1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo " Vai trò của Chính phủ trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay " ppt

6 929 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 173,4 KB

Nội dung

Pháp luật thực định gồm rất nhiều nguồn luật phong phú và đa dạng chủ yếu là các văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia, được ban hành bởi nhiều chủ thể khác nhau ở nhiều thời điểm khác

Trang 1

PGS.TS NguyÔn Minh §oan *

1 Quan niệm về tính hệ thống của

pháp luật

Có thể khẳng định pháp luật của các nhà

nước đương đại luôn mang tính hệ thống,

điều này vừa do những điều kiện khách quan

vừa do những điều kiện chủ quan quyết định

Nếu theo lí thuyết hệ thống thì hệ thống là

khái niệm được dùng để chỉ những chỉnh thể

(sự vật, hiện tượng) có kết cấu thống nhất,

được tạo thành từ các thành tố có mối liên hệ

chặt chẽ, có sự tác động qua lại với nhau và

được tập hợp theo những trật tự nhất định Từ

quan niệm hệ thống như trên cho thấy tính hệ

thống của pháp luật có thể được xem xét ở

nhiều phương diện và cấp độ khác nhau

a Ở phương diện cấu trúc của các quy

định pháp luật

Ở phương diện này, các quy định pháp luật

có sự liên kết ở nhiều cấp độ khác nhau như:

- Cấp độ nhỏ nhất là quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật là hệ thống được cấu

trúc từ các quy định pháp luật bao gồm bộ

phận giả định và bộ phận chỉ dẫn (quy định,

chế tài hoặc các biện pháp tác động khác)

Giữa bộ phận giả định với bộ phận chỉ dẫn

luôn có mối liên hệ gắn kết chặt chẽ với

nhau đến mức độ nếu thiếu đi bất kì bộ phận

nào đó thì quy phạm pháp luật không tồn tại

- Cấp độ lớn hơn quy phạm pháp luật là

chế định pháp luật Chế định pháp luật là hệ

thống được cấu trúc từ nhóm các quy phạm

pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã

hội có liên quan mật thiết với nhau thuộc cùng một loại Tính chất chung của mỗi nhóm quan hệ xã hội đòi hỏi phải có nhóm quy phạm pháp luật tương ứng để điều chỉnh

vì thế mà hình thành nên chế định pháp luật

- Cấp độ lớn hơn chế định pháp luật là ngành luật Ngành luật là hệ thống được cấu trúc từ một loại quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội (những quan

hệ xã hội có chung tính chất thuộc lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội) bằng những phương pháp nhất định

- Cấp độ lớn hơn ngành luật là pháp luật quốc gia Pháp luật quốc gia là hệ thống được cấu trúc từ nhiều thành tố khác nhau như quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, ngành luật của quốc gia đó Cần chú ý là việc xem xét pháp luật quốc gia với tư cách

là một hệ thống chỉ đặt ra với pháp luật của các nhà nước đương đại Sự thống nhất nội tại là nguyên tắc rất quan trọng của hệ thống pháp luật Điều đó biểu hiện ở sự gắn bó hữu

cơ khăng khít với nhau giữa các quy định pháp luật, ở những nguyên tắc của pháp luật,

ở xu hướng loại trừ dần những mâu thuẫn giữa các bộ phận của hệ thống pháp luật Cơ

sở trực tiếp của sự thống nhất đó là sự thống nhất về bản chất, về nội dung, về chức năng, nhiệm vụ của mỗi thành tố cũng như của cả

hệ thống pháp luật

* Giảng viên chính Khoa hành chính - nhà nước Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 2

Trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc

gia luôn có cấu trúc rất phức tạp gồm rất

nhiều thành tố bộ phận, trong đó có các

thành tố cơ bản là quy phạm pháp luật, chế

định pháp luật và ngành luật Ngoài ra còn

có những thành tố khác như phân ngành luật

(lớn hơn chế định pháp luật nhưng nhỏ hơn

ngành luật), tổ hợp các ngành luật (lớn hơn

ngành luật nhưng nhỏ hơn hệ thống pháp

luật quốc gia)

b Ở phương diện nguồn luật (pháp luật

thực định)

Ngoài việc xem xét tính hệ thống của

pháp luật dưới phương diện cấu trúc của các

quy định pháp luật còn có thể xem xét tính

hệ thống của pháp luật dưới phương diện

nguồn luật Pháp luật thực định gồm rất

nhiều nguồn luật phong phú và đa dạng (chủ

yếu là các văn bản quy phạm pháp luật) của

quốc gia, được ban hành bởi nhiều chủ thể

khác nhau ở nhiều thời điểm khác nhau

nhưng chúng luôn có mối liên hệ mật thiết

và thống nhất với nhau tạo nên những chỉnh

thể nhất định Các nguồn luật của quốc gia

có những phạm vi liên kết cơ bản sau:

- Mỗi văn bản quy phạm pháp luật đã có

thể coi là một hệ thống, bởi các điều, khoản

trong văn bản quy phạm pháp luật cũng luôn

có sự liên hệ chặt chẽ và thống nhất với

nhau, được sắp xếp theo những trật tự có

tính hệ thống nhất định Chẳng hạn, trật tự

các điều, khoản trong bộ luật

- Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật

của quốc gia cũng được tập hợp theo trật tự

thứ bậc hiệu lực pháp lí của chúng và tạo

thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

của quốc gia

- Tất cả các nguồn luật của quốc gia cũng được sắp xếp thành hệ thống nguồn luật của quốc gia

c Ở phương diện phân nhóm pháp luật của các quốc gia

Ở phương diện này, pháp luật của các quốc gia được chia thành các gia đình pháp luật hay còn gọi là hệ thống pháp luật chính trên thế giới Gia đình pháp luật là hệ thống được cấu trúc từ pháp luật của một số quốc gia có những đặc điểm tương đồng, giống nhau về nội dung, các nguyên tắc pháp luật, nguồn luật, về quá trình hình thành nguồn luật Chẳng hạn như hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật Anh-Mỹ,

hệ thống pháp luật châu Âu lục địa… lúc này pháp luật quốc gia với những đặc điểm của mình được xem là thành tố của hệ thống pháp luật chính trên thế giới

Như vậy, dưới góc độ cấu trúc thì pháp luật của các quốc gia đương đại luôn liên kết với nhau ở nhiều phương diện và cấp độ khác nhau tạo thành rất nhiều hệ thống khác nhau Ngoài ra, trong hoạt động hệ thống hoá pháp luật các chủ thể còn có thể tạo ra nhiều tập hợp có tính chất hệ thống của pháp luật theo các chủ đề và lĩnh vực khác nhau Mỗi hệ thống chứa trong nó những thành tố lớn nhỏ khác nhau, trong đó hệ thống lớn là môi trường của hệ thống nhỏ, nó chi phối hệ thống nhỏ, còn hệ thống nhỏ cũng có ảnh hưởng trở lại tới hệ thống lớn, tuỳ thuộc vào

vị trí, vai trò của nó trong hệ thống lớn Việc xem xét tính hệ thống của pháp luật ở phương diện và cấp độ nào là phụ thuộc vào mục đích của chủ thể nghiên cứu và thực hành

Trang 3

2 Mục đích, ý nghĩa của việc nhận

thức tính hệ thống của pháp luật

Việc xem xét tính hệ thống của pháp luật

không chỉ cho phép thấy được những thuộc

tính của pháp luật, sự thống nhất nội tại, sự

liên hệ ràng buộc, các mối quan hệ chặt chẽ

giữa các quy định pháp luật, các nguồn luật

mà còn có điều kiện đánh giá về tính toàn

diện, đồng bộ, phù hợp của các quy định

pháp luật, nguồn luật Ngoài ra, lí luận về hệ

thống pháp luật còn giúp cho việc nghiên

cứu, hệ thống hoá pháp luật, sắp xếp một

cách khoa học, logic các quy định pháp luật,

phát hiện kịp thời những quy định pháp luật

chồng chéo, mâu thuẫn, những thiếu sót của

pháp luật để loại bỏ những quy định không

còn phù hợp, kịp thời bổ sung những quy

định mới, nhằm tạo ra được những quy phạm

pháp luật, chế định pháp luật, ngành luật và

hệ thống pháp luật quốc gia hoàn thiện hơn

Một hệ thống pháp luật hoàn thiện sẽ có hiệu

quả cao hơn, sẽ là nhân tố quan trọng tạo ra

sự ổn định và phát triển đất nước

Xem xét tính hệ thống của pháp luật còn

có ý nghĩa rất lớn đối với việc xây dựng

pháp luật, thực hiện và áp dụng pháp luật,

việc tổ chức các thiết chế bảo đảm thực thi

pháp luật, cũng như việc đào tạo nguồn nhân

lực pháp luật của đất nước

a Đối với hoạt động xây dựng pháp luật

- Khi xây dựng pháp luật phải luôn ý

thức được rằng các quy định pháp luật, văn

bản pháp luật, nguồn pháp luật luôn có mối

liên hệ, ràng buộc, gắn bó chặt chẽ với nhau

và phải luôn thống nhất với nhau Do vậy,

các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền khi

ban hành bất kì quy định pháp luật nào cũng

phải chú ý đến tính hệ thống của nó, nghĩa là

quy định pháp luật được ban hành phải bảo đảm sự thống nhất với các quy định pháp luật khác Nếu quy định hay nguồn luật mới được ban hành mâu thuẫn, không thống nhất với các quy định hay nguồn luật hiện hành thì hoặc là phải sửa đổi, huỷ bỏ quy định hay nguồn luật mới được ban hành hoặc là phải sửa đổi, huỷ bỏ các quy định hay nguồn luật hiện hành để luôn đảm bảo sự vận động, phát triển và sự thống nhất của hệ thống pháp luật, tránh hiện tượng các quy định hay nguồn luật của hệ thống pháp luật thiếu đồng

bộ, thiếu thống nhất sẽ làm cho tính khả thi thấp, khó đi vào cuộc sống

- Trong hoạt động xây dựng pháp luật thì nguồn luật có hiệu lực pháp lí thấp không được trái với nguồn pháp luật có hiệu lực pháp lí cao hơn và tất cả chúng phải phù hợp với hiến pháp - luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất

- Việc ban hành quy định hay nguồn luật phải chú ý đến khả năng thi hành nó trên thực

tế, nghĩa là nó phải phù hợp với các thiết chế

và cơ chế thực thi pháp luật hiện hành Nếu quy định hay nguồn pháp luật đó được ban hành không phù hợp với các thiết chế và cơ chế thực thi pháp luật hiện hành thì hoặc là nó phải được sửa đổi, huỷ bỏ hoặc là phải đổi mới, tổ chức lại các thiết chế và cơ chế thực thi pháp luật hiện hành Tránh hiện tượng các chủ thể ban hành pháp luật không chú ý đến khả năng tổ chức thực hiện các quy định pháp luật mà mình đã ban hành

b Đối với hoạt động thực hiện, áp dụng pháp luật

- Xuất phát từ tính chất hệ thống của pháp luật (sự liên kết, thống nhất của các quy định pháp luật) đòi hỏi tất cả các quy định pháp

Trang 4

luật hiện hành đều phải được thực hiện

nghiêm minh Việc thực hiện hay không thực

hiện quy định pháp luật nào đó luôn có ảnh

hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc thực

hiện các quy định pháp luật khác, nghĩa là

việc thực hiện quy định pháp luật này sẽ là

tiền đề, điều kiện để thực hiện các quy định

pháp luật khác Việc thực hiện quy định pháp

luật này chỉ có thể được tiến hành khi đã thực

hiện các quy định pháp luật khác, nói cách

khác, không thể chỉ thực hiện quy định pháp

luật này mà không thực hiện quy định pháp

luật khác và ngược lại Nhiều trường hợp, quy

định hay văn bản quy phạm pháp luật này

không được thực hiện hoặc được thực hiện

không nghiêm minh đã làm cho các quy định

hay văn bản pháp luật khác không thể thực

hiện được Điều này cho thấy không thể coi

thường việc thực hiện bất kì quy định pháp

luật nào xuất phát từ tính hệ thống của pháp

luật Hiện tượng pháp luật khó đi vào cuộc

sống ở Việt Nam thời gian qua một phần do

sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật song

chủ yếu là do sự không đồng bộ trong việc

thực hiện pháp luật Đặc biệt là việc quy định,

xác định và truy cứu trách nhiệm pháp luật

đối với các tổ chức, cá nhân trong việc không

thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật

- Khi tiến hành thực hiện và áp dụng pháp

luật phải ưu tiên các quy định của hiến pháp,

của các nguồn luật có hiệu lực pháp lí cao hơn

c Đối với việc tổ chức các thiết chế bảo đảm

cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh

Để hệ thống pháp luật phát huy được vai

trò, tác dụng trong đời sống xã hội thì cần phải

có các thiết chế được tổ chức và hoạt động có

hiệu quả nhằm tổ chức và bảo đảm cho pháp

luật được thực hiện nghiêm minh Với mỗi hệ

thống pháp luật các thiết chế bảo đảm việc thực hiện pháp luật phải được tổ chức khác nhau, có cơ chế hoạt động khác nhau Chẳng hạn, việc tổ chức và hoạt động của hệ thống toà án ở các nước thuộc hệ thống pháp luật coi án lệ là nguồn luật chủ yếu, khác rất nhiều

so với việc tổ chức và hoạt động của toà án thuộc hệ thống pháp luật coi văn bản quy phạm pháp luật là nguồn luật chủ yếu

d Đối với hoạt động đào tạo luật và nghề luật

Hệ thống pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động đào tạo pháp luật và nghề luật

Có thể nói mỗi hệ thống pháp luật cần một phương pháp đào tạo luật và nghề luật khác nhau Việc đào tạo nguồn nhân lực pháp luật phải căn cứ vào những đặc điểm của hệ thống pháp luật quốc gia, cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật hiện hành Chẳng hạn, trong

hệ thống pháp luật coi án lệ là nguồn luật chủ yếu sẽ có phương pháp, cách thức đào tạo luật và những người làm nghề luật khác với hệ thống pháp luật có nguồn luật chủ yếu

là văn bản quy phạm pháp luật

3 Cần xem xét hệ thống pháp luật quốc gia như thế nào

Các quan điểm đều thừa nhận pháp luật

là hệ thống, sự khác nhau ở đây chỉ là trong

hệ thống pháp luật quốc gia bao hàm những thành tố nào? Mối liên hệ gắn kết và tác động qua lại giữa các thành tố đó với nhau như thế nào?

Nếu trước đây khi nói đến hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia người ta chỉ nhấn mạnh đến các quy định pháp luật của quốc gia đó về cấu trúc hình thức (sự phân định các quy định pháp luật thành những bộ phận nhỏ hơn và vị trí, vai trò của các bộ phận đó trong hệ thống

Trang 5

pháp luật), về tính thống nhất của chúng, về

mối liên hệ và tác động qua lại giữa các thành

tố của hệ thống pháp luật, về những chính

sách pháp luật cơ bản, những nội dung pháp

luật chủ yếu, các hình thức (nguồn) pháp luật

quan trọng của quốc gia Hiện nay, một số

học giả cho rằng các thành tố trong hệ thống

pháp luật quốc gia cần phải được mở rộng

thêm Chẳng hạn, theo GS.TS Lê Minh Tâm

thì “hệ thống pháp luật được hiểu là tổng thể

các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định

hướng và mục đích của pháp luật có mối liên

hệ nội tại thống nhất với nhau được phân

định thành các chế định pháp luật, ngành luật

và được thể hiện trong các văn bản pháp luật

do nhà nước ban hành theo trình tự và hình

thức thống nhất”.(1)

PGS.TS Đinh Dũng Sỹ cho rằng hệ thống pháp luật phải được hiểu

bao gồm: a) Hệ thống các văn bản quy phạm

pháp luật; b) Các thiết chế bảo đảm việc thực

thi pháp luật; c) Thực tiễn tổ chức thi hành

pháp luật; d/Nguồn nhân lực và việc đào tạo

nguồn nhân lực làm công tác pháp luật và

nghề luật.(2)

GS.TS Lê Hồng Hạnh lại cho

rằng, hệ thống pháp luật gồm toàn bộ pháp

luật, cơ chế hình thành, giải thích và thực thi

pháp luật ở một quốc gia nhất định…(3)

và nhiều quan điểm khác nữa

Sở dĩ các học giả mong muốn mở rộng

nội hàm của hệ thống pháp luật vì hiện nay

nguồn luật được mở rộng hơn, việc nhận thức

và vận dụng lí thuyết hệ thống pháp luật vào

thực tiễn xây dựng, thực hiện và đào tạo luật

ở Việt Nam chưa được tốt, chưa hiệu quả

Chúng tôi cho rằng hệ thống pháp luật

cần phải được nhận thức toàn diện hơn ở

những điểm cơ bản sau:

Trước hết phải hiểu pháp luật theo nghĩa

rộng (pháp luật không chỉ gồm các quy tắc

xử sự chung hay quy phạm pháp luật) đồng thời cũng phải thấy là nguồn luật hiện nay ở Việt Nam không chỉ có văn bản quy phạm pháp luật Các thành tố của hệ thống pháp luật quốc gia không chỉ có ngành luật, chế định pháp luật và quy phạm pháp luật (đây chỉ là những thành tố cơ bản)

Ngày nay, khi xem xét pháp luật của quốc gia người ta không chỉ quan tâm tới nội dung của nó mà cả nguồn luật chủ yếu, quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện, bảo vệ pháp luật và các thiết chế bảo đảm cho pháp luật được thực hiện của quốc gia đó, thậm chí

cả hoạt động đào tạo luật và nghề luật ở quốc gia đó có những gì riêng biệt Tất cả những yếu tố nói trên thể hiện tính phổ biến và tính đặc thù trong đời sống pháp luật của mỗi quốc gia Bởi, mỗi hệ thống pháp luật đều có lịch sử riêng của mình, gắn liền với đặc điểm của đất nước về lịch sử, dân cư, địa lí, tính cách con người, truyền thống Do vậy, nếu xem xét hệ thống pháp luật chỉ dừng lại ở cấu trúc của pháp luật thì mới chú ý đến pháp luật trong văn bản, trong các nguồn luật mà chưa chú ý đến pháp luật trong đời sống xã hội, nghĩa là mối quan hệ của nó với các hoạt động pháp luật Để nâng cao hiệu quả của pháp luật, cần nhận thức về tính hệ thống của pháp luật đầy đủ hơn Cụ thể là cần phải xem xét cả mối quan hệ của các quy định pháp luật, các nguồn luật với quá trình ban hành và giải thích pháp luật, với các thiết chế và quá trình tổ chức thực hiện, bảo vệ pháp luật, với hoạt động phổ biến, giáo dục và đào tạo pháp luật, nghề luật của quốc gia Nói cách khác,

hệ thống pháp luật quốc gia bao gồm toàn bộ pháp luật, các hoạt động pháp luật, các thiết

Trang 6

chế có liên quan đến cơ chế vận hành của

pháp luật ở quốc gia đó Sở dĩ phải nhìn nhận

hệ thống pháp luật một cách toàn diện như

trên vì những lí do cơ bản sau:

Thứ nhất, nói tới hệ thống pháp luật là nói

tới tất cả các quy định pháp luật được thể hiện

trong các nguồn luật Song các nguồn luật và

quy định pháp luật của quốc gia lại là kết quả

của hoạt động ban hành pháp luật của các cơ

quan nhà nước có thẩm quyền và chúng

thường xuyên bị thay đổi (một số quy định bị

bãi bỏ, huỷ bỏ hoặc bị sửa đổi do không còn

phù hợp; một số quy định được bổ sung thêm

nhằm đáp ứng yêu cầu và tình hình mới)

Thứ hai, hệ thống pháp luật quốc gia

luôn chỉ có giá trị khi được tổ chức thực hiện

và được thực hiện nghiêm minh vì thế nó

liên quan chặt chẽ với các thiết chế bảo đảm

cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh

Thứ ba, tất cả các yếu tố trên đều liên quan

đến việc đào tạo pháp luật và nghề luật Có thể

nói việc đào tạo nguồn nhân lực pháp luật có

ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả

pháp luật cũng như các hoạt động pháp luật

Việc xem xét các hoạt động ban hành

pháp luật, thực hiện pháp luật, các thiết chế

bảo đảm cho pháp luật được thực hiện

nghiêm minh, kể cả công tác đào tạo luật và

nghề luật khi xem xét hệ thống pháp luật

quốc gia, không có nghĩa các yếu tố nói trên

là thành tố của hệ thống pháp luật quốc gia

Các yếu tố nói trên chỉ có quan hệ mật thiết,

gắn bó chặt chẽ với hệ thống pháp luật

Như vậy, dù xem xét tính hệ thống của pháp

luật ở bất kì phạm vi nội hàm nào thì cũng

phải thừa nhận là các quy định pháp luật, các

nguồn luật cũng luôn có liên quan mật thiết

đến các hoạt động như xây dựng pháp luật,

thực hiện, áp dụng pháp luật và cả hoạt động phổ biến, giáo dục, đào tạo luật, nghề luật

Hệ thống pháp luật luôn là tập hợp động, tính ổn định chỉ là tương đối, nó luôn vận động thay đổi (được bổ sung thêm các quy phạm pháp luật mới và loại bỏ dần những quy phạm pháp luật lạc hậu, không còn giá trị), phát triển từ thời kì này sang thời kì khác phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước Khi kinh tế, xã hội thay đổi thì

hệ thống pháp luật của đất nước cũng thay đổi, phát triển theo

Tóm lại, pháp luật của các nhà nước

đương đại luôn có tính hệ thống, tính hệ thống của pháp luật đã làm cho pháp luật là hiện tượng vừa đa dạng vừa thống nhất, nó không ngừng vận động, phát triển và có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với rất nhiều các hiện tượng và sự vật khác nhau Vấn đề quan trọng là ở chỗ khi tiến hành bất kì hoạt động pháp luật nào cũng phải luôn ý thức được rằng pháp luật luôn có tính hệ thống, hệ thống pháp luật và các hoạt động pháp luật luôn có quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng qua lại trong quá trình điều chỉnh pháp luật liên tục và không ngừng nghỉ./

(1).Xem: GS.TS Lê Minh Tâm, “Hệ thống pháp luật Việt Nam trước yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN”, Tài liệu tham luận tại hội thảo Hệ

thống pháp luật - các quan điểm tiếp cận và thực tiễn tại Việt Nam, Hà Nội, ngày 6/5/2011

(2).Xem: PGS.TS Đinh Dũng Sỹ, “Quan niệm về một

hệ thống pháp luật hoàn thiện”, Tài liệu tham luận tại

hội thảo Hệ thống pháp luật - các quan điểm tiếp cận

và thực tiễn tại Việt Nam, Hà Nội, ngày 6/5/2011

(3).Xem: GS.TS Lê Hồng Hạnh, “Hệ thống pháp luật

- Những vấn đề về nhận thức”, Tài liệu tham luận tại

hội thảo Hệ thống pháp luật - các quan điểm tiếp cận

và thực tiễn tại Việt Nam, Hà Nội, ngày 6/5/2011

Ngày đăng: 22/03/2014, 23:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w