luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ
Tình hình xuất khẩu “bột cá“ của CTCP đầu tư & xây dựng Delta AGF 2009 CHƯƠNG I - TỔNG QUAN 1.1-Lý do chọn đề tài Sau nhiều năm thực hiện cải cách, đổi mới kinh tế,chuyển sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã lựa chọn con đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới, chủ động tham gia vào quá trình tự do hoá thương mại, tích cực đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế và xây dựng nền kinh tế trọng tâm hướng về xuất khẩu. Đồng Bằng Sông Cửu Long ( ĐBSCL ) cụ thể là tỉnh An Giang đã đạt được rất nhiều thành công nhất định trong lĩnh vực xuất khẩu lúa gạo, nông sản thực phẩm. Đặc biệt trong nhiều năm trở lại đây, lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản của ĐBSCL tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng, chủng loại và giá trị kim ngạch xuất khẩu,nó trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh An Giang. Tuy nhiên mặt trái của vấn đề này là tình trạng ô nhiễm nguồn nước do chất thải từ những phụ phẩm dư thừa phải bỏ đi trong quá trình chế biến cá tra, cá ba sa của các nhà máy sản xuất chế biến. Trong bối cảnh đó, một số công ty chế biến thuỷ sản mà điển hình là Công ty cổ phần đầu tư & xây dựng DELTA AGF đã áp dụng các kỹ thuật công nghệ mới để biến các phụ phẩm thành các sản phẩm giá trị gia tăng dưới hình thức là thức ăn gia súc như “ bột cá” được làm từ xương cá, “dầu cá” được làm từ mỡ cá….Các sản phẩm này đã nhanh chóng được tiêu thụ một cách rộng rãi ở thị trường trong nước cũng như nước ngoài.Nó không những góp phần tích cực làm giảm ô nhiễm môi trường,giảm thiểu hoang phí các phụ phẩm mà còn đem lại nguồn thu, giá trị kim ngạch xuất khẩu đáng kể cho tỉnh An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung. Chính những lợi ích thiết thực đó, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu “ bôt cá” của công ty cổ phần đầu tư & xây dựng DELTA AGF trong năm 2009 “ với hi vọng đóng góp một số ý kiến, kết luận nhằm mở rộng và phát triển mặt hàng này để nâng cao nguồn thu và hiệu quả xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong tỉnh cũng như toàn khu vực ĐBSCL. 1.2-Mục tiêu nghiên cứu Tìm ra những thuận lợi và khó khăn hiện tại của công ty trong quá trình xuất khẩu mặt hàng này. Từ kết quả nghiên cứu, phân tích sẽ đưa ra một số kiến nghị góp phần làm tăng trưởng xuất khẩu, mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm này hơn nữa trong thời gian sắp tới vì sản phẩm “ bột cá “ mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực điển hình là 2 lợi ích sau: thứ nhất là giảm hoang phí những phụ phẩm phải bỏ đi của cá tra, khắc phục ô nhiễm môi trường ở các kênh rạch của nhà máy chế xuất, thứ hai là tăng nguồn thu và giá trị kim ngạch xuất khẩu một cách đáng kể. 1.3-Phạm vi nghiên cứu 1.3.1-Phạm vi thời gian Trong vòng 3 tháng, nghiên cứu bắt đầu từ tháng 2/2010 và hoàn thành, báo cáo vào tháng 5/2010 GVHD:Th.s Lê Phương Dung SVTH : Trần Thị Cẩm Tú_DH8KD2 Trang1 Tình hình xuất khẩu “bột cá“ của CTCP đầu tư & xây dựng Delta AGF 2009 1.3.2- Phạm vi không gian Lĩnh vực hoạt động của công ty Cổ phần đầu tư & xây dựng DELTA AGF rất phong phú và đa dạng gồm 2 ngành đặc trưng : kinh doanh xây dựng (tư vấn, thiết kế,giám sát các công trình xây dựng, mua bán nguyên vật liệu xây dựng… ) và kinh doanh thức ăn gia súc - bột cá.Tuy nhiên do sự giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu mà cụ thể là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty hiện nay là sản phẩm giá trị gia tăng “ bột cá” 1.3.3- Phạm vi nội dung Do sự hạn chế về thời gian,hạn chế về dữ liệu nên trong đề tài này sẽ không phân tích hết từng thị trường,từng khách hàng cụ thể mà chỉ tập trung phân tích những thị trường tiêu biểu,những khách hàng lớn, những đối thủ cạnh tranh chính trong lĩnh vực xuất khẩu “bột cá” của công ty trong năm 2009 ( không nghiên cứu đến những vấn đề kinh doanh trong nội địa cũng như những vấn đề ngoài lĩnh vực xuất khẩu “bột cá” của công ty ) 1.4-Phương pháp nghiên cứu 1.4.1-Phương pháp thu thập số liệu Các số liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này được thu thập từ các số liệu thứ cấp của công ty thông qua các báo cáo tài chính 2009, bảng cân đối kế toán trong lĩnh vực xuất khẩu 2009, bảng báo cáo kinh doanh xuất khẩu 2009 của công ty ( không có số liệu trong nội địa ).Ngoài ra còn có những dữ liệu bên ngoài được thu thập từ sách, báo, tạp chí, internet… 1.4.2-Phương pháp phân tích và xử lí số liệu Phương pháp phân tích : Đề tài này sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, tổng hợp số liệu, cụ thể là thu thập, dùng các công cụ phần mềm vi tính tổng hợp rồi tiến hành phân tích, sử dụng ma trận SWOT so sánh, đánh giá rút ra kiến nghị và kết luận. Phương pháp xử lí số liệu : tổng hợp,nhập liệu, hiệu chỉnh làm sạch, chạy số liệu. 1.5-Ý nghĩa nghiên cứu Đề tài nghiên cứu này ngoài nêu cao vấn đề giảm ô nhiễm môi trường còn nhằm đem lại cho công ty những đóng góp thiết thực để xem xét,mở rộng nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu cho mặt hàng này từng bước quảng bá khẳng định thương hiệu trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài. GVHD:Th.s Lê Phương Dung SVTH : Trần Thị Cẩm Tú_DH8KD2 Trang2 Tình hình xuất khẩu “bột cá“ của CTCP đầu tư & xây dựng Delta AGF 2009 CHƯƠNG II – CƠ SỞ LÍ THUYẾT 2.1-Các khái niệm 2.1.1 - Xuất khẩu là gì? Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia. Hay : Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật (theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại việt nam 2005) 2.1.2 - Các hình thức xuất khẩu + Xuất khẩu trực tiếp : là hình thức công ty tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ và ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa bằng nguồn vốn của công ty mình. + Xuất khẩu ủy thác : là hình thức công ty nhận làm dịch vụ xuất nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa cúa các đơn vị khác không có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp ( hoặc có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp nhưng không đúng ngành nghề mà họ kinh doanh ) để hưởng hoa hồng dịch vụ. 2.1.3 - Tiềm năng xuất khẩu của một công ty Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến tiềm năng xuất khẩu của một công ty + Lợi thế so sánh: Do điều kiện thiên nhiên, khí hậu, đất đai, tài nguyên….nên khiến sản phẩm xuất khẩu của nước này có chất lượng tốt, giá thành thấp so với sản phẩm cùng chủng loại của nước xuất khẩu khác. Ví dụ: Lợi thế của Việt Nam là cao su, cà phê, trà…so với một số nước cũng sản xuất cao su, cà phê, trà khác. + Chính sách khuyến khích xuất khẩu của chính phủ: như giảm thuế xuất khẩu, cấp tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp cho công ty xuất khẩu, có cơ quan nghiên cứu thị trường nước ngoài và phổ biến các thông tin cần thiết về sản phẩm và thị trường cho nhà xuất khẩu. Ví dụ: Việt Nam có Cơ quan xúc tiến thương mại của bộ thương mại, Hàn Quốc có Kotra, Đài Loan có CETRA… + Tỷ giá hối đoái Khi đồng tiền trong nước mất giá so với đô la Mỹ sẽ có lợi cho nhà xuất khẩu vì hàng bán ra nước ngoài với giá thấp nên có tính cạnh tranh cao. Trái lại, đồng tiền trong nước tăng giá so với đô la Mỹ, giá bán ra nước ngoài sẽ cao, khó cạnh tranh với hàng hóa các nước khác + Các cơ hội đặc biệt trong thị trường xuất khẩu: những cơ hội đột xuất giúp cho công ty xuất khẩu được nhiều hàng hóa hơn các trường hợp thông thường do thị trường xuất khẩu đột nhiên bị hút hàng hoặc do thị trường nhập khẩu cấm GVHD:Th.s Lê Phương Dung SVTH : Trần Thị Cẩm Tú_DH8KD2 Trang3 Tình hình xuất khẩu “bột cá“ của CTCP đầu tư & xây dựng Delta AGF 2009 nhập hàng cùng chủng loại từ một nước xuất khẩu khác.Các cơ hội này được gọi là “ cơ hội xuất khẩu”. Tất nhiên cơ hội này không nhiều trong hoạt động xuất khẩu. Yếu tố bên trong của công ty + Công ty có sẵn sang về mặt tổ chức xuất khẩu chưa, gồm các yếu tố sau: o Năng lực chế biến, máy móc thiết bị có hiện đại và đầy đủ không o Tình hình quản trị và tổ chức của công ty có có đủ người đủ tay nghề và biết nghiệp vụ xuất nhập khẩu không o Nguồn tài chính có đầy đủ, dồi dào để điều tra thị trường, quảng cáo sản phẩm, tiếp thị hay không. o Bí quyết marketing o Kinh nghiệm xuất khẩu có hay chưa? o ……. + Công ty có sẵn sang về sản phẩm để xuất khẩu hay chưa, gồm các yếu tố sau: o Có đủ lượng hàng để xuất khẩu không? o Sản phẩm có đáp ứng đúng yêu cầu của thị trường xuất khẩu không? ( màu sắc, mẫu mã, giá cả…) o Sản phẩm có đạt tiêu chuẩn ISO chưa? Vì nếu hàng hóa không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sẽ không xuất khẩu được hoặc xuất khẩu với giá thấp hơn mức giá bình quân trên thị trường thế giới o …………. 2.1.4 - Các tỷ số tài chính Các chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi của công ty bao gồm : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS (%) : Đo lường khả năng tạo lợi nhuận trên doanh thu ROS = lợi nhuận sau thuế / doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROA (%) : Đo lường khả năng tạo lợi nhuận trên tài sản ROA = lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE (%) : Đo lường khả năng tạo lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu. ROE = lợi nhuận sau thuế / vốn chủ sỡ hữu GVHD:Th.s Lê Phương Dung SVTH : Trần Thị Cẩm Tú_DH8KD2 Trang4 Tình hình xuất khẩu “bột cá“ của CTCP đầu tư & xây dựng Delta AGF 2009 2.2- Mô hình nghiên cứu Để tìm hiểu rõ được tình hình xuất khẩu “ bột cá “ của công ty trong năm 2009, đề tài đã dựa vào 4 yếu tố để xem xét và đánh giá. Đó là doanh thu xuất khẩu 2009, khả năng sinh lợi, thị trường xuất khẩu chính và đối thủ cạnh tranh.Sau quá trình phân tích, so sánh nắm rõ được tình hình sẽ đưa ra một vài kết luận và kiến nghị nhằm đẩy mạnh quá trình mở rộng và phát triển cho công ty. GVHD:Th.s Lê Phương Dung SVTH : Trần Thị Cẩm Tú_DH8KD2 Trang5 Sơ đồ 2.1: Mô hình tiến hành nghiên cứu Tình hình xuất khẩu của công ty 2009 Kiến nghị - Kết luận Doanh thu xuất khẩu Khả năng sinh lợi ( tỷ số tài chính ) Thị trường Đối thủ cạnh tranh Hình 3.1: Công ty cổ phần đầu tư & xây dựng Delta AGF Tình hình xuất khẩu “bột cá“ của CTCP đầu tư & xây dựng Delta AGF 2009 CHƯƠNG III – GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP 3.1- Sơ lược sự ra đời của công ty Hòa chung vào sự phát triển kinh tế từng ngày trên cả nước, Tỉnh An Giang không nằm ngoài vòng xoay này mà luôn hòa mình, tự mình hoặc liên kết với các tỉnh bạn , luôn mạnh dạn đầu tư để tăng năng suất, sản lượng hầu gia tăng mức tiêu thụ nội địa và xuất khẩu để mang đến sự ấm no cho người dân. An Giang là tỉnh luôn có tiềm năng về sản lượng nông nghiệp, thủy hải sản và luôn cần có sự mở rộng, đầu tư lâu dài về xây dựng giao thông, thủy lợi, nhà máy chế biến nông, thủy sản, kho lạnh thủy sản, các công trình thủy lợi dẫn thủy nhập điền, mở rộng và cải tạo cơ sở hạ tầng tại thành thị lẫn nông thôn để cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh. Từ những nhu cầu phát triển thiết thực đó, Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang (AGIFISH) đã cho ra đời Công Ty Cổ Phần Đầu Tư & Xây Dựng DELTA AGF, tiền thân là Xí Nghiệp Dịch Vụ Kỹ Thuật trực thuộc Công ty AGIFISH. Công Ty Cổ Phần Đầu Tư & Xây Dựng DELTA AGF được Sở Kế Hoạch – Đầu Tư Tỉnh An Giang cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh số 5203000062 ngày 02/04/2007 (đăng ký lần đầu) và đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 24/07/2007 với vốn điều lệ ban đầu là 40.000.000.000đ (bốn mươi tỷ đồng), trong đó tỉ lệ góp vốn của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang (AGIFISH) là 51%, Công ty Chứng Khoán Sài Gòn SSI Là 5%, Công ty TNHH TM DV & TV Thành Nguyễn là 2%. Số cá nhân góp vốn của còn lại đa số là CB – CNV của Công ty AGIFISH và bạn bè thân quen luôn tín nhiệm vào sự sáng suốt, trong sạch, điều hành hoạt động của công ty 1 cách linh động, hài hòa, hiệu quả cao, luôn làm hài lòng khách hàng với những mặt hàng đượng sản xuất theo tiêu chuẩn đạt chất lượng cao, giá cả hợp lý. Được ra đời đúng thời điểm cao trào của sự phát triển nhanh chóng cá tra, cá basa cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa nên các tỉnh miền tây (nhất là tỉnh An Giang) cần các cơ sở đông lạnh, thức ăn chế biến cho gia súc, gia cầm, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc vận chuyển nguyên, phụ liệu cho việc sản xuất thủy hải sản GVHD:Th.s Lê Phương Dung SVTH : Trần Thị Cẩm Tú_DH8KD2 Trang6 Tình hình xuất khẩu “bột cá“ của CTCP đầu tư & xây dựng Delta AGF 2009 3.2-Vài nét về trụ sở chính và các chi nhánh xí nghiệp của công ty CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG DELTA AGF • Trụ sở chính :Số 18, Quốc lộ 91, Phường Mỹ Thạnh, Thành phố Long Xuyên, An Giang. Điện thoại: (84) 076 3930 555 - 3930 075 Fax : (84) 076 3930 125 Email: deltaagf@vnn.vn Website: http://www.deltaagf.com.vn CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH Số 15A, Đường số 7, Phường Tân Phú, Quận 7, TPHCM. Điện thoại: (08) 5433 297 1 Fax : (08) 5433 296 7 XÍ NGHIỆP BÊTÔNG DELTA AGF Số 18, Đ. Lý Thái Tổ (nối dài), P. Đông Xuyên, Tp. Long Xuyên, AG. Điện thoại: (076) 2220 870 Fax : (076) 3941 155 XÍ NGHIỆP CƠ - ĐIỆN - LẠNH DELTA AGF Số 18, Quốc lộ 91, Phường Mỹ Thạnh, Tp. Long Xuyên, An Giang. Điện thoại: (076) 3930 555 Fax : (076) 3930 125 XÍ NGHIỆP BỘT CÁ DELTA AGF GVHD:Th.s Lê Phương Dung SVTH : Trần Thị Cẩm Tú_DH8KD2 Trang7 Hình 3.2- Logo công ty Delta Tình hình xuất khẩu “bột cá“ của CTCP đầu tư & xây dựng Delta AGF 2009 Thị trấn An Châu, Huyện Châu Thành, Tỉnh An Giang. Điện thoại: (076) 3651 987 Fax : (076) 3651 579 XÍ NGHIỆP KHO VẬN DELTA AGF Quốc lộ 91, Phường Mỹ Thạnh, Tp. Long Xuyên, An Giang. Điện thoại: (076) 3930 378 - (076) 3930 379 Fax : (076) 3930 739 XÍ NGHIỆP CƠ GIỚI DELTA AGF Số 18, Quốc lộ 91, Phường Mỹ Thạnh, Tp. Long Xuyên, An Giang. Điện thoại: (076) 3930 555 Fax : (076) 3930 125 3.3-Các lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh của công ty Các ngành, nghề đã được đăng ký kinh doanh với Sở Kế Hoạch – Đầu Tư Tỉnh An Giang: • Tư vấn, thiết kế, giám sát và xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp (kể cả cơ khí, kỹ thuật điện, kỹ thuật lạnh), công trình thủy lợi, siêu thị, công sở. • Góp vốn, mua cổ phần. • San lắp mặt bằng. • Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm. • Mua bán thức ăn thủy sản. • Lắp ráp và mua bán các thiết bị máy móc công nghiệp phục vụ cho các công trình dân dụng, công nghiệp, chế biến thủy sản và các công trình khác. • Thực hiện các dự án BOT và tương đương. • Mua bán vật tư, nguyên liệu, hóa chất phục vụ cho sản xuất không mang tính chất độc hại. • Mua bán nguyên vật liệu ngành xây dựng, thiết bị hệ thống cấp đông. • Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bêtông. GVHD:Th.s Lê Phương Dung SVTH : Trần Thị Cẩm Tú_DH8KD2 Trang8 Tình hình xuất khẩu “bột cá“ của CTCP đầu tư & xây dựng Delta AGF 2009 • Cung cấp dịch vụ cho thuê kho lạnh. • Sản xuất kinh doanh bột cá, dầu biodiesel từ mở cá, thức ăn gia súc, gia cầm thủy sản. Thực hiện các dự án đầu tư tài chính và tư vấn đầu tư. 3.4-Sơ đồ tổ chức của công ty GVHD:Th.s Lê Phương Dung SVTH : Trần Thị Cẩm Tú_DH8KD2 Trang9 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty XÍ NGHIỆP DỊCH VỤ SỮA CHỮA-BẢO TRÌ- VẬN HÀNH PHÒNG KỸ THUẬT THIẾT KẾ- XÂY DỰNG XÍ NGHIỆP BỘT CÁ THỨC ĂN GIA SÚC THỦY HẢI SẢN XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ ĐIỆN LẠNH PHÒNG KẾ TOÁN KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ QUỸ KIỂM TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG AN TOÀN LAO ĐỘNG PHÒNG QUẢN LÍ DỰ ÁN XÍ NGHIỆP BÊTÔNG DELTA THƯ KÍ HĐQT/TGĐ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC 2 PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC 1 PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC 3 BAN KIỂM SOÁT PHÓ CHỦ TỊCH HĐQT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CHỦ TỊCH HĐQT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Tình hình xuất khẩu “bột cá“ của CTCP đầu tư & xây dựng Delta AGF 2009 3.5- Giới thiệu sơ lược về sản phẩm giá trị gia tăng “ Bột Cá” 3.5.1- Giới thiệu Bột cá là thành phần quan trọng có vai trò thiết yếu đối với vật nuôi nói chung và thuỷ sản nói riêng. Là nguồn cung cấp GVHD:Th.s Lê Phương Dung SVTH : Trần Thị Cẩm Tú_DH8KD2 Trang10 . cạnh tranh Hình 3.1: Công ty cổ phần đầu tư & xây dựng Delta AGF Tình hình xuất khẩu “bột cá“ của CTCP đầu tư & xây dựng Delta AGF 2009 CHƯƠNG. Tình hình xuất khẩu “bột cá“ của CTCP đầu tư & xây dựng Delta AGF 2009 2.2- Mô hình nghiên cứu Để tìm hiểu rõ được tình hình xuất khẩu “ bột cá “ của