luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ
Trang 1TÓM TẮT
Bài nghiên cứu “ Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới” được thực hiện với mục tiêu: mô tả thực trạng học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới nhằm là rõ hơn thái độ học tập của các em học sinh
Thái độ gồm ba thành phần: Nhận thức, cảm tình và xu hướng hành vi Vì vậy mô hình nghiên cứu cũng sẽ dựa trên ba thành phần của thái độ Từ mô hình nghiên cứu
sẽ làm rõ những nhân tố làm ảnh hưởng đến thái độ học tập của các em học sinh Bài nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước:
Ø Bước 1: nghiên cứu sơ bộ, tiến hành chọn đề tài nghiên cứu, thiết lập đề cương sơ
bộ và bảng câu hỏi chưa chính thức
Ø Bước 2: nghiên cứu chính thức, sau khi chỉnh sửa bảng câu hỏi hoàn chỉnh thì tiến
hành thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi.Có được dữ liệu từ phỏng vấn tiến hành làm sạch và dùng công cụ Excel để xử lý và phân tích số liệu Sau đó mô tả thái độ và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ thông qua kết quả nghiên cứu được
Tuy phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp chỉ với 60 mẫu nhưng hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo thiết thực cho Ban giám hiệu và tổ bộ môn ngoại ngữ trường THPT Mỹ Thới
Trang 2CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở hình thành đề tài:
Như chúng ta đã biết trong thời đại hội nhập kinh tế ngày nay thì tiếng Anh được xem như là một ngôn ngữ quốc tế Tiếng Anh đóng vai trò như là chiếc cầu nối giúp các quốc gia trở nên gần nhau hơn, từ đó việc hợp tác giao lưu giữa các nước sẽ
dễ dàng và thuận tiện hơn, thực tế cho thấy việc hợp tác sẽ tốt đẹp hơn khi các quốc gia vượt qua được rào cản về ngôn ngữ
Ở Việt Nam hiện nay có một thực trạng đáng báo động về việc học Anh văn ở trường phổ thông, sau bảy năm học tiếng Anh thì học sinh vẫn không nói được tiếng Anh hoặc đã học bốn năm ở bậc THCS nhưng đến khi lên THPT thì các em học sinh vẫn phải học lại từ đầu Đó là ở bậc phổ thông còn ở bậc Đại học thì sao? Hiện nay nhiều sinh viên phài vô cùng vất vả mới theo được chương trình môn ngoại ngữ nhất
là những sinh viên vùng sâu, vùng xa Thậm chí nếu không có sự“ nương tay“ của các giảng viên môn ngoại ngữ thì nhiều sinh viên không thể tốt nghiệp
Trường THPT Mỹ Thới mặc dù là một trường thuộc nội ô thành phố Long Xuyên nhưng phần lớn học sinh nơi đây là đến từ nông thôn Để tìm hiểu xem thái độ học tập Tiếng Anh của các em học sinh nơi đây như thế nào, thông qua đó xem có
phản ánh đúng thực trạng nêu trên hay không? Và bài nghiên cứu “Tìm hiểu thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới “ sẽ cho chúng ta thấy rõ
điều đó
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Mô tả hiện trạng học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ thới
- Mô tả thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới
1.3.Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: lập bảng câu hỏi, sau khi hoàn thành bảng câu hỏi thì phát bảng câu hỏi trực tiếp đến các em học sinh trả lời Sau khi có được bảng phỏng vấn từ các em học sinh thì tiến hành làm sạch dữ liệu, dùng công cụ Excel để phân tích và xử lý số liệu để thống kê lại kết quả Cỡ mẫu sẽ được chọn ngẫu nhiên là
60 mẫu cho đề tài nghiên cứu này Mẫu sẽ chia đều cho 30 nam và 30 nữ, qua đó so sánh kết quả học tập của nam và nữ
1.4.Phạm vi nghiên cứu :
Đề tài này chỉ tập trung mô tả thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2010 đến 30/4/2010 sẽ hoàn thành
- Không gian nghiên cứu: trường THPT Mỹ Thới
Trang 31.5.Ý nghĩa:
- Áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, đặc biệt là bước đầu vân dụng môn phương pháp nghiên cứu khoa học vào nghiên cứu
- Thông qua bài nghiên cứu tôi hi vọng nó sẽ là tài liệu tham khảo thiết thực cho Ban giám hiệu và giáo viên môn ngoại ngữ của trường THPT Mỹ Thới để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh của trường
1.6 Kế hoạch nghiên cứu
3.Gặp GVHD để chỉnh sữa đề cương sơ
bộ
Từ 15/03/2010 - 18/03/2010 4.Lập đề cương chi tiết va bảng câu hỏi Từ 20/03/2010 - 28/03/2010
5.Nộp đề cương chi tiết và bảng câu hỏi
cho GVHD
02/04/2010
6.Gặp GVHD để chỉnh sữa đề cương chi
7.Tiến hành thu thập số liệu thông qua
bảng hỏi
Từ 12/04/2010 – 16/04/2010
8.Tiến hành mã hóa, làm sạch và phân
CHƯƠNG 2
Trang 4CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.Định nghĩa:
Tìm hiểu là quá trình theo dõi, quan sát của chủ thể này đối với các chủ thể khác hay đối với một sự vật hiện tượng nào đó đang diễn ra trong cuộc sống
Theo Philip Kotler thì thái độ thể hiện sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể, được hình thành trên cơ sở những tri thức hiện có và bền vững về một khách thể hay ý tưởng nào đó, những cảm giác do chúng gây ra và phương hướng hành động có thể
Thái độ làm cho con người sẵn sàng thích hay không thích một đối tượng nào
đó, cảm thấy gần gũi hay xa cách nó Thái độ cho phép cá thể xử sự tương đối ổn định đối với những vật giống nhau Cho phép tiết kiệm sức lực và trí óc chính vì thế
mà thái độ rất khó thay đổi
Thái độ bao gồm ba thành phần và chúng có quan hệ với nhau:
Nhận thức: là quá trình bạn áp dụng để lựa chọn, tổ chức và diễn giải thông tin theo cách giúp bạn có một bức tranh, có ý nghĩa về thế giới
Tình cảm: là cảm nghĩ của chủ thể về một đối tượng nào đó và cảm nghĩ này có thể là tốt mà cũng có thể là xấu
Xu hướng hành vi: nói lên dự tính hoặc các hành động thực sự của chủ thể đối với đối tượng theo hướng đã nhận thức được
2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ:
Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến thái độ: động cơ, cá tính và sự hiểu biết
Động cơ: động cơ là nhu cầu đã trở nên bức thiết đến mức buộc con người
phải tìm cách và phương hướng để thỏa mãn nó Hay nói cách khác động cơ là sức mạnh gây ra hành vi làm thỏa mãn nhu cầu
Các nhà tâm lý học đã xây dựng một loạt những lý thuyết về động cơ của con người trong đó phổ biến nhất là lý thuyết động cơ của Zigmund Freud và lý thuyết động cơ của Maslow
Lý thuyết động cơ của Freud cho rằng con người chủ yếu không ý thức được những lực lượng tâm lý thực tế hình thành nên hành vi của mình, con người lớn lên trong khi phải kìm nén trong lòng mình biết bao nhiêu ham muốn Những ham muốn
Trang 5này không bao giờ biến mất hoàn toàn và cũng không bao giờ chịu sự kiểm soát hoàn toàn Như vậy con người không ý thức được nguồn gốc của động cơ mình
Còn theo Maslow, Ông cho rằng nhu cầu của con người đượ sắp xếp, trật tự theo thứ bậc ý nghĩa quan trọng, từ cấp thiết nhất đến cấp ít cấp thiết nhất và được thể hiện qua tháp nhu cầu sau:
Cá tính: nói đến hành động kiên định của một người hay sự phản ứng đối với
những tình huống diễn ra có tính lặp lại Đây chính là yếu tố dẫn đến mức độ yêu thích môn học khác nhau của từng học sinh
Tri giác: diễn tả kinh nghiệm giúp con người có khả năng khái quát về một
đối tượng nào đó Tri giác không chỉ phụ thuộc vào tính chất của các nhân tố kích thích vật lý, mà còn phụ thuộc vào mối quan hệ của các tác nhân kích thích đó với môi trường xung quanh Con người có thể có những phản ứng khác nhau đối với cùng một tác nhân kích thích do sự tri giác có chon lọc, sự bóp méo có chon lọc và sự ghi nhớ có chọn lọc
Tri giác có chọn lọc: con người có khuynh hướng chú ý đến những
tác nhân kích thích có liên quan đến nhu cầu hiện có tại thời điểm đó, những tác nhân kích thích mà họ mong đợi và những tác nhân kích thích có ý nghĩa đặc biệt khác hẳn những tác nhân thông thường
Sự bóp méo có chọn lọc: nghĩa là con người có khuynh hướng biến
đổi thông tin, gán cho nó những ý nghĩa của cá nhân mình
Sự ghi nhớ có chọn lọc: là cá thể có khuynh hướng chỉ ghi lại thông
tin ủng hộ thái độ và niềm tin của họ
2.3.Mô hình nghiên cứu:
Trang 6Để hiểu rõ thái độ học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Mỹ Thới, ta quan sát mô hình nghiên cứu sau:
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu
Giải thích mô hình nghiên cứu: như đã trình bày thì thái độ gồm ba thành phần đó
là: Nhận thức, cảm tình và động cơ
Phần nhận thức các yếu tố cần xem xét là: Đặc tính của môn học, lợi ích và tầm quan trọng của môn học
Phần cảm tình thì các yếu tố quan tâm là: Thích hay không thích môn học
và học tập một cách chủ động hay thụ động
Phần hành vi các yếu tố xét đến là: Học thêm, tự học và việc đọc thêm sách khác viết bằng Tiếng Anh
Nhận thức
ØĐặc tính của môn
học
ØLợi ích và tầm quan
trọng của môn học
Cảm tình
ØThích hay không thích môn học
ØHọc tập một cách chủ động hay thụ động
Hành vi
ØHọc thêm ØTự học ØTrang bị thêm tài liệu
THÁI ĐỘ
Trang 7CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Thiết kế nghiên cứu:
Bài nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai bước:
Ø Bước 1: nghiên cứu sơ bộ, tiến hành chọn đề tài nghiên cứu, thiết lập đề
cương sơ bộ và bảng câu hỏi chưa chính thức
Ø Bước 2: nghiên cứu chính thức, sau khi chỉnh sửa bảng câu hỏi hoàn chỉnh
thì tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi.Có được dữ liệu từ phỏng vấn tiến hành làm sạch và dùng công cụ Excel để xử lý
và phân tích số liệu Sau đó mô tả thái độ và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ thông qua kết quả nghiên cứu được
Trang 8
3.1.1 Tiến độ thực hiện các bước :
Bài nghiên cứu được thực hiện theo tiến độ như sau:
1 Cơ sở lý thuyết
2
Soạn thảo
,
3 Lập bản câu hỏi phác thảo
4 Trình bày đề cương
1 Phỏng vấn bằng bản câu hỏi phác thảo
2 Hiệu chỉnh và cho ra
bản câu hỏi chính thức
C
Nghiên cứu chính
thức
1 Phát hành bảng câu hỏi
2
Thu thập hồi đáp
3 Xử lý và phân tích dữ liệu
D Soạn thảo báo cáo
1 Trình bày kết quả
nghiên cứu
2 Hiệu chỉnh cuối cùng
3.2.Quy trình nghiên cứu:
Trang 9Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
3.3 Thang đo:
- Sử dụng thang đo thứ bậc để xem xét yếu tố nào ảnh hưởng nhiếu nhất đến thái độ học tiếng Anh của học sinh
- Thang đo Nominal: gồm 2 giá trị giới tính nam và nữ
- Thang đo Likert 5 điểm: để đo nhận thức, tình cảm, xu hướng, hành vi và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ
3.4 Mẫu
3.4.1 Phương pháp chọn mẫu: Dùng phương pháp chọn mẫu phi xác suất cho đề
tài nghiên cứu, việc chọn mẫu dựa trên tính thuận tiện, dễ thu thập số liệu
3.4.2 Cỡ mẫu: cỡ mẫu được chọn ngẫu nhiên là 60 em học sinh Mẫu sẽ chia
đều cho 30 nam và 30 nữ, qua đó so sánh kết quả học tập của nam và nữ
Hình 3.2 Biểu đồ thông tin từ các khối
Lập bảng câu hỏi sơ bộ Chỉnh sữa bảng câu hỏi Tiến hành phỏng vấn Làm sạch dữ liệu
Phân tích dữ liệu
Soạn thảo báo cáo