1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt động đầu tư quốc tế của công ty Unilever Việt Nam

14 2,3K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 242,23 KB

Nội dung

Các nhãn hiệu tiêu biểu của Unilever được tiêu dùng và chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu như Lipton, Knorr, Cornetto, Omo, Lux, Vim, Lifebouy, Dove, Close-Up, Sunsilk, Clear, Pond’s, Haze

Trang 1

ĐẦU TƯ QUỐC TẾ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

CỦA CÔNG TY UNILEVER

TẠI VIỆT NAM

GVHD: Phan Anh Tú Nhóm 1:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Trang 2

- -MỤC LỤC02 - 2019

Trang 3

MỤC LỤC

1 GIỚI THIỆU VỀ UNILEVER 1

1.1 Logo 3

1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh 5

2 LÝ THUYẾT ĐẦU TƯ 5

3 KẾT QUẢ KINH DOANH 6

3.1 Thế giới 6

3.2 Việt Nam 6

4 PHÂN TÍCH NỀN TẢNG LÝ THUYẾT ĐẦU TƯ OLI 7

4.1 Lợi thế sở hữu của doanh nghiệp 7

4.2 Lợi thế vị trí 8

4.3 Lợi thế nội bộ hóa 9

5 KẾT LUẬN 10

Trang 4

1 GIỚI THIỆU VỀ UNILEVER

Unilever là một tập đoàn toàn cầu của Anh và Hà lan nổi tiếng thế giới trên lĩnh vực sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng nhanh bao gồm các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình, thức ăn, trà và đồ uống từ trà Các nhãn hiệu tiêu biểu của Unilever được tiêu dùng và chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu như Lipton, Knorr, Cornetto, Omo, Lux, Vim, Lifebouy, Dove, Close-Up, Sunsilk, Clear, Pond’s, Hazeline, Vaseline, … với doanh thu trên hàng triệu đô cho mỗi nhãn hiệu Unilever là một trong những công ty thành công nhất thế giới trong lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng Cùng với Procter& Gambel (P&G), Unilever hiện đang thống trị khắp thế giới về các sản phẩm này

Là một công ty đa quốc gia việc mở rộng kinh doanh và đặt nhiều chi nhánh trên thế giới để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu là một trong những mục tiêu của Unilever Unilever Việt Nam được thành lập năm 1995 cũng là một bước đi trong chiến lược tổng thể của Unilever

Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp của ba công ty riêng biệt : Liên doanh Lever Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, Elida P/S tại Thành phố Hồ chí Minh

và Công ty Best Food cũng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh

Từ năm 1995 đến nay Unilever đã đầu tư khoảng 120 tiệu USD trong 3 doanh nghiệp này, điều này được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.1 Qúa trình thâm nhập thị trường Việt Nam của công ty Unilever.

Công ty Tổng vốn đầu tư(triệu USD) Phần vốn gópcủa Unilever Địa điểm hoạt độngLĩnh vực

Liên doanh Lever

VN (1995) 56 66.66%

Hà Nội, TP.HCM

Chăm sóc cánhân, gia

đình

LD Elida P/S 17.5 100% TP.HCM Chăm sóc răng miệng

Unilever Bestfood

VN (1996) 37.1 100% TP.HCM Thực phẩm, kem vàcác đồ uống

“Nguồn: Phòng Marketing, Công ty Unilever Việt Nam.”

Unilever Việt Nam hiện nay có 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ chi, Thủ Đức và khu công nghiệp Biên Hoà Công ty hiện tại có hệ thống phân phối bán hàng trên toàn quốc thông qua hơn 350 nhà phân phối lớn và hơn 150.000 cửa hàng bán lẻ

Hiện nay công ty đạt mức tăng trưởng khoảng 35-40% và tuyển dụng hơn

2000 nhân viên Ngoài ra công ty còn hợp tác với nhiều nhà máy xí nghiệp nội địa

Trang 5

trong các hoạt động sản xuất gia công, cung ứng nguyên vật liệu sản xuất và bao

bì thành phẩm Các hoạt động hợp tác kinh doanh này đã giúp Unilever Việt Nam tiết kiệm chi phí nhập khẩu hạ giá thành sản phẩm, để tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm của công ty tại thị trường Việt Nam, đồng thời công ty cũng giúp đỡ các đối tác Việt Nam phát triển sản xuất, đảm bảo thu nhập cho các nhân viên và tạo thêm khoảng 5500 việc làm

Bảng 1.2 Hệ thống các sản phẩm của công ty

"Nguồn : Phòng marketing công ty Lever Việt Nam"

Ngoài các hoạt động kinh doanh Unilever Việt Nam cũng tích cực đóng góp vào các hoạt động xã hôi, nhân đạo và phát triển cộng đồng Hàng năm công

ty đóng góp khoảng 2 triệu đô la vào hoạt động phát triển cộng đồng tại Việt Nam

và công ty đã vinh dự được nhận bằng khen của thủ tướng chính phủ nước ta vì “

đã có thành tích trong sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội, nhân đạo, giáo dục, giáo dục sức khỏe cộng đồng”

Trang 6

1.1 Logo

Dấu ấn của logo tập đoàn Unilever không chỉ nằm ở ý nghĩa ẩn sâu mà

còn bởi chính hình thức của nó Logo chỉ độc nhất một chữ U nhưng lại được ghép

từ rất nhiều hình vẽ cách điệu khác nhau Mỗi một hình vẽ lại mang đến những ý nghĩa thú vị, giúp ta hiểu thêm về bản sắc và các giá trị mà Unilever theo đuổi Logo tập đoàn Unilever chỉ gồm 1 chữ U do nhiều hình vẽ cách điệu tạo nên

Kem: Tận hưởng và giải trí với một món ăn quen thuộc.

Bàn tay: Biểu tượng này giúp ta dễ dàng liên tưởng đến sự chăm sóc và

nhu cầu của cuộc sống Thông qua hình vẽ này, Unilever như muốn thông báo với khách hàng về sự cam kết cải thiện sức khỏe và thói quen vệ sinh hàng ngày cho mọi người bằng các sản phẩm và các chương trình vì xã hội của tập đoàn

Tóc: Sắc đẹp và sự tự tin chính là ý nghĩa mà biểu tượng này muốn truyền

tải

Môi: Biểu tượng của sự giao tiếp, cởi mở, và minh bạch Đây quả thật rất

phù hợp với triết lý kinh doanh của Unilever

Nước xoáy: Đây là một mảnh ghép của logo tập đoàn Unilever, nhằm thể

hiện niềm đam mê trong việc sáng tạo ra những hương vị tuyệt vời cho người tiêu dùng

Con cá: Một lời cam kết cho sự tươi ngon và hoàn toàn tự nhiên từ các

thực phẩm của Unilever

Quần áo: Biểu tượng này giúp ta dễ dàng liên tưởng đến các sản phẩm làm

sạch quần áo

Con ong: Nhắc đến những chú ong, ta liên tưởng ngay đến sự đoàn kết.

Thông qua logo tập đoàn Unilever, ban lãnh đạo muốn thể hiện tinh thần đoàn

Trang 7

kết, giúp đỡ lẫn nhau của đội ngũ nhân viên Ngoài ra, biểu tượng này còn là lời cam kết cho việc giảm các tác hại đến môi trường

Các phân tử: Mong muốn cải thiện đời sống của người tiêu dùng chính là

ý nghĩa của biểu tượng này

Bao bì: Để đem đến lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng và giảm tác hại

đến môi trường, Unilever luôn nỗ lực tìm kiếm những phương pháp đóng gói mới

và cải tiến chúng

Biến đổi: Biểu tượng này là lời hứa trong việc tìm ra cách thức kinh doanh

mới, bền vững

Những con sóng: Biểu tượng của sự sạch sẽ, mới mẻ và mạnh mẽ của tập

đoàn Unilever trước những thách thức trong hoạt động kinh doanh và hoạt động xã hội

DNA: Biểu tượng trong logo tập đoàn Unilever này chính là bản sắc mà

ban lãnh đạo luôn hướng đến Dù có những sự thay đổi thì các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp vẫn sẽ được kế thừa và phát huy

Cây cọ: Sự tôn trọng đối với tài nguyên thiên nhiên.

Trái tim: Sự gắn bó và mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Unilever luôn cố gắng giúp mọi người có được sức khỏe và cuộc sống hạnh phúc

Hào quang đức hạnh: Kinh doanh nhưng không bỏ qua các giá trị đạo

đức, tức là giảm thiểu rác thải liên quan đến việc tiêu hủy các sản phẩm của Unilever

Mặt trời: Mặt trời cung cấp nguồn năng lượng vô tận và có thể tái tạo

được Điều này có nghĩa là Unilever không chỉ chú trọng đến việc phát triển kinh

tế mà còn cố gắng không làm tổn hại đến môi trường

Con chim bồ câu: Đây chính là biểu tượng cho sự tự do, lòng tự trọng và

sự khích lệ

Thực vật: Màu xanh chính là nơi con người chúng ta sinh sống Mảnh

ghép trong logo tập đoàn Unilever này là lời hứa về việc giảm thiểu ảnh hưởng

đến môi trường trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình

Tia lửa: Tên lửa thể hiện vai trò của Unilever trong các hoạt động nhằm cải

thiện sinh kế của các cộng đồng cư dân

Trái ớt: Luôn cố gắng sản xuất ra các thực phẩm từ chính các nguyên liệu

thô trong nông nghiệp

Cái muỗng: Biểu tượng này rất thường thấy khi bạn nấu ăn hay thưởng

thức món ăn Chính vì thế mà Unilever đã chọn biểu tượng này với mong muốn không ngừng sản xuất ra nhiều sản phẩm giúp năng cao chất lượng dinh dưỡng và

độ ngon của các món ăn

Trang 8

Cái tô: Hình vẽ này giúp ta liên tưởng tới một tô thức ăn thơm ngon Đây

là lời hứa về việc sử dụng các thành phần lành mạnh và chất lượng

Bông hoa: Tôn vinh vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp của khách hàng 1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh của Unilever

Tầm nhìn của Unilever bao gồm:

- Tạo ra một tương lai tốt hơn

- Giúp mọi người nhìn tốt, cảm thấy tốt và nhận được nhiều hơn của cuộc sống từ các sản phẩm dịch vụ tốt nhất của công ty

- Mục tiêu phát triển kinh doanh đi đôi với việc bảo vệ môi trường

Sứ mệnh của Unilever:

Trong suốt quá trình hoạt động tại Việt Nam, công ty luôn nỗ lực thực hiện

sứ mệnh “Làm cho cuộc sống người Việt tốt đẹp hơn” thông qua việc đáp ứng đầy

đủ nhu cầu hằng ngày về dinh dưỡng, vệ sinh và chăm sóc cá nhận cho mọi người dân Việt Nam

2 LÝ THUYẾT ĐẦU TƯ

Theo lý thuyết OLI của Dunning (1993), các công ty đa quốc gia (MNEs) chắc chắn phải sở hữu một số lợi thế nhất định để có thể cạnh tranh với các hãng trong nước tại thị trường quốc gia sở tại Trong mô hình của Dunning các lợi thế

đó bao gồm: lợi thế về quyền sở hữu (Ownership), về vị trí (Location) và lợi thế quốc tế hóa (Internalization)

Thứ nhất, các công ty nên có lợi thế về quyền sở hữu cho phép họ cạnh tranh hiệu quả trong thị trường nội địa, ví dụ, quy trình sản xuất của công ty, công

ty có lợi thế cạnh tranh hơn các công ty trong nước, và nó cũng bao gồm thương hiệu, bản quyền, công nghệvà kỹ năng quản lý

Thứ hai, nước chủ nhà nên sở hữu những lợi thế cạnh tranh quốc gia, điều này sẽ khuyến khích công ty nước ngoài đến trực tiếp sản xuất phục vụ thị trường trong nước thay vì xuất khẩu vào nước đó, ví dụ, chi phí sản xuất và vận chuyển thấp, ưu đãi thuế, rủi ro thấp,…

Và cuối cùng, lợi thế quốc tế hóa (lợi thế công ty tự sản xuất ra sản phẩm chứ không phải thông qua việc hợp tác với công ty tại nước chủ nhà) giúp công ty xây dựng và khai thác năng lực của mình như chi phí vận chuyển thấp, quản lý hiệu quả và kiểm soát chất lượng tốt, để sản xuất hơn là phụ thuộc vào hợp đồng với công ty nước ngoài, bởi nó thường hàm chứa nhiều rủi ro do công ty phải tiết

lộ một số thông tin độc quyền với đối tác

Trang 9

Dunning (1993) cho rằng lợi thế OLI có thể khác nhau phụ thuộc vào việc các quốc gia đó phát triển ít hay đã phát triển, lớn hay nhỏ, ngành công nghiệp đó

là thâm dụng lao động hay vốn, thị trường đó là mới nổi hay đã trưởng thành, cạnh tranh hay độc quyền

3 KẾT QUẢ KINH DOANH

3.1 Thế giới

Năm 2018 là một năm phát triển vững chắc của Unilever, với tổng lợi nhuận đạt hơn 50 tỷ Euro,tuy sản lượng giảm so với năm 2017 ở mức 5,1% (Báo cáo tài chính 2018) nhưng do Unilever đã cắt giảm được chi phí quảng cáo lên đến 30% nên lợi nhuận vẫn được duy trì và thậm chí cao hơn so với các năm trước

Năm 2019, sẽ là năm đầy thách thức với nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt hơn, nên dự đoán doanh số cơ bản sẽ khiêm tốn hơn từ 3-5% trong nửa đầu nămvà phát triển mạnh trở lại vào nửa năm sau

2015 2016 2017 2018 000

10000.000

20000.000

30000.000

40000.000

50000.000

60000.000

53272.000 52713.000 53715.000

50076.000

12535.000

Doanh Thu Column1

Biểu đồ: Doanh thu và lợi nhuận của Unilever 2015 – 2018 (triệu Euro)

(Nguồn: https://www.unilever.com/investor-relations/annual-report-and-accounts/

charts-2008-2017.html)

3.2 Việt Nam

Ngày nay, rất nhiều các nhãn hàng của như OMO, P/S, Clear, Pond's, Knorr, Lifebuoy, Sunsilk, VIM, Lipton, Sunlight, đã trở thành những cái tên

Trang 10

quen thuộc với các hộ gia đình Việt Nam Theo ước tính, mỗi ngày có khoảng 35 triệu sản phẩm của Unilever được sử dụng bởi người tiêu dùng trên toàn quốc

Để có đươc những sản phẩm thoả mãn thị hiếu người tiêu dùng, công ty đã xây dựng một đội ngũ nhân viên bản địa chuyên nghiệp, hiểu biết tường tận tập quán văn hoá kinh doanh và sở thích của người Việt Nam Bên cạnh đó, công ty cũng tìm hiểu sâu sắc nhu cầu người tiêu dùng Việt Nam để “Việt Nam hóa” sản phẩm của mình, ví dụ như dầu gội Sunsilk chứa thêm chiết xuất từ cây bồ kết – một loại dầu gội đầu dân gian của Việt Nam; và nhãn hiệu này cũng đã thành công rất lớn chiếm 80% doanh số của nhãn hiệu dầu gội Sunsilk

Trong năm tài chính 2017, Unilever Việt Nam đạt doanh thu thuần hơn 25 nghìn tỷ đồng, cao nhất trong lịch sử và tăng trưởng khoảng 5% so với mức 24 nghìn tỷ đồng năm 2016 Con số này tương đương với mức tăng trưởng bình quân

của toàn ngành FMCG Việt Nam.

Unilever Việt Nam cũng cho thấy khả năng quản lý của một tập đoàn lớn khi có giá vốn hàng bán (chi phí để tạo ra một sản phẩm) tốt hơn so với các đối thủ trên thị trường Giá vốn của công ty chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 40% doanh thu thuần, trong khi ở các doanh nghiệp FMCG (nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh) khác như Masan Consumer, tỷ trọng này có thể chiếm trên 50%

4 PHÂN TÍCH NỀN TẢNG LÝ THUYẾT ĐẦU TƯ OLI

4.1 Lợi thế sở hữu của doanh nghiệp (Ownership advantages)

- Công ty nắm giữ hơn 400 bằng sáng chế sản xuất sản phẩm

- Giá trị thương hiệu của Unilever được ước tính vào khoảng 155,8 tỷ USD

- Được sự hỗ trợ của tập đoàn Unilever toàn cầu nên có nền tài chính vững mạnh với tổng số vốn đầu tư tại Việt Nam là hơn 300 triệu USD (2018)

- Chính sách thu hút tài năng hiệu quả: chế độ lương bổng, phúc lợi thoả đáng và các khoá học tập trung trong và ngoài nước cho nhân viên nhằm nâng cao nghiệp vụ của họ…

- Tình hình nghiên cứu và phát triểncông nghệ (R & D) của Unilever Việt Nam luôn được chú trọng Công nghệ hiện đại kế thừa từ Unilever toàn cầu, được chuyển giao nhanh chóng và có hiệu quả rõ rệt

- Công ty có lợi thế về quy mô => giá thành sản phẩm thấp, trong khi vẫn giữ được chất lượng ổn định

Trang 11

- Môi trường văn hoá doanh nghiệp mạnh, đội ngũ nhân viên trí thức và có tinh thần trách nhiệm vì mục tiêu chung của công ty

4.2 Lợi thế vị trí (Localization advantages)

- Về chính trị:

+ Việt Nam được đánh giá là quốc gia an toàn nhất (thứ 1) Đã 5 năm liên tiếp Việt Nam đứng đầu trong danh sách các quốc gia được bảo vệ an toàn tuyệt đối khỏi khủng bố => mang lại sự an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài

- Về kinh tế:

+ Chủ trương của các bộ ngành ở Việt Nam là cùng thống nhất xây dựng nền kinh tế Việt Nam theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong đó ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia như Unilever để tăng ngân sách

+ Giá nhân công lao động và chi phí nguyên vật liệu rất rẻ tại Việt Nam Công nhân sản xuất ở Việt Nam được trả lương trung bình 216 USD/tháng, thấp hơn một nửa so với chi phí công nhân cùng ngành nghề tại Trung Quốc Nhờ trợ cấp của chính phủ, giá điện sản xuất tại Việt Nam đang rẻ hơn nhiều so với tại Indonesia và Philippines

+ Thị trường trong nước (bán buôn, bán lẻ, lưu chuyển hàng hoá…) đã phát triển hơn và cơ sở hạ tầng tương đối phát triển so với các nước trong khu vực

+ Việt Nam nằm ở vị trí tương đối thuận lợi trong khu vực, có đường bờ biển dài, với hơn 30 cảng biển lớn nhỏ thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá khi công ty Unilever bắt đầu chú trọng đến xuất khẩu trong tương lai gần

+ Thời điểm năm 1995 lúc Unilever vừa đặt chân vào Việt Nam, Việt Nam vẫn chưa phát triển thị trường hàng tiêu dùng nên Unilever có nhiều cơ hội

- Về văn hoá:

+ Người Việt Nam là những người dễ chấp nhận những gì là mới mẻ và có quan điểm cách tân, có thái độ chào đón những cái mới

+ Việt Nam là một quốc gia tự do tôn giáo nên việc phân phối, quảng cáo sản phẩm không chịu nhiều ràng buộc quá khắt khe như nhiều nước châu Á khác

- Về xã hội:

Trang 12

+ Việt Nam là một trong những quốc gia có lực lượng lao động lớn nhất châu Á với 57,5 triệu người, cao hơn nhiều so với 15,4 triệu người ở Malaysia hay 44,6 triệu người ở Philippines

+ Việt Nam là một thị trường rất quan trọng với hơn 90 triệu dân, đang phát triển nhanh và rất tiềm năng, có vai trò rất quan trọng đối với Unilever toàn cầu

+ Trình độ dân trí Việt Nam tương đối cao Theo thống kê năm 2014, tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên có chứng chỉ, bằng cấp chuyên môn kỹ thuật tương ứng 18,0% Tỷ lệ người có trình độ đại học và trên đại học là7,3% tại cùng thời điểm

4.3 Lợi thế nội bộ hóa ( Internalization advantages )

- Mặc dù các yếu tố đầu vào tại Việt Nam là rẻ và dễ kiếm song chi phí vận chuyển khá cao Mặt khác một số những nguyên liệu chính, cần thiết cho lĩnh vực hoá mỹ phẩm thì các công ty đối tác tại Việt Nam của công ty là chưa thể sản xuất được cho nên công ty phải nhập khẩu.Do đó công ty quyết định xây dựng các nhà máy tại những nơi gần nơi cung cấp nguyên vật liệu tiện cung cấp nguyên vật liệu đầu vào với chi phí rẻ Unilever hiện có 2 nhà máy đang hoạt động tại Việt Nam là

TP HCM và tỉnh Bắc Ninh=>giảm chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm

- Công ty có bộ phận đảm nhận việc xây dựng chiến dịch marketing cho sản phẩm của mình mà không cần nhờ đến các dịch vụ marketing bên ngoài=> tiết kiệm chi phí, đưa được sản phẩm cuối cùng của mình ra ngoài thị trường một cách nhanh nhất và đến tay nhiều người tiêu dùng nhất

- Năm 2016, công ty thành lập đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất nội dung quảng cáo cho riêng mình có tên U-Studio.Trong báo cáo kết quả kinh doanh năm

2017, Unilever tuyên bố rằng họ tiết kiệm được 30% phí thuê công ty quảng cáo

- Nhờ có kinh nghiệm dày dặn của một công ty đa quốc gia hoạt động trên

190 quốc gia khác nhau trong gần 90 năm, công ty không gặp bất cứ khó khăn nào trong việc quản lý nguồn nhân lực, phát triển công nghệ tại quốc gia sở tại

- Công ty có hiểu biết rõ về luật đầu tư cũng như môi trường kinh doanh tại Việt Nam nên khi hình thành chiến lược kinh doanh, công ty cũng tránh được các rủi ro về chính trị và luật pháp

5 KẾT LUẬN

Ngày đăng: 11/03/2019, 11:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w