1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động quan hệ công chúng tại công ty viễn thông Mobifone (tt)

26 313 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 452,6 KB

Nội dung

Hoạt động quan hệ công chúng tại công ty viễn thông MobifoneHoạt động quan hệ công chúng tại công ty viễn thông MobifoneHoạt động quan hệ công chúng tại công ty viễn thông MobifoneHoạt động quan hệ công chúng tại công ty viễn thông MobifoneHoạt động quan hệ công chúng tại công ty viễn thông MobifoneHoạt động quan hệ công chúng tại công ty viễn thông MobifoneHoạt động quan hệ công chúng tại công ty viễn thông MobifoneHoạt động quan hệ công chúng tại công ty viễn thông MobifoneHoạt động quan hệ công chúng tại công ty viễn thông MobifoneHoạt động quan hệ công chúng tại công ty viễn thông MobifoneHoạt động quan hệ công chúng tại công ty viễn thông MobifoneHoạt động quan hệ công chúng tại công ty viễn thông Mobifone

Trang 2

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Hoàng Yến

Phản biện 1: ………

Phản biện 2: ………

Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Vào lúc: giờ ngày tháng năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thị trường viễn thông di động Việt Nam hiện nay có 5 nhà mạng đang hoạt động: MobiFone, Viettel, VinaPhone, Vietnamobile và GMobile Tuy nhiên, hầu như tất cả diễn biến của thị trường đều ít khi nhắc đến Vietnamobile

và GMobile bởi lẽ ba nhà mạng MobiFone – VinaPhone – Viettel hiện chiếm hơn 90% thị phần Cuối năm 2014 và năm 2015, thị trường viễn thông di động Việt đã có nhiều thay đổi và biến động lớn với việc tái cấu trúc các tập đoàn và TCT nhà nước Công ty Thông tin Di động (VMS MobiFone) tách khỏi Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) để nâng cấp thành TCT Viễn thông MobiFone cung cấp đa dịch vụ ra thị trường Cuối năm 2016, đầu 2017 Viettel cũng đẩy mạnh đầu tư ra 10 thị trường nước ngoài song song với việc cung cấp thêm nhiều dịch vụ phi-thoại và phi-tin nhắn (non-voice, non-sms) Tái cấu trúc Tập đoàn VNPT trong đó TCT Dịch vụ Viễn thông VNPT-Vinaphone là nòng cốt với các hạng mục kinh doanh được mở rộng bên cạnh dịch vụ thông tin di động truyền thống Với những biến chuyển lớn cùng sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, đòi hỏi MobiFone phải có chiến lược, định hướng phát triển rõ ràng nhằm bứt phá thành công, tăng thị phần và doanh thu

Ngoài những chiến lược sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả chi phí thì TCT Viễn thông MobiFone cũng đã nhận rõ được tầm quan trọng và sự hiệu quả của hoạt động quan hệ công chúng và đã có nhiều kế hoạch triển khai, hành động Trong điều kiện phải sử dụng chi phí một cách có hiệu quả, chưa có bộ phận Marketing chuyên sâu thì công tác quan hệ công chúng đang được xem là giải pháp tốt nhất, bởi lẽ PR là một công cụ truyền thông tích cực nếu được sử dụng một cách hợp lí, là một trông những công cụ đắc lực giúp một doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường viễn thông như MobiFone duy trì vị thế đó của mình

Đặt trong bối cảnh đó tác giả chọn đề tài “Hoạt động công chúng tại Tổng

công ty Viễn thông MobiFone” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình

Trang 4

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Hoạt động truyền thông công chúng và việc sử dụng các hoạt động một cách hiệu quả là vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh đều hết sức quan tâm Vấn đề truyền thông công chúng không những được các nhà quản lý quan tâm mà còn thu hút rất nhiều tâm huyết của các nhà nghiên cứu Đã có một số nghiên cứu khác nhau về công tác quan hệ công chúng ở Việt Nam tại các khu vực, các doanh nghiệp khác nhau Điều này cho thấy công tác quan hệ công chúng đang ngày càng được quan tâm hơn, trở thành đề tài nóng hổi trên các diễn đàn thông tin Nghiên cứu tìm hiểu hoạt động quan hệ công chúng đã

có một số công trình công bố ở các góc độ tiếp cận khác nhau như:

Về sách chuyên khảo: PGS.TS Trương Đình Chiến (2015), “Giáo trình

Quản trị Marketing” - Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, “Ths.GVC Ngô

Minh Cách và TS.Đào Minh Thanh (2015), “Giáo trình Quan hệ công chúng” –

Học viện Tài chính

Về đề tài: TS Đinh Thị Thúy Hằng (2006), Đề tài cấp bộ: “Quan hệ công

chúng lý thuyết và thực tiễn” – Học viện báo chí tuyên truyền

Tuy nhiên việc nghiên cứu hoạt động công chúng tại TCT Viễn thông MobiFone trong giai đoạn hiện nay vẫn chưa có công trình nào được tuyêt bố, các nghiên cứu chỉ mang tính nhỏ lẻ thiếu sự tổng quát, mặt khác việc nghiên cứu có tính đặc thù do lĩnh vực kinh doanh của công ty tại thị trường Việt Nam

3 Mục tiêu của luận văn

-Hệ thống hóa lí thuyết về hoạt động quan hệ công chúng trong doanh nghiệp

-Làm rõ thực trạng hoạt động quan hệ công chúng tại TCT Viễn thông MobiFone

-Đề xuất một số giải pháp nhẳm đẩy mạng hoạt động quan hệ công chúng tại TCT Viễn thông MobiFone

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Hoạt động quan hệ công chúng tại TCT Viễn thông MobiFone

Phạm vi nghiên cứu:

Trang 5

Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về hoạt động quan hệ công chúng tại TCT Viễn thông MobiFone trong giai đoạn 2015-2017, từ đó nêu lên giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tại công ty

Về thời gian: Số liệu thứ cấp để phục vụ đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng đầu năm 2015 đến quý II năm 2017

Về không gian: Các nghiên cứu được triển khai tại TCT viễn thông MobiFone và tất cả đội ngũ CBCNV của Công ty

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu sơ cấp và thứ cấp: Các văn bản liên quan đến công tác hoạt động truyền thông; các kế hoạch làm việc của các phòng ban, đơn vị; các bản đánh giá, báo cáo của cá nhân thực hiện cũng như đánh giá của lãnh đạo đơn vị; bản kế hoạch định hướng cho công tác hoạt động công chúng để phát triển công tác truyền thông trong năm 2016, 2017…

Phương pháp phân tích tổng hợp: Thông qua các số liệu thu thập từ doanh nghiệp và phiếu điều tra, phỏng vấn, tác giả tổng hợp để phân tích và đánh giá thực trạng công tác hoạt động truyền thông công chúng tại TCT Viễn thông MobiFone

Phân tích, so sánh định tính và định lượng: Trên cơ sở các số liệu đã được phân tích và đánh giá để so sánh và đưa ra nhận xét về hoạt động truyền thông công chúng tại Tổng cộng ty Viễn thông MobiFone làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này

Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông công chúng hướng đến sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn kết cấu thành 3 chương

Chương 1 – Lý thuyết chung về hoạt động quan hệ công chúng

Chương 2 – Thực trạng hoạt động quan hệ công chúng tại Tổng công ty

Viễn thông MobiFone

Chương 3 – Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động công chúng tại

Tổng công ty Viễn thông MobiFone

Trang 6

CHƯƠNG 1 - LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG

CHÚNG

1.1 Hoạt động quan hệ công chúng

1.1.1 Hoạt động quan hệ công chúng trong khuôn khổ truyền thông Mar 1.1.1.1.Hoạt động truyền thông Marketingketing

Theo Philip Kotler [3], truyền thông marketing (marketing communication) là các hoạt động truyền thông tin một cách gián tiếp hay trực tiếp về sản phẩm và bản thân doanh nghiệp tới khách hàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng vào doanh nghiệp cũng như sản phẩm, và mua sản phẩm của doanh nghiệp

Truyền thông marketing có các mục đích cơ bản là thông báo, thuyết phục

và nhắc nhở đối tượng nhận tin về sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp Qua các nội dung sản phẩm trên thị trường, thuyết phục họ về các ưu việt của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh, và nhắc nhở họ nhớ đến sản phẩm khi có nhu cầu

Truyền thông marketing còn được gọi bằng thuật ngữ tương đương là xúc

tiến (marketing promotion), là một trong bốn thành tố của marketing hỗn hợp

1.1.1.2.Vai trò

Với các loại hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng hàng ngày, giá trị không cao và

có tính năng, chất lượng tương tự như nhau giữa các hãng thì truyền thông Marketing trong trường hợp này có vai trò tạo sự khác biệt giữa sản phẩm của hãng này với hãng khác

Truyền thông cũng có thể giúp củng cố nhận thức về những hình ảnh liên quan đến tổ chức và các sản phẩm của nó Củng cố ở đây được hiểu theo một trong hai cách là quá trình gợi nhớ hoặc bảo đảm cho khách hàng Những thông điệp truyền thông đưa ra có thể giúp khách hàng nhớ lại những thông điệp tương tự của tổ chức trước đó, và tiếp đó gợi nhớ khách hàng về các giao dịch thành công trong quá khứ để thôi thúc họ tiếp tục thực hiện các giao dịch mua bán mới

Một vai trò quan trọng tiếp theo của truyền thông là thông tin đến khách hàng và các tổ chức liên quan (tổ chức tín dụng, ngân hàng, chính quyền địa phương, cổ đông,…) về lợi ích, công dụng của sản phẩm, dịch vụ; các vấn đề

về chính sách, hoạt động của tổ chức; qua đó, giúp các đối tượng này hiểu biết nhiều hơn về tổ chức cũng như các sản phẩm, dịch vụ của nó

Trang 7

Cuối cùng, truyền thông cũng là những nỗ lực nhằm thuyết phục khách

hàng hiện tại và tiềm năng để họ mua sản phẩm của công ty

1.1.1.3.Một số công cụ truyền thông Marketing

Theo nhà nghiên cứu Kotler [3], truyền thông Marketing hỗn hợp bao gồm 5 công cụ chính:

1.1.2.Khái niệm, vai trò của hoạt động quan hệ công chúng: Rất nhiều học

giả đã có những định nghĩa về hoạt động quan hệ công chúng, nhưng tựu chung lại các định nghĩa thường đi đến thống nhất với nhau về một vấn đề cốt lõi là:

“PR là một công cụ truyền thôngMarketing nhằm nhận biết, thiết lập và duy trì những quan hệ hữu ích giữa một tổ chức, cá nhân với những cộng đồng liên quan có quyết định trực tiếp hay gián tiếp tới sự thành bại của tổ chức,

cá nhân đó.”

1.1.3.So sánh quan hệ công chúng, quảng cáo, marketing

a)PR và quảng cáo

-Giống nhau: Đều là quá trình thông tin, đưa thông tin đến đối tượng

ba (giới truyền thông)

b)PR và Marketing

Marketing cơ bản hoạt động với chức năng thông qua các hoạt động làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Trong khi đó, quan hệ công chúng hoạt động như chức năng quản lý nhân viên,

tư vấn và làm các dịch vụ khác hỗ trợ cho chức năng chuyên môn Marketing chú trọng và việc trao đổi các quan hệ với khách hàng, đem lại kết quả là các

Trang 8

giao dịch thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và đạt được mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp, còn công việc của quan hệ công chúng bao gồm hàng loạt các quan hệ và mục đích với rất nhiều đối tượng công chúng như nhân viên, các nhà đầu tư, chính phủ… Kết quả của hoạt động marketing là rất rõ ràng, vì nó được thể hiện thông qua những con số đạt được từ sự trao đổi tiền – hàng Ngược với chiến dịch marketing, kết quả của một chiến dịch PR rất khó định lượng

1.1.4.Lịch sử phát triển quan hệ công chúng

Có nhiều ý kiến nói về lịch sử phát triển hoạt động PR, PR ra đời chính xác từ khi nào vẫn đang là câu hỏi chưa có lời đáp, nhưng có một thực tế không thể phủ nhận là PR đã định hình, phát triển và được “nhào nặn” khá “hoàng tráng” dưới bàn tay của nước Mỹ nổi trội nhất trong thế kỷ 20 vừa qua và được

dự báo sẽ thăng hoa trong thế kỷ này

1.2 Nội dung và các công cụ của hoạt động quan hệ công chúng

1.2.1 Nội dung quan hệ công chúng

-Truyền thông (media kit): Truyền thông bao gồm thông cáo báo chí, họp báo,

phỏng vấn báo chí, và viết bài đăng báo Hoạt động này đòi hỏi nghiệp vụ báo chí và liên quan mật thiết đến các cơ quan thông tấn báo chí

-Quản lý khủng hoảng (crisis management): Là việc quản lý các khủng

hoảng xảy ra tại công ty Thông thường khủng hoảng được chia thành 3 loại sau:

+ Liên quan đến công ty: Công ty bị tố cáo hối lộ, trốn thuế, tai nạn lao động, gây ô nhiễm môi trường…

+ Liên quan đến sản phẩm: Sản phẩm gây hại cho sức khỏe…

+ Liên quan đến ban giám đốc: Biển thủ, vi phạm pháp luật, hành vi thiếu đạo đức…

-Quan hệ với chính phủ (Government Relation): Quan hệ với chính phủ

cũng rất quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp Bộ phận PR của doanh nghiệp

có thể cử một người chuyên lo mảng đối ngoại với chính phủ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình

-Quản lý danh tiếng (Reputation Management): Doanh nghiệp có được danh

tiếng đã khó, nhưng quản lý và duy trì được danh tiếng còn khó hơn

Chính vì vậy hoạt động này là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng trong việc xây dựng phát triển thương hiệu

-Quan hệ với các nhà đầu tư (Investor Relation): Chăm sóc họ như thế nào,

chính sách ưu đãi gì…thì người làm PR phải có những lựa chọn thông minh

Trang 9

-Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Social Responsibility): Khái niệm

trách nhiệm xã hội gần đây được nhắc tới như một loại hoạt động làm từ thiện của các doanh nghiệp Những hoạt động vì cộng đồng này đem lại hiệu quả lớn trong việc nâng cao hình ảnh thương hiệu trong lòng công chúng Công chúng được hưởng lợi một cách thiết thực từ những chương trình PR như vậy nên cũng tin tưởng vào nhãn hiệu đó hơn

1.2.2 Các công cụ chủ yếu trong hoạt động PR

-Các loại ấn phẩm: Công cụ này bao gồm những báo cáo, tổng kết hàng năm,

những cuốn sách chỉ dẫn, các bản tin nội bộ và tạp chí của doanh nghiệp Các

bản tin nội bộ cũng có thể gây được ấn tượng sâu sắc về hình ảnh của doanh nghiệp và truyền tải được những thông tin quan trọng về sản phẩm,dịch vụ đến thị trường mục tiêu

-Các sự kiện văn hoá – thể thao: Doanh nghiệp có thể thu hút được sự chú ý

của công chúng các nước sở tại đối với sản phẩm mới hay là hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt ở pha thâm nhập thị trường, như tổ chức các cuộc họp báo, hội thảo, thi đấu, các buổi lễ kỷ niệm, các sự kiện văn hoá thể thao… Đây

là những dịp mà doanh nghiệp chiêu đãi khách hàng của mình, đồng thời tạo nên sự chú ý của công chúng tới uy tín và sản phẩm của doanh nghiệp

-Các bài phát biểu: Khi lựa chọn phát ngôn viên cho doanh nghiệp của mình,

doanh nghiệp cần hết sức cận thận vì việc phát biểu trước đám đông hay tại hội nghị khách hàng có thể tạo nên hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp nhưng cũng rất

có thể phá vỡ những ấn tượng tốt đẹp sẵn có

-Các hoạt động tài trợ cộng đồng: Các hoạt động tài trợ và từ thiện trước hết

cần xuất phát từ mục đích mang lại lợi ích cho cộng đồng, bên cạnh quảng bá thương hiệu Các chương trình cho hoạt động này cần thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và không quá lạm dụng quảng cáo vì rất có thể sẽ tạo ra tác dụng ngược cho đối tượng được tuyên truyền

- Hoạt động hội nghị khách hàng, hội thảo: Tại hội nghị khách hàng, thường

có nhiều ý kiến phát biểu của khách hàng về ưu, nhược điểm của sản phẩm, những vướng mắc trong mua bán, yêu cầu của họ về sản phẩm và nhu cầu trong thời gian tới, đồng thời, trong hội nghị này, doanh nghiệp cũng công bố các dự

án và các chiến lược của mình ý kiến của khách hàng có thường ý nghĩa to lớn đối với doanh nghiệp

- Hợp tác với người nổi tiếng: Người nổi tiếng hay còn gọi là người của công

chúng, họ có thể là ca sỹ, diễn viên, người mẫu…cũng có thể là vận động viên

Trang 10

thể thao hoặc các chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể như: bác sỹ, chuyên gia

ẩm thực, đạo diễn Những người này có sức ảnh hưởng tới một số nhóm khách hàng nhất định, và việc sử dụng họ trong hoạt động PR chính là cách phác họa hình ảnh đối tượng mà sản phẩm muốn hướng tới

1.2.3 Công tác quản trị quan hệ công chúng

Sau khi mô hình RACE xuất hiện có nhiều những biểu hiện về quá trình

PR tương tự cũng bắt đầu xuất hiện Ví dụ Rearch → Planning → Action and Communication → Evaluation hoặc Research → Planning → Implementing→ Evaluation

Bước đầu tiên trong quá trình PR là bước điều tra (Research), đây chính

là bước tìm hiểu vấn đề PR là gì? Bước thứ hai là bước lập kế hoạch(Planning), đây là bước lập chiến lược, chính sách hoặc chương trình PR để giải quyết vấn

đề được tìm ra ở bước một Bước thứ 3 là bước tiến hành thực hiện những chính sách hoặc chiến lược ở bước hai, ở bước này công cụ chủ yếu được sử dụng là khả năng giao tiếp (communication) nên bước này còn được gọi là bước giao tiếp Bước cuối cùng trong quá trình PR là bước đánh giá phân tích (Evaluation) xem những mục tiêu, mục đích đã đạt được như thế nào và cách khắc phục ra sao

1.3.Quy trình thực hiện hoạt động quan hệ công chúng

1.3.1.Phân tích môi trường quan hệ công chúng

-Phân tích yếu tố bên ngoài như: sự thấu hiểu về người tiêu dùng, phân tích cạnh tranh, phân tích về tình hình truyền thông và phân tích về tình hình kinh tế vĩ mô

-Phân tích yếu tố bên trong như: phân tích tình hình bán hàng, phân tích tình hình vị thế thương hiệu, phân tích diễn biến của thị phần hiện nay

1.3.2.Xác định mục đích, mục tiêu

Trước hết, cần chỉ rõ mục đích của doanh nghiệp đang hướng tới là gì (đưa dòng sản phẩm mới vào cuộc sống)? Từ đó, xác lập những mục tiêu cụ thể (bao nhiêu % người tiêu dùng mục tiêu biết tới dòng sản phẩm mới)

1.3.3.Các định hướng chiến lược

Thiết lập các chiến lược cụ thể như:

-Tổ chức hoạt động tuyên truyền, mời dùng thử sản phẩm

-Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sản phẩm

-Viết bài về hướng dẫn tiêu dùng trên các báo

- Tài trợ chương trình game show trên truyền hình

Trang 11

1.3.4.Hành động, thực hiện

Hành động là bước đưa những mục đích, mục tiêu đã đề ra vào thực tế

Trước nhất là tạo mối quan hệ báo chí, nhằm mục đích đưa các tin tức có giá trị

lên các phương tiện truyền thông Thứ hai là tiến hành quảng bá sản phẩm Thứ

ba, xây dựng những sự kiện truyền thông tổng hợp Thứ tư, tổ chức các hoạt

động tư vấn Cuối cùng là tích cực tham gia các chương trình Marketing

Chương một luận văn đã nêu lên những lý thuyết chung về hoạt động quan

hệ công chúng, từ đó nêu lên định nghĩa về hoạt động công chúng Qua chương này đã có một cái nhìn cụ cụ thể về hoạt động quan hệ công chúng Qua đó chúng ta đã nắm được những khái niệm cơ bản liên quan đến hoạt động quan hệ công chúng Dựa trên những khái niệm cơ bản ta làm cơ sở để tìm hiểu về hoạt

động quan hệ công chúng tai Tổng công ty Viễn thông MobiFone

Trang 12

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE

2.1.Giới thiệu chung về Tổng công ty Viễn thông MobiFone

2.1.1.Lịch sử hình thành: Ngày 16 tháng 4 năm 1993 theo quyết định số

321/QĐ-TCCB-LĐ của Tổng Cục trưởng Cục Bưu điện: Công ty TNHH MTV Thông tin di động

Ngày 01 tháng 12 năm 2014, TCT Viễn thông MobiFone được thành lập theo Quyết định số 1798/QĐ-BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

về việc thành lập TCT Viễn thông MobiFone trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông

2.1.2 Cơ cấu tổ chức Hiện nay, TCT Viễn thông MobiFone có 20 Phòng, Ban

chức năng và 20 đơn vị trực thuộc khác bao gồm 9 Công ty Dịch vụ MobiFone tại 9 khu vực, Trung tâm Viễn thông quốc tế MobiFone, Trung tâm Dịch vụ đa phương tiện và giá trị gia tăng MobiFone, Trung tâm Công nghệ thông tin MobiFone, Trung tâm Quản lý và điều hành mạng (NOC), Trung tâm Mạng lưới MobiFone miền Bắc, Trung, Nam, Trung tâm Đo kiểm và sửa chữa thiết bị viễn thông MobiFone, Trung tâm Tính cước và Thanh khoản, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, Trung tâm Tư vấn thiết kế MobiFone Ngoài ra, MobiFone có ba công ty con bao gồm Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật MobiFone, Công ty cổ phần Công nghệ MobiFone toàn cầu và Công ty cổ phần Dịch vụ gia tăng MobiFone

2.1.3.Chức năng, nhiệm vụ và tuyên ngôn sứ mệnh

- Tầm nhìn: “Kết nối giá trị, khơi dậy tiềm năng” Tầm nhìn này phản ánh cam

kết của chúng tôi hướng đến sự phát triển toàn diện và bền vững dựa trên ba mối quan hệ trụ cột: với khách hàng, với đối tác, và với từng nhân viên

- Sứ mệnh: Với MobiFone, sứ mệnh của chúng tôi là đem lại những sản phẩm

và dịch vụ kết nối mỗi người dân, gia đình, doanh nghiệp trong một hệ sinh thái, nơi những nhu cầu trong cuộc sống, công việc, học tập và giải trí được phát hiện, đánh thức và thỏa mãn nhằm đạt được sự hài lòng, phát triển và hạnh phúc Bên cạnh đó, MobiFone có trách nhiệm đóng góp lớn trong cơ cấu GDP của quốc gia, thể hiện vị thế và hình ảnh quốc gia trong lĩnh vực Công nghệ -

Truyền thông- Tin học

Trang 13

2.1.4.Mục tiêu chiến lược phát triển của Tổng công ty

MobiFone đã xây dựng và hình thành chiến lược kinh doanh chuyển dần

từ nhà mạng viễn thông di động truyền thống sang trở thành nhà cung cấp đa dịch vụ, trong đó xác định kinh doanh các lĩnh vực cốt lõi sau:

- Cung cấp dịch vụ viễn thông di động;

- Dịch vụ Bán lẻ;

- Dịch vụ truyền hình;

- Dịch vụ Đa phương tiện

2.2.Phương pháp nghiên cứu hoạt động PR tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone

2.2.1.Tổng quan phương pháp nghiên cứu

Để đạt được kết quả nghiên cứu tốt nhất, trong thời gian ngắn được thực hiện tai doanh nghiệp, nghiên cứu về hoạt động PR tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone sẽ sử dụng 2 nguồn dữ liệu chính là: Nghiên cứu dữ liệu thứ cấp và nghiên cứu dữ liệu sơ cấp

2.2.2.Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

-Thu thập dữ liệu thứ cấp

-Phương pháp nghiên cứu sơ cấp

Ngoài các phương pháp nghiên cứu đã nêu trên, để phân tích các dữ liệu thu thập được tác giả đã sử dụng một số kỹ thuật phân tích dữ liệu như:

-Phân tích, tổng hợp thông tin

2.3.2.Tổ chức thực hiện hoạt động PR tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone

Nơi đảm nhiệm thực hiện chức năng PR cho TCT Viễn thông MobiFone

là ban truyền thông của TCT (TCT Viễn thông MobiFone không sử dụng dịch

Ngày đăng: 13/03/2019, 23:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Ngô Thị Phương Anh-Ngô Anh Thi dịch (Jefkins.F) (2008), Phá Vỡ Bí Ần PR, Nhà xuất bản trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phá Vỡ Bí Ần PR
Tác giả: Ngô Thị Phương Anh-Ngô Anh Thi dịch (Jefkins.F)
Nhà XB: Nhà xuất bản trẻ
Năm: 2008
[2]. Đinh Thị Thúy Hằng (2007), PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp
Tác giả: Đinh Thị Thúy Hằng
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội
Năm: 2007
[3]. Nhiều dịch giả (Kotler.P) (2013), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản lao động xã hội.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Marketin"g, Nhà xuất bản lao động xã hội
Tác giả: Nhiều dịch giả (Kotler.P)
Nhà XB: Nhà xuất bản lao động xã hội. "Tài liệu tiếng Anh
Năm: 2013
[4]. Cutlip, Center, Broom (2006), Effective Public Relations, 9th Edition, San Diego State University Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effective Public Relations, 9th Edition
Tác giả: Cutlip, Center, Broom
Năm: 2006
[5]. Dan L. Lattimore, Otis W. Baskin, Suzette T. Heiman, Elizabeth L. Toth (2011) Public Relations – The Profession and the Practice, McGraw-Hill Education Sách, tạp chí
Tiêu đề: Public Relations – The Profession and the Practice
[6]. Dayan.A (1995), Nghệ thuật quảng cáo, Nhà xuất bản Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật quảng cáo
Tác giả: Dayan.A
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế giới
Năm: 1995
[7]. Doyle (1998), Marketing and competitive performance: an empirical study, MCB UP Ltd Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing and competitive performance: an empirical study
Tác giả: Doyle
Năm: 1998
[8]. Gregory.A (2012), Planning and Managing Public Relations Campaign, Kogan Page Sách, tạp chí
Tiêu đề: Planning and Managing Public Relations Campaign
Tác giả: Gregory.A
Năm: 2012
[9]. Jefkins.F (1998), Public Relations – Frameworks, Financial Times Sách, tạp chí
Tiêu đề: Public Relations – Frameworks
Tác giả: Jefkins.F
Năm: 1998
[10]. Marston (1979), “Modern Public Relations Theory”, Communications Series, Routledge 1 edition Sách, tạp chí
Tiêu đề: Modern Public Relations Theory”", Communications Series
Tác giả: Marston
Năm: 1979
[11]. Pickton và cộng sự (2000), “What is integrated marketing communications?”, tập 1, số 1, trang 4-6.Các Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: What is integrated marketing communications?”, tập 1, số 1, trang 4-6
Tác giả: Pickton và cộng sự
Năm: 2000
[13]. www.wikipedia.org/ (Bách khoa toàn thư mở) Khác
[14]. www.kibin.com/essay-examples/world-assembly-of-public-relations-associations-in-mexico-city-in-august-1978-Y63FnU69 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w