luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ
Trang 1CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Nhơn Hưng là một xã thuộc huyện Tịnh Biên - huyện có hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp Xã có khoảng 3.646 ha diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất hoa màu Hiện tại thì trong xã chỉ có ba cửa hàng chuyên bán các loại phân bón thuốc trừ sâu Nhưng chỉ có một cửa hàng là phục vụ nhu cầu tốt cho nông dân, mà diện tích của cửa hàng thì lại hẹp Trong khi đó, nhu cầu của các bác nông dân lại rất cao, tới vụ mùa thì các cửa hàng hầu hết là không có đủ các loại phân bón, thuốc trừ sâu mà bà con cần nên phần lớn là họ phải sử dụng các loại phân, thuốc khác để thay thế (các loại phân, thuốc có công dụng tương tự nhưng không hiệu quả bằng).Vì vậy, với ba cửa hàng trên thì vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu của bà con.
Vấn đề nóng hiện nay là giá vật tư ngày càng tăng Giá bán của các cửa hàng lại không thống nhất Hình thức mua chủ yếu của nông dân là mua chịu Vì vậy việc bán chịu của cửa hàng cũng là điều cần quan tâm của bà con Nhưng các hình thức bán chịu của các cửa hàng cũng khác nhau Làm cho người mua không hài lòng.
Chính vì Nhơn Hưng là một xã có hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên việc mở cửa hàng phân bón thuốc trừ sâu ở một xã nông nghiệp là một điều rất cần thiết Được sự cho phép của chính quyền địa phương và gia đình nên tôi quyết định mở của hàng phân bón thuốc trừ sâu tại xã Nhơn Hưng Nhờ vào các mối quan hệ sẵn có của gia đình với bà con nên việc mở cửa hàng cũng chiếm nhiều ưu thế hơn Để thành công hơn trong việc
mở cửa hàng vật tư nông nghiệp này thì trước hết cần đưa ra những giải pháp thích hợp
về hình thức bán chịu
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả hiện trạng thị trường vật tư nông nghiệp tại xã Nhơn Hưng
- Phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh của cửa hàng
- Kế hoạch mở cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp
1.3 Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: tham khảo những đề tài Seminar của các anh chị khóa trước, những số liệu xin được do cán bộ xã và do chủ các cửa hàng cung cấp…
- Thu thập số liệu sơ cấp: thăm dò ý kiến từ bà con để khảo sát lại mức độ hài lòng về 3 cửa hàng đang kinh doanh
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Về hoạt động: đi thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp, những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Về lý thuyết: tìm hiểu thêm những thông tin về giá cả và công dụng của các loại vật tư nông nghiệp mà cửa hàng sẽ nhập kho về bán…
- Đối tượng nghiên cứu: nông dân xã Nhơn Hưng
- Không gian nghiên cứu: tại xã Nhơn Hưng – Tịnh Biên – AG.
- Thời gian thực hiện nghiên cứu: bắt đầu giữa tháng 05/2010 đến cuối tháng 06/2010.
- Dữ liệu thực tiễn: hiện nay đã có sẵn mặt bằng, vốn, điều kiện để đăng ký giấy phép kinh doanh như là bằng Trung cấp Bảo vệ thực vật…
Trang 21.5 Ý nghĩa nghiên cứu đề tài
- Giúp cho tôi hiểu biết thêm về thị trường vật tư nông nghiệp hiện nay, qua tìm hiểu những nhu cầu của bà con giúp tôi biết thêm những bất cập mà bà con nông dân đang gặp phải Và từ đó đưa ra một kế hoạch tốt nhất.
- Giúp bà con trong xã giải quyết được những vấn đề bất cập.
1.6 Kế hoạch thực hiện
Bảng 1.1 Bảng kế hoạch thực hiện chuyên đề:
Ngày, tháng, năm thực hiện Công việc thực hiện
02/03/2010 – 10/03/2010 Làm và nộp Đề cương sơ bộ của đề tài cho GVHD 11/03/2010 – 02/04/2010 Làm và nộp Đề cương chi tiết cho GVHD
03/04/2010 – 11/05/2010 Làm hoàn chỉnh và nộp bản nháp cho GVHD
12/05/2010 – 24/05/2010 Hoàn chỉnh và nộp bản chính cho văn phòng khoa 11/05/2010 – 16/05/2010 Chuẩn bị cho việc báo cáo đề tài
17/05/2010 – 01/06/2010 Báo cáo đề tài
CHƯƠNG II – CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trang 32.1 Các khái niệm
2.1.1 Khái niệm khách hàng
Khách hàng là những người tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
2.1.2 Khái niệm hàng hóa
Là tất cả những cái gì có thể thỏa mãn được mong muốn hay nhu cầu và được cung ứng cho thị trường nhằm mục đích thu hút sự chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng.
2.1.3 Khái niệm Vật tư nông nghiệp:
Vật tư nông nghiệp là những mặt hàng phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bình bơm thuốc trừ sâu, máy móc, nông sản,…
2.2 Thị trường
Là tập hợp những người mua hàng hiện có và sẽ có Là nơi thường diễn ra các hoạt động mua và bán hàng hóa và dịch vụ.
2.2.1 Nhu cầu thị trường:
Thị trường mà cửa hàng hướng đến là những thành viên có sử dụng đất nông nghiệp và đất hoa màu ở tại xã Trong xã có khoảng 3.646 ha diện tích đất nông nghiệp và đất hoa màu Diện tích đất cũng tương đối cao Nhưng nếu kinh doanh tốt (uy tín, giá cả phải chăng, phục vụ nhanh – gọn,…) thì có thể mở rộng thêm thị trường sang xã lân cận – Xã
An Phú.
Hiện nay xã đã có 3 cửa hàng chuyên cung cấp các vật tư nông nghiệp cho nông dân trong xã Nhưng theo thông tin của các nông dân trong xã cho biết thì thực tế chỉ còn 2 cửa hàng hoạt động bình thường Như vậy thị trường của cửa hàng càng rộng Cơ hội kinh doanh của cửa hàng càng cao
Theo kết quả thu thập được thì ước tính bình quân mỗi mùa vụ bà con chỉ tiêu cho phân bón và thuốc khoảng 5 – 7 triệu đồng/ha/vụ.
Chẳng hạn như:
- Vụ Đông Xuân khoảng 5 – 6 triệu đồng/ha
- Vụ Hè Thu khoảng 6 – 7 triệu đồng/ha
2.2.2 Đặc điểm khách hàng:
Do Nhơn Hưng là xã có thu nhập phần lớn chủ yếu từ nông nghiệp Nên thu nhập đồng loạt theo vụ mùa – nghĩa là tới ngày thu hoạch mới có thu nhập Vì vậy việc mua vật tư nông nghiệp cũng mang tính chất mùa vụ - nghĩa là mua chịu tới thu hoạch rồi thanh toán một lượt Do đó tiêu chí đầu tiên mà khách hàng lựa chọn cửa hàng để mua là hình thức bán chịu của cửa hàng đó Song, không phải hộ nông dân nào cũng chỉ thu nhập duy nhất
từ mùa vụ, vì trong xã cũng có một số hộ nông dân trồng hoa màu, chăn nuôi Những hộ nông dân này sẽ có cơ hội mua mặt
Đặc điểm nổi bật của đa số các bà con hiện nay là họ luôn có nhu cầu về việc vận chuyển hàng hóa đến tận nhà hoặc tận nơi canh tác.
2.3 Các căn cứ xây dựng kế hoạch
2.3.1 Yếu tố vĩ mô
Trang 42.3.1.1 Kinh tế
Những tác động về mặt kinh tế có tinh chất trực tiếp, năng động hơn so với một số yếu tố khác của môi trường tổng quát (môi trường vĩ mô) Những diễn biến của môi trường này bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiến lược của doanh nghiệp.
2.3.1.2 Chính trị - pháp luật
Bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành Luật pháp đưa ra các quy định cho phép hoặc không cho phép, hoặc đưa
ra những ràng buộc đòi hỏi các doanh nghiệp tuân theo Đường lối chính sách không nhất quán sẽ là một trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp.
2.3.1.3 Môi trường văn hóa – xã hội
Bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận bởi một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể Những khía cạnh cần quan tâm như: quan niệm về đạo đức, lối sống, nghề nghiệp; phong tục tập quán; những quan tâm và ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội…
2.3.1.4 Môi trường dân số
Những thay đổi trong môi trường dân số sẽ tác động trực tiếp đến sự thay đổi của môi trường kinh tế và xã hội và ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3.1.5 Môi trường tự nhiên
Là các điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, các nguồn tài nguyên,…
Nó là một yếu tố đầu vào hết sức quan trọng của nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, du lịch,… Trong rất nhiều trường hợp các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ.
2.3.1.6 Môi trường công nghệ
Sự phát triển của yếu tố công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển của doanh nghiệp Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, tạo áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh…
2.3.2 Yếu tố vi mô
2.3.2.1 Khách hàng
Khách hàng là những người tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp Là yếu
tố quyết định đầu ra của doanh nghiệp.
2.3.2.2 Nhà cung cấp
Là những nhà cung cấp các nguồn lực như: vật tư, thiết bị, vốn, nhân lực… cho hoạt động của doanh nghiệp Những nhà cung cấp thường là cung cấp các yếu tố đầu vào của quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Trang 52.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh
Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành, là những doanh nghiệp có khả năng thu hút khách hàng vì họ có lợi thế hơn ta.
2.3.2.4 Sản phẩm thay thế
“Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành”(1)
2.3.3 Môi trường nội tại của doanh nghiệp
2.3.3.1 Yếu tố nhân sự
Bao gồm những con người là thành viên trong doanh nghiệp có khả năng điều hành, tổ chức hoặc trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp.
2.3.3.2 Khả năng tài chính
Là khả năng về vốn trong doanh nghiệp, tài chính là một yếu tố đặc biệt được các nhà doanh nghiệp quan tâm Những yếu kém trong yếu tố này thường gây ra những khó khăn lớn đối với việc thực hiện mục tiêu của các doanh nghiệp.
2.3.3.3 Cơ sở hạ tầng
Là những tài sản về vật chất trong doanh nghiệp, các máy móc thiết bị, những công cụ dụng cụ mà doanh nghiệp có được.
2.4 Phân tích Swot
Là sự kết hợp của những cơ hội và đe dọa ngoài môi trường với những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó xác định những phương án có thể xảy ra để chọn lựa một phương án phù hợp.
- S (Strengths): Các điểm mạnh
- W (Weaknesses): Các điểm yếu
- O (Opportunities): Các cơ hội
- T (Threats): Các nguy cơ
O: Những cơ hội cần nắm
Môi trường bên ngoài Môi trường
bên trong
Trang 6S: Các điểm mạnh tiêu biểu S O Sử dụng những điểm mạnh
để tận dụng cơ hội
S T
Sử dụng điểm mạnh để tránh các mối đe dọa
W: Các điểm yếu cần quan
tâm
W O
- Vượt qua những yếu điểm bằng cách tận dụng cơ hội
- Khắc phục yếu điểm nhằm tận dụng cơ hội
W T Tối thiểu hóa những điểm yếu và tránh khỏi các mối
đe dọa
2.5 Chiến lược 4P
2.5.1 Sản phẩm
Đó là tập hợp sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung ứng cho thị trường mục tiêu
2.5.2 Giá
Là tổng số tiền mà người tiêu dùng phải chi để có được hàng hóa
2.5.3 Khuyến mãi
là mọi hoạt động của công ty nhằm truyền bá những thông tin về ưu điểm của hàng do mình sản xuất và thuyết phục những khách hàng mục tiêu mua thứ hàng đó.
2.5.4 Phân phối
Là mọi hoạt động để hàng hóa dễ dàng đến tay khách hàng mục tiêu.
CHƯƠNG III – XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MỞ CỬA HÀNG VẬT TƯ
NÔNG NGHIỆP 3.1 Căn cứ xây dựng cửa hàng
Trang 73.1.1 Yếu tố vĩ mô
3.1.1.1 Yếu tố kinh tế - xã hội:
“Trong những năm vừa qua tình hình phát triển nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh An Giang cũng là một vấn đề cần quan tâm Sản lượng lúa tăng đáng kể, hoa màu tiếp tục phát triển nhờ giá cả và thị trường tiêu thụ ổn định, năng suất tăng nên lợi nhuận đạt khá cao (lợi nhuận từ trồng bắp trên 13 triệu đồng/ha, khoai cao 52 triệu đồng/ha, rau dưa 25 triệu đồng/ha ).”(2) bên cạnh đó tình hình sâu hại cũng diễn biến phức tạp ở vụ Đông xuân đã dẫn đến hàng ngàn ha lúa bị nhiễm Nhờ có sự hỗ trợ của các loại vật tư nông nghiệp và sự kết hợp nhiều loại thuốc (dựa trên kinh nghiệm của các bác nông dân) để chống chọi với dịch bệnh này
Sản lượng có tăng cao hay không một phần cũng nhờ vào các chính sách của chính quyền địa phương Và chính sách hữu hiệu nhất là bao đê ngăn lũ để trồng lúa vụ 3 nhằm tăng sản lượng lúa, hoa màu; cải thiện đời sống người dân Tuy nhiên hiện nay ở xã chưa có
áp dụng biện pháp bao đê Nhưng trong thời gian sắp tới Xã sẽ áp dụng hệ thống bao đê khép kín – trồng lúa vụ 3 Áp dụng các giống lúa mới – tiên tiến hơn đảm bảo chất lượng
và năng suất cao.
3.1.1.2 Yếu tố chính trị - pháp luật
Trong bối cảnh nước ta hiện nay đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nên việc lưu ý đến các chỉ tiêu về chất lượng các sản phẩm sản xuất ra và nhất là các loại nông sản cũng là việc đáng lưu ý Yếu tố lớn nhất quyết định chất lượng của nông sản đó
là các loại vật tư nông nghiệp Các loại vật tư nông nghiệp cũng góp phần vào việc làm tăng năng suất lúa và các cây hoa màu, phát triển nền kinh tế nông nghiệp tỉnh ta
Xã có hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên chính quyền địa phương cũng luôn khuyến khích (cả về vật chất lẫn tinh thần) những ai có tinh thần nâng cao năng suất nhằm cải thiện đời sống,… Tới mùa thu hoạch sẽ tập trung những lao động nhàn rỗi, góp phần ổn định dần đời sống người dân, xóa dần một bộ phận tiêu cực của xã hội,…Nên việc đăng ký giấy phép kinh doanh cũng không phải là vấn đề đáng lo ngại.
3.1.1.3 Yếu tố văn hóa - xã hội:
Nông nghiệp là một nền kinh tế truyền thống của dân tộc ta, xuất hiện từ thời xa xưa Sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên nhưng trong giai đoạn hiện nay thì
sự bất ổn của điều kiện tự nhiên, để đảm bảo năng suất, tăng tính cạnh tranh và nông nghiệp muốn trở thành ngành kinh tế vững chắc thì phải dựa vào khoa học công nghệ, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật Nghĩa là sẽ sử dụng các loại vật tư nông nghiệp để cải thiện năng suất trong suốt quá trình chăm sóc và thu hoạch các loại nông sản.
3.1.1.4 Yếu tố dân số:
Ở địa phương dân cư đông đúc và điều thuận lợi của kế hoạch là đa số những người dân trong xã đều có nguồn thu nhập từ ngành nông nghiệp như: trồng lúa và trồng hoa màu.
Và cùng với việc diện tích đất nông nghiệp, đất hoa màu cao
3.1.1.5 Yếu tố tự nhiên:
“An Giang, ngoài đồng bằng do phù sa sông Mê Kông trầm tích tạo nên, còn có vùng đồi núi Tri Tôn - Tịnh Biên Do đó, địa hình An Giang có 2 dạng chính là đồng bằng và đồi núi Ngoài các sông lớn, An Giang còn có một hệ thống rạch tự nhiên rải rác khắp địa bàn
Trang 8của tỉnh Điều kiện tự nhiên thuận lợi là một yếu tố quan trọng giúp An Giang có một nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh với sản lượng lúa và thủy sản nước ngọt cao nhất nước.”(3) Nhờ vào hệ thống kênh rạch rải rác khắp nơi nên phần lớn đất canh tác ở đây cũng được hưởng lượng phù sa màu mỡ
Hiện nay các chính sách của xã là sẽ áp dụng bao đê khép kín để trồng lúa vụ 3, làm tăng vòng quay của đất tạo ra năng suất tối đa và lúc đó đất đã bị khai thác triệt để sẽ trở nên phèn, không còn phù sa màu mỡ sau khi nước lũ rút Không có lợi cho việc trồng trọt và nhất là trồng lúa Muốn cải thiện đất người dân phải sử dụng phân bón để bón Bên cạnh
đó, khoảng vài năm trở lại đây tình hình dịch hại phát triển mạnh do thời tiết thất thường Cần phải có các loại thuốc để khống chế.
3.1.1.6 Yếu tố công nghệ:
Nước ta đang trên con đường Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nên khoa học công nghệ càng ngày càng hiện đại Khoa học sẽ nghiên cứu và sáng chế ra những loại vật tư hiện đại hơn Khi đó cửa hàng sẽ nhập về nếu người dân có nhu cầu.
3.1.2 Yếu tố vi mô:
3.1.2.1 Khách hàng:
Khách hàng chủ yếu của cửa hàng là những nông dân có sở hữu đất nông nghiệp, đất hoa màu thuộc địa phận trong xã có nhu cầu Có thể họ sẽ có nhu cầu mua chịu và khả năng
là sẽ có đa số các khách hàng mua chịu.
3.1.2.2 Nhà cung cấp:
Cửa hàng sẽ nhập hàng từ DNTN Tư Long – huyện Châu Phú, An Giang Tuy đường xa nhưng cũng thuận tiện trong việc vận chuyển vì vị trí của cửa hàng ngay mặt tiền Vấn đề này không gây trở ngại cho cửa hàng Nếu cửa hàng trở thành khách quen của doanh nghiệp thì sẽ được hưởng giá ưu đãi.
3.1.2.3 Đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của cửa hàng là cửa hàng Năm Tịnh, Năm Hồng và Ba Kháng nhưng thực tế thì cửa hàng Ba Kháng không đủ sức để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng trong xã, và có thể là nghỉ kinh doanh
Năm Tịnh
- Uy tín
- Giá phải chăng
- Giao hàng tận nơi
- Kho chứa hàng hóa hẹp
- Thu tiền vận chuyển
Trang 9- Có tặng quà cho khách quen vào dịp cuối năm
Năm Hồng - Uy tín - Có tặng quà cho khách quen vào
dịp cuối năm
- Không giao hàng tận nơi
- Giá cao hơn
- Phần trăm lãi hơi cao
Ba Kháng
- Có tặng quà cho khách quen vào dịp cuối năm - Uy tín thấp - Không đủ hàng hóa
- Giao hàng chậm
- Bán chịu với giá và phần trăm lãi cao hơn 2 cửa hàng còn lại
3.1.2.4 Đối thủ tiềm ẩn:
Do việc mở một cửa hàng vật tư nông nghiệp là tương đối đơn giản Chỉ cần có đủ vốn, mặt bằng, và một số kỹ năng kinh doanh là có thể mở một cửa hàng theo quy mô có thể Đối thủ theo sau có thể sẽ áp dụng chiến lược giống mình, và thậm chí còn nhiều kế hoạch khả thi hơn nữa Điều đáng lo ngại là nhu cầu sử dụng vật tư của nông dân hay thay đổi, đối thủ có thể sẽ trang bị tốt hơn.
3.1.3 Môi trường nội tại
3.1.3.1 Yếu tố nhân lực
Cửa hàng sẽ thuê 4 nhân viên để hỗ trợ trong việc kinh doanh của cửa hàng cũng như việc vận chuyển hàng đến nơi tiêu dùng.
Cửa hàng sẽ thuê những người có thời gian nhàn rỗi nhiều như vậy mới đảm bảo việc ổn định trong yếu tố nhân sự, đảm bảo không bỏ việc giữa chừng.
3.1.3.2 Khả năng tài chính
Hiện nay đã có đủ vốn để trang trải cho công việc mở cửa hàng
3.1.3.3 Cơ sở hạ tầng
Cửa hàng sẽ mua về những thiết bị cần dùng trong các hoạt động của cửa hàng như: bàn, ghế, tủ trưng bày, xe vận chuyển,…
3.2 Phân tích Swot
Trước khi lập kế hoạch này thì ta cần phải xem xét nghĩa là ta phải thực hiện việc phân tích những thuận lợi và khó khăn cũng như cơ hội và thách thức mà cửa hàng sẽ phải đối đầu Ta tiến hành phân tích Swot:
3.2.1 Điểm mạnh của cửa hàng (S)
- Phương tiện vận chuyển nhanh chóng (S1)
- Hình thức bán chịu (tính lãi có thể bằng hoặc thấp hơn các cửa hàng khác) (S2)
- Diện tích trong kho rộng vì vậy có thể chứa nhiều và đầy đủ các loại vật tư (S3)
- Giá cả hợp lý (S4)
- Không tính phí vận chuyển (S5)
- Vị trí cửa hàng thuận lợi và ngay mặt lộ (S6)
- Quá trình nhập các loại vật tư sẽ linh động theo sự chuyển biến của thời tiết (S7)
Trang 10- Mối quan hệ sẵn có với nhiều nông dân (S8)
3.2.2 Điểm yếu của cửa hàng (W)
- Chưa có kinh nghiệm trong việc kinh doanh (W1)
- Còn mới lạ so với nhà cung cấp nên chưa được hưởng giá ưu đãi (W2)
- Hạn chế về vốn (W3)
- Giá cả không ổn định (W4)
3.2.3 Cơ hội trong tương lai của cửa hàng (O)
- Dịch bệnh ngày càng phát triển (O1)
- Cửa hàng sẽ trở thành khách hàng quen thuộc với nhà cung cấp (O2)
- Địa phương đang tiến hành công việc khai phá đất hoang nhằm mở rộng diện tích đất nông nghiệp (O3)
- Chính sách bao đê sắp áp dụng (O4)
3.2.4 Những thách thức trong tương lai (T)
- Sẽ có thêm đối thủ cạnh tranh (T1)
- Giá vật tư thường xuyên thay đổi (T2)
Sau khi tìm ra những điểm yếu – điểm mạnh, cơ hội – thách thức ta tiến hành phân tích theo ma trận Swot:
Bảng 2.1 Ma trận Swot
Ma trận Swot
Cơ hội (O)
- Dịch bệnh ngày càng phát triển (O1)
- Địa phương đang tiến hành công việc khai phá đất hoang nhằm mở rộng diện tích đất nông nghiệp (O3)
Thách thức (T)
- Thời tiết thay đổi thất thường (T3)
- Sẽ có thêm đối thủ cạnh tranh (T1)
Điểm mạnh (S)
- Quá trình nhập các loại vật
tư sẽ linh động theo sự chuyển
biến của thời tiết (S7)
- Mối quan hệ sẵn có với
nhiều nông dân (S8)
SO
S2, S3, S8 O1, O3
ST
S7 T3
Điểm yếu (W)
- Hạn chế về vốn (W3)
- Chưa có kinh nghiệm trong
việc kinh doanh (W1)
WO
O2, O1 W3
WT
W1 T1
Diễn giải ma trận Swot:
- SO: Để phát huy những thế mạnh sẵn có như gia đình có mối quan hệ rộng rãi,
và những thế mạnh về dịch vụ mà cửa hàng đề ra như là không tính phí vận chuyển, bộ phận vận chuyển nhanh chóng, không câu nệ đường khó đi, đường xa… việc mở rộng diện tích đất đang được tiến hành nên cửa hàng sẽ nhập kho nhiều loại vật tư, đảm bảo về
số lượng.