1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng thu hồi đất nông nghiệp ảnh hưởng đến đời sống người dân tại dự án nhà máy may việt panpacific tại huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa

81 167 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THÀNH TRUNG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN TẠI DỰ ÁN NHÀ MÁY MAY VIỆT PANPACIFIC TẠI HUYỆN NGỌC LẶC, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THÀNH TRUNG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN TẠI DỰ ÁN NHÀ MÁY MAY VIỆT PANPACIFIC TẠI HUYỆN NGỌC LẶC, TỈNH THANH HÓA Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 8.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thế Đặng Thái Nguyên - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thành Trung ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bản luận văn này, trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS.TS Nguyễn Thế Đặng, người đã trực tiếp hướng dẫn trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài Tôi cũng xin cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo khoa Quản lý tài nguyên, Phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài Tôi xin chân thành cảm ơn các cấp ban ngành và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thành Trung 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii MỞ 1 ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 3 Ý nghĩa của đề tài .4 3.1 Ý nghĩa khoa học 4 3.2 Ý nghĩa thực tiễn 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 5 1.1.1 Cơ sở lý luận 5 1.1.2 Cơ sở pháp lý 11 1.1.3 Cơ sở thực tiễn 13 1.2 Một số kết quả nghiên cứu về giải phóng mặt bằng 29 1.2.1 Việc áp dụng, thực hiện chính sách bồi thường GPMB 29 1.2.2 Giá đất áp dụng trong bồi thường GPMB 29 1.2.3 Về tình hình đời sống việc làm của các hộ dân có đất bị thu hồi 30 1.3 Nhận xét chung về tổng quan các vấn đề nghiên cứu 31 1.3.1 Nhận xét chung .31 1.3.2 Kết luận chung về vấn đề nghiên cứu 31 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 33 2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 33 2.3 Nội dung nghiên cứu 33 4 2.3.1 Khái quát dự án, khu vực dự án và yêu cầu đối với giải phóng mặt bằng thu hồi đất cho thực hiện dự án 33 2.3.2 Đánh giá kết quả công tác thu hồi đất của Dự án nhà máy may Việt Panpacific trên địa bà xã Ngọc Khê và thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa 33 2.3.3 Đánh giá tác động của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống của những người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng 34 2.3.4 Những kết quả đạt được, thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp trong công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng 34 2.4 Phương pháp nghiên cứu .34 2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 34 2.4.2 Phương pháp thống kê phân tích, xử lý số liệu 35 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 3.1 Khái quát dự án, khu vực dự án và yêu cầu đối với giải phóng mặt bằng thu hồi đất cho thực hiện dự án .36 3.1.1 Khái quát về dự án nhà máy may Việt Panpacific và yêu cầu đối với giải phóng mặt bằng thu hồi đất cho thực hiện dự án .36 3.1.2 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực dự án 37 3.2 Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng thu hồi đất nông nghiệp của Dự án nhà máy may Việt Panpacific trên địa bàn xã Ngọc Khê và thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa 47 3.2.1 Kết quả công tác giải phóng mặt bằng thu hồi đất 47 3.2.2 Kết quả bồi thường về hoa màu gắn liền với đất 51 3.2.3 Kết quả hỗ trợ cho người dân trong vùng dự án 52 3.2.4 Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ 55 3.3 Đánh giá tác động của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống của những người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng 56 3.3.1 Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân sau khi thực hiện dự án 56 3.3.2 Đánh giá chung về tình trạng cuộc sống hiện tại so với trước khi có dự án 60 5 3.3.3 Tác động đến việc phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 62 3.3.4 Tác động đến mối quan hệ trong gia đình 63 3.4 Kết quả đạt được, thuận lơi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp trong công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án 63 3.4.1 Những thành công 63 3.4.2 Đánh giá những thuận lợi trong công tác GPMB 64 3.4.3 Đánh giá những khó khăn trong công tác GPMB 64 3.4.4 Đề xuất một số giải pháp 65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66 1 Kết luận .66 2 Kiến nghị 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHỤ LỤC 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT S K C T ý ác 1B : T B 2G : P Gi 3H : D C 4H : Đ H 5T : Đ T 6U : B Ủ vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Ngọc Khê năm 2017 .41 Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Ngọc Lặc năm 2017 46 Bảng 3.3 Diện tích đất thu hồi của dự án nhà máy may Việt Panpacific tại xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc 48 Bảng 3.4 Diện tích thu hồi đất của dự án nhà máy may Việt Panpacific tại thị trấn Ngọc Lặc 48 Bảng 3.5 Xác định đối tượng và điều kiện bồi thường của dự án 49 Bảng 3.6 Kết quả bồi thường về đất tại xã Ngọc Khê và thị trấn Ngọc Lặc 50 Bảng 3.7 Kết quả bồi thường về cây cối hoa màu gắn liền với đất tại xã Ngọc Khê và thị trấn Ngọc Lặc 51 Bảng 3.8 Tổng hợp kinh phí hỗ trợ cho người dân tại xã Ngọc Khê và thị trấn Ngọc Lặc 53 Bảng 3.9 Tổng hợp kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng dự án tại xã Ngọc Khê 55 Bảng 3.10 Tổng hợp kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng dự án tại thị trấn Ngọc Lặc 56 Bảng 3.11 Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân không bị mất đất nhưng chịu ảnh hưởng của dự án 57 Bảng 3.12 Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân mất đất dưới 70% 58 Bảng 3.13 Tình hình việc làm của các hộ dân mất đất từ 70%-100% .59 Bảng 3.14 Đánh giá chung về tình trạng cuộc sống hiện tại so với trước khi có dự án 61 Bảng 3.15 Đánh giá về tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất 62 Bảng 3.16 Đánh giá về tác động của dự án đến mối quan hệ trong gia đình của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất 63 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Luật Đất đai 1993 đã khẳng định “Đất đai là tài nguyên của quốc gia vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn không biết bao công sức mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay” Sử dụng đất đai vào các mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước, đặc biệt là các dự án phát triển đô thị, dự án sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Để có mặt bằng xây dựng các dự án, Nhà nước phải thu hồi đất của nhân dân và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ dân có đất bị thu hồi Thực tế hiện nay cho thấy, công tác thu hồi đất của công dân để phục vụ phát triển các dự án đầu tư và việc bồi thường cho những người bị thu hồi đất là vấn đề hết sức nhạy cảm, giải quyết không tốt, không thoả đáng quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi và những người bị ảnh hưởng khi thu hồi đất để dẫn đến bùng phát khiếu kiện, đặc biệt là những khiếu kiện tập thể đông người, sẽ trở thành vấn đề xã hội phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự, mất ổn định xã hội và phần nào ảnh hưởng đến lòng tin của người dân đối với các chính sách của Nhà nước Nếu việc thu hồi đất bị lạm dụng, quỹ đất nông nghiệp bị giảm dần, về lâu dài có thể ảnh hưởng tới an ninh lương thực quốc gia Ngoài ra nếu không có những chính sách hướng dẫn về việc đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân bị mất đất; về bồi thường, tái định cư phù hợp thì việc giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích của người bị thu hồi đất và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế - xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn Tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã quy định cụ thể về các - Thị Trấn Ngọc Lặc: Bảng 3.10 Tổng hợp kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng dự án tại thị trấn Ngọc Lặc T T 1B ồi 2B ồi 3H ỗ T T i ỷ ề n1.3 3l 01 5 163.4 901., 2.1 6 99 0 3.6 1 64 0 (Nguồn: Số liệu từ Ban GPMB huyện Ngọc Lặc) Qua bảng 3.10 cho thấy tổng kinh phí mà dự án thực hiện bồi thường để thực hiện đầu tư triển khai nhà máy may Việt Panpacific tại thị trấn Ngọc Lặc Trong đó: + Bồi thường về đất là 1.301.398.000đồng, chiếm 35,52% tổng kinh phí bồi thường của dự án + Bồi thường về tài sản, kiến trúc, cây cối, bồi thường khác 163.901.782 đồng, chiếm 4,47 % tổng kinh phí bồi thường của dự án + Kinh phí hỗ trợ: 2.199.237.000, chiếm 60,01% tổng kinh phí bồi thường của dự án Từ số liệu thống kê cho thấy kinh phí hỗ trợ chiếm phần lớn tổng kinh phí bồi thường của dự án trên địa bàn xã Kinh phí chi trả về hỗ trợ nhiều so với các loại tài sản trên đất hay bồi thường về đất cho người dân 3.3 Đánh giá tác động của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống của những người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng 3.3.1 Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân sau khi thực hiện dự án Việc làm là yếu tố quyết định tới thu nhập và là nguyên nhân của sự phân hóa giàu nghèo Cùng với quá trình chuyển mục đích sử dụng đất, việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi đã có những tác động rất rõ rệt đến vấn đề lao động, việc làm của người dân nằm trong vùng dự án Để đánh giá được tác động của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến lao động và việc làm của các hộ dân sau khi thực hiện dự án, đề tài đã tiến hành điều tra ba nhóm hộ: Nhóm hộ không bị mất đất, nhóm hộ mất 50 – 70 % đất và nhóm hộ mất 100 % đất của xã Ngọc Khê và thị trấn Ngọc Lặc Số liệu điều tra cụ thể như sau: - Tình hình lao động và việc làm của các hộ không bị mất đất nhưng chịu ảnh hưởng của dự án được thể hiện qua bảng 3.11 Qua bảng 3.11 cho thấy số lao động làm nông nghiệp của các hộ không bị mất đất cũng có sự giảm nhẹ từ 49,37 % xuống 44,93 % sau khi dự án tiến hành thu hồi giải phóng mặt trên địa bàn hai đơn vị Các ngành nghề khác cũng có sự dịch chuyển nhưng không đáng kể Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do tác động của của dự án tới kinh tế, xã hội, đời sống, hướng phát triển chung của cả xã Ngọc Khê và thị trấn Ngọc Lặc Bảng 3.11 Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân không bị mất đất nhưng chịu ảnh hưởng của dự án T T I I I 1 2 3 4 5 6 Tr Sa ướ u c th Chỉ Tth T Tu T tiêu ổ ỷổ ỷ điều n n lệ tra g l S 3 1g 3 1 ố 0 0 0 0 S 1 1 1 1 ố 5 0 5 0 L 7 4 7 4 ao 8 9 1 4, B 2 1 2 1 u 1 3 5 5, L 2 1 2 1 à 5 5 2 3, C 1 9 1 1 ô 5 , 8 1, C 9 5 1 8 án , 3 , H 1 6 9 5 ư 0 , , (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra tại xã Ngọc Khê và thị trấn Ngọc Lặc) - Tình hình lao động và việc làm của các hộ bị mất dưới 70 % được trình bày tại bảng 3.12 Bảng 3.12 Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân mất đất dưới 70% T T I I I 1 2 3 4 5 6 Tr Sa ướ u c th Chỉ th T T Tu T điều ổ ỷổ ỷ n n lệ S g 3 l1g 3 1 ố 5 0 5 0 S 1 1 1 1 ố 7 0 7 0 L 9 5 6 3 ao 2 2 6 7 B 2 1 3 1 u 3 3 4 9, L 3 1 5 3 à 4 9 6 1, C 1 6 1 6 ô 1 , 2 , C 9 5 5 2 án , , H 7 3 3 1 ư , , (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra tại xã Ngọc Khê và thị trấn Ngọc Lặc) Số liệu tổng hợp tại bảng 3.12 cho thấy số hộ lao động làm nông nghiệp tại địa bàn hai đơn vị giảm từ 52,27 % trước khi thu hồi đất xuống còn 37,5 % sau khi thu hồi đất Do phần lớn đất đai thu hồi là đất nông nhiệp nên những lao động nông nghiệp mất đất canh tác đã phải chuyển đổi việc làm Thay vào làm nông nghiệp, hiện nay các hộ gia đình, cá nhân chuyển sang làm về các lĩnh vực khác nhau như buôn bán (từ 13,06 % trước thu hồi đất lên 19,31 % sau khi thu hồi đất), làm thuê (từ 19,32 % trước thu hồi đất lên 31,81 % sau khi thu hồi đất), làm công nhân ở nhà máy, làm các dịch vụ - Tình hình lao động và việc làm của các hộ bị mất đất từ 70% - 100 % được trình bày tại bảng 3.13 Qua bảng 3.13 cho thấy số người trong độ tuổi lao động làm nông nghiệp tại địa bàn điều tra từ 53 % trước khi thu hồi đất xuống 0 % sau khi thu hồi đất Do toàn bộ đất sản xuất nông nghiệp của các hộ dân đã bi thu hồi để phát triển thực hiện dự án nên số lao động nông nghiệp hiện nay không còn đất để canh tác nông nghiệp Bảng 3.13 Tình hình việc làm của các hộ dân mất đất từ 70%-100% T T I I I 1 2 3 4 5 6 Tr S ướ a c u Chỉ thu T Tt T T tiêu ổ ỷ ổ ỷ điều n l n l tra S g 3 ệ1 g 3 ệ1 ố 5 0 5 0 S 1 1 1 1 ố 1 0 1 0 L 5 4 0 0 ao 5 6 B 1 9 2 2 u 1 , 8 3 L 2 1 33 à 2 8 9 3, C 1 1 32 ô 4 1 2 7, C 1 8 11 án 0 , 2 0, H 6 5 7 5 ư , , (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra tại xã Ngọc Khê và thị trấn Ngọc Lặc) Thay vào làm nông nghiệp, sau khi không còn đất canh tác nông nghiệp các lao động chuyển sang làm thuê (từ 18,64 % trước thu hồi đất lên 33,5 % sau khi thu hồi đất), thuê mặt bằng để kinh doanh buôn bán (từ 9,32 % trước thu hồi đất lên 23,7% sau khi thu hồi đất) Đặc biệt, số lao động trẻ của các hộ bị mất 100 % đất nông nghiệp đã đi làm việc trong các cơ sở, xưởng sản xuất… trong các khu công nghiệp của địa phương (từ 11,86% trước thu hồi đất lên 27,12 % sau khi thu hồi đất) Nhận xét chung: Khi thu hồi đất để xây dựng dự án nhà máy may Việt Panpacific, dịch vụ thương mại phát triển sẽ làm tăng cơ hội tiếp cận xã hội, điều kiện phát triển con người cho người dân Bên cạnh đó hình thành lên các khu kinh doanh, buôn bán được xây dựng tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động Tuy nhiên, cũng như đặc điểm chung của người nông dân Việt Nam, người dân ở đây thường gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi hình thức kiếm sống của họ Các hình thức sản xuất mới thường không dễ dàng được thực hiện do nó liên quan đến hàng loạt các thay đổi trong cuộc sống, điều kiện sản xuất của người dân Cơ hội tiếp cận những kỹ thuật tiên tiến của xã hội được mở ra nhưng ít người dân tận dụng cơ hội này để cải thiện điều kiện bản thân nhằm thay đổi kế sinh nhai của mình Khi bị thu hồi đất các hộ nhận tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bằng tiền mặt nhưng có ít người sử dụng nguồn vốn này cho việc học nghề Phần lớn họ đều sử dụng để đầu tư xây dựng nhà cửa, mua sắm tài sản, sự đầu tư này là nhu cầu thiết yếu nhưng về mặt xã hội sẽ dẫn đến không bền vững cho cuộc sống của người dân Đây là điều mà các cơ quan chức năng khi thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ phải quan tâm và có những giải pháp hợp lý và sát với điều kiện từng địa phương cụ thể Một ảnh hưởng của việc thu hồi đất đó là khi không còn đất nông nghiệp người dân ít có cơ hội để tiếp xúc, tương trợ lẫn nhau, do vậy, nhiều người dân băn khoăn là mất đất dẫn đến “tình làng nghĩa xóm” sẽ mất dần đi Một thực trạng xẩy ra làm không ít người dân lo lắng là khi thiếu đất sản xuất dẫn đến thời gian rảnh rỗi nhiều, lại có nhiều tiền mặt từ các khoản bồi thường, hỗ trợ và thu nhập từ làm công của lao động tự do sẽ là tiền đề cho các tệ nạn xã hội như say rượu bia, nạn cờ bạc, nghiện hút gia tăng Như vậy bên cạnh sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhiều người dân lại lo lắng về tác động mặt tiêu cực của nó là làm ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm, phát sinh các tệ nạn cho xã hội Đây là bài toán rất nan giải cần phải tìm giải pháp giải quyết càng sớm càng tốt của các nhà quản lý trong việc sử dụng nguồn tiền bồi thường, hỗ trợ hiệu quả hơn nhằm ổn định được đời sống người dân khi bị mất đất 3.3.2 Đánh giá chung về tình trạng cuộc sống hiện tại so với trước khi có dự án Để có cách nhìn nhận khách quan hơn về sự thay đổi trong đời sống, trong thu nhập của hộ bằng chính những đánh giá của hộ qua thời gian dưới ảnh hưởng của quá trình thực hiện dự án, đề tài đã tiến hành lấy ý kiến của chủ hộ về sự thay đổi của thu nhập theo các tiêu chí thu nhập tốt lên, thu nhập như cũ, thu nhập kém đi Việc tự đánh giá của các hộ thực sự là một kênh thông tin quan trọng, sâu sát hơn so với các tổng kết của nghiên cứu, mặc dù về giá trị tuyệt đối thu nhập của các hộ có thể tăng lên nhưng về bản chất giá trị so sánh các hộ có thể nhận thấy thu nhập của mình biến đổi như thế nào Số liệu điều tra 100 hộ về tình trạng cuộc sống sau dự án tại bảng 3.14 Bảng 3.14 Đánh giá chung về tình trạng cuộc sống hiện tại so với trước khi có dự án T T 1C ó 2C ó 3C ó S T ố ỷ quả 5 8 2 8 1 4 1001 0 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra tại xã Ngọc Khê và thị trấn Ngọc Lặc) Sau khi thu hồi đất thu nhập của hầu hết các hộ có nhiều thay đổi Trong số 100 hộ được phỏng vấn, số hộ có thu nhập cao hơn là 58 hộ chiếm 58 %, số hộ có thu nhập không đổi là 28 hộ chiếm 28 % và số hộ có thu nhập kém đi là 14 hộ chiếm 14% Số hộ có thu nhập kém đi là do các hộ này không biết tính toán trong chi tiêu Khi nhận được tiền bồi thường đã sử dụng hết để xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ đạc… Đối với khu vực thực hiện dự án phần đất bị thu hồi, phần lớn người dân đã có cuộc sống khá hơn trước Tuy nhiên, có một số ít bộ phận người dân gặp khó khăn khi mất đất sản xuất nông nghiệp, hoặc sự ảnh hưởng của thị trường, giá cả của các loại hàng hoá tăng ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, không có kinh nghiệm trong công việc mới Đây cũng là một vấn đề quan trọng cần được giải quyết Vấn đề thu nhập và cuộc sống của người dân rất đáng quan tâm, do chủ yếu hộ dân ở đây đều sinh sống chủ yếu bằng nghề nông Tiền bồi thường chỉ tạm thời giải quyết được trong một thời gian Về mặt lâu dài, người dân cảm thấy lo sợ vì phần lớn đất canh tác đã bị thu hồi, có thể bị tái nghèo trở lại… Vì vậy, ngoài việc bồi thường hỗ trợ bằng tiền, Nhà nước cần phải giúp người dân chuyển đổi nghề nghiệp để cho người dân có thể tạo ra thu nhập khi họ bị mất đất sản xuất để tạo lòng tin, sự hưởng ứng của người dân khi Nhà nước thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 3.3.3 Tác động đến việc phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội Vấn đề cơ sở hạ tầng và các phúc lợi xã hội tạo ra cho người dân sự thay đổi đáng kể, người dân trong vùng dự án đã có điều kiện tốt hơn rất nhiều để tiếp cận cả về cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội Hiện nay người dân trên địa bàn dự án đã có sự thay đổi theo hướng tích cực Số liệu điều tra 100 hộ trong vùng cho kết quả cụ thể tại bảng 3.15 Bảng 3.15 Đánh giá về tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất T T 1S ố 2S ố 3S ố T T ổ ỷ 100 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra tại xã Ngọc Khê và thị trấn Ngọc Lặc) Qua bảng 3.15 cho thấy trong tổng số 100 hộ điều tra có 61 hộ đánh giá tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội tốt hơn trước khi thành lập dự án chiếm 601%, có 26 hộ đánh giá tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội không thay đổi so với trước khi thành lập dự án chiếm 26 % và 13 hộ chiếm 13 % đánh giá việc tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi kém đi Như vậy, việc xây dựng dự án nhà máy may Việt Panpacific có ảnh hưởng tích cực tới quá trình tiếp cận, hưởng thụ cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của các hộ gia đình nằm trong phạm vi thu hồi đất của dự án 3.3.4 Tác động đến mối quan hệ trong gia đình Đối với mối quan hệ trong gia đình thì trong tổng số 100 hộ điều tra có 36 hộ đánh giá quan hệ gia đình tốt hơn trước khi thành lập dự án chiếm 36 %, có 56 hộ đánh giá quan hệ gia đình không thay đổi với trước khi tiến hành dự án chiếm 56 %, và có 8 hộ cho rằng quan hệ gia đình kém đi so với trước khi tiến hành dự án chiếm 8 % (Bảng 3.16) Bảng 3.16 Đánh giá về tác động của dự án đến mối quan hệ trong gia đình của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất T T 1S ố 2S ố 3S ố T T ổ ỷ Tổng 100 số hộ (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra tại xã Ngọc Khê và thị trấn Ngọc Lặc) 8 hộ gia đình này cho rằng sau khi bị thu hồi đất thì mối quan hệ trong gia đình bị giảm sút do bị mất đất sản xuất dẫn đến không giải quyết được vấn đề việc làm, lại có nhiều tiền mặt dẫn đến phung phí tiền vào mục đích không đáng có và con cái tranh giành nhau Dẫn đến mối quan hệ trong gia đình kém đi Tuy nhiên, việc xây dựng dự án đa số có ảnh hưởng tốt tới quan hệ gia đình của các hộ nằm trong xã trong phạm vi thu hồi của dự án 3.4 Kết quả đạt được, thuận lơi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp trong công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án 3.4.1 Những thành công Kết quả của dự án đạt như sau: - Thu hồi đất diện tích xây dựng nhà máy may Việt Panpacific: Kết quả đã thu hồi bàn giao 145.664,7 m2 - Thu hồi đất diện tích làm rãnh thoát nước: Hoàn thành Dự án được thực hiện theo đúng kế hoạch, đạt 100 % 3.4.2 Đánh giá những thuận lợi trong công tác GPMB Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất luôn được sự quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương Các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương đã tuyên truyền vận động, giải thích cặn kẽ để người dân nhanh chóng bàn giao mặt bằng, đảm bảo tiến độ và mục tiêu đặt ra Lực lượng chuyên môn với năng lực ngày càng cao giúp cho công tác thống kê bồi thường diễn ra nhanh, chính xác, đảm bảo lợi ích của cả Nhà nước và người dân Đa số người dân đã nhận thức được đúng đắn tầm quan trọng của Dự án xây dựng nhà máy may Việt Panpacific nên nhiệt tình ủng hộ, bên cạnh đó trình độ dân trí người dân ngày một cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đồng tình, ủng hộ trong công tác bồi thường GPMB Tạo điều kiện thuận lợi để dự án hoàn thành đúng tiến độ đã đề ra Nhờ có những chính sách khen thưởng thỏa đáng cho những hộ bàn giao mặt bằng sớm mà tiến độ thực hiện phần lớn đảm bảo kế hoạch đề ra Các văn bản liên quan đến vấn đề bồi thường GPMB ngày càng được hoàn thiện, đã tạo điều kiện thuận lợi để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác GPMB của dự án Đã thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định cho người có đất bị thu hồi như hỗ trợ di chuyển và thuê nhà ở, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ hộ nghèo, hỗ trợ ổn định cuộc sống và sản xuất đã cho thấy phù hợp với thực tế 3.4.3 Đánh giá những khó khăn trong công tác GPMB Tuy đã tiến hành được một khối lượng công việc nhất định song công tác GPMB đối với dự án trên trên địa bàn còn chưa triệt để chưa được dứt điểm Tình trạng kiến nghị của các hộ gia đình bị thu hồi đất vẫn còn diễn ra Việc sử dụng đất có nhiều biến động song chưa được cập nhật, chỉnh lý kịp thời hoặc một số hộ dân tự ý chuyển mục đích sử dụng mà chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Một số bộ phận người dân có đất bị thu hồi thiếu sự hợp tác Phần lớn các hộ dân có đất bị thu hồi đều chấp nhận phương án bồi thường, tuy nhiên do nhận thức và ý thức chấp hành Pháp luật của một số người dân còn hạn chế nên gây khó khăn trong công tác tuyên truyền, phát động dự án Giá đất chưa sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường Do giá bồi thường đất, cây cối, hoa màu và tài sản còn thấp so với thực tế nên nhiều hộ dân có đơn đề nghị về xem xét lại đơn giá bồi thường về đất và tài sản do khó khăn trong việc xác định giá bồi thường và giá tài sản thay đổi liên tục khó kiểm soát 3.4.4 Đề xuất một số giải pháp - Về quản lý đất đai: Công tác giải phóng mặt bằng là một trong những công tác khó khăn, nhạy cảm Chính vì vậy, công tác quản lý đất đai phải thực hiện tốt để có thể dễ dàng xác định được nguồn gốc đất phục vụ công tác bồi thường GPMB UBND phường xã cùng cán bộ địa chính cần kiểm tra rà soát việc sử dụng đất không đúng mục đích của nhân dân để khi bồi thường GPMB không bị vướng mắc gây chậm tiến độ - Về chính sách bồi thường: Cần thực hiện chính sách bồi thường hợp lý, phù hợp với giá trị thiệt hại thực tế của người bị thu hồi đất Cần có phương án điều chỉnh giá bồi thường sát với thực tế tiến tới hài hòa giữa quyền lợi giữa người bị thu hồi đất và người được giao đất, giữa người dân có đất bị thu hồi và Nhà nước Cần có những chính sách hỗ trợ có tính thuyết phục đối với người dân giúp họ giảm bớt thiệt hại khi thu hồi đất - Về tái định cư: Lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân để từ đó đưa ra các giải pháp xử lư sát với thực tế, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của họ Quy hoạch tái định cư phải được chuẩn bị trước một bước Khu tái định cư cần sẵn sàng và chuẩn bị tốt để bố trí tái định cư cho dân ổn định đời sống sản xuất Về công tác tái định cư, theo kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa cũng như nhiều tỉnh, thành phố khác mỗi dự án khi GPMB trước hết phải làm tốt khâu tái định cư Lo cho người dân chỗ ở mới khang trang hơn, sạch đẹp hơn, nhanh chóng ổn định hơn nên được hoan nghênh và không gặp trở ngại lớn Rất nhiều người dân mong muốn được GPMB để được đổi đời, được ổn định ở chỗ ở mới KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất của Dự án nhà máy may Việt Panpacific tại xã Ngọc Khê và thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho kết luận như sau: - Xã Ngọc Khê và thị trấn Ngọc Lặc đều nằm ở khu vực trung tâm đô thi vùng miền núi phía tây tỉnh Thanh Hóa và thuộc diện giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Đây là hai đơn vị có tỷ lệ dân cư đông, sống bằng nhiêu ngành nghề khác nhau là điều kiện thuận lợi cho tiến hành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng - Đã bồi thường cho xã Ngọc Khê 151 hộ gia đình đảm bảo bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công đúng tiến độ Diện tích đất đã thu hồi là 108.481,9 m2, trong đó đất nông nghiệp 108.481,9 m2 Tổng kinh phí bồi thường và các khoản hỗ trợ là 7.244.109.750 đồng, trong đó kinh phí dành cho hỗ trợ chiếm 62,89 % tổng kinh phí - Đã bồi thường cho thị trấn Ngọc Lặc 66 hộ gia đình đảm bảo bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công đúng tiến độ Diện tích đất đã thu hồi là 37.182,8 m2, trong đó đất nông nghiệp 37.182,8 m2 Tổng kinh phí bồi thường và các khoản hỗ trợ là 3.664.536.782 đồng, trong đó kinh phí dành cho hỗ trợ chiếm 60,01 % tổng kinh phí - Về đời sống, việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất xây dựng dự án: Cơ bản đã có sự thay đổi khá tích cực, 55 – 60 % số hộ điều tra đều cho rằng đời sống tăng lên so với trước thu hồi đất Tỷ lệ lao động tìm được công việc trong các doanh nghiệp sau khi thu hồi đất cũng tăng lên - Kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã được thực hiện thực hiện tốt cơ bản tốt, đảm bảo nguyên tắc chính xác, công khai và đúng pháp luật 2 Kiến nghị - Xem xét điều chỉnh tăng giá đất hiện nay do UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành hàng năm theo hướng sát với giá thị trường hoặc tăng thêm hệ số K cho các thửa đất bị thu hồi có giá trị sinh lời cao (mặt đường) để người thu hồi đất không thiệt hại nhiều - Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, đủ quỹ nhà, đất với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tốt đảm bảo, để chủ động tái định cư cho các đối tượng phải di dời khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tại huyện - Tổ chức các hoạt động tư vấn dịch vụ hướng nghiệp và dạy nghề Hỗ trợ phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trên địa bàn như tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhỏ và dịch vụ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ Tài Chính (2004), Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 2 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo đề tài: Nghiên cứu những vấn đề kinh tế đất trong thị trường bất động sản 3 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo kiểm tra thi hành Luật Đất đai 2003 4 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai 2003, định hướng sửa đổi Luật Đất đai 5 Chính phủ (1959), Nghị định số 151-TTg: của Hội đồng Chính phủ số 151-TTg ngày 14/4/1959 quy định tạm thời về trưng dụng ruộng đất 6 Chính phủ (1994), Nghị định số 90-CP: của Chính phủ số 90-CP ngày 17/8/1994 ban hành quy định về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng 7 Chính phủ (1998), Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ: Về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng 8 Chính Phủ (2004), Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất 9 Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, ngày 03/12/2004 của Chính phủ: Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 10 Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ - CP: Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai Hà Nội, 2007 11 Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ - CP: Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư 12 Chính phủ (2014), Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 13 Hiến pháp 1980 14 Hiến pháp 1992 15 Hội đồng Bộ trưởng, Quyết định số 186-HĐBT ngày 31/5/1990 về đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang mục đích khác 16 Luật Cải cách ruộng đất (1953) 17 Luật đất đai năm 1993 18 Luật Đất đai năm 2003 19 Luật Đất đai năm 2013 20 Phạm Đức Phong (2002): Mấy vấn đề then chốt trong việc đền bù và giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam (2002) Hội thảo Đền bù và giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam ngày 12 - 13/9/2002, Hà Nội 21 Trương Phan - Cục Công nghiệp - Bộ Kinh tế Đài Loan (1996), Quan hệ giữa quy hoạch đất đai và phát triển kinh tế (nội dung thu hồi đất, chế độ bồi thường và tính công bằng) 22 Đặng Thái Sơn (2012), Đề tài nghiên cứu xã hội học về chính sách đền bù GPMB và tái định cư, Viện Nghiên cứu địa chính – Tổng cục Địa chính 23 Nguyễn Ánh Tuyết (2002), Kinh nghiệm đền bù giải phóng mặt bằng ở một số nước, Thời báo Tài chính Việt Nam, số 131 (872), ngày 01/11/2002 24 UBND tỉnh Thanh Hóa (2009), Quyết định số 3788/2009/QĐ-UBND ngày 23/10/2009 về việc quy định chính sách hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 25 UBND tỉnh Thanh Hóa (2011), Quyết định số 3644/2011/QĐ-UBND ngày 04/11/2011 về việc ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về cây, hoa màu trên đất trong bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 26 UBND tỉnh Thanh Hóa (2011), Quyết định số 3638/2011/QĐ-UBND ngày 01/11/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành đơn giá bồi thường tài sản, vật kiến trúc trong bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 27 UBND tỉnh Thanh Hóa (2013), Quyết định số 599/QĐ-UBND ngày 12/02/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa 28 UBND tỉnh Thanh Hóa (2013), Quyết định số 4515/QĐ-UBND ngày 18/12/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA Tên dự án: Họ tên chủ hộ: Địa chỉ: thôn: , xã: Nội dung điều tra I Đối tượng được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (TĐC): - Gia đình ông (bà) được xếp vào đối tượng nào: Được bồi thường: Được hỗ trợ : Được TĐC: - Theo ông (bà) quy định bồi thường, hỗ trợ và TĐC như vậy đã hợp lý chưa? Hợp lý: Chưa hợp lý: II Mức giá bồi thường, hỗ trợ: 1- Đối với đất ở: - Gia đình ông (bà) được bồi thường, hỗ trợ với mức giá: .đồng/ m2 - Mức giá thị trường tại thời điểm đó là : đồng/ m2 - Như vậy mức giá này đã hợp lý chưa? Hợp lý: Chưa hợp lý: 2- Đối với đất nông nghiệp: - Gia đình ông (bà) được bồi thường, hỗ trợ với mức giá: đồng/ m2 - Theo ông (bà) giá bồi thường, hỗ trợ đã hợp lý chưa? Hợp lý: Chưa hợp lý: 3- Đối với nhà ở và vật kiến trúc (công trình xây dựng): - Nhà của ông (bà) được xếp vào loại nhà cấp: Cấp 1: Cấp 2: Cấp 3: Cấp 4: + Được bồi thường, hỗ trợ với mức giá: đồng/ m2 - Vật kiến trúc (công trình xây dựng) của ông (bà) là: Nhà chăn nuôi: Lều lán: Công trình khác: + Được bồi thường, hỗ trợ với mức giá: đồng/m2 ... HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THÀNH TRUNG ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC GIẢI PHĨNG MẶT BẰNG THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN TẠI DỰ ÁN NHÀ MÁY MAY VIỆT PANPACIFIC TẠI HUYỆN NGỌC LẶC, TỈNH THANH. .. việc giải phóng mặt thu hồi đất Dự án nhà máy may Việt Panpacific huyện Ngọc Lặc địa bàn xã Ngọc Khê thị trấn Ngọc Lặc Đánh giá tác động cơng tác giải phóng mặt thu hồi đất ảnh hưởng đến đời sống. .. hội khu vực dự án 37 3.2 Đánh giá cơng tác giải phóng mặt thu hồi đất nông nghiệp Dự án nhà máy may Việt Panpacific địa bàn xã Ngọc Khê thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

Ngày đăng: 11/03/2019, 13:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
22. Đặng Thái Sơn (2012), Đề tài nghiên cứu xã hội học về chính sách đền bù GPMB và tái định cư, Viện Nghiên cứu địa chính – Tổng cục Địa chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề tài nghiên cứu xã hội học về chính sách đền bùGPMB và tái định cư
Tác giả: Đặng Thái Sơn
Năm: 2012
17. Luật đất đai năm 1993 18. Luật Đất đai năm 2003 19. Luật Đất đai năm 2013 Khác
20. Phạm Đức Phong (2002): Mấy vấn đề then chốt trong việc đền bù và giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam (2002). Hội thảo Đền bù và giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam ngày 12 - 13/9/2002, Hà Nội Khác
21. Trương Phan - Cục Công nghiệp - Bộ Kinh tế Đài Loan (1996), Quan hệ giữa quy hoạch đất đai và phát triển kinh tế (nội dung thu hồi đất, chế độ bồi thường và tính công bằng) Khác
23. Nguyễn Ánh Tuyết (2002), Kinh nghiệm đền bù giải phóng mặt bằng ở một số nước, Thời báo Tài chính Việt Nam, số 131 (872), ngày 01/11/2002 Khác
24. UBND tỉnh Thanh Hóa (2009), Quyết định số 3788/2009/QĐ-UBND ngày 23/10/2009 về việc quy định chính sách hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Khác
27. UBND tỉnh Thanh Hóa (2013), Quyết định số 599/QĐ-UBND ngày 12/02/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa Khác
28. UBND tỉnh Thanh Hóa (2013), Quyết định số 4515/QĐ-UBND ngày 18/12/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w