1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hoạt động kế toán huy động vốn tại Sở Giao dịch ngân hàng NHNo&PTNT (AgriBank) Việt Nam.DOC

64 567 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 445 KB

Nội dung

Hoàn thiện hoạt động kế toán huy động vốn tại Sở Giao dịch ngân hàng NHNo&PTNT (AgriBank) Việt Nam

Trang 1

MỤC LỤC

BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI NÓI ĐẦU 1

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN VÀ KẾ TOÁNHUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM 4

1.1 VHĐ VÀ VAI TRÒ CỦA VHĐ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦANHTM 4

1.1.1 Khái niệm VHĐ và các hình thức HĐV của NHTM 4

1.1.1.1 Khái niệm VHĐ 4

1.1.1.2 Các hình thức HĐV của NHTM 4

1.1.2 Vai trò của VHĐ 6

1.2 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HĐV 7

1.2.1 Khái niệm, vai trò của kế toán huy động vốn 7

1.2.2 Tài khoản và chứng từ sử dụng trong kế toán HĐV 7

1.2.2.1 Tài khoản sử dụng 7

1.2.2.2 Chứng từ sử dụng 9

1.3 QUY TRÌNH KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN 10

1.3.1 Kế toán tiền gửi thanh toán 10

13.2 Kế toán tiền gửi có kỳ hạn 11

13.3 Kế toán tiền gửi tiết kiệm 13

1.3.4 Quy trình kế toán HĐV qua việc phát hành GTCG 16

1.3.4.1 Kế toán phát hành GTCG theo mệnh giá 16

1.3.4.2 Kế toán phát hành GTCG có chiết khấu 17

1.4.4 Yếu tố con người 22

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐNTẠI SỞ GIAO DỊCH 23

Trang 2

2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SGD NHNN & PTNT VIỆT NAM 23

2.2.1 Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của SGD 23

2.1.2 Khái quát quá trình hoạt động kinh doanh của SGD 24

2.1.2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển 24

2.1.2.2 Mô hình tổ chức của SGD 26

2.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu 26

2.1.2.4 Các giải pháp SGD đã thực hiện hiệu quả 31

2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI SGD 33

2.2.1 Tài khoản và chứng từ sử dụng 33

2.2.2 Quy trình kế toán HĐV qua tài khoản tiền gửi 33

2.2.2.1 Kế toán nhận tiền gửi 34

2.2.2.2 Kế toán chi trả tiền gửi 35

2.2.2.3 Kế toán trả lãi tiền gửi 35

2.2.3 Quy trình kế toán huy động vốn qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm 37

2.2.3.1 Kế toán nhận tiền gửi tiết kiệm 37

2.2.3.2 Kế toán chi trả tiền gửi tiết kiệm 38

2.2.3.3 Kế toán hạch toán và chi trả lãi 39

2.2.4 Quy trình kế toán huy động vốn qua việc phát hành giấy tờ có giá 40

2.3.2 Những điểm hạn chế và nguyên nhân 43

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠTĐỘNG KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNN & PTNT 45

3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH NHNH & PTNTTRONG NĂM 2010 45

3.2 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN HUY ĐỘNGVỐN 46

Trang 3

3.2.1 Đẩy mạnh và hoàn thiện hơn nữa ứng dụng công nghệ thông tin trongkế toán huy động vốn 46

Trang 4

3.2.2 Hoàn thiện quy trình kế toán huy động vốn 47

3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán 48

3.2.4 Các biện pháp hỗ trợ khác 48

3.2.4.1 Đa dạng hoá hình thức huy động vốn 48

3.2.4.2 Thực hiện chích sách lãi suất huy động linh hoạt 49

3.2.4.3 Gắn liền việc tăng cường huy động vốn với sử dụng vốn có hiệuquả 50

3.2.4.4 Thực hiện tốt chích sách khách hàng và chiến lược Marketing 51

3.2.4.5 Phát huy tối đa yếu tố con người 51

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁNHUY ĐỘNG VỐN TẠI SGD NHNN&PTNN VIỆT NAM 52

3.3.1 Kiến nghị với chính phủ 52

3.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 53

3.3.3 Kiến nghị với NHNN&PTNT Việt Nam 54

KẾT LUẬN 55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu đồ 2.1: Mức tăng trưởng huy động vốn 27

Bảng 2.2 Hoạt động tín dụng 28

Bảng 2.3: Kết quả dịch vụ thanh toán quốc tế 29

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh 30

Bảng 2.5 Tình hình huy động tiền gửi khách hàng 36

Bảng 2.7: Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm 39

Bảng 2.8 Tình hình huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá 41

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

1, Tính cấp thiết của đề tài

Một nền kinh tế phát triển lành mạnh và ổn định không thể không cần đếnnhững kênh dẫn vốn, trong nền kinh tế thị trường ở các nước phát triển, người ta tậptrung nhiều sự chú ý tới thị trường trung gian tạo ra nguồn tài chính cho các doanhnghiệp quan trọng hơn so với thị trường tài chính Trong hệ thống các trung gian tàichính, người ta chủ yếu nhắc tới các NHTM với chức năng cung ứng vốn cho nềnkinh tế, tiền vốn được huy động từ những người có vốn là để thực hiện mục tiêucung ứng vốn cho những người cần nó Vốn đóng vai trò quan trọng trong quá trìnhcông nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước và là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sựtăng trưởng kinh tế mỗi quốc gia.

Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nềnkinh tế của chúng ta đứng trước rất nhiều cơ hội và thách thức mới mẻ Gia nhậpWTO, các ngân hàng được hoạt động trong môi trường chuyên nghiệp hơn, có cơhội liên kết, hợp tác, phát triển với các đối tác nước ngoài trong chuyển giao côngnghệ, phát triển sản phẩm, khai thác thị trường Bên cạnh đó, các NH cũng phảiđối mặt với rất nhiều áp lực cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài với nănglực tài chính mạnh, trình độ năng lực quản lý chuyên nghiệp, hệ thống sản phẩmđa dạng có chất lượng cao hơn Hơn nữa, do xuất phát điểm và trình độ phát triểncủa ngành Ngân hàng nước ta còn thấp cả về công nghệ và trình độ quản lý, tổchức chuyên môn nghiệp vụ, khả năng huy động vốn trong nền kinh tế còn thấp,nhất là vốn trung dài hạn và tiết kiệm nội bộ Hiện nay ngành NH đang phải đốimặt với những khó khăn, thách thức trước xu thế hội nhập quốc tế và khu vực, giảiquyết những khó khăn về vốn, về công nghệ, về nhân lực nhằm đẩy nhanh côngtác huy động vốn Ngân hàng và một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏđến công cuộc huy động vốn Ngân hàng đó là hiệu quả hoạt động kế toán huyđộng vốn hiện nay.

Trong quá trình thực tập tại SGD, em nhận thấy đây là một vấn đề quantrọng mà hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và SGD NHNN & PTNT rất

Trang 8

quan tâm và tìm mọi cách để hoàn thiện Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạtđược, SGD còn có những hạn chế, tồn tại cần khắc phục Do đó em mạnh dạn chọnđề tài: “ Hoàn thiện hoạt động kế toán huy động vốn tại Sở giao dịch Ngân hàngnông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” làm đề án thực tập.

2 Mục đích nghiên cứu:

- Hệ thống hoá và làm sáng tỏ lý luận kế toán huy động vốn của NHTM- Thông qua việc phân tích thực trạng kế toán HĐV tại SGD NHNN &PTNT rút ra kết quả đạt được và, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chếđó

- Tìm kiếm, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt độngkế toán HĐV tại SGD.

3 Phương pháp nghiên cứu:

Chuyên đề sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, luận giải,thống kê… để đánh giá phân tích các thông tin, số liệu có liên quan đến công tác kếtoán huy động vốn tạiSGD.

4 Phạm vi nghiên cứu.

Chuyên đề tập trung nghiên cứu thực trạng kế toán huy động vốn tại SGDNHNN&PTNT Số liệu chủ yếu là trong 3 năm (2007 - 2009).

5 Kết cấu của đề án.

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề án gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về huy động vốn và hiệu quả kế toán huyđộng vốn tại ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng hiệu quả kế toán huy động vốn tại SGDNHNN&PTNT Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kế toánhuy động vốn tại SGD NHNN&PTNN Việt Nam.

Trang 9

Mặc dù vậy để giải quyết vấn đề một cách trọn vẹn đòi hỏi phải có thời gian vàkiến thức thực tế phong phú Song vì thời gian nghiên cứu thực tế không nhiều,kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn hạn chế, hơn nữa đề tài là một vấn đề khárộng nên bài viết khó tránh khỏi những khiếm khuyết Em kính mong nhận được sựchỉ bảo của thầy cô cũng như ban lãnh đạo và tập thể cán bộ tại SGD NHNN &PTNT Việt Nam để bài viết được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các anh chị, cô chú trong SGDcũng như sự chỉ bảo nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Thu Thảo trong quá trình hoànthành chuyên đề này.

Trang 10

Nguồn vốn của NHTM bao gồm hai nguồn chủ yếu là vốn tự có và vốn huyđộng Mỗi loại nguồn vốn có nội dung kinh tế, yêu cầu quản lý và phương pháphạch toán khác nhau.

" VHĐ của NHTM là giá trị tiền tệ mà các NHTM huy động đượctrên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồn vốn khác Bộphận vốn huy động có ý nghĩa quyết định khả năng hoạt động của mỗi NHTM "

1.1.1.2 Các hình thức HĐV của NHTM.

a HĐV qua nghiệp vụ tiền gửi

Nghiệp vụ tiền gửi của NHTM bao gồm tiền gửi của doanh nghiệp, tổ chứckinh tế, cá nhân và tiền gửi tiết kiệm dân cư.

● Tiền gửi: Gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn

- Tiền gửi không kỳ hạn: loại tiền gửi này của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế,cá nhân gửi vào NH với mục đích chính để thực hiện các khoản chi trả trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

Đặc điểm của tiền gửi không kỳ hạn là người gửi tiền có thể gửi và rút tiềnra bất cứ lúc nào trong phạm vi số dư tiền tài khoản Với tính chất linh hoạt của sốdư và người gửi tiền được hưởng các lợi ích thanh toán nên tiền gửi thanh toánkhông được NH trả lãi hoặc được trả nhưng với lãi suất rất thấp.

Trang 11

- Tiền gửi có kỳ hạn: loại tiền gửi này của các doanh nghiệp, tổ chứckinh tế, cá nhân gửi vào NHTM với mục đích để hưởng lãi.

Đặc điểm của tiền gửi có kỳ hạn là người gửi tiền chỉ được lĩnh tiềnsau một thời hạn nhất định từ một vài tháng đến một vài năm Tuy nhiên do nhữnglý do khác nhau, người gửi tiền có thể rút tiền trước hạn, trường hợp này người gửitiền không được hưởng lãi hoặc được hưởng theo lãi suất thấp, tuỳ theo quyết địnhcủa Ngân hàng.

● Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoảntiền gửi tiết kiệm được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy địnhcủa tổ chức nhạn tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của luật phápvề bảo hiểm tiền gửi.

Mục đích của người gửi tiền tiết kiệm là để hưởng lãi và để tích luỹ,do vậy tài khoản tiền gửi tiết kiệm không được dùng để phát hành sec hay thực hiệncác khoản thanh toán khác ngoại trừ người gửi tiền đề nghị trích tài khoản tiền gửitiết kiệm để trả nợ vay hay chuyển sang một tài khoản khác của chính chủ tài khoản Xét về tính chất kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm được chia thành 2 loại làtiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn:

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm người gửi tiền có thềrút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổchức nhận tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ cóthể rút tiền sau một kỳ hạn gửi nhất định theo thoả thuận với tổ chức nhận tiền gửitiết kiệm.

Xét về mục đích gửi tiền, tiền gửi tiết kiệm được phân thành:Tiết kiệm xây dựng nhà ở.

Tiết kiệm mua sắm tài sản có giá trị cao.Tiết kiệm hưởng lãi suất mà dự thưởng v vv.

Trang 12

Tiền gửi tiết kiệm được phản ánh trên các tài khoản “tiền gửi tiết kiệmkhông kỳ hạn”, “tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn”, “tài khoản tiết kiệm khác”.

b HĐV bằng việc phát hành các giấy tờ có giá

Các giấy tờ có giá là các công cụ Nợ do Ngân hàng phát hành để huyđộng vốn trên thị trường Nguồn vốn này tương đối ổn định để sử dụng cho mộtmục đích nào đó Lãi suất của loại này phụ thuộc vào sự cấp thiết của việc huy độngvốn nên thường cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thông thường.

Các giấy tờ có giá do NHTM phát hành bao gồm kỳ phiếu, trái phiếu,chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá.

Như vậy, để đạt được hiệu quả trong kế toán HĐV, ngân hàng phải cóchiến lược thích hợp, phù hợp với khả năng, mục tiêu chiến lược kinh doanh củamình.

1.1.2 Vai trò của VHĐ.

Nguồn vốn huy động có vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động kinhdoanh của NHTM Trong tổng nguồn vốn của NHTM thì vốn tự có chỉ chiếm mộtphần nhỏ, còn phần lớn là vốn ngân hàng huy động được từ bên ngoài Nếu như vốntự có là" tấm đệm" bảo vệ an toàn và điều chỉnh hoạt động của ngân hàng thì vốnhuy động sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Vai trò đó được thểhiện như sau:

- Vốn huy động là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh củamình.

- Quyết định quy mô tín dụng, khả năng sinh lời cũng như các hoạt độngkinh doanh khác của NHTM.

- Tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô và đa dạng hoá hoạt độngkinh doanh.

- Quyết định năng lực canh tranh của các NHTM.

Với những vai trò hết sức quan trọng như vậy, các ngân hàng cầnquan tâm tìm mọi biện pháp để thực hiện tốt các mặt hoạt động kinh doanh trong đócó hoạt động kế toán huy động vốn.

Trang 13

1.2 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HĐV

1.2.1 Khái niệm, vai trò của kế toán huy động vốn.

Kế toán HĐV là việc thu thập, ghi chép xử lý, phản ánh một cách đầyđủ, chính xác các khoản tiền gửi, phát hành GTCG Trên cơ sở đó cung cấp cácthông tin phục vụ lãnh đạo chỉ đạo về nguồn vốn đầu vào, từ đó góp phần nâng caohiệu quả sử dụng vốn.

Vai trò kế toán huy động vốn được thể hiện như sau:

- Kế toán HĐV phản ánh chính xác loại vốn huy động, tổng hợp số liệunhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý ngân hàng.

- Giúp bảo vệ an toàn tài sản tại đơn vị ngân hàng.

- Ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ tính toán trả lãi, kể cả lãi thực trả và lãi dựtrả, qua đó biết được chi phí HĐV một cách chính xác.

Ngoài ra những thông tin về nghiệp vụ kế toán HĐV còn phục vụ chocông tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán….được thực hiện dễ dàng hơn.

1.2.2 Tài khoản và chứng từ sử dụng trong kế toán HĐV.

Trang 14

Số dư có: phản ánh số tiền khách hàng hiện còn gửi ngân hàngCác tài khoản này được mở chi tiết theo tên khách hàng.

 Tài khoản phát hành giấy tờ có giá ( SH43) TK431: Mệnh giá GTCG bằng đồng Việt nam TK432: Chiết khấu GTCG bằng VNĐ

TK433: Phụ trội GTCG bằng VNĐ

TK434: Mệnh giá GTCG bằng ngoại tệ và vàng TK435: Chiết khấu GTCG bằng ngoại tệ và vàng TK436: Phụ trội GTCG bằng ngoại tệ và vàng.

 Các tài khoản vay

Bên có ghi: Số vốn nhận được từ các tổ chức giao vốn

Bên nợ ghi: Số vốn đã thanh toán với tổ chức giao vốn (khi đã giảingân cho khách hàng vay)

Trang 15

Số dư có: Phản ánh số vốn nhận của các tổ chức giao vốn nhưngchưa giải ngân cho khách hàng

● Tài khoản lãi phải trả (SH49)

Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi dồn tính (theo nguyên tắc cơ sởdồn tính) tính trên các tài khoản nguồn vốn (tiền gửi của khách hàng, tiền vay các tổchức khác ) mà NHTM phải trả khi đến hạn Số lãi này đã hạch toán vào chi phítrong kỳ nhưng chưa trả cho khách hàng.

Kết cấu:

Bên Nợ ghi: Chi phí chờ phân bổ (chi trả trước) phát sinh trong kỳ Bên Có ghi: Chi phí trả trước được phân bổ vào chi phí trong kỳ Số dư Nợ: Phản ánh các khoản chi phí trả trước chưa được phân bổ

- Nhóm chứng từ điện tử: Uỷ nhiệm chi điện tử, uỷ nhiệm thu điện tử,thẻthanh toán

Trang 16

- Các loại trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi.- Các loại sổ tiết kiệm.

- Các loại hợp đồng tín dụng đi vay và nhận vốn

Các chứng từ này phải đảm bảo tính pháp lý cao, không được sử dụng lẫnlộn các chứng từ Trên chứng từ phải có đầy đủ chữ ký của khách hàng và ngânhàng theo chế độ chứng từ của ngân hàng.

1.3 QUY TRÌNH KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN.1.3.1 Kế toán tiền gửi thanh toán

Sau khi tài khoản tiền gửi được thiết lập, chủ tài khoản sử dụng tàikhoản của mình để nộp tiền, lĩnh tiền theo mục đích đã định

 Kế toán nhận tiền gửi:

- Kế toán nhận tiền gửi bằng tiền mặt:

Người gửi tiền lập giấy nộp tiền kèm tiền mặt vào ngân hàng Căn cứvào chứng từ thu tiền mặt, sau khi đã kiểm đếm đủ tiền, kế toán sẽ hạch toán:

Nợ: TK Tiền mặt (SH 1011)

Có: TK Tiền gửi KKH/ khách hàng (SH 4221.xx)- Kế toán nhận tiền gửi bằng chuyển khoản.

Kế toán căn cứ vào các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đểhạch toán:

Nợ: TK Tiền gửi người chi trả (SH4221.xx) (nếu thanh toán cùng NH)Hoặc TK thanh toán vốn giữa các ngân hàng (nếu thanh toán khác NH)Có: TK Tiền gửi/ người thụ hưởng (SH4221.xx)

 Kế toán chi trả tiền gửi thanh toán- Kế toán chi trả bằng tiền mặt:

Chủ tài khoản phát hành sec tiền mặt gửi NH để lĩnh tiền mặt từ tàikhoản thanh toán Nhận sec kế toán kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ,kiểm soát số dư tài khoản, hạn mức thấu chi (nếu áp dụng thấu chi tài khoản), vàosổ chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính, làm thủ tục chi tiền cho người có tên ghitrên tờ séc.

Trang 17

Nợ: TK tiền gửi thanh toán (SH 4221.xx)Có: TK Tiền mặt.(SH 1011)

- Kế toán chi trả bằng chuyển khoản.

Chủ tài khoản sử dụng các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặtnhư lệnh chi (uỷ nhiệm chi), sec chuyển khoản để trích tài khoản của mình chuyểntrả tiền cho người thụ hưởng.

Nợ: TK Tiền gửi thanh toán của chủ tài khoản-người chi trả (SH 4221.xx)Có: TK Tiền gửi thanh toán của thụ hưởng (SH 4221.xx) (nếu thanh toáncùng NH)

Hoặc TK thanh toán vốn giữa các ngân hàng ( nếu thanh toán khác NH) Lệ phí chuyển tiền: lệ phí chuyển tiền thu theo tỉ lệ do từng hệ thốngNHTM quy định.

Thuế GTGT: là mức thuế (thuế xuất) áp dụng đối với loại hàng hoádịch vụ chịu thuế GTGT do Bộ Tài chính quy định

 Kế toán trả lãi tài khoản tiền gửi thanh toán

Hàng tháng ( vào ngày gần cuối tháng) kế toán tính và trả lãi các tàikhoản tiền gửi thanh toán Số lãi này được nhập vào TK của chủ tài khoản ( lãi nhậpgốc-lãi kép)

Bút toán phản ánh chi trả lãi tiền gửi:Nợ: TK chi phí - chi trả lãi tiền gửi

Có: TK tiền gửi thanh toán của khách hàng

13.2 Kế toán tiền gửi có kỳ hạn

Đặc điểm của tài khoản tiền gửi có kỳ hạn là người gửi tiền chỉ đượcrút tiền khi tài khoản tiền gửi đã đến hạn trả, trường hợp vì lý do nào đó người gửirút tiền ra trước hạn thì NH sẽ áp dụng chế tài như khoản tiền gửi không đượchưởng lãi, hoặc áp dụng mức lãi suất thấp do NH quy định Trường hợp đến hạn rúttiền nhưng người gửi không đến rút tiền thì coi như gửi tiếp kì hạn mới

Trang 18

 Kế toán nhận tiền gửi:

Căn cứ vào giấy nộp tiền, kế toán sẽ nhập dữ liệu vào máy tính.Nợ: TK tiền mặt (SH1011) hoặc TK tiền gửi không kỳ hạn (SH4221.xx)Có: TK tiền gửi có kỳ hạn (SH4222.xx)

 Kế toán chi trả tiền gửi:

Khác với tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, khi khách hàng rút tiền từtài khoản tiền gửi có kỳ hạn phải rút trọn số tiền của kỳ hạn

- Khách hàng rút tiền bằng tiền mặt:Nợ: TK tiền gửi có kỳ hạn (SH4222.xx)Có: TK tiền mặt ( SH1011)

- Khách hàng chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn Nợ: TK tiền gửi có kỳ hạn (SH4222.xx)

Có: TK tiền gửi không kỳ hạn (SH4221.xx)  Kế toán trả lãi tiền gửi có kỳ hạn

Việc trả lãi tiền gửi có kỳ hạn cho người gửi tiền được thực hiện khiđáo hạn (trả cùng gốc) Tuy nhiên thực hiện nguyên tắc cơ sở dồn tính thì hàngtháng tiến hành tính lãi và hạch toán số lãi đó vào tài khoản chi phí trả lãi đối ứngvới TK “lãi phải trả cho tiền gửi” Khi đáo hạn người gửi tiền rút gốc kế toán hạchtoán trả lãi cho khách hàng từ tài khoản “lãi phải trả cho tiền gửi” tổng số tiền lãi.

Công thức tính lãi hàng tháng:

Tiền lãi = số tiền gửi vào*lãi suất tiền gửi/ tháng.

Sau khi tính dược số lãi phải trả, hàng tháng kế toán lập chứng từ và hạch toán: Bút toán:

Nợ: TK chi phí trả lãi

Có: TK lãi phải trả cho tiền gửi (SH4911)

Khi khách hàng đến lĩnh lãi (cùng gốc) kế toán lập phiếu chi lãi vàhạch toán:

Trang 19

Nợ: TK lãi phải trả cho tiền gửi (SH4911)

Có: TK thích hợp (TK tiền mặt hay TK tiền gửi không kỳ hạn)

13.3 Kế toán tiền gửi tiết kiệm

a, Đặc điểm quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm

- Về thủ tục mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm: Căn cứ để mở TK tiền gửitiết kiệm là chứng minh thư nhân dân của người gửi tiền Đối với người nước ngoàiđang sinh sống và hoạt động hợp pháp ở Việt Nam thì phải có hộ chiếu và thị thựccó thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền Sau khi kiểm soát các giấy tờtuỳ thân cơ sở nhận tiền gửi tiết kiệm sẽ mở cho người gửi tiền một tài khoản tiếtkiệm thích hợp.

- Chứng từ sử dụng: Ngoài giấy nộp tiền và lĩnh tiền còn sử dụng cácloại chứng từ chuyên dùng:

+ Thẻ tiết kiệm: là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của chủ sở hữutiền gửi tiết kiệm hoặc đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm về khoản tiền đã gửi tại tổchức nhận tiền gửi tiết kiệm.

+ Phiếu lưu: là hình thức sổ tờ rời được lập ra theo thẻ tiết kiệm đểlưu lại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm với mục đớch theo dừi tỡnh hỡnh giao dịchtiết kiệm của người gửi tiết kiệm.

b, Quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm

Sau khi hoàn thành thủ tục mở tài khoản cho khách hàng, kế toán sẽtiến hành hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình giao dịch với kháchhàng.

 Kế toán nhận tiền gửi:

- Lần đầu tiên gửi tiết kiệm người gửi tiền xuất trình chứng minh thưnhân dân hoặc hộ chiếu ( đối với người nước ngoài), viết giấy nộp tiền và phiếu lưu,đăng kí mẫu chữ kí trên phiếu lưu sau đó trao giấy nộp tiền và phiếu lưu cho nhânviên giao dịch tiết kiệm, nộp tiền mặt cho bộ phận ngân quỹ.

Về hạch toán, căn cứ vào chứng từ ghi: Nợ: TK tiền mặt ( SH 1011)

Trang 20

Có: TK tiết kiệm không kỳ hạn hoặc TK tiết kiệm có kỳ hạn(4231-4232)

- Các lần gửi tiếp theo:

+ Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: người gửi tiền viếtgiấy nộp tiền kèm thẻ tiết kiệm gửi cho nhân viên giao dịch tiết kiệm sau đó trả lạithẻ tiết kiệm cho người gửi tiền Trường hợp này không phải lập thẻ tiết kiệm vàphiếu lưu mới.

+ Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: do loại tiết kiệm có kì hạnmở tài khoản theo từng kỳ hạn và mỗi thẻ tiết kiệm có kỳ hạn chỉ xác định 1lần gửivà rút duy nhất nên người gửi tiền có kỳ hạn gửi món mới thì xem như gửi lần đầunên phải làm các thủ tục như gửi lần đầu tiên

 Kế toán chi trả tiền gửi tiết kiệm:

- Chi trả tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: người rút tiền viết giấy lĩnhtiền mặt kèm thẻ tiết kiệm và chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu gửi nhân viêngiao dịch tiết kiệm Nhân viên giao dịch kiểm soát chứng minh thư nhân dân, thẻtiết kiệm, giấy lĩnh tiền, chữ kí của người rút tiền so với mẫu chữ kí đã đăng kí trênphiếu lưu:

+ Nếu người gửi tiền chỉ rút một phần của số tiền trên thẻ tiết kiệmthì sau khi ghi số tiền rút ra vào thẻ tiết kiệm và phiếu lưu, rút số dư (số tiền còn lại)sẽ trả lại thẻ tiết kiệm cho người gửi để giao dịch tiếp.

+ Nếu người gửi tiền rút toàn bộ số tiền của thẻ tiết kiệm thì sau khilàm các thủ tục như trường hợp một nhân viên giao dịch sẽ thu hồi thẻ tiết kiệm từngười gửi để bảo quản cùng phiếu lưu.

- Chi trả tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: do tiết kiệm có kỳ hạn chỉ chi trả toànbộ số tiền gửi một lần khi đáo hạn nên đến hạn trả người gửi tiền cũng làm các thủtục như tiết kiệm không kỳ hạn để lĩnh toàn bộ số tiền của thẻ tiết kiệm: sau khihoàn thành chi tiền cho người gửi thẻ tiết kiệm có kỳ hạn được giữ lại để bảo quảncùng phiếu lưu

- Bút toán phản ánh chi trả tiền gửi tiết kiệm: + Chi trả bằng tiền mặt:

Trang 21

Nợ: TK tiết kiệm không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn (4231-4232) Có: TK tiền mặt (SH 1011)

Nợ: TK TGTK KKH/ khách hàngCó: TK Tiền mặt

+ Chi trả bằng chuyển khoản:

Nợ: TK tiết kiệm không kỳ hạn hoặc TK tiết kiệm có kỳ hạn (4231-4232)Có: TK cho vay (nếu người gửi tiết kiệm trả nợ vay ngân hàng)

Hoặc tài khoản tiền gửi thích hợp Kế toán chi trả lãi tiền gửi tiết kiệm

- Chi trả lãi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:

Chi trả lãi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được thực hiện theo địnhkỳ tháng áp dụng phương pháp tính lãi tính số tháng Ngày cuối tháng nhân viên kếtoán tiết kiệm tiến hành tính lãi cho tất cả các tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn.Việc trả lãi được thực hiện bằng hai cách: hoặc là trả tiền mặt trực tiếp cho ngườigửi hoặc là nhập lãi vào tài khoản tiết kiệm của người gửi tiền (lãi nhập gốc)

+ Trả lãi bằng tiền mặt trực tiếp cho người gửi tiền: kế toán lậpphiếu chi, hạch toán:

Nợ: TK trả lãi tiền gửi ( SH 801) Có: TK tiền mặt ( SH1011)

+ Trả lãi nhập gốc: dùng bảng kê tính lãi làm chứng từ, hạch toán Nợ: TK trả lãi tiền gửi (SH 801)

Có: TK tiết kiệm không kỳ hạn của người gửi (SH 4231) - Chi trả lãi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:

Chi trả lãi tiên gửi tiết kiệm có kỳ hạn được thực hiện khi khoảntiền đó đáo hạn (trả lãi sau) Tuy nhiên do NHTM áp dụng nguyên tắc cơ sở dồntính nên hàng tháng phải tính lãi trong kỳ để hạch toán số lãi này vào TK chi phí đốiứng với TK lãi phải trả.

+ Hàng tháng tính lãi, hạch toán:

Trang 22

Nợ: TK trả lãi tiền gửi (SH 801)

Có: TK lãi phải trả cho tiền gửi (SH 491)

+ Khi trả lãi cho người gửi tiền: lập phiếu chi, hạch toán: Nợ: TK phải trả lãi cho tiền gửi (SH491)

Có: TK Tiền mặt (SH 1011)

Trường hợp người gửi tiền lĩnh tiền trước hạn thì kế toán phải làmthủ tục để hoàn nhập số lãi hàng tháng đã hạch toán dự trả sau khi trừ số lãi ngườigửi tiết kiệm có kì hạn lĩnh trước hạn được hưởng theo quy định của NHTM nhậntiền gửi.

+ Bút toán chi lãi cho người gửi tiền lĩnh trước hạn: Nợ: TK lãi phải trả cho người gửi tiền (SH 491) Có: TK tiền mặt (lĩnh bằng tiền mặt)

+ Bút toán hoàn nhập để giảm chi phí: Nợ: TK lãi phải trả cho tiền gửi (SH 491) Có: TK chi phí trả lãi

1.3.4 Quy trình kế toán HĐV qua việc phát hành GTCG.

Người mua GTCG sau khi làm thủ tục nộp tiền vào ngân hàng pháthành GTCG sẽ được nhận các loại GTCG thích hợp từ ngân hàng phát hành.

1.3.4.1 Kế toán phát hành GTCG theo mệnh giá

- Phản ánh số tiền thu về phát hành GTCG theo mệnh giá

Nợ: TK thích hợp (TK 1011 hoặc TK tiền gửi ): Số tiền thu bán GTCG Có: TK mệnh giá GTCG (TK 431 hoặc 434)

- Kế toán trả lãi phát hành GTCG theo mệnh giá

+ Định kỳ trả lãi: Nợ: TK trả lãi phát hành GTCG (TK803): Số tiềnlãi trong kỳ

Có: TK tiền mặt hoặc TK thích hợp khác

Trang 23

+ Trả lãi sau (trả lãi cùng gốc khi đáo hạn): Định kỳ hạch toán dự trả lãi

Nợ: TK trả lãi phát hành GTCG (TK803):lãi trong kỳ Có: TK lãi phả trả về phát hành GTCG (TK492) Khi thanh toán GTCG hạch toán trả lãi cho khách hàng Nợ: TK lãi phải trả về phát hành GTCG (492): tổng tiền lãi Có: TK tiền mặt hoặc TK thích hợp khác

+trả lãi GTCG trước, số tiền trả lãi trước được khấu trừ vào mệnhgiá của GTCG và được hạch toán vào TK “ chi phí chờ phân bổ” sau đó được phânbổ vào TK chi trả lãi theo từng định kỳ

Tại thời điểm phát hành GTCG:

Nợ: TK thích hợp (TK 1011 hoặc TK tiền gửi ): số tiền thực thu(mệnh giá – lãi)

Nợ: TK chi phí chờ phân bổ (TK 388): tiền lãi

Có: TK mệnh giá GTCG (TK 431/434): mệnh giá GTCG Định kỳ phân bổ lãi vào TK chi phí

Nợ: TK chi phí trả lãi phát hành (803): số tiền lãi phân bổ theo kỳ Có: TK chi phí chờ phân bổ (TK 388)

- Thanh toán GTCG: Nợ: TK mệnh giá GTCG (TK431/434) Có: TK tiền mặt hoặc TK thích hợp khác

1.3.4.2 Kế toán phát hành GTCG có chiết khấu

- Phản ánh số tiền thu về phát hành GTCG có chiết khấu

Khoản chiết khấu khách hàng được hưởng được khấu trừ vào mệnhgiá của GTCG, như vậy KH chỉ phải nộp tiền chênh lệch giữa mệnh giá GTCG vàkhoản chiết khấu

Nợ: TK thích hợp (TK 1011 hoặc TK tiền gửi ): Số tiền thu về bánGTCG (mệnh giá - khoản chiết khấu)

Trang 24

Nợ: TK chiết khấu GTCG (TK 432/435): số tiền chiết khấu Có: TK mệnh giá GTCG (TK 431/434)

- Kế toán trả lãi phát hành GTCG và phân bổ chiết khấu

+ Trả lãi GTCG theo định kỳ (tháng) : việc trả lãi được kết hợp vớiphân bổ khoản chiết khấu trong kỳ và được phản ánh vào TK “chi trả lãi phát hànhGTCG”

Nợ: TK lãi phải trả phát hành GTCG (TK803): số tiền lãi +khoản chiết khấu phân bổ trong kỳ

Có: TK tiền mặt hoặc TK thích hợp khác: số lãi

Có: TK chiết khấu GTCG (TK432/435): số tiền phân bổ chiếtkhấu trong kỳ

+ Trả lãi GTCG sau (trả lãi khi thanh táon GTCG đáo hoạn):định kỳ phải hạch toán dự trả lãi trong kỳ cùng với phân bổ chiết khấu trong kỳ Khithanh toán GTCG sẽ trả lãi cho KH cùng gốc

Định kỳ thanh toán dự trả lãi và phân bổ chiết khấu

Nợ: TK trả lãi phát hành GTCG (TK803): số lãi + khoảnchiết khấu phân bổ trong kỳ

Có: TK lãi phải trả về phát hành GTCG (TK 492): số lãi Có: TK chiết khấu GTCG (TK 432/435): số tiền phân bổchiết khấu

Đến thời hạn thanh toán GTCG chi trả lãi cho KH

Nợ: TK lãi phải trả về phát hành GTCG (TK 492): tổng lãi Có: TK thích hợp (TK 1011 hoặc TK tiền gửi)

Ngoài ra còn có bút toán chi trả gốc

+ Trả lãi trước (trả lãi ngay khi phát hành GTCG có chiết khấu).Khoản lãi này cùng với khoản chiết khấu được trừ vào mệnh giá GTCG, người muaGTCG chỉ phải nộp số tiền chênh lệch Số tiền trả lãi được hạch toán vào TK “ chiphí chờ phân bổ”, định kỳ sẽ phân bổ vào TK803 cùng với khoản chiết khấu phânbổ trong kỳ.

Trang 25

Tại thời điểm phát hành GTCG

Nợ: TK thích hợp (1011 hoặc tiền gửi ): số tiền thực thu(mệnh giá – (tiền lãi + khoản chiết khấu))

Nợ: TK chi phí chờ phân bổ (TK388): số tiền trả lãi trước Nợ: TK chiết khấu GTCG (TK432/435): số tiền chiết khấu Có: TK mệnh giá GTCG (TK431/434): số tiền theo mệnh giá Định kỳ (tháng) phân bổ lãi và khoản chiết khấu trong kỳ Nợ: TK chi trả lãi phát hành GTCG (TK803): tổng số tiềnphân bổ

Có: TK chi phí chờ phân bổ (TK388): số tiền lãi phân bổ Có: TK chiết khấu GTCG (TK 432/435): số tiền chiết khấuphân bổ

- Kế toán thanh toán GTCG có chiết khấu khi đáo hạn

1.3.4.3 Kế toán phát hành GTCG có phụ trội

- Phản ánh số tiền thu về phát hành GTCG có phụ trội

Khoản phụ trội được người mua GTCG chấp nhận và phải nộp vàoNH phát hành GTCG cùng mệnh giá GTCG ngay khi mua GTCG Khoản phụ trộiđược hạch toán vào TK “ phụ trội GTCG” và từng định kỳ được phân bổ dần đểgiảm chi phí đi vay (hạch toán vào bên Có TK 803)

Nợ: TK thích hợp (TK 1011 hoặc TK tiền gửi ): số tiền thu về bánGTCG (mệnh giá + khoản phụ trội)

Có: TK phụ trội GTCG (TK 433/436): số tiền phụ trội Có: TK mệnh giá GTCG (TK 431/435): số tiền mệnh giá- Kế toán trả lãi và phân bổ khoản phụ trội:

+ Nếu trả lãi GTCG theo định kỳ: số tiền lãi trả trong kỳ được phảnánh vào bên Nợ Tk 803, khoản phân bổ phụ trội trong kỳ được phản ánh vào bên CóTK 803 để giảm chi phí.

Trả lãi trong kỳ:

Trang 26

Nợ: TK trả lãi phát hành GTCG (TK803): số tiền lãi trong kỳ Có: TK tiền mặt hoặc TK thích hợp khác

Phân bổ khoản phụ trội trong kỳ

Nợ: TK phụ trội GTCG (TK 433/436): số tiền phân bổ phụ trội Có: TK trả lãi phát hành GTCG (TK803)

+ Trả lãi sau (trả lãi cùng gốc khi thanh toán GTCG): từng định kỳphải tính và hạch toán dự trả lãi trong kỳ, đồng thời hạch toán phân bổ khoản phụtrội để giảm chi phí.

Kế toán dự trả lãi:

Nợ TK: trả lãi phát hành GTCG (TK 803): số lãi trong kỳ Có TK: lãi phải trả về phát hành GTCG (TK492)

Kế toán phân bổ khoản phụ trội trong kỳ

Nợ: TK phụ trội GTCG (TK 433/436): số tiền phụ trội phânbổ trong kỳ

Có: TK trả lãi phát hành GTCG (TK803)

Kế toán chi trả lãi cho khách hàng khi thanh toán GTCG Nợ: TK lãi phải trả về phát hành GTCG (TK 492): tổng lãi Có: TK thích hợp (TK 1011 hoặc TK thích hợp khác)

+ Trả lãi trước (trả lãi ngay khi phát hành GTCG): số tiền trả lãitrước được khấu trừ vào mệnh giá cộng khoản phụ trội, người mua chỉ phải nộpkhoản chênh lệch Số tiền lãi trả trước được hạch toán vào TK “chi phí chờ phânbổ” để từng định kỳ phân bổ vào TK 803 cùng với khoản phụ trội.

Kế toán tại thời điểm phát hành GTCG

Nợ: TK thích hợp (TK 1011 hoặc TK tiền gửi ): tổng số tiềnthực thu (mệnh giá + khoản phụ trội - lãi trả trước)

Nợ: TK chi phí chờ phân bổ (TK388): số tiền lãi Có: TK phụ trội GTCG (TK 433/438): số tiền phụ trội

Trang 27

Có: Tk mệnh giá GTCG (TK431/434): mệnh giá GTCG Kế toán phân bổ số lãi theo định kỳ vào TK chi phí

Nợ: TK trả lãi phát hành GTCG (TK 803): lãi phân bổ trong kỳ Có: TK chi phí chờ phân bổ (TK 388)

Kế toán phân bổ khoản phụ trội trong kỳ

Nợ: TK phụ trội GTCG ( TK433/435): khoản phụ trội trong kỳ Có: TK trả lãi phát hành GTCG ( TK803)

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN HĐV.

Hiệu quả kế toán HĐV chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố; nó có ýnghĩa hết sức quan trọng trong việc xây dựng, đưa ra các giải pháp, kiến nghị phùhợp để nâng cao hiệu quả kế toán HĐV Các nhân tố đó là:

1.4.1 Mô hình giao dịch

Mô hình giao dịch mà ngân hàng áp dụng không những ảnh hưởng mà cònquyết định đến hiệu quả công tác kế toán Mô hình giao dịch sẽ quyết định đến việcluân chuyển chứng từ, tài khoản sử dụng trong kế toán.

Nếu ngân hàng áp dụng mô hình giao dịch một cửa thì khi đó chứng từ sửdụng trong giao dịch sẽ là chứng từ điện tử, chữ ký sử dụng là chữ ký điện tử.Khách hàng chỉ làm việc với một nhân viên ngân hàng, người đó sẽ trực tiếp xử lýtất cả các việc nhận tiền gửi, chi trả tiền gửi cho khách hàng trong phạm vi hạn mứcquy định cho nhân viên giao dịch Mọi công việc của kế toán được thực hiện hoàntoàn trên máy vi tính, từ đó giúp cho việc hạch toán được chính xác và nhanhchóng.

Ngược lại, nếu ngân hàng mà áp dụng mô hình giao dịch nhiều cửa thì việcluân chuyển chứng từ và sử dụng chứng từ rất cồng kềnh Điều này làm cho côngtác kế toán giảm đi rõ rệt.

1.4.2 Kỹ thuật nghiệp vụ kế toán.

Kỹ thuật nghiệp vụ kế toán là công cụ mà kế toán sử dụng trong hoạt độngcủa mình Kỹ thuật nghiệp vụ bao gồm tài khoản sử dụng, chứng từ và các yếu tốtrên chứng từ.

Trang 28

Ngân hàng có hệ thống tài khoản hợp lý, sử dụng tài khoản linh hoạtsẽ tạo ra nhiều tiện ích, thuận lợi cho khách hàng, đồng thời giúp kế toán thuận tiệntrong công tác hạch toán, quản lý.

1.4.3 Công nghệ ngân hàng.

Ngân hàng có công nghệ hiện đại trợ giúp thì kế toán viên sẽ phản ánhnghiệp vụ một cách chính xác, nhánh chóng, giảm việc thực hiện thủ công Nhưngân hàng áp dụng các phần mềm tính lãi chuyên dùng sẽ giúp kế toán viên khôngphải tính lãi thủ công Việc áp dụng công nghệ sẽ giảm bớt thời gian thực hiện mỗinghiệp vụ Hiệu quả công tác kế toán được nâng lên rõ rệt.

1.4.4 Yếu tố con người.

Nhân viên ngân hàng là người trực tiếp thực hiện các giao dịch Nếu họ cóđủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ về tin học, ngoại ngữ cùng khảnăng giao tiếp thì thực hiện công việc sẽ nhanh chóng, chính xác hơn Với kiến thứctổng hợp trên nhiều mặt và sự hiểu biết của mình, họ có thể tư vấn cho khách hàngnhững vấn đề cần thiết, tạo thuận tiện trong quá trình giao dịch Sự tinh thông trongnghiệp vụ sẽ giúp nhân viên kế toán thực hiện tốt công việc của mình, tránh xảy rasai sót đáng tiếc.

Trang 29

Năm 2009, Chính phủ ban hành NĐ59 về tổ chức hoạt động NHTM, NHNhà nước thực hiện điều hành giá đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ ,như kết hợp giữa điều hành tỷ giá và lãi suất , kịp thời chỉ đạo các tổ chức tín dụngthực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất, xuấtkhẩu , phát triển nông nghiệp, nông thôn các NH đã tích cực triển khai cơ chế hỗtrợ lãi suất, từ đó tác động tích cực đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Bên cạnh đó, để ngăn chặn nguy cơ tái lạm phát, NHNN thực hiện các biện pháphạn chế tăng trưởng tín dụng trong quý IV/2009.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2009 gặp nhiều khó khăn, thị trườngngoại hối biến động phức tạp, xuất khẩu giảm mạnh, kim ngạch xuất khẩu mất cânđối, các doanh nghiệp xuất khẩu lo ngại rủi ro tỷ giá đã găm giữ ngoại tệ làm chothị trường thiếu hụt nguồn cung trong khi hoạt động nhập khẩu vẫn gia tăng Mặtkhác, chương trình hỗ trợ lãi suất từ gói kích cầu của chính phủ đã kích thích nhiềudoanh nghiệp chuyển sang vay VND để hưởng lãi suất ưu đãi thay vì vay USD nhưtrước đây đã tạo áp lực lớn lên nhu cầu ngoại tệ.

Trang 30

2.1.2 Khái quát quá trình hoạt động kinh doanh của SGD

2.1.2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển

SGD NHNN & PTNT Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chứclại Sở kinh doanh hối đoái NHNN & PTNN Việt Nam theo quyết định số 235/QĐ/HĐ Hội đồng quản trị-02 ngày 16/02/1999 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNNViệt Nam SGD là đơn vị hạch toán phụ thuộc, hoạt động kinh doanh trực tiếp nhưmột SGD và làm nhiệm vụ theo uỷ quyền của NHNN & PTNT Việt Nam về lĩnhvực ngoại tệ.

Khi mới thành lập ( tháng 5 năm 1999) , SGD NHNN có cơ cấu tổ chứcgồm 6 phòng nghiệp vụ với tổng số 42 cán bộ nhân viên.

Chức năng của SGD NHNN & PTNT Việt Nam

- Làm đầu mới trong việc thực hiện một số nhiệm vụ theo uỷ quyền củaNHNN

- Đầu mối thực hiện các dự án đồng tài trợ và các dự án uỷ thác đầu tư củaNHNN khi được Tổng giám đốc giao bằng văn bản

- Trung tâm ngoại tệ tiền mặt - Trực tiếp kinh doanh đa năng - Đầu mối chi trả kiều hôi

- Quản lý, vận hành hệ thống SWIFT, quan hệ ngân hàng đại lý

- Tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nôngnghiệp

Nhiệm vụ của SGD NHNN & PTNT Việt Nam - Thực hiện các nhiệm vụ đầu mối của hệ thống NHNN

- Trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ đối với khách hàng, chủ yếu cácdoanh nghiệp lớn

● Huy động vốn ● Cho vay

Trang 31

Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ vàcác loại cho vay khác theo quy định.

● Bảo lãnh

● Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theoquy định và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định củaNHNN

● Kinh doanh ngoại hối

● Cung ứng các dịch vụ thanh toán ngân quỹ ● Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác

● Kinh doanh vàng bạc theo quy đinh của NHNN ● Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng

● Tư vấn khách hàng xây dựng dự án

- Đầu mối triển khai, quản lý mạng lưới dịch vụ chi trả kiều hối - Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quyđịnh của NHNN

- Trực tiếp thử nghiệm các dịch vụ sản phẩm mới trong hoạt độngkinh doanh của NHNN

- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị lưutrữ các hình ảnh làm tư liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của Sở giao dịchcũng như việc quảng bá thương hiệu của NHNN

- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của NHNN

- Chấp hành đầy đủ báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầuđột xuất của Tổng giám đốc

- Phối hợp với Trung tâm đào tạo và các Ban chuyên môn nghiệp vụ tạiTrụ sở chính NHNN và các tổ chức khác có liên quan trong việc đào tạo, tập huấnnghiệp vụ chuyên đề cho cán bộ thuộc Sở giao dịch

- Thực hiện nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc giao

Trang 32

2.1.2.2 Mô hình tổ chức của SGD

● Ban giám đốc bao gồm: - Giám đốc - Các phó giám đốc ● Sơ đồ các phòng ban:

2.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu

2.1.2.3.1 Kết quả công tác huy động vốn:

Trong quá trình hoạt động, ban lãnh đạo SGD đã xác định công tác huyđộng vốn được đưa lên hàng đầu Do vậy SGD đã tăng cường hoạt động tiếp thị,tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng của các phườngxung quanh trụ sở và kết quả đạt được là:

Ban Giám

PhòngHành Chính Nhân Sự

Phòng Kinh DoanhNgoại Tệ

Phòng ThanhToánQuốc

VàNgân

PhòngKiểm TraKiểm

PhòngNguồn Vốn Và KếHoạchTổngHợp

Phòngquản lý

kinh doanh

PhòngNgân Hàng

Đại LýPhòng

Điện Toán

Phòng kiều

hốiVà Mar

Ngày đăng: 20/10/2012, 16:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT - Hoàn thiện hoạt động kế toán huy động vốn tại Sở Giao dịch ngân hàng NHNo&PTNT (AgriBank) Việt Nam.DOC
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT (Trang 2)
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT - Hoàn thiện hoạt động kế toán huy động vốn tại Sở Giao dịch ngân hàng NHNo&PTNT (AgriBank) Việt Nam.DOC
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT (Trang 2)
Như vậy, tình hình huy động vốn mà SGD đạt được trong những năm qua là rất khả quan. Để đạt được kết quả này, trong những năm qua SGD đã luôn chủ động  đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng vốn thông qua chính sách marketing cũng như chính  sách khách hàng, chính  - Hoàn thiện hoạt động kế toán huy động vốn tại Sở Giao dịch ngân hàng NHNo&PTNT (AgriBank) Việt Nam.DOC
h ư vậy, tình hình huy động vốn mà SGD đạt được trong những năm qua là rất khả quan. Để đạt được kết quả này, trong những năm qua SGD đã luôn chủ động đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng vốn thông qua chính sách marketing cũng như chính sách khách hàng, chính (Trang 30)
Bảng 2.2 Hoạt động tín dụng - Hoàn thiện hoạt động kế toán huy động vốn tại Sở Giao dịch ngân hàng NHNo&PTNT (AgriBank) Việt Nam.DOC
Bảng 2.2 Hoạt động tín dụng (Trang 31)
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh - Hoàn thiện hoạt động kế toán huy động vốn tại Sở Giao dịch ngân hàng NHNo&PTNT (AgriBank) Việt Nam.DOC
Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh (Trang 33)
Bảng 2.5 Tình hình huy động tiền gửi khách hàng - Hoàn thiện hoạt động kế toán huy động vốn tại Sở Giao dịch ngân hàng NHNo&PTNT (AgriBank) Việt Nam.DOC
Bảng 2.5 Tình hình huy động tiền gửi khách hàng (Trang 39)
Bảng 2.7: Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm - Hoàn thiện hoạt động kế toán huy động vốn tại Sở Giao dịch ngân hàng NHNo&PTNT (AgriBank) Việt Nam.DOC
Bảng 2.7 Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm (Trang 42)
Bảng 2.8 Tình hình huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá - Hoàn thiện hoạt động kế toán huy động vốn tại Sở Giao dịch ngân hàng NHNo&PTNT (AgriBank) Việt Nam.DOC
Bảng 2.8 Tình hình huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w