1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhu cầu tiếp cận thông tin và các điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, tổ chức

303 201 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 303
Dung lượng 41,93 MB

Nội dung

Thực hiện chủ trương của Đảng, cụ thể hoá quy định của Hiến pháp, đồng thời nội luật hoá một số quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong thời gian qua, Nhà nư

Trang 2

TS DƯƠNG THỊ THANH MAI

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬJ HÀ NỘI PHÒNG ĐỌC

D T

B ỏ T ư P H Á P

T H Ữ i E N's r - i 7 V T

Trang 3

6 Chu Thị Thái Hà - Vụ Pháp luật hình sự - hành chính - Bộ Tư pháp

7 Ths Dương Thị Bình - Vụ Pháp luật hình sự - hành chính - Bộ Tư pháp

Trang 4

8 Bùi Phương Anh - Phòng Quản lý khoa học và tổng hợp - Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp

9 Trương Thị Phương Lan - Vụ Pháp luật hình sự - hành chính - Bộ Tư

pháp

10 Đỗ Thị Huệ, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính - Bộ Tư pháp

11 Nguyễn Phương Thuý - Phòng Quản lý khoa học và tổng hợp - ViệnKhoa học pháp lý - Bộ Tư pháp

12 Phạm Thu Hà - Trung tâm thông tin - thư viện, Viện Khoa học pháp lý -

Trang 5

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO TỎNG HỢP

KTXH Kinh tế - xã hội

GCN QSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sờ hữu nhà

và tài sản khác gắn liền với đất

UBND ủ y ban nhân dân

TNMT Tài nguyên và Môi trường

VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật

VSATTP Vệ sinh, an toàn thực phẩm

Trang 6

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU

I S ự CẦN THIÉT CỦA D ự ÁN 4

II MỤC TIÊU CỦA D ự ÁN 7

1 Mục tiêu chung: 7

2 Mục tiêu cụ thể 8

III ĐỚI TƯỢNG ĐIÈU TRA 8

1 Nhóm đối tượng điều tra thông thư ờ ng 8

2 Nhóm đối tượng điều tra sâu 8

3 Tổ chức phối hợp chính 9

IV ĐỊA BÀN ĐIÊU T R A 9

V CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾN H À N H 9

1 Điều tra xã hội học - phỏng vẩn trực tiế p 9

2 Tổ chức toạ đàm, hội thảo 10

3 Tiến hành thu thập số liệu 11

4 Phân tích, tổng hợp các dữ liệu, thông tin từ hoạt động điều tra khảo s á t 12

VI L ộ TRÌNH TRIỂN KHAI D ự ÁN 12

PHẦN THỨ NHẤT TỒNG QUAN VỀ PHÁP LUẢT ĐIỀU CHỈNH QUYỀN ĐƯỢC THỐNG TIN I CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÊ QUYÈN ĐƯỢC THÔNG T IN 14

II KHUNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÊ QUYÈN ĐƯỢC THÔNG TIN 17

1 Hệ thống các văn bản QPPL về quyền được thông tin và việc bảo đảm quyền 7 7 17

2 Nội hàm của quyền được thông tin theo các quy định của pháp luật hiện hành 20

3 Một số nội dung cơ bản về quyền được thông tin và bảo đảm thực hiện quyền theo quy định pháp luật hiện h à n h 25

III MỘT VÀI NHẬN XÉT 36

Trang 7

1 Độ vênh giữa các chuẩn mực quốc tế về quyền tự do thông tin, quyềntiếp cận thông tin với pháp luật hiện hành của Việt Nam vê quyên được thông tin 36

2 Đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về quyền được thông tin

" 37

PHẦN THỨ HAI ĐÁNH GIÁ TH ựC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT

VÊ QUYÈN ĐƯỢC THÔNG TIN

I THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VÊ QUYÈN ĐƯỢC THÔNG TIN CỦA CÁ NHÂN/DOANH N G H IỆP 43

1 Thực trạng nhận thức về quyền được thông tin 43

2 Nhu cầu tiếp cận thông tin của cá nhân, doanh nghiệp

NHÂN/DOANH NGHIỆP 57

1 Thực trạng thực hành quyền được thông tin của người dân/doanh nghiệp 572: Hình thức tiếp cận thông tin của người dân/doanh nghiệp 67

3 Mức độ tiếp cận thông tin của người dân, doanh nghiệp 73

4 Một số khó khăn, hạn chế của người dân/doanh nghiệp khi thực hànhquyền được thông tin 114

PHẦN THỨ BA THỰC TRANG ĐẢM BẢO QUYỀN ĐƯỢC THÔNG TIN CỦA CÁ

NHẨN, TỔ CHỨC TẠI CÁC c ơ QUAN NHÀ NƯỚC

TẠI CÁC C ơ QUAN NHÀ NƯ ỚC 130

II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG TIN CỦA CÁC c ơ QUAN QUẢN LÝ NHÀ N Ư Ớ C 140

1 Quản lý thông tin tại các cơ quan quản lý nhà nước 140

2 Cơ quan có thẩm quyền quản lý thông tin 147

III ĐÁNH GIÁ TH ựC TRẠNG CỒNG KHAI THÔNG TIN CỦA CÁC

CO QUAN QUẢN LÝ NHÀ N Ư Ớ C 151

Trang 8

quan nhà n ư ớ c 193

IV ĐÁNH GIÁ THựC TRẠNG CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA CÁC C ơ QUAN QUẢN LÝ NHÀ N Ư Ớ C 202

1 Hình thức yêu cầu cung cấp thông tin 204

2 Thủ tục tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông t i n 211

3 Hình thức cơ quan nhà nước cung cấp thông tin 215

4 Phí cung cấp thông tin 221

5 Đánh giá của cán bộ về mức độ đáp ứng đối với các thông tin được cung cấp theo yêu c ầu 229

6 Từ chổi cung cấp thông tin 233

V KHIÉU NẠI TRONG LĨNH v ự c CÔNG KHAI VÀ CUNG CẤP THONG TIN 245

VI KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC CỦA CÁN B ộ TRONG VIỆC ĐẢM BẢO QUYÊN ĐƯỢC THÔNG TIN CỦA CÁ NHÂN, TỎ CHỨC 249

PHẦN THỨ TƯ KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ THI HÀNH PHẨP l u ậ t t i ế p c ậ n t h ô n g t i n 270

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

I S ự CẦN THIÉT CỦA D ự ÁN

Thông tin là nhu cầu thiết yếu trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, là công cụ để điều hành quản lý, lãnh đạo của mỗi quốc gia, là phương tiện hữu hiệu để mở rộng giao lưu hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc, là nguồn cung cấp tri thức, cũng là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội Thông tin được coi là yếu tố quyết định cho cơ hội phát triển, thành đạt và tự chủ của mỗi quốc gia, tổ chức và mỗi con người

Trên phương diện quốc tế, quyền tự do thông tin hay quyền được thông tin là một ừong những quyền con người, quyền cơ bản của công dân thuộc nhóm quyền dân sự, chính trị đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện của Liên Hợp Quốc Trong đó phải kể đến: Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con

người năm 1948, theo đó, "mọi người đều cổ quyền tự do ngôn luận và bày tỏ

ỷ kiến; kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp; cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ỷ tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện ừityền thông nào, và không có giới hạn về biên giới" (Điều 19)1; hay tại

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (Việt Nam gia

nhập ngày 24/9/1982) quy định: "Mọi người có quyền tự do ngôn luận Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào ticỳ theo sự lựa chọn của họ" (khoản 2 Điều 19) 2; "Trẻ em

có quyền tự do bày tỏ ỷ kiến; quyền này bao gồm qyyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến tất cả các loại thông tin và tư tưởng ở mọi lĩnh vực, bằng lời nói, văn bản viết tay hoặc bản ỉn, hay dưới hình thức nghệ thuật hoặc bất

kỳ phưcmg tiện trityền thông nào khác mà trẻ em ỉựa chọn''3 (khoản 1 Điều

13 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 (Việt Nam phê

1 "Các văn kiện quốc tế và luật cùa một số nước về tiếp cận thông tin" Nxb Công an nhân dân Hà Nội năm 2007 trang 13.

^ "Các văn kiện quốc tế và luật của một số nước về tiếp cận thông tin” Sđd, trang 18.

"Các vần kiện quốc tế và luật của một số nước về tiếp cận thông tin” Sđd, trang 21.

Trang 10

chuẩn ngày 20/2/1990) Đồng thời các văn kiện này cũng quy định quyền được thông tin không phải là quyền không giới hạn Thực hiện quyền được thông tin phải kèm theo nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt, với một số hạn chế nhất định; những hạn chế việc thực hiện quyền được thông tin phải được quy định trong Hiến pháp hoặc các đạo luật của quốc gia nhằm đảm bảo tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ và đạo đức của xã hội.

Với tư cách là một quốc gia thành viên của các Công ước quốc tế nói trên, Nhà nước Việt Nam đã và đang từng bước hoàn thiện chính sách, pháp luật đảm bảo quyền được thông tin của công dân Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

VII năm 1991 thông qua đã khẳng định đường lối “Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin Nhà nước định ra các đạo luật nhằm xác định các quyền công dân và quyền con người, qityền đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm”4 Trên

cơ sở đó, Hiến pháp Việt Nam năm 1992 ghi nhận: “Công dân cổ quyền tự

do ngôn luận, tự do báo chỉ, có quyền được thông tin theo quy định của

pháp lu ậ t.

Thực hiện chủ trương của Đảng, cụ thể hoá quy định của Hiến pháp, đồng thời nội luật hoá một số quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong thời gian qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về quyền của cá nhân, tổ chức được thông tin và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp thông tin

do cơ quan nhà nước đang nắm giữ Trong đó phải kể đến các đạo luật như: Luật phòng, chống tham nhũng, Luật xây dựng, Luật đầu tư, Luật đất đai, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật ngân sách nhà nước, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các văn bản qiiỳ định chi tiết thi hành các luật trên Các văn bản này đã bước đầu tạo lập cơ chế pháp

lý cho việc thực hiện quyền được thông tin của công dân, góp phần thúc đẩy

4 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chù nghĩa xã hội năm 1991 Nxb Sự Thật Hà

N ội năm 1991, trang 13, 14, 19.

Trang 11

quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội Tuy nhiên, các quy định này còn nhiều hạn chế, bất cập, chẳng hạn như chưa bao quát được hết các lĩnh vực, các loại thông tin mà Nhà nước có trách nhiệm phải công khai hoặc phải cung cấp theo yêu cầu cho công dân; còn nhiều quy định mang tính nguyên tắc, chung chung, còn ít quy định quyền của công dân, tổ chức trong việc chủ động yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin; đặc biệt là thiếu các quy định về trình tự, thủ tục hoặc có quy định nhưng thủ tục, trình tự còn phức tạp, thiếu rõ ràng, không thuận tiện để người dân thực hiện quyền được thông tin và để cơ quan nhà nước thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin,

do đó, tính khả thi của các quy định này không cao Những hạn chế này dẫn đến thực tế là việc công dân tiếp cận thông tin do các cơ quan nhà nước nắm giữ còn gặp nhiều khó khăn; không ít trường họp thông tin do các cơ quan nhà nước cung cấp không đầy đủ, thiếu chính xác, không đảm bảo kịp thời để đáp ứng yêu cầu thông tin của công dân, tổ chức Còn tình trạng áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này không thống nhất, thiếu bình đẳng; không hiếm trường hợp những người do điều kiện, vị trí công tác nắm được thông tin, đã lợi dụng đặc quyền, đặc lợi đó để trục lợi, gây nên sự bất bình đẳng, thiếu công bằng trong xã hội, biểu hiện rõ nhất là trên lĩnh vực đất đai, đền bù giải toả, dự án ưu đãi, các khoản tín dụng, cứu trợ thiên tai, bí mật kinh doanh, đầu tư Trong khi đó lại thiếu các quy định về chế tài xử lý vi phạm pháp luật ữong việc cung cấp hoặc sử dụng thông tin của các chủ thể liên quan

Để khắc phục những bất cập nêu trên, bảo đảm mọi người dân, tổ chức

có thể thực hiện đầy đủ và bình đẳng quyền được thông tin, Dự án Luật tiếp cận thông tin đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm

2009, dự kiến Quốc hội khóa XII sẽ thông qua tại kỳ họp tháng 6 năm 2010

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng Dự án Luật tiếp cận thông tin, một khó khăn lớn là thiếu thông tin về thực trạng thực hiện quyền được thông tin5,

bao gồm thiếu thông tin về nhận thức của người dân về quyền được thông

5 Tái khởi động Luật tiếp cận thông tin: Thiếu thông tin nên nhiều tranh cãi http://phapluattp.vn/2011032012418912p0c 1013/tai-khoi-dong-luat-tiep-can-thong-tin-thieu-thong-tin- nen-nhieu-tranh-cai.htm

Trang 12

tin và về cách thức mà họ đang thực hiện quyền của mình cũng như thông tin về việc các cơ quan nhà nước thực thi trách nhiệm cung cấp thông tin, về những vướng mắc, khó khăn cũng như thiếu thông tin về tình hình vi phạm pháp luật, các khiếu nại và giải quyết khiếu nại của người dân Bên cạnh

đó, thông tin về nhận thức, năng lực của cán bộ công chức trong việc thực thi trách nhiệm của mình; thông tin về điều kiện bảo đảm thi hành pháp luật

về quyền được thông tin cũng chưa được tổng hợp và phân tích đầy đủ, do

đó, còn có những quan điểm khác nhau về tính cấp thiết và tính khả thi của Luật tiếp cận thông tin Vì những lý do khách quan và chủ quan, Dự án Luật tiếp cận thông tin chưa được Quốc hội khóa XII thông qua như dự kiến và được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII

Để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Dự án Luật tiếp cận thông tin, nâng cao tính phù hợp, tính khả thi của những chính sách và qui định cụ thể của Dự án Luật, Bộ Tư pháp với tư cách là cơ quan được giao trách nhiệm chủ trì soạn thảo Luật tiếp cận thông tin, rất cần có những dữ liệu tổng thể về nhu cầu tiếp cận thông tin và khả năng đáp ứng của cơ quan nhà nước phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam trong những năm tới Vì vậy, được sự đồng tình của Bộ Kế hoạch- Đầu tư và Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp đã

giao cho Viện Khoa học pháp lý thực hiện Dự án điều tra cơ bản về uNhu

cầu tiếp cận thông tin và các điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, tổ chức”.

II MỤC TIÊU CỦA D ự ÁN

1 Mục tiêu chung:

Đánh giá thực trạng thực hiện quyền được thông tin của cá nhân, tổ chức và khả năng, điều kiện bảo đảm cung cấp thông tin của các cợ.quan nhà nước để cung cấp luận cứ thực tiễn cho việc xây dựng Dự án Luật tiếp cận thông tin và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, đảm bảo quyền được thông tin của công dân, tổ chức được thực thi hiệu quả sau khi Luật tiếp cận thông tin có hiệu lực thi hành

Trang 13

- Đưa ra một bức tranh chung về thực trạng nhu cầu của nhân dân đối với các loại thông tin; thực trạng được thông tin của cá nhân, tổ chức đối với những thông tin phải công khai theo qui định của pháp luật hoặc phải được

cơ quan nhà nước cung cấp theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức;

- Xác định được nguồn lực cần đầu tư cho các cơ quan nhà nước để tiếp nhận, duy trì, cung cấp thông tin và đảm bảo quyền được thông tin của nhân dân khi Luật tiếp cận thông tin có hiệu lực thi hành;

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng cơ chế kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu kiện trong lĩnh vực cung cấp thông tin và đảm bảo quyền được thông tin của nhân dân

III ĐÓI TƯỢNG ĐIÈU TRA

Đổi tượng điều ữa được lựa chọn trên cơ sở đảm bảo yếu tố đặc thù kết hợp với ngẫu nhiên và được chia thành các nhóm cơ bản sau:

1 Nhóm đối tượng điều tra thông thường

Gồm có 5 nhóm đối tượng sau:

- Phóng viên báo chí (Phiếu số 1);

- Doanh nghiệp (Phiếu số 2);

- Nhân dân (Phiếu số 3);

- Cán bộ chung (Phiếu số 4);

- Cán bộ cấp xã (Phiếu số 5)

2 Nhóm đối tượng điều tra sâu

Gồm có 4 nhóm đối tượng sau:

- Cán bộ trong lĩnh vực tài nguyên môi trường (Phiếu số 6);

- Cán bộ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, bảo hiểm, y tế, dược (Phiếu số 7);

Trang 14

- Cán bộ đất đai, xây dựng, nhà ở (Phiếu số 8);

- Cán bộ tư pháp (Phiếu số 9);

3 Tổ chức phối hợp chính

- ƯBND các cấp và các Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Thông tin truyền thông, Sở Tư pháp tại các địa phương: TP H à Nội,

TP Cần Thơ, tỉnh Gia Lai, tỉnh An Giang, tỉnh Lào Cai, tỉnh Khánh Hòa

- Tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp

IV ĐỊA BÀN ĐIÈƯ TRA

Hoạt động điều tra đã được tiến hành tại 6 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng miền, cụ thể như sau: (1) tỉnh An Giang, (2) TP Hà Nội, (3) tỉnh Lào Cai, (4) tỉnh Khánh Hòa, (5) tỉnh Gia Lai, (6) TP cần Thơ

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đợt khảo sát tại Hàn Quốc về kinh nghiệm xây dựng Luật Tự do thông tin và các điều kiện đảm bảo thi hành

V CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Dự án điều ừa đã áp dụng đồng thời các phương pháp sau:

1 Đ iề u tra x ã h ộ i h ọ c - p h ỏ n g v ấ n tr ự c tiế p

Để thực hiện mục tiêu đề ra, Ban chủ nhiệm Dự án đã thiết kế 5 mẫu • • • / • •

phiếu phỏng vấn trực tiếp dành cho 5 nhóm đối tượng khác nhau là phóng viên báo chí (Phiếu số 1); doanh nghiệp (Phiếu số 2); nhân dân (Phiếu số 3); cán bộ chung (Phiếu số 4); cán bộ cấp xã (Phiếu số 5) Việc phỏng vấn được tiến hành theo phương thức: cán bộ điều tra hỏi - đối tượng trực tiếp trả lời

Nghiên cứu hồ sơ các vụ việc liên quan đến quyền được thông tinBên cạnh phương pháp sử dụng mẫu phiếu đại trà, để có thể thu được những thông tin sâu từ phía đối tượng điều tra, đặc biệt là với những đối tượng

tro n g các v ụ v iệc liên q u an đ ến q u y ề n đ ư ợ c th ô n g tin , Ban chủ nhiệm D ự án

cũng đã áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu và nghiên cứu hồ sơ vụ việc Cụ

Trang 15

thể, dự án đã thiết kế 04 mẫu phiếu phỏng vấn sâu, gồm có phiếu phỏng vấn dành cho các đối tượng sau:

- Cán bộ trong lĩnh vực tài nguyên môi trường (Phiếu số 6);

- Cán bộ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, bảo hiểm, y tế, dược (Phiếu số 7);

- Cán bộ đất đai, xây dựng, nhà ở (Phiếu số 8);

- Cán bộ tư pháp (Phiếu số 9);

Tổng số phiếu đã thu thập được là 2675 phiếu, cụ thể như sau:

Bảng tổng họp kết quả thu thập phiếuTỉnh

2 Tổ chức toa đàm, hôi thảo

Tại mỗi địa bàn điều tra, Dự án đều tiến hành tổ chức từ 5 đến 6 cuộc Toạ đàm với các cơ quan như ƯBND cấp xã, UBND cấp huyện, các Sở

Trang 16

chuyên môn Nội dung các buổi tọa đàm tập trung vào thực tiễn cung cấp thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước trên từng lĩnh vực cụ thể.

Bảng thống kê các tọa đàm, hội thảo đã tể chức

- Toạ đàm với Sở chuyên

môn (Sở Tài nguyên

3 Tiến hành thu thập sổ liệu

Việc thu thập, thống kê các số liệu về tình hình cung cấp thông tin là một phương pháp được Ban chủ nhiệm Dự án quan tâm và là một trong những minh chứng đáng tin cậy cho các đánh giá, nhận xét trong Báo cáo điều tra tổng hợp Tại các địa bàn điều tra, nhóm nghiên cứu đã thu thập số liệu của các cơ quan sau:

- ủ y ban nhân dân tỉnh

- ủ y ban nhân dân huyện

- ủ y ban nhân dân xã

Trang 17

- Sở Thông tin truyền thông

- Sở Tài nguyên môi trường

cần thiết Các phương pháp này không thể hiện qua hoạt động điều trai, mà

được thể hiện tại các kết quả nghiên cứu cuối cùng, cụ thể: (1) Báo cáo tiổng

họp kết quả xử lý phiếu; (2) Báo cáo mô tả phiếu khảo sát trong các lĩnh vực

cung cấp thông tin; (3) Báo cáo mô tả kết quả khảo sát Hàn Quốc; (4) Báo

cáo xử lý kết quả số liệu của các cơ quan trung ương và địa phương; (5) Báo

cáo tổng họp kết quả điều tra

VI L ộ TRÌNH TRIỂN KHAI D ự ÁN

Dự án được triển khai trong thời gian hơn 2 năm với những công v iệc

sau:

* Giai đoạn 1: Chuẩn bị

- Xây dựng đề cương, hồ sơ dự án Tháng 6 đến tháng 10/2009

- Tập hợp lực lượng tham gia Dự án Tháng 1-3/2010

- Xây dựng bộ tài liệu điều tra: hệ tiêu

chí, bộ phiếu hỏi, bộ mẫu cung cấp số

liệu, kế hoạch điều tra

Tháng 4- 8/2010

Trang 18

* Giai đoạn 2: Điều tra chính thức

- Triển khai hoạt động điều tra tại 06

tỉnh/ TP

Tháng 3/2011 đến tháng 5/2012

- Điều tra khảo sát Hàn Quốc Tháng 5-6/2012

- Viết báo cáo và xử lý kết quả từng tỉnh Tháng 8/2011 đến tháng 8/2012

* Giai đoạn 3: Tổng hợp kết quả điều tra

- Viết các báo cáo phiếu, số liệu, chuyên

đề

Tháng 7-8/2012

- Viết báo cáo Tổng hợp kết quả điều tra Tháng 8-10/2012

- Tổ chức nghiệm thu kết quả dự án Tháng 12/2012

Trang 19

PHẦN THỨ NHẤT TÒNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT ĐIÈU CHỈNH

QƯYÈN ĐƯỢC THÔNG TIN

“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là một chủ trương thư ờ ng được nhắc tới trong nhiều văn kiện chính trị bàn về việc thực hiện quyền dân chủ ở Việt Nam Chủ trương này xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Mimh về

quyền làm chủ của dân: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải đ ư ợ c tự do Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp p h ầ n tìm ra chân /ý”6 Mong muốn của Người là: “Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”1 để xây dựng một Nhà nước độc lập, tự do, của dân và vì dân Bởẵ lẽ, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: “Nếu nước độc lập mà dân không đ u ợ c hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng chảng cỏ nghĩa ỉỷ gì”*.

Một trong những quyền cơ bản của dân để thực hiện vai trò là n g ư ờ i

chủ đất nước của mình, theo tư tưởng Hồ Chí Minh là việc người dân cóquyền tự do góp ý kiến, tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào công tác quân trịđất nước, đảm bảo xây dựng một Nhà nước thực sự là của dân nhằm mục đích tối thượng là phục vụ dân Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng

và Nhà nước ta luôn đặt lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc lên trên hết Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, sự tham gia một cách tích cực khác xa hoàn toàn với việc tham gia một cách hình thức Để thực hiện được những điều trên, người dân phải được thông tin đặc biệt là thông tin về pháp luật, chính sách

và hoạt động của các cơ quan nhà nước, được coi là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của một xã hội được quản lý, vận hành theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền Quyền được thông tin, do đó đã trở thành một nhu cầu, một quyền cấp thiết cần phải được bảo đảm đối với mọi công dân

6 HỒ Chí Minh toàn tập, Nxb Sự thật Hà N ội, 1987, tập 7, ừang 482

^ Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Sự thật Hà N ội, 1989, tập 10, trang 508

Hô Chí Minh toàn tập, Nxb Sự thật Hà N ội, 1984, tập 4, trang 35

Trang 20

Trên cơ sở được biết thông tin người dân mới bàn, đánh giá, kiến nghị lên các cơ quan nhà nước để hoàn thiện chính sách pháp luật, sau đó tự giác thực hiện và kiểm soát việc thực hiện Không có thông tin phản hồi từ phía người dân thì Nhà nước không đủ thông tin để có quyết định đúng, phù hợp với ý chí, lợi ích của nhân dân và khó có thể quản lý hiệu lực và hiệu quả Mặt khác, người dân không được thông tin từ phía Nhà nước thì không thể tham gia thật sự vào việc quản lý đất nước, quản lý xã hội Quyền được biết của dân xét cho cùng chính là phương thức hữu hiệu để gắn bó N hà nước với nhân dân, khiến Nhà nước gần dân hơn, khắc phục tệ quan liêu, hách dịch, nâng cao tính minh bạch của chính sách và tính hiệu quả của quản lý nhà nước.

Bảo đảm quyền được thông tin là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, đồng thời cũng là quyền và nghĩa vụ của công dân Một trong những đinh hướng lớn của chính sách xã hội được đề ra trong Cương lĩnh xây dựng đất

nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 của Đảng là “Bảo đảm qityền tiếp cận thông tin Nhà nước định ra các đạo luật nhằm xác định các qicyền công dân và quyền con người, quyền đi đôi với nghĩa vụ và ừ-ách nhiệm”9 Cương lĩnh cũng đề ra biện pháp để phát huy dân chủ, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó “Nhà nước có mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân Có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm xâm phạm quyền dân chủ của công dân”10 Các quan

điểm trên của Đảng tiếp tục được khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đảng

toàn quốc lần thứ X; cụ thể là "mọi đường lối, chỉnh sách của Đảng và Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân"l\ và

"hoạt động của Đảng và Nhà nước phải chịu sự giám sát của nhân dần"n và

9 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 Nxb Sự thật Hà Nội năm 1991, trang 13, 14, 19.

Cương lĩhh xây dựng đát nước trong thời kỳ quá độ ỉên chủ nghĩa xã hội năm 1991 Sđd tr 19,20.

Đàng Cộng sàn Việt Nam, Văn kiện Đại hội X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2006

2 Đảng Cộng sàn Việt Nam, Văn kiện Đại hội X Sđd, tr 281 - 305

Trang 21

qua đó thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống

tham nhũng, lãng phí bằng cách “thực hiện nghiêm các quy định v ề công khai, minh bạch; bổ sung quy định bảo đảm minh bạch quá trình ra qưyết định, bao gồm cả chỉnh sách, văn bản quy phạm pháp luật và quyết định giải quyết một vụ việc cụ thể của cơ quan nhà nước các cấp Xem xét, sử a đỗi các danh mục bỉ mật nhà nước nhằm mở rộng công khai ”n Nghị quyết

Hội nghị lần thứ Ba, Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đổi với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã đề ra nhiệm vụ nghiên cứu ban hành Luật bảo đảm quyền được thông tin của công dân và coi đây là một trong các biện pháp phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước

Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,

định hướng đến năm 2020: “Củng cố cơ sở pháp lý về trách nhiệm của các

cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, ban hành kịp thời, đồng bộ v à tổ chức thực thi các pháp luật, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

về quyền con người, qicyền công dân trong các lĩnh vực dân sự, chỉnh trị kinh tế, văn hoá - xã hộF\ “hoàn thiện pháp ỉuật về quyền giảm sát của các

cơ quan dân cử, qityền trực tiếp giám sát, kiểm tra của công dân đổi vớ i các hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức; mở rộng các hĩnh thức dân chủ trực tiếp để người dân tham gia vào công việc của nhà nước” và “jcây dĩmg

cơ chế phản biện x ã hội và tiếp thu ỷ kiến của các tầng lớp nhân dân đô i với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp ỉu ậ f\

Trên cơ sở kế thừa các quan điểm trên, Đại hội XI của Đảng đã tiếp

tục nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin, báo chí, internet, xuất bản Đảm bảo quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin cùa

http://cpv.org WtiengvieƯchuyende/nghiquyetX/detaik.asp?topic=2(X)<fei±^ic^25&leadcrJopic=931

&id=BTl 130873771

Trang 22

nhân dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu

Ở Việt Nam, quyền được thông tin đã được hiến định trong Hiến pháp

năm 1992 Cụ thể, Điều 69 của Hiến pháp quy định công dân có quyền được

thông tin theo quy định của pháp luật: “Công dân có quyền tự do ngôn luận,

tự do báo chí; cổ quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình

theo quy định của pháp ỉu ậ f\ Đây là quyền mới được bổ sung vào Hiến

pháp năm 1992, các bản Hiến pháp của nước ta trước đó như Hiến pháp năm

1946, năm 1959 và năm 1980 đều chưa quy định về quyền này15 Cụ thể hoá

quy định của Hiến pháp, thực hiện chủ trương của Đảng, đồng thời nội luật

hoá một số quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên,

nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành có các quy định về quyền được

thông tin và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp

thông tin do cơ quan nhà nước đang nắm giữ16, trong đó có quy định về chức

danh người phát ngôn của các cơ quan nhà nước17 Thông qua việc ban hành

14 www xaydungdang org vn/Uploads/ /VanhoavaConnguoi doc

15 Mặc dù không được quy định trực tiếp trong các bàn Hiến pháp năm 1946, 1959 và năm 1980 nhưĩìệ vẫn

có một sô học già cho răng quyên được thông tin của công dân đã được quy định một cách gián tiêp tại

Hiên pháp năm 1946 Điêu 9 của Hiên pháp năm 1946 ghi nhận quyền tự do ngôn luận và xuât bàn, Điêu

21 ghi nhận quyền bãi miễn các đại biểu do mình bầu ra, Điều 21,32,70 ghi nhận quyền phúc quyết của

nhân dân về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia Tất cả các (juyền này đều đòi hỏi

nhà nước phải cung cẩp cho công dân các thông tin có liên quan Tuy nhiên, tính đen trước khi ban hành

Hiên pháp 1992, quyên được thông tin của công dân vẫn chưa được cụ thể hóa ừong các văn bản pháp luật,

chưa xây dựng các cơ chế, phương thức và điều kiện để người dân thực hiện quyền được thônẹ tin của

mình Đây là một hạn chế trong việc xây dựng chính sách, pháp luật cũng như đàm bảo các quyên tự do,

dân chủ của công dân.

16 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 (được sửa đồi, bổ sung năm 2007, 2012), Luật xây dựng năm

2003 (được sửa đồi, bổ sung năm 2009), Luật đầu tư năm 2005, Luật đất đai năm 2003 (được sửa đồi, bồ

sung năm 2009, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Luật ban hành vần bàn quy phạm

pháp luật của HĐND và ƯBND năm 2004, Luật ngân sách nhà nước năm 2002

Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg

ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phù Tuy nhiên, nhiệm vụ của người phát ngôn chỉ mới là cung cấp

thông tin cho báo chỉ chứ không bao gồm việc tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu cung cấp thông tin của

Trang 23

các văn bản có các nội dung quy định về quyền được thông tin của người

dân, Nhà nước đã tạo điều kiện để nhân dân thực hiện chủ trương “dân biết,

dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

Có thể chia các văn bản pháp luật quy định về quyền được th ô n g tin

và đảm bảo thực hiện quyền thành hai nhóm:

(i) Nhóm các văn bản quy định chung về ừ-ách nhiệm của cơ q u a n nhà nước trong việc công khai thông tin hoặc cung cấp thông tin theo y ê n cầu

của cá nhân, tổ chức vì những mục tiêu xác định, ví dụ như phòng chống

tham nhũng hoặc thực hiện dân chủ ở cơ sở

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm

2007, năm 2012) có vị trí quan trọng Điều 11 Luật này quy định về nguyên

tắc và nội dung công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức,

đon vị Theo đó, chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách,

pháp luật phải được công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng, dân chủ Cơ

quan, tổ chức, đơn vị phải công khai hoạt động của mình, trừ nội dung thuộc

bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ

Đồng thời, Luật quy định cụ thể việc công khai, minh bạch thông tin trong

nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước, đặc biệt là những lĩnh vực liên quan đến sử

dụng ngân sách, công quỹ, đến các việc dân sinh như giáo dục, y tế, đất đai,

xây dựng cơ bản

Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được ban hành kèm

theo Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 (được sửa đổi năm 2003)

và sau đó nâng lên thành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn

năm 2007 quy định 11 nhóm nội dung công việc mà chính quyền địa phương

phải có trách nhiệm thông tin và công khai để nhân dân biết, bao gồm từ các

việc lớn như Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ

cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã đến các

việc liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân như các dự án,

công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ

Trang 24

trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã; việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góp; kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế

(ii) Nhóm các văn bản quy định việc công khai và cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước ừ ong từng lĩnh vực chuyên ngành, cụ thể như18: trong

lĩnh vực y tế 19; trong lĩnh vực môi trường20; trong lĩnh vực đất đai21; trong lĩnh vực nhà ở22; trong lĩnh vực xây dựng23; trong lĩnh vực an toàn vệ sinh

18 Các quy định pháp luật điều chỉnh tiếp cận thông tin trong một số lĩnh vực cụ thể như y tế, giáo dục, môi trường, đất đai, nhà ở, xây dựng, tư pháp, an toàn vệ sinh thực phẩm, quy hoạch phát triên kinh tế xã

h ộ i , xin xem thêm ừ ong phần Phụ lục I - Rà soát văn bàn quy phạm pháp luật liên quan đến quyền tiếp cận thông tin.

19 Luật bào hiềm y tế năm 2008 (Điều 36, 38, 41, 43); Thông tư số 10/2009/TT-BYT ngày 14/8/2009 của

Bộ Y tế hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bào hiểm y tế (Điều 9); Luật phòng chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bồ sung năm 2007 (Điều 24); Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 (Điều 10, 11, 12, 38); Luật dược năm 2005 (Điều 28, 36, 37,

48 51 ,5 4 );

20 Điều 23, 63, 93, 103, 104, 115 Luật bào vệ môi trường năm 2005; Điều 14 N ẹhị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một so điều của Luật bảo vệ m ôi trường (được sừa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 21/2008/NĐ -CP ngày 28/02/2008; Điều 3, 8 N ghị định

số 1 13/2010/NĐ-CP ngày 03/12/2010 quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường; Nghị định số 102/2008/ NĐ-CP ngày 15/9/2008 của Chính phủ về việc thu thập, quàn lý, khai thác và sử dụng dữ liệu

về tài nguyên môi trường; Thông tư số 07/2009/TT-BTNM T ngày 10/7/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 102/2008/ NĐ-CP ngày 15/9/2008 của Chính phủ

về việc thu thập, quàn lý, khai thác và sừ dụng dữ liệu về tài nguyên môi trường (đã được sừa đôi, bổ sung bởi Thông tư số 01 /2 0 1 1/TT-BTNMT ngàỵ 21/Ỏ1/2011); Điều 20, 32, 33, 44 Luật bảo vệ và phát ừiển rừng năm 2004; Điều 20, 21 Nghị định số 99/2010/ NĐ-CP ngày 24 /9/2010 cùa Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Điều 11, 40, 44, 57 Luật đa dạng sinh học năm 2008; Điều 6,

17, 18, 20 Nghị định số 6 5 /2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học; Điều 43, 45 Luật tài nguyên nước năm 1998 (đã được thay thế bởi Luật tài nguyên nước năm 2012); Điều 14, 15 Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 qui định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thài vào nguôn nước (đã được sửa đồi, bổ sung bởi Nghị định số 3 8 /2 0 1 1/NĐ-CP ngày 26/5/2011).

21 Điều 21, 28, 29, 39, 56, 97, 133, 137 Luật đất đai năm 2003 (đã được sừa đổi, bổ sung năm 2009); Điều

14, 15, 16 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 cùa Chính phủ về thu tiền sử dụng đất (đã được sừa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 44/2008/NĐ-CP ngày 9/4/2008, Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 cùa Chính phủ; Điều 21 Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 (được sừa đôi, bồ sung năm 2007, 2012)

22 Điều 6, 31, 36, 44, 50, 88, 139 Luật nhà ở năm 2005 (được sửa đồi, bồ sung năm 2009); Điều 14, 15, 16,

34, 76, 80 Nghị định số 7 1 /2 0 10/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở; Điều 8, 9, 10 Thông tư số 2 0 /2 0 10/TT-BXD ngày 27/10/2010 cùa Bộ Xây dựng hướng dẫn thí điềm xác định và công bố chỉ số đánh giá thị trường bất động sàn; Điêu 22 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012).

Trang 25

thực phẩm24; trong lĩnh vực báo chí25; trong lĩnh vực ban hành văn bản quy

phạm pháp luật26; trong lĩnh vực tài chính27

luật hiện hành

Qua nghiên cứu, rà soát các văn bản pháp luật hiện hành, nhóm nghiên

cứu nhận thấy chưa có văn bản nào đưa ra giải thích nội hàm thuật ngữ

“quyền được thông tin”

Tham khảo quy định liên quan đến quyền được thông tin trong các văn

kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên, ví dụ như Công ước quốc tế về các

quyền dân sự và chính trị năm 1966, Điều 19 quy định về quyền tự do tư

tưởng và tự do biểu đạt, theo đó “ M ọi người cổ quyền tự do biểu đạt; quyền

này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin dưới m ọi hình

thức, bất kể biên giới, hoặc ừuyền miệng bằng văn bản hoặc in ấn, dưới

hình thức nghệ thuật hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông nào

do người đó lựa chọn” Theo quy định này, quyền tự do biểu đạt bao gồm ít

23 Điều 32, 33, 41, 42, 67, 70, 96, 104 Luật xây dựng năm 2003 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009); Điệu

13, 16, 19, 31, 33 Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đẩu

tư xây dựng công trình; Điệu 20, 28 Nghị định số 39/2010/N Đ -C P ngày 7/4/2010 của Chính phủ về quản

lý không gian xây dựng ngầm đô thị.

24 Điều 58, 59, 60, 61 Luật an toàn thực phẩm năm 2010; Điều 13, 16, 21, 22, 23 Thông tư số 25/2010/T T -

BNNPTNT ngày 8/4/2010 của Bộ N ông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an

toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số

51/201Ò/IT-BNNPTNN ngày 8/9/2010); Điều 9, 10 Thông tư số 4 7 /2 0 10/TT-BCT ngày 31/12/2010 của

Bộ Công thương quy định việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm

trong quá trình sàn xuất thuộc ữách nhiệm quàn lý của B ộ Công thương; Điều 17, 19 Thông tư số

0 5 /2 0 10/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2010 của Bộ N ông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn việc

kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường.

25 Điều 4, 5, 7, 8 Luật báo chí năm 1989 (được sửa đổi, bồ sung năm 1999); Điều 11, 20 Luật xuất bàn năm

2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2008, từ ngày 01/7/2013 được thay thế bởi Luật xuất bản năm 2012).

26 Điều 4, 26, 33, 35, 48, 51, 58, 61, 62, 69^70, 71, 72, 73, , 74, 78, 84 Luật ban hành văn bản quy phạm

pháp luật năm 2008; Điều 3, 6, 8, 14, 16, 18, 31, 39, 41, 42, 51, 64, 65 Nghị định số 24/2009/N Đ -C P ngày

5/3/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bàn quy phạm pháp luật;

Nghị định số 100/2010/NĐ-CP ngày 28/9/2010 của Chính phủ về Công báo; Nghị định số 4 0 /2 0 10/NĐ-CP

ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (Điều 8, 11,31).

27 Điều 13 Luật ngân sách nhà nước năm 2002; Điều 5, 8, 9, 10, 11, 12, 14, 15, 16 Quyết định số

192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế công khai tài chính đôi với

các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự

án đầu tư xây dựng cơ bàn có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có

nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân; Luật kế toán năm

2003; Điều 58, 59 Luật kiểm toán nhà nước năm 2005; Quyết định số 09/2007/Q Đ-K TNN ngày

31/10/2007 của Tổng kiểm toán nhà nước ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

của kiềm toán nhà nước; Điều 8 Luật quàn lý thuế năm 2006; Điều 3, 5, 6, 7 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở

xã, phương, thị trấn năm 2007

Trang 26

nhất ba bộ phận: tự do tìm kiếm, tự do tiếp nhận và tự do truyền đạt thông tin dưới mọi hình thức Phù hợp với quy định của Công ước, Hiến pháp một

số nước cũng xác định quyền tự do thông tin là một quyền hiến định và thường đi liền với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí Ví dụ Hiến pháp Phần Lan năm 2000 quy định: Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận Quyền tự do ngôn luận bao gồm quyền biểu đạt, phổ biến và tiếp nhận thông tin” Hiến pháp năm 1995 của Armenia xác định quyền tiếp cận thông tin bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin28 còn Luật của Liên bang Nga thì giới hạn quyền tiếp cận thông tin ở quyền tiếp nhận

và sử dụng thông tin, mà không bao gồm quyền truyền bá thông tin (quyền này được quy định riêng với nhiều hạn chế)

Mặc dù không có giải thích chính thức về quyền được thông tin nhưng qua các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam có thể thấy các dạng thức sau đây của quyền này đã được ghi nhận ở những mức độ khác nhau ứong những lĩnh vực cụ thể:

Trước hết, đỏ là quyền tự do tìm kiếm, trao đổi thông tin Theo đó, cá

nhân, tổ chức ngoài việc tìm kiếm thông tin bằng các phương tiện nghe, nhìn, và thông tin trong sách, báo truyền thống, việc tìm kiếm thông tin có thể thực hiện thông qua mạng internet Theo quy định của Luật công nghệ thông tin năm 2006, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin có quyền tìm kiếm trao đổi, sử dụng thông tin trên môi trường mạng, có quyền yêu cầu khôi phục thông tin của mình hoặc khôi phục khả năng truy cập đến nguồn thông tin của mình, từ chối cung cấp hoặc nhận trên môi trường mạng sản phẩm, dịch vụ ữái với quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về việc đó (Điều 8)

Thứ hai, quyền yêu cầu cung cấp thông tin: cá nhân và tổ chức có

quyền yêu cầu cung cấp thông tin mà các cơ quan công quyền đang nắm giữ loại trừ các thông tin mật Luật phòng chống tham nhũng ghi nhận quyền

28 Chu Thị Thái Hà- Thông tin đuợc tiếp cận và nội hàm của quyền tiếp cận thông tin- Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề “Xây dựng Luật Tiếp cận thông tin”, Hà N ội, 2010, tr 102-110

Trang 27

yêu Cầu cung cấp thông tin của cá nhân, cơ quan, tổ chức (trong đó có cơ quan báo chí, các phóng viên) Cơ quan, tổ chức được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu đó theo quy định của pháp luật, trường hợp không cung cấp thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do (Điều 86) Cơ quan nhà nước có nghĩa vụ cung cấp thông tin về hoạt động của mình trong công tác phòng chống tham nhũng cho ủ y ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

và các tổ chức thành viên khi có yêu cầu (Điều 6 Nghị định số 47/2007/NĐ-

CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ hướng dẫn Luật phòng, chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng)

Điều 7 Luật báo chí năm 1989 (được sửa đổi, bổ sung năm 1999) quy định việc cung cấp thông tin cho báo chí vừa là quyền, vừa được coi là nghĩa

vụ của các cơ quan và công chức nhà nước Điều 8 Luật này quy định người đứng đầu cơ quan báo chí có quyền yêu cầu các tổ chức, người có chức vụ trả lời vấn đề mà công dân nêu ra trên báo chí Theo Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí, nhà báo có quyền đến cơ quan, tổ chức để thu thập thông tin, tra cứu tài liệu, làm nghiệp

vụ báo chí; được thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tại các kỳ họp Quốc hội, HĐND các cấp, các đại hội và hội nghị công khai, các cuộc mít tinh, đón tiếp khách của Đảng, Nhà nước, được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên toà xét xử công khai Ngoài các hình thức yêu cầu cung cấp thông tin một cách trực tiếp và thông qua báo chí, công chúng còn có thể đưa ra yêu cầu tiếp cận với thông tin của các cơ quan nhà nước qua một số kênh khác như thông qua các đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp, hoặc qua các cuộc họp dân, hay thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thứ ba, quyền phổ biến thông tin: Luật xuất bản năm 2004 đã quy

định nguyên tắc đảm bảo quyền phổ biến tác phẩm và bảo hộ quyền tác giả, theo đó Nhà nước đảm bảo quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản và bảo hộ quyền tác giả (Điều 5) Luật

22

Trang 28

xuất bản năm 2004 cũng quy định cho phép các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức khác được thành lập nhà xuất bản và cho phép các nhà xuất bản được liên kết với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, cá nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về in, hoặc phát hành xuất bản phẩm và tổ chức có tư cách pháp nhân để tổ chức bản thảo, in và phát hành từng xuất bản phẩm.

Thứ tư, việc đảm bảo quyền được thông tin của công dân thông qua các quy định về trách nhiệm công khai thông tin của các cơ quan công quyền được thể hiện trong nhiều văn bản luật khác nhau Chẳng hạn, Luật

ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Luật ngân sách nhà nước năm 2002, Luật kế toán năm 2003, Luật kiểm toán nhà nước năm 2005 Khoản 3 Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy

định: “Bảo đảm tỉnh côns khai trons quá trình xây dưng' ban hành văn bản quy pham pháp luât trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật cỏ nội dung thuộc bí mật nhà nước, bảo đảm tính minh bạch ữong các quy định của pháp lu ậ t\ Khoản 6 Điều 33 quy định nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức chủ ừì

soạn thào là phải "Chuẩn bị dự thảo, tờ trình, bản thuyết minh chi tiết về dự

án, dự thảo; báo cáo giải ưình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân; báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản và đăng tải các tài liệu này trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc của cơ quan, tổ chức

chủ trì soạn thảo" Khoản 2 Điều 78 Luật này cũng quy định rõ văn bản quy phạm pháp luật không đăng công báo thì không cỏ hiệu lực thi hành (trừ văn

bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước) Theo Điều 3 Luật ngân sách nhà nước năm 2002, ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch; Khoản 1 Điều 13 của Luật này quy định dự toán, kiểm toán, kết quả kiểm toán ngân sách nhà nước, ngân sách các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ phải công bố công khai Theo Luật kế toán năm 2003, đơn vị kế toán là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí từ

Trang 29

ngân sách nhà nước phải công khai quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm

và các khoản thu, chi tài chính khác (Điều 32)

Các đạo luật về tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước cũng quy định

về công khai hoạt động, cung cấp tin tức để người dân được tiếp cận thông tin Các đạo luật về tố tụng cũng quy định công khai trong hoạt động xét xử

Bên cạnh đó, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và xuất bản cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm quyền được thông tin Xét về mặt lịch sử, các quyển tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do xuất bản đã được pháp luật quy định từ khá sớm, có thể thấy trong Hiến pháp 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Luật báo chí năm 1989 (được

sửa đổi, bổ sung năm 1999) đã quy định: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi

để công dân thực hiện quyền tự do báo chỉ, quyền tự do ngôn luận trên báo

ch í” (Điều 2) Luật cũng quy định trách nhiệm của báo chí là đăng, phát

sóng tác phẩm, ý kiến của công dân Theo quy định của Luật này, công dân

có quyền: được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới; tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt củâ

tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin; phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo ữên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức đó

Như vậy, có thể thấy, dù chưa có định nghĩa hay giải thích chính thức về nội hàm của quyền được thông tin nhưng, ở mức độ nhất định và trong một

số lĩnh vực cụ thể, quy định pháp luật hiện hành của nước ta cũng đã ghi nhận và tạo sự tương thích của quyền được thông tin với quan niệm và quy định về quyền tự do thông tin hay quyền được thông tin, bao gồm các quyền

Trang 30

tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá thông tin trong Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự.

hiện quyền theo quy định pháp luật hiện hành

3.1 Các quy định về quyền của công dân được thông tin về những vẩn

đề mà cơ quan Nhà nước phải công khai

Đây là mối quan hệ giữa chủ thể mang quyền (công dân) và chủ thể thực hiện nghĩa vụ - cơ quan, công chức nhà nước Quan hệ này được xác lập dựa trên quyền cơ bản của công dân- quyền được thông tin, và nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của Nhà nước pháp quyền- nguyên tắc công khai, minh bạch Pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệ này bằng các quy định

về nội dung, hình thức công khai thông tin về tổ chức, hoạt động của cơ quan nhà nước cũng như thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ của công dân mà cơ quan nhà nước phải công khai để mọi người dân được biết

Thứ nhất, các quy định về hình thức công khai thông tin của các cơ quan nhà nước.

Tuỳ thuộc vào nội dung, tính chất của vấn đề mà hình thức công khai thông tin có thể khác nhau Hình thức công khai thông tin phổ biến nhất theo quy định tại Điều 12 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012) bao gồm: công bố tại cuộc họp của cơ quan,

tổ chức, đơn vị; niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; phát hành ấn phẩm; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; đưa lên trang thông tin điện tử; cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005 cũng có quy định tương tự về các hình thức công khai bao gồm: a) phát hành ấn phẩm; b) thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin điện tử; c) công bố trong kỳ họp hằng năm; niêm yết tại trụ sở làm việc và gửi

Trang 31

văn bản đến các cơ quan, tổ chức có liên quan (Điều 6) (về hình thức công khai tại cấp cơ sở: xem thêm hộp 1).

H ộ p l

Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007

Điều 6 Hình thức công khai

1 được công khai bằng các hình thức sau đây:

a) Niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã;

b) Công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã;

c) Công khai thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phổ để thông báo đến nhân dân.

Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực chuyên ngành, pháp luật không quy định cụ thể các hình thức công khai mà đưa ra nguyên tắc, yêu cầu chung: hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin; cơ quan công khai thông tin phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin được công khai (khoản 2 Điều 104 Luật bảo vệ môi trường năm 2005)

Bên cạnh các hình thức công khai thông tin như trên, Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ) còn quy định, các cơ quan nhà nước thực hiện việc cung cấp thông tin cho báo chí thông qua người phát ngôn (Điều 2) Người phát ngôn có thể là người đứng đầu cơ quan, hoặc là người được người đứng đầu cơ quan giao nhiệm vụ phát ngôn

và cung cấp thông tin cho báo chí Họ tên và chức vụ người phát ngôn của

cơ quan phải được công bố bằng văn bản cho các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý nhà nước về báo chí

Khoản 2 Điều 3 Quy chế trên cũng quy định, các Bộ, cơ quan ngang

Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

26

Trang 32

ương tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về hoạt động của cơ

quan mình, về lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình, thông qua các hình thức: a) Hàng tháng hoặc ít nhất 3 tháng một lần cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí trên trang tin điện tử của cơ quan mình; b) ít nhất 6 tháng một lần tổ chức họp báo để cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí Việc tổ chức họp báo thực hiện theo quy định hiện hành; c) Khi thấy cần thiết, cơ quan hành chính nhà nước tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí bằng văn bản, hoặc thông tin trực tiếp tại các cuộc giao ban hàng tuần do Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội Nhà báo Việt Nam thực hiện; d) Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho trang tin điện tử của Chính phủ

Thứ hai, các quy định về lĩnh vực hoạt động quyền lực nhà nước cần được công khai và nội dung thông tin cần công khai trong từng lĩnh vực

v ề nguyên tắc, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước phải được công khai trừ những nội dung nằm trong danh mục bí mật của Nhà nước Hiến pháp năm 1992 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” (Điều 2) Việc thực hiện mỗi quyền đều có những đặc thù riêng, do đó, việc công khai, minh bạch thông tin liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan thực hiện mỗi quyền cũng có những đặc điểm, yêu cầu riêng, cụ thể là quy định về công khai, minh bạch thông tin của các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp phải phù họp với vị trí, chức năng và nguyên tắc hoạt động của mỗi cơ quan Ngay cả trong các nhóm nêu trên thì các thông tin cần được công khai và tạo điều kiện để công dân tiếp cận cũng được thực hiện theo thứ tự ưu tiên khác nhau, nhất là đối với việc công khai thông tin về các hoạt động, các công việc dễ nảy sinh tham nhũng hoặc tạo điều kiện cho sự phiền hà sách nhiễu vòi vĩnh hối lộ đối với nhân dân

Trang 33

Công khai, minh bạch thông tin trong hoạt động của các cơ quan đại diện nhân dân Nguyên tắc chung về tính công khai trong hoạt động của

Quốc hội và HĐND các cấp do Luật tổ chức Quốc hội năm 2001, Quy chế hoạt động của Quốc hội, Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định

Điều 67 Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 quy định: “Quốc hội họp công khai Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, ủ y ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một p h ầ n ba tổng sổ đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín” Điều 31 Luật tổ chức HĐND và UBND quy định: "HĐND họp công khai Khỉ cần thiết, HĐND quyết định họp kín theo đề nghị của chủ toạ kỳ họp hoặc của Chủ tịch UBND cùng cấp Ngày họp, nơi họp và chưcmg trình kỳ họp HĐND phải được thông báo cho nhân dân biết, chậm nhất là 5 ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp" Đối với Quốc hội và Hội đồng nhân dân, việc công khai,

minh bạch trong hoạt động xây dựng pháp luật (lập pháp của Quốc hội, lập quy của Hội đồng nhân dân) được ưu tiên hàng đầu bởi vì hoạt động này là nguồn của những thông tin về chủ trương, chính sách liên quan đến kinh tế-

xã hội, an ninh quốc phòng có tác động mạnh mẽ đến lợi ích của các cộng đồng dân cư khác nhau trong xã hội Các thông tin này cần phải được công khai, minh bạch trong suốt quá trình hình thành chính sách, dự thảo văn bản pháp luật cho đến khi được thảo luận, thông qua và đưa vào thực thi trong cuộc sống Theo Luật ban hành vãn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004, các

dự thảo văn bản QPPL cũng như văn bản QPPL đã có hiệu lực pháp luật của Quốc hội, HĐND các cấp đều phải công khai và đăng trên cổng thông tin điện tử của các cơ quan này cũng như trên Công báo Thông qua các hình thức công khai, dự thảo văn bản được tham vấn rộng rãi ý kiến của cộng đồng dân cư, đặc biệt là các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, trước khi được thông qua Việc công khai các thông tin này phải theo đúng quy định

về thời gian, hình thức, đối tượng và phải được giám sát để tránh tình trạng

“đầu cơ thông tin”, chạy chọt cơ chế

Trang 34

Công khai, minh bạch thông tin trong hoạt động của các cơ quan thực hiện quyền hành pháp, cơ quan hành chính nhà nước Đây là các cơ quan

nắm giữ nhiều nhất những thông tin có thể tác động trực tiếp, cụ thể đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Các thông tin được ưu tiên công khai, minh bạch là thông tin liên quan đến những hoạt động quản lý và sử dụng tài sản của Nhà nước, của tập thể, những hoạt động trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp, những trình tự thủ tục mà người dân phải tuân theo khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong mối quan hệ với các cơ quan quản lý Tại các đơn vị cơ sở, đó là những nội dung liên quan đến quyền lợi ích của người lao động, việc trích lập và sử dụng các loại quỹ, việc sử dụng tài sản và ngân sách nhà nước, việc thực hiện quy chế chi tiêu nội b ộ Tại chính quyền xã, phường, thị trấn, đó là thông tin về việc sừ dụng và quản lý đất đai, việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, việc sử dụng các công trình công cộng

Công khai, minh bạch thông tin trong hoạt động của cơ quan thực hiện qiỉyền tư pháp.

Trong các văn bản QPPL của Nhà nước, kể cả Hiến pháp 1992, đều chưa có quy định nào minh định rõ cơ quan nào là cơ quan thực hiện quyền

tư pháp 29 Căn cứ vào các văn kiện của Đảng mà tập trung nhất là Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 thì các

cơ quan tư pháp được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các cơ quan điều tra, truy tố, kiểm sát, xét xử, thi hành án và cả các tổ chức bổ trợ tư pháp (luật

sư, công chứng, giám định tư pháp) Chẳng hạn như Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2007, 2012) quy định

Điều 29 Công khai, minh bạch trong lĩnh vực tư pháp

Việc thụ lý, điều tra, truy tố, kiểm sát, xét xử, thi hành án phải được công khai theo qity định của pháp ỉuật về tố tụng và các qưy định khác của pháp luật có liên quan.

29 Dự thảo sừa đồi Hiến pháp năm 1992 đưa ra lấy ý kiến nhân dân ngày 02/01/2013 đã xác định rõ Tòa

án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp.

Trang 35

v ề nguyên tắc, thông tin trong hoạt động thụ lý vụ án, điều tra, truy

tố phải được công bố Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của hoạt động điều tra

vụ án - một lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm nên Điều 124 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định cán bộ điều tra không được tiết lộ bí mật điều tra Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra, điều tra viên, kiểm sát viên phải báo trước cho người tham gia tố tụng, người chứng kiến không được tiết lộ bí mật điều tra Việc thông báo này phải được ghi vào biên bản Nếu điều tra viên, kiểm sát viên, người tham gia tố tụng, người chứng kiến tiết lộ bí mật điều tra thì tùy trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự theo các điều 263, 264, 286, 287, 327 và 328 của Bộ luật hình

sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009)30

Hoạt động xét xử của tòa án nói chung đều phải tuân theo nguyên tắc

Toà án xét xử công khai, trừ trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước,

giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai (Điều 15 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011) và Điều 18 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003)

3.2 Các quy định về quyền của công dân yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin và trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân.

Đây là phương thức thứ hai (phương thức chủ động) để công dân thực hiện quyền được thông tin Nguyên tắc chung để xác lập các quy định pháp luật điều chỉnh mối quan hệ yêu cầu - cung cấp thông tin này là nếu yêu cầu cung cấp thông tin của công dân nằm trong giới hạn pháp luật cho phép thì

Điều 263 Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước; Điều 264 Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước, tội làm mất tài liệu bí mật nhà nước; Điều 286 Tội cố ý làm lộ

bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác; Điều 287 Tội vô ý làm lộ

bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác; Điều 327 Tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự; Điều 328 Tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự; tội làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự.

Trang 36

cơ quan nhà nước có nghĩa vụ (trách nhiệm) đáp ứng và thỏa mãn, nếu từ

Cụ thể:

- Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung

năm 2007, 2012) quy định (1) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao

động khác có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi

mình làm việc cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị

đó; (2) Công dân có quyền yêu cầu chủ tịch uỷ ban nhân dân xã, phường, thị

trấn nơi mình cư trú cung cấp thông tin về hoạt động của Uỷ ban nhân dân

xã, phường, thị trấn đó

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ

chức, đơn vị được yêu cầu phải cung cấp thông tin, trừ trường hợp nội dung

thông tin đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, được

phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai; trường hợp không cung cấp

hoặc chưa cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức

yêu cầu biết và nêu rõ lý do ịĐiều 31, 32).

Nghị định sổ 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 quy định chi tiết việc thi

hành Luật báo chỉ, theo Điều 8 của Nghị định, nhà báo có quyền: (a) Được

đến các cơ quan, tổ chức, thư viện, bảo tàng, triển lãm để thu thập thông tin,

tra cứu tài liệu, làm nghiệp vụ báo chí Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần

xuất trình thẻ nhà báo Các cơ quan nhà nước không được từ chối cung cấp

cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi quy định trong Pháp

lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước; (b) Được thực hiện các hoạt động nghiệp vụ

tại các kỳ họp Quốc hội, HĐND các cấp, các đại hội và hội nghị công khai,

các cuộc mít tinh, đón tiếp khách của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ

chức khác theo giấy mời và các quy định cụ thể của Ban Tổ chức các hoạt

động đó; (c) Được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm

tại các phiên tòa xét xử công khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc

Trang 37

trực tiếp với các thẩm phán, luật sư để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của

pháp luật

3.3 Các quy định về Giới hạn của quyền được thông tin: Đây là một

nội dung quan trọng không thể thiếu của quyền được thông tin Quyền được

thông tin là một trong số các quyền cơ bản của công dân cần được tôn trọng

và đảm bảo thực hiện bằng các quy định cụ thể của pháp luật, nhưng đây

không phải là quyền tuyệt đối Tự do thông tin ở đây không có nghĩa là tất

cả các tin tức mà Nhà nước đang nắm giữ sẽ công khai hết, và tiếp cận thông

tin không đồng nhất với việc cá nhân, công dân được tự do tìm kiếm, tiếp

cận tất cả các loại hồ sơ, tài liệu lưu giữ thông tin Việc thực hiện quyền này,

tương tự như nhiều quyền con người khác, cỏ những hạn chế nhất định

Như trên đã phân tích, các văn kiện quốc tế về nhân quyền đều khẳng

định quyền tự do thông tin luôn đi kèm với trách nhiệm và nghĩa vụ đặc biệt

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị quy định tại Điều 19,

khoản 3:

“Quyền này do đỏ cổ thể bị những hạn chế nhất định, nhưng phải là

những hạn chế đươc quy đinh trons luât và cần th iế t:

a/ Đ ể tôn trọng quyền hoặc icy tín của người khác;

b/ Đ ể bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, hoặc sức khỏe

hoặc đạo đức công cộng”.

Hai nội dung quan trọng nhất của quy định về giới hạn quyền tự do

thông tin là xác định rõ những mục đích (những lợi ích) mà vì chúng quyền

tự do thông tin có thể bị hạn chế nhưng việc hạn chế đó phải được quy định

trong hiến pháp hoặc luật của quốc gia Theo đó, mỗi nước cần xác định rõ

những loại thông tin nào là thông tin công cần phải được công khai, và

những loại thông tin nào cần phải được bảo mật Nguyên tắc chung là không

cần thiết phải giữ kín nếu như việc tiết lộ các loại thông tin đó không gây

phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, sức khỏe, đạo đức của công chúng;

không phương hại tới quyền hoặc uy tín của người khác

Trang 38

Trong Bản tuyên bô chung vê cơ chê truyên thông quôc tê nhăm thúc đẩy tự do biểu đạt ngày 06/12/2004 tiếp tục nhấn mạnh “Quyền tiếp cận thông tin chỉ bị giới hạn rất ít những ngoại lệ nhằm bảo vệ các lợi ích cần thiết của Nhà nước và cá nhân, bao gồm cả đời sống tư”.

Công ước của Liên họp quốc về chống tham nhũng cũng quy định:

uTôn trọng, tăng cường và bảo vệ sự tự do tìm kiếm, nhận, xuất bản và tuyên truyền thông tin về tham nhũng Sự tự do đó cổ thể cũng có một số giới hạn nhất định, nhưng những giới hạn đó phải được pháp luật quy định và phải là cần thiết để:

(i) Tôn trọng quyền và uy tín của người khác;

(ii) Bảo vệ an ninh quốc gia hay trật tự xã hội hay sức khoẻ cộng đồng hay giá trị đạo đức

Những quy định hạn chế quyền được thông tin của công dân có thể được quy định đồng thời cụ thể trong một văn bản luật chung, hay được quy định trong từng văn bản luật về các lĩnh vực chuyên ngành

ở Việt Nam, các quy định về giới hạn quyền được thông tin nằm rải rác ở nhiều văn bản QPPL, từ luật đến văn bản hướng dẫn thi hành với một phạm vi khá rộng các giới hạn Trước tiên, các văn bản pháp luật hiện hành

có nội dung liên quan đến công khai thông tin đều quy định nguyên tắc

chung là phải bảo vệ bí mật nhà nước Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000 quy định ba cấp độ thông tin không được tiết lộ là: tuyệt mật, tối mật, mật và liệt kê phạm vi bí mật nhà nước theo từng cấp độ đó.

Chẳng hạn, những thông tin thuộc về bí mật nhà nước: Điều 1 Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000 quy định “B í mật nhà nước là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đổi ngoại, kỉnh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố, hoặc chưa công b ổ ” Bên cạnh đó, Điều 1 Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày

28/3/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật

33

Trang 39

nhà nước năm 2000 quy định: “Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; người đứng đầu các tổ chức chính trị, tổ chức chỉnh trị - xã hội, tổ chức xã hội ở cấp Trung ương chịu trách nhiệm lập danh mục bỉ mật nhà nước ở cơ quan, tổ chức của mình Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phổ trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước của địa phương mình trên cơ sở đề xuất của các ban, ngành và UBND cấp dưới trực tiếp” Căn cứ vào Pháp

lệnh bảo vệ bí mật nhà nước, Nghị định số 33/2002/NĐ-CP quy định: bí mật

nhà nước được lập thành các danh mục và được phân cấp độ tối mật, tuyệt mật hoặc mật Các danh mục bí mật này có thể được công bố, hoặc không

công bố Các danh mục bí mật do Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an quyết định

Khoản 3 Điều 5 Quy chế người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ - TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ), người phát ngôn có quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp: a) Những vấn đề thuộc bí mật nhà nước; những vấn đề bí mật thuộc nguyên tắc

và quy định của Đảng; những vấn đề không thuộc quyền hạn phát ngôn; b) Các vụ án đang được điều ừa hoặc chưa xét xử, trừ trường hợp các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan điều tra có yêu cầu cần thông tin trên báo chí những vấn đề có lợi cho hoạt động điều tra và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; c) Những văn bản, chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo mà theo quy định của pháp luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép phổ biến, lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội

Ngoài ra, thông tin về bí mật đời tư cá nhân, bí mật kinh doanh cũng thuộc phạm vi hạn chế thông tin Chẳng hạn, Điều 38 Bộ luật dân sự năm

2005 quy định rằng quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp thu thập, công bố

34

Trang 40

thông tin theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; khoản 3 Điều 5 Luật xuất bản năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2008, từ ngày 01/7/2013 áp dụng Điều 5 Luật xuất bản năm 2012) về bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm và bảo hộ quyền tác giả cũng có quy định về việc không một

cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được lợi dụng quyền phổ biến tác phẩm làm thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác

3.4 Các quy định về trình tự, thủ tục thực thi quyền được thông tin.

Đây là một nội dung không thể thiếu để đảm bảo cho các chủ thể thực thi quyền được thông tin và nghĩa vụ công khai, cung cấp thông tin

Trong hệ thống pháp luật hiện hành, chưa có văn bản nào quy định chung về các nguyên tắc cũng như trình tự, thủ tục yêu cầu và cung cấp thông tin Các quy định về thủ tục, trình tự yêu cầu cung cấp thông tin, công khai thông tin và cung cấp thông tin cũng như quy định về thời hạn, lệ phí cung cấp thông tin, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến cung cấp thông tin nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau với mức

độ chi tiết khá khác nhau, thậm chí có những lĩnh vực chưa có các quy định này

Điều 11 Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng, quy định về bảo đảm quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân như sau:

1 Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin có căn cứ cho rằng việc cung cấp thông tin là chưa đầy đủ hoặc trái pháp luật thì có quyền khiếu nại

2 Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyền yêu cầu cung cấp thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại

Ngày đăng: 15/03/2019, 21:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w