1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy định của bộ luật tố tụng dân sự 2015 về giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

294 248 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 294
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

So với các quy định của BLTTDS năm 2004 thì các quy định của BLTTDS năm 2015 về việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể gồm các quy định liên quan đến việc công nh

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

2015 VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ

CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Chủ nhiệm đề tài: TS Vũ Thị Phương Lan Thư kí đề tài: ThS Nguyễn Thu Thuỷ

Hà Nội - 2017

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHUYÊN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI

1 Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm

Trang 3

DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI

1 TS Vũ Thị Phương Lan Đại học Luật Hà Nội 4

2 TS Nguyễn Thái Mai Đại học Luật Hà Nội 1

3 ThS Nguyễn Thu Thủy Đại học Luật Hà Nội 2

4 ThS Nguyễn Đức Việt Đại học Luật Hà Nội 3

Trang 4

1

MỤC LỤC TỔNG

Trang PHẦN THỨ NHẤT – BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI……….2 PHẦN THỨ HAI – CÁC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ……… ………137 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 288

Trang 5

2

PHẦN THỨ NHẤT BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI

Trang 6

3

MỤC LỤC BÁO CÁO TỔNG HỢP

PHẦN THỨ NHẤT 2

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI 2

MỤC LỤC BÁO CÁO TỔNG HỢP 3

MỞ ĐẦU 8

CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT VÀ QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015 14

1.1 Sự cần thiết ban hành BLTTDS năm 2015 14

1.2 Quan điểm chỉ đạo xây dựng BLTTDS năm 2015 18

CHƯƠNG 2: CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH TẠI VIỆT NAM HOẶC KHÔNG CÔNG NHẬN BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015 20

2.1 Khái niệm công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài 20

2.2 Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo BLTTDS năm 2015 22

2.2.1 Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài 22

2.2.2 Đối tượng bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam 24

2.2.3 Cơ sở pháp lý để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài 25

2.2.4 Quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài 30

Trang 7

4

2.2.5 Bảo đảm quyền kháng cáo, kháng nghị, hiệu lực quyết định của Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài 33

2.3 Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản

án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài; Thủ tục xét đơn yêu cầu

không công nhận tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài 38

2.3.1 Gửi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài 39 2.3.2 Thụ lý hồ sơ và chuẩn bị xét đơn yêu cầu 42 2.3.3 Phiên họp xét đơn yêu cầu 45 2.3.4 Các trường hợp bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam 47 2.3.5 Gửi quyết định của Tòa án 52 2.3.6 Kháng cáo, kháng nghị và xét kháng cáo kháng nghị 54

2.4 Thủ tục xét đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam 54

2.4.1 Thời hiệu yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa

án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam 56 2.4.2 Đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam 57 2.4.3 Xét đơn yêu cầu không công nhận bản án quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài 58

CHƯƠNG 3: CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH TẠI VIỆT NAM PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015 60

Trang 8

5

3.1 Khái niệm công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài 60 3.2 Phán quyết của trọng tài nước ngoài được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam 61 3.3 Các trường hợp không công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam .67 3.4 Thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam 70

3.4.1 Chủ thể có quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam 70 3.4.2 Thẩm quyền công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam 71 3.4.3 Gửi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài 72 3.4.4 Thủ tục thụ lý và xét đơn yêu cầu 73

CHƯƠNG 4: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC CHỦ THỂ NƯỚC NGOÀI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015 79 4.1 Địa vị pháp lý trong lĩnh vực tố tụng dân sự của người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của

tổ chức nước ngoài theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 79

4.1.1 Về năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự 79 4.1.2 Các quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự 88

4.2 Địa vị pháp lý trong lĩnh vực tố tụng dân sự của tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Nhà nước nước ngoài theo

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 95

Trang 9

6

4.2.1 Về năng lực pháp luật tố tụng dân sự 95

4.2.2 Các quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự 98

CHƯƠNG 5: THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015 104

5.1 Thẩm quyền xét xử của tòa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài 104

5.1.1 Xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của hệ thống tòa án Việt Nam 104

5.1.2 Xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của tòa án nhân dân các cấp của Việt Nam 116

5.2 Một số vấn đề về thủ tục tố tụng trong giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài 117

5.2.1 Yêu cầu cung cấp thông tin về đương sự ở nước ngoài 118

5.2.2 Các phương thức tống đạt, thu thập chứng cứ và xử lý kết quả tống đạt, thu thập chứng cứ 119

5.2.3 Công nhận giấy tờ của cơ quan tổ chức nước ngoài 126

5.2.4 Thời hạn kháng cáo 128

5.2.5 Xác định và cung cấp pháp luật nước ngoài cho tòa án Việt Nam 129

KẾT LUẬN 131

Trang 10

7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLTTDS Bộ Luật tố tụng dân sự CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Trang 11

8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bộ luật tố tụng dân sự là một trong những đạo luật về thủ tục tố tụng tòa án quan trọng nhất của một nhà nước pháp quyền Bộ luật này điều chỉnh các thủ tục

tố tụng để thi hành công lý trong trường hợp có tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể dân sự trong xã hội Ngày 25 tháng 11 năm 2015 Quốc Hội khóa XIII đã chính thức thông qua Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật đã có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2016 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (gọi tắt là BLTTDS năm 2015)

có 10 phần với 517 Điều khoản, bao quát toàn bộ các vấn đề về trình tự thủ tục để giải quyết các vụ việc, án kiện dân sự, trong đó có 2 phần đề cập trực tiếp tới các vấn đề liên quan đến việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nằm tại Phần thứ 7 và Phần thứ 8 của Bộ luật

Ở một thực tế khác, không thể phủ nhận việc Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu hơn với thế giới, các hoạt động kinh doanh quốc tế vì thế sẽ ngày một nhiều, các giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài cũng ngày càng đa dạng, phức tạp

và tranh chấp là điều không thể tránh khỏi Việc chuẩn bị một cơ chế pháp lý chắc chắn, rõ ràng, minh bạch và đủ mạnh để có thể giải quyết các tranh chấp liên quan

là hết sức cần thiết và cấp bách BLTTDS năm 2015 ra đời đã đáp ứng được đòi đó của thực tiễn

So với các quy định của BLTTDS năm 2004 thì các quy định của BLTTDS năm 2015 về việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể gồm các quy định liên quan đến việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài (Phần thứ 7); và phần quy định về thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (phần thứ 8) có nhiều thay đổi Sự thay đổi thể hiện ở nhiều góc độ và nhiều mức độ khác nhau Cụ thể có những quy định mới hoàn toàn lần đầu tiên được ghi nhận trong BLTTDS năm 2015, có những quy định đã có nay sửa đổi, bổ

Trang 12

9

sung Các thay đổi đó, dù nhiều, dù ít đều hướng tới một mục tiêu chung là giúp giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài một cách thuận lợi, đúng pháp luật, đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của các bên tham gia cũng như tạo thuận lợi cho các cơ quan thực thi pháp luật

Cụ thể có những quy định mới lần đầu tiên được ghi nhận trong BLTTDS năm 2015, được đánh giá là bước tiến lớn trong việc hiện thực hóa việc áp dụng pháp luật nước ngoài Bởi từ năm 1995 với sự ra đời của Bộ luật dân sự năm 1995, rồi tới Bộ luật dân sự năm 2005, việc áp dụng pháp luật nước ngoài đã được coi là một tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập thế giới, tuy nhiên trên thực tế trong 20 năm qua hầu như chưa có một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nào

mà tòa án Việt Nam áp dụng pháp luật nước ngoài Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều nhưng một trong những lý do cho việc bỏ qua việc áp dụng pháp luật nước ngoài ở tòa án là do không có quy định cụ thể về vấn đề này trong BLTTDS Nay với quy định xác định và cung cấp nội dung pháp luật nước ngoài để tòa án áp dụng trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ là chìa khóa tháo

gỡ và giải quyết tình trạng trên Nghiên cứu, đánh giá về tác động của quy định này, liệu với quy định như vậy đã đủ để luật nước ngoài được áp dụng tại tòa án Việt Nam hay chưa, quy định như vậy có gây khó khăn cho các bên tham gia quan

hệ hay không… đòi hỏi phải có những phân tích sâu sắc hơn mới đánh giá được ý nghĩa của quy định, cũng như tác động của nó tới các chủ thể có liên quan

Một khía cạnh khác dễ nhận thấy đó là trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tòa án Việt Nam luôn gặp phải rất nhiều khó khăn, như để tống đạt giấy tờ, lấy lời khai nhân chứng, thu thập chứng cứ… bởi đương

sự đang ở nước ngoài, trong khi đó BLTTDS năm 2004 lại không có quy định chi tiết, cụ thể nên việc triển khai thực hiện trên thực tế rất lúng túng Các hoạt động tố tụng này nay được quy định cụ thể trong BLTTDS năm 2015, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc thực thi luật được dễ dàng, thuận lợi

Trang 13

10

Ở góc độ lý luận các quy định mới của BLTTDS năm 2015 góp phần làm sáng tỏ và thể hiện rõ ràng hơn quan điểm của nhà nước Việt Nam trong một số lĩnh vực, ví dụ quy định tòa án Việt Nam sẽ trả lại đơn khởi kiện nếu bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp… Vấn đề miễn trừ tư pháp trong Tư pháp quốc tế từ lâu đã là một vấn đề cốt lõi, căn bản Song thực tế pháp luật Việt Nam hầu như chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, nay BLTTDS năm 2015 quy định vấn đề này một cách chính thức, rõ ràng là căn cứ để có thể nghiên cứu sâu hơn về lý luận cũng như quan điểm của Việt Nam trong vấn đề miễn trừ tư pháp

Còn nhiều vấn đề, quy định mới mà BLTTDS năm 2015 đã đề cập đòi hỏi cần có sự nghiên cứu thấu đáo, cặn kẽ từ đó làm cơ sở cho việc triển khai thực thi luật trên thực tiễn cũng như làm căn cứ, biên soạn chỉnh lý giáo trình tài liệu phục

vụ việc nghiên cứu học tập của giảng viên, sinh viên Vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu để làm rõ, nắm vững từ đó vận dụng các quy định mới của BLTTDS năm 2015 trong đó có các quy định mới tại Phần 7 và Phần 8 Bộ luật là một nhu cầu cấp thiết hiện nay, khi Bộ luật đã có hiệu lực vào 1/7/2016

2.Tình hình nghiên cứu

- Trong quá trình xây dựng dự thảo BLTTDS năm 2015, đã có một số nghiên cứu, trao đổi đề cập đến các tư tưởng, quan điểm sửa đổi Bộ luật, các lập luận, khảo cứu về một số lĩnh vực mà bộ luật đề cập tới ví dụ một số bài báo trên các tạp chí, ví dụ Nguyễn Văn Cừ, Bàn về sự tương thích của các quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 với những quy định liên quan trong Dự thảo

Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi), Tạp chí Tòa án nhân dân, số 20/2015, trang 1-5;

Lê Thu Hà, Cần tiếp tục đổi mới thủ tục tố tụng dân sự trong Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi), Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 8/2015, trang 36-44; Đặng Thanh Hoa, Góp ý Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi về thủ tục rút gọn trong

tố tụng dân sự, Tạp chí khoa học pháp lý, số 3/2015, trang 34-38; Nguyễn Thị Hương, Góp ý kiến về Dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi), Tạp chí tòa án

Trang 14

Trường Đại học Luật Hà Nội triển khai nghiên cứu đề tài “Quy định của Bộ luật

tố tụng dân sự 2015 về giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài” là

rất kịp thời đáp ứng được tính thời sự, thể hiện sự nhạy bén với các vấn đề thời cuộc nóng bỏng trong nước cũng như đáp ứng yêu cầu thực tiễn cho việc triển khai

Bộ luật

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu các quy định của BLTTDS năm 2015 nhưng đặc biệt tập trung phân tích và đánh giá các nội dung mới của Phần thứ 7 và Phần thứ 8 của Bộ luật, là các phần quy định liên quan đến việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu

tố nước ngoài, so sánh đối chiếu với các quy định tương tự (nếu có) trong BLTTDS năm 2004, từ đó chỉ ra những điểm ưu việt của những quy định mới cũng như những vướng mắc có thể có trong quá trình áp dụng và đề xuất giải pháp khắc phục phù hợp

Đề tài sau khi được nghiệm thu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập và giảng dạy cho giảng viên luật, cán bộ nghiên cứu pháp lý, sinh viên, học viên luật ở bậc đại học và sau đại học

4 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu để làm rõ các nội dung trong Phần thứ 7 của BLTTDS năm

2015 về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài; và Phần thứ 8 của

BLTTDS năm 2015 về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài

Trang 15

5 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Đề tài chỉ tập trung vào phân tích, đánh giá những nội dung mới quan trọng của BLTTDS năm 2015 về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài; và thủ tục giải quyết các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài Các nội dung mới tuy trong Phần 7 và Phần 8 nhưng không thực sự quan trọng sẽ không được đề cập tới

để đảm bảo tính cô đọng và nhấn mạnh các thay đổi đáng kể mà không bị dàn trải Các nội dung mới khác của BLTTDS năm 2015 không thuộc phạm vi các vấn đề

thuộc Phần 7 và Phần 8 sẽ không được nghiên cứu trong đề tài này

6 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết những nhiệm vụ của đề tài, đề tài cần vận dụng cơ sở lý luận và phương pháp luận biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, quán triệt đường lối, chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc

tế Các phương pháp nghiên cứu cụ thể cũng được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh

7 Bố cục của báo cáo tổng hợp

Báo cáo tổng hợp này gồm 5 chương, tập trung vào năm nhóm vấn đề liên quan tới thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo BLTTDS năm 2015:

- Chương 1 đề cập đến sự cần thiết và quan điểm chỉ đạo xây dựng BLTTDS năm 2015

Trang 16

13

- Chương 2 nghiên cứu về các thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo quy định của BLTTDS năm 2015;

- Chương 3 nghiên cứu về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết trọng tài nước ngoài theo quy định của BLTTDS năm 2015;

- Chương 4 nghiên cứu về địa vị pháp lý của các chủ thể nước ngoài trong

tố tụng dân sự tại tòa án Việt Nam theo quy định của BLTTDS năm 2015;

- Chương 5 nghiên cứu về thẩm quyền xét xử của tòa án Việt Nam và một

số vấn đề về thủ tục tố tụng trong giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định của BLTTDS năm 2015

Trang 17

14

CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT VÀ QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG BỘ

LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015 1.1 Sự cần thiết ban hành BLTTDS năm 2015

Ngày 15 tháng 6 năm 2004, Quốc hội khóa 11 đã ban hành Bộ luật tố tụng dân sự đầu tiên của Nước CHXHCN Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2005 Năm 2011, Quốc hội khóa 12 đã ban hành Luật số 65/2011/QH12, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2012, sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004 Sau hơn 10 năm thi hành, BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) được đánh giá là đã “góp phần quan trọng trong việc bảo

vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm trình tự và thủ tục tố tụng dân sự dân chủ, công khai, đơn giản, thuận lợi cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình; đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động tố tụng dân sự.”1Mặc dù vậy, Tòa án nhân dân tối cao cũng đánh giá rằng bên cạnh những mặt tích cực BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế và vướng mắc trong công tác giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự Một số tồn tại, hạn chế lớn được đề cập tới là:

- Các quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án chưa hợp lý;

- Quy định về chứng cứ, cung cấp và thu thập chứng cứ chưa bảo đảm để thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử;

- Các quy định về định giá, thẩm định giá còn có những bất cập;

- Thủ tục xét xử sơ thẩm, phúc thẩm còn có những hạn chế cần tiếp tục được

bổ sung, hoàn thiện;

1 Tòa án nhân dân tối cao, Tờ trình số 03/TTr-TANDTC về dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) ngày 9 tháng 4 năm 2015, trang 1.

Trang 18

15

- Căn cứ, thẩm quyền kháng nghị trong thủ tục giám đốc thẩm, thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chưa thực sự phù hợp dẫn đến việc giải quyết

vụ án bị kéo dài gây tốn kém thời gian và chi phí cho các đương sự và Nhà nước…

Đặc biệt, liên quan tới thủ tục tố tụng dân sự đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, TANDTC đã chỉ ra rằng BLTTDS năm 2004 vẫn còn quy định chưa cụ thể các thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài, thẩm quyền của Tòa án và thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.2

Những bất cập của BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) được xem là một trong những nguyên nhân gây nên khá nhiều bất cập trong thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự, như: “còn tình trạng vụ việc dân sự tồn đọng, quá thời hạn giải quyết; tỷ lệ các bản án bị hủy, sửa chưa giảm mạnh, chất lượng xét xử chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội; kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm và khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng còn nhiều; số lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm lớn gây quá tải cho việc xem xét, giải quyết của Tòa án; thủ tục tố tụng chung áp dụng đối với việc giải quyết các vụ án đơn giản, giá trị tranh chấp nhỏ gây tốn kém thời gian, chi phí cho

cả Tòa án và người tham gia tố tụng; một số vụ án bị xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm nhiều lần dẫn tới không có điểm dừng gây bức xúc, khiếu nại kéo dài; việc tranh tụng tại phiên tòa, đổi mới thủ tục hành chính tư pháp trong tố tụng dân sự có chuyển biến nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra; việc cản trở các

2 Tòa án nhân dân tối cao, Tờ trình số 03/TTr-TANDTC về dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) ngày 9 tháng 4 năm 2015, trang 2

Trang 19

bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam cũng được bổ sung nhân tố “kiểm soát quyền lực” để tạo thành cơ chế hoàn chỉnh “phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” Hiến pháp năm 2013 cũng lần đầu tiên quy định rõ Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý bên cạnh các nhiệm vụ truyền thống là bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, nhiều nội dung quan trọng về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cũng đã được bổ sung, sửa đổi; cụ thể là: (1) Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn; (2) Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập

và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm; (3) Tòa án nhân dân xét xử công khai Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng

3 Tòa án nhân dân tối cao, Tờ trình số 03/TTr-TANDTC về dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) ngày 9 tháng 4 năm 2015, trang 1, 2

Trang 20

17

của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín; (4) Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn; (5) Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; (6) Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm; (7) Quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm; (8) Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; (9) Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; (10) Tòa án nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.4

Những quy định mới của Hiến pháp năm 2013 sau đó được cụ thể hóa thành các quy định của Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 chứa đựng những nội dung mới có tác động lớn tới các quá trình tố tụng tại tòa án, trong đó có tố tụng dân sự

Trong bối cảnh thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự có nhiều bất cập, cùng với đòi hỏi của những quy định mới của Hiến pháp năm 2013 và các luật tổ chức có liên quan, Tòa án nhân dân tối cao đã tiến hành tổng kết 10 năm thi hành BLTTDS năm 2004, trên cơ sở đó đã kiến nghị Quốc hội khóa 13 sửa đổi, bổ sung toàn diện bộ luật này Ngày 30 tháng 5 năm 2014, Quốc hội khóa 13 đã ra Nghị quyết số 70/2014/QH13 bổ sung việc sửa đổi, bổ sung BLTTDS năm 2004 vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 Quá trình dự thảo sửa đổi, bổ sung BLTTDS năm 2004 do Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, theo

sự phân công nhiệm vụ của UBTVQH, kéo dài từ tháng 5 năm 2014 tới tháng 4 năm 2015 Ngày 25 tháng 11 năm 2015, BLTTDS năm 2015 được Quốc hội khóa

13 thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2016

4 Tòa án nhân dân tối cao, Tờ trình số 03/TTr-TANDTC về dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) ngày 9 tháng 4 năm 2015, trang 2, 3

Trang 21

18

1.2 Quan điểm chỉ đạo xây dựng BLTTDS năm 2015

Để định hướng cho quá trình dự thảo BLTTDS năm 2015, Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) đã đề ra và quán triệt 6 quan điểm chỉ đạo sau:5

1 Tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp, đặc biệt là Nghị quyết số 48-NQ/TW; Nghị quyết số 49-NQ/TW; Kết luận số 79-KL/TW; Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị và Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI; trong đó, xác định yêu cầu đổi mới tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; đẩy mạnh và coi việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa là khâu đột phá của hoạt động xét xử; tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng

cứ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định; khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài, Tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó

2 Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về Tòa án nhân dân là

cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp; có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo

vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

3 Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật đặc biệt là Luật tổ chức Tòa án nhân dân và các đạo luật có liên quan

4 Việc xây dựng dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) phải được tiến hành trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiê ̣n

5 Tòa án nhân dân tối cao, Tờ trình số 03/TTr-TANDTC về dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) ngày 9 tháng 4 năm 2015, trang 5, 6

Trang 22

19

hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập, kế thừa những quy định còn phù hợp; đồng thời, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về tố tụng dân sự

5 Bảo đảm trình tự và thủ tục tố tụng dân sự có tính khả thi, dân chủ, công khai, công bằng, thuận lợi cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa

vụ của mình; đề cao trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động tố tụng dân sự Bảo đảm các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành

6 Bảo đảm các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Sáu quan điểm chỉ đạo này chi phối toàn bộ quá trình dự thảo và được thể hiện ở tất cả các nội dung của BLTTDS Như thể hiện trong phân tích dưới đây, trong số các quan điểm này có những quan điểm tác động trực tiếp tới các quy định

về thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, ví dụ quan điểm thứ

5 về việc bảo đảm các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và quan điểm thứ 6 về việc không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên Trên cơ sở đó, BLTTDS năm 2015 sau khi được ban hành có 10 phần, 42 chương, 517 điều, là một trong những bộ luật hoàn chỉnh và đồ sộ nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam

và hầu hết các chương, các phần đều có những quy định mới so với BLTTDS năm

2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) Các quy định về thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đưa vào Phần VII, VIII bao gồm các chương từ 35 tới

38 và chứa đựng nhiều nội dung mới cơ bản so với BLTTDS năm 2004 (sửa đổi,

bổ sung năm 2011)

Trang 23

20

CHƯƠNG 2: CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH TẠI VIỆT NAM HOẶC KHÔNG CÔNG NHẬN BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

NĂM 2015 2.1 Khái niệm công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài

Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là bản án, quyết định mà Tòa án nước ngoài tuyên nhân danh nhà nước về giải quyết các tranh chấp hoặc vụ việc phát sinh trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng (sở hữu, thừa kế, bồi thường thiệt hại, hôn nhân gia đình, thương mại, lao động ) và tuân theo trình tự

tố tụng dân sự do pháp luật của nước đó quy định

Do sự khác biệt về chế độ chính trị - xã hội, trình độ phát triển, phong tục, tập quán, truyền thống cho nên giữa các quốc gia có cách hiểu khác nhau về các quan hệ dân sự Ví dụ, có những vụ việc ở quốc gia này coi là tội phạm (hình sự) song ở quốc gia khác lại coi là dân sự (như quan hệ về mua bán súng đạn) Tuy nhiên về cơ bản các quốc gia đều thống nhất quan hệ mang tính chất dân sự là các quan hệ mang tính chất tài sản, nhân thân - tài sản và được pháp luật điều chỉnh bằng phương pháp dựa trên sự thỏa thuận, tự định đoạt của các bên đương sự

Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài bao gồm nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí phân loại Cụ thể, căn cứ vào nội dung của bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có thể chia thành bản án, quyết định về dân sự, bản án quyết định về hôn nhân và gia đình, về thương mại, về lao động…Căn cứ vào tính chất tài sản, bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được chia thành bản án, quyết định mang tính chất tài sản và bản án, quyết định không mang tính chất tài sản Căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự có thể chia thành bản án, quyết định dân sự có yêu cầu thi hành và bản

án, quyết định dân sự không có yêu cầu thi hành

Trang 24

Công nhận và cho thi hành là hai hành vi tố tụng độc lập và có mối liên hệ mật thiết với nhau Có những bản án, quyết định dân sự chỉ cần được công nhận không cần cho thi hành (công nhận một người mất tích, công nhận việc thuận tình

ly hôn ) nhưng cũng có những bản án, quyết định dân sự đòi hỏi cả việc công nhận và thi hành (công nhận và thi hành quyết định cấp dưỡng nuôi con, công nhận việc ly hôn và thi hành quyết định về tài sản ) Trong trường hợp đòi hỏi cả việc công nhận và cho thi hành thì công nhận phải là yêu cầu pháp lý bắt buộc trước khi cho thi hành

Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tuân theo trình tự, thủ tục đặc biệt Mỗi quốc gia sẽ công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài sau khi tiến hành các trình

tự thủ tục xem xét các điều kiện tính hợp pháp và hiệu lực của bản án, quyết định dân sự do Tòa án nước ngoài tuyên Việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là thể hiện thái độ của nhà nước hữu

Trang 25

22

quan đối với quá trình xét xử và tính hệ quả của việc thực thi bản án, quyết định dân sự đó ở nước mình

Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản

án, quyết định dân sự của Tòa án nước nước ngoài được quy định tại Chương 35

và Chương 36 từ Điều 423 đến Điều 450 của Phần 7 BLTTDS năm 2015 Chương

35 bao gồm các quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài; Chương

36 bao gồm các quy định thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài và thủ tục xét đơn yêu cầu không công nhận bản án quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài

2.2 Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo BLTTDS năm 2015

2.2.1 Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài

Các quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài (dưới đây gọi là Phần chung) được xem như những quy định mang tính chất nền tảng, nguyên tắc chung cho việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản

án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài Điểm mới trong các quy định tại Phần chung của BLTTDS năm 2015 khi so sánh với các quy định tại Phần chung của BLTTDS năm 2004 được thể hiện ở hai phương diện cả về hình thức và nội dung Cụ thể như sau:

Về hình thức: Số lượng các điều luật tại Phần chung của BLTTDS năm 2015

có tăng thêm (tổng là 9 điều so với BLTTDS năm 2004 là 8 điều), bên cạnh đó BLTTDS năm 2015 còn có sự thay đổi về kết cấu các điều luật Cụ thể, tại Phần

chung của BLTTDS năm 2015 không có điều luật quy định riêng về "Nguyên tắc

Trang 26

23

công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài"

như Điều 343 BLTTDS năm 2004 Các quy định về nguyên tắc để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Điều

343 BLTTDS năm 2004 tuy đều được kế thừa tại BLTTDS năm 2015 nhưng lại được tách ra thành các quy định khác nhau của Phần chung Sự thay đổi này khắc phục được những tranh cãi không cần thiết về việc xác định nội dung nào được xem là "nguyên tắc" và nội dung nào không phải là "nguyên tắc" Bởi lẽ như trên

đã nêu về mặt tính chất thì tất cả các quy định tại Phần chung đều được xem là các quy định mang tính nền tảng, là nguyên tắc chung cho việc công nhận, cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài Mặt khác, việc tách ra thành các quy định khác nhau tại Phần chung còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng điều luật trên thực tế bởi sự rõ ràng và độc lập của các quy định này

Về nội dung: sự khác biệt về nội dung trong các quy định tại Phần chung tập trung vào các vấn đề sau:

- Đối tượng bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được công

nhận và cho thi hành tại Việt Nam

- Cơ sở pháp lý để công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam

- Bảo đảm quyền kháng cáo, kháng nghị Bảo đảm hiệu lực quyết định của

Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết

định dân sự của Tòa án nước ngoài

- Trách nhiệm gửi quyết định của Tòa án về công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài

- Lệ phí, chi phí xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài

Trang 27

24

- Điều kiện để bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định

của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài đương nhiên được công nhận tại

Việt Nam

2.2.2 Đối tượng bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam

Cả BLTTDS năm 2004 và BLTTDS năm 2015 đều có sự giải thích tương

đối giống nhau về bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, đó là bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài.6 Tuy nhiên BLTTDS năm 2015 đã mở rộng phạm vi đối tượng bản án, quyết định dân sự được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam so với BLTTDS năm 2004 Cụ thể đã bổ sung thêm trường hợp:

-Quyết định về nhân thân, hôn nhân và gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài cũng được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam như bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.7 Quy định này xuất phát từ thực tiễn tại một số quốc gia trên thế giới việc giải quyết các việc hôn nhân gia đình không chỉ thuộc về thẩm quyền của Tòa án mà còn thuộc về các cơ quan hành chính - tư pháp (ví dụ, tại Đài Loan việc công nhận thuận tình ly hôn thuộc thẩm quyền của cơ quan hộ tịch) Việc mở rộng phạm vi đối tượng các bản án, quyết định dân sự của các cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài được công nhận, cho thi hành tại Việt Nam là phù hợp với thông lệ quốc tế và có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự

Quy định này cũng phù hợp với quy định của các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với các nước Ví dụ, Khoản 2 Điều 56 Hiệp định

tương trợ tư pháp Việt Nam và Belarus quy định “quyết định về những vụ kiện hôn

6 Điều 342 BLTTDS năm 2004; khoản 1 điểm a,b Điều 423 BLTTDS năm 2015

7 Khoản 2 Điều 423 BLTTDS năm 2015

Trang 28

25

nhân, gia đình, lao động của cơ quan khác không phải là Tòa án, của bên ký kết này được công nhận trên lãnh thổ của bên lý kết kia theo quy định tại các điều từ Điều 57 đến Điều 60 của hiệp định này”.Tương tự như vậy khoản 2 Điều 51 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên Bang Nga quy định"Quyết định về những vụ kiện hôn nhân gia đình không mang tính tài sản của các cơ quan khác không phải là Tòa án của bên ký kết này được công nhận trên lãnh thổ của bên ký kết kia theo quy định từ Điều 53 đến Điều 55 của Hiệp định này" 8

Như vậy về mặt đối tượng các bản án, quyết định dân sự của nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo quy định của BLTTDS năm

2015 tuy đều nằm trong lĩnh vực dân sự theo nghĩa rộng nhưng đã được mở rộng tới cả các quyết định về các vụ việc về hôn nhân gia đình của các cơ quan có thẩm quyền khác không phải là Tòa án

2.2.3 Cơ sở pháp lý để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài

Cơ sở pháp lý để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được quy định ngay tại Điều 423 BLTTDS năm 2015

- điều luật quy định về "Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được công nhận và thi hành tại Việt Nam" Theo đó bản án, quyết định dân sự của tòa án

nước ngoài được công nhận tại Việt Nam trên các cơ sở sau:

* Điều ước quốc tế mà nước đó và CHXHCN Việt Nam là thành viên: 9

Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài thể hiện mối quan hệ giữa hai Tòa án của hai quốc gia và mối quan hệ giữa Tòa án của quốc gia hữu quan với các bên đương sự trong bản án, quyết định đó Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định việc công nhận và thi hành các bản

Trang 29

26

án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trước tiên dựa trên cơ sở ĐƯQT mà quốc gia đó là thành viên Một số nước khác còn quy định rất cứng nhắc là việc công nhận các bản án, quyết định dân sự của Tòa nước ngoài chỉ dựa trên ĐƯQT10

Tại Việt Nam các ĐƯQT là cơ sở pháp lý được ưu tiên đầu tiên để công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam Cụ thể là các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết với các nước (như Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Nga năm 1998, với Lào năm

1998, Trung Quốc năm 1998, Hiệp định với Pháp năm 1999; Hiệp định giữa Việt Nam với Ucraina năm 2000; Hiệp định giữa Việt Nam với Belarus năm 2000 ) Hiệp định tương trợ tư pháp là một loại điều quốc tế song phương quan trọng được

ký kết với danh nghĩa nhà nước nhằm điều chỉnh quan hệ giữa Việt Nam với quốc gia ký kết về tương trợ tư pháp (như tống đạt giấy tờ, điều tra thu thập chứng cứ ) trong đó có các quy định cụ thể về công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài (Chương III Hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc; Chương II (mục V) Hiệp định giữa Việt Nam và Lào; Chương V Hiệp định giữa Việt Nam với Pháp ) Các hiệp định được ký kết đều xuất phát từ sự thỏa thuận, thống nhất trên cơ sở phù hợp với pháp luật mỗi nước và pháp luật quốc tế Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự giữa Việt Nam với các nước hữu quan

Việc ký kết các ĐƯQT là thể hiện việc mở rộng quan hệ giao lưu dân sự quốc tế nên được hầu hết các nước trong đó có Việt Nam đặc biệt quan tâm và mong muốn ngày càng ký kết được nhiều ĐƯQT trên mọi lĩnh vực trong đó có nội dung về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án các nước với nhau Tuy nhiên, so với các quốc gia trên thế giới, thì còn có khá nhiều các ĐƯQT

10Viện Nghiên cứu Khoa học và pháp lý (1997), Kết quả nghiên cứu của hoạt động tương trợ tư

pháp của các nước trên thế giới, Hà Nội

Trang 30

27

đa phương trong lĩnh vực này mà Việt Nam chưa phải là thành viên Tiêu biểu là các ĐƯQT được ký kết trong khuôn khổ của Hội nghị La Hay-tổ chức quốc tế chuyên về Tư pháp quốc tế như: Công ước La Hay ngày 15/04/1958 về công nhận

và thi hành các quyết định về cấp dưỡng Theo Công ước này, quyết định của Tòa

án nước tham gia Công ước sẽ được công nhận và thi hành tại nước tham gia công ước kia mà không phải xem xét lại thực chất vụ việc Đáng chú ý nhất là Công ước

La Hay ngày 01/2/1971 về công nhận và thi hành các bản án dân sự và thương mại nước ngoài và Nghị định thư bổ sung Công ước (việc thi hành các bản án liên quan đến quy chế nhân thân của pháp nhân và thể nhân, hôn nhân và gia đình, thừa kế và một số vấn đề quan hệ nhân thân phi tài sản khác không thuộc phạm vi của Công ước và Nghị định thư này)11 Ngoài ra trong khuôn khổ Hội nghị La Hay còn có một điều ước quốc tế nữa cũng có những nội dung rất gần gũi với vấn đề này đó là Công ước La Hay năm 2005 ngày 30/6/2005về thỏa thuận lựa chọn tòa án, với mục đích nhằm tăng cường hỗ trợ thương mại và đầu tư thông qua hợp tác giữa các cơ quan tư pháp các nước thành viên Việc hợp tác giữa các cơ quan tư pháp này sẽ được thực hiện thông qua quy tắc chung về quyền tài phán và công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài trong lĩnh vực dân sự và thương mại Thông qua việc tăng cường hợp tác này sẽ thiết lập một cơ chế luật pháp quốc

tế nhằm đảm bảo hiệu lực đối với thỏa thuận của các bên trong các giao dịch thương mại thông qua thủ tục công nhận và cho thi hành bản án của tòa án trên cơ

sở thỏa thuận của các bên.12

11 Hague convention of 1 February 1971 on the Recognition and Enforcement of Foreign

Judgments in Civil and Commercial Matters

https://www.hcch.net/en/instruments/conventions/full-text/?cid=78

12 Bộ Tư pháp, “Vài nét về Công ước La hay năm 2005 về Thỏa thuận lựa chọn tòa án”

Nguồn: http://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=45 (cập nhật ngày 25/4/2016)

Trang 31

28

Trong tương lai để cho việc công nhận và thi hành các bản ản, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài hiệu quả tại Việt Nam việc tham gia các ĐƯQT đa phương nói trên là hết sức cần thiết Điều này thể hiện sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam với cộng đồng quốc tế

* Trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại: 13

Nguyên tắc có đi có lại là một trong các nguyên tắc phổ biến trong quan hệ quốc tế Đối với vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng nguyên tắc có đi

có lại Theo đó, Tòa án của một nước sẽ công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài nếu bản án, quyết định dân sự của Tòa án

đó cũng được Tòa án nước ngoài công nhận và cho thi hành Nguyên tắc có đi lại

có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia hữu quan trên nguyên tắc bình đẳng hai bên cùng có lợi Mặt khác, việc áp dụng nguyên tắc này còn có ý nghĩa lớn về mặt chính trị và ngoại giao Tại Việt Nam, Tòa án sẽ xem xét, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài nếu Nhà nước Việt Nam xác định bản án, quyết định đó được tuyên tại nước

đã áp dụng nguyên tắc “có đi, có lại” đối với Việt Nam Tuy nhiên trên thực tế cơ

cở pháp lý của việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại này vẫn chưa được đảm bảo Theo quy định tại Điều 66 Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 thì cơ sở để Tòa án

áp dụng nguyên tắc có đi có lại là công bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam về danh sách các nước áp dụng nguyên tắc có đi có lại đối với Việt Nam Nhưng thực tế việc xác định những quốc gia nào có áp dụng nguyên tắc có đi có lại với Việt Nam lại là một công việc tương đối khó khăn bởi việc áp dụng nguyên tắc này không những phụ thuộc vào quan hệ ngoại giao, chính trị mà còn phụ thuộc vào thực tiễn

tư pháp giữa hai nước Mới đây, để tháo gỡ khó khăn này Thông tư liên tịch số

13 Điểm b, khoản 1 Điều 423 BLTTDS năm 2015

Trang 32

29

12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC của Bộ Tư pháp, Bộ ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao ngày 19/10/2016 quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự đã có quy định tại Điều 5 Áp dụng nguyên tắc có đi có lại

trong tương trợ tư pháp về dân sự như sau: “Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam có thể từ chối thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự cho nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại trong tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật Tương trợ tư pháp trong những trường hợp sau đây:

1 Khi có căn cứ cho thấy phía nước ngoài không thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự cho Việt Nam

2 Việc thực hiện tương trợ tư pháp đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”

Theo đó cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ tiến hành thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự cho nước ngoài, chỉ trong trường hợp có bằng chứng, căn cứ

rõ ràng cho thấy phía nước ngoài đã không thực hiện tương trợ tư pháp cho Việt Nam hay phía nước ngoài không “có đi có lại” với Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam mới từ chối thực hiện tương trợ tư pháp cho nước ngoài Như vậy thay vì phải liên tục cập nhật danh sách các nước có thực hiện nguyên tắc có đi

có lại với Việt Nam thì nay với quy định của Thông tư 12/2016 việc công nhận có

đi có lại là đương nhiên chỉ trừ trường hợp có bằng chứng về việc không có đi có lại thì nguyên tắc này mới không được áp dụng mà thôi Rõ ràng quy định mới của Thông tư 12/2016 đã tháo gỡ khó khăn trong việc xác định nước nào đã thực hiện

có đi có lại với Việt Nam

* Được pháp luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành: 14

14 Điểm c, khoản 1 Điều 423 BLTTDS năm 2015

Trang 33

30

Trong trường hợp không có ĐƯQT và nước tuyên bản án, quyết định dân sự không áp dụng nguyên tắc có đi có lại, bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài vẫn có thể được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu được pháp luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành Ví dụ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 123/NĐ-CP ngày 15/11/2015, Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ

tịch quy định "Bản án, quyết định ly hôn, hủy kết hôn, văn bản thỏa thuận ly hôn

đã có hiệu lực pháp luật hoặc giấy tờ khác công nhận việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (sau đây gọi là giấy tờ ly hôn) mà không vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì được ghi vào Sổ hộ tịch" Việc ghi vào

sổ hộ tịch là một cách thức cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận về mặt giá trị pháp lý của các loại giấy tờ trên do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp Trường hợp này không đặt ra là có ĐƯQT hay có nguyên tắc có đi có lại hay không

Đối với quyết định về nhân thân, hôn nhân gia đình của các cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài cũng sẽ được xem xét công nhận và thi hành tại Việt Nam theo các cơ sở pháp lý như bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài15

2.2.4 Quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản

án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài

Kế thừa quy định tại Điều 344 của BLTTDS năm 2004, Điều 425 BLTTDS năm 2015 quy định rõ quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài tại Việt Nam thuộc về người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ nếu cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản

15 Khoản 2 của Điều 423 BLTTDS năm 2015

Trang 34

31

liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, có tại

Việt Nam vào thời điểm gửi đơn yêu cầu

Đối với bản án, quyết định dân sự không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam người có quyền yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài thuộc về đương sự, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc

người đại diện hợp pháp của họ

Bên cạnh sự kế thừa quy định của BLTTDS năm 2004, BLTTDS năm 2015

đã có sự bổ sung rất cần thiết, khắc phục điểm khiếm khuyết trong BLTTDS năm

2004 đó là đối với bản án, quyết định dân sự có yêu cầu công nhận và thi hành tại

Việt Nam thì chủ thể nào được quyền yêu cầu Tòa án không công nhận? Nếu như

trước đây nội dung này chưa được ghi nhận trong BLTTDS năm 2004, thì theo quy

định tại khoản 2 Điều 425 BLTTS 2015 quyền này thuộc về người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ Như vậy với quy định mới này của

BLTTDS năm 2015 thì địa vị pháp lý của người phải thi hành và người được thi hành là bình đẳng như nhau và được pháp luật bảo vệ ngang nhau

Các quy định trên hoàn toàn phù hợp với các quy định chung về thẩm quyền của Tòa án được quy định tại BLTTDS năm 2015 Đây cũng là một sự bổ sung cần thiết của BLTTDS năm 2015 Tại BLTTDS năm 2004, các quy định về các "yêu cầu" thuộc thẩm quyền công nhận và cho thi hành của Tòa án còn phiến diện, chưa bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự Cụ thể khoản 5 Điều 26 BLTTDS năm 2004 quy định những "yêu cầu dân sự" thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là "Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam" Với các quy định này có thể

hiểu theo BLTTDS năm 2004 Tòa án Việt Nam chỉ có thẩm quyền không công

Trang 35

đã phân tích, điều này là không công bằng đối với các bên đương sự, bởi lẽ về nguyên tắc cả người thi hành và người được thi hành đều có quyền yêu cầu Tòa án

công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định trong lĩnh vực dân sự, kinh

doanh thương mại, hôn nhân gia đình, lao động trong trường hợp có yêu cầu thi hành hoặc không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam Khắc phục hạn chế này BLTTDS năm 2015 đã quy định chính xác, và đầy đủ hơn Cụ thể khoản 5 Điều 27 quy định những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao

gồm "Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản

án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa

án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam" Như vậy, với quy định

này bên cạnh yêu cầu công nhận, có hai trường hợp yêu cầu không công nhận được Tòa án Việt Nam xem xét giải quyết:

+ Yêu cầu không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài

sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài

+ Yêu cầu không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài

sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam

Các quy định về thẩm quyền công nhận và thi hành các bản án, quyết định trong lĩnh vực kinh doanh thương mại (khoản 4 Điều 31), hôn nhân gia đình (khoản 9 Điều 29), lao động (khoản 3 Điều 33) của BLTTDS năm 2015 đều sửa

Trang 36

33

đổi theo hướng quy định toàn diện về thẩm quyền của Tòa án đối với cả trường hợp công nhận và không công nhận Qua đó tạo ra sự bình đẳng về quyền và nghĩa

vụ của bên phải thi hành cũng như bên được thi hành

2.2.5 Bảo đảm quyền kháng cáo, kháng nghị, hiệu lực quyết định của Tòa

án Việt Nam công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài

* Bảo đảm quyền kháng cáo, kháng nghị

Quyền kháng cáo, kháng nghị là một trong các quyền tố tụng quan trọng của các bên được sự và đã được ghi nhận cả trong BLTTDS năm 2004 (Điều 345)

và BLTTDS năm 2015 (Điều 426) Về cơ bản các quy định của BLTTDS năm

2015 là sự kế thừa các quy định của BLTTDS năm 2004 theo đó đương sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị quyết định của Tòa án về công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài Tuy nhiên BLTTDS năm 2015 đã quy định rõ ràng hơn thẩm quyền kháng nghị là thuộc về Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, và viện kiểm sát nhân dân cấp cao Tuy nhiên điều luật lại không quy định rõ trường hợp nào sẽ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và trường hợp nào sẽ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao Do vậy các văn bản hướng dẫn cần có quy định rõ về vấn đề này

để việc áp dụng được thuận lợi và thống nhất

* Bảo đảm hiệu lực quyết định của Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài

Cả BLTTDS năm 2004 và BLTTDS năm 2015 đều quy định bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có hiệu lực pháp luật như bản án, quyết định dân sự của Tòa án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và được thi hành theo thủ tục thi hành án dân

sự Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được Tòa án Việt Nam công nhận thì không có hiệu lực pháp luật tại Việt Nam Mặc dù có sự kế thừa quy

Trang 37

34

định của BLTTDS năm 2004, tuy nhiên quy định lần này của BLTTDS năm 2015 được đánh giá là chính xác, rõ ràng hơn thể hiện ở các điểm sau:

- Quy định rõ giá trị pháp lý của quyết định "công nhận" cũng như mối liên

hệ mật thiết giữa hai hành vi tố tụng độc lập đó là "công nhận" và "thi hành" Nội dung này trước đây là một nguyên tắc về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được ghi nhận tại khoản 4 Điều 343 BLTTDS

năm 2004, theo đó "bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành" Quy

định này là chưa chính xác về câu chữ vì việc "thi hành" chỉ có thể được thực hiện khi Tòa án ra quyết định công nhận và cho thi hành và quyết định đó phải có hiệu lực pháp luật BLTTDS năm 2015 đã chính xác hơn khi quy định bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi quyết định của Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa

án nước ngoài đó có hiệu lực pháp luật.16

- Chỉ ra ngoại lệ trong việc bảo đảm hiệu lực quyết định của Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài: Về nguyên tắc bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được Tòa án Việt Nam công nhận thì không có hiệu lực pháp luật tại Việt Nam, tuy nhiên nếu bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trong trường hợp công nhận đương nhiên tại Việt Nam thì sẽ có hiệu lực tại Việt Nam

mà không cần Tòa án phải ra quyết định công nhận17

2.2.6 Gửi quyết định của Tòa án về công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; lệ phí, chi phí xét

16 Khoản 3 Điều 426 BLTTDS năm 2015

17 Khoản 1 Điều 427 BLTTDS năm 2015

Trang 38

các khiếm khuyết trên ở các điểm sau: Thứ nhất, đã khẳng định rõ vai trò trách

nhiệm của Tòa án Cụ thể Tòa án có trách nhiệm chuyển giao trực tiếp hoặc qua

dịch vụ bưu chính hoặc thông qua Bộ Tư pháp quyết định của Tòa án Thứ hai, các

chủ thể được gửi quyết định của Tòa án về việc công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được xác định

rõ ràng thuận lợi cho việc thi hành, bao gồm:

+ Người được thi hành, người phải thi hành bản án, quyết định dân sự của

Tòa án nước ngoài, hoặc người đại diện hợp pháp của họ

+ Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự.18

Với các quy định rõ ràng và cụ thể như trên sẽ tạo điều kiện cho việc thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được nhanh chóng, hiệu quả hơn

2.2.7 Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài đương nhiên được công nhận tại Việt Nam

18 Điều 428 BLTTDS năm 2015

Trang 39

36

Đương nhiên được công nhận (hay công nhận đương nhiên) có nghĩa là bản

án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài sẽ có hiệu lực ngay tại nước sở tại (nơi bản án quyết định cần được công nhận) mà không phải thông qua các quy trình, thủ tục được quy định trong pháp luật của quốc gia đó Đây là một trong các nội dung thường được ghi nhận trong các ĐƯQT Ví dụ, khoản 1 Điều 51 Hiệp

định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên bang Nga quy định:"Bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật về các vụ kiện dân sự không mang tính chất tài sản

do Tòa án của Bên ký kết này được tuyên được công nhận trên lãnh thổ của Bên ký kết kia mà không cần phải có một thủ tục tố tụng đặc biệt nào"19

Phù hợp với quy định của ĐƯQT, Điều 431 BLTTDS năm 2015 quy định bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài đương nhiên được công nhận tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện nhất định Các điều kiện này về cơ bản có sự kế thừa quy định tại khoản 5 Điều 343 BLTTS năm 2004 nhưng đã có sự bổ sung để phù hợp với yêu cầu thực tiễn:

Thứ nhất, điều luật đã mở rộng phạm vi các trường hợp bản án, quyết định

dân sự được đương nhiên công nhận tại Việt Nam, không chỉ là bản án, quyết định

dân sự của Tòa án nước ngoài mà còn là các "quyết định của các cơ quan có thẩm quyền khác"

Thứ hai, đối với các điều kiện được công nhận đương nhiên tại Việt Nam thì

chia thành hai nhóm:

- Đối với bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của

cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài được đương nhiên công nhận tại Việt Nam khi (i) không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam, (ii) không có đơn yêu cầu

19 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý ký kết giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nước- NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2001

Trang 40

Như vậy ở trường hợp thứ hai đã không đặt ra yêu cầu là phải được quy định tại ĐƯQT mà CHXHCN Việt Nam là thành viên Quy định này là phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, bởi lẽ phần lớn quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa

án nước ngoài, quyết định về hôn nhân và gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài có yêu cầu công nhận tại Việt Nam được tuyên tại các nước chưa ký kết ĐƯQT với Việt Nam về vấn đề này (Hàn Quốc, Hoa kỳ ) Do vậy, nếu yêu cầu bắt buộc là phải có ĐƯQT sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích chính đáng của các bên đương sự

Nội dung trên đã đảm bảo được tính thống nhất giữa các quy định của BLTTDS năm 2015 với các quy định của luật chuyên ngành (như Luật Hôn nhân

và gia đình, Luật Hộ tịch ) phù hợp quy định của ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên và thông lệ quốc tế Tuy nhiên đối với tiêu đề của Điều 431 nhà làm luật đã

thiếu chính xác khi sử dụng cụm từ "quyết định của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài" có thể dẫn đến cách hiểu, cách giải thích khác nhau về cụm từ

này Do vậy, để việc áp dụng được thống nhất, phù hợp với khoản 2 Điều 423 BLTTDS năm 2015, cần phải quy định rõ quyết định của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài trong trường hợp này phải là quyết định về nhân thân, hôn nhân gia đình Do vậy cần thiết phải sửa đổi tiêu đề Điều 431 BLTTDS năm 2015

như sau "Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định nhân thân,

20 Khoản 1 Điều 431 BLTTDS năm 2015

21 Khoản 2 Điều 431 BLTTDS năm 2015

Ngày đăng: 11/03/2019, 20:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Alan Redfern, Martin Hunter , “Law and Practice of International Commercial Arbitration”, 2nd Edition, London, Sweet & Maxwell, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Law and Practice of International Commercial Arbitration
2. Albert Jan van den Berg, Viện T.M.C. Asser Lahay, Công ước New York năm 1958 – Hướng tới sự giải thích Thống nhất của Toà án, Kluwer Law&Taxation International, 1981 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ước New York năm 1958 – Hướng tới sự giải thích Thống nhất của Toà án
3. August Reinisch, “The Privileges and Immunities of International Organizations in Domestic Courts”, Oxford University Press, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Privileges and Immunities of International Organizations in Domestic Courts
4. TS. Bùi Thị Huyền (Chủ biên) “Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015” (TS. Vũ Thị Phương Lan, Chương XXXVIII), Nxb. Lao động, Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Nhà XB: Nxb. Lao động
5. Đỗ Hải Hà , Bàn về khái niệm quyết định của trọng tài nước ngoài theo bộ luật tố tụng dân sự 2004, Tạp chí Khoa học Pháp lý, Số 05 năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về khái niệm quyết định của trọng tài nước ngoài theo bộ luật tố tụng dân sự 2004
6. Eileen Denza, “Diplomatic Law:Commentary on the Vienna Convention on Diplomatic Relations” (4 th Editon), Oxford University Press, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diplomatic Law:Commentary on the Vienna Convention on Diplomatic Relations
7. Luke T. Lee, John Quigley, “Consular Law and Practice”, Oxford University Press, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Consular Law and Practice
8. Hazel Fox, Philippa Webb, “The Law of State Immunity” (3 rd Edition), Oxford University Press, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Law of State Immunity
9. Ihab Amro, Recognition and Enforcement of Foreign Arbitral Awards in Theory and in Practice: A Comparative Study in Common Law and Civil Law Countries, Cambridge Scholars Publishing, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Recognition and Enforcement of Foreign Arbitral Awards in Theory and in Practice: A Comparative Study in Common Law and Civil Law Countries
10. Quang Chuc Tran, Recogntion and Enforcement of Foreign Arbitral Awards in Vietnam, Journal of International Arbitration; Kluwer Law International 2005, Volume 22, Issue 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Recogntion and Enforcement of Foreign Arbitral Awards in Vietnam
11. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, Hà Nội, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tư pháp quốc tế
Nhà XB: Nxb. CAND
12. Toà án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng dân sự số 43/BC-TANDTC ngày 26/2/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng dân sự
15. Tưởng Duy Lượng–Thực tiễn giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài–Nguồn:http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=105206303 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực tiễn giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài
17. Viện khoa học pháp lý, Từ điển luật học, Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa – Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr.347 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển luật học
Nhà XB: Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa – Nhà xuất bản Tư pháp
20. Nguyễn Đức Việt, “Quá trình hình thành và phát triển của quyền miễn trừ quốc gia và một số góp ý cho Việt Nam”, Tạp chí Luật học, Số 9/2016, tr.85-100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình hình thành và phát triển của quyền miễn trừ quốc gia và một số góp ý cho Việt Nam
1. Bộ luật Tố tụng dân sự Số 24/2004/QH11 ngày 15 tháng 06 năm 2004 2. Bộ luật Tố tụng dân sự Số 92/2015/QH13ngày 25 tháng 11 năm 2015 3. Bộ luật Tố tụng dân sự Đức ngày 5/12/2005 (sửa đổi gần nhất 10/10/2013) Khác
5. Convention on the Privileges and Immunities of the Specialized Agencies 1947, được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 21/11/1947, có hiệu lực ngày 7/02/1949 Khác
6. Công ước Bruxelles ngày 27/9/1968về công nhận và thi hành các bản án quyết định dân sự và thương mại của Tòa án nước ngoài và thương mại Khác
7. Công ước Lugano ngày 16/9/1988về Công nhận và thi hành quyết định dân sự, thương mại Khác
8. Công ước La Hay 1971 về công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự và thương mại của Tòa án nước ngoài Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w