chè trên thế giới có sự gia tăng giữa các năm
2004 – 2007 nhưng lại giảm nhẹ vào năm 2008
Trong đó, nước có diện tích chè cao nhất là Trung Quốc, có sự gia tăng diện
tích trồng chè giữa 2004 – 2008 Nước có diện tích chè thấp nhất là Nhật Bản đồng
thời diện tích trồng chè có xu hướng giảm ở nước này
Qua bảng 2.2 cho thấy: năng suất chè trên thế giới từ năm 2004 – 2008 có nhiều
biến động, năng suất chè gia tăng từ 2004 – 2005 nhưng có xu hướng giảm nhẹ vào
năm 2006 Sau đó, năng suất chè tiếp tục gia tăng Nhưng nhìn chung từ năm 2004 –
2008 năng suất chè của thế giới tăng từ 1.310,6 đến 1.687,5 kg khô/ha Vào năm 2008,
Trang 17năng suất chè của nước Thổ Nhĩ Kỳ cao nhất (14.510,2 kg khô/ha), thấp nhất là năng suất của Trung Quốc (1.034,7 kg khô/ha)
Bảng 2.2 Năng suất chè của một số nước trên thế giới (Kg khô/ha)
(Nguồn: FAO STAT Data, 2009)
Qua bảng 2.3 cho thấy: Vào năm 2008, Nước Trung Quốc có sản lượng chè cao nhất (1.257.384 tấn), thấp nhất là nước Nhật Bản có sản lượng (94.100 tấn) Tuy nhiên, sản lượng chè của thế giới từ năm 2004 – 2008 có sự gia tăng giữa các năm
2.4.2 Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam
Cây chè được trồng khá lâu tại Việt Nam, một số đồn điền đầu tiên thành lập từ năm 1890 tại Tỉnh Cương - Phú Thọ với diện tích 60 ha, Quảng Nam, Quảng Ngãi 1.900 ha Từ 1925 đến 1940 diện tích chè mở ra tại cao nguyên trung bộ khoảng 2.750
ha Cho đến năm 2005, diện tích chè ở Việt Nam đạt 125.000 ha, sản lượng 577.000 tấn búp tươi Trước đây, sản phẩm chè của Việt Nam chỉ xuất khẩu sang ba nước thì nay đã có 110 nước biết đến sản phẩm này Kim ngạch xuất khẩu mỗi năm ngành chè thu về khoảng 130 - 140 triệu USD
Trang 18Bảng 2.3 Sản lượng chè của một số nước trên thế giới (tấn)
(Nguồn: FAO STAT Data, 2009)
Theo quy hoạch, đến năm 2010 cả nước có 100.000 ha, nhưng đến nay diện tích
trồng chè đã vượt quy hoạch, đạt 131000 ha Bởi vậy kiến nghị nâng quy hoạch lên
150.000 ha vào năm 2015 Nước ta đang phấn đấu vào năm 2015 xuất khẩu 200.000
tấn chè/năm, đạt kim ngạch 400 triệu USD/năm
Chè phân bố ở 5 vùng trồng chính là:
Vùng Tây Bắc: chủ yếu là giống chè Shan và Trung Du
Vùng Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn: chủ yếu trồng giống chè Trung Du, Assam
và Shan
Vùng Trung Du - Bắc Bộ: chủ yếu là giống Trung Du, Assam và các dòng chè
lai
Vùng Bắc Trung Bộ: chủ yếu là giống Assam
Vùng Tây Nguyên: chủ yếu là chè Shan, Trung Du, Assam
Trang 19Bảng 2.4 Diện tích, năng suất và sản lượng chè của 10 tỉnh trồng chè lớn nhất
Tỉnh
Diện tích (ha) % so với
cả nước
Năng suất búp tươi (tấn/ha)
Sản lượng (tấn) Tổng DT kinh doanh
(Nguồn: Viện KHKT nông lâm nghiệp MNPB và Hiệp hội chè Việt Nam, 2009)
Qua bảng 2.4 cho thấy: Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước (24.762 ha) chiếm 23% so với cả nước và sản lượng cũng đạt cao nhất (129.888 tấn) Tuy nhiên, Sơn La mới là tỉnh có năng suất búp tươi cao nhất (11,68 tấn/ha) so với năng suất trung bình của cả nước là 5,49 tấn/ha
2.4.3 Tình hình sản xuất chè tại khu vực nghiên cứu
Cây chè được đưa vào Gia Lai từ rất sớm Năm 1922 người pháp đã nghiên cứu điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đất đai, rất phù hợp với cây chè nên đã mở hai đồn điền Chè Biển Hồ và đồn điền Chè Bàu Cạn Hiện nay có thêm nông trường chè Ayun với diện tích nhỏ Tổng diện tích cả ba vùng là 1.200 ha Nhưng cây chè cũng được xác định là một trong những cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, tạo việc làm cho nhân dân lao động địa phương, tuy nhiên thu nhập từ vườn chè của người nông dân còn
Trang 20thấp, một trong những nguyên nhân đó là do vườn chè già, chè trồng bằng hạt, giống lẫn tạp, vườn chè không đồng đều, năng suất thấp
Những năm trở lại đây, Công ty chè Biển Hồ đã tiến hành khảo nghiệm 12 giống chè và chọn được giống chè PH1 trồng bằng phương pháp giâm cành, cho năng suất 15 – 16 tấn búp tươi/ha Hiện nay, diện tích chè PH1 trồng bằng phương pháp giâm cành chiếm khoảng 50% diện tích do đó đã đưa năng suất bình quân từ 2,5 tấn lên 5,6 tấn /ha Năm 2002, Công ty nhận 8 giống tiếp tục khảo nghiệm để chọn giống chè phù hợp cho năng suất và chất lượng cao, để đưa vào cơ cấu giống chè tốt phục vụ trồng mới bằng phương pháp giâm cành cho những năm tiếp theo
2.4.4 Những thuận lợi và khó khăn hiện tại của công ty chè Biển Hồ
2.4.4.1 Thuận lợi
Công ty chè Biển Hồ có lịch sử hình thành khá lâu nên thừa hưởng được cơ sở
hạ tầng với đội ngũ lao động thành thạo tay nghề được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà không tốn chi phí đào tạo ban đầu
Điền kiện tự nhiên vùng Tây Nguyên cũng có nhiều thuận lợi cho công ty phát triển cây chè
Chính sách giá của xí nghiệp tương đối linh hoạt do đó tạo điều kiện thuận lợi cho xí nghiệp về cạnh tranh về giá
Sản xuất của xí nghiệp đã có nhiều năm uy tín với khách hàng và có khả năng cung cấp nhiều sản phẩm cho thị trường
Trang 21Công ty còn đang thiếu nhiều vốn trong việc đầu tư, cải tạo lại trang thiết bị để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
Hệ thống tiếp nhận các thông tin còn yếu, thiếu cập nhật
Công ty còn hạn chế trong việc sử dụng các hình thức bán hàng tín dụng, mua bán chiết khấu, chưa có ngân sách cũng như cán bộ chuyên trách về tiếp thị sản phẩm
2.4.5 Hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Phát huy sáng kiến cải tạo công nghệ chế biến, năng cao chất lượng sản phẩm,
đa dạng hóa mặt hàng chè, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì phù hợp với nhu cầu thị trường
Giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu chống lãng phí nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm để luân chuyển vốn nhanh
Sắp xếp lại bộ máy quản lý giảm số lao động đến tuổi nghỉ chế độ
Góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường môi sinh, củng cố an ninh quốc phòng trật tự an toàn xã hội
2.5 Kỹ thuật đốn chè
Đốn chè là khâu kỹ thuật đặc thù của sản xuất chè kinh doanh, đây là biện pháp
vô cùng quan trọng có ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng
Đốn chè đúng kỹ thuật có tác dụng:
+ Loại trừ cành già yếu
+ Tạo tầm vừa hái
+ Hạn chế ảnh hưởng của thời tiết
+ Tạo bộ khung tán mới
+ Kích thích mầm bất định hoạt động
Trang 22+ Tạo trẻ hóa cây chè
Tùy theo tình hình sinh trưởng, tuổi vườn cây mà có cách đốn thích hợp
2.5.1 Đốn phớt
Đốn phớt nhằm lọai trừ cành nhỏ, cành tăm hương trên tán Một năm đốn phớt một lần thường vào đầu mùa đông, vết đốn năm sau cao hơn năm trước 3 – 5 cm Điều kiện phía Nam do không có mùa đông lạnh nên cây chè không có thời gian nghỉ đông như phía Bắc, kỹ thuật đốn phớt ít được áp dụng
2.5.2 Đốn lửng
Cây chè có chiều cao quá tầm hái, mật độ cành trên tán quá dày, nhiều cành tăm hương, giò gà làm búp nhỏ, năng suất giảm thì tiến hành đốn lửng Thường cứ 3 năm đốn lửng một lần, đốn cách mặt đất 60 – 65 cm, trường hợp vườn chè vẫn cho năng suất khá nhưng cao quá tầm hái thì đốn ở độ cao 65 – 70 cm Dùng dao sắc đốn theo
độ cao được ấn định từ trước, vết đốn có hình móng bò, mặt cắt vết đốn hướng vào trong, vết đốn không giập nát, nứt, đốn làm sao không sửa lại vết đốn Trong các lần đốn phải chừa lại 1 - 2 cành bìa (cành thở) giúp cây không bị thay đổi quá đột ngột, vẫn còn lại một phần bộ lá để quang hợp, tạo chất dinh dưỡng nuôi cây và phát triển cành mới, khi cành chè mới mọc cao thì đốn hết cành thở Cành chè đốn xong phải gỡ
bỏ kịp thời, không để trên tán chè quá lâu sẽ ảnh hưởng đến mầm
2.5.3 Đốn đau
Sau nhiều lần đốn lửng, cây sinh trưởng kém, năng suất chè bắt đầu giảm thì đốn đau vết đốn cách mặt đất 40 – 45 cm Dùng dao sắt để đốn, vết đốn ngọt, không giập nát nứt
2.5.4 Đốn trẻ lại
Sau nhiều lần đốn đau, cây biểu hiện sinh trưởng yếu, năng suất giảm, cần phải đốn trẻ lại, tạo mới hoàn toàn bộ khung tán Dùng dao đốn cách mặt gốc 15 – 20 cm
Trang 23Chú ý vết ngọt, không gây giập nát, nứt gốc chè Cả chu kỳ sống chỉ đốn trẻ lại một lần
* Kết quả nghiên cứu thuốc kính thích mầm trên cây chè:
Thị trường ngày nay có nhiều loại thuốc kích thích mầm khác nhau cho cây chè Tuy nhiên do điều kiện canh tác, thị hiếu và thói quen của mỗi nơi khác nhau nên đòi hỏi phải tiến hành thí nghiệm để chọn những loại thuốc kích thích mầm chè phù hợp cho kết quả tốt ở mỗi địa phương Nhiều thí nghiệm so sánh thuốc đã được tiến hành
và cho kết quả:
Theo Phạm Xuân Trinh (2009), khi phun chất kích thích mầm Domex 52AS lên cây chè đốn lửng tại thị xã Bảo Lộc, thời gian mầm phát động đối với giống LD97 sớm hơn giống LDP1 (31 ngày so với 34 ngày); thời gian lá cá xuất hiện giống LD97 sớm hơn giống LDP1 (34 ngày đến 38 ngày); thời gian lá thật xuất hiện giống LD97 sớm hơn giống LDP1 (38 ngày đến 41 ngày) Số mầm mọc khi xử lý Domex 52AS nồng độ 5% sau 90 ngày đạt cao nhất (74 mầm đối với giống LD97 và 45 mầm đối với giống LDP1) Đường kính tán khi xử lý chế phẩm Domex 52AS nồng độ 5% sau 90 ngày đạt cao nhất (79,0 cm)
Trang 24Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.2.1 Vị trí địa lí công ty chè Biển Hồ
Công ty chè Biển Hồ nằm trên địa bàn xã Nghĩa Hưng và một phần đất thuộc xã Hòa Phú, Huyện Chưpah, nằm dọc trên quốc lộ 14, km số 13 đường đi Kon Tum, cách trung tâm thành phố Pleiku 13 km về phía Bắc
- Địa giới:
+ Phía Bắc giáp xã Hòa Phú – Huyện Chưpah
+ Phía Nam giáp Biển Hồ - Thành phố Pleiku
+ Phía Đông giáp xã Chưjô – Thành phố Pleiku
+ Phía Tây giáp Công ty cao su Chưpah – Huyện Chưpah
- Tọa độ địa lý:
+ Từ 107060’13’’ – 108001’14’’ kinh độ Đông
+ Từ 14002’00’ – 14007’14’’ vĩ độ Bắc
Trang 253.1.2.2 Khí hậu của khu vực nghiên cứu
Chưpah nằm trong vùng khí hậu Tây Nguyên cận nhiệt đới nóng ẩm, quanh năm ánh sáng dồi dào, không có mùa đông lạnh, gió bão lớn, sương muối
Với độ cao trên 700 m thì vùng chè Biển Hồ có khí hậu khá mát mẻ nên nhiệt
độ trung bình trong năm không cao
Thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 nhiệt độ có sự thay đổi theo chiều hướng tăng dần, sự thay đổi này là do khu vực Tây Nguyên mà cụ thể là huyện Chưpah, tỉnh Gia Lai đang ở mùa khô, khoảng cuối tháng 5 thì nhiệt độ mới có xu hướng giảm dần do Chưpah chuẩn bị bước vào mùa mưa Những ngày có nhiệt độ cao nhất thường tập trung ở cuối tháng 3 đầu tháng 4 và thấp nhất tập trung ở giữa tháng 1
Ẩm độ không khí có sự thay đổi theo chiều hướng tăng dần Tháng 4 có độ ẩm trung bình thấp nhất trong các tháng đạt 77,2% và tháng 8 có độ ẩm trung bình cao nhất đạt 93,5%
Hướng gió chủ yếu là Tây Nam – Đông Bắc: từ tháng 4 đến tháng 9 hướng gió
là Tây Nam – Đông Bắc; từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau hướng gió Tây Bắc – Đông Nam
Mùa mưa tại Chưpah bắt đầu vào cuối tháng 4 và kéo dài đến tháng 10 chính vì vậy mà lượng mưa có xu hướng tăng dần Tại thời điểm nghiên cứu không có mưa nhiều nên lượng mua trung bình của các tháng không cao, số ngày mưa trong tháng cũng không đáng kể, số giờ nắng giảm dần
Mạch nước ngầm khá sâu thường từ 5 đến 10m, có suối Ianhing chảy về Biển
Hồ bao quanh và còn 17 ha mặt nước các công trình hồ đập xen kẽ và các lô chè, cà phê của Công ty đảm bảo cho nhu cầu tưới cho các diện tích
Từ bảng 3.1 rút ra nhận xét như sau:
- Nhiệt độ trung bình qua các tháng biến động từ 20,4oC đến 25,3oC, tháng 5 có nhiệt
độ cao nhất 25,3oC, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 20,4oC
Trang 26- Ẩm độ trung bình từ 71 - 85 %, tháng 6 có ẩm độ không khí trung bình cao nhất 85
(Nguồn: Trạm dự báo khí tượng Pleiku, 2010.)
- Lượng mưa của các tháng biến động từ 0,0 – 10,6 mm/tháng, lượng mưa cao nhất là tháng 3 (10,6 mm/tháng), lượng mưa thấp nhất là tháng 2 (0,0 mm/tháng)
Lượng mưa trong thời gian thí nghiệm từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2010 quá thấp, không thuận lợi cho cây chè phát triển nhưng ảnh hưởng không đáng kể tới bố trí thí nghiệm (phải tưới bổ sung, 2 lần)
3.1.2.3 Địa hình thổ nhưỡng
Địa hình thuộc dạng đồi thoải cao nguyên ít dốc, độ cao so với mặt nước biển là
700 m, nơi cao nhất có độ cao là 750 m, 90% diện tích có độ dốc dưới 15o (khoảng
300 ha) Đất hình thành trên đá Bazan có màu nâu và màu nâu thẫm, hầu hết là trên 1m, đất ít chua, giàu chất dinh dưỡng, chủ yếu là trên các diện tích chè mà chủ đồn điền trồng chè trước giải phóng, phù hợp cho cây chè phát triển với năng suất cao, chất lượng tốt Hiện tại công ty có hơn 1.100 ha đất nông nghiệp trồng chè và cà phê Trong
đó có 375,8 ha chè và 740 ha cà phê, 17 ha ao hồ (có 4 ao hồ xung quanh khu vực trồng chè nên nguồn nước tưới luôn được đảm bảo)
Trang 27Bảng 3.2 Kết quả phân tích đất tại vườn chè thí nghiệm
Độ sâu pHKCl
(mg/100g đất)
Trao đổi (meq/100g đất)
HC N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca2+ Mg2+ (0-20 cm) 4,37 6,18 0,21 0,37 0,04 1,50 5,87 0,24 0,16 (20-60 cm) 4.69 2,35 0,12 0,30 0,03 0,65 1,93 0,24 0,16
(Nguồn: Viện KHKT Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên)
Từ bảng 3.2 rút ra nhận xét:
- Độ chua đất thích hợp cho chè phát triển
- Thành phần dinh dưỡng trong đất cao phù hợp cho cây chè phát triển
3.3 Vật liệu và dụng cụ
3.3.1 Giống
Giống được sử dụng trong thí nghiệm là giống PH1 ở 12 năm tuổi, đang trong thời kỳ kinh doanh phát triển rất tốt Lô chè thí nghiệm được tiến hành đốn vào ngày 29/01/2010
Giống chè PH1 được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ tập đoàn Assamica (Ấn Độ) Giống PH1 bắt đầu được chọn tạo năm 1965 và được công nhận năm 1972
Những đặc điểm chính của giống PH1: thân gỗ, phân cành thấp, số cành cấp 1 nhiều, to khoẻ Lá màu xanh đậm, hình bầu dục; lá to trung bình (35 – 40 cm2) Trọng lượng một búp 0,8 – 1 g, tán rộng 1,0 - 1,4 m Năng suất trung bình 16 - 19 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt 25 - 28 tấn/ha Sản phẩm chế biến thành chè đen đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Cây chịu nóng, hạn khá, chịu rét trung bình, kháng rầy xanh, bọ xít muỗi khá Dễ bị nhện đỏ hại từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau
* Phân bón cho chè kinh doanh tại công ty chè Biển Hồ
Trang 28- Bón hữu cơ: phân hữu cơ 3 năm bón 1 lần
+ Lượng phân 25.000 – 30.000 kg
+ Rạch hàng ngang tán chè sâu 20 – 25 cm, rộng 30 cm Bỏ phân vào lấp kín
đất, kết hợp vùi cỏ xuống rãnh, bón vào tháng 10, 11
- Bón phân vô cơ: bón 2 lần/năm Lượng phân bón cho 1 năm như sau:
Bảng 3.2 Lượng phân vô cơ bón cho chè thay đổi theo năng suất
+ Lượng phân chia 2 lần để bón vào tháng 6 và tháng 10, cày rãnh hoặc cuốc hố
theo hình bán nguyệt sâu 10 – 15 cm, rộng 20 cm, bỏ phân vào rãnh và lấp kín lại
3.3.2 Chế phẩm
Dormex 52AS, hoạt chất: Hydrogen Cyanamide (99%)
Dormex 52AS là chất kích thích sinh trưởng do công ty AlzChem Trostberg
GmbH sản xuất, hoạt chất: Hydrogen Cyanamide (99%) Dormex 52AS giúp quá trình
nẩy chồi trên cây trồng diễn ra sớm hơn, nhiều hơn, đồng lọat hơn Đặc biệt Dormex
52AS giúp nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, hiện nay được sử dụng nhiều
trên cây nho
Urea 1%
Dụng cụ: bình xịt, thước, dây, sổ ghi chép, khung đếm
Trang 293.4 Phương pháp thí nghiệm
3.4.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 2 yếu tố được bố trí theo kiểu có lô phụ, lặp lại 3 lần
Yếu tố chính (A) là các nồng độ thuốc ký hiệu là:
Thí nghiệm gồm 36 ô, mỗi ô thí nghiệm có 10 cây, tổng số cây thí nghiệm là
360 cây của giống PH1 Diện tích thí nghiệm là 540 m2
3.4.2 Phương pháp tiến hành
Thời gian tiến hành: bố trí thí nghiệm vào ngày 06/02/2010 sau khi bố trí tiến hành xử lý thuốc vào ngày 08/02/2010
Thí nghiệm được bố trí phun 1 lần trong cả đợt theo dõi
Cách phun: không phối trộn Dùng bình pha chế phẩm phun ướt đều lên mặt tán của cây chè Lượng dung dịch sử dụng 500l/ha Phun Dormex 52AS xong tiến hành phun Urea 1% ngay
Trang 30- Thời gian lá cá xuất hiện tính từ khi đốn đến khi xuất hiện lá cá (ngày)
- Thời gian lá thật xuất hiện tính từ khi lá cá xuất hiện đến lá thật xuất hiện (ngày)
- Thời gian búp chè có 5 lá thật tính từ khi lá thật đầu tiên xuất hiện (ngày)
Trang 31- Đường kính tán trước và sau thí nghiệm: theo dõi trên 5 cây cố định, điểm đo đường kính tán được cố định trên tán chè, đo đường lớn nhất và đường nhỏ nhất sau đó lấy bình quân (cm)
- Chiều dài búp đủ tiêu chuẩn hái (P+2 và P+3), đo từ đỉnh sinh trưởng đến điểm hái búp (cm) Được đo bằng thước có phân độ nhỏ nhất là 1mm
- Chiều dài lá thứ nhất và lá thứ 2 của búp đủ tiêu chuẩn hái: đo từ chóp lá đến cuống lá (cm)
- Chiều rộng lá thứ nhất và lá thứ 2 của búp đủ tiêu chuẩn hái: đo chỗ rộng nhất của
- Trọng lượng búp tươi: cân 100 búp tươi đủ tiêu chuẩn hái P+2 và P+3 (g)
- Trọng lượng búp khô: cân 100 búp khô P+2 (g)
- Năng suất thực thu: cân tất cả số búp chè thu được trên mỗi ô thí nghiệm (kg/ô)
- Tình hình dương xỉ, địa y, rong rêu (số cây bị nhiễm dương xỉ, địa y, rong rêu trước xử lý và 7 ngày sau khi xử lý)
3.4.4 Phương pháp phân tích số liệu và xử lý thống kê
Các số liệu được xử lý ANOVA và trắc nghiệm phân hạng theo phần mềm SAS
Trang 32Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Ảnh hưởng của chất kích thích mầm đến thời gian xuất hiện lá cá
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý đến thời gian xuất hiện lá cá (ngày)
Ngày theo
Các nồng độ thuốc xử lý khi đốn (A)
Trung bình (B) Dormex
Trang 33Trong cùng hàng trung bình (A), cùng cột trung bình (B) và trong khối nghiệm thức phối hợp (AB), các số được đi kèm với cùng 1 chữ cái khác biệt không có ý nghĩa thống kê *: sự khác biệt có ý nghĩa (α = 0,05); **: sự khác biệt rất có ý nghĩa (α = 0,01); ns: sự khác biệt không có ý nghĩa
Kết quả trong bảng 4.1 cho thấy:
Nghiệm thức phun Urea 1% có thời gian xuất hiện lá cá sớm hơn nghiệm thức không phun Urea, ở cả 3 đợt theo dõi là 2 ngày Sự khác biệt này rất có ý nghĩa trong thống kê
Giữa các nghiệm thức xử lý chất kích thích mầm Dormex ở các nồng độ khác nhau, kết quả cho thấy: nghiệm thức phun Dormex 5% có thời gian xuất hiện lá cá sớm nhất (lần lượt ở 3 đợt theo dõi là 22, 32, 25 ngày sau đốn) Ở đợt theo dõi 1 và 2 thời gian xuất hiện lá cá giữa nghiệm thức phun Dormex 5% và các nghiệm thức phun Dormex 4%, 6% không có sự khác biệt nhưng khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức phun Dormex 0%, 3%, 7% Ở đợt theo dõi 3 thời gian xuất hiện lá cá giữa nghiệm thức phun Dormex 5% và nghiệm thức phun Dormex 4%, không có sự khác biệt nhưng khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức phun Dormex 0%, 3%, 6%, 7%
Sự phối hợp giữa yếu tố phun Urea và phun Dormex rất có ý nghĩa thống kê, thời gian xuất hiện lá cá: đợt 1 từ 21 ngày ở nghiệm thức phun Dormex 5% và phun Urea 1% đến 30 ngày ở nghiện thức phun Dormex 0% và không phun Urea, và cũng ở các nghiệm thức này thời gian xuất hiện lá cá biến động từ 30 ngày đến 40 ngày ở đợt
2 và từ 24 ngày đến 33 ngày ở đợt 3
4.2 Ảnh hưởng của chất kích thích mầm đến thời gian xuất hiện lá thật đầu tiên
Qua bảng 4.2 cho thấy:
Nghiệm thức phun Urea 1% có thời gian lá thật xuất hiện sớm hơn nghiệm thức không phun Urea, lần lượt ở 2 đợt theo dõi đầu là 2 và đợt 3 là 4 ngày Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
Trang 34Bảng 4.2 Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý đến thời gian xuất hiện lá thật đầu tiên
(ngày)
Ngày theo
Các nồng độ thuốc xử lý khi đốn (A)
Trung bình (B) Dormex
Giữa các nghiệm thức xử lý chất kích thích mầm ở các nồng độ khác nhau, kết quả cho thấy: đợt 1 và đợt 3 nghiệm thức phun Dormex 5% có thời gian xuất hiện lá thật sớm nhất (lần lượt ở 2 đợt theo dõi này là 30, 35 ngày sau đốn) khác biệt rất có ý nghĩa với các nghiệm thức phun Dormex 0%; 3%; 7% nhưng không có ý nghĩa với các
Trang 35nghiệm thức phun Dormex 4% và 6% Ở đợt theo dõi 2 thì nghiệm thức phun Dormex 6% có thời gian xuất hiện lá thật sớm nhất (43 ngày sau đốn), không có sự khác biệt với các nghiệm thức phun Dormex 4% và 5% nhưng đối với nghiệm thức phun Dormex 0%; 3%; 7% thì sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê
Sự phối hợp giữa yếu tố phun Urea và phun Dormex ở các nghiệm thức xử lý khác biệt rất có ý nghĩa ở đợt 1 nhưng không có ý nghĩa thống kê ở đợt 2 và đợt 3, thời gian lá thật xuất hiện biến động: Đợt 1 từ 28 ngày sau đốn ở nghiệm thức phun Dormex 5% và phun Urea 1% đến 39 ngày sau đốn ở nghiệm thức phun Dormex 0%
và không phun Urea, và đợt 2 từ 43 ngày sau đốn ở nghiệm thức phun Dormex 6% và không phun Urea đến 50 ngày sau đốn ở nghiệm thức phun Dormex 0% và không phun Urea; đợt 3 từ 34 ngày sau đốn ở nghiệm thức phun Dormex 5% và không phun Urea đến 44 ngày sau đốn ở nghiệm thức phun Dormex 3% và không phun Urea
4.3 Ảnh hưởng của chất kích thích mầm đến thời gian búp có 5 lá thật
Sự phối hợp giữa yếu tố phun Urea và phun Dormex khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức xử lý ở đợt 1 Thời gian búp ra 5 lá thật biến động từ
39 ngày ở nghiệm thức phun Dormex 5% và phun Urea 1% đến 48 ngày ở nghiệm thức phun nước lã (Dormex 0% và Urea 0%)
* Đợt theo dõi thứ 2:
Trang 36Ở nghiệm thức phun Urea 1%, thời gian búp có 5 lá thật sớm hơn (56 ngày sau đốn) và khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với nghiệm thức không phun Urea (58 ngày sau đốn)
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý đến thời gian búp có 5 lá thật (ngày)
Trang 37Giữa các nghiệm thức xử lý chất kích thích mầm Dormex với các nồng độ khác nhau, kết quả cho thấy: nghiệm thức phun Dormex 6% có thời gian búp ra 5 lá thật sớm nhất là 54 ngày sau đốn, sự khác biệt rất có ý nghĩa với các nghiệm thức phun Dormex 3%; 7%; 0% nhưng không có ý nghĩa thống kê đối với các nghiệm thức phun Dormex 4% và 5%
Sự phối hợp giữa yếu tố phun Urea và phun Dormex khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở các nghiệm thức xử lý
và không phun Urea
4.4 Ảnh hưởng của chất kích thích mầm đến đường kính tán chè
Tán chè là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới năng suất thu được Đường kính tán chè lớn, điểm sinh trưởng nhiều, búp nhiều sẽ cho năng suất cao
Từ bảng 4.4 cho thấy:
* Trước khi xử lý:
Nghiệm thức phun Urea 1% có đường kính tán cao hơn nghiệm thức phun Urea 0% là 1,7 cm Sự khác biệt này không có ý nghĩa trong thống kê
Trang 38Giữa các nghiệm thức xử lý chất kích thích mầm với các nồng độ khác nhau, kết quả cho thấy: nghiệm thức phun Dormex 7% có đường kính tán cao nhất là 120,6
cm và không có sự khác biệt so với các nghiệm thức khác
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý đến đường kính tán chè (cm)
Sự phối hợp giữa yếu tố phun Urea và phun Dormex khác biệt không có ý nghĩa thống kê Đường kính tán biến động từ 112,8 cm ở nghiệm thức phun nước lã (Dormex 0% và Urea 0%) đến 122,3 cm ở nghiệm thức phun Dormex 7% và phun Urea 1%
* Sau thí nghiệm:
Trang 39Nghiệm thức phun Urea 1% có đường kính tán cao hơn nghiệm thức phun Urea 0% là 1,4 cm nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa trong thống kê
Giữa các nghiệm thức xử lý chất kích thích mầm ở các nồng độ khác nhau, kết quả cho thấy: nghiệm thức phun Dormex 4% có đường kính tán cao nhất là 141,0 cm tuy nhiên không có sự khác biệt so với các nghiệm thức khác
Sự phối hợp giữa yếu tố phun Urea và phun Dormex khác biệt không có ý nghĩa
về mặt thống kê Đường kính tán biến động từ 126,9 cm ở nghiệm thức phun nước lã (Dormex 0% và Urea 0%) đến 142,4 cm ở nghiệm thức phun Dormex 3% và không phun Urea
4.5 Ảnh hưởng của chất kích thích mầm đến chiều dài lá thật thứ nhất
Đối với cây chè lá vừa là cơ quan quang hợp tạo chất hữu cơ, vừa là sản phẩm thu hoạch
Theo các tác giả Nguyễn Văn Toàn, Trịnh Thị Loan lá chè có hàm lượng diệp lục cao thì chất lượng giảm Các dòng chè có lá màu xanh vàng, xanh nhạt đều có diệp lục A và B tổng số thấp hơn các dòng có lá màu xanh đậm và xanh tím
Từ bảng 4.5 cho thấy:
* Lần theo dõi ngày 15/03/2010:
Nghiệm thức phun Urea 1% có chiều dài lá thật thứ 1 (5,9 cm) cao hơn nghiệm thức không phun Urea (5,0 cm) Sự khác biệt này không có ý nghĩa trong thống kê
Giữa các nghiệm thức xử lý chất kích thích mầm ở các nồng độ khác nhau, kết quả cho thấy: nghiệm thức phun Dormex 5% có chiều dài lá thật 1 cao nhất là 5,4 cm nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức khác
Sự phối hợp giữa yếu tố phun Urea và phun Dormex khác biệt không có ý nghĩa trong thống kê Chiều dài lá thật 1 dao động từ 4,6 cm ở nghiệm thức phun Dormex 6% và Urea 0% đến 5,7 cm ở nghiệm thức phun Dormex 5% và không phun Urea
Trang 40Bảng 4.5 Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý đến chiều dài lá thật thứ nhất (cm)