1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI GIẢNG ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP

48 267 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM HÀNG LOẠT • Nguyên tắc định giá bán; • Các bước định giá bán; • Định giá bán theo phương pháp trực tiếp; • Định giá bán theo phương pháp toàn bộ... CÁC BƯỚC ĐỊNH GI

Trang 1

BÀI 7 ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP

ThS Trần Trung Tuấn

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

1

Trang 2

TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Định giá bán sản phẩm công ty Sam Sung

Công ty Điện tử Samsung chuyên sản xuất chíp điện tử máy tính phục vụ cho quá trình

lắp ráp hàng loạt máy tính tại Việt Nam Tổng vốn đầu tư của công ty là 2,2 tỷ đồng cho

việc sản xuất mỗi năm với sản lượng 20.000 sản phẩm chíp điện tử Tỷ lệ hoàn vốn đầu

tư mong muốn là 20% mỗi năm Tổng định phí sản xuất chung 360 triệu đồng, định phí

bán hàng và định phí quản lý doanh nghiệp 40 triệu đồng Kế toán quản trị xây dựng các

chỉ tiêu về định mức chi phí như sau:

• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho đơn vị sản phẩm: 20.000 đồng

• Chi phí nhân công trực tiếp cho đơn vị sản phẩm: 8.000 đồng

• Chi phí sản xuất chung cho đơn vị sản phẩm: 28.000 đồng (trong đó định phí sản

xuất là 18.000 đồng)

• Biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm: 4.000 đồng

• Định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm: 2.000 đồng

2

1 Hãy định giá bán sản phẩm theo phương pháp chi phí toàn bộ?

2 Hãy định giá bán sản phẩm theo phương pháp chi phí trực tiếp?

Trang 3

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên sẽ:

• Nắm được cơ sở lý thuyết cơ bản và ý nghĩa định giá bán sản phẩm trong

doanh nghiệp của nền kinh tế thị trường

• Hiểu được vai trò của định giá bán sản phẩm và các nhân tố ảnh hưởng đến

quyết định, định giá bán sản phẩm của các nhà quản trị doanh nghiệp

• Biết cách định giá bán sản phẩm trong dài hạn và trong ngắn hạn

3

Trang 4

NỘI DUNG

Lý thuyết cơ bản và ý nghĩa về đinh giá sản phẩm

Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng

Nội dung định giá sản phẩm

4

Trang 5

1.2 Ý nghĩa định giá bán sản phẩm

1 LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ Ý NGHĨA VỀ ĐỊNH GIÁ BÁN

1.1 Lý thuyết cơ bản định giá bán sản phẩm

5

Trang 6

1.1 LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM

Quy luật khách quan: Giá trị cung cầu, cạnh tranh, quy luật giá trị.

Văn bản pháp quy: Chính sách nhập khẩu, xuất khẩu, thuế suất, ngoại tệ…

Mục tiêu hoạt động: Tối đa hóa lợi nhuận hay công ích, mục tiêu xã hội  mức chi

phí giới hạn phù hợp

Hệ thống chi phí tiêu hao cho sản phẩm.

Lý thuyết cơ bản kinh tế học vi mô về giá bán sản phẩm.

6

Trang 7

1.2 Ý NGHĨA ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM

• Tác động tới doanh thu, lợi nhuận

• Một phạm trù kinh tế có tính lịch sử

• Thước đo giá trị, ảnh hưởng đến uy tín, thương

hiệu doanh nghiệp

7

Trang 8

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng giá bán sản phẩm

2 VAI TRÒ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

2.1 Vai trò định giá bán sản phẩm

8

Trang 9

2.1 VAI TRÒ ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM

• Quyết định tới doanh thu và lợi nhuận

• Định giá bán là nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị

trong hoạt động kinh doanh vì sản xuất và tiêu thụ là 2 khâu

quan trọng có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo ra sự

thành công của các nhà quản trị trên thương trường

• Giá bán sản phẩm là một trù kinh tế tổng hợp bởi nhiều yếu

tố trong doanh nghiệp Do vậy, định giá bán sản phẩm là

dấu hiệu quan trọng nhất trên thương trường

9

Trang 10

2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM

• Các nhân tố bên trong doanh nghiệp: mục tiêu, chính

sánh marketing, chi phí của sản phẩm

• Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp: nhu cầu của thị

trường, tính cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại

trên thị trường, các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính

phủ, các nhân tố tổng thể trong môi trường kinh doanh

bao gồm số lượng dân số, điều kiện tự nhiên của các

vùng, miền, trình độ kỹ thuật, công nghệ của từng nơi

10

Trang 11

3.2 Định giá bán ngắn hạn

3 NỘI DUNG ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM

3.1 Định giá bán trong dài hạn

11

Trang 12

3.1 ĐỊNH GIÁ BÁN TRONG DÀI HẠN

3.1.1 Định giá bán sản xuất hàng loạt

3.1.2 Định giá bán theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí lao

động trực tiếp

3.1.3 Định giá bán sản phẩm mới

3.1.4 Định giá bán theo các giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm

12

Trang 13

3.1.1 ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM HÀNG LOẠT

• Nguyên tắc định giá bán;

• Các bước định giá bán;

• Định giá bán theo phương pháp trực tiếp;

• Định giá bán theo phương pháp toàn bộ

13

Trang 14

NGUYÊN TẮC ĐỊNH GIÁ BÁN

• Phải bù đắp được các khoản chi phí (sản xuất, bán hàng, quản lý

doanh nghiệp)

• Thu hồi vốn đầu tư cho các cổ đông

• Giá bán thường chia thành 2 bộ phận:

 Chi phí nền: Bù đắp chi phí cơ bản

 Chi phí tăng thêm: Bù đắp chi phí khác và lợi nhuận

14

Trang 15

CÁC BƯỚC ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM HÀNG LOẠT

Bước 1: Xác định chi phí nền đơn vị sản phẩm.

Bước 2: Xác định tỷ lệ chi phí tăng thêm so với chi phí nền:

Bước 3: Xác định chi phí tăng thêm 1 sản phẩm.

Bước 4: Xác định giá bán đơn vị sản phẩm.

Đơn giá bán = Chi phí nền + chi phí tăng thêm

Tỷ lệ chi phí tăng thêm so

Trang 16

ĐỊNH GIÁ BÁN THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP

16

Bước 1: Xác định Chi phí nền đơn vị sản phẩm.

Chi phí nền đơn vị sản phẩm = Tổng biến phí đơn vị sản phẩm:

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp;

 Chi phí lao động trực tiếp;

 Biến phí sản xuất chung;

 Biến phí bán hàng;

 Biến phí quản lý doanh nghiệp

Trang 17

 Lợi nhuận mong muốn.

Tổng chi phí nền = Số lượng sản phẩmChi phí nền đơn vị sản phẩm

Tỷ lệ chi phí tăng thêm

so với chi phí nền =

Lợi nhuận mong muốn + Định phí

100 Tổng chi phí nền

Tỷ lệ chi phí tăng thêm

so với chi phí nền =

(Vốn đầu tư Tỷ lệ hoàn vốn) + Định phí

100 Tổng chi phí nền

Trang 18

ĐỊNH GIÁ BÁN THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP (tiếp theo)

Bước 3: Xác định chi phí tăng thêm 1 sản phẩm

Bước 4: Xác định giá bán đơn vị sản phẩm

Đơn giá bán = Chi phí nền + chi phí tăng thêm

Chi phí tăng thêm đơn vị sản phẩm =

Chi phí nền đơn vị sản phẩm Tỷ lệ chi phí tăng thêm so với chi phí nền

18

Trang 19

• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho 1kg: 20.000 đồng.

• Chi phí nhân công trực tiếp cho 1kg: 8.000 đồng

• Chi phí sản xuất chung cho 1kg: 28.000 đồng (trong đó định phí sản xuất là 18.000 đồng)

• Biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp/1 kg: 4.000 đồng

• Định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp/1 kg: 2.000 đồng

Yêu cầu: Định giá bán sản phẩm theo phương pháp trực tiếp.

Trang 20

VÍ DỤ (tiếp theo)

20

Theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp, chi phí nền cho 1 đơn vị sản phẩm

được tính như sau:

• Chi phí nền: 20.000 + 8.000 + 10.000 + 4.000 = 42.000

• Chi phí tăng thêm = 42.000  90,48% = 38.002

• Vậy giá bán đơn vị sản phẩm là: 42.000 + 38.002 = 80.002 đồng

Trang 21

ĐỊNH GIÁ BÁN THEO PHƯƠNG PHÁP TOÀN BỘ

21

Bước 1: Xác định Chi phí nền đơn vị sản phẩm.

Chi phí nền đơn vị sản phẩm = Chi phí sản xuất:

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp;

 Chi phí lao động trực tiếp;

 Chi phí sản xuất chung

Bước 2: Xác định Tỷ lệ chi phí tăng thêm so với chi phí nền.

• Tổng chi phí nền sản phẩm:

• Tổng chi phí tăng thêm:

 Chi phí bán hàng;

 Chi phí quản lý doanh nghiệp;

 Lợi nhuận mong muốn

Tổng chi phí nền = Số lượng sản phẩmChi phí nền đơn vị sản phẩm

Trang 22

ĐỊNH GIÁ BÁN THEO PHƯƠNG PHÁP TOÀN BỘ (tiếp theo)

22

• Chi phí tăng thêm theo phương pháp toàn bộ:

Bước 3: Xác định chi phí tăng thêm 1 sản phẩm.

Bước 4: Xác định giá bán đơn vị sản phẩm.

Đơn Giá bán = Chi phí nền + Chi phí tăng thêm

Tỷ lệ chi phí tăng thêm

Tỷ lệ chi phí tăng thêm so

với chi phí nền =

(Vốn đầu tư tỷ lệ hoàn vốn) + Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

100 Tổng chi phí nền

Chi phí tăng thêm đơn vị sản phẩm =

Chi phí nền đơn vị sản phẩmTỷ lệ chi phí tăng thêm so với chi phí nền

Trang 23

• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho 1 kg: 20.000 đồng.

• Chi phí nhân công trực tiếp cho 1 kg: 8.000 đồng

• Chi phí sản xuất chung cho 1kg: 28.000 đồng (trong đó định phí sản xuất là 18.000 đồng)

• Biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp/1kg: 4.000 đồng

• Định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp/1kg: 2.000 đồng

Yêu cầu: Định giá bán sản phẩm theo phương pháp toàn bộ.

Trang 24

• Chi phí tăng thêm = 56.000  42,86% = 24.002

• Vậy giá bán đơn vị sản phẩm là: 56.000 + 24.002 = 80.002 đồng

Trang 25

3.1.2 ĐỊNH GIÁ BÁN THEO CHI PHÍ LAO ĐỘNG VÀ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU

• Phương pháp này áp dụng trong trường hợp, chi phí nhân công và nguyên vật liệu

thường chiếm tỷ trọng lớn trong sản phẩm: Dịch vụ tư vấn, sửa chữa, du lịch, sản

xuất theo đơn đặt hàng, hoạt động truyền hình, gia công…

• Giá bán gồm 2 thành phần: Chi phí lao động và chi phí nguyên vật liệu

Trang 26

• Giá mua nguyên vật liệu: Giá ghi trên hóa đơn.

• Chi phí tăng thêm gồm có:

 Chi phí vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, hành chính

 Lợi nhuận mong muốn tính cho chi phí nguyên vật liệu

Chi phí nguyên vật liệu =

Giá nguyên vật liệu theo hóa đơn + Chi phí tăng thêm

Chi phí tăng thêm = Giá nguyên vật liệu theo hóa đơn  Tỷ lệ % tăng thêm

Trang 27

CHI PHÍ LAO ĐỘNG

Chi phí lao động gồm 2 bộ phận tính theo công thức:

Trong đó:

• Lương công nhân trực tiếp: Giá lao động định mức (lương, phụ cấp)

• Chi phí tăng thêm gồm có:

 Chi phí tuyển dụng, đào tạo, hành chính, quản lý…

 Lợi nhuận mong muốn tính cho chi phí lao động

27

Chi phí lao động = Giá lao động định mức + Chi phí tăng thêm

Chi phí tăng thêm = Giá lao động định mức  Tỷ lệ % tăng thêm

Trang 28

VÍ DỤ

Công ty Cổ phần Hùng Dũng chuyên sửa chữa ô tô hạng sang Trong tháng 5/2013,

công ty nhận 1 đơn đặt hàng với khách hàng Hằng Nga, các tài liệu về chi phí sản xuất

theo dự toán cho đơn đặt hàng như sau (đơn vị tính: 1.000 đồng):

• Nguyên vật liệu: 22.000

• Tỷ lệ tăng thêm của nguyên vật liệu: 20%

• Tỷ lệ lợi nhuận của nguyên vật liệu: 12%

• Chi phí nhân công theo dự toán: 42.000

• Tỷ lệ tăng thêm chi phí khác và lợi nhuận mong muốn của nhân công là: 35%

Yêu cầu: Hãy xác định giá bán của đơn đặt hàng theo chi phí lao động và chi phí nguyên

vật liệu?

Bài giải:

• Phần chi phí nguyên vật liệu: 22.000 + 22.000  20% + 22.000  12% = 29.040

• Phần chi phí nhân công: 42.000 + 42.000  35% = 56.700

• Giá bán của sản phẩm: 29.040 + 56.700 = 85.740

28

Trang 29

3.1.3 ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM MỚI

• Những sản phẩm hiện chưa có trên thị trường hoặc đã có nhưng khác nhau về mẫu

mã, kiểu dáng…

• Hai cách định giá sản phẩm mới:

 Định giá bán cao rồi giảm dần

 Định giá bán thấp rồi tăng dần

29

Trang 30

3.1.4 ĐỊNH GIÁ BÁN THEO CHU KÝ SỐNG SẢN PHẨM

• Giai đoạn thâm nhập thị trường;

• Giai đoạn tăng trưởng;

• Giai đoạn bão hòa;

• Giai đoạn suy thoái

30

Trang 31

ĐỊNH GIÁ BÁN GIAI ĐOẠN THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG

• Đặc điểm: Sản xuất, tiêu thụ hạn chế, chi phí còn cao (chi phí quảng cáo, giới thiệu

sản phẩm…), khách hàng chưa tin tưởng…

• Cần quan tâm:

 Các khoản chi phí sản phẩm

 Nếu là sản phẩm mới hoàn toàn  áp dụng chiến lược sản phẩm mới

 Nếu là sản phẩm tương đương cần chú ý: giá bán sản phẩm cùng loại, cạnh

tranh, khác biệt sản phẩm so với sản phẩm cùng loại

31

Trang 32

ĐỊNH GIÁ BÁN GIAI ĐOẠN TĂNG TRƯỞNG

• Nếu sản phẩm bị cạnh tranh mạnh, nền kinh tế

tăng trưởng bền vững, khách hàng đã yên tâm

về chất lượng và các chính sách bảo hành, có

thể giữ nguyên giá hoặc giảm giá bán nhằm

tăng tính cạnh tranh

• Nếu sản phẩm độc quyền, thiết yếu cạnh tranh

thấp, nền kinh tế biến động như tốc độ lạm phát

tăng… có thể đưa ra quyết định tăng giá bán

nhằm thu lợi nhuận tối đa

32

Trang 33

ĐỊNH GIÁ BÁN GIAI ĐOẠN BÃO HÒA

Đặc điểm:

• Tiêu thụ có xu hướng giảm, chi phí có xu hướng gia tăng

• Người mua đã quen biết sản phẩm, tạo ra sự nhàm chán đối với khách hàng

• Trường hợp sản phẩm độc quyền vẫn có thể giữ được vị thế trên thị trường

• Thường giảm giá bán hoặc giữ nguyên tùy theo các sản phẩm cụ thể trên thị trường

33

Trang 34

ĐỊNH GIÁ BÁN GIAI ĐOẠN SUY THOÁI

• Đặc điểm: Chi phí tăng cao, sản lượng tiêu thụ

giảm nhanh

• Nhà quản trị thường nghiên cứu để tạo ra sản

phẩm mới

• Cần định giá bán sản phẩm một cách linh hoạt có

thể chỉ bù đắp những khoản chi phí tối thiểu như

biến phí và rút ngắn thời gian của giai đoạn này

nhằm bảo đảm an toàn và phát triển vốn

34

Trang 35

3.2 ĐỊNH GIÁ BÁN NGẮN HẠN

3.2.1 Định giá bán trong trường hợp đặc biệt

3.2.2 Định giá bán tiêu thụ nội bộ

35

Trang 36

3.2.1 ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Các trường hợp đặc biệt:

 Khó khăn về thị trường tiêu thụ;

 Có nhiều đối thủ cạnh tranh;

 Phải đấu thầu để có hợp đồng;

 Chưa hoạt động hết công suất…

Căn cứ định giá bán:

 Công suất, năng lực sản xuất máy móc thiết bị

 Mức chi phí tối thiểu sản phẩm để bù đắp các khoản biến phí

 Khả năng tiêu thụ của thị trường truyền thống

Trang 37

ĐỊNH GIÁ BÁN MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

• Nếu công suất của máy móc, thiết bị chưa khai thác hết, có thể chấp nhận giá bán

thấp vì định phí sản xuất là chi phí chìm

• Gặp khó khăn về sản xuất, tiêu thụ, khối lượng sản phẩm giảm nhanh, có thể chấp

nhận phương án giảm giá bán cho các đơn đặt hàng

• Phải cạnh tranh đấu thầu, biết được phạm vi mức linh hoạt của giá bán để đưa ra giá

trúng thầu đảm bảo việc tăng lợi nhuận, có thể linh hoạt hạ bớt giá, chỉ cần thu được

một mức lợi nhuận góp nhằm tạo ra lợi nhuận và hiệu quả của quá trình kinh doanh

37

Trang 38

3.2.2 ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM NỘI BỘ

• Nguyên tắc xác định giá bán

• Định giá bán sản phẩm theo biến phí sản xuất

• Định giá bán theo giá thị trường hoặc giá thỏa thuận

38

Trang 39

NGUYÊN TẮC ĐỊNH GIÁ BÁN

• Đảm bảo lợi ích kinh tế các đơn vị trong cùng một hệ thống

• Là cơ sở hạch toán nội bộ giữa các đơn vị

• Khai thác hết những thế mạnh, khắc phục những hạn chế

• Việc định giá bán các sản phẩm có thể theo một trong các

phương pháp sau: Theo biến phí sản xuất sản phẩm, theo

giá thị trường, theo giá thỏa thuận

39

Trang 40

ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM THEO BIẾN PHÍ SẢN XUẤT

Giá bán tiêu thụ nội bộ gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực

tiếp, biến phí sản xuất chung, biến phí khác

Công thức:

Hạn chế của phương pháp: Không đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh các đơn vị

thành viên qua chỉ tiêu ROI, ROA, ROE vì không có sản phẩm bán ra ngoài

 Không xác định được lợi nhuận Ngoài ra, các chỉ tiêu định mức chi phí chưa kiểmsoát toàn bộ vì các đơn vị thành viên chưa thực hiện khâu cuối cùng, các khoản chi phíđược chuyển nội bộ cho nhau, chưa xác định rõ trách nhiệm của đơn vị thành viên

40

Giá tiêu thụ nội bộ = Biến phí sản phẩm + Lợi nhuận góp cộng thêm

Trang 41

 Chi phí cơ hội đó là phần lợi ích bị mất đi nếu sản phẩm được chuyển giao nội bộ.

Giá chuyển giao tối thiểu =

Biến phí tính cho

1 đơn vị sản phẩm + Chi phí cơ hội

41

Trang 42

VÍ DỤ

Công ty May 20 Tổng cục Hậu cần có 2 phân xưởng, phân xưởng cắt và phân xưởng

may hạch toán độc lập Phân xưởng cắt đang sản xuất bán thành phẩm A bán ra ngoài

40.000 đồng/sản phẩm, biến phí đơn vị là 15.000 đồng Phân xưởng may mua thành

phẩm A tương tự, nhưng chất lượng kém hơn từ thị trường với giá 35.000 đồng/sản

phẩm Giám đốc Công ty muốn phân xưởng cắt chuyển giao sản phẩm A cho phân

xưởng may khi đó biến phí đơn vị giảm chỉ còn là 13.000 đồng

Yêu cầu: Xác định giá tối thiểu phân xưởng cắt chuyển giao cho phân xưởng may?

Bài giải:

• Biến phí đơn vị sản phẩm chuyển giao: 13.000 đồng

• Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm bị mất đi khi chuyển giao: 25.000 đồng

• Giá chuyển giao tối thiểu đơn vị sản phẩm: 38.000 đồng

Với giá chuyển giao tối thiểu là 38.000 đồng/sản phẩm, phân xưởng cắt sẽ chuyển giao

sản phẩm A cho phân xưởng may

42

Trang 43

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

43

Theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp, chi phí nền cho 1 đơn vị sản phẩm

được tính như sau:

 Chi phí nền: 20.000 + 8.000 + 10.000 + 4.000 = 42.000

 Chi phí tăng thêm = 42.000  100% = 42.000

 Vậy giá bán đơn vị sản phẩm là: 42.000 + 42.000 = 84.000 đồng

Trang 44

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG (tiếp theo)

44

Theo phương pháp xác định chi phí toàn bộ, chi phí nền cho 1 đơn vị sản phẩm

được tính như sau:

 Chi phí nền: 20.000 + 8.000 + 28.000 = 56.000

 Chi phí tăng thêm = 56.000  50% = 28.000

 Vậy giá bán đơn vị sản phẩm là: 56.000 + 28.000 = 84.000 đồng

Ngày đăng: 14/03/2019, 13:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w