1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo đảm và thúc đẩy quyền con người thông qua cơ chế khu vực

110 183 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 6,97 MB

Nội dung

Được thúc đẩy kể từ khi Liên hợp quốc thành lập năm 1945, quyền con người hiện là một vấn đề thu hút sự quan tâm rộng khắp của dư luận và có tác động rất mạnh mẽ tới các quan hệ chính tr

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THU TRANG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THU TRANG

ĐỀ TÀI

BẢO ĐẢM VÀ THÚC ĐẨY QUYỀN CON NGƯỜI THÔNG QUA CƠ CHẾ KHU VỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật quốc tế

Mã số: 60380108

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Kim Ngân

Hà Nội - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn đúng theo quy định

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này

Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Trang

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

em

lao động di trú

phạt một cách tàn nhẫn, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm

nữ

tộc

và thành viên trong gia đình họ

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 7

KHÁI QUÁT VỀ CƠ CHẾ KHU VỰC BẢO ĐẢM VÀ THÚC ĐẨY QUYỀN CON NGƯỜI 7

1.1 Khái niệm quyền con người và cơ chế bảo đảm, thúc đẩy quyền con người 7

1.1.1 Khái niệm quyền con người 7

1.1.2 Khái niệm cơ chế bảo đảm, thúc đẩy quyền con người 13

1.2 Khái niệm cơ chế khu vực bảo đảm và thúc đẩy quyền con người 17

1.2.1 Lịch sử hình thành cơ chế khu vực bảo đảm và thúc đẩy quyền con người 17

1.2.2 Đặc điểm của cơ chế khu vực bảo đảm và thúc đẩy quyền con người 21

1.3 Vai trò của cơ chế khu vực bảo đảm và thúc đẩy quyền con người 25

Kết luận chương 1 27

Chương 2 29

CÁC CƠ CHẾ KHU VỰC BẢO ĐẢM VÀ THÚC ĐẨY QUYỀN CON NGƯỜI 29

2.1 Cơ chế bảo đảm và thúc đẩy quyền con người tại châu Âu 29

2.1.1 Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (Organization for Security and Co-operation - OSCE) 29

2.1.2 Liên minh châu Âu (European Union - EU) 32

2.1.3 Ủy hội châu Âu (Council of European - CoE) 34

2.1.4 Thực tiễn vận hành của cơ chế 40

Trang 6

2.2 Cơ chế bảo đảm và thúc đẩy quyền con người tại châu Mỹ 43

2.2.1 Cơ sở pháp lý hình thành cơ chế khu vực châu Mỹ 43

2.2.2 Một số nội dung cơ bản về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở khu vực châu Mỹ 44

2.2.3 Thiết chế khu vực châu Mỹ bảo đảm và thúc đẩy quyền con người 45

2.2.4 Thực tiễn vận hành của cơ chế 49

2.3 Cơ chế bảo đảm và thúc đẩy quyền con người tại châu Phi 51

2.3.1 Cơ sở pháp lý hình thành cơ chế khu vực châu Phi 51

2.3.2 Một số nội dung cơ bản về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở khu vực châu Phi 51

2.3.3 Thiết chế khu vực châu Phi bảo đảm và thúc đẩy quyền con người 52

2.3.4 Thực tiễn vận hành của cơ chế 55

2.4 Cơ chế bảo đảm và thúc đẩy quyền con người tại châu Á 57

2.4.1 Cơ chế nhân quyền Ả Rập 57

2.4.2 Cơ chế nhân quyền ASEAN 58

2.4.4 Thực tiễn vận hành của cơ chế 63

Kết luận chương 2 64

Chương 3 65

VIỆT NAM VÀ CƠ CHẾ NHÂN QUYỀN ASEAN 65

3.1 Chính sách chung của Việt Nam về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người 65 3.2 Việt Nam và việc xây dựng, thúc đẩy giá trị về quyền con người trong khuôn khổ ASEAN 67

3.3 Việt Nam và việc thúc đẩy hợp tác nhân quyền trong ASEAN qua kênh học thuật và các tổ chức xã hội dân sự 71

Trang 7

3.4 Tác động của cơ chế nhân quyền ASEAN trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam 73 3.5 Việt Nam và việc hoàn thiện cơ chế nhân quyền ASEAN 75 3.5.1 Một số vấn đề cần hoàn thiện trong cơ chế nhân quyền ASEAN 75 3.5.2 Một số đề xuất tăng cường vai trò của Việt Nam trong quá trình hoàn thiện cơ chế nhân quyền ASEAN 80 Kết luận chương 3 88

KẾT LUẬN 89

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Quyền con người là sự kết tinh của những giá trị văn hóa của tất cả các dân tộc trên thế giới thông qua một quá trình phát triển của lịch sử lâu dài sự nghiệp đấu tranh giải phóng, cải tạo xã hội và cải tạo thiên nhiên của cả nhân

loại Trong một “thế giới phẳng” như hiện nay, quyền con người ở mỗi quốc

gia, không kể hoàn cảnh lịch sử, chế độ chính trị - xã hội, kinh tế và văn hóa đều có những giá trị chung giống nhau, đó là tính phổ biến của quyền con người Tuy nhiên, quyền con người mang tính đặc thù dân tộc, khu vực và bối cảnh khác nhau về chính trị, lịch sử, văn hóa và tôn giáo Chính từ những đặc điểm này mà trên thế giới tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về quyền con người và cũng từ đó mỗi khu vực thiết lập những cơ chế bảo đảm và thúc đẩy quyền con người khác nhau

Việc bảo vệ quyền con người không phải là nhiệm vụ riêng của quốc gia nào đó mà được toàn thể nhân loại tiến hành Được thúc đẩy kể từ khi Liên hợp quốc thành lập năm 1945, quyền con người hiện là một vấn đề thu hút sự quan tâm rộng khắp của dư luận và có tác động rất mạnh mẽ tới các quan hệ chính trị, pháp lý và xã hội ở tất cả các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế

Cơ chế bảo đảm quyền con người khu vực là một trong những trụ cột quan trọng trong hệ thống quốc tế để bảo đảm và thúc đẩy quyền con người Hiện tại, có bốn châu lục: châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Á nhưng chỉ

có châu Âu, châu Mỹ và châu Phi đã hình thành và đang phát triển khá tốt cơ chế bảo đảm và thúc đẩy quyền con người Còn khu vực châu Á thì chưa thiết lập một cơ chế chung, mới chỉ hình thành ở cấp độ tiểu vùng, điển hình là cơ chế nhân quyền ASEAN Nhìn chung, các cơ chế của khu vực có vai trò thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong từng khu vực và góp phần thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở cấp độ toàn cầu Do có những đặc điểm tương đồng

Trang 9

về trình độ phát triển và văn hóa xã hội, cơ chế khu vực dễ đạt được đồng thuận hơn cơ chế toàn cầu khi thiết lập, sửa đổi, bổ sung và thực hiện Hơn nữa do gần nhau về mặt địa lý nên vấn đề tuyên truyền, tiếp cận với công chúng dễ hơn so với cơ chế toàn cầu

Ở Việt Nam, việc bảo vệ và thúc đẩy sự hưởng thụ quyền con người của toàn thể nhân dân là mục tiêu nhất quán của Đảng, Nhà nước từ trước đến nay Việc phát triển quyền con người ở cấp độ khu vực sẽ góp phần tăng sự ảnh hưởng tác động đến Việt Nam, bảo vệ và thúc đẩy toàn diện quyền con người ở Việt Nam Chính vì vậy, đi sâu tìm hiểu cơ chế khu vực bảo đảm và thúc đẩy quyền con người thực sự có ý nghĩa cả dưới góc độ lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về cơ chế bảo vệ quyền con người nói chung và cơ chế bảo vệ, thúc đẩy quyền con người tại một số khu vực riêng được một số chuyên gia đề cập dưới các góc độ và ở những phạm vi khác

nhau Một số công trình tiêu biểu có thể kể như: Giáo trình Lý luận và Pháp

luật về quyền con người do GS.TS Nguyễn Đăng Dung, TS Vũ Công Giao và

Ths Lã Khánh Tùng đồng chủ biên; cuốn Luật Nhân quyền quốc

tế-Những vấn đề cơ bản do TS Vũ Công Giao và Ths Lã Khánh Tùng biên

soạn (Sách tham khảo); Mối quan hệ giữa Việt Nam và Luật nhân quyền quốc

tế do PGS.TS Nguyễn Bá Diến chủ biên; Bảo vệ và thúc đẩy Quyền con người trong khu vực ASEAN (sách chuyên khảo) do Nguyễn Đăng Dung –

Phạm Hồng Thái chủ biên; Luật quốc tế về quyền con người do TS Cao Đức

hướng dẫn về giáo dục quyền con người) do Wolfgang Benedek (Chủ

biên).

Ngoài ra, quyền con người được bảo đảm và thúc đẩy thông qua cơ chế

Trang 10

khu vực được đề cập tới trong các sách tiếng anh như: Directorate-General for

External Policies of the Union Policy Department, The role of regional human

Informal ASEM Seminar on Human Rights“National and Regional Human

Rights Mechanisms” Back ground Paper; Office of the High Commissioner

for Human Rights in cooperation with the Inernational Bar Association,

Human Rights in the Administration of Justice: A Manual on Human Rights for Judges, Prosecutors and Lawyers, United Nations, NewYork and Geneva,

2003; Dinal L.Shelton, Regional Protection of Human Rights, Oxford

University Press 2008; Office of the High Commission for Human Rights,

Human Rights: A Basic Handbook for UN Staff, United Nation 2000; Brian

Burdekin, National Human Rights Instituions in the Asia - Pacific Region,

The Raul Wallenberg Institute Human Right Library vol 27, Martinus Nijhoff Publishers, 2007…

Tuy nhiên, các công trình kể trên chủ yếu mới chỉ liệt kê những vấn đề rất chung của các cơ chế nhân quyền khu vực, chứ chưa phân tích một cách toàn diện đến các vấn đề lý luận, thực tiễn của các cơ chế này, đặc biệt là Việt Nam với cơ chế nhân quyền khu vực Đông Nam Á (ASEAN) Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu về cơ chế nhân quyền khu vực này là rất cần thiết

Xuất phát từ những phân tích kể trên, tác giả đã chọn đề tài: Bảo đảm và

thúc đẩy quyền con người thông qua các cơ chế khu vực làm đề tài luận

văn tốt nghiệp, với mong muốn góp phần tìm ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế, thiếu sót, hoàn thiện hơn của từng cơ chế và góp phần thúc đẩy triển vọng cơ chế châu Á về quyền con người

3 Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài

Về mục tiêu, đề tài nhằm làm rõ:

- Làm rõ đặc điểm và vai trò của cơ chế khu vực trong việc bảo đảm và

Trang 11

thúc đẩy quyền con người

- Làm rõ đặc thù của từng cơ chế khu vực: châu Âu, châu Phi, châu Mỹ

và triển vọng châu Á trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét về sự vận hành của từng cơ chế

- Làm rõ vai trò, đóng góp của Việt Nam đối với sự hình thành và vận hành của cơ chế nhân quyền ASEAN và ngược lại những ảnh hưởng, tác động của cơ chế nhân quyền ASEAN đến Việt Nam từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp hoàn thiện cơ chế này nhằm các mục đích hội nhập quốc tế, khu vực và tăng cường năng lực của cơ chế bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở nước ta trong những năm tới

Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, luận văn xác định giải quyết những những nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Phân tích lịch sử hình thành cơ chế khu vực bảo đảm và thúc đẩy quyền con người từ đó rút ra đặc điểm chung và vai trò của các cơ chế khu vực

- Phân tích những cấu thành chủ yếu, ưu và nhược điểm của từng khu vực và triển vọng phát triển đối với cơ chế châu Á trong những năm tới

- Trên cơ sở những phân tích, đánh giá kể trên, đề xuất những giải pháp hoàn thiện cơ chế nhân quyền ASEAN để tăng cường hòa nhập quốc tế, khu vực và nâng cao năng lực về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của Việt Nam

Về phạm vi, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu cơ chế bảo đảm và thúc đẩy quyền con người khu vực, trong đó có cơ chế nhân quyền ASEAN và cũng chỉ tập trung vào sự tham gia của Việt Nam vào cơ chế nhân quyền ASEAN, không mở rộng phạm vi khảo sát tới các quốc gia thành viên khác của ASEAN

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp luận, luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng các

Trang 12

phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quyền con người; pháp luật quốc tế về quyền con người

Về phương pháp nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê văn bản và tài liệu, nghiên cứu đánh giá thực tiễn để làm sáng tỏ những vấn đề liên quan

5 Những đóng góp mới của luận văn

Luận văn là công trình phân tích một cách toàn diện và cụ thể về lịch sử hình thành, cấu trúc tổ chức, phương thức hoạt động của các cơ chế khu vực

về quyền con người Luận văn không dừng lại ở việc phân tích lý luận như nhiều công trình nghiên cứu đã công bố, mà còn đưa ra cơ sở thực tiễn, đánh giá ưu và nhược điểm của từng cơ chế khu vực từ đó thúc đẩy sự phát triển của từng cơ chế Quan trọng hơn, luận văn phân tích đánh giá sự tham gia của Việt Nam vào quá trình xây dựng và vận hành cơ chế nhân quyền ASEAN cũng như tác động của cơ chế nhân quyền ASEAN đến Việt Nam; đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện cơ chế nhân quyền ASEAN, hoàn thiện

cơ chế bảo đảm và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Về mặt lý luận, luận văn góp phần bổ sung cho những nghiên cứu hiện

có ở Việt Nam về cơ chế nhân quyền khu vực nói chung, về cơ chế nhân quyền ASEAN nói riêng cũng như sự tham gia của Việt Nam

Về mặt thực tiễn, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước hữu quan trong các hoạt động liên quan đến các cơ quan trong

cơ chế nhân quyền ASEAN, cũng như hoạt động về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền ở khu vực hiện nay Ngoài ra, luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu về nhân quyền của các cơ sở giáo dục về vấn đề quyền con người ở Việt Nam

Trang 13

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương như sau:

- Chương 1: Khái quát về cơ chế khu vực bảo đảm và thúc đẩy quyền con người

- Chương 2: Các cơ chế khu vực bảo đảm và thúc đẩy quyền con người

- Chương 3: Việt Nam và cơ chế nhân quyền ASEAN

Trang 14

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ CƠ CHẾ KHU VỰC BẢO ĐẢM VÀ THÚC ĐẨY

QUYỀN CON NGƯỜI

1.1 Khái niệm quyền con người và cơ chế bảo đảm, thúc đẩy quyền con người

1.1.1 Khái niệm quyền con người

Con người là một giá trị cao quý và là mục tiêu phát triển của mọi cuộc cách mạng xã hội: Tất cả cho con người và vì con người Trong lời nói đầu Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 của nước Pháp đã viết:

“Sự không hiểu biết, sự lãng quên hay sự coi thường quyền con người, là

nguyên nhân duy nhất của những nỗi bất hạnh công cộng, của tệ hủ bại của các chính phủ” Chính vì vậy, bảo vệ và phát triển các quyền cơ bản của con

người phải là trọng tâm và là đích cuối cùng của mỗi cuộc cách mạng, của mỗi thể chế xã hội tiến bộ Ý tưởng về nhân phẩm con người đã có từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, dưới các hình thức khác nhau, trong tất cả các nền văn hóa và tôn giáo Tuy nhiên, khái niệm về quyền con người phổ biến cho tất cả loài người mới được các nước chấp nhận khi các quốc gia nhất trí thông qua Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, trở thành một hệ thống không thể thiếu của hệ thống Liên hợp quốc

Quyền con người là một phạm trù phức tạp, đa dạng và biểu hiện các đặc điểm, thuộc tính quan trọng và nhân cách của con người Vì vậy, để đưa ra một định nghĩa về quyền con người dưới hình thức cô đọng mà lại nêu bật được các thuộc tính và đặc điểm cơ bản, quan trọng nhất của con người là một điều rất khó

Theo tài liệu của Liên hợp quốc, đến nay có hơn 50 định nghĩa khác nhau về quyền con người, mỗi định nghĩa tiếp cận dưới góc độ khác nhau nhưng không định nghĩa nào bao hàm được tất cả các thuộc tính của quyền con người Ở cấp độ quốc tế, định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp

Trang 15

quốc về quyền con người thường được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu Theo

định nghĩa này, “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý phổ quát

(universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người” [12, tr.21]

Hay, “Quyền con người được hiểu chung là những quyền thuộc về con

người (human being) Khái niệm quyền con người thể hiện ở việc mọi cá nhân con người đều có quyền hưởng những quyền của mình mà không có sự phân biệt về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị, dân tộc hoặc nguồn gốc xã hội, tài sản, sự sinh ra hoặc những quy chế khác”

của Đại học Luật Hà Nội định nghĩa: “về pháp lý, quyền con người là phẩm

giá, năng lực, nhu cầu và lợi ích hợp pháp của con người được thể chế, bảo

vệ bởi luật quốc gia và luật quốc tế”

Như vậy, nhìn ở góc độ nào và ở cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác định như là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ Những chuẩn mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, chỉ áp dụng với con người, cho tất cả mọi người Nhờ có những chuẩn mực này, mọi thành viên trong gia đình nhân loại mới được bảo vệ nhân phẩm và mới có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá nhân với tư cách là một con người Cho dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định,

Trang 16

một điều rõ ràng là quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử [10, tr.38] Và theo đó, quyền con người đều có những điểm chung sau đây:

- Quyền con người là quyền vừa mang tính tự nhiên (như quyền sống, quyền bình đẳng, quyền được tôn trọng về danh dự, nhân phẩm) nhưng cũng đồng thời được quy định và bảo đảm thực hiện bằng pháp luật, bao gồm cả pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế

- Quyền con người bao gồm những giá trị gắn với mỗi con người vừa với tư cách cá nhân, vừa với tư cách là một thành viên của xã hội Quyền của mỗi cá nhân được đặt trong mối quan hệ với lợi ích quốc gia, dân tộc và cộng đồng

- Quyền con người là quyền mà tất cả mọi người, không phân biệt độ tuổi, giới tính, thành phần xuất thân, tôn giáo… đều được hưởng một cách bình đẳng

- Đặc điểm của quyền con người

+ Quyền con người mang tính phổ biến

Quyền con người là bẩm sinh, vốn có, được áp dụng cho tất cả các thành viên gia đình nhân loại, không phân biệt màu da, dân tộc, giới tính, tôn giáo,

độ tuổi, thành phần xuất thân Con người, dù ở trong những chế độ xã hội riêng biệt, thuộc những truyền thống văn hóa khác nhau vẫn được công nhận

là con người và được hưởng những quyền và sự tự do cơ bản

+ Quyền con người mang tính đặc thù

Mặc dù tất cả mọi người đều được hưởng quyền con người nhưng mức

độ thụ hưởng quyền có sự khác biệt, phụ thuộc vào năng lực cá nhân của từng người, hoàn cảnh chính trị, truyền thống văn hóa xã hội mà người đó đang sống Ở mỗi vùng, mỗi quốc gia khác nhau, vấn đề quyền con người mang những sắc thái, đặc trưng riêng gắn liền với trình độ phát triển kinh tế - xã hội

ở khu vực đó Ví dụ: Ở các nước Tây Âu, do điều kiện kinh tế phát triển nên

Trang 17

con người ở đây được hưởng chế độ an sinh tốt hơn nơi khác Ngược lại, ở một số nước châu Á, do kinh tế còn chậm phát triển nên mức độ thụ hưởng an sinh xã hội thấp hơn

+ Quyền con người không thể bị tước bỏ

Trong quan niệm chung của cộng đồng quốc tế, quyền con người không thể bị tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả các

cơ quan và quan chức nhà nước Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định được pháp luật quy định trước, chỉ có những chủ thể đặc biệt mới có thể hạn chế quyền con người Ví dụ: tù nhân bị giam do thực hiện hành vi phạm tội

+ Quyền con người có tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyền

Tất cả các quyền con người đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, việc thực hiện tốt quyền này sẽ là tiền đề để thực hiện quyền kia Ngược lại, khi có một quyền bị xâm phạm thì sẽ ảnh hưởng đến các quyền khác Ví dụ: Nếu một người không được làm việc, không có một mức sống đảm bảo cho sự sống còn của cá nhân thì người đó sẽ ít chú ý đến các quyền dân sự như Quyền bầu cử hoặc Quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội

- Phân loại quyền con người

+ Quyền dân sự, chính trị: thông thường gồm quyền sống, quyền tự do đi lại, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm, các quyền chính trị…

+ Quyền kinh tế, văn hóa xã hội: quyền được hưởng mức sống thích đáng, quyền tự do kinh doanh, quyền lao động, quyền được hưởng an sinh xã hội và quyền được giáo dục, được tham gia thụ hưởng những thành tựu văn hóa…

Trang 18

Liên hợp quốc cũng đã dựa trên cơ sở cách phân loại này để soạn thảo hai Công ước quốc tế về quyền con người là Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 (ICESCR)

+ Quyền cá nhân: Là các quyền thuộc về mỗi cá nhân, bất kể họ có là thành viên của bất kì nhóm xã hội nào, và việc thụ hưởng các quyền này tùy thuộc ý chí của cá nhân

+ Quyền của nhóm: Là những quyền đặc thù, chung của một tập thể hay một nhóm xã hội nhất định mà để được hưởng thụ các quyền đó cần phải là thành viên của nhóm và đôi khi cần phải thực hiện với các thành viên khác của nhóm, ví dụ quyền tự quyết của dân tộc phụ thuộc, thuộc địa; quyền của các dân tộc thiểu số được bảo tồn chữ viết, tiếng nói, văn hóa…; những quyền của phụ nữ…

+ Nguồn gốc của quyền: Quyền tự nhiên là những quyền bẩm sinh mang tính tự nhiên, vốn có của con người; Quyền pháp lý là những quyền do nhà

nước quy định và pháp điển hóa thành các quy phạm pháp luật và bắt buộc mọi người phải tuân theo Trong khi quyền tự nhiên không thể bị tước bỏ và hạn chế, chúng tồn tại ở mọi quốc gia, dân tộc và mọi thiết chế nhà nước, quyền pháp lý tùy thuộc vào ý chí của chủ thể quyền lực là nhà nước và có thể

có những khác biệt so với các nhà nước khác [14, tr.52-53]

+ Mức độ pháp điển hóa: Quyền cụ thể là những quyền được quy định

rõ (ví dụ quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, danh dự, nhân

phẩm); Quyền hàm chứa là những quyền không được quy định rõ mà được

suy ra từ nội hàm của các quy định pháp lý đã có hoặc từ lý luận hay thực tiễn thực hiện quyền này (ví dụ quyền của những người mắc bệnh hiểm nghèo có thể được giúp đỡ để chết nhằm thoát khỏi sự đau đớn, hành hạ của

Trang 19

bệnh tật – cái chết nhân đạo suy ra từ quyền sống; quyền kết hôn của người đồng tính…) Quyền hàm chứa là những quyền vẫn còn gây tranh cãi

+ Phương thức bảo đảm: Quyền thụ động đòi hỏi các chủ thể khác phải

kiềm chế không can thiệp vào việc thực thi, hưởng thụ quyền của các chủ thể được hưởng quyền (chủ yếu là quyền dân sự chính trị) (ví dụ để đảm bảo quyền tự do ngôn luận đòi hỏi nhà nước không được can thiệp vô lý hoặc ngăn cấm các chủ thể khác trong xã hội được bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình theo các cách thức khác nhau, thông qua các phương tiện khác nhau nếu những ý kiến, quan điểm đó không vi phạm pháp luật, cụ thể như việc

đưa tin trên báo chí, phương tiện phát thanh truyền hình…); Quyền chủ động

đòi hỏi các chủ thể khác phải có nghĩa vụ hành động tương ứng để đảm bảo cho các chủ thể có quyền được hưởng quyền trên thực tế, chủ yếu là quyền kinh tế, văn hóa, xã hội (ví dụ để đảm bảo quyền được giáo dục của trẻ em đòi hỏi nhà nước phải đầu tư xây dựng trường lớp, đào tạo đội ngũ giáo viên, đặc biệt có những hỗ trợ cho trẻ em vùng sâu vùng xa được đi học…)

+ Điều kiện hưởng thụ: Quyền tuyệt đối là những quyền phải được tôn

trọng và áp dụng trong mọi hoàn cảnh và không cần điều kiện gì kèm theo

(ví dụ quyền sống, quyền không bị tra tấn…); Quyền có điều kiện là những

quyền chỉ được thụ hưởng nếu chủ thể thỏa mãn những điều kiện nhất định (ví dụ quyền kết hôn, quyền bầu cử, ứng cử…)

+ Giới hạn áp dụng: Quyền có thể bị hạn chế - Quyền không thể bị

hạn chế Việc hạn chế chủ yếu liên quan đến việc áp dụng các quyền trong

bối cảnh khẩn cấp của quốc gia Theo đó, hiểu rằng, trong bối cảnh khẩn cấp

đe dọa sự sống còn của đất nước, quốc gia có thể áp dụng những biện pháp hạn chế thực hiện các quyền Về bản chất đó là sự tạm đình chỉ thực hiện một

số quyền trong thời hạn nhất định do bối cảnh khẩn cấp của quốc gia thông qua một số biện pháp cụ thể như thiết quân luật trên cả nước hoặc một số địa phương; cấm biểu tình hội họp đông người hoặc cấm/hạn chế hoạt động của một số cơ quan thông tin đại chúng như truyền hình, phát thanh…

Trang 20

1.1.2 Khái niệm cơ chế bảo đảm, thúc đẩy quyền con người

Kể từ khi Liên hợp quốc ra đời (năm 1945) đến nay, một hệ thống đồ sộ các quyền con người đã được ghi nhận bởi pháp luật quốc gia và quốc tế Tuy nhiên, việc ghi nhận các quyền con người trong pháp luật là điều kiện cần nhưng chưa đủ Điều kiện đủ phải có các biện pháp để bảo vệ các quyền khỏi

bị vi phạm và thúc đẩy sự tôn trọng và thực hiện các quyền trên thực tế

Do các quyền con người rất phong phú và những vi phạm quyền rất đa dạng, được thực hiện bởi nhiều đối tượng (cơ quan, công chức nhà nước, pháp nhân, cá nhân công dân …) nên việc bảo vệ và thúc đẩy quyền đòi hỏi có sự tham gia của nhiều dạng chủ thể (nhà nước, cộng đồng, tổ chức phi chính phủ,

tổ chức quốc tế liên chính phủ, cá nhân…) thông qua nhiều biện pháp, từ phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức cho đến theo dõi, giám sát, và xử lý những hành vi vi phạm về quyền…

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trước hết là trách nhiệm, nghĩa vụ của các nhà nước, song cũng là quyền và trách nhiệm của mọi tổ chức, các nhân Bởi, xét một cách tổng quát, mọi thể nhân và pháp nhân trong xã hội đều đóng vai trò kép: vừa là chủ thể của quyền, vừa là chủ thể của nghĩa vụ trong quan hệ nhân quyền [12, tr.35-36] Điều này đã được thể hiện ở việc

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Tuyên ngôn về quyền và nghĩa vụ của

các cá nhân, nhóm và tổ chức xã hội trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người và tự do cơ bản được thừa nhận rộng rãi” (được gọi tắt là “Tuyên ngôn về những người bảo vệ nhân quyền”) vào ngày 9 tháng 12 năm 1988

Đây là văn kiện đầu tiên của Liên hợp quốc thừa nhận vai trò quan trọng, tính chính đáng và sự cần thiết phải bảo vệ tốt hơn những người bảo vệ nhân quyền Ở phạm vi hẹp hơn, một số khu vực cũng có cơ chế riêng về vấn đề này như Báo cáo viên đặc biệt về những người bảo vệ nhân quyền của Ủy ban quyền con người và quyền các dân tộc châu Phi (được thiết lập năm 2004),

Cơ quan về những người bảo vệ quyền con người của Ủy ban liên Mỹ về

Trang 21

quyền con người (được thiết lập năm 2001), Các hướng dẫn của Liên minh châu Âu về những người bảo vệ nhân quyền (2004)…Nhiều chính phủ, tổ chức phi chính phủ trên thế giới cũng thiết lập các giải thưởng định kỳ để trao cho những cá nhân, tổ chức đã đóng góp cho hoạt động bảo vệ quyền con người [12, tr.38-39] Đây cũng là những vấn đề được nội luật hóa trong pháp luật của hầu hết quốc gia

Việc xác định các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan là rất quan trọng để bảo đảm hiện thực hóa các quyền con người trên thực tế Về vấn đề này, Giáo sư Sanel Chamarik, Chủ tịch Ủy ban quyền con

người quốc gia Thái Lan, đã phát biểu: “Mọi quyền và tự do được ghi nhận

trong Hiến pháp đều là vô nghĩa nếu người dân không có quyền lực thực thi chúng” Tuy nhiên, ngay cả khi đã xác định được các quyền, trách nhiệm và

nghĩa vụ của các chủ thể thì việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người vẫn

có thể chưa hiệu quả nếu không thiết lập được các cơ chế cho việc thực thi

các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ đó

Từ “cơ chế” là thuật ngữ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học

khác nhau như: kinh tế học, tâm lý học, chính trị học, hóa học,…Khi sử dụng

kết hợp với một số thuật ngữ khác, thuật ngữ “cơ chế” góp phần tạo thành

các khái niệm chuyên môn của các lĩnh vực khoa học đó như “cơ chế kinh tế”, “cơ chế tâm lý”…Trong khoa học pháp lý tồn tại khái niệm, “cơ chế áp dụng pháp luật”, “cơ chế bảo đảm”…Tuy nhiên, nội dung của thuật ngữ “cơ chế” được giải thích có sự khác nhau nhất định

Trong một số ngôn ngữ như Nga, Anh, thuật ngữ “cơ chế” được giải

thích là: “cấu trúc bên trong và phương thức vận hành của một bộ máy hoặc

của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau” [17, tr.39] Trong tiếng Việt,

từ “cơ chế” được các nhà ngôn ngữ học giải thích là “cách thức hoạt động

của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau” Từ điển Tiếng Việt (Viện

ngôn ngữ học 2003) giải nghĩa của từ này là “cách thức theo đó một quá trình

Trang 22

thực hiện” Hay theo cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt”, là: “cơ chế là cách thức sắp xếp tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện” Trên lĩnh

vực quyền con người, cụm từ “cơ chế bảo đảm và thúc đẩy quyền con

người” (the mechanism for protection anh promotion of humman rights) hay

được sử dụng trong các tài liệu chuyên môn để chỉ bộ máy các cơ quan chuyên trách và hệ thống các quy tắc, quy phạm pháp luật, các thiết chế và mối quan hệ giữa chúng nhằm thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người Cơ chế bảo đảm quyền con người bao gồm cơ chế quốc tế toàn cầu, cơ chế khu vực và cơ chế quốc gia

Cơ chế quốc tế toàn cầu được thể hiện và thực hiện thông qua Liên hợp quốc Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính là Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế - Xã hội, Hội đồng quản thác, Tòa án Công lý quốc tế và Ban thư ký Mỗi cơ quan đều có chức năng và thẩm quyền riêng nhưng đều

có liên quan đến lĩnh vực quyền con người ở những góc độ khác nhau Theo quy định của Hiến chương, Đại hội đồng và Hội đồng Kinh tế - Xã hội là hai

cơ quan có chức năng liên quan nhiều nhất đến quyền con người; có thẩm quyền thành lập các ủy ban, cơ quan giúp việc Các quỹ, chương trình do Liên hợp quốc lập ra, chịu trách nhiệm một lĩnh vực nhất định như Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Quĩ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)…; các tổ chức chuyên môn là những tổ chức liên chính phủ độc lập, liên hệ với Liên hợp quốc bằng những hiệp định hợp tác như Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)…Cùng với Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền năm 1948 và hai Công ước năm 1966 đã tạo ra Bộ Luật Nhân quyền quốc tế Ngoài ra, còn có các công ước về lĩnh vực, đối tượng cụ thể; theo quy định của các công ước, các

ủy ban được thành lập nhằm theo dõi, giám sát việc thực hiện các quy định của công ước [7, tr.1]

Bên cạnh đó, tại một số châu lục, cũng đã hình thành các văn kiện và

Trang 23

thành lập các cơ chế để bảo đảm và thúc đẩy quyền con người trong phạm vi khu vực đó Mặc dù có 4 châu lục chính, song hiện tại chỉ ở châu Âu, châu

Mỹ và châu Phi đã thiết lập được cơ chế khu vực về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người cho cả khu vực Tại châu Á, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, gồm 10 quốc gia) đã thành lập Ủy ban Liên chính phủ về quyền con người (AICHR) vào năm 2009 [12, tr.79-80] Cơ chế khu vực có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy quyền con người trong khu vực và ở mỗi quốc gia thành viên

Cơ chế quốc gia là cách thức quốc gia bảo đảm và thúc đẩy quyền con người thông qua thể chế và thiết chế quốc gia Quốc gia có nghĩa vụ thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người một cách tận tâm và thiện chí Quyền con người được khẳng định trong pháp luật quốc gia và được bảo đảm

ở chính mỗi quốc gia Do đó, cơ quan nhân quyền quốc gia (CQNQQG) cần được thành lập, nó là thiết chế của quốc gia trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

Như vậy, ta thấy, để một cơ chế hiệu quả nhằm bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, cần có những điều kiện sau: [16, tr.14]

- Phải có tính cam kết thực hiện: đối với các cơ chế quốc tế và khu vực, phải có sự cam kết và phê chuẩn của các nước thành viên đồng thời, phải có

cơ chế thích hợp để xử lý trong trường hợp các nước thành viên có sự vi phạm Đối với các cơ chế cấp quốc gia, phải được hiến định hoặc chí ít luật định

- Phải có tính độc lập cao: đối với các cơ chế quốc tế và quốc gia, các cơ quan nhân quyền chuyên trách nên có tính độc lập với các thiết chế quốc tế khác cũng như độc lập với các cơ quan quyền lực nhà nước

- Ngân sách hoạt động phải được quy định rõ ràng và đầy đủ để tránh sự phụ thuộc

Trang 24

- Bộ máy cơ quan chuyên trách phải do các chuyên gia, những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực vận hành…

1.2 Khái niệm cơ chế khu vực bảo đảm và thúc đẩy quyền con người 1.2.1 Lịch sử hình thành cơ chế khu vực bảo đảm và thúc đẩy quyền con người

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quyền con người bị vi phạm một cách nghiêm trọng Các khu vực như những nước Á – Phi từng chịu sự cai trị của chế độ thực dân có mối quan tâm đặc biệt với vấn đề quyền con người Đồng thời, nhiều nước ở châu Âu và châu Mỹ cũng bắt đầu chú ý tới vấn đề này Dần dần, cơ chế về quyền con người ở các châu lục được hình thành nhằm phản ứng lại với sự vi phạm nhân quyền sâu sắc sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Châu Âu:

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào năm 1945, trước hậu quả bị tàn phá nặng nề của nó để lại, sự quan tâm về vấn đề quyền con người tăng cao bởi nhu cầu cần phải tìm ra những quy tắc ứng xử chung – cùng với những thiết chế quốc gia và quốc tế - có khả năng thúc đẩy việc cùng chung sống hòa hợp trong một thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau Do vậy, các

đề xuất pháp luật nhân quyền trong phạm vi khu vực đã xuất hiện Theo

Alfred William Brian Simpson trong bài viết “Quyền con người và chấm dứt

đế chế: nước Anh và Công ước châu Âu” (Human Rights and the End of

Empire: Britain and the Genesis of the European Convention (2001)), thì ý tưởng về một hiệp định nhân quyền khu vực lần đầu tiên đã được xuất hiện trong một biên bản của Văn phòng Ngoại vụ Anh vào tháng 6 năm 1948 Với mục đích đó, cuối năm 1948, Chính phủ Vương quốc Anh, Pháp, Bỉ nhất trí thành lập Ủy hội châu Âu (Council of European) và mời Ailen, Ý, Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển tham gia vào quá trình đàm phán

Trang 25

Luxembourg và Hà Lan sau này cũng trở thành thành viên sáng lập Ủy hội châu Âu chính thức được thành lập ngày 5 tháng 5 năm 1949 theo Hiệp ước London (còn gọi là Quy chế của Ủy hội châu Âu) Mục tiêu của Ủy hội châu

Âu là để bảo vệ nền dân chủ và nhân quyền; truyền bá và thúc đẩy sự phát triển của bản sắc văn hóa cũng như sự đa dạng của châu Âu; tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề mà xã hội châu Âu đang phải đối mặt; và góp phần củng

cố ổn định của châu Âu bằng cách hỗ trợ những cải cách về chính trị, lập

và Liên minh châu Âu (EU) Tổ chức An Ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cũng đảm nhận công việc về quyền con người

Châu Mỹ:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mỹ - Latinh là những quốc gia đi tiên phong trong kêu gọi soạn thảo và thông qua Tuyên ngôn nhân quyền thế giới Cũng trong năm 1948, trong khi Tuyên ngôn nhân quyền còn đang được thảo luận tại Liên hợp quốc thì tại Hội nghị của tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) tháng 4 năm 1948, các nước châu Mỹ Latinh đã thông qua Tuyên bố châu Mỹ về các quyền và nghĩa vụ của con người (American Declaration of the Rights anh Duties of Man) Ủy ban liên Mỹ về quyền con người và Tòa án liên Mỹ về quyền con người là các cơ quan bảo đảm và thúc đẩy quyền con người tại châu lục này

Châu Phi:

Hệ thống bảo vệ quyền con người ở châu Phi chính thức thiết lập với

Trang 26

Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền các dân tộc (African Charter on Human and People’s Rights), được thông qua bởi Tổ chức Thống nhất châu Phi (Organization of African Unity – OAU) vào ngày 27/06/1981,

có hiệu lực vào 21/10/1986 (Tổ chức này hiện đã đổi thành Liên minh châu Phi – African Union - AU)

Đồng thời với Hiến chương, Ủy ban quyền con người và quyền các dân tộc châu Phi (African Commission on Human and Peoples’Rights) cũng đi vào hoạt động từ năm 1981

Sau đó, Tòa án châu Phi về quyền con người và quyền các dân tộc (African Court on Human and Peoples’rights) mới chính thức được thành lập bởi Nghị định thư bổ sung Hiến chương (thông qua năm 1988), bắt đầu có hiệu lực vào ngày 25/01/2004 Tháng 7 năm 2004, Đại hội đồng sáp nhập Tòa

án châu Phi về quyền con người với Tòa Công lý châu Phi (African Court of Justice) Tòa chỉ có quyền đưa ra các ý kiến tư vấn Nhìn chung, vấn đề bảo

vệ và phát triển các quyền con người ở châu Phi mặc dù đã có những phát triển nhất định nhưng vẫn còn hạn chế so với các khu vực khác

Châu Á:

Ở châu Á, mặc dù đã có nhiều nỗ lực được thực hiện nhưng vẫn chưa thể thông qua được một văn kiện chính thức về quyền con người mang tính khu vực hay thành lập một Ủy ban châu Á về quyền con người Ở phạm vi hẹp hơn các quốc gia Đông Nam Á, trên cơ sở Hiến chương ASEAN, đã thành lập

Ủy ban ASEAN về quyền con người năm 2009

Một trong các mục tiêu của ASEAN là “thúc đẩy hòa bình và ổn định

khu vực thông qua việc tuân thủ tôn trọng công bằng và pháp quyền trong quan hệ giữa các nước trong khu vực và tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc” Xuất phát từ việc Tuyên bố và chương trình hành động Viên 1993

khuyến khích thành viên Liên hợp quốc xem xét khả năng thành lập các thiết chế khu vực và tiểu khu vực để bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở

Trang 27

những nơi chưa có, vào năm 1998, Tổ chức Nghị viện ASEAN đã thông qua

Tuyên bố Nhân quyền, nêu rõ “…nhiệm vụ và trách nhiệm của các thành viên

là thành lập một cơ chế nhân quyền phù hợp” Cũng trong năm đó, các Bộ

trưởng Ngoại giao ASEAN nhất trí về nguyên tắc việc thành lập một “cơ chế nhân quyền phù hợp” Kể từ đó, đã diễn ra một tiến trình phức tạp giữa các nước thành viên ASEAN để thành lập một cơ chế khu vực về quyền con người Tiến trình này được khích lệ bởi các cơ chế nhân quyền ở các khu vực châu Âu, châu Mỹ và châu Phi

Dấu ấn quan trọng nhất trong tiến trình thành lập cơ chế nhân quyền khu vực ASEAN là việc thông qua Hiến chương ASEAN, trong đó nêu rõ (tại

Điều 17) một mục tiêu của Hiệp hội là: “củng cố dân chủ, nâng cao quản trị

tốt và pháp quyền, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các tự do cơ bản trong các nước thành viên ASEAN” Thêm vào đó, Điều 2 Tuyên bố này nhấn mạnh việc “tôn trọng các tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và thúc đẩy công bằng xã hội”, “tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế…” như là một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của Hiệp hội Đặc biệt,

tại Điều 14 của Hiến chương, các nước thành viên khẳng định cam kết của mình đối với việc thành lập một cơ quan nhân quyền ASEAN, đồng thời nêu

rõ là chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này sẽ được quy định trong một cuộc họp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

Như vậy, ta thấy, mỗi cơ chế nhân quyền khu vực đều được thành lập trên cơ sở lợi ích chung của các nước thuộc khu vực đó và dựa trên một hoàn cảnh lịch sử cụ thể Ví dụ, cơ chế nhân quyền châu Âu được hình thành bắt nguồn từ nhu cầu và đóng vai trò như là một công cụ nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm nhân quyền đến cùng cực đã xảy ra ở châu lục này trong Chiến tranh thế giới thứ hai Cơ chế châu Mỹ được thành lập như là một công cụ hữu hiệu nhằm ngăn chặn cái gọi là “hiểm họa cộng sản” và được kỳ vọng như là nền tảng thúc đẩy tình trạng dân chủ trong khu vực Trong khi đó, nhu

Trang 28

cầu bảo vệ độc lập dân tộc, thúc đẩy đoàn kết trong khu vực… lại là mục đích chung của các nước châu Phi khi thành lập cơ chế châu Phi về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

1.2.2 Đặc điểm của cơ chế khu vực bảo đảm và thúc đẩy quyền con

người

Trên thực tế, chưa có một chuẩn mực nhất định về việc một cơ chế nhân

quyền khu vực sẽ được thành lập như thế nào và hoạt động ra sao

Học giả Dinal Shelton (2008) trong cuốn “Bảo vệ nhân quyền khu vực”

đã chỉ ra một số yêu cầu đối với các cơ chế bảo vệ quyền con người, theo đó, các cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người đều bao gồm những cấu phần

cơ bản sau: (i) Một danh sách hoặc các danh sách về những quyền con người cần được bảo đảm đi cùng với trách nhiệm của các nước trong việc thực thi và bảo đảm các quyền đó; (ii) Có cơ quan thường trực về nhân quyền; (iii) Có những quy trình tuân thủ và thực thi các quyền con người ở khu vực

Dựa trên hệ thống cơ chế khu vực về quyền con người ở châu Âu, châu

Mỹ và châu Phi, ta thấy giữa các cơ chế này có đặc điểm chung:

Thứ nhất, đều là các cơ chế thuộc hệ thống cơ chế quốc tế về bảo đảm

quyền con người Hệ thống cơ chế bảo đảm quyền con người bao gồm cơ chế quốc tế và cơ chế quốc gia Trong đó, cơ chế quốc tế có cơ chế toàn cầu và cơ chế khu vực Các cơ chế nhân quyền khu vực: châu Âu, châu Mỹ, châu Phi đều thuộc hệ thống cơ chế quốc tế

Thứ hai, đều dựa trên khung pháp lý (Hiến chương, Công ước, Nghị

định thư…) theo đó, các tiêu chuẩn về quyền con người khu vực được quy định chi tiết và đầy đủ hơn các tiêu chuẩn của Liên hợp quốc, tính bắt buộc thực hiện cao hơn các tiêu chuẩn của Liên hợp quốc

Tiêu chuẩn tiên quyết của một cơ quan nhân quyền khu vực là nó phải là một cánh tay nối dài, có mối liên hệ thống nhất với cơ quan nhân quyền của

Trang 29

các quốc gia trong khu vực, phải đóng vai trò là một cơ quan phúc thẩm để giải quyết các vấn đề mà các cơ quan nhân quyền quốc gia trong khu vực không thỏa mãn được [16, tr.28] Ưu điểm của các hệ thống nhân quyền khu vực là bên cạnh việc phối hợp hành động trong việc giải quyết nhiều vấn đề nhân quyền chung của khu vực, khả năng xem xét, giải quyết các khiếu kiện của cơ chế này nhanh chóng và hiệu quả hơn Các hệ thống khu vực có thể đưa ra những tiêu chuẩn nhân quyền và biện pháp thực thi cao hơn hệ thống nhân quyền của Liên hợp quốc Trường hợp cơ chế khu vực châu Âu về quyền con người là một ví dụ điển hình Ở châu Âu, do tương đồng về nhiều mặt, nên cơ chế bảo vệ quyền con người phát triển khá mạnh Cơ chế châu Âu bao gồm 3 cấp độ và hình thức: Ủy hội châu Âu, Liên minh châu Âu, Tổ chức

An ninh và Hợp tác châu Âu Một trong những cơ quan thiết chế quan trọng của cơ chế châu Âu đó chính là Ủy ban châu Âu về quyền con người, Tòa án châu Âu về quyền con người…

Thứ ba, đều bảo đảm và thúc đẩy quyền con người bằng cách mỗi cơ

quan nhân quyền khu vực phải có khả năng giám sát tình hình nhân quyền tại khu vực và đưa ra báo cáo về vấn đề này, trong đó có các khuyến nghị mang tính khu vực Nó phải được trao quyền để:

+ Yêu cầu các quốc gia thành viên cung cấp thông tin về tình hình bảo

vệ và thúc đẩy quyền con người, bao gồm cả việc cung cấp thông tin về các

Trang 30

Nhìn chung, thành viên (ủy viên) của các cơ quan nhân quyền khu vực

có ý nghĩa quan trọng với hiệu quả hoạt động của cơ quan đó Mỗi thành viên phải độc lập đối với quốc gia của họ và có lập trường không thiên vị Họ cũng phải có kiến thức chuyên sâu về vấn đề quyền con người Các thành viên phải được bầu chọn qua một cuộc bầu cử dân chủ và minh bạch, cố gắng đạt được

sự công bằng về giới

Thứ tư, về cấu trúc tổ chức: cả ba cơ chế khu vực bao gồm cơ chế châu

Âu, cơ chế châu Mỹ và cơ chế châu Phi đều xuất phát từ những tổ chức khu vực và chúng đều quy định rõ ràng về điều kiện gia nhập, phạm vi hoạt động, các quy tắc trong việc ra quyết định cũng như giải quyết tranh chấp… Một trong những chức năng quan trọng của các cơ quan nhân quyền khu vực là phải có khả năng giải thích, pháp điển hóa và phổ biến các tiêu chuẩn về quyền con người ở cấp khu vực Để thực hiện được việc này, các cơ quan nhân quyền khu vực ít nhất cũng phải thực hiện được các nhiệm vụ sau:

+ Khuyến khích các nước thành viên phê chuẩn và gia nhập tất cả các công ước quốc tế cốt lõi về quyền con người

+ Tư vấn, theo yêu cầu của các quốc gia thành viên, về các chính sách, pháp luật ở cấp khu vực nhằm đảm bảo sự hài hòa và phù hợp đối với các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người

+ Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức về quyền con người ở khu vực

Thứ năm, các cơ chế nhân quyền khu vực thường có Ban thư ký chuyên

trách Sự thành công của các cơ chế khu vực này cũng xuất phát từ việc các nước thành viên thường xuyên thỏa thuận và nâng cấp hệ thống tiêu chuẩn và thủ tục làm việc của các cơ chế (thành lập các thiết chế tương tác với xã hội dân sự và cơ quan nhân quyền quốc gia; hợp tác với các cơ chế nhân quyền quốc tế) Ngoài ra, cần có sự ủng hộ của các nước thành viên bằng cách các nước thành viên phải bảo đảm nguồn lực cho cơ chế nhân quyền khu vực và

Trang 31

bảo đảm rằng các cơ quan nhân quyền khu vực được độc lập trong việc sử dụng nguồn lực đó

Nhìn chung, có thể chia các cơ chế nhân quyền hiện hành thành 4 loại, bao gồm (xếp theo thứ tự tăng dần về thẩm quyền): (i) cơ chế mang tính chất tuyên ngôn; (ii) cơ chế mang tính chất thúc đẩy quyền con người; (iii) cơ chế thực hiện; và (iv) cơ chế với đầy đủ chức năng tài phán Mỗi loại này đều có những tiêu chuẩn riêng hoặc ít ra là những hướng dẫn riêng

Các cơ chế mang tính chất tuyên ngôn mặc dù có đầy đủ các tiêu chuẩn

về quyền con người nhưng không thể đưa ra quyết định cho riêng khu vực

mình Các cơ chế mang tính chất thúc đẩy nhân quyền tham dự vào quá

trình trao đổi các thông tin về quyền con người trên toàn cầu và có nhiệm vụ

thực hiện công tác thúc đẩy quyền con người tại khu vực của mình Các cơ

chế thực hiện mặc dù có chức năng giám sát, kiểm tra các hoạt động nhân

quyền tại khu vực nhưng các kết luận đưa ra hầu như chỉ mang tính chất

khuyến nghị chứ không có tính chất chế tài, bắt buộc thực hiện Các cơ chế

với đầy đủ chức năng tài phán thì có thể tham gia vào hầu hết các vấn đề liên

quan đến quyền con người và những kết luận nó đưa ra mang tính chất bắt buộc thực hiện

Có thể thấy, khi Liên hợp quốc được thành lập thì cơ chế bảo vệ quyền con người của tổ chức này cũng chỉ mang tính tuyên ngôn, rất thiếu hiệu quả trên thực tế Từ năm 1966, cùng với sự ra đời của hai công ước cơ bản về quyền con người (ICCPR và ICESCR), thẩm quyền của cơ chế của Liên hợp quốc đã trở nên mạnh hơn để dần trở thành một cơ chế có tính thúc đẩy vào năm 1975 Hiện tại, cơ chế của Liên hợp quốc về nhân quyền đã mang tính chất thúc đẩy rất mạnh mẽ và dần trở thành một cơ chế mang tính chất thực hiện Ở phạm vi khu vực, cơ chế của châu Âu, châu Mỹ và châu Phi đều với tính chất tuyên ngôn khi bắt đầu thành lập đã dần biến đổi thành cơ chế mang tính chất thúc đẩy, cơ chế thực hiện và hiện tại đang trở thành cơ chế với đầy

Trang 32

đủ quyền tài phán [16, tr.27-28]

1.3 Vai trò của cơ chế khu vực bảo đảm và thúc đẩy quyền con người

Con người là một thực thể tự nhiên – xã hội, bởi vậy quyền con người cũng vừa mang tính tự nhiên, vừa mang tính xã hội Mỗi quốc gia, lãnh thổ đều có trình độ phát triển khác nhau, do đó quyền này cũng có những đặc điểm phù hợp với điều kiện của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ đó Do đó, bên cạnh cơ chế có tính chất toàn cầu của Liên hợp quốc và một số tổ chức liên chính phủ khác, các khu vực châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và Đông Nam

Á đã thiết lập được một số các cơ chế bảo vệ quyền con người cấp khu vực

Cơ chế bảo vệ nhân quyền khu vực tạo thành các trụ cột chính của hệ thống quốc tế về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người Ở mỗi khu vực vai trò của cơ chế và hiệu quả của các cơ chế này là khác nhau và có khu vực đạt được hiệu quả cao hơn các cơ chế của Liên hợp quốc

Thực tế thấy, sự tồn tại của một hệ thống nhân quyền có hiệu quả ở khu vực có tầm quan trọng rất lớn đến với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người như:

- Hỗ trợ các chính phủ quốc gia thực hiện các nghĩa vụ quốc tế về quyền con người Ví dụ: hỗ trợ việc thực hiện các khuyến nghị của các cơ quan công ước, các thủ tục đặc biệt và đánh giá định kỳ toàn cầu

- Cung cấp cho mọi người những cơ chế tiếp cận dễ dàng hơn để bảo vệ quyền con người khi mà các cơ chế quốc gia không hiệu quả

- Giúp nâng cao nhận thức của nhân dân về quyền con người

- Cơ chế khu vực với vai trò là tiền đề để phát triển các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và cải tiến các cơ chế nhân quyền quốc tế

- Giúp các chính phủ quốc gia giải quyết tốt hơn các mối quan tâm về quyền con người trong khu vực vượt qua biên giới quốc gia Ví dụ như các vấn đề quyền con người liên quan đến di cư, tội phạm xuyên quốc gia và thiên

Trang 33

tai…

Hơn nữa, cũng thấy rằng, ở một mức độ nhất định, một số cơ chế khu vực (ví dụ như châu Âu) còn tỏ ra chặt chẽ và hiệu quả hơn cơ chế của Liên hợp quốc So với cơ chế chung của Liên hợp quốc, các cơ chế khu vực mang nhiều ý nghĩa tích cực Cơ chế khu vực về quyền con người dễ đạt được đồng thuận hơn khi thiết lập, sửa đổi, bổ sung và thực hiện, do các quốc gia trong khu vực có những nét tương đồng về các mặt văn hóa, lịch sử, kinh tế xã hội… Các hệ thống khu vực có xu hướng gần gũi với các quan niệm về văn hóa và tín ngưỡng của các quốc gia trong khu vực Các cơ chế khu vực, do phạm vi hẹp hơn về địa lý nên sẽ dễ tiếp cận với công chúng hơn so với cơ chế toàn cầu của Liên hợp quốc Hơn nữa, các cơ chế khu vực giúp giải quyết các vụ việc nhỏ ở quy mô khu vực trước khi phải đưa ra cộng đồng quốc tế Điều này giúp các vụ việc được giải quyết một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn

Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều khẳng định cam kết về nhân quyền, các vụ vi phạm nhân quyền đều bị coi là bất hợp pháp Tuy nhiên, điều đáng nói là một số chủ thể trong quan hệ quốc tế không vi phạm một cách trắng trợn những quy định về nhân quyền, nhưng lại sử dụng nhân quyền như một chiêu bài nhằm can thiệp vào tình hình nội bộ của các khu vực, các quốc gia khác Do đó, cần có các cơ chế khu vực thích hợp để giúp các quốc gia trong khu vực chống lại những can thiệp vào công việc nội bộ của mình

Như vậy, có thể thấy việc thành lập cơ chế khu vực có ý nghĩa quan trọng đối với Luật quốc tế cũng như với các khu vực Các cơ chế này giúp phát triển Luật quốc tế về quyền con người, tạo điều kiện để những quy định

về nhân quyền có thể phù hợp với từng khu vực riêng biệt, đồng thời thuận lợi cho các quốc gia trong khu vực trong việc bảo vệ chủ quyền của mình

Hợp tác nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, dù trên phạm vi toàn

Trang 34

cầu hay khu vực, đều đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của tất cả các quốc gia liên quan, thông qua nhiều biện pháp kể cả chính trị lẫn pháp lý Xét về công cụ pháp lý, việc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, văn kiện chung về nhân quyền đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc thúc đẩy và bảo

vệ quyền con người ở một khu vực nhất định Điều này đã được chứng minh qua sự thành công của các cơ chế và văn kiện nhân quyền ở châu Âu, châu

Mỹ và gần đây là châu Phi Khu vực ASEAN đang trong quá trình thể chế hóa được đánh dấu bằng cột mốc quan trọng là việc thông qua Hiến chương ASEAN, trong đó chứa đựng các quy định về những nguyên tắc thiết yếu nhằm bảo vệ quyền con người mà nội dung cốt lõi là việc xây dựng cơ quan nhân quyền ASEAN Sự kiện Ủy ban liên chính phủ về nhân quyền của ASEAN được thành lập đã mở ra một bước phát triển mới cho việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong khu vực

Kết luận chương 1

Quyền con người là một trong những giá trị nhân bản cao nhất mà các quốc gia trên thế giới đều đề cao và bảo vệ vì bảo vệ quyền con người cũng là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia

Vấn đề bảo đảm và thúc đẩy quyền con người được thể hiện thông qua tổ chức, hoạt động của cơ chế quốc tế, khu vực và quốc gia Trong đó, đề cập cụ thể đến vấn đề cơ chế khu vực về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người Việc thiết lập cơ chế bảo vệ quyền con người ở cấp khu vực là quan trọng và cần thiết Ở mỗi khu vực vai trò của cơ chế và hiệu quả của các cơ chế là khác nhau Nhìn chung, các cơ chế khu vực có vai trò thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong từng khu vực bị ảnh hưởng và thậm chí là bài học kinh nghiệm cho các khu vực khác và cơ chế quốc tế Do những đặc điểm tương đồng về trình độ phát triển và văn hóa xã hội, cơ chế khu vực dễ đạt được đồng thuận hơn cơ chế cấp toàn cầu khi thiết lập, sửa đổi, bổ sung và thực hiện hơn nữa do gần nhau về mặt địa lý nên dễ tuyên truyền, tiếp cận với công

Trang 35

chúng hơn so với cơ chế toàn cầu Cơ sở pháp lý để hình thành cơ chế cấp khu vực là hiến chương và điều ước quốc tế đa phương của một khu vực về việc hình thành và hoạt động tổ chức khu vực về quyền con người

Trang 36

Chương 2 CÁC CƠ CHẾ KHU VỰC BẢO ĐẢM VÀ THÚC ĐẨY

QUYỀN CON NGƯỜI

Cơ chế bảo vệ quyền con người ở cấp khu vực là những trụ cột chính của

hệ thống quốc tế để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người Bên cạnh cơ chế có tính chất toàn cầu của Liên hợp quốc và một số tổ chức liên chính phủ khác, các khu vực châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và Đông Nam Á (ASEAN) đã thiết lập được một số các cơ chế bảo vệ quyền con người cấp khu vực

Hiện tại, mỗi cơ chế khu vực có thể được phân biệt bởi vai trò và hiệu quả của nó Có cơ chế khu vực rất tiên tiến, đạt hiệu quả cao Bên cạnh đó, có

cơ chế hiện đang ở trong giai đoạn non trẻ, hay có những khu vực chưa hình thành cơ chế chung để bảo vệ quyền con người Nhìn chung, các cơ chế của khu vực đều có vai trò thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở khu vực đó

2.1 Cơ chế bảo đảm và thúc đẩy quyền con người tại châu Âu

Châu Âu là khu vực dẫn đầu về việc phát triển cơ chế thúc đẩy và bảo đảm quyền con người Khuôn khổ bảo vệ nhân quyền ở châu Âu rất phức tạp

và đa dạng, có ba bậc lần lượt là: Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, Ủy hội châu Âu và Liên minh châu Âu Cả ba tổ chức này đều được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai Chúng tạo thành hệ thống mang tính khu vực phát triển và phức tạp nhất Tất cả các quốc gia có chủ quyền ở châu Âu đều

là thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, phần lớn các thành viên của Ủy hội châu Âu đều là thành viên của Liên minh châu Âu Cả ba tổ chức này đề dựa trên các giá trị chung của châu Âu về luật pháp, dân chủ và nhân quyền [13, tr.10]

2.1.1 Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (Organization for Security and Co-operation - OSCE)

2.1.1.1 Lịch sử và cơ sở pháp lý

Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu có nguồn gốc là Ủy ban An ninh

Trang 37

và Hợp tác châu Âu (The Commisssion on Security and Cooperation in European - CSCE) thành lập năm 1973 CSCE là một diễn đàn quan trọng giải quyết giữa phương Tây và phương Đông trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh Năm 1994, CSCE đã được đổi tên thành Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu

OSCE là tổ chức liên chính phủ, với 57 nước thành viên ở châu Âu, Trung Á và Bắc Mỹ [53] OSCE là một tổ chức mang tính chất chính trị, chủ yếu là liên quan đến an ninh Mặc dù nhiệm vụ của nó không bao gồm việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người nhưng tổ chức này tích cực khuyến khích tôn trọng nhân quyền như là một công cụ để duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực

Các nguyên tắc nhân quyền của OSCE là những cam kết chính trị chứ không phải là các quyền và nghĩa vụ mang tính pháp lý Nền tảng quan trọng của OSCE là Đạo luật cuối cùng Helsinki Đạo luật chứa đựng ba bộ nguyên tắc chính: nguyên tắc hợp tác chính trị - quân sự, an ninh; nguyên tắc hợp tác kinh tế, khoa học, công nghệ và môi trường; và nguyên tắc hợp tác trong các lĩnh vực khác Nhóm nguyên tắc thứ 3 nhấn mạnh đến quyền con người một cách rõ ràng bao gồm quyền tự do đi lại, tư tưởng, lương tâm, tôn giáo và tín

ngưỡng Trong khuôn khổ OSCE đã hình thành "Human Dimension”, được

định nghĩa trong bốn hội nghị về quyền con người ở Vienna (1989), Paris

(1990), Copenhagen (1990) và Mosco (1991).Thuật ngữ "Human Dimension”

mô tả nhiều chuẩn mực: bao gồm tất cả các khía cạnh liên quan đến quyền con người và các quyền tự do cơ bản, bao gồm tự do tư tưởng, lương tâm, tôn giáo hay tín ngưỡng cho tất cả mọi người mà không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo; dân chủ, bao gồm các cuộc bầu cử dân chủ, quản trị và thể chế dân chủ; và pháp quyền, cũng như các quy tắc liên quan đến các dân tộc thiểu số ở cấp quốc gia, mối liên hệ giữa con người và luật nhân đạo quốc tế [51, tr.5]

2.1.1.2 Thiết chế bảo đảm và thúc đẩy quyền con người trong Tổ

Trang 38

chức An ninh và hợp tác châu Âu

(i) Văn phòng Thể chế dân chủ và quyền con người (Office for Democratic Institutions and Human Rights - ODIHR)

ODIHR được thành lập năm 1990 để thúc đẩy việc thực hiện các cam kết

về quyền con người Nó được xem như là cơ quan chính để thúc đẩy quyền con người trong OSCE, đóng vai trò là cơ quan giám sát ODIHR cung cấp và

hỗ trợ về chuyên môn cho các quốc gia tham gia và xã hội dân sự để thúc đẩy dân chủ, pháp quyền, nhân quyền, khoan dung và không phân biệt đối xử ODIHR quan sát các cuộc bầu cử, xem xét các văn bản pháp luật và tư vấn cho các chính phủ về cách phát triển và duy trì các thể chế dân chủ [52]

(ii) Cao uỷ về các dân tộc thiểu số (The High Commissioner on National Minorities - HCNM)

Cao ủy được thành lập bởi Hội nghị tiếp theo Helsinki vào năm 1992, như là một công cụ phòng ngừa xung đột ở giai đoạn sớm nhất có thể Chức năng chính của Cao ủy là thúc đẩy đối thoại, sự tự tin và hợp tác giữa các bên bằng cách làm tê liệt căng thẳng và cảnh báo OSCE bất cứ khi nào căng thẳng

có xu hướng đạt đến một mức độ phát triển thành một cuộc xung đột Nếu một nước tham gia không đáp ứng các cam kết chính trị hoặc các chuẩn mực quốc tế, Cao ủy sẽ hỗ trợ bằng cách cung cấp các phân tích và khuyến nghị

(iii) Đại diện về Quyền tự do thông tin (Representative on Freedom

of the Media)

Được thành lập vào năm 1997 với nhiệm vụ hợp tác và hỗ trợ tất cả các quốc gia thuộc OSCE trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chủ nghĩa đa nguyên phương tiện truyền thông Các hoạt động của Đại diện có thể được chia thành hai nhóm: quan sát sự phát triển của phương tiện truyền thông như là một phần của chức năng cảnh báo sớm và giúp các quốc gia tham gia tuân thủ cam kết của họ về tự do ngôn luận và tự do báo chí

Nhìn chung, cơ chế bảo vệ quyền con người trong OSCE mang tính đặc thù, chưa toàn diện đến mọi đối tượng mà chủ yếu liên quan đến an ninh Các

Trang 39

nguyên tắc nhân quyền của OSCE là những cam kết chính trị chứ không phải

là các quyền và nghĩa vụ hợp pháp Việc OSCE luôn khuyến khích thúc đẩy bảo vệ nhân quyền như là một công cụ để duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực

2.1.2 Liên minh châu Âu (European Union - EU)

2.1.2.1 Lịch sử và cơ sở pháp lý

Liên minh châu Âu là một tổ chức liên chính phủ, có trụ sở đặt tại Brussels, Bỉ Tiền thân của Liên minh châu Âu là Cộng đồng kinh tế châu Âu được thành lập năm 1957 Lúc mới thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu không quan tâm đến các vấn đề chính trị như quyền con người Do xu hướng hòa nhập hướng đến một EU thống nhất kể từ năm 80 của thế kỷ XX đã tạo điều kiện để dân chủ và quyền con người trở thành vấn đề cơ bản trong pháp

lý châu Âu Từ 6 thành viên ban đầu, hiện nay có 27 quốc gia thành viên [30]

Để quyền con người trở thành vấn đề cơ bản trong pháp lý châu Âu, điều này

đã mất gần ba thập kỷ cho đến khi Hiệp ước về Liên minh châu Âu được thông qua ngày 07/02/1992 có hiệu lực từ 01/11/1993 với điều kiện EU phải đảm bảo các quyền cơ bản được ghi nhận bởi Công ước châu Âu về quyền con người và cũng như từ các truyền thống hiến pháp của các quốc gia thành viên

Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh châu Âu được Hội nghị thượng đỉnh Nice thông qua năm 2000, có hiệu lực pháp lý đối với các nước thành viên EU khi Hiệp ước Lisbon bắt đầu có hiệu lực vào tháng 12/2009 Hiến chương là tập hợp các quyền cơ bản của mọi người dân sống trong

EU, bao gồm đầy đủ các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa Hiến chương gồm 54 điều khoản được chia thành 7 phần, sáu phần đầu tiên

đề cập đến các quyền cơ bản dưới các đề mục: nhân phẩm, tự do, bình đẳng, đoàn kết, quyền công dân và công lý; trong khi phần cuối cùng liên quan đến việc giải thích và áp dụng Hiến chương này Phần lớn Hiến chương dựa trên Công ước châu Âu về quyền con người, Hiến chương xã hội châu Âu, Hiến

Trang 40

chương Cộng đồng về quyền xã hội cơ bản của người lao động, và các công ước khác mà EU là thành viên [46]

2.1.2.2 Thiết chế bảo đảm và thúc đẩy quyền con người trong EU

Các cơ quan chính thực thi quyền con người trong EU gồm:

(i) Hội đồng Liên minh châu Âu: Báo cáo hàng năm về quyền con

người do Hội đồng Liên minh châu Âu công bố, thể hiện vai trò của chính sách về quyền con người đối với EU

(ii) Nghị viện châu Âu: Nghị viện đi đầu trong việc tiếp tục đề cao

quyền con người trong chương trình nghị sự của EU và công bố báo cáo thường niên về quyền con người Năm 1980, Nghị viện châu Âu lập ra nhóm làm việc về nhân quyền Năm 1984 thành lập Tiểu ban nhân quyền; Ủy ban

về các vấn đề dân sự và đối nội: soạn thảo các báo cáo về nhân quyền trong nội bộ các nước trong và ngoài EU

(iii) Tòa án Công lý Liên minh châu Âu: được thành lập vào năm 1952

bởi Hiệp ước Paris, đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nguyên tắc về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người Đây không phải là cơ quan chuyên trách giải quyết khiếu kiện về nhân quyền, nhưng để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật trong khi giải thích và áp dụng các điều khoản trong Hiệp ước của Liên minh thì Tòa án đôi khi phải giải quyết các vụ việc có ít nhiều liên quan đến quyền con người Trong trường hợp này, Tòa án hay tham khảo các cơ chế khác trong khu vực

(iv) Cơ quan Liên minh châu Âu về các quyền cơ bản (FRA)

Được thành lập năm 2007 và được xây dựng dựa trên công trình của cựu Trung tâm Giám sát châu Âu về phân biệt chủng tộc và nạn bài ngoại (EUMC) Đây là một cơ quan độc lập của EU nhằm mục đích tư vấn cho các

cơ quan của Liên minh và các quốc gia thành viên liên quan đến việc tôn trọng các quyền cơ bản trong việc thực hiện Luật Cộng đồng FRA thu thập

dữ liệu, tìm kiếm và phân tích các dữ liệu chính thức và phi chính thức về các vấn đề về quyền tự do cơ bản ở EU để cải thiện tính dữ liệu và tính tương

Ngày đăng: 13/03/2019, 21:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w