HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VI TỆNAM
Trang 2NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiêncứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảovệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đượccảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Vũ Thị Ngọc Thu
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhậnđược sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạnbè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biếtơn sâu sắc TS Nguyễn Xuân Mai và TS Chu Anh Tiệp đã tận tình hướng dẫn, dànhnhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiệnđề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đàotạo, Bộ môn Canh tác học, khoa Nông học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tậntình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của HTX NgọcLâm- xã Yên Lâm- Yên Mô- Ninh Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốtquá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọiđiều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyên khích tôi hoàn thànhluận văn./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Vũ Thị Ngọc Thu
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảmơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Trích yếu luận văn .
vii Thesis abstract
viii Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn 2
1.4.1 Ý nghĩa khoa học 2
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 2
Phần 2 Tổng quan tài liệu 3
2.1 Giới thiệu về cây trạch tả 3
2.1.1 Phân loại thực vật 3
2.1.2 Đặc điểm thực vật học và phạm vi phân bố thành phần hóa học của câytrạch tả 4
2.1.3 Tác dụng dượclý 6
2.2 Cơ sở khoa học của đề tài 8
Trang 72.5 Một số đặc điểm khí hậu tại huyện yên mô, tỉnh ninh bình 23
Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 25
3.1 Địa điểm nghiên cứu 25
3.2 Thời gian nghiên cứu 26
3.3 Vật liệu nghiên cứu 26
3.4 Nội dung nghiên cứu 26
3.5 Phương pháp nghiên cứu 26
3.6 Phương pháp lấy mẫu và phân tích dữ liệu 30
Phần 4 Kết quả và thảo luận 31
4.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến sinh trưởng, pháttriển của cây trạch tả tại ninh bình 31
4.1.1 Ảnh hưởng của mật độ và kỹ thuật bón đạm đến thời gian sinh trưởngcủa cây trạch tả 31
4.1.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đén động thái tăngchiều cao cây 32
4.1.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến số lá 35
4.1.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến chỉ số diện tích lá(LAI – m2lá/m2 đất) cây trạch tả 37
4.1.5 Ảnh hưởng của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến khả năng tích lũychất khô 40
4.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến khả năng chốngchịu sâu, bệnh 43
4.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến các yếu tố cấuthành năng suất và năng suất của cây trạch tả 45
4.3.1 Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng và kỹ thuật bón đậm đến các yếu tốcấu thành năng suất và năng suất của cây trạch tả 45
4.3.2 Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến các yếutố cấu thành năng suất 47
4.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến hiệu quả kinh tế 48
Phần 5 Kết quả và kiến nghị
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của mật độ và kỹ thuật bón đạm đến thời gian sinh
trưởng của cây trạch tả 31
Bảng 4.2.a Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng chiều cao cây 33
Bảng 4.2.b Ảnh hưởng của kỹ thuật bón đạm đếm động thái tăng chiều cao cây 33
Bảng 4.2.c Ảnh hưởng của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến chiều cao cây 34
Bảng 4.3.a Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lá 35
Bảng 4.3.b Ảnh hưởng của kỹ thuật bón đạm đến số lá 36
Bảng 4.3.c Ảnh hưởng của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến số lá 36
Bảng 4.4.a Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá (LAI) 38
Bảng 4.4.b Ảnh hưởng của kỹ thuật bón đạm đến chỉ số diện tích lá 38
Bảng 4.4.c Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến chỉsố diện tích lá (LAI) 39
Bảng 4.5.a Ảnh của mật độ trồng đến khả năng tích lũy chất khô 41
Bảng 4.5.b Ảnh hưởng của kỹ thuật bón đạm đến khả năng tích lũy chất khô
41Bảng 4.5.c Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến khảnăng tích lũy chất khô 42
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến mức độ nhiễmsâu, bệnh hại 44
Bảng 4.7.a Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất
45Bảng 4.7.b Ảnh hưởng của kỹ thuật bón đạm đến các yếu tố cấu thànhnăng suất 46
Bảng 4.8 Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến cácyếu tố cấu thành năng suất 47
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm đến hiệu quảkinh tế 48
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Thị Ngọc Thu
Tên luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm
đến sinh trưởng và năng suất trạch tả (Alisma plantago aquatical) vụ Đông năm 2015
tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 60.62.01.10Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt NamMục đích nghiên cứu
Xác định được mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm phù hợp với sinh trưởng, pháttriển của cây trạch tả vụ Đông nhằm tăng năng suất và chất lượng củ dược liệu góp phầntăng thu nhập cho người dân, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Phương pháp nghiên cứu
Vật liệu: Hạt giống trạch tả được thu hoạch trong vụ xuân năm 2015 tại huyệnYên Mô, phân bón, chất kìm hãm đạm.
Phương pháp: Thí nghiệm 2 nhân tố bố trí theo kiểu ô lớn – ô nhỏ (Splip- plot) với 3 lầnnhắc lại, được tiến hành trong vụ Đông năm 2015.
Nhân tố phụ ô lớn : Mật độ trồngNhân tố chính ô nhỏ : Kỹ thuật bón đạm
Kết quả chính và kết luận
Kết quả thí nghiệm cho thấy, mật độ trồng và kỹ thuật bón đạm ảnh hưởngkhông rõ rệt đến thời gian sinh trưởng và số lá của cây trạch tả Tuy nhiên lại ảnh hưởngrõ nét đến động thái tăng trưởng chiều cao cây, chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũychất khô Khi mật độ trồng dày lên thì các chỉ tiêu theo dõi có xu hướng tăng theo, đặcbiệt cao nhất ở mật độ trồng 8 cây/m2 Về kỹ thuật bón đạm một tháng sau cấy thì vềchiều cao, chỉ số diện tích lá, số lá đạt cao ở kỹ thuật bón lót đạm 100% Tuy nhiên, saucấy 3 tháng thì các chỉ tiêu theo dõi lại đều tăng ở công thức kỹ thuật bón lót 50% đạm+ 50% đạm sau cấy 25 ngày Nhìn chung khi kết hợp công thức mật độ trồng 8 cây/m2 +bón lót 50% đạm + 50% sau trồng 25 ngày thì các chỉ tiêu theo dõi sinh trưởng, pháttriển đều cao và khả năng tích lũy chất khô đạt 88,46g/m2, năng suất thực thu đạt 33,87tạ/ ha cho lãi thuần cao nhất đạt 60.265,200 đồng/ha.
Trang 12THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vu Thi Ngoc Thu
Thesis title : Effect of planting density and techical nitrogen application on the
growth and yield of Alisma plantago aquatical inWinter 2015 in Yen Mo district, Ninh
Binh province.
Major: Plant science Code: 60.62.01.10
Educational organization: Vietnam National University of Agricuture (VNUA)Research Objcctives:
Identify technical planting density and nitrogen in line with the growth anddevelopment of plants Winter description to increase productivity and quality ofmedicinal roots contribute to increased income for local people, increase revenue perunit area.
Materials and Methods:
Material: Seeds harvested description scouts in spring 2015 in Yen Mo district,fertilizer, protein inhibitors.
Methods: Two factorial experiments are arranged in style of big box - smallbox (Splip- plot) with three replications was carried out in crops of winter 2015.
Factors sub big box: density
Factors key small box: nitrogen technique.
Main findings and conclusions:
Experimental results showed that planting density and nitrogen techniquesdo not significantly impact on growth duration and number of leaves of all propertydescription However the sharp impact to the growth dynamics plant height, leafarea index and dry matter accumulation capacity When planting density thickeningthe monitoring indicators tend to increase with, especially at the highest density 8plants / m2 Technically nitrogen one month after implantation, the height, leaf areaindex, number of leaves reached at technical high nitrogen manuring and 100%.However, 3 months after transplantation, the indicators track the increase intechnical formula manuring 50% + 50% nitrogen fertilizer after transplanting 25days In general formula combining density 8 plants / m2 + 50% nitrogen manuring+ 50% 25 days after planting, the growth target tracking, developers are high anddry matter accumulation capacity of 88, 46g / m2, net yield reached 33.87 quintals /ha for the highest net interest 60265.200 VND / ha.
Trang 13PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Huyện Yên Mô nằm ở phía Đông Nam tỉnh Ninh Bình, cách trung tâmthành phố Ninh Bình 15 km về phía Nam Huyện nằm trong tọa độ địa lý từ20003’45” đến 20011’20” vĩ bắc và từ 105055’05” đến 106003’50” kinhđông.Phía Bắc giáp huyện Hoa Lư, phía Đông giáp huyện Yên Khánh, Kim Sơn,phía Tây giáp thị xã Tam Điệp, phía Nam giáp huyện Nga Sơn (Thanh Hóa).
Yên Mô hiện có 16 xã và 01 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 14474,22ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 8.113,37 ha, chiếm 56,05%tổng diện tích đất tự nhiên Trong sản xuất nông nghiệp lúa vẫn là cây trồngchính với 2 vụ là lúa xuân và lúa mùa Đất trồng lúa chủ yếu là đất phù sa cổsông Đáy không được bồi với diện tích là 7.480,7 ha Tổng diện tích gieo trồngvụ Đông năm 2015 là: 2.053 ha, trong đó: Diện tích trồng trên đất màu: 707 ha,đất lúa màu: 596 ha và 750 ha trên đất 2 lúa.
Trạch tả hay còn gọi là Mã đề nước có tên khoa học là Alisma plantago
-aquatica L., họ Trạch tả (ALISMATACEAE) Cây trạch tả mọc hoang ở vùng
ẩm ướt nhiều nơi ở nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Điện Biên, Hà Nam, NinhBình Theo y học cổ truyền, thuốc trạch tả có tác dụng lợi tiểu, trị các chứngphù, tiểu ít, chứng lâm, tiết tả, hỗ trợ điều trị bệnh gút,…
Tuy là cây thuốc rất có giá trị nhưng cho đến nay mới có rất ít nghiên cứuvề quy trình trồng trọt cho loài cây này tại Việt Nam.
Những năm gần đây Yên Mô đã có những chủ trương, chính sách lớnkhuyến khích cho sản xuất nông nghiệp như chuyển dịch cơ cấu cây trồng, pháttriển sản xuất lúa cao sản, phát triển sản xuất lúa chất lượng cao, đặc biệt là pháttriển vụ đông nhằm đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính Cùng với chính sáchnày các địa phương trong tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình giống cây mới có giátrị kinh tế cao trong đó có các mô hình cây vụ Đông như ngô ngọt, bí xanh, ớt,dưa bao tử xuất khẩu Đặc biệt phải kể đến mô hình sản xuất cây trạch tả trênđất hai lúa ở huyện Yên Mô Một trong những mô hình cây trồng mới cho hiệuquả kinh tế cao, đang được khuyến khích phát triển sản xuất và góp phần đáng kểvào sự thành công của chính sách phát triển vụ đông của tỉnh.
Trang 14Tuy nhiên, việc sản xuất trạch tả mới chỉ dựa vào kinh nghiệm của bà connông dân, chưa có những nghiên cứu chính thức để đưa ra các biện pháp kỹ thuậtphù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và tập quán canh tác tại địa phương.Từ những phân tích trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và kỹ thuật bón đạm đến sinh trưởng vànăng suất của Trạch Tả (Alisma plantago aquatica L.) tại huyện Yên Mô, tỉnhNinh Bình.”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định được mật độ và kỹ thuật bón đạm phù hợp với sinh trưởng, pháttriển của cây trạch tả vụ Đông nhằm tăng năng suất và chất lượng củ dược liệugóp phần tăng thu nhập cho người dân, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài được tiến hành tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.- Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2015 đến tháng 3/2016.- Địa điểm: Xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰCTIỄN
Trang 15PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÂY TRẠCH TẢ
Cây trạch tả tên khoa học là Alisma plantago – aquatical, được trồng ởnhiều Châu lục trên thế giới trong đó có Châu Á Có rất nhiều cách phân loạitrong đó phân loại theo thực vật học được sử dụng phổ biến hơn cả.
2.1.1 Phân loại thực vật
Giới (regnum) Plantae
(Không phân hạng) Angiospermae(Không phân hạng) Monocots
Bộ (ordo) AlismatalesHọ (familia) AlismataceaeChi (genus) Alisma
Loài (species) A plantago-aquatica
Danh pháp hai phần
Alisma plantago-aquatica L.
Cây trạch tả thuộc họ Trạch tả (ALISMATACEAE), chi Trạch tả làAlisma L Loài thường nói đến ở nước ta là Alisma plantago – aquatica L, ởTrung Quốc, cây Trạch tả thường dùng là một phân loài của loài này: Alismaplantago – aquatica ssp Orientale (Sam.) Sam.
Ngoài ra trạch tả có tên gọi khác : Mã đề nước, theo danh pháp quốc tếtrạch tả có tên là Common water plantain mad - dog weed (Anh); alisma plantaind’eau, fluteau (Pháp).
Trạch tả thuộc dạng thảo sống dưới nước và được xác định có 11 đến 14
chi với xấp xỉ 100 loài hoang dại Theo Haynes et al., (1998); Jacobson and
Hedren (2007); Mabberley (2008), trong đó 5 chi và 11 loài được tìm thấy ở Úc(Jacobs and McColl, 2011).
Trang 16Dưới họ là chi, trạch tả có nhiều chi, chi lớn nhất và phân bố rộng rãi làchi Alisma L (Björkquist, 1968) có 9 đến 11 loài, hầu hết phân bố tự nhiên ở bắcbán cầu nhưng với 3 loài bản địa được ghi nhận cho Bắc Mỹ (Rubtzoff, 1964;Haynes and Hellquist, 2000) Cá biệt, là loài A.plantago- aquatica L và A.Lanceolatum phổ biến từ Châu Âu tới châu Úc và sau đó tới Bắc Mỹ (Haynesand Hellquist, 2000), và New Zealand (Allan Herbarium, 2000) Loài Alismaplantago- aquatica phân bố rộng rãi tự nhiên từ Châu Âu qua vùng cận nhiệt đớivà các vùng ôn đới của Đông Nam Á bao gồm Trung Quốc, Miễn Điện, NhậtBản, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam, Đông nam nước Úc Sự phân bố tự nhiên
có thể là kết quả của các loài chim di trú mang theo (Green et al 2002), cần phải
có những nghiêm cứu điều tra sâu hơn John G and Conran (2012), “The genusAlisma L (Alismataceae) in South Australia”.
Hiện đã biết có 2 loài được dùng làm thuốc là Trạch tả (A Plantago- aquaticaL.) và loài A Canaliculatum Braunt et Bouché có ở Triều Tiên.
2.1.2 Đặc điểm thực vật học và phạm vi phân bố thành phần hóa học củacây trạch tả
+ Đặc điểm thực vật học
Trạch tả là cây thân thảo, cao 40 – 50 cm Về hình thái cho thấy thân rễhình cầu hoặc hình con quay, nạc, màu trắng Lá có cuống dài, bẹ to bọc ốp vàonhau và xòe ra như hình hoa thị, phiến lá hình trái xoan hay hình trứng, mépnguyên lượn sóng, gân lá 5 – 7 hình cung (Đỗ Duy Bích và cs., 2006).
Hoa trạch tả mọc thành cụm, cụm hoa mọc trên một cán thẳng dài thànhchùy có nhiều vòng hoa xếp thành tầng nhỏ hơn về phía ngọn, mỗi tầng lại phânnhánh thành những chùy nhỏ; hoa lưỡng tính, màu trắng hay hồng …có 3 răngmàu lục, tồn tại đến khi hình thành quả; tràng hoa 3 cánh có 1 cựa màu vàng nhạtrất mỏng; nhị 6 -9, dẹt; bầu nhiều ô xếp thành hàng, mỗi ô có 1 noãn, vòi nhụymảnh dễ rụng.
Quả trạch tả thuộc loại quả bế giẹp, dạng màng, có đài tồn tại.Trạch tả thường ra hoa từ tháng 10 – 12 trong năm.
+ Phạm vi phân bố:
Trạch tả là cây thủy sinh, có phần thân rễ sống trong bùn, toàn bộ phầnthân lá vượt khỏi mặt nước Vì vậy chiều dài của cuống lá chính phụ thuộc vàomức độ bị ngập nước Hoa trạch tả có cuống dài, vươn cao để thực hiện quá trìnhthụ phấn Trạch tả sinh sản bằng hạt, phát tán nhờ nước Sau khi hoàn thành chức
Trang 17năng sinh sản ra hoa kết hạt, phần trên mặt nước tàn lụi Song song với sinh sảnhữu tính, trạch tả còn có khả năng sinh sản vô tính, đó là khả năng đẻ nhánh khỏetừ thân rễ.
Trạch tả được trồng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và ViệtNam Ngoài ra, người ta còn tìm thấy trong tự nhiên trạch tả mọc ở các vùng đấttrũng, đầm lầy, ao, hồ Ở Việt Nam, trạch tả được trồng ở các tỉnh phía Bắc nhưThái Bình, Hà Nam, Hà Tây (cũ) Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình Về nguồngốc của cây trồng này đều là những cây nhập nội.
+ Thành phần hóa học:
Có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của cây trạch tả, các nghiêncho thấy thành phần hóa học của trạch tả khá phức tạp bao gồm nhiều hợp chấtkhác nhau có trong thân, rễ, hoa của cây Theo Đỗ Tất Lợi (2003), trong thân rễTrạch tả chứa tinh bột 23%, tinh dầu, chất nhựa 7%, protid, trong hoa có nhiềuphytohormon.
Thân rễ (thứ) orientale, chứa các triterpen alisol A, alisol A monoacetat,alisol B, alisol B monoacetat, alisol C monoacetat, epi alisol A.
Ngoài ra, Trạch tả còn chứa alismol, alisomoxyd, alimalacton 23-acetat,alismaceton - A, β - sitosterol - 3 - O - stearat, tricosan, β - sitosterol, acid stearic,glyceryl - 1 - stearat, daucosterol - 6’ - O - stearat, emodin, alizexol A, cácsulfoorientalol a, b, c, d.
Theo Shimizu et al (1994), trạch tả có một glucan gọi làm alisma Si chỉ
gồm các đơn vị glucose (dẫn theo Phạm Năng An, 2013).
Theo Kimura et al (1990), alismol và 10-hydroxyalismol chiết xuất từ
thân rễ đều có tác dụng trị các rối loạn gan (dẫn theo Phạm Năng An, 2013).
Cũng theo Kimura et al (1990), 16 - cetoalisol A hoặc 13, 17 -epoxyalisol
A chiết xuất từ thứ orientale đều có tác dụng trị rối loạn gan (dẫn theo PhạmNăng An, 2013).
Theo Tomoda et al (1993), (thứ) orientale còn có một polysaccharid acid
gọi là alisma PIII F bao gồm L arabinose D galactose L rhamnose D acid galaturonic - acid glucuronic theo tỷ lệ 1: 5: 3: 8: 2.
-Tomoda et al (1994), đã phân lập được một polysaccharid gọi là alisma
PH bao gồm L - arabinose, D - galactose, acid D - glucuronic theo tỷ lệ 4: 9: 2 cóthêm vài nhóm O - acetyl (dẫn theo Phạm Năng An, 2013).
Trang 182.1.3 Tác dụng dược lý
1 Tác dụng lợi tiểu: Kết quả thử trên chuột cống trắng cho thấy, khi sửdụng nước sắc trạch tả với liều 25g/kg cho thẳng vào dạ dày và cao lỏng với liều2g/kg tiêm xoang bụng thấy chuột bình thường, thể hiện tác dụng lợi tiểu rõ rệt.Ngoài ra các nghiên cứu khác cho rằng, trạch tả thu hoạch vào các mùa khácnhau và bộ phận dùng khác nhau thì hiệu quả lợi niệu cũng không giống nhau.Trạch tả thu hoạch vào mùa đông có tác dụng lợi tiểu mạnh, còn thu hoạch vàomùa xuân thì kém hơn Rễ con trạch tả thu hoạch vào mùa đông có tác dụng lợitiểu yếu, còn thu hoạch vào mùa xuân thì không có tác dụng Mặt khác củaphương pháp bào chế khác nhau cũng dẫn đến hiệu quả lợi niệu không giốngnhau Trạch tả dùng sống hoặc nướng với rượu đều có tác dụng lợi tiểu, còn trạchtả muối không có tác dụng; Nhưng khi ta sử dụng trạch tả kết hợp với một sốdược liệu khác lại có kết quả tốt.
2 Ảnh hưởng đối với chuyển hóa mỡ: Thí nghiệm trên thỏ gây lipid máucao, thành phần tan trong dầu của trạch tả trộn với thức ăn hàng ngày với tỷ lệ0,5% có tác dụng hạ lipid máu và chống xơ vữa động mạch một cách rõ rệt Thựcnghiệm trên chuột cống trắng có lipid máu tăng cao thực nghiệm, khi sử dụng cácchất alisol A và alisol A, B, C monoacetat trộn trong thức ăn hàng ngày với tỷ lệ0,05 - 0,1% đều có tác dụng hạ cholesterol máu đạt 50% Cơ chế làm hạcholesterol máu của trạch tả chưa được xác định đầy đủ Thí nghiệm bằngphương pháp đồng vị phóng xạ cho thấy chất alisol A có tác dụng ức chế quátrình ester hóa cholesterol ở ruột non chuột nhắt trắng đồng thời làm giảm tỷ lệhấp thu cholesterol ở ruột đạt 34% Trên thỏ có chế độ ăn giàu cholesterol vàlipid, trạch tả có tác dụng làm hạ lượng lipid ở gan Đối với chuột cống trắng cóchế độ ăn thiếu protein dẫn đến gan nhiễm mỡ, trạch tả có tác dụng điều trị rõ rệt.
3 Tác dụng chống viêm: Nước sắc trạch tả dùng với liều 20g/kg bằngđường cho thẳng vào dạ dày, thí nghiệm trên chuột nhắt trắng có tác dụng ức chếsưng phù ở tai chuột do dimethyl – benzen gây nên, đồng thời ức chế sự tăngsinh của tổ chức u hạt ở chuột cống trắng trong nghiệm pháp cấy dưới da viênbông Trên thỏ gây viêm thận thực nghiệm bằng cách tiêm dưới da nitrat natri,trạch tả làm giảm lượng urê và cholesterol trong máu.
4 Các tác dụng khác: Cao lỏng trạch tả trên chó gây mê, tiêm tĩnh mạch cótác dụng hạ huyết áp Trên thỏ, cao trạch tả với liều 6g/kg tiêm dưới da, trong
Trang 19vòng 5 ngày giờ sau khi dùng thuốc xuất hiện đường huyết hạ, nhưng nếu dùngnước sắc thì không có tác dụng trên Thí nghiệm trên ống kính, trạch tả có tácdụng ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao.
Ngoài các tác dụng trên, các alisol A, B, C monoacetat còn có tác dụng bảovệ gan, chống các tổn thương gan do tetrachlorid carbon gây nên.
Độc tính: Dịch triết bằng methanol của trạch tả, trên chuột nhắt trắng bằngđường tiêm tĩnh mạch và tiêm xoang bụng có LD50 = 0,98g và 1,27g/kg Thínghiệm dài ngày cho bột trạch tả vào thức ăn chuột cống trắng với tỷ lệ 1% dùngtrong 2 tháng liền không có biểu hiện ngộ độc.
Các bài thuốc hay theo kinh nghiệm dân gian
1 Trị có thai mà khí bị trệ, bụng trướng, bụng sưng, khí suyễn, táo bón:
Chỉ xác, Mộc thông, Tang bạch bì, Binh lang, Trạch tả, Xích linh Đều 30g Tánbột Mỗi lần dùng 12g, thêm Gừng 4g, sắc uống.
4 Trị tiêu chảy do viêm ruột cấp và mạn tính:
Bạch truật 10g, Bạch linh 10g, Trần bì 6g, Cam thảo 3g, Trạch tả 10g, Sanhân 3g, Thần khúc 10g, Mạch nha 10g, sắc nước uống, tùy chứng gia giảm:
Trạch tả, Trư linh, Xích phục linh đều 10g, Bạch đầu ông 15g, Xa tiền tử6g, sắc uống trị viêm ruột cấp.
5 Trị lipid huyết cao: Tác giả dùng viên Trạch tả chế (hàm lượng thuốc
sống mỗi viên 3g), mỗi ngày 9 viên chia 3 lần uống, liệu trình 1 tháng Kết quảtheo dõi 110 ca lipid huyết cao trong đó 44 ca cholesterol cao lượng bình quân từ
Trang 20258,4mg% hạ xuống còn bình quân 235,2mg%; 103 ca triglycerit cao lượng bìnhquân 337,1mg% giảm xuống còn bình quân 258,0mg%, bình quân giảm23,5mg% trong đó số hạ thấp trên 10% chiếm 65%, hạ thấp trên 30% chiếm40,8%, có 18,4% hạ thấp trên 50%.
6 Trị chứng huyễn vựng: Tác giả Dương Phúc Thành dùng Trạch tả thang
gồm Trạch tả 30 - 60g, Bạch truật 10 - 15g, ngày 1 thang sắc chia 2 lần uống.Theo dõi 55 ca, uống từ 1 - 9 thang có tùy chứng gia vị kết quả đều khỏi.
Kiêng kỵ: Can Thận hư không thấp nhiệt thì không nên dùng.
Như vậy, nhu cầu sử dụng cây thuốc nói chung và cây Trạch tả nói riêngtrên thế giới và trong nước ngày càng tăng đòi hỏi nguồn cung lớn và ổn định.Nhưng những nghiên cứu về trồng cây trạch tả chưa nhiều, mới chỉ dựa vào kinhnghiệm của nông dân ở các địa phương Do đó cần sớm có những nghiên cứu vềtrồng đối với trạch tả, nhất là những nghiên cứu về mật độ, kỹ thuật bón phânphù hợp với từng vùng, từng chân đất để đạt năng suất, chất lượng dược liệutrạch tả cao nhất.
2.2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.2.1 Cơ sở khoa học để xác định mật độ trồng
Trong những yếu tố kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, ngoài thời vụ,phân bón và cách bón phân, thì mật độ quần thể ảnh hưởng lớn đến sự sinhtrưởng, phát triển và năng suất của cây trồng Mật độ trồng phụ thuộc vào cácyếu tố đất đai, giống, khí hậu thời tiết và chế độ canh tác.
Bố trí mật độ khoảng cách hợp lý là nhằm sử dụng hiệu quả nhất về đấtđai, dinh dưỡng và ánh sáng để đạt năng suất cao nhất Xác định mật độ khoảngcách hợp lý để tạo mối quan hệ tốt giữa các cá thể và quần thể cho năng suất caonhất Nếu gieo trồng dày quá dẫn đến hiện tượng che khuất giữa các tầng lá, cạnhtranh dinh dưỡng, cây bị vống, lốp, số lượng hoa quả ít, là điều kiện cho sâu bệnhphát triển dẫn đến năng suất thấp Ngược lại nếu trồng thưa quá không đảm bảosố cây trên đơn vị diện tích, gây lãng phí đất đai, dinh dưỡng, ánh sáng cuối cùngnăng suất không cao Việc xác định mật độ khoảng cách hợp lý phải dựa vào đặc
điểm của giống, loài và thời vụ (Nghiêm Xuân Hội và cs., 2012).
Để nâng cao năng suất cây trồng, trước hết phải nâng cao năng suất sinhvật học Tính bình quân trong cả chu kỳ sinh trưởng của cây và với các loài khácnhau, khoảng 0,5 – 2% năng lượng tới được sử dụng để tổng hợp chất hữu cơ, tạo
Trang 21thành năng suất sinh vật học của cây Vì vậy mà hệ số sử dụng quang năng củaquần thể cây trồng càng cao thì năng suất sinh vật học càng cao Những biệnpháp nâng cao năng suất sinh vật học cũng chính là biện pháp nâng cao hệ số sửdụng quang năng của quần thể cây trồng.
Để nâng cao năng suất sinh vật học cần giải quyết 3 vấn đề lớn:- Nâng cao diện tích lá của quần thể cây trồng:
Để sử dụng hiệu quả năng lượng ánh sáng thì ở thời kỳ diện tích lá tối đaquần thể cây trồng phải có chỉ số diện tích lá (LAI) tối ưu Nếu LAI thấp hơnLAI tối ưu thì ánh sáng không được hấp thu hết gây lãng phí Nếu LAI cao hơnLAI tối ưu thì các lá che khuất nhau làm cho cường độ ánh sáng của các tầng ládưới sẽ ở dưới điểm bù nên giảm lượng chất khô tích lũy Để có LAI tối ưungười ta có thể dùng các biện pháp kỹ thuật nông học như mật độ gieo trồng,phân bón, chế độ nước,…
- Đảm bảo thời gian làm việc tối đa của bộ máy quang hợp:
Trên thực tế đồng ruộng để nâng cao năng suất quang hợp cần phải làmcho LAI sớm đạt tối ưu và kéo dài thời kỳ tối ưu này bằng các biện pháp kỹ thuậtnhư mật độ hợp lý, thời vụ hợp lý (nhất là đối với cây phản ứng với quang chukỳ), chế độ nước, phân bón và phòng trừ sâu bệnh để kéo dài tuổi thọ của lá, đặcbiệt là lá đòng.
- Nâng cao hiệu suất quang hợp của quần thể cây trồng:
Để nâng cao hiệu suất quang hợp cần phải nâng cao cường độ quang hợp,giảm hô hấp vô hiệu Để làm được điều đó ngoài việc đặt cây trồng vào điều kiệnsinh thái tối ưu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…) cần phải nâng cao hàm lượng diệplục trong lá (bón phân hợp lý), chọn giống có cường độ quang hợp cao Để giảmhô hấp vô hiệu cần dùng các biện pháp kỹ thuật như mật độ, thời vụ, chế độnước, chế độ phân bón hợp lý và phòng trừ sâu bệnh tốt, giải quyết mối quan hệgiữa LAI, cường độ hô hấp và cường độ quang hợp để có chỉ số hệ số quang hợpthích hợp nhằm tạo năng suất sinh vật học cao nhất.
Ngoài việc nâng cao năng suất sinh vật học còn phải nâng cao năng suấtkinh tế Để nâng cao năng suất kinh tế cần phải chọn giống có hệ số kinh tế caovà phải có biện pháp kỹ thuật hợp lý để cây hình thành các cơ quan có giá trịkinh tế và tăng cường sự vận chuyển, tích lũy các chất đồng hóa vào những cơquan này Các biện pháp kỹ thuật đó là thời vụ hợp lý, chế độ nước, chế độ phânbón hợp lý và phòng trừ sâu bệnh tốt (Hoàng Minh Tấn và cs., 2000).
Trang 222.2.2 Cơ sở khoa học để xác định kỹ thuật bón phân
Phân bón là các chất hữu cơ hoặc vô cơ chứa các nguyên tố dinh dưỡngcần thiết cho cây trồng được bón trực tiếp vào đất hoặc hòa lẫn vào nước phun,xử lý giống, rễ và cây con.
Cây trồng cần cung cấp các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.Bón phân là một trong các biện pháp canh tác được sử dụng phổ biến thườngxuyên đem lại hiệu quả cao Tuy nhiên bón phân cân đối để cung cấp cho câytrồng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bónphân hợp lý theo từng đối tượng cây trồng, từng loại đất và mùa vụ cụ thể sẽ đảmbảo năng suất cao, chất lượng tốt.
Bón phân cũng như những biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau, thườngkhông chỉ gây ra một tác động trực tiếp dẫn đến một kết quả nào đó mà thườngcó nhiều tác động lên các thành tố trong hệ sinh thái và có thể dẫn đến những kếtquả khác nhau Do đặc điểm của quá trình phản ứng dây truyền và quá trình tiếpnhận các tác động từ bên ngoài vào các hệ sinh thái mà có thể có những tác độngrất mạnh nhưng không gây ra hiệu quả gì đáng kể, trong khi đó, có những tácđộng nhẹ nhàng, nhưng được nhân lên trong phản ứng dây chuyền và tạo nênnhững hiệu quả rất lớn Bón phân hợp lý có thể không cần sử dụng những lượngphân bón lớn mà có thể đạt được hiệu quả rất cao.
Đối với thực vật nói chung và cây trồng nói riêng Nitơ có vai trò sinh lýđặc biệt sinh lý quan trọng đối với sinh trưởng phát triển và hình thành năngsuất… N có mặt trong rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng có vai trò quyết địnhtrong quá trình trao đổi chất và năng lượng, đến hoạt động sinh lý của cây: N lànguyên tố đặc thù của protein mà protein có vai trò quan trọng đối với cây,protein là thành phần chủ yếu tham gia vào thành phần cấu trúc nên hệ thốngchất nguyên sinh trong tế bào, cấu tạo nên hệ thống màng sinh học các cơ quantrong tế bào… Protein là thành phần bắt buộc của enzim có hai thành phần cấuthành: phân tử pr (apoenzim) và nhóm hoạt động (coenzim); N có thành phầncủa axit nucleic Ngoài chức năng duy trì truyền thông tin di truyền axit nu cònđóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp Protein, sự phân chia vàsinh trưởng của của tế bào; N là thành phần quan trọng của phân tủ diệp lục, mỗiphân tử diệp lục có 4 nguyên tử N, nên hàm lượng N trong lá rất cao Diệp lục làtác nhân quyết định việc hấp thu và biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành
Trang 23Thừa N có ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sinh trưởng và phát triển hìnhthành năng suất của cây trồng Cây sinh trưởng quá mạnh thân lá tăng trưởngnhanh mà mô cơ giới kém thành nên cây rất yếu và gây lên hiện tượng lốp đổgiảm năng suất nghiêm trọng và có nhiều trường hợp không có thu hoạch ThiếuN cây sinh trưởng rất kém diệp lục không hình thành và lá vàng, đẻ nhánh vàphân cành kém giảm sút hoạt động quang hợp và tích lũy, giảm năng suất nghiêmtrọng Tùy theo mức độ thiếu đạm mà năng suất giảm nhiều hay ít.
Lượng N dự trữ trong thạch quyển cũng rất lớn khoảng 18.1015 tấn, songtrong đất chỉ có một lượng rất nhỏ và chỉ khoảng 0,5- 2,0% tổng trữ lượng trongđất ở dạng NH+ và NO- là dễ hấp thu đối với cây Dự trữ nitơ đối với dinhdưỡng cây trồng là các hợp chất hữa cơ, có từ 93-99% nitơ tổng số dạng hữu cơtrong tầng mùn đất sự chuyển hóa hoá học hay sinh học của các hợp chất hữu cơnày sẽ tạo thành nitơ dễ tiêu gọi là quá trình khoáng hóa Quá trình khoáng hóahợp chất hữu cơ chứa nitơ hình thành dạng NH+4 gọi là quá trình amon hóa do visinh vật dị dưỡng thực hiện NH+4 được hình thành, cũng có thể được sử dụngbởi các vi sinh vật tự dưỡng, vi sinh vật này chuyển hóa NH+ tạo thành NO- .Ion NO- rất linh động và dễ bị nước mưa rửa trôi mang xuống các lớp đất sâubên dưới Cation NH+ ít di động và được keo đất giữ lại trên bề mặt của chúngnên ít bị nước mưa mang đi, vì vậy trong dung dịch đất nồng độ NH+4 cao hơnNO- 3 3 NO- cũng là tiền đề cho quá trình phản nitrat Trong đất cũng xảy ra quá
Trang 24năng lượng dự trữ của sản phẩm quang hợp để đồng hóa N2 khí quyển thànhNH3 Nitơ là 1 trong các nguyên tố đa lượng biến đổi rất phức tạp trong đất, có ýnghĩa nhất đối với độ phì trong đất cả về khía cạnh môi trường (Hoàng Minh Tấnvà cs., 2000).
Phốt pho (P) và vai trò của phốt pho đối với cây trồng
Phốt pho tồn tại trong đất, những dạng phốt pho vô cơ có ý nghĩa sinh học
2-trong đất là H2PO4- và HPO4 quan trọng nhất là dạng hóa trị 1 Trong môitrường axit, Phốt pho tồn tại dưới dạng H2PO4- cây dễ dàng hấp thu, còn cácdạng Phốt pho hóa trị cao hơn thường bị giữ chặt trong đất, hạn chế cung cấp chocây Dự trữ Phốt pho trong đất không lớn khoảng 2,3-4,4 tấn/ha (tính ra P2O5)trong đó 2/3 là muối khoáng của axit Phortphoric(H3PO4) và 1/3 là các hợp chấthữu cơ chứa Phốt pho khó tan trong dung dịch đất Như vậy, phần lớn hợp chấtcủa Phốt pho khó tan trong dung dịch đất, điều đó một mặt hạn chế sự rửa trôi,mặt khác giảm khả năng của rễ hút Phốt pho trong đất Nguồn cung cấp chủ yếuPhốt pho tự nhiên cho lớp đất cày là quá trình phong hóa đá mẹ, trong đá mẹ tồntại chủ yếu ở dạng apatit (3Ca(PO4)2CaF2) và các chất khác Các muối Phốt pho3 của canxi, magie và các muối của oxy sắt, nhóm ở đất chua ít tan và cây khóhấp thu Các muối Phốt pho 2 của caxi và magie đặc biệt các muối photphat củacation hóa trị 1và axit ortophosphoric tự do tan trong nước và là dạng tan chủ yếutrong dung dịch đất cây hấp thu được, cây có khả năng hấp thu một số loại Phốtpho (đường photphat và phytin) Nồng độ Phốt pho trong dung dịch đất khônglớn (0,1-1 mg/l) Hàm lượng Phốt pho trong đất phụ thuộc nhiều yếu tố, trước hếtlà đá mẹ, ở Việt Nam, đất đồng bằng có hàm lượng P2O5 tổng số từ 0,02-0,12%;đất ở miền núi trung du từ 0,05- 0,06% Hai dạng Phốt pho chính trong đất làphosphat hữu cơ và photphat vô cơ Tỷ lệ photphat hữu cơ và hữu cơ phụ thuộcvào các loại đất khác nhau, phosphate hữu cơ thường chiếm ưu thế ở đất có tỉ lệchất hữu cơ cao.
Khi vào cây Phốt pho nhanh chóng tham gia vào rất nhiều hợp chất hữucơ quan trọng quyết định quá trình trao đổi chất và năng lượng quyết định cáchoạt động sinh lý và sinh trưởng phát triển của cây :
Phốt pho tham gia vào thành phần của axit nucleic AND và ARN có vaitrò quan trọng trong quá trình di truyền của cây; tham gia vào thành phần củaphotpholipit đây là hợp chất rất quan trọng vấu tạo nên màng sinh học trong tếbào như màng sinh chất, màng không bào, màng lưới nội chất,… các màng này
Trang 25có chức năng bao bọc quyết định tính thấm trao đổi chất và năng lượng Chứcnăng của màng gắn liền với hàm lượng và thành phần của photpholipit trongchúng; phốt pho có mặt trong hệ thống ATP, ADP là các chất dự trữ và trao đổinăng lượng của tế bào Chúng như những acquy tích lũy năng lượng của tế bào ;tham gia vào nhóm hoạt động của các enzym oxi hóa khử là NAD, NADP, FAD,FMN Đây là các enzyme cực kì quan trọng trong các phản ứng oxi hóa khửtrong cây đặc biệt là quá trình quang hợp và hô hấp, quá trình đồng hóanitơ,…;có mặt trong một nhóm rất phổ biến các quá trình trao đổi chất là các estephotphoric của các sản phẩm trung gian như các hexozophotphat,triozophotphat,…
Khi bón đủ phân phốt pho biểu hiện trước hết là cây sinh trưởng tốt hệthống rễ phát triển đẻ nhánh khỏe xúc tiến hình thành cơ quan sinh sản, tiến hànhtrao đổi chất và năng lượng mạnh mẽ, xúc tiến các hoạt động sinh lý đặc biệt làquang hợp và hô hấp…kết quả làm tăng năng suất cây trồng Phốt pho cần chotất cả các loại cây nhưng có hiệu quả nhất đối với các cây họ đậu, phốt pho cầncho quá trình sinh trưởng phát triển của cây và cũng rất cần cho quá trình cố địnhđạm của các vi sinh vật.
Biểu hiện khi thiếu Phốt pho: khi cây thiếu Phốt pho ban đầu lá có màuxanh đậm có lẽ do tăng cường hút Mg sau dần chuyển sang màu vàng Hiệntượng trên bắt đầu từ mép lá và từ lá phía dưới trước Đối với cây lúa, khi thiếuPhốt pho thì lá nhỏ hẹp có màu lục đậm đẻ nhánh ít, trỗ bông chậm, chin kéo dàicó nhiều hạt xanh và lửng,…với ngô khi thiếu Phốt pho cây sinh trưởng rất chậmlá trên có màu lục nhạt còn lá dưới có màu lục đậm rồi chuyển dần sang màuvàng hay màu huyết dụ Thừa Phốt pho cây không có biểu hiện gây hại.
Kali và vai trò của Kali (K) đối với cây trồng
Kali trong đất thường ở dạng K+, có 3 dạng: Kali bị dữ chặt trong keo đất,Kali có thể trao đổi, Kali tan trong dung dịch đất Dạng Kali tan trong dung dịchvà dạng có thể trao đổi được là các dạng cây có khả năng sử dụng được, hàmlượng Kali trong đất khá cao nhưng phần lớn ở dạng không trao đổi và không sửdụng được Trữ lượng kali trong đất lớn hơn hàm lượng phospho từ 8-40 lần, lớnhơn nitơ 5-50 lần Trong đất kali có thể ở các dạng sau: trong thành phần tinh thểcủa các chất khoáng, ở trạng thái trao đổi và không trao đổi trên các bề mặt keođất.nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với cây là các muối kaki tan (0,5-2% tổng trữlượng kali trong đất) Theo mức độ sử dụng kali trong đất có thể bổ sung nhờ các
Trang 26dạng trao đổi khi các dạng trao đổi được huy động Kali trong các loại đất khácnhau thì khác nhau, đất có thành phần cơ giới nặng có nhiều Kali hơn đất cóthành phần cơ giới nhẹ Theo Fridland (1964) ở Việt Nam, kali trong đất thay đổirộng, đất bazan Phủ Quỳ có lượng kali tổng số từ 0,07-0,15% Đất mùn trênHoàng Liên Sơn kali tổng số đạt đến 2,6-3,89% Nhìn chung hàm lượng Kalitrung bình trong đất lớn hơn 1% Kali trong đất được cung cấp chủ yếu do quátrình phong hóa đá và khoáng, do quá trình trao đổi hòa tan, nhờ các quá trìnhnày cây lấy được kali.
Trong cây kali chỉ tồn tại dưới dạng K+ tự do rất linh động mà hầu nhưkhông tham gia vào hợp chất hữu cơ ổn định nào.
Vai trò của Kali đối với cây: mặc dù chưa phát hiện Kali trong các hợpchất hữu cơ nhưng vai trò sinh lý của Kali đối với cây cực kì quan trọng đó là vaitrò điều tiết các hoạt động trao đổi chất của cây: điều chỉnh các đặc tính lí hóacủa keo nguyên sinh chất và từ đó ảnh hưởng đến tốc độ và chiều hướng xảy ratrong tế bào Chẳng hạn Kali làm giảm độ nhớt của keo chất nguyên sinh, tăngmức độ thủy hóa của keo nguyên sinh chất …tức là làm tăng các hoạt động sốngdiễn ra trong tế bào; điều chỉnh sự đóng mở khí khổng, sự tập trung của ion kalitrong tế bào khí khổng để làm thay đổi sức trương và điều chỉnh đóng mở của khíkhổng mà sự đóng mở khí khổng có vai trò điều chỉnh quan trọng trong quá trìnhtrao đổi nước và quá trình đồng hóa CO2 của lá cây; điều chỉnh dòng vận chuyểnchất hữu cơ trong mạch libe, trong tế bào mạch rây hàm lượng Kali rất cao Sự cómặt của K+ đã điều chỉnh tốc độ vận chuyển của các chất đồng hóa trong mạchrây đặc biệt là điều chỉnh chất hữu cơ tích lũy về cơ quan kinh tế Bón phân Kalisẽ làm hạt chắc, khối lượng hạt tăng, tăng năng suất kinh tế và sản phẩm nôngsản; hoạt hóa nhiều enzim tham gia vào biến đổi chất trong cây, đặc biệt là quátrình quang hợp và hô hấp; làm tăng sức chống chịu của cây đối với các điều kiệnngoại cảnh bất thuận như tính chống chịu hạn, tính chống sâu bệnh…;có vai tròtrong vận động sự ngủ nghủ của một số lá thực vật như các cây họ đậu và họtrinh nữ,…
Thiếu Kali cây có những biểu hiện rất rõ về hình thái là lá ngắn hẹp xuấthiện các chấm đỏ lá bị khô rổi héo rũ vì mất sức trương Lúa thiếu Kali thì sinhtrưởng kém trỗ sớm chín sớm hạt lép cây dế đổ vì cơ giới kém hình thành dễ bịđạo ôn và tiêm lửa, với ngô cây sinh trưởng kém đốt ngắn mép lá nhạt dần sauchuyển sang màu huyết dụ lá có gợn sóng giảm năng suất,…Kali cần cho mọi cây
Trang 27trồng nhưng với các cây trồng sản phẩm sản phẩm chứa nhiều gluxit như lúa ngômía khoai làng,…thì bón Kali là tối cần thiết để đạt năng suất và chất lượng cao.
2.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ ẢNH HƯỞNGCỦA PHÂN BÓN ĐẾN CÂY TRỒNG
Theo Nguyễn Đình Vinh và Nguyễn Thị Thanh Hải (2012), Khi nghiêncứu ảnh hưởng của khoảng cách mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất củ
mạch môn (Ophiopogon Japonicus Wall) tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ cho
thấy: Thí nghiệm trên đồng ruộng bố trí khoảng cách hàng thay đổi từ 30 đến50cm, mật độ trồng thay đổi từ 10 đến 16 bụi/m2, số nhánh trồng thay đổi từ 1đến 3 nhánh/bụi.Cây mạch môn được theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng vànăng suất rễ củ Kết quả cho thấy khoảng cách, mật độ trồng khác nhau có ảnhhưởng rõ rệt đến sinh trưởng và năng suất rễ củ của cây mạch môn Khoảng cáchhàng trồng 40x20cm, trồng 3 nhánh/bụi có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởngcủa cây mạch môn và năng suất rễ củ, lợi nhuận đạt cao nhất 59.41 triệuđồng/ha/1năm.
Sự cạnh tranh quần thể cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa, khicây lúa phải sống trong điều kiện chật hẹp, thiếu ánh sáng làm cây lúa trở nênyếu ớt sâu bệnh dễ tấn công và dịch bệnh phát triển mạnh (Nguyễn Kim Chungvà Nguyễn Ngọc Đệ, 2005).
Theo Nguyễn Thị Hoa và Đặng Duy Minh (2006), trong vụ Đông xuânnăm 2005 và 2006 tại An Giang và Trà Vinh đã nghiên cứu và có kết luận: Khităng mật độ từ 67.000 cây/ha (75 x 20) lên 74.000 cây/ha (75 x 18 cm) thì năngsuất ngô tăng lên đáng kể, khoảng 0,4 tấn/ha; cùng mật độ 6,7 vạn cây/ha nhưngở khoảng cách 50 x 30 cm cho năng suất cao hơn rõ rệt so với khoảng cách 75x20 cm.
Mật độ cho vùng ngô nhiệt đới là từ 6,5 đến 7,5 vạn cây/ha; gieo mộtcây/hốc và hàng hẹp tốt hơn 2 hay nhiều cây/hốc mà hàng rộng; trong điều kiện
Trang 28thuận lợi có thể trồng ở mật độ cao hơn 7,5 vạn cây/ha; không nên trồng thưa hơn6,5 vạn cây/ha, trong điều kiện hạn không nên trồng dày hơn 7,5 vạn cây/ha.Khoảng cách giữa các hàng từ 50 – 70 cm, hẹp hơn thì tốt hơn; khoảng cách câytối ưu từ 20 – 30 cm, rộng thì tốt hơn Có thể trồng hàng kép (50 + 70) x 22 cmđể đạt được 7,5 vạn cây/ha (Witt, 2007).
Theo Chang and Peter (2005), năng suất ngô của Mỹ trong hơn 40 nămqua tăng thêm 58% là nhờ đóng góp của giống ngô lai đơn, 21% là nhờ tăng mậtđộ và 5% nhờ thu hẹp khoảng cách hàng.
Theo Hoàng Thị Thái Hòa và cs (2012), Trường Đại học Nông Lâm, Đạihọc Huế nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất dưa hấu lấy hạttrên đất cát biển tỉnh Thừa Thiên Huế” cho thấy: Mật độ trồng 9.000 cây/ha cónăng suất cao nhất (725,24 kg/ha), tiếp theo là ở mật độ 10.000 cây/ha (710,50kg/ha).
Hiện chưa có nghiên cứu chính thức nào về ảnh hưởng của mật độ trồngđến cây trạch tả.
2.3.2 Một số kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến cây trồng
Phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định phần lớn năngsuất cây trồng Tuy nhiên vấn đề đặt ra đó là làm sao phải bón phân cân đối đểđạt được hiệu quả cao nhất Theo Nguyễn Văn Bộ (2013), bón phân cân đối đượchiểu là cung cấp cho cây trồng các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu với liều lượngđúng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây trồng, đất,mùa vụ cụ thể đảm bảo năng suất cao, chất lượng nông sản tốt và an toàn chomôi trường Kết quả tổng kết của FAO trên phạm vi toàn thế giới cho thấy có ítnhất 10 nguyên nhân chính làm giảm hiệu lực phân bón, có thể làm giảm tới 50%cho cùng một lượng bón trên cơ sở đó đã đưa ra kết luận bón phân cân đối giữvai trò quan trọng nhất.
Thêm nữa, các yếu tố dinh dưỡng cũng có mối tác động qua lại, khi thìtương hỗ, lúc lại đối kháng và có mối liên quan rất chặt với độ phì nhiêu tự nhiêntrên loại đất nên cần lưu ý khi sử dụng các loại phân bón khác nhau Dựa trênnhững kết quả nghiên cứu thuộc Chương trình BALCROP/IPI-PPI-PPIC tại cácvùng của Việt Nam (Nguyễn Văn Bộ, 2003), một số mối quan hệ cần được tínhđến khi xác định các công thức bón phân cân đối cho cây trồng đó là:
- Cân đối hữu cơ-vô cơ: tỷ lệ dinh dưỡng tốt nhất từ hai nguồn dinh dưỡngnày là 30-70% Khi quan hệ này được đảm bảo, hữu cơ sẽ nâng cao hiệu quả sử
Trang 29dụng đạm, lân (thông qua giảm cố định lân với Fe, Al và Ca) và giảm lượng bónkali (do hàm lượng kali phân chuồng cao).
- Cân đối Nitơ – Phốt pho có hiệu quả rất cao trên đất phèn, đất dốc,chua.Trên các loại đất này, hiệu lực của đạm chỉ có thể phát huy ki bón trên nềncó phân lân thông qua việc giảm đáng kể lượng Nitơ tiêu tốn để tạo ra một đơn vịsản phẩm Trên đất phèn, giá trị hiệu lực tương hỗ Nitơ – Phốt pho có thể đạt trên2 tấn thóc/ha, giảm đáng kể lượng Nitơ tiêu tốn để tạo ra một tấn thóc Còn trênđất đỏ vàng, giá trị tương hỗ Nitơ – Phốt pho có thể đạt 1,4-1,6 tấn ngô hạt/ha(Nguyễn Văn Bộ, 2013).
- Cân đối Nitơ – Kali rất có ý nghĩa trên đất nghèo kali Trên đất cátbiển, đất xám bạc màu giá trị tương hỗ có tể đạt tương ứng 1,0-1,5 tấn thóc/havà 3-4 tấn ngô hạt/ha nhờ hiệu lực phân đạm có thể tăng lên gấp 2 làn khi cóbón kali Trên các loại đất này, khi không bón kali hệ số sử dụng đạm chỉ đạt15-30%, trong khi có bón kali hệ số này tăng lên đến 50% Như vậy, trongnhiều trường hợp, năng suất tăng không hẳn là do bón kali mà là kali đã có tácdụng tương hỗ, làm cây hút được nhiều đạm và các chất dinh dưỡng khác hơntừ đất và phân bón.
- Cân đối đạm-lân-kali cũng cần xem xét đến ảnh hưởng của yếu tố mùavụ Những nghiên cứu gần đây cho thấy trong vụ mùa, hè thu khi nhiệt độ khôngkhí cao hơn, chất lượng ánh sáng tốt hơn, cây trồng có khả năng huy động nguồnlân và kali từ đất nhiều hơn nên cần phải điều chỉnh lượng phân bón cho phùhợp, theo hướng giảm bớt Ngược lại trong điều kiện nhiệt độ thấp, thời tiết âm ucần bón kali cao hơn.
Ngoài các dinh dưỡng đa lượng, đã đến lúc cũng cần xem xét đến cân đốivới trung lượng và vi lượng bởi trên nhiều loại đất chúng đã trở thành yếu tố hạnchế, nhất là các mối quan hệ P-Ca, N-S, N-Mg… và vi lượng Việc sử dụng liêntục SA, SSP làm đất giàu lưu huỳnh quá mức Ngược lại, việc sử dụng liên tụcure, DAP, phân lân nung chảy chắc chắn sẽ dẫn đến thiếu lưu huỳnh, hay sửdụng DAP và supe lân cũng sẽ dẫn đến thiếu Mg… Do vậy, trong cân đối dinhdưỡng, việc luôn luôn bổ sung các loại phân có chứa nhiều thành phần dinhdưỡng bao giờ cũng cho hiệu quả cao nhất (Bùi Huy Hiền và cs., 2005).
Theo các kết quả nghiên cứu bón phân cân đối cho cây trồng cho thấy việcbón phân cân đối đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng,trong đó ta phải chú ý đến các mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố phân bón.
Trang 30Dựa vào tài liệu Nguyễn Văn Bộ (2003), cho thấy 1 tấn thóc (kèm theo cảrơm rạ) lấy đi từ đất và phân bón 22,2kg N; 7,1kg P2O5; 31,6kg K2O và nhiềunguyên tố trung và vi lượng khác Tuy nhiên để đạt năng suất và hiệu quả kinh tếcao cần quan tâm đến sự cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ; giữa đạm –lân; giữa đa lượng, trung lượng và đặc biệt là mối quan hệ giữa đạm – kali vì đâylà mối quan hệ vừa mang tính tương hỗ vừa mang tính đối kháng Việc cân đốidinh dưỡng cũng cần tính đến dự trữ của đất, nhu cầu của cây và cần xem xét đếnmối quan hệ với mùa vụ Theo Bộ Nông Nghiệp lượng phân bón khuyên cáo cholúa trên đất phù sa sông Hồng là: Vụ Xuân: 8 - 10 tấn phân chuồng, 120-130kgN, 80 - 90kg P2O5, 30 - 60kg K2O/ha; Vụ mùa: 6 - 8 tấn phân chuồng, 80 - 100kgN, 50 - 60kg P2O5; 0 - 30kg K2O/ha.
Ngô là cây lương thực quan trọng với tiềm năng năng suất rất cao, đồngthời cũng lại có nhu cầu dinh dưỡng rất lớn Trung bình với năng suất 6 tấn/ha,cây ngô hút 155kg N, 60kg P2O5, và 115kg K2O Về tầm quan trọng của các chấtdinh dưỡng đối với ngô thì đạm ở vị trí hàng đầu, song cũng cần xét đến khảnăng cung cấp chất dinh dưỡng cụ thể của từng loại đất Trong khi trên đất phùsa sông Hồng đạm là yếu tố hạn chế năng suất ngô hàng đầu thì trên đất bạc màukali lại là yếu tố hạn chế năng suất cây ngô hàng đầu, sau đó là đạm và lân.Cũngqua kết quả nghiên cứu cho thấy bón cân đối đạm - kali cho ngô có hiệu lực caohơn nhiều so với lúa Bên cạnh đó cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ vớingô cũng rất quan trọng vì phân hữu cơ không chỉ là nguồn dinh dưỡng mà nócòn góp phần đáng kể trong việc cải thiện tính chất vật lý của đất làm cho câysinh trưởng tốt hơn Từ đó các nhà khoa học khuyến cáo để đạt năng suất và hiệuquả kinh tế cao, có thể bón cho 1ha ngô đông 150-180kg N; 90kg P2O5; 90-120kg K2O phối hợp với 8-10 tấn phân chuồng.
Đối với cây lấy củ trong ba nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đạm, lân vàkali thì kali là nguyên tố quan trọng nhất, sau đó đến đạm và lân Cần tránh bónquá nhiều đạm vì sẽ dẫn đến sinh trưởng quá mạnh của phần thân lá trên mặt đấtvà giảm phát triển củ Bón kali nên chú ý đến tỷ lệ N/K Năng suất khoai langcao khi lượng bón kali lớn hơn lượng bón đạm (tỷ lệ N/K có thể tới 1:2 và rộnghơn) Công thức bón phân cho khoai lang có hiệu quả kinh tế cao trên đất bạcmàu đối với 1 ha là 10 tấn phân chuồng hoặc rơm rạ (hay các phế phụ phẩm nôngnghiệp khác), 60kg N, 60kg P2O và 80-90kg K2O.
Trang 31Sắn là cây có nhu cầu dinh dưỡng không lớn lắm nếu năng suất vừa phải.Tuy vậy sắn là cây có nhu cầu cao về kali, đây là nguyên tố hạn chế năng suấthàng đầu trong dinhh dưỡng sắn, bội thu do bón kali đạt 2,7-12,6 tấn/ha với hiệusuất 1kg kali clorua là 30-60kg sắn củ Đạm cũng là yếu tố dinh dưỡng cần thiếtcủa sắn, nhưng chỉ phát huy hiệu lực trên nền có bón kali Ngoài ra phân hữu cơcũng có hiệu lực rất cao với sắn nhưng trong thực tiễn hiếm có điều kiện bónphân hữu cơ cho sắn Qua nghiên cứu cho thấy mức bón hiệu quả nhất đối vớisắn trên 1ha là 60-70kg N, 30 - 40kg P2O5, 60 - 70kg K2O/ha.
Với năng suất 15 tấn/ha cây khoai tây đã lấy đi 88kg N; 17kg P2O5, 134kgK2O; 19kg CaO và 16kg MgO Khoai tây có nhu cầu kali rất lớn, trong đó tỷ lệthích hợp đạm – kali cần được đảm bảo Thời kỳ bón phân cho khoai tây rất quantrọng, nếu bón không đúng (bón muộn, không cân đối) có thể dẫn đến cây tốt lámà ít củ, củ lại nhỏ Lượng phân bón cho các giống khoai tây dựa vào độ phìnhiêu thực tế của đất và đảm bảo tỷ lệ N: P2O5: K2O là 1:0,5:1-1,25.
Đối với cây lạc, với năng suất trung bình 1,5 - 2 tấn lạc củ thì tỷ lệ dinhdưỡng cân đối cho lạc là 20 - 30kg N, 60 - 90kg P2O5 và 30 - 60kg K2O/ha (ĐoànThị Thanh Nhàn và cs., 1996).
Các nghiên cứu về phân bón đối với cây đậu tương chỉ ra rằng đậu tươngcần được cung cấp đầy đủ về lượng và đúng về tỷ lệ các yếu tố dinh dưỡng thiếtyếu Mức bón 30kg N, 60kg P2O5, 6kg K2O cho đất bazan; 20kg N, 60kg P2O5,60kg K2O cho đất bạc màu và 30kg N, 90kg P2O5, 60kg K2O/ha cho vùng đấtxám…(Ngô Thế Dân và cs., 1999).
Như vậy, mỗi loại cây trồng có nhu cầu phân bón riêng và trên mỗi loạiđất thì cây trồng cũng cần lượng phân bón khác nhau để cho năng suất cao nhất.Đối với cây trạch tả, bón phân khoáng N, P, K đã ảnh hưởng đến sinh trưởng,phát triển và năng suất cây trạch tả Tăng lượng phân bón làm tăng chiều cao cây,ra lá nhanh và chỉ số diện tích lá Bón 150N + 200P2O5 + 100K2O trên nền 5 tấnphân chuồng cho tích lũy chất khô (98,1g/cây), năng suất (26,48 tạ/ha) và hiệuquả kinh tế cao nhất (34,5 triệu đồng/ha) Loại phân bón qua lá có ảnh hưởng đếnsinh trưởng, phát triển cây trạch tả Phun bổ sung phân bón lá Grow more 6.30.30hoặc Đầu trâu 702 trên nền phân bón 5 tấn phân chuồng + 150N + 200P2O5 +100K2O làm tăng chỉ số diện tích lá, tăng tích lũy chất khô (100,18g/cây), tăngđường kính củ (50,23 mm), năng suất đạt cao nhất (30,17) và hiệu quả kinh tế đạt41,8 triệu đồng (Phạm Năng An, 2013).
Trang 32Tuy nhiên những nghiên cứu về bón phân cho trạch tả trong sản xuất mớichỉ dừng lại ở một số loại phân và cho từng địa phương Do vậy để đạt đượcnăng suất cao, chất lượng dược liệu tốt cần sớm có những nghiên cứu về nhucầu phân bón của trạch tả trên các chân đất khác nhau Từ đó khuyến cáo trongsản xuất.
2.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY TRẠCH TẢ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.4.1 Tình hình nghiên cứu cây trạch tả trên thế giới
Các tác giả đã nghiên cứu, thống kê, phân loại các chi, loài trong họAlismataceae và phân bố sinh thái của chúng.
Theo các tác giả Fukuda et al (1999), độ dài ngày ảnh hưởng lớn đến khả
năng tích lũy chất khô, sự ra hoa, kích thước và hình dạng củ Điều kiện ngày dàilàm cho trạch tả ra nhiều ngồng hoa, điều kiện ngày ngắn ra ít ngồng hoa, thân rễlớn và có dạng hình cầu Các tác giả kết luận điều kiện ngày ngắn là một yếu tốrất cần thiết trong trồng trọt trạch tả.
Lenka et al (2001), nghiên cứu sự nảy mầm và hình thành cây con của
Alisma gramineum, A plantago-aquatica và A lanceolatum trong các điều kiệnmôi trường khác nhau để tìm sự khác nhau trong phương thức sinh sản của cácloài này và giải thích sự khác nhau về yêu cầu sinh thái và phân bố của chúng.Những ảnh hưởng của sự phân tầng nhiệt độ và ngập úng đến sự nảy mầm củahạt, sự sống sót trong mùa đông của cây và sinh trưởng, phát triển của chúng đãđược thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và trong vườn thí nghiệm.
Các hạt giống của các tất cả các loài được nghiên cứu không nảy mầmngay sau khi thu hoạch Nhưng khi xử lý lạnh phân tầng là cần thiết để hạt nảymầm Hạt nảy mầm tốt nhất trong vùng nước nông ở nhiệt độ 25°C đến 25 /10°Cvà không cần biến động nhiệt độ ngày/đêm để phá vỡ ngủ nghỉ Cây con đượchình thành tốt nhất trong điều kiện mùa hè, và qua đông thành công chỉ khi bịngập nước Sự khác biệt chính giữa các loài được tìm thấy là tỷ lệ phần trăm củahạt giống nảy mầm và hạt ngủ nghỉ, tỷ lệ nảy mầm sau khi xử lý, trong quá trìnhphát triển cá thể và thời gian sinh trưởng cũng như sức chống chịu của các cơquan sinh dưỡng bởi điều kiện môi trường Có thể các yếu tố trên ảnh hưởng tớibiên độ sinh thái và sự phân bố của chúng.
Keddy and Constabel (1986) nghiên cứu các loài với kích thước hạt khácnhau nảy mầm ở các vị trí khác nhau theo độ dốc kích thước hạt cơ giới đất ở ven
Trang 33hồ nước Các hạt giống của 10 loài thực vật đất ngập nước (Acorus calamus,Alisma plantago-aquatica, Bidens cernua, B vulgata, Cyperus aristatus, Lythrumsalicaria, Polygonum punctatum, Sagittaria latifolia, Scirpus americanus, Typhaangustifolia) đã xuân hóa, kết quả cho cả trong ánh sáng và bóng tối.
Klymchuk et al (2008) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng nước thiếu hụt
trong cây trạch tả trong môi trường tự nhiên Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mốitương quan giữa lượng mức thiếu hụt và môi trường tự nhiên cho thấy: kíchthước hạt cơ giới đất có ảnh hưởng nhất đến tỷ lệ nảy mầm trong điều kiện khô.Trong cả hai phương pháp xử lý ẩm ướt và khô, những loài đó đã phản ứng đángkể có phần thích hợp hơn đất mịn Ngoại trừ duy nhất là Acorus calamus trongđiều xử lý khô Các loài với các hạt nhỏ nhất thường cho thấy phản ứng lớn nhấtvới độ dốc kích thước hạt đất Các loài có kích thước hạt lớn có thay đổi lớn đốivới sự thay đổi kích cỡ hạt đất khác nhau Những ảnh hưởng này rõ nét nhấttrong những giai đoạn mực nước thấp.
Theo Johri (1936), Alisma Plantago L hạt phấn hoa có cấu tạo ba, tạonhân với hai phòng đực nhỏ Theo báo cáo của Dahlgren (1928), sự phát triểncủa túi phôi theo kiểu “Scilla", nhưng bên cạnh những túi phôi sáu tạo hạt nhânthông thường, túi phôi 7 nhân cũng đã được tìm thấy và có một khả năng màtrong trường hợp hiếm tám túi phôi mầm cũng xảy ra Đối với Alisma Plantagoaquatica L giai đoạn vi bào tử và phát triển của giao tử đực không thấy có những
nét đặc trưng loài đáng chú ý Sự phát triển của túi phôi tương tự với Alisma
plantago (Dahlgren, 1928), nhưng có khi tới 7 đến 8 nhân cũng được hình thành
thường xuyên Nội nhũ không nhân.
Forsberg (1966), nghiên cứu nảy mầm vô trùng với các hạt giống của mộtsố thực vật có hoa dưới nước phổ biến cho thấy gần 100% số hạt Alismaplantago–aquatica, Baldellia ranunculoides và Nymphaea alba nảy mầm Các hạtgiống của Potamogeton lucens nảy mầm đến khoảng 40%, các hạt củaPolygonum amphibium nảy mầm lác đác, trong khi hạt của Cladium mariscuskhông nảy mầm Hạt tươi thu hoạch của Alisma plantago–aquatica và Baldelliacó khả năng nảy mầm ở cả 20°C và 35°C Phân tầng nhiệt độ của một tháng ởmức 4°C hạt của tất cả các loài thí nghiệm nảy mầm, ngoại trừ Cladium Duynhất Potamogeton chỉ nảy mầm trong ánh sáng, các loài khác nước trong cây vànước môi trường sống là đặc trưng của hai hình thức sinh thái của trạch tả trồngdưới lòng sông và trên bờ sông đã được nghiên cứu nhằm xác định cơ chế giảithích cho sự thiếu hụt nước vừa phải trong cây trồng trên cạn.
Trang 34Những cây trên cạn nhỏ hơn đáng kể và lượng sinh khối thấp hơn, đạtmức 0,5 – 0,7 m trên sông Nhưng giữa lượng nước trong cây ở hai môi trườngnước và trên cạn được đánh giá bởi hàm lượng nước nguyên chất và tình trạngnước trong lá Mực nước thấp ở đất ven sông làm cho lượng nước trong cây giảmlớn hơn và hàm lượng nước tự do và liên kết trong lá giảm so với những cây dướilòng sông Lượng nước tự do và nước liên kết tương quan rõ ràng với lượng nướctiềm tàng của lá Nó cho thấy sự điều chỉnh thẩm thấu của cây trên cạn được thựchiện mạnh hơn bởi thành phần khoáng Cơ chế thích nghi của cây trên cạn cũngđược trợ giúp bởi sự phân phối lại thành phần nước, giảm bớt nước tự do và tăngcường lượng nước tới hạn Sự phản ứng của những cây trên cạn đã được thảoluận về cơ chế thích nghi cơ bản duy trì cân bằng nước trong điều kiện khủnghoảng nước.
2.4.2 Tình hình nghiên cứu cây trạch tả ở Việt Nam
Các nghiên cứu về cây trạch tả chưa nhiều, mới chỉ dừng lại ở các bàithuốc chữa bệnh, nghiên cứu về thành phần hóa học của cây trạch tả.
Theo Nguyễn Bá Hoạt và Nguyễn Duy Thuần (2005), cây trạch tả có tínhthích nghi rộng rãi ở điều kiện khí hậu, đất đai nhiều vùng Từ miền núi, trung duđến đồng bằng đều trồng được trạch tả Tuy nhiên về thời vụ và chất lượng dượcliệu có khác nhau Trạch tả là cây trồng dưới nước, ưa thích ruộng có bùn sâu,nhiều màu như chân ruộng chiêm, ven hồ, đầm, ao, mương máng Nhiệt độ trungbình thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 22 – 270C Lượng mưa trungbình trên 2.200 mm/năm.
Theo Trần Văn Đạo (2013), thời vụ có ảnh hưởng rất rõ rệt đến sinhtrưởng của cây trạch tả trong vụ Đông năm 2012 tại Yên Khánh, Ninh Bình Thờivụ cấy sớm (20/9 – 30/10) trạch tả cũng tận dụng được điều kiện nhiệt độ cao,ánh sáng mạnh giúp cây sinh trưởng phát triển mạnh hơn hẳn cây trạch tả trồngtrong các thời vụ từ 10/10 – 30/10 Mật độ trồng ảnh hưởng rõ rệt đến sinhtrưởng, phát triển và năng suất của cây trạch tả.
Theo Nguyễn Hữu Ngọc (2014), lượng phân lân P (P2O5) bón có ảnhhưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trạch tả Tăng lượng phân lânlàm tăng chiều cao cây, ra lá nhanh và chỉ số diện tích lá Bón 150 P2O5 trên nền5 tấn phân chuồng + 120N + 90 K2O cho tích lũy chất khô, năng suất và hiệu quảkinh tế cao Phân lân và kali có tác động tương quan ảnh hưởng đến sinh trưởng,
Trang 35phát triển cây trạch tả Bón lượng lân và kali cao, trong công thức phối hợpN:P:K (120N + 150P205 + 120 K2O) trên nền phân bón 5 tấn phân chuồng làmtăng chỉ số diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô.
Theo Đinh Thị Lý (2014), trong các liều lượng Phân hữu cơ vi sinhBiogro sử dụng bón cho cây Trạch tả thì công thức phù hợp nhất cho cây trạch tảvụ Đông năm 2013 tại Yên Khánh, Ninh Bình là bón 01 tấn Biogro trên nền120kg N + 90kg P2O5 + 60kg K2O5 Bón phân Biogro làm cho đất tơi xốp màumỡ cho đất, làm bộ rễ khỏe, tạo sức chống chịu với nấm bệnh, tăng sức đề khángcủa cây, củ không bị sâu bênh hại tấn công nên có mẫu mã đẹp.
Hiện chưa có nghiên cứu về lĩnh vực trồng trọt trong sản xuất trạch tảđược công bố.
2.5 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU TẠI HUYỆN YÊN MÔ, TỈNHNINH BÌNH
Yên Mô nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng: mùa hènóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông khô lạnh, mưa ít Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5đến tháng 10 chiếm 70% lượng mưa cả năm, từ các tháng 7, 8, 9 là những thángcó lượng mưa lớn nhất hay gây ngập úng cho các cây trong vụ mùa Mùa khô kéodài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ chiếm có 30% lượng mưa cả năm Đầumùa khô tháng 11, 12 lượng mưa nhiều hơn vì vậy thích hợp với nhiều cây trồngcó nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới ưa ẩm Cuối mùa khô tháng 1, 2, 3 lượng mưakhông đáng kể, thích hợp với các cây trồng có nguồn gốc ôn đới, cần quan tâmđến chế độ tưới để cây trồng cho năng suất cao Kết quả về khí hậu thời tiết củaNinh Bình trong thời gian làm thí nghiệm được trình bày trong bảng sau.
Qua bảng cho thấy từ tháng 9 -11 nhiệt độ trung bình tháng >200C thíchhợp cho sự sinh trưởng thân lá của cây trạch tả giúp cây nhanh đạt được diện tíchlá tối ưu Giai đoạn tháng 12 – 3/ 2016 nhiệt độ trung bình thấp <200C thích hợpcho sự sinh trưởng và vận chuyển vật chất vào củ Tuy nhiên có một số ngàytrong tháng 1/2016 và đầu tháng 2/ 2016 nhiệt độ xuống thấp cũng ảnh hưởngđến sinh trưởng, phát triển giai đoạn ra ngồng hoa song không làm ảnh hưởngđến năng suất của cây trạch tả.
Trang 36Nhiệt độtối thấp
Độ ẩmKK TB
Độ ẩmKK tốithấp
Tổng giờnắng (giờ)9/
Về lượng mưa cho thấy thấy tháng 9 lượng mưa lớn nhất đạt 404,2 mmkhó khăn cho việc gieo trồng vì vậy cần phải lên luống cao để tránh hiện tượngngập úng và quan tâm đến chế độ tưới tiêu, các tháng 10 -1/ 2016 Lượng mưatrung bình dao động xung quang trên 100 mm đáp ứng được yêu cầu sinh trưởngcủa cây Các tháng còn lại lượng mưa ít hơn cần quan tâm đến chế độ tưới.
Đánh giá chung: Khí hậu thời tiết ở Ninh Bình thuận lợi cho quá trình sinhtrưởng, phát triển và tạo củ của cây trạch tả để cho năng suất cao Cần quan tâmđến chế độ tiêu ở đầu vụ và chế độ tưới ở cuối vụ để cây trạch tả sinh trưởng,phát triển tốt cho năng suất cao.
Trang 37PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm được tiến hành tại xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, tỉnhNinh Bình.
Cây trồng sinh trưởng tốt hay xấu phụ thuộc vào việc cung cấp dinhdưỡng của đất và lượng phân bón do con người mang lại Việc bón nhiều hay ítphụ thuộc vào yêu cầu của cây và khả năng cung cấp của đất Vì vậy muốn cólượng bón hợp lý chúng ta cần phải phân tích đất để xác định khả năng cung cấpcủa đất để từ đó làm căn cứ đưa ra các lượng bón thích hợp Kết quả phân tíchđất tại Yên Mô Ninh Bình thể hiện trong bảng sau:
Một số chỉ tiêu cơ bản của đất hai lúa vùng trũng tại huyện Yên Mô
Trang 383.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian làm thí nghiệm từ tháng 9/2015 đến tháng 3/2016.
3.3 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
- Hạt giống trạch tả được thu hoạch trong vụ xuân năm 2015 tại huyệnYên Mô.
3.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
<1> Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất củdược liệu trạch tả.
<2> Ảnh hưởng của kỹ thuật bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suấtcủ dược liệu trạch tả.
<3> Ảnh hưởng của mật độ và kỹ thuật bón đạm đến phát sinh sâu bệnhhại.
<4> Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây trạch tả.
3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Thí nghiệm: Được tiến hành trên đất trũng hai vụ lúa tại xã Yên Lâm,
huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
Thí nghiệm hai nhân tố bố trí theo kiểu ô lớn – ô nhỏ (Slip- plot)Ảnhhưởng của mật độ và kỹ thuật bón đạm đến sinh trưởng và năng suất củ dược liệutrạch tả trên tại huyện Yên Mô, Ninh Bình.
+ Mật độ : Nhân tố phụ ô lớn gồm 3 mức- M1: Mật độ 6 cây/m2
Trang 39Khoảng cách: ( 40cm × 33 cm)- M2: Mật độ 7 cây/m2
Khoảng cách: (40cm × 28 cm)M3: Mật độ 8 cây/m2
Khoảng cách: ( 40cm × 20 cm)
+ Kỹ thuật bón đạm: Nhân tố chính ô nhỏ gồm 3 cách bón- P1: Bón lót 100% đạm
- P2: Bón lót đạm 100% cùng với chất kìm hãm đạm
- P3: Bón lót đạm 50% + bón thúc 50% đạm sau trồng 25 ngày.
Cơ sở để lựa chọn công thức mật độ và kỹ thuật bón đạm là do công thứcđược người dân tại xã áp dụng tuy nhiên về kỹ thuật thì nhân công còn lớn nênđưa công thức bón lót đạm 100% và công thức thêm chất kìm hãm đạm xem tácdụng của việc sủ dụng chất kìm hãm đạm này.
Thí nghiệm gồm 9 công thức 3 lần nhắc lại, tổng số ô là 27 ô, diện tíchmỗi thí nghiệm là 20m2, giữa các ô thí nghiệm được đắp bờ cao và dùng nilonngăn cách giữa các ô.
Sơ đồ thí nghiệm:
* Kỹ thuật trồng và chăm sóc+ Thời vụ
- Giai đoạn vườn ươm đảm bảo cây con từ khi mọc đến khi cấy là đủ 45 ngày tuổi.