hoặc một nhóm người, mà nó giống như một loại “năng lượng” chi phối tất cả các hoạt ñộng xã hội của con người. Do vậy chúng tôi dịch là “quyền năng”.
2
Dĩ nhiên thiết chế chân lý không phải là chân lý như ta vẫn thường hiểu, tức là những sự
thật tồn tại khách quan, vĩnh hằng, ñộc lập với ý thức con người. Nôm na thì nó chỉ là cái mà một xã hội dựng lên rồi ñược tự nhiên hóa (chứ không phải là tự nhiên) như là chân lý. Hầu hết những lý thuyết văn hóa xã hội ngày nay, hậu cấu trúc hay hậu hiện ñại, ñều tập trung vào mục ñích phơi bày, giải phá cấu trúc của những thiết chế chân lý, từñó mở rộng cõi nhân sinh. Các lý thuyết ñồng tính (queer theory) hoặc các lý thuyết về giới tính ñang phổ biến ở phương Tây ngày nay là ví dụ. Những lý thuyết này tập trung phân tích ñể phơi bày thiết chế phụ hệ (patriarchy) như là một loại tri thức-quyền năng ñược tự nhiên hóa ñể
từñó ñè nén chủ thể phụ nữ; hoặc họ kiến giải bản thân các phạm trù như “phái yếu”, “giới tính”, “phái tính” ñể thấy bản chất kiến tạo của chúng, từñó tái nhận thức những kiến tạo này, ngăn chặn chúng tiếp tục vận hành như một loại chân lý.
3
Đây là một bài diễn thuyết Butler ñọc tại Đại học Cambridge năm 2000, sau ñó ñược in
trong David Ingram, ed., The Political: Readings in Continental Philosophy (London: Basil
Blackwell, 2002), 212-26. Trong bài này Butler chủ yếu phân tích bài “What is Critique?” của Foucault, một bài diễn thuyết của ông năm 1978, cũng ñược ñăng lại trong cuốn sách, 191-211.