1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh

115 132 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐỨC SƠN

THÁI NGUYÊN - 2018

I I

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kếtquả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, chưa từng công bố trong bất kỳ mộtcông trình nào khác.

Tác giả luận văn

Vũ Quang Thi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau hai năm (2016-2018) học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thànhchương trình khoá học Thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục tại trường Đại

học sư phạm - Đại học Thái Nguyên và hoàn thành luận văn "Quản lý giáo dục

môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thị xãQuảng Yên tỉnh Quảng Ninh".

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các thầy, côgiáo Khoa Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyênđã luôn định hướng, quan tâm, tạo mọi điều kiện và tận tình giảng dạy chúngtôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Nhà trường.

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến PGS Ts Nguyễn

Đức Sơn người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình

hoàn thành luận văn này.

Với tình cảm chân thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồngnghiệp, trong cơ quan và gia đình đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành việc họctập và nghiên cứu của mình.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, những luận văn không tránh khỏi thiếu sót,tác giả kính mong tiếp tục nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của cácthầy cô giáo và đồng nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018

Tác giả luận văn

Vũ Quang Thi

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc dự kiến của luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 5

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Giáo dục môi trường trên thế giới 5

1.1.2 Giáo dục môi trường ở Việt Nam 7

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu

91.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục

91.2.2 Môi trường 13

1.2.3 Hoạt động trải nghiệm 14

1.2.4 Giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm

151.2.5 Quản lý giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm 16

Trang 6

1.3 Những vấn đề cơ bản về GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm ởtrường THCS 17

Trang 7

1.3.1 Vai trò ý nghĩa của GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm 17

1.3.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm 18

1.3.3 Nội dung GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm 20

1.3.4 Nguyên tắc và phương pháp GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm

211.3.5 Hình thức tổ chức GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm 25

1.4 Quản lý GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường THCS 26

1.4.1 Lập kế hoạch quản lý GDMT thông qua hoạt động TN 27

1.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm

281.4.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm 30

1.4.4 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch GDMT thông quahoạt động trải nghiệm 31

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục môi trường thông quahoạt động trải nghiệm ở trường Trung học cơ sở 32

Tiểu kết chương 1 34

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNGQUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌCCƠ SỞ THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH

352.1 Khái quát về kinh tế xã hội, giáo dục THCS thị xã Quảng Yên tỉnhQuảng Ninh 35

2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội thị xã Quảng Yên 35

2.1.2 Tình hình giáo dục THCS của thị xã Quảng Yên 36

2.2 Tổ chức khảo sát 40

2.2.1 Mục đích khảo sát 40

2.2.2 Đối tượng khảo sát 40

2.2.3 Nội dung khảo sát 40

Trang 8

2.3.2 Thực trạng nội dung giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải

nghiệm đã triển khai ở các trường THCS thị xã Quảng Yên

492.3.3 Thực trạng phương pháp và hình thức tổ chức GDMT thông quaHĐTN đã thực hiện ở các trường THCS thị xã Quảng Yên 51

2.3.4 Thực trạng tổ chức GDMT thông qua HĐTN cho học sinh ở các trường THCS 53

2.3.5 Thực trạng phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong côngtác GDMT thông qua HĐTN cho học sinh 56

2.4 Thực trạng về quản lý GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCSthị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh 58

2.4.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên 58

2.4.2 Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch GDMT thông qua HĐTN 59

2.4.3 Thực trạng công tác chỉ đạo GDMT thông qua HĐTN ở các trườngTHCS thị xã Quảng Yên 61

2.4.4 Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá GDMT thông qua HĐTN ởcác trường THCS thị xã Quảng Yên 63

2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý GDMT thông qua HĐTN ởcác trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh 64

2.5.1 Ưu điểm 64

2.5.2 Hạn chế 65

2.5.3 Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế 65

2.5.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDMT thông quaHĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên 66

Tiểu kết chương 2 68

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở CÁC TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH 70

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 70

Trang 9

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 70

Trang 10

3.1.2 Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn 70

3.1.3 Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi 70

3.1.4 Nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa 70

3.2 Biện pháp quản lý GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCS thịxã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh 71

3.2.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, HS vềtầm quan trọng của GDMT thông qua HĐTN 71

3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng kỹ năng tổ chức GDMTthông qua HĐTN cho đội ngũ giáo viên 73

3.2.3 Động viên, khuyến khích giáo viên tổ chức HĐTN các môn học tích hợpnội dung GDMT cho học sinh

763.2.4 Tăng cường sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường đểGDMT thông qua HĐTN cho HS 78

3.2.5 Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý GDMTthông qua HĐTN 80

3.2.6 Thường xuyên kiểm tra đánh giá công tác GDMT thông qua HĐTN 81

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 83

3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

843.4.1 Mục đích khảo nghiệm 84

3.4.2 Phạm vi và nội dung khảo nghiệm 84

3.4.3 Phương pháp khảo nghiệm 84

3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 85

Trang 11

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BVMT : Bảo vệ môi trườngCBGV : Cán bộ giáo viên CBQL : Cán bộ quản lý

CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóaCSVC : Cơ sở vật chất

GD : Giáo dục

GD-ĐT : Giáo dục - Đào tạo GDMT : Giáo dục môi trườngGV : Giáo viên

HĐTN : Hoạt động trải nghiệmHS : Học sinh

MT : Môi trường

PHHS : Phụ huynh học sinh THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông

Trang 12

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô mạng lưới trường, lớp, HS cấp THCS 36

Bảng 2.2: Kết quả 2 mặt giáo dục 3 năm qua 37

Bảng 2.4: Đội ngũ CBQL THCS 3 năm qua 38

Bảng 2.5: Đội ngũ GV THCS 3 năm qua 39

Bảng 2.6: Nhận thức của CBGV về tầm quan trọng của công tác GDMTthông qua HĐTN cho học sinh THCS 41

Bảng 2.7: Nhận thức của CBGV về mục tiêu GDMT thông qua HĐTNcho học sinh 42

Bảng 2.8: Nhận thức của học sinh về các vấn đề môi trường và BVMT 45

Bảng 2.9: Thái độ của học sinh đối với những hành động có tác động đếnmôi trường 48

Bảng 2.10: Thực trạng xác định các nội dung GDMT thông qua HĐTNcho học sinh của giáo viên 50

Bảng 2.11: Nhận thức của CBGV về các hình thức GDMT thông quaHĐTN cho học sinh THCS 52

Bảng 2.12: Thực trạng mức độ và hiệu quả tổ chức GDMT thông quaHĐTN cho học sinh các trường THCS thị xã Quảng Yên 54

Bảng 2.13: Mức độ phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng trong việcGDMT thông qua HĐTN 57

Bảng 2.14: Thực trạng việc kế hoạch hóa công tác GDMT thông quaHĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên 58

Bảng 2.15: Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch GDMT thôngqua HĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên 60

Bảng 2.16: Thực trạng chỉ đạo GDMT thông qua HĐTN ở các trườngTHCS thị xã Quảng Yên 62

Bảng 2.17: Thực trạng kiểm tra đánh giá GDMT thông qua HĐTN chohọc sinh 63

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi củacác biện pháp đề xuất 85

Trang 14

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sựtiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật đã đem lại rất nhiều lợi ích to lớn chocon người Tuy nhiên cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại thì vấn đềô nhiễm môi trường (MT) cũng nổi lên như một trong những mối quan tâmhàng đầu của nhân loại Cùng với sự phát triển kinh tế ồ ạt, dưới tác động củakhoa học - kĩ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh, con người đã khai thác quámức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tàn phá MT, gây nên những tác độngnặng nề đến môi trường trên nhiều phương diện Có thể nói, MT ngày nay đangthực sự lâm vào khủng hoảng với quy mô toàn cầu và trở thành nguy cơ trựctiếp ảnh hưởng tới cuộc sống hiện tại và sự tồn vong của xã hội loài ngườitrong tương lai Nguyên nhân sâu xa và trực tiếp đều do tác động của conngười Vì vậy việc giáo dục bảo vệ MT cũng như trang bị kiến thức về bảo vệMT cho thế hệ trẻ là điều cấp thiết.

Ở Việt nam, vấn đề ô nhiễm MT cũng đang đứng trước những thách thứcnghiêm trọng đòi hỏi cần phải có sự hợp tác rộng rãi trên nhiều phương diệncủa tất cả các tổ chức, cá nhân và của cả cộng đồng để bảo vệ MT - cái nôi sinhthành của nhân loại Từ đó có thể đảm bảo cho sự phát triển bền vững, nghĩa làthoả mãn những nhu cầu trong hiện tại mà không xâm phạm đến khả năng thoảmãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Từ hàng chục năm nay, chúng ta bằng cách này hay cách khác, bằngcon đường này hay con đường khác, đã cố gắng bảo vệ MT, song kết quả cònnhiều hạn chế Có lẽ, chính thực trạng ô nhiễm MT hiện nay buộc chúng ta phảicó nhiều cách làm mới, nghĩa là chúng ta không thể chỉ dừng lại ở mức độ bảovệ MT về mặt kĩ thuật mà phải đặt ra vấn đề đạo lí, ý thức trách nhiệm và tìnhcảm vì môi trường, bởi vì ý thức và tình cảm vì MT sẽ giúp con người tự giác,tích cực bảo vệ MT bằng mọi cách, coi đó là đạo lí, là lương tâm của mình Đểđạt được điều này, chúng ta phải thực hiện hàng loạt các biện pháp phức tạp,

Trang 15

trong đó, giáo dục môi trường (GDMT) được coi là biện pháp có hiệu quả nhất.Chính thông qua GDMT sẽ cung cấp cho mỗi cá nhân một năng lực biết suy xétvà xử lí thông tin dựa trên các khía cạnh sinh thái, xã hội, thẩm mỹ, đạo đức,kinh tế; để đạt được hệ thống kĩ năng, tức là, thấy được vấn đề và biết cách giảiquyết vấn đề đó Điều quan trọng hơn, GDMT thúc đẩy mạnh mẽ những sựthay đổi trong hành vi, giúp họ biết quyết định, biết tham gia bảo vệ MT mộtcách tự giác và tích cực.

Vấn đề tích hợp GDMT đã được thực hiện trong hoạt động dạy và học,hoạt động trải nghiệm, giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh song vẫn cònmới mẻ và cũng chưa được tổ chức một cách có hệ thống đúng với tầm quantrọng của nó Mặt khác, theo Đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục thì saunăm 2018 chương trình giáo dục phổ thông sẽ dạy theo phương án tích hợp và

phân hóa, lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống,dân số, sức khỏe sinh sản,… vào các môn học và hoạt động giáo dục Vậy giáo

dục MT thông qua chương trình giáo dục phổ thông như thế nào? Quản lý giáodục MT thông qua chương trình giáo dục phổ thông ra sao? Giải quyết vấn đềnày ngành giáo dục cần có sự chung tay góp sức của các cơ quan, ban ngành,đoàn thể khác để công tác GDMT đạt hiệu quả cao.

Thị xã Quảng Yên đã và đang phát triển với nhiều ngành công nghiệp,nhiều nhà máy, xí nghiệp hàng ngày đã thải ra MT số lượng khói, bụi, chất thảivới số lượng khó có thể xác định được, do vậy MT sống bị ô nhiễm, bị tàn phábởi khí thải, chất thải, Vậy mà GDMT chưa t h ự c s ự trở thành nhiệmvụ cấp bách, việc quản lý GDMT chưa được các cấp lãnh đạo quan tâmđúng mức; việc tổ chức thực hiện GDMT cho HS còn nhiều hạn chế; nhậnthức, thái độ, hành vi của của người dân, của HS về bảo vệ MT còn rất mờ nhạtvà có nhiều biểu hiện không phù hợp nhất là HS THCS.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài "Quản lý giáo dục môi

trường thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thị xã QuảngYên tỉnh Quảng Ninh" để nghiên cứu.

Trang 16

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lýGDMT ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, từ đó đề xuất các biện phápquản lý GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm, góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường THCS.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp quản lý GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm ở trườngTHCS thị xã Quảng Yên.

4 Giả thuyết khoa học

Giáo dục môi trường đang được đặt ra như một vấn đề cấp bách hiện nayở Việt Nam Tuy nhiên hiệu quả GDMT ở một số nhà trường nói chung và cáctrường THCS thị xã Quảng Yên nói riêng còn rất thấp Vì vậy nếu sử dụng cácbiện pháp quản lý nâng cao chất lượng GDMT cho học sinh phù hợp với điềukiện cụ thể của nhà trường và địa phương theo một quy trình chặt chẽ, đồng bộvà thống nhất thì sẽ hình thành cho học sinh thái độ, kỹ năng và thói quenBVMT, qua đó làm cho chất lượng GDMT của các nhà trường được tăng lên.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xác định cơ sở lý luận của quản lý GDMT thông qua hoạt động trảinghiệm ở trường THCS.

5.2 Khảo sát làm rõ thực trạng quản lý GDMT thông qua hoạt động trảinghiệm ở các trường THCS thị xã Quảng Yên.

5.3 Đề xuất và khảo nghiệm các biện pháp quản lý GDMT thông qua hoạtđộng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Quảng Yên.

6 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

6.1 Địa bàn và khách thể điều tra

Đề tài nghiên cứu ở 5 trường THCS thị xã Quảng Yên trong 3 năm học(từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2017 - 2018) Khảo sát trên 40 cán bộquản lý, giáo viên, 100 học sinh.

Trang 17

6.2 Nội dung nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lí của Hiệu trưởng đối với hoạtđộng GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thị xãQuảng Yên.

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu các tài liệu lí luận, các văn kiện Đảng, các chủ trương,chính sách của Nhà nước, của Ngành, của địa phương có liên quan đến đề tàiđể phân tích và tổng hợp lý thuyết.

- Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết.- Phương pháp giả thuyết.

- Phương pháp mô hình hóa lí thuyết.

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (bằng ankét).- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.

7.3 Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ

Phương pháp thống kê toán học, phương pháp dự báo, phương pháp so sánh.

8 Cấu trúc dự kiến của luận văn

Ngoài phần M ở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo vàPhụ lục, nội dung luận văn được cấu trúc trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý GDMT thông qua hoạt động trảinghiệm ở trường THCS.

Chương 2: Thực trạng quản lý GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm ởcác trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh.

Chương 3: Biện pháp quản lý GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm ởtrường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh.

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNGQUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Giáo dục môi trường trên thế giới

Thực trạng môi trường hiện nay đang ngày càng trở thành vấn đề gay gắtcủa toàn nhân loại Ngày nay con người đang phải đối mặt với sự cạn kiệt củatài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường Do đó bảo vệ môi trường là vấnđề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, vì sự phát triển bền vững toàncầu Con người là một bộ phận của thiên nhiên, do đó con người sẽ không sốngnổi nếu thiếu thiên nhiên Nói cách khác, bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệcuộc sống của chúng ta.

Trên thế giới, việc giáo dục môi trường (GDMT) được tiến hành từnhững năm đầu của thập niên 70 thế kỷ XX, và từ đó đến nay, dưới sự hướngdẫn và theo dõi của các tổ chức môi trường (MT) của Liên Hiệp Quốc nó đãphát triển mạnh mẽ và sâu rộng.

Năm 1970, Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (IUCN) đã địnhnghĩa: GDMT là quá trình nhận biết các giá trị và làm sáng tỏ các khái niệmnhằm phát triển các kỹ năng và quan điểm cần thiết để hiểu và đánh giá đượcsự quan hệ tương tác giữa con người, nền văn hoá, thế giới vật chất bao quanhmôi trường đồng thời cũng thực hiện quyết định đưa ra bộ quy tắc ứng xử vớinhững vấn đề liên quan tới đặc tính môi trường.

Ngày 5/6/1972 LHQ đã tổ chức “Hội nghị quốc tế về Môi trường vàCon người” tại Stockholm (Thụy Điển) với sự tham gia của 113 đại diện củaChính phủ các nước trên thế giới Có thể nói đây là Hội nghị đầu tiên củanhân loại về vấn đề phát triển và môi trường Hội nghị đã ra bản Tuyên bốStockholm về Môi trường và Con người gồm 7 điểm và 26 nguyên tắc, trongđó nguyên tắc thứ 19 đã chỉ rõ: “GDMT cho thế hệ trẻ cũng như người lớn

Trang 19

tuổi, quan tâm thích đáng tới những người tàn tật là một việc làm hết sức cầnthiết” Đến ngày15/12/1972 chương trình nghiên cứu của LHQ về môi trường(UNEP) được thành lập Sau Hội nghị Stockholm, hàng loạt các hội nghị sauđó của các tổ chức quốc tế diễn ra tại nhiều nước trên thế giới đều d ành sựquan tâm rất lớn đến vấn đề bảo vệ môi trường và giáo dục môi trường tronggiai đoạn hiện nay.

Tháng 9/1980 Hội thảo khu vực châu Á Thái Bình Dương về GDMT họptại Băngkok (Thái Lan) với 17 nước tham dự Mục đích của hội thảo nhằm traođổi kinh nghiệm trong DGMT ở từng nước Tại đây Hội thảo đã kiến nghị đưaDGMT vào các cấp học và cho các đối tượng khác nhau (Đại học, giáo dục kỹthuật và nghề nghiệp; giáo dục trung học, tiểu học, đào tạo bồi dưỡng giáoviên, giáo dục người lớn,…) và các chủ đề cần ưu tiên là: Bảo vệ tài nguyên;Sự ô nhiễm và các thiệt hại; Dinh dưỡng và sức khoẻ; Môi trường đô thị; Vấnđề tai biến thiên nhiên.

Để thực hiện chương trình hành động GDMT cho thập niên 90, tháng10/1990 UNESCO và UNEP phối hợp tổ chức Hội nghị quốc tế về GDMT lần2 tại Pari (Pháp) Hội nghị này đã trao đổi về trách nhiệm của từng tổ chứcquốc tế trong lĩnh vực giáo dục môi trường và một lần nữa UNEP lại nhấnmạnh nhiệm vụ GDMT cho tất cả mọi người, đặc biệt cho thế hệ trẻ và việc bồidưỡng kiến thức, năng lực GDMT cho giáo viên các cấp.

Tóm lại trên bình diện quốc tế GDMT đã được đề cập ở những góc độ sau:- Các nhà khoa học đều khẳng định vai trò quan trọng của GDMT và sựcần thiết phải GDMT cho các đối tượng khác nhau, đặc biệt là cho thế hệ trẻ.

- Các hội nghị quốc tế cũng đi đến thống nhất mục tiêu của GDMT lànhằm giúp cho mọi người có được nhận thức, tri thức, ý thức trách nhiệm, khảnăng đánh giá các vấn đề nảy sinh về môi trường, có thói quen trong hành vi vàtự giác tham gia vào các hoạt động bảo vệ, cải thiện môi trường.

- Nội dung GDMT cũng được xác định tập trung ở một số chủ đề như:mối quan hệ tương hỗ trong thiên nhiên, sự cân bằng trong thiên nhiên, hậu quảcủa sự mất cân bằng trong thiên nhiên, sự cần thiết phải bảo tồn thiên nhiên.

Trang 20

- Khẳng định GDMT cần phải đưa vào trường học ở tất cả các bậc học vàcho mọi đối tượng Cần phải có những biện pháp và xây dựng những chươngtrình về GDMT một cách hợp lý để đưa những nội dung GDMT vào các trườnghọc, nâng cao và bồi dưỡng năng lực GDMT cho giáo viên các cấp…

1.1.2 Giáo dục môi trường ở Việt Nam

Ở nước ta, việc GDMT mới được bắt đầu từ những năm cuối của thậpniên 70, còn việc GDMT trong nhà trường phổ thông mới được thực hiện vàođầu năm 1981 cùng với kế hoạch cải cách giáo dục Để thực hiện nhiệm vụGDMT trong nhà trường phổ thông, ngay thời kì này, hai đề tài cấp Nhà nướcvề GDMT thuộc chương trình Nhà nước 52.02 đã đề xuất các cải tiến về nộidung chương trình và một số hoạt động ở các trường phổ thông và một sốtrường đại học, cao đẳng chủ yếu ở môn Sinh học và Địa lí [24].

Các hoạt động tìm hiểu tự nhiên và xã hội, chiến dịch làm cho thế giớisạch hơn đã được các cấp học thực hiện một cách sáng tạo Các phong tràotrồng cây gây rừng, dọn dẹp chất thải trong khu vực sống, đổ rác đúng quiđịnh, được đông đảo các nhà trường và học sinh hưởng ứng, góp phần khôngnhỏ trong việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc và bảo vệ môi trường (BVMT)sống Trong 5 năm 1985-1990 đã trồng được 94 triệu cây, gây trồng 8.600 harừng, tạo ra sản phẩm hàng trăm tỉ đồng Theo thống kê của Bộ Lâm Nghiệp,ở nước ta từ năm

1986 đến 1992, tổng diện tích rừng bạch đàn đã trồng được là 320.000 ha, từ năm 1988 đến 1992 đã trồng được 65.000 ha keo [18].

Năm 1994, với sự hỗ trợ của Cục Môi trường, Bộ Khoa học - Công nghệ

và Môi trường, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã nghiên cứu đề tài “Thiếtkế và thử nghiệm nội dung GDMT ở bậc tiểu học” Các tác giả tham gia nghiên

cứu đề tài đã bước đầu xác định những nội dung chính cần được triển khai ởbậc tiểu học và biên soạn mẫu về GDMT ở một số môn học như: Đạo đức,Giáo dục sức khoẻ, Tự nhiên - xã hội Năm học 1996 - 1997, Viện Khoa học

Trang 21

Giáo dục Việt Nam tiếp tục nghiên cứu đề tài “Phương thức hoạt động giáo dụcmôi trường ở mẫu giáo và tiểu học” Đề tài này đã đưa ra những kiến nghị vềcác phương thức DGMT và điều kiện cần thiết để tiến hành các phương thứcGDMT có hiệu quả.

Năm 1994 - 1996, Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Ninh đã triển khainghiên cứu đề tài: “Thực nghiệm giáo dục môi trường cho học sinh trung họccơ sở” Đề tài đã xây dựng được tài liệu về nội dung BVMT vùng mỏ và rừngngập mặn của địa phương Báo cáo kết quả nghiên cứu về phương thức GDMTở trường phổ thông của tác giả Nguyễn Văn Khang (Hải Dương) đã đưa ranhững kinh nghiệm tốt để tổ chức GDMT Theo tác giả, muốn đưa GDMT vàotrường phổ thông, trước hết cần tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về nội dungvà phương pháp GDMT như giới thiệu các hướng chính về giáo dục môitrường trong các quyển: nêu lên một số khái niệm thông thường về GDMT, gợiý các hình thức lồng ghép chủ yếu để GDMT cho học sinh Ngoài ra tác giả cònđề xuất một số hình thức giáo dục cụ thể cho từng bậc học.

Tuy nhiên, hiện tại nhận thức và hành động tiêu cực của đông đảo quầnchúng, trong đó có rất nhiều học sinh vẫn còn là trở lực lớn cho việc bảo vệ MTvà thiên nhiên ở nước ta Do đó, việc nâng cao nhận thức cho nhân dân và họcsinh về MT và bảo vệ MT cần được quan tâm hơn Kiến thức về MT và pháttriển bền vững phải đưa dần từng bước giúp học sinh có ý thức tự giác từ nhỏcho đến hết đời mình Khái quát cho thấy, công tác GDMT ở nước ta nhữngnăm qua tuy đã thu được một số kết quả bước đầu nhưng đang còn nhiều tồn tại

và thiếu sót Theo đánh giá của các tác giả Dương Tiến Sỹ: "Tài liệu phục vụGDMT còn thiên về cung cấp kiến thức chưa đề cập đến phương pháp, hìnhthức GDMT, thiếu phương pháp, biện pháp giáo dục kĩ năng, thái độ, hành viBVMT, dẫn tới việc khai thác tri thức MT và BVMT lồng ghép tích hợp trongnội dung môn học còn gặp nhiều lúng túng và mức độ thực hiện còn hạn chế”

Để khắc phục những thiếu sót trên và thực hiện mục tiêu GDMT trongquá trình dạy học, cần phải triển khai đồng bộ các hướng nghiên cứu khoa học

Trang 22

lấy GDMT làm định hướng và cơ sở thực hiện Bên cạnh đó, cần tập trung

nghiên cứu khai thác các nội dung GDMT được lồng ghép tích hợp trong cácmôn học, thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh, cácphương pháp, hình thức tổ chức dạy học sao cho phát huy được tính tích cựcsáng tạo của học sinh, đảm bảo GDMT sát với yêu cầu thực tiễn.

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục

1.2.1 Quản lý

Quản lý là một hoạt động có từ rất lâu, nhà sử học Daniel A.Wren đãtừng nhận xét "Quản lý cũng xưa cũ như chính con người vậy", có nghĩa là hoạtđộng quản lý xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện loài người Do vậy, có rấtnhiều cách giải thích khác nhau về khái niệm "quản lý", theo quan niệm củamột số tác giả nước ngoài:

F.W.Taylor (1856 - 1915), người được coi là cha đẻ của Thuyết quản lý

khoa học đã định nghĩa: "Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người kháclàm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻnhất" [dẫn theo 10, tr.28].

H.Fayol (1841 - 1925), tác giả của Thuyết quản lý tổng quát, định nghĩa

như sau: "Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vậndụng các hoạt động: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra "

[dẫn theo 10, tr 30].

M.P.Follett (1868 - 1933), đại diện của Thuyết quan hệ con người cho

rằng: "Quản lý là một quá trình động, liên tục, kế tiếp nhau chứ không tĩnh tại.Bởi một vấn đề đã được giải quyết, thì trong quá trình giải quyết nó, ngườiquản lý sẽ phải đương đầu với những vấn đề mới nảy sinh" [dẫn theo 10, tr 39].

Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc khi nghiên cứu vềCơ sở khoa học quản lý cho rằng:

Khái niệm hoạt động "quản lý" được coi là kinh điển nhất được hiểu là

"quá trình tác động có chủ hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản

Trang 23

Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về "quản lý", song khái niệm quản lýđã được lột tả qua một số nội dung sau: Quản lý là một loại hoạt động xã hội,luôn gắn liền với một nhóm người hay một tổ chức xã hội nào đó Bản chất củahoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý tới đối tượngquản lý thông qua các chức năng quản lý là kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểmtra giúp cho hệ thống ổn định, thích ứng, tăng trưởng và phát triển, được minhhoạ trong sơ đồ 1.1 dưới đây.

Kế hoạch

Kiểm tra-Đánh giáThông tinTổ chức

Chỉ đạo

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ các chức năng quản lý

Trong đó các chức năng của quản lý có liên hệ mật thiết với nhau, chúngluôn được thực hiện liên tiếp, đan xen với nhau, phối hợp và bổ sung cho nhautạo thành chu trình quản lý Trong chu trình này, yếu tố thông tin luôn có mặt ởtất cả các giai đoạn, nó vừa là điều kiện vừa là phương tiện không thể thiếu khithực hiện chức năng quản lý.

Trang 24

Quản lý được xem như một "khoa học", sử dụng tri thức của nhiều mônkhoa học tự nhiên và xã hội nhân văn khác nhau như toán học, thống kê, tâm lýhọc, xã hội học… Đồng thời quản lý được xem như một "nghệ thuật", do đóđòi hỏi người quản lý trong quá trình quản lý phải luôn chủ động, khéo léo, linhhoạt, tổ chức, điều khiển, hướng dẫn mọi thành viên trong tổ chức của mìnhcùng hướng tới mục tiêu xác định.

Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu: Quản lý làquá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thànhviên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạtđược các mục đích đã đề ra.

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

Giáo dục là một loại hình, lĩnh vực hoạt động xã hội rộng lớn được hìnhthành do nhu cầu phát triển, tiếp nối các thế hệ của đời sống xã hội thông quaquá trình truyền thụ tri thức và kinh nghiệm xã hội của các thế hệ trước cho cácthế hệ sau Cũng như bất kỳ một hoạt động xã hội nào, hoạt động giáo dục cầnđược tổ chức và quản lý với cấp độ khác nhau (nhà nước, nhà trường, lớphọc ) nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích và các mục tiêu giáo dục phù hợpvới từng giai đoạn phát triển của các thể chế chính trị - xã hội ở các quốc gia.

P.V Xukhômlinxky cho rằng: "Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống,có kế hoạch, có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhauđến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo việc giáo dục cộng sản chủnghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòa của họ trên cơsở nhận thức và sử dụng các quy luật khách quan của quá trình dạy học vàgiáo dục, của sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ em" [dẫn theo 13, tr.341].

Tác giả Trần Kiểm cho rằng: "Quản lý giáo dục là những tác động có hệthống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấpkhác nhau đến tất cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảmbảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở quy luật của quá trìnhgiáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lực trẻ em" [19].

Trang 25

CHỦ THỂ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP

THÔNG TINNGƯỢC

KHÁCH THỂ QUẢN LÝ

Theo Nguyễn Ngọc Quang thì: "Quản lý giáo dục là hệ thống tác độngcó mục đích, có kế hoạch phù hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm chohệ thống vận hành theo đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện được các tínhchất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quátrình dạy - học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiếnlên trạng thái mới về chất" [22].

Bản chất của quản lý giáo dục được biểu hiện ở các chức năng quản lý.Các công trình nghiên cứu về khoa học quản lý trong những năm gần đây đãđưa đến một kết luận tương đối thống nhất về 5 chức năng cơ bản của quản lýlà: kế hoạch hóa; tổ chức; kích thích; kiểm tra; điều phối.

- Kế hoạch hóa: Lập kế hoạch, phổ biến kế hoạch.

- Tổ chức: Tổ chức triển khai, tổ chức nhân sự, phân công trách nhiệm.- Kích thích: Khuyến khích tạo động cơ.

- Kiểm tra: Kiểm soát, kiểm kê, hạch toán, phân tích.- Điều phối: Phối hợp, điều chỉnh.

Tổ hợp tất cả các chức năng quản lý tạo nên nội dung của quá trình quảnlý, nội dung làm việc của chủ thể quản lý, phương pháp quản lý và là cơ sở đểphân công lao động quản lý.

Vậy có thể khái quát hoạt động quản lý giáo dục qua sơ đồ sau:

MỤC TIÊUGIÁO DỤC

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hệ thống quản lý giáo dục

Trang 26

1.2.2 Môi trường

Khái niệm MT đã được đưa ra tranh luận từ lâu và được hiểu theo nhiềucách khác nhau, không thống nhất, vì nó phụ thuộc vào quá trình nhận thức vàcách nhìn nhận vấn đề theo các góc độ chuyên môn khác nhau.Ví dụ như:

- Các nhà khoa học nhấn mạnh: MT là điều kiện cần thiết cho sự ditruyền những tính chất đặc biệt của sinh vật và ngược lại đó cũng là nơi và điềukiện để tạo ra những biến dị mới, những loài mới.

- Các nhà địa lý thì cho rằng MT mà cụ thể là MT địa lí là một bộ phận tựnhiên của bề mặt trái đất bao quanh xã hội loài người, bị thay đổi bởi xã hộiloài người ở mức độ này hay mức độ khác, ở những thời điểm nhất định cóquan hệ trực tiếp với bộ phận đó trong thời gian sinh sống và hoạt động sản xuấtcủa mình.

Vì vậy nếu hiểu theo nghĩa khái quát nhất: MT của một vật thể hoặc mộtsự kiện là tổng hợp tất cả các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng một cách trựctiếp hay gián tiếp tới vật thể hay sự kiện đó.

Đối với con người, MT sống là MT quan trọng nhất và nó chứa nội dungrộng hơn Đó là tổng hợp các điều kiện vật lí, hoá học, sinh học, xã hội baoquanh có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của các cá nhân và cộng đồng conngười.

Tuỳ theo nội dung nghiên cứu mà môi trường sống của con người đượcphân thành MT tự nhiên, MT nhân tạo, MT xã hội.

MT tự nhiên bao gồm các nhân tố tự nhiên tồn tại khách quan ngoài ýmuốn con người và ít chịu sự chi phối của con người.

MT xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người tạo nên sự thuậnlợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân và của cộng đồng conngười.

MT nhân tạo bao gồm tất cả những nhân tố vật lí, sinh học, xã hội do conngười tạo nên và chịu sự chi phối của con người Chúng sẽ tự huỷ nếu khôngcó sự tác động của con người.

Trang 27

Tuy nhiên sự phân chia này chỉ để phục vụ nghiên cứu, phân tích cáchiện tượng phức tạp trong môi trường Trong thực tế ba loại MT trên cùng tồn

Trang 28

tại, xen lẫn vào nhau, tương tác với nhau hết sức chặt chẽ Vì vậy, MT là mộtkhái niệm rộng lớn chứa đựng nội dung phong phú và đa dạng.

Hiện nay khái niệm MT được tổ chức thế giới sử dụng, đó là khái niệm

của UNESCO đưa ra năm 1981 MT con người bao gồm toàn bộ các hệ thốngtự nhiên và hệ thống xã hội do con người tạo ra, trong đó con người sống vàbằng lao động của mình, khai thác những tài nguyên tự nhiên và nhân tạonhằm thoả mãn những nhu cầu của con người [23].

Theo Điểm 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005 thì: Môi trường baogồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnhhưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật

Như vậy, dưới các góc độ khác nhau thì có cách nhìn nhận về MT khác

nhau Nếu khái quát hoá lại ta có thể hiểu khái niệm MT như sau: MT là toànbộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống xã hội do con người tạo ra, chúng cómối quan hệ mật thiết với nhau, bao xung quanh con người và ảnh hưởng tớiđời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

1.2.3 Hoạt động trải nghiệm

Theo Тлегенова Т Е cho rằng hoạt động trải nghiệm được hiểu là kếtquả của sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan Sự tương tác nàybao gồm cả hình thức và kết quả các hoạt động thực tiễn trong xã hội, bao gồmcả kỹ thuật và kỹ năng, cả những nguyên tắc hoạt động và phát triển thế giớikhách quan Nhà triết học vĩ đại người Nga Solovyev V.S quan niệm rằng trảinghiệm là quá trình tích lũy kiến thức kinh nghiệm thực tế; bao gồm kiến thứcvà kỹ năng mà người học tích lũy qua thực tiễn, hoạt động Trải nghiệm là kếtquả của sự tương tác giữa con người và thế giới, được truyền từ thế hệ này sangthế hệ khác.

Qua nghiên cứu các tài liệu, ta có thể thấy được một số cách để địnhnghĩa về trải nghiệm:

Trải nghiệm là một phạm trù, được đúc rút từ toàn bộ các hoạt độngcủa con người ở mọi mặt, như một thể thống nhất giữa kiến thức, kỹ năng, tìnhcảm và ý chí Đặc trưng bằng cơ chế kế thừa di sản xã hội, lịch sử, văn hóa.

Trang 29

Trải nghiệm là một phạm trù của nhận thức luận, được đúc kết từ sựthống nhất của hoạt động tình cảm - nhận thức.

Trải nghiệm là kiến thức mà ngay lập tức cho chủ thể ý thức được và cócảm giác tiếp xúc trực tiếp với thực tế, cho dù đó là một thực tế bên ngoài củacác đối tượng và tình huống (nhận thức), hoặc các thực tại của trạng thái ý thức(quan niệm, những kỷ niệm, xúc động…).

Trong các nghiên cứu tâm lý học, kinh nghiệm thường được coi là nănglực của cá nhân, ví dụ Platon K.K nhận định trải nghiệm cũng như sự tích lũycủa hiểu biết và năng lực (cá nhân, nhóm) hình thành trong quá trình hoạt động,đào tạo và giáo dục, trong đó tổng hợp những kiến thức, kỹ năng, khả năng vàthói quen Dưới góc độ của tâm lý học giáo dục, A N Leontiev đã giải quyếtđược vấn đề trải nghiệm của nhân loại: “Trong cuộc đời mình, con người đãđồng hóa kinh nghiệm của nhân loại, kinh nghiệm của những thế hệ trước Nódiễn ra dưới hình thức nắm vững kiến thức và ở mức độ làm chủ kiến thức”.Trong các tài liệu sư phạm học, lý thuyết về trải nghiệm trở thành đối tượngnghiên cứu.

Trải nghiệm dưới góc nhìn sư phạm được hiểu theo một vài ý nghĩa sau: Trải nghiệm trong đào tạo là một hệ thống kiến thức và kỹ năng có đượctrong quá trình giáo dục và đào tạo chính quy.

Trải nghiệm là kiến thức, kỹ năng mà trẻ nhận được bên ngoài các cơ sởgiáo dục: thông qua sự giao tiếp với nhau, với người lớn, hay qua những tài liệutham khảo, không được giảng dạy trong nhà trường hoặc thông qua hoạt độngthực tiễn…

1.2.4 Giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm

GDMT là tiền đề của sự phát triển bền vững Vì GDMT là làm cho từngngười và cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của MT tự nhiên và nhân tạo,có được tri thức thái độ và kĩ năng thực tế để tham gia có hiệu quả và có tráchnhiệm vào việc tiên đoán và giải quyết các vấn đề MT và quản lí chất lượngMT.

Trang 30

GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm là quá trình củng số, khắc sâucho người học những hiểu biết, tri thức về MT và các vấn đề MT liên quan đãđược học trên ghế nhà trường, thông qua đó giúp cho người học hiểu được mốiquan hệ giữa con người với MT tự nhiên và MT xã hội bao quanh, nhận thứcđược các vấn đề dân số, ô nhiễm, bảo toàn thiên nhiên, kĩ thuật phát triển đô thịvà nông thôn có ảnh hưởng đến MT con người như thế nào.

Không những thế GDMT còn hình thành cho học sinh những thái độ vàhành động giải quyết các vấn đề MT, bảo vệ và cải thiện MT Hơn nữa, GDMTthông qua hoạt động trải nghiệm cũng đòi hỏi hình thành ở học sinh khả năngquyết định và những hành động có liên quan tới chất lượng MT.

Như vậy, việc GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm cần phải đượctiến hành thường xuyên, qua đó con người nhận thức được môi trường của họvà thu được kiến thức, giá trị, kĩ năng, kinh nghiệm cùng quyết tâm hành độnggiúp họ giải quyết các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, để đáp ứng yêucầu của thế hệ hiện nay mà không vi phạm khả năng đáp ứng các nhu cầu củacác thế hệ tương lai

1.2.5 Quản lý giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm

Từ khái niệm quản lý giáo dục, hoạt động trải nghiệm và khái niệm giáodục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm, ta có thể hiểu quản lý giáodục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm là sự tác động có ý thức củachủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục môi trườngđến kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất.

Về bản chất, quản lý giáo dục môi trường thông qua hoạt động trảinghiệm là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý lên các thànhtố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục môi trường nhằm thực hiện mụctiêu giáo dục môi trường Như vậy, quản lý giáo dục môi trường thông qua hoạtđộng trải nghiệm là hoạt động điều hành công tác giáo dục môi trường.

Trang 31

1.3 Những vấn đề cơ bản về GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm ởtrường THCS

1.3.1 Vai trò ý nghĩa của GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm

Đối với GD- ĐT, một trong những quan điểm chỉ đạo chiến lược là: Pháttriển Giáo dục và Đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhữngtiến bộ khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng an ninh, trong đó có nhucầu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Chỉ thị 36/CT/TW của Bộ Chính trị - Ban chấp hành Trung ương Đảngkhoá VIII , ngày 25/4/1998 về tăng cường công tác bảo v ệ môi trường trongthời kỳ CNH - HĐH đất nước đã nhấn mạnh những giải pháp cơ bản để thực

hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường là “Đưa các nội dung bảo vệ môitrường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thốnggiáo dục quốc dân” [3].

Với tinh thần đó, GDMT là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của hệthống GD - ĐT nước ta trong giai đoạn hiện nay Trong chiến lược GDMT ởViệt Nam, giai đoạn đầu tiên là tập trung vào học sinh ở trường phổ thông Vìthế GDMT thông qua hoạt động TN cho học sinh không chỉ đạt kết quả trướcmắt mà còn đạt kết quả lâu dài vì thế hệ trẻ vẫn ở trong quá trình phát triểnnhận thức, thái độ và hành vi Họ là thành viên trong nhóm dân cư lớn nhất Sựthành đạt của họ trong tương lai phụ thuộc vào phát triển bền vững hơn bất kỳnhóm nào khác Và một trong những con đường để GDMT cho thế hệ trẻ mộtcách hiệu quả nhất đó là thông qua hệ thống trường học Vì trường học có khảnăng thực hiện chương trình học tập theo khuôn khổ chính quy, có cấu trúc vàđược hỗ trợ chính thức.

Trong nhà trường phổ thông hiện nay, đặc biệt là ở trường THCS,GDMT được coi là một nội dung trong công tác giáo dục toàn diện học sinhbao gồm: GD đạo đức, GD trí tuệ, GD thẩm mỹ, GD lao động, GD dân số vàsức khoẻ sinh sản, GD kĩ năng sống, GD văn hoá hoà bình, GD quốc tế…

Trang 32

GDMT là một nội dung quan trọng có tác động tương hỗ qua lại với các mặtGD khác Qua GDMT làm tăng giá trị đạo đức, quan niệm thẩm mỹ, thói quenvà ý thức lao động, làm tăng cường kỹ năng sống… cho thế hệ trẻ Mặt khácGDMT là một phần quan trọng của kết quả các mặt GD khác Và nó thực sựcần thiết đối với tất cả các lứa tuổi, các bậc học.

Đối với lứa tuổi học sinh THCS, GDMT là một trong những nội dunggiáo dục cực kỳ quan trọng và cần thiết, bởi ở lứa tuổi này con người đangđứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời, toàn bộ nhân cách, năng lực, trí tuệ, thếgiới quan có những bước biến đổi lớn… Tất cả những gì các em tích luỹ đượcở giai đoạn này này sẽ trở thành hành trang để các em bước vào cuộc sống tựlập một cách vững tin, chắc chắn Những kiến thức về môi trường và bảo vệmôi trường mà các em được tiếp nhận ở giai đoạn này không chỉ có tác dụngthay đổi nhận thức về môi trường mà còn có tác dụng định hướng hành độngcho các em khi tham gia giải quyết các vấn đề về môi trường nhằm xây dựngmôi trường phát triển bền vững Đối với một số em, thì những kiến thức vềGDMT mà các em tích luỹ được ở giai đoạn này có thể trở thành động cơ thúcđẩy việc lựa chọn hướng đi nghề nghiệp trong tương lai của các em.

Chính vì vậy, GDMT là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trongnhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng.

1.3.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm

Xuất phát từ mục tiêu chung về GDMT trong hiến chương Belgrade(1975), các nước sẽ xây dựng mục tiêu riêng cho nước mình, phù hợp với đặcđiểm lứa tuổi, trình độ nhận thức và khả năng hành động của từng cấp học, dựatrên tiêu chuẩn quan trọng nhất là hành động tích cực của cá nhân và tập thểtrong việc cải thiện chất lượng MT Thông qua chỉ thị 36/CT-TƯ đưa ra ngày

25/6/1998 của Bộ chính trị về “tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ côngnghiệp hoá hiện đại hoá đất nước” ở đó nêu công tác GDMT là giải pháp đầutiên: “Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và

Trang 33

phong trào quần chúng BVMT” Vì vậy, mục tiêu GDMT trong nhà trường phổthông nhằm: “Mỗi trẻ được trang bị một ý thức trách nhiệm đối với sự pháttriển bền vững của Trái đất, một khả năng biết đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiênvà một giá trị nhân cách được khắc sâu bởi một nền tảng đạo lí về môitrường”[3].

Trên cơ sở mục tiêu chung, GDMT ở các cấp học, bậc học cũng đượcxây dựng với những mục tiêu cụ thể Đối với bậc THCS thì GDMT thông quahoạt động trải nghiệm nhằm đạt đến những mục tiêu sau:

* Về kiến thức: Trang bị và giúp học sinh hiểu biết rõ và khắc sâu những

kiến thức về môi trường bao gồm:

- Khái niệm môi trường, hệ sinh thái, các thành phần của môi trường vàmối quan hệ giữa chúng.

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên, khai thác, sử dụng và vấn đề môi trường.- Ô nhiễm môi trường: nguyên nhân, tác hại và các biện pháp giảm thiểuô nhiễm môi trường.

- Một số vấn đề gay cấn của môi trường.

- Mối quan hệ giữa con người và môi trường: Tác động của con ngườiđến môi trường và tài nguyên.

- Luật bảo vệ môi trường và những chủ trương chính sách của Đảng vàNhà nước về BVMT.

Trang 34

* Về kỹ năng - hành vi

- Trang bị và phát triển ở học sinh những kỹ năng cơ bản để bảo vệ vàgìn giữ môi trường, kỹ năng dự đoán, phòng tránh và giải quyết những vấn đềmôi trường nảy sinh, biết ứng xử tích cực đối với những vấn đề môi trường cụthể.

- Giúp cho mỗi học sinh trở thành những tuyên truyền viên tích cực tronggia đình, nhà trường và địa phương về bảo vệ môi trường và tham gia tích cựcvào các hoạt động khôi phục, bảo vệ và gìn giữ môi trường.

Những mục tiêu trên là cơ sở để xây dựng và triển khai các nội dungGDMT thông qua hoạt động trải nghiệm, phù hợp với từng khối, từng đốitượng học sinh và điều kiện để tiến hành GDMT của các nhà trường, đồng thờimục tiêu đó cũng là một trong những căn cứ để đánh giá kết quả và chất lượngGDMT trong nhà trường THCS hiện nay.

1.3.3 Nội dung GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm

Xuất phát từ mục tiêu GDMT, nội dung GDMT đã được UNEP (1995)nhấn mạnh 5 đặc điểm:

- Có tính liên ngành rộng, do GDMT phải xem xét môi trường như mộttổng thể hợp thành bởi nhiều thành phần: Thiên nhiên và các quan hệ sinh tháicủa nó; Kinh tế, dân số, xã hội, công nghệ, văn hoá…

- Nhấn mạnh nhận thức về giá trị nhân cách trong thái độ ứng xử và hànhđộng trước các vấn đề về môi trường.

- Cung cấp cho người học không chỉ những kiến thức cụ thể về môitrường mà còn bao hàm cả kỹ năng thực hành, phương pháp phân tích và đánhgiá chi phí - lợi ích để họ có thể hành động độc lập, ra những quyết định phùhợp, hoặc cùng cộng đồng phòng ngừa xử lý các vấn đề môi trường một cáchhiệu quả.

- Phải đề cập đến các vấn đề môi trường và phát triển bền vững của địaphương, vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế.

- Phải xem xét các vấn đề môi trường hiện nay và quan hệ với các vấn đềmôi trường tương lai.

Trang 35

Để đạt được mục tiêu đào tạo nên những con người giác ngộ về môitrường, nội dung cơ bản của GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm trongnhà trường THCS bao gồm những vấn đề cụ thể sau đây:[23].

- Khái niệm cơ bản về môi trường, hệ sinh thái, các thành phần của môitrường và quan hệ giữa chúng.

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững.- Ô nhiễm môi trường: Nguyên nhân, tác hại và các biện pháp giảm thiểuô nhiễm môi trường.

- Một số vấn đề cấp bách của môi trường.

- Mối quan hệ giữa con người và môi trường: Tác động của môi trườngđến sinh vật và con người; tác động của con người đến môi trường và tàinguyên.

- Luật bảo vệ môi trường và chủ trương chính sách của Đảng và nhànước về bảo vệ môi trường.

- Các biện pháp để bảo vệ môi trường.- Kỹ năng - hành vi bảo vệ môi trường.

- Ý thức - thái độ đối với các vấn đề MT, trong việc tham gia BVMT.Trong nhà trường phổ thông nói chung và THCS nói riêng hiện nay,chưa có bộ môn riêng về GDMT, cho nên các nội dung về GDMT thường đượclồng ghép trong các hoạt động trải nghiêm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp hoặc được xây dựng theo hướng tích hợp, lồng ghép vào nội dung các mônhọc như: Sinh học, Công nghệ, Địa lý, Hoá học, Ngữ văn,…

1.3.4 Nguyên tắc và phương pháp GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm

1.3.4.1 Nguyên tắc GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm

Thứ nhất: GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm trong nhà trườngphổ thông cần thực hiện theo nguyên tắc vì môi trường, về môi trường vàtrong môi trường.

- Giáo dục vì môi trường khêu gợi sự quan tâm thực sự đối với chấtlượng môi trường chúng ta đang sống và thừa nhận trách nhiệm của con ngườiphải chăm sóc môi trường.

Trang 36

- Giáo dục về môi trường cung cấp những kiến thức hiểu biết về môitrường, các mối quan hệ ảnh hưởng qua lại giữa con người và giới tự nhiêntrên cơ sở khai thác triệt để các tri thức về môi trường hiện có trong nhàtrường phổ thông.

- Giáo dục trong môi trường là sử dụng môi trường như một nguồn lựccho dạy học, một phòng thí nghiệm tự nhiên cung cấp những kiến thức, kỹnăng cần thiết về giữ gìn và bảo vệ môi trường.

Thứ hai: Đảm bảo các điều kiện và hình thức phù hợp về GDMT cho tấtcả học sinh ở tất cả các cấp học, bậc học trong nhà trường phổ thông Nội dungGDMT được lồng ghép vào những môn học của chương trình chính khoá vàcác hoạt động trải nghiệm tiến hành trong và ngoài nhà trường Bảo đảm sựphối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các nội dung giáo dục môi trường với các nộidung khác có liên quan như: giáo dục dân số, giáo dục pháp luật, giáo dụcphòng chống các tệ nạn xã hội, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên…

Thứ ba: Thực hiện GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm ở nhà trườngphổ thông phải phù hợp với đặc trưng địa lý sinh thái của môi trường địaphương Những vấn đề trọng tâm của GDMT phải liên quan trực tiếp đến môitrường địa phương và trên cơ sở đó mở rộng sự hiểu biết, quan tâm của họcsinh đến vấn đề môi trường quốc gia, khu vực và quốc tế.

Thứ tư: Đảm bảo tính bền vững của GDMT

GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm cần được thực hiện phù hợp vớicác xu hướng và phương pháp giáo dục hiện đại, phải lôi cuốn các nhà lãnhđạo, các nhà quản lý giáo dục mọi cấp, giáo viên, học sinh, các bậc cha mẹ họcsinh và các thành viên trong cộng đồng Tổ chức GDMT bằng chính các hoạtđộng do học sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV và thông qua đó mà thuđược hiệu quả thực tiễn Thực hiện phương châm “Học thông qua hành động”.

Thứ năm: GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phổthông phải góp phần nâng cao nhận thức và sự hiểu biết cho giáo viên và họcsinh Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viênphổ thông về tầm quan trọng và nhu cầu giáo dục môi trường trong nhà trường

Trang 37

phổ thông Ban giám hiệu nhà trường và hiệu trưởng là những người đầu tiêncó trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo hoạt động này Đội ngũ GV là lực lượng nòngcốt triển khai thực hiện các mục tiêu, nội dung, phương pháp…GDMT thôngqua hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông là hình thành giá trị đạo đức mớivề môi trường cho học sinh Việc BVMT, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên phảithể hiện trong ý thức và hành động của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinhnhà trường.

Thứ sáu: Đảm bảo sự phối hợp liên ngành, đa cấp trong GDMT.

Để GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm đạt được hiệu quả cần có sựhợp tác liên ngành giữa Bộ GD&ĐT, các bộ ngành liên quan, tổ chức kinh tế -xã hội, các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư.

1.3.4.2 Phương pháp GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm

Phương pháp GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm là cách thức, conđường nhanh nhất để đạt được mục tiêu giáo dục môi trường trong nhà trườngphổ thông Hội nghị về GDMT ở Tbilisi (1977) đã khẳng định: Giáo dục môitrường đạt hiệu quả tốt nhất là phải thông qua hoạt động trải nghiệm của ngườihọc Do đó phương pháp giảng dạy cũng như giáo dục phải huy động đến mứctối đa sự tham gia đóng góp của học sinh vào thực tiễn bảo vệ môi trường Dựatrên tinh thần đó, trong tài liệu về GDMT trong trường phổ thông của UNESCOđã đưa ra một hệ thống các phương pháp sau: (Sơ đồ 1.3)

Giải quyết vấn đề Dự án Thực địa

Điều tra

khám phá Thí nghiệm,nghiên cứu

Trò chơiđóng vai

Sơ đồ 1.3: Các phương pháp giáo dục môi trường

(Nguồn: UNESCO)

Trang 38

* Phương pháp giải quyết vấn đề trong GDMT:

Giải quyết vấn đề trong GDMT là phương pháp yêu cầu học sinh phảitìm tòi, suy nghĩ, luyện tập, xây dựng và tiến hành giải pháp đối với vấn đề môitrường, các kỹ năng giải quyết vấn đề được thực hiện chủ yếu qua trải nghiệm.Hệ phương pháp giải quyết vấn đề có các phương pháp sau:

+ Phương pháp khám phá, tìm tòi, điều tra: Đây là phương pháp dễ kíchthích hứng thú và sự ham hiểu biết của học sinh trong học tập Giáo viên làngười hướng dẫn, chỉ đạo, gợi ý để học sinh tự khám phá, điều tra Sau khi vấnđề được xác định, học sinh tìm các biện pháp giải quyết.

+ Phương pháp thực nghiệm và nghiên cứu tổng quan:

- Thực nghiệm được sử dụng trong GDMT nhằm minh hoạ những kiếnthức đã học hoặc tìm lời giải đáp cho một vấn đề đặt ra Thực nghiệm thườngđược tiến hành cùng với phương pháp thảo luận để tìm lời giải đáp đúng nhất.

- Nghiên cứu tổng quan: là cách tập hợp thông tin về một vấn đề môitrường nào đó được tiến hành bằng hình thức phỏng vấn Phương pháp nàydùng để tìm hiểu quan điểm của những người được hỏi đối với các vấn đề môitrường, qua đó xác định phương hướng đề xuất các dự án về môi trường.

+ Phương pháp thảo luận: Vừa là hình thức, vừa là phương pháp tronghệ phương pháp giải quyết vấn đề Mục đích của thảo luận là luyện tập chohọc sinh phân tích một vấn đề, khuyến khích các thành viên trong lớp bày tỏ ýkiến, quan điểm khác nhau và trong những trường hợp nhất định nó có mụcđích giáo dục thái độ cho học sinh Cuộc thảo luận cũng có mục đích là đề rakế hoạch hành động trên cơ sở các ý kiến đã trình bày Phương pháp nà y cóthể sử dụng hình thức trò chơi câu hỏi về một vấn đề ghi sẵn trong phiếu rồitrình bày thảo luận.

+ Trò chơi đóng vai: Đây là hình thức biểu lộ quan điểm, tình cảm củangười chơi Dựa vào tình thế của cuộc sống, tuỳ theo vấn đề lựa chọn để dựngthành một câu chuyện, vở kịch Giáo viên phân công hoặc học sinh tự nhận vai

Trang 39

trong vở kịch, số còn lại quan sát diễn biến Sau đó cả lớp thảo luận, trao đổilàm sáng tỏ các ý kiến và giải pháp của những người đóng vai.

* Phương pháp dự án trong GDMT: Phương pháp này yêu cầu cá nhân

và nhóm học sinh thử thiết lập và thực hiện một dự án nào đó về cải thiện môitrường như:

Cải tạo đất, cải tạo điều kiện vệ sinh trường lớp, địa phương… Phươngpháp này kích thích tính sáng tạo của học sinh.

Mục đích của “Dự án” là mang lại sự thay đổi trong môi trường nhàtrường và địa phương Cũng như các phương pháp trên, phương pháp này đòihỏi học sinh phải mạnh dạn phát biểu ý kiến một cách có lý.

* Phương pháp trải nghiệm thực địa: Phương pháp trải nghiệm thực địa

là phương pháp học tập ngoài lớp, nó giúp cho HS quan sát các mối quan hệtrong môi trường tự nhiên và quan hệ giữa hoạt động của con người và môitrường thực địa Vì vậy trải nghiệm thực địa cũng được coi là phương pháp cótác dụng lớn trong việc GDMT cho HS.

Nói chung các phương pháp GDMT nói trên có nhiều ưu điểm, ưu điểmnổi bật của chúng là khuyến khích sự phát triển năng lực nhận thức các vấn đềvề môi trường ở học sinh và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống Tuynhiên, việc vận dụng các phương pháp trên như thế nào thì phải tuỳ thuộc vàotrình độ nhận thức của học sinh, vào điều kiện cụ thể của nhà trường bao gồm:năng lực của giáo viên, học sinh; phương tiện và thiết bị dạy học; thời gian tổchức dạy học…

1.3.5 Hình thức tổ chức GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm

Thực tế giáo dục nói chung và giáo dục môi trường nói riêng chỉ đạt hiệuquả cao nhất khi học sinh được trải nghiệm kiến thức mình đã học trong nhàtrường Do vậy việc GDMT trong nhà trường phổ thông nói chung thườngđược tiến hành theo các hình thức tổ chức sau đây: Hình thức thực nghiệm trênlớp, ngoài lớp và các hoạt động trải nghiệm:

Trang 40

- Hình thức thực nghiệm trên lớp thường được tiến hành qua các tiết học Đây là hình thức chủ yếu để học sinh lĩnh hội được một cách tương đốiđầy đủ và có hệ thống những kiến thức cơ bản về môi trường và bảo vệ môitrường Ở nước ta, chưa có bộ môn riêng mà GDMT được tiến hành thông quasự lồng ghép, tích hợp các nội dung về GDMT trong một số tiết học của cácmôn học như: Sinh vật, địa lý, hoá học, công nghệ, giáo dục công dân, văn, Ởhình thức này, các vấn đề môi trường được lựa chọn lồng ghép vào nội dungchương trình môn học ở chỗ thích hợp mà không ảnh hưởng lớn đến lôgíc mônhọc Các vấn đề này được đưa vào chương trình và sách giáo khoa theo cácmức độ khác nhau: có thể chiếm một chương hay 1 bài toàn vẹn hoặc có thểchiếm 1 mục, một đoạn hay một vài câu trong 1 bài học.

- Thuộc về các hình thức tổ chức ngoài lớp có các tiết ngoài lớp, các buổihội thảo, các cuộc tham quan, điều tra và tìm hiểu môi trường địa phương cóghi trong chương trình và kế hoạch dạy học.

- Riêng các hoạt động trải nghiệm về môi trường thì có nhiều hình thứcphong phú như: tổ chức các câu lạc bộ hoặc nhóm ngoại khoá về môi trường, tổchức các buổi dạ hội, triển lãm về chủ đề môi trường như: trình bày các mẫuvật tự nhiên của địa phương, trưng bày các tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ, các bàiviết và sáng tác của học sinh về môi trường, tổ chức các buổi cắm trại, các buổigiao lưu văn nghệ, thi tìm hiểu về môi trường và bảo vệ môi trường

Tất cả các hình thức nói trên đều có vị trí và chức năng nhất định trongquá trình giáo dục môi trường cho học sinh, chúng có quan hệ mật thiết vớinhau, tác động qua lại lẫn nhau nhưng không thay thế được nhau Người giáoviên cần căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ giáo dục để tác động đến học sinh bằngnhững hình thức giáo dục khác nhau để đạt hiệu quả cao trong công tác GDMT.

1.4 Quản lý GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường THCS

Tổ chức hoạt động giáo dục dục trong đó có GDMT thông qua hoạt độngtrải nghiệm là hoạt động quan trọng, cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo

Ngày đăng: 14/03/2019, 12:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo và nhiều tác giả (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới quản lý và nâng caochất lượng giáo dục Việt Nam
Tác giả: Đặng Quốc Bảo và nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Chính sách giáo dục môi trường ở nhà trường phổ thông Việt Nam, Dự án VIE/95/041, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách giáo dục môi trường ở nhàtrường phổ thông Việt Nam
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 1998
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân (Thực hiện chỉ thị 36/CT- TW của Bộ Chính trị và Quyết định 1363/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vàohệ thống giáo dục quốc dân (Thực hiện chỉ thị 36/CT- TW của Bộ Chínhtrị và Quyết định 1363/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2002
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (2004),Thiết kế một số mẫu môdul giáo dục môi trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế một số mẫu môdul giáo dục môi trường
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
Năm: 2004
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 (Ban hành kèm theo quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2011 -2020
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2012
7. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Cục môi trường (1995), Các quy định pháp luật về môi trường, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cácquy định pháp luật về môi trường
Tác giả: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Cục môi trường
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
10. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Cơ sở khoa học về quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học về quảnlý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
13. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷXXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ"XXI
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
14. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phát triển toàn diện con người thời kỳ côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
19. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận vàthực tiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
22. Nguyễn Ngọc Quang (1997), Những khái niệm cơ bản về Quản lý giáo dục,Trường cán bộ quản lý GD&ĐT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về Quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1997
23. Phạm Văn Sơn (2010), Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn văn hóa, Tài liệu tập huấn giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môitrường vào các môn văn hóa
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Năm: 2010
24. Dương Tiến Sỹ (1999), Giáo dục môi trường qua dạy học sinh thái học sinh lớp 11 phổ thông trung học, Luận án tiến sĩ tâm lí giáo dục Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục môi trường qua dạy học sinh thái họcsinh lớp 11 phổ thông trung học
Tác giả: Dương Tiến Sỹ
Năm: 1999
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học Khác
8. Bộ Chính trị, Chỉ thị số 36 - CT/TW, ngày 25/6/1998 về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước Khác
11. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Khác
12. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV Khác
15. Phùng Thị Hằng (2017), Tập bài giảng cho học viên cao học quản lý giáo dục môn: Tâm lý học quản lý, Văn hóa nhà trường Khác
16. Nguyễn Văn Hộ (2017), Tập bài giảng cho học viên cao học quản lý giáo dục môn: Triết lý giáo dục, Chính sách và phát triển GD-ĐT Khác
17. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2017), Tập bài giảng cho học viên cao học quản lý giáo dục môn: Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục, Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường học Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w