yếu và thiếu; công tác quy hoạch chăn nuôi ở nhiều địa phương chưa được thựchiện… Các tiến bộ kỹ thuật triển khai chưa thực sự hiệu quả, nguồn vốn đầu tư vàochăn nuôi còn hạn hẹp, dịch b
Trang 1UBND TỈNH QUẢNG TRỊ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
Số: /SNN - ĐA Quảng Trị, ngày tháng 3 năm 2017
Tuy ngành nông nghiệp phát triển, nhưng trong điều kiện của một tỉnh thuầnnông, kinh tế có điểm xuất phát khá thấp so với các tỉnh trong khu vực và cả nước,đời sống người dân đang gặp nhiều khó khăn, hạ tầng thiết yếu thấp kém, nguồnlực hạn chế Ngân sách chủ yếu được phân bổ từ Trung ương trên (70%), điềukiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt và chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tại lũ lụt, hạnhán đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất Thu nhập và đời sống củanông dân và những người làm nông nghiệp còn thấp, nông dân vẫn còn nghèo.Nguyên nhân chính là do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu ổn định và dễ bị tổnthương do thiên tai, dịch bệnh và biến động của thị trường; các hình thức liên kếttrong sản xuất còn lỏng lẻo, thiếu tính ràng buộc, quy mô, phạm vi liên kết còn ởdạng mô hình Mô hình tăng trưởng nông nghiệp hiện nay chủ yếu theo chiều rộngthông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên mức độ thâm dụng các yếu tố vật chấtđầu vào cho sản xuất (lao động, vốn, vật tư) và nguồn lực tự nhiên Mô hình tăngtrưởng này mới chỉ tạo ra được khối lượng nhiều và rẻ nhưng giá trị thấp, hiệu quả
sử dụng đất đai, tài nguyên chưa cao Ngành chăn nuôi vẫn chưa phát triển tươngxứng với tiềm năng và lợi thế, năng suất, chất lượng sản phẩm còn thấp, chưa tạođược thương hiệu có uy tín để cạnh tranh với thị trường Quy mô các loại vật nuôicủa tỉnh còn nhỏ lẻ, phân tán; phương thức chăn nuôi mang đậm tính quảng canh,năng suất vật nuôi thấp, giá thành cao; liên kết theo chuỗi giá trị trong ngành còn
Dự thảo
Trang 2yếu và thiếu; công tác quy hoạch chăn nuôi ở nhiều địa phương chưa được thựchiện… Các tiến bộ kỹ thuật triển khai chưa thực sự hiệu quả, nguồn vốn đầu tư vàochăn nuôi còn hạn hẹp, dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi luôn tiềm ẩn vàthường xuyên xảy ra, ô nhiễm môi trường chăn nuôi đang ngày càng bức xúc.Năng lực khai thác và nuôi trồng thủy sản chưa cao, thiếu ổn định và dễ bị tácđộng do thiên tai, dịch bệnh và biến động của thị trường; các hình thức liên kếttrong sản xuất còn lỏng lẻo, thiếu tính ràng buộc, quy mô, phạm vi liên kết còn ởdạng nhỏ lẻ; nuôi thủy sản chưa theo quy hoạch, dựa trên kinh tế hộ là chủ yếu; tàuthuyền khai thác phần lớn có công suất nhỏ (dưới 90CV); liên kết sản xuất và tiêuthụ theo chuỗi sản phẩm còn yếu; khâu chế biến, phát triển thị trường hạn chế.Ngành Lâm nghiệp đã và đang thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và pháttriển rừng trên địa bàn tỉnh, từng bước đi vào nề nếp và đã đem lại những thànhquả to lớn cho sự phát triển ổn định và bền vững Tuy nhiên, do có những thay đổi
về cơ chế, chính sách của Nhà nước và những yêu cầu mới trong thực tiễn sản xuấtkinh doanh, sản xuất Lâm nghiệp tại địa phương đang đặt ra những vấn đề mới đòihỏi cần có những điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với những quy định hiện hành vàyêu cầu đặt ra Các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp phần lớnđược xây dựng đã lâu nên hiện nay đã xuống cấp, một số hệ thống công trình đượcnâng cấp, sửa chữa nhưng thiếu đồng bộ, hệ thống kênh mương chưa được hoànthiện Vì vậy, khả năng cấp nước của các công trình thủy lợi còn hạn chế, chưa đápứng kịp nhu cầu phát triển của sản xuất
Trước thực trạng trên, việc xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnhQuảng Trị theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững là hết sức cầnthiết Qua đó, xây dựng và phát triển nền sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướnghiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khảnăng cạnh tranh, góp phần thực hiện thành công Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắnvới chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả vànăng lực cạnh tranh giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2025 theo Quyếtđịnh số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theohướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và Đề án tái cơ cấu ngành nôngnghiệp theo Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
II Căn cứ pháp lý để xây dựng Đề án:
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương vềnông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triểnngành nghề nông thôn
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ Quy định chitiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08/12/2012 của Chính phủ về quản lýcảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;
- Nghị định 193/2013/NĐ- CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chitiết một số điều của Luật HTX 2012;
Trang 3- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chínhsách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một sốchính sách phát triển thủy sản; Nghị định số 89/NĐ-CP ngày 7/10/2015 của Chínhphủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP;
- Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn năm 2020;
- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp việt Nam giai đoạn 2006-2020;
- Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020;
- Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 9/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phêduyệt định hướng Chiến lược Phát triển thuỷ lợi Việt Nam;
- Quyết định số 2194/2009/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt Đề án phát triển giống cây trồng, lâm nghiệp, giống vậtnuôi, giống thủy sản đến năm 2020;
- Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/09/2010 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 321/2011/QĐ-TTg ngày 02/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đếnnăm 2020;
- Quyết định số 332/2011/QĐ-TTg ngày 03/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020;
- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nôngnghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
- Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;
- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm
2020 và tầm nhìn đến 2030;
- Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướngnâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020;
Quyết định số: 375/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/3/2013 vềviệc phê duyệt đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác thủy sản; Kế hoạch số:2228/KH-BNN-TCTS ngày 04/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, về việc triển khai thực hiện quyết định số 375/QĐ-TTg;
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
Trang 4duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng vàphát triển bền vững; Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ Nôngnghiệp và PTNT ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án "Tái cơ cấungành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" theoQuyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ;
- Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/ 08/ 2013 của Thủ tướng Chính phủQuy hoạch phát triển thủy sản Việt nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm,xây dựng cánh đồng lớn;
- Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;
- Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Chính phủ về việc Banhành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngânsách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 1976/2015/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của Chính phủ về việcphê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đếnnăm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định 32/2016/QH14 ngày 23/11/2016 của Quốc hội về tiếp tục nângcao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thônmới gắn với tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp;
- Quyết định 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn,biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013-2015 và địnhhướng đến năm 2020; Thông tư số 03/2014/TT-BNNPTNT ngày 25/1/2014 của BộNông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn Quyết định 1776/QĐ-TTg ngày21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bố trí dân cưcác vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặcdụng giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 1588/QĐ-TTg ngày 24/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ pheduyệt Quy hoạch thủy lợi khu vực miền Trung giai đoạn 2012-2020 và định hướngđến 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng;
- Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ Nông nghiệp vàPTNT về Phê duyệt “ Đề án Tái cớ cấu ngành thủy lợi”;
- Quyết định số 710/QĐ-BNN ngày 10/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT phê duyệt Kế hoạch “Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp”;
- Quyết định số 2310/QĐ-BNN-CB ngày 04/10/ 2011 của Bộ Nông nghiệp vàPTNT về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc đến
Trang 5năm 2020;
- Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về việc phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành thuỷ sản theo hướng nâng caogiá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
- Quyết đinh số 824/QĐ-BNN-TT ngày 16/4/2012 của Bộ nông nghiệp vàPTNT về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Trồng trọt năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030;
- Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp và PTNT về việc phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp”;
- Quyết định số 1757/QĐ-BNN-TCLN ngày 01/8/2013 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT ban hành Chương trình hành động thực hiện Quyết định số BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Kế hoạch nâng caonăng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 -2020;
1565/QĐ Quyết định số 774/QĐ1565/QĐ BNN1565/QĐ TCLN ngày 18/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp và PTNT về việc phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng
và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020;
- Quyết định số 919/QĐ-BNN-TCLN ngày 05/5/2014 của Bộ Nông nghiệp vàPTNT về Kế hoạch nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến giai đoạn2014-2020;
- Quyết định số 957/QĐ-BNN-TCLN ngày 09/5/2014 của Bộ Nông nghiệp vàPTNT về Kế hoạch phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2014-2020;
- Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN ngày 9/5/2014 của Bộ Nông nghiệp vàPTNT phê duyệt đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị giatăng và phát triển bền vững;
- Quyết đinh số 1006/QĐ-BNN-TT ngày 13/5/2014 của Bộ nông nghiệp vàPTNT về việc phê duyệt ban hành kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực Trồngtrọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 1440/QĐ-BNN-KH ngày 27/6/2014 của Bộ Nông nghiệp vàPTNT về phê duyệt Kế hoạch đổi mới cơ cấu và cơ chế đầu tư, nâng cao hiệu quảđầu tư công phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị giatăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới;
- Quyết định số 3367/QĐ-BNN-TT ngày 31/7/ 2014 của Bộ nông nghiệp vàPTNT về việc phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giaiđoạn 2014 - 2020;
- Nghị quyết số 17/2009/NQ-HĐND ngày 30/7/2009 của HĐND tỉnh QuảngTrị về việc Tổ chức mạng lưới thú y cơ sở; Phát triển một số giống cây trồng, vậtnuôi và giống thuỷ sản chủ lực giai đoạn 2010 - 2015 và phát triển chăn nuôi tỉnhQuảng Trị giai đoạn 2010- 2015, định hướng đến năm 2020;
- Nghị quyết số 19/2012/NQ-HĐND ngày 17/8/2012 của Hội đồng nhân dântỉnh Quảng Trị về Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Quảng
Trang 6Trị giai đoạn 2011-2020;
- Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND ngày 25/4/2014 của HĐND tỉnh QuảngTrị về Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020;Quyết định số 2211/QĐ-UBND ngày 15/10/2014 của UBND tỉnh Quảng Trị về việcphê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020;
- Quyết định số 855/QĐ-UBND ngày 27/4/2007 UBND tỉnh Quảng Trị vềviệc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;
- Quyết định số 32/2009/QĐ-UBND ngày 15/12/2009 của UBND tỉnh QuảngTrị về việc quy định thực hiện chính sách phát triển một số giống cây trồng, vậtnuôi, thủy sản chủ lực và phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn2010- 2015, có tính đến năm 2020;
- Quyết định số 2183/QĐ-UBND ngày 09/11/2012 UBND tỉnh Quảng Trị vềviệc phê duyệt Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Quảng Trịgiai đoạn 2011-2020;
- Quyết định số 1817/QĐ-UBND ngày 09/10/2013 của UBND tỉnh Quảng Trị
về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành nôngnghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững";
- Quyết định 2462/QĐ- UBND ngày 06/11/2014 của UBND tỉnh Quảng Trị vềđổi mới các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn2015- 2020;
- Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 14/9/2015 của UBND tỉnh về quyđịnh chính sách hỗ trợ lãi suất, vốn vay phát triển sản xuất kinh doanh thực hiệnchương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020;
- Quyết định 3539/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh ban hành kếhoạch triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnhQuảng Trị giai đoạn 2016-2020
- Quyết định số 27/2016/QĐ-UBND ngày 15/7/2016 của UBND tỉnh QuảngTrị về việc Ban hành chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh QuảngTrị giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 củaThủ tướng Chính phủ;
- Quyết định số 587/QĐ-UBND ngày 28/3/2016 UBND tỉnh Quảng Trị vềviệc phê duyệt Quy hoạch hệ thống các công trình bảo vệ rừng, phòng cháy, chữacháy rừng tỉnh Quảng Trị đến năm 2020;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI;
- Thực trạng, tiềm năng của tỉnh hiện nay, xu thế phát triển chung của cả nước vàthế giới
III Phạm vi của đền án: Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thực hiện đồng
bộ trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Trị với mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp vànông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung; tăng năng suất, chất lượng vàkhả năng cạnh tranh của sản phẩm Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực nội
Trang 7tỉnh; thích ứng với biến đổi khí hậu Góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân,hướng tới xuất khẩu một số sản phẩm nông, lâm và thủy sản chủ lực Phát triểnnông nghiệp, nông thôn toàn diện gắn với xây dựng nông thôn mới
Thời gian thực hiện Đề án: Giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2025
Phần thứ nhất THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2011-2016 VÀ KẾT QUẢ 3 NĂM THỰC
HIỆN TÁI CƠ CẤU
Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông - lâm - ngư nghiệp giai đoạn
2011-2015 đạt 3,7%/năm đạt chỉ tiêu Nghị Quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ XV đề ra Năm
2016, do phải đối diện nhiều khó khăn về thiên tai dịch bệnh, đặc biệt sự cố môitrường biển đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh và đời sống củanhân dân, nhất là người dân ven biển, song được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy,UBND tỉnh và quyết tâm của Ngành cùng sự đồng hành nỗ lực của bà con nôngdân nên nông, lâm, ngư nghiệp vẫn tăng trưởng đạt 2,5%
Trong đó, trồng trọt chiếm trên 60% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp,đặc biệt sản lượng lương thực đạt 27,54 vạn tấn, đạt 112,4% kế hoạch năm 2016,cao nhất từ trước đến nay Chăn nuôi tổng đàn gia súc, gia cầm đều tăng về sốlượng và chất lượng, phương thức chăn nuôi ngày càng đi dần theo hướng tậptrung, thâm canh bán công nghiệp và công nghiệp gắn với bảo đảm an toàn dịchbệnh và vệ sinh môi trường Tốc độ bình quân tăng đàn các loại vật nuôi (trâu, bò,
lợn, gia cầm) giai đoạn 2011-2016 là 4,14%/năm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng
các loại bình quân tăng 4%/năm Sản xuất chăn nuôi đạt trên 33% tổng giá trị sảnxuất nông nghiệp Thuỷ sản phát triển đúng hướng, từng bước trở thành ngànhkinh tế mạnh của tỉnh Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2015 đạt 34.110 tấn Năm
2016, do sự cố môi trường biển nên tốc phát triển thủy sản tăng trưởng âm 8%.Lâm nghiệp chuyển mạnh từ sản xuất lâm nghiệp truyền thống sang phát triển rừngbền vững, hình thành các vùng rừng trồng nguyên liệu tập trung, thâm canh theo quyhoạch Độ che phủ rừng năm 2016 đạt 49,65%
1.2 Các quy hoạch, chương trình, đề án, dự án về phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn làm cơ sở để quản lý, chỉ đạo phát triển sản xuất:
Trên cơ sở thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng
Trang 8cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” của Bộ Nông nghiệp và PTNT; quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, NgànhNông nghiệp và PTNT Quảng Trị đã tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xâydựng Quy hoạch ngành nông nghiệp đến năm 2020; xây dựng đề án “Huy độngnguồn lực và quy định mức hỗ trợ xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Trị đếnnăm 2020” và các đề án, chương trình cụ thể khác nhằm phát triển nông nghiệptoàn diện, bền vững, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ theo hướng tái cơ cấungành nông nghiệp Cụ thể:
a Về nông nghiệp:
- Đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt;
- Đề án tái canh và phát triển bền vững cà phê chè trên địa bàn giai đoạn
2017-2020, có tính đến 2025;
- Đề án cây trồng con nuôi chủ lực;
- Đề án Chuyển đổi sinh kế, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống và pháttriển sản xuất cho ngư dân vùng biển;
- Kế hoạch chuyển đổi trồng lúa sang trồng ngô theo Quyết đinh 915/TTg củaThủ tướng Chính phủ giai đoạn 2017-2019;
- Đề án dồn điền đổi thửa ruộng đất tỉnh Quảng Trị;
- Kế hoạch chuyển đổi trồng dứa nguyên liệu, thực hiện tái cơ cấu trồng trọtgiai đoạn 2017-2020
- Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi;
- Chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn2016-2020 theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướngChính phủ được UBND tỉnh Quảng Trị ban hành tại Quyết định số 27/2016/QĐ-UBND ngày 15/7/2016
c Về thủy sản:
- Quy hoạch phát triển thủy sản Quảng Trị đến năm 2010, có tính đến năm 2020;
- Dự án đầu tư xây dựng công trình phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi thuỷsản tập trung tỉnh Quảng trị, giai đoạn 2016 - 2020 được UBND tỉnh Quảng Trịphê duyệt tại Quyết định số 2111/QĐ-UBND ngày 5/9/2016;
Trang 9- Chương trình chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản
và phát triển thủy sản (Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủtướng Chính Phủ, về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồnghải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa; Nghị định số67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sáchphát triển thủy sản);
d Về thủy lợi, nước sinh hoạt và VSMT:
- Đề án Chương trình kiên cố hoá kênh mương giai đoạn 2015-2020 địnhhướng đến 2025;
- Đề án nâng cấp, củng cố và xây dựng mới hệ thống đê biển, kè biển và đê kèsông ứng phó với biển đổi khí hậu;
- Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn đến năm 2020;
e Về phát triển nông thôn:
- Quy hoạch bố trí dân cư vùng biên giới Việt lào đến năm 2020 và địnhhướng đến năm 2025,
- Quy hoạch bố trí ổn định dân cư vùng thường xuyên ngập lụt đến năm 2020,
- Quy hoạch 7 xã điểm nông thôn mới,
- Quy hoạch chế biến ngành nghề nông thôn đến năm 2020 định hướng đếnnăm 2025
Công tác lập quy hoạch đã được quan tâm chỉ đạo và thực hiện đầy đủ cácnguyên tắc, các văn bản pháp lý từ Trung ương đến địa phương Vì vậy, các quyhoạch đã đáp ứng các mục tiêu và sát với thực tiễn đối với sự phát triển của Ngành
đã thúc đẩy sản xuất, khai thác được tiềm năng lợi thế của từng vùng tạo nên cácvùng sản xuất chuyên canh và tạo điều kiện thu hút các dự án đầu tư trong nước,nước ngoài góp phần quan trọng cho sự phát triển của ngành Nông nghiệp vàPTNT nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung
1.3 Về sản xuất nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp chuyển nhanh sang nông nghiệp hàng hóa, nâng cao giátrị trên đơn vị diện tích, đảm bảo an ninh lương thực và nguyên liệu cho côngnghiệp chế biến, xuất khẩu; phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại,gia trại, công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao
a Lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật:
Tích cực khai thác tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái: Vùng miềnnúi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển Trong nông nghiệp việcchuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, đãhình thành các vùng chuyên canh như: Vùng lúa chất lượng cao đảm bảo anninh dinh dưỡng và nâng cao hiệu quả kinh tế trước mắt và lâu dài, vùng lạc,vùng sắn nguyên liệu, vùng cà phê, cao su, hồ tiêu Trong đó:
- Cây lúa: Luôn chiếm vị trí rất quan trọng, duy trì diện tích gieo trồng lúa 2
Trang 10vụ ổn định 48-50 nghìn ha/năm, sản lượng lương thực có hạt ổn định trong trên
25 vạn tấn/năm, đặc biệt năm 2016 sản lượng lương thực đạt trên đạt 27,5 vạntấn, vượt chỉ tiêu NQ tỉnh đảng bộ khóa XV đề ra là 17%1 Trong đó diện tích gieotrồng lúa chất lượng cao ước đạt 30.472,7 ha (tăng 861,7 ha so với năm 2015),chiếm 64% tổng diện tích gieo trồng lúa 02 vụ, giá trị tăng 30%/ha so với sản xuấtlúa thường Đã tập trung chỉ đạo đưa vào sản xuất bộ giống lúa ngắn ngày, chấtlượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồngbước đầu đã đạt hiệu quả cao, thích ứng với điều kiện thiếu nước sản xuất, giátrị cây trồng chuyển đổi cao hơn trồng lúa Sở đã phối hợp các địa phương chỉđạo nông dân tích cực chuyển đổi đất lúa thiếu nước tưới sang cây trồng cạn và
mở rộng đât màu bình quân hàng năm 1.000 ha, hầu hết, các diện tích chuyểnđổi đều đạt hiệu quả, có giá trị cao hơn trồng lúa từ 1,5-2 lần
- Cây ngô: Ngô là cây lương thực quan trọng sau lúa, là cây tham gia trong
cơ cấu chuyển đổi cây trồng Trong những năm gần đây, ngô được đưa vào sảnxuất ở nhiều địa phương với diện tích bình quân hàng năm khoảng 3.800-4.000ha,sản lượng đạt 11.000-12.000 tấn
- Cây công nghiệp ngắn ngày: Chủ yếu là cây lạc, đã phát triển cây lạc theohướng tập trung theo vùng chuyên canh trên cơ sở ổn định diện tích lạc đã có;
mở rộng trên đất lúa, đất màu kém hiệu quả, trồng xen canh, luân canh trên đấttrồng màu Với việc chú trọng chuyển đổi cơ cấu giống, tăng dần tỷ lệ sử dụngcác giống mới có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất, đã nâng cao năngsuất và sản lượng lạc trên địa bàn
- Cây lấy củ có chất bột: Thời gian qua, diện tíchcây lấy củ có bột tăngnhanh, đặc biệt là cây sắn Cây sắn có đầu ra tương đối cao và ổn định Các nhàmáy chế biến tinh bột sắn có các hoạt động liên kết với nông dân trong sản xuất
và tiêu thụ, bảo đảm vùng nguyên liệu, người trồng sắn có thu nhập bình quân
từ 30-40 triệu đồng/ha
- Rau, đậu, hoa các loại: Đã chú trọng mở rộng diện tích trồng rau đảm bảo antoàn thực phẩm và có giá trị kinh tế cao Giai đoạn từ 2011 - 2016, đã có hơn 40 harau được chứng nhận sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm theo Thông tư59/2013/TT-BNNPTNT
- Cây công nghiệp dài ngày: Cao su, cà phê, hồ tiêu là 3 cây công nghiệpdài ngày chủ lực của tỉnh, thời gian qua với việc quy hoạch phát triển phù hợpvới từng vùng miền, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, xâydựng thương hiệu, liên doanh lên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nên đãkhai thác được tiềm năng lợi thế, hình thành vùng chuyên canh gắn với côngnghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, góp phần quan trọng thực hiện xoá đói,giảm nghèo và vươn lên làm giàu, tạo nên đội ngũ lao động kỹ thuật mang tínhcông nghiệp trong nông nghiệp Diện tích trồng mới cây công nghiệp dài ngàyhàng năm luôn đạt trên 1.000 ha
Tính đến cuối năm 2016, diện tích cà phê trên địa bàn tỉnhhiện có 4.673,4 ha,sản lượng ước đạt 6.672 tấn nhân; cây cao su19.763,9 ha, sản lượng đạt 12.432,6
1 Chỉ tiêu NQ 15 là: 230.000-235.000 tấn
Trang 11tấn; Cây hồ tiêu 2.450 ha, sản lượng ước đạt 1.878,7 tấn.
b Lĩnh vực chăn nuôi:
Trong giai đoạn 2011-2016, Chăn nuôi phát triển mạnh theo hướng trang trại,gia trại công nghiệp bán công nghiệp Tổng đàn gia súc, gia cầm tăng về cả sốlượng và chất lượng Công tác chọn giống, cải tạo, nâng cao chất lượng đàn vậtnuôi được chú trọng Các hoạt động chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật,khuyến nông chăn nuôi tiếp tục được đẩy mạnh và áp dụng rộng rãi góp phần tăngnăng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi
Đàn trâu giảm nhẹ từ 26.789 con năm 2011 xuống 26.680 năm 2016, giảm0,41% Đàn bò tăng từ 53.025 con năm 2011 lên 69.370 con năm 2016, tăng30,83%, bình quân tăng 5,14%/năm Đàn lợn tăng từ 229.103 con năm 2011 lên286.864 con năm 2016, tăng 25,21%, bình quân tăng 4,2%/năm Đàn gia cầm tăng
từ 1,79 triệu con năm 2011 lên trên 2,57 triệu con năm 2016, tăng 43,8%, bìnhquân tăng 7,3%/năm Từ năm 2011 đến năm 2016, sản lượng thịt hơi xuất chuồngcác loại tăng từ 33.142 tấn (năm 2011) lên 41.100 tấn (năm 2016), tăng 24%, bìnhquân tăng 4%/năm Đánh giá giai đoạn từ 2011-2016, tốc độ bình quân tăng đàncác loại vật nuôi (trâu, bò, lợn, gia cầm) là 4,14%/năm
Công tác thú y luôn được chú trọng, chủ động trong phòng chống dịch bệnh,hạn chế thiệt hại cho nông dân, đảm bảo an toàn thực phẩm
1.4 Về lâm nghiệp:
Lâm nghiệp Quảng Trị đã có những chuyển biến tích cực, từ sản xuất theotruyền thống lấy quốc doanh làm nòng cốt, khai thác rừng tự nhiên là chủ yếu sangsản xuất lâm nghiệp mang tính xã hội hoá nghề rừng ngày càng cao, đa thành phần,
đa nguồn lực đầu tư cho bảo vệ, phát triển rừng
Đến năm 2016, diện tích có rừng toàn tỉnh đạt 254.336,2 ha (rừng tự nhiên:143.328,36 ha; rừng trồng: 111.007,83 ha), độ che phủ đạt xấp xỉ 50,0%, góp phầnbảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế thiên tai lũ lụt, giải quyết việc làm, cải thiệnthu nhập, giảm nghèo cho hàng vạn hộ nông dân, nhất là đồng bào các dân tộcmiền núi
Trồng rừng tập trung giai đoạn 2011 - 2016 được 47.347 ha, bình quân mỗinăm trồng được 7.891 ha/năm; trồng cây phân tán đạt bình quân: 2.000 ha/năm;Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, các biệnpháp lâm sinh như tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng phòng hộ, luỗng phát thực bìphòng chống cháy, tạo không gian cho cây sinh trưởng tốt,
Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học được áp dụng thành côngnhư nhân giống cây bằng dâm hom; hạt tuyển chọn, ghép; nuôi cấy mô Sản xuấtcây giống lâm nghiệp các loại hàng năm đạt trên 20 triệu cây giống, đảm bảo tiêuchuẩn, chất lượng; sản lượng gỗ hàng năm khai thác đạt 463.330 m3/năm đáp ứngnguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn Khai thác lâm sản ngoài gỗđạt bình quân mỗi năm 2010tấn (nhựa thông) và các lâm sản ngoài gỗ khác (nhưsong mây, tre nứa, lá nón, ) đạt khoảng 2.000 tấn/năm
Trang 12Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Trị được đánh giá là một tỉnh đi đầu trong cảnước về công tác xây dựng chứng chỉ rừng FSC Hiện nay, 3 Công ty TNHH 1thành viên Lâm nghiệp và 564 hộ gia đình trên địa bàn tỉnh đã được cấp chứng chỉrừng trồng, với tổng diện tích được cấp 20.343,57 ha (chiếm 11% trong cả nước).Bên cạnh đó, công tác xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh và chuyển hóarừng sang kinh doanh gỗ lớn cũng đã được triển khai trên địa bàn tỉnh có hiệu quả,
là nơi trình diễn mô hình để tập huấn, tổ chức hội thảo đầu bờ và chia sẻ kinhnghiệm cho các hộ gia đình trong và ngoài tỉnh đến thăm quan, học hỏi
Quảng Trị đã tranh thủ tối đa các nguồn lực từ Trung ương và các chươngtrình, dự án quốc tế phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Thôngqua các nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, vốn ODA (cho cácChương trình sự nghiệp kinh tế, Dự án 661, các Dự án đầu tư bảo vệ, phát triểnrừng, Dự án JBIC, JICA2 ), nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng và vốncủa các doanh nghiệp nhà nước như các công ty lâm nghiệp, đã đầu tư xây dựng
hệ thống hạ tầng lâm sinh tương đối đồng bộ trên địa bàn tỉnh
vệ tinh (GPS) Hệ thống dịch vụ hậu cần hỗ trợ khai thác như cảng cá, bến cá, khuneo đậu tránh trú bão tàu cá tiếp tục được đầu tư xây dựng, nâng cấp.Tổng số tàu
cá xa bờ tăng gần gấp đôi, công suất tàu thuyền tăng trên 54% so với năm2011.Tuy nhiên, số tàu dưới 20cv chiếm tỉ lệ cao gây áp lực môi trường, đa dạngsinh học vùng bờ; tàu cá trên 90cv chiếm tỉ lệ thấp, có tuổi thọ cao.Từng bướcgiảm dần tàu cá dưới 30 cv, đẩy mạnh phát triển đội tàu xa bờ
Công tác quản lý nuôi trồng, sản xuất giống thủy sản trên địa bàn tỉnh cónhững bước phát triển nhanh, năng suất được nâng cao, nghề nuôi tôm trở thànhnghề sản xuất hàng hóa có giá trị cao, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của ngườidân, nhiều người đã làm giàu từ nghề nuôi tôm Tuy nhiên, nghề nuôi tôm cónhững rủi ro nhất định, nguồn vốn đầu tư cao, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, khókiểm soát Đặc biệt, sự cố môi trường biển vừa qua đã ảnh hưởng lớn đến sảnlượng và diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn
Lực lượng lao động vùng biển hiện nay có khoảng 13.000 người, trong đó: laođộng khai thác gần: 7.000 người; nuôi trồng thuỷ sản 3.200 người; Lao động dịch
vụ hậu cần nghề cá và sửa chữa tàu thuyền khoảng 1.800 người Chất lượng laođộng nhìn chung không cao, chủ yếu là nghề truyền thống, một số được đào tạocấp chứng chỉ hành nghề như Thuyền trưởng, Máy trưởng tàu cá
Trang 132 Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp phục vụ sản xuất và ứng phó với biến đổi khí hậu:
2.1 Đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng thủy lợi:
Phát triển hạ tầng hệ thống thuỷ lợi là cơ sở hạ tầng quan trọng trong việcphục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện cho việc đẩymạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nângcao chất lượng, tăng năng lực cạnh tranh, thâm canh, góp phần chuyển dịch cơ cấu,tăng năng suất cây trồng, nuôi trồng thủy sản tạo động lực tích cực trong việcphát triển kinh tế - xã hội bền vững
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, các Bộ ngànhTrung ương và các tổ chức quốc tế cùng với sự nổ lực của chính quyền địaphương, sự năng động của ngành, đến nay đã được đầu tư nâng cấp, xây dựng mớinhiều công trình thuỷ lợi lớn và hàng trăm công trình thủy lợi nhỏ khác
Hiện tại toàn tỉnh có 130 hồ chứa, 204 đập dâng, 144 trạm bơm và 25 côngtrình các loại và hàng trăm công trình thủy lợi nhỏ khác được đầu tư nâng cấp,xây dựng như: hồ chứa nước Trúc Kinh, La Ngà, Bảo Đài, Kinh Môn, Đá Mài, TânKim, Triệu Thượng 1, Triệu Thượng 2, Hà Thượng, Miếu Bà, Hồ Trằm, hồ Hà, HồHiếu Nam, Đá Lã, Bàu Ra, trạm bơm Cam Lộ… Trong đó nhiều công trình ứngdụng công nghệ mới chất lượng cao như: Công trình ngăn mặn Việt Yên; xi phong
An Tiêm , đặc biệt việc ứng dụng đập cao su ở công trình Nam Thạch Hãn, đây làcông trình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng tràn bằng đập cao su lớn nhất Việt Nam
Hệ thống kênh tưới, tiêu cũng không ngừng được đầu tư nâng cấp và xây dựngmới, tổng chiều dài hiện có 2.125,8 km, trong đó đã kiên cố hoá được 1.070 km đãnâng tần suất đảm bảo tưới trên 85% diện tích gieo cấy cho 2 vụ lúa (trong đó tướichủ động trên 75%); tiêu úng cho 7.500 ha; ngăn mặn, giữ ngọt, ngăn lũ tiểu mãn,
lũ sớm cho hơn 13.500 ha
Để sử dụng hiệu quả nguồn nước từ công trình thuỷ lợi thuỷ điện Quảng Trị,Tiểu dự án nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Nam Thạch Hãn (ADB) được đầu tư đảmbảo ổn định tưới phục vụ sản xuất, tăng diện tích tưới chủ động vụ Đông Xuân từ8.700 ha lên 11.277 ha, vụ Hè thu từ 4.500 ha lên 11.088 ha, tạo điều kiện tạo điềukiện thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất
Nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, việc nâng cấp hệ thống
đê được quan tâm đầu tư đúng mức Hệ thống đê điều có 164,7 km và 155 cốngtiêu dưới đê, hiện nay đã nâng cấp 113,9 km (đê trực tiếp biển 2,7km; đê cửa sông45km; đê cát 10,2km; đê bao vùng úng 56km) với với tần suất lũ 10%, tổ hợp triều5% và bão cấp 9, đảm bảo an toàn khi lũ chính vụ tràn qua Cho đến nay, hệ thống
đê đã bảo vệ được 11.654 ha đất sản xuất và 69.203 người dân sống vùng ven biển,vùng cửa sông và vùng ven sông Đặc biệt, hệ thống chống lũ cho vùng trũng HảiLăng được đầu tư nâng cấp đồng bộ với 56km đê, 2 trạm bơm (công suất 5,7m3/s)chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, lũ đầu vụ Đông Xuân cho gần 5.300 ha lúa 2 vụ Hệthống nhà tránh lũ với sức chứa 4000 người, hệ thống loa truyền thanh đến thônxóm ở 12 xã vùng trũng Hải Lăng, đặc biệt là hệ thống 91 mốc cảnh báo lũ và
Trang 14Trung tâm xử lý khẩn cấp thiên tai Hải Lăng đã được đầu tư xây dựng, góp phầnphòng chống và giảm thiểu tác động của thiên tai đến cuộc sống, tài sản, cơ sở hạtầng, sinh kế, phát triển bền vững và môi trường 12 xã của huyện Hải Lăng Bêncạnh đó là sự kết hợp giữa biện pháp đầu tư xây dựng công trình và phi công trìnhqua việc thực hiện trồng cây chắn sóng phía ngoài đê đã có tác dụng rất lớn, câysau khi trồng đã khép tán góp phần giảm sóng bảo vệ đê và bồi lắng phù sa hìnhthành hệ sinh thái ven biển.
Nhằm tăng cường năng lực quốc gia, cấp tỉnh và địa phương để phòng chốngthiên tai, chuẩn bị và giảm nhẹ thiên tai, dự án Dự án Quản lý thiên tai (WB5/VN-Haz) được đầu tư với mục đích: Tăng cường năng lực của các đơn vị quản lý thiêntai quốc gia, tỉnh và địa phương quản lý rủi ro để lập kế hoạch tốt hơn và giảmthiểu những rủi ro nguy hiểm, do đó làm giảm thiệt hại của cuộc sống, thiệt hại tàisản, và gián đoạn các hoạt động kinh tế; Cải thiện dự báo thời tiết và hệ thống cảnhbáo sớm để có hiệu quả hơn thu thập, xử lý và phổ biến thông tin để cho phép cácbên liên quan khác nhau để thực hiện những hành động kịp thời hơn và hiệu quả đểgiảm nhẹ rủi ro thiên tai và đối phó với thời tiết các sự kiện nói chung Dự án Cảithiện nông nghiệp có tưới (WB7) cũng được đầu tư và đang triển khai với mụctiêu: đảm bảo bơm và tưới cho 6.050 ha (La Ngà: 2450 ha; Trúc Kinh: 2.550 ha;
Hà Thượng: 1050 ha) lúa, màu và thuỷ sản Tiêu úng 1300 ha đất canh tác (La Ngà:1000 ha; Trúc Kinh : 300 ha); Ngăn mặn 400 ha diện tưới La Ngà nhằm phục vụcho sản xuất nông nghiệp bền vững Các diện tích tưới tự chảy tăng lên, không còndiện tích không tưới được, ải tiến về thể chế, nâng cao năng lực cho IMC
2.2 Phát triển hạ tầng nghề cá:
Hệ thống cơ sở hạ tầng nghề cá, trong những năm qua bằng nguồn vốn đầu tưcủa Trung ương và của Tỉnh đã được ưu tiên đầu tư nâng cấp, mở rộng và xâydựng mới như: cảng cá Cửa Việt đưa vào sử dụng 2001, cảng cá Cửa Tùng năm
2005, Cảng cá và Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Cồn Cỏ giai đoạn II năm 2013, khuneo đậu tránh trú bão Cửa Việt năm 2016 (bờ nam) với diện tích xây dựng là: Khuneo đậu tàu 16,8 ha; Khu dịch vụ trên cảng 10,96 ha; bến tàu dài 480m Phần khuneo đậu tránh trú bão cho tàu cá đã xây dựng tại Nam Cửa Việt và Cửa Tùng códiện tích 40,34 ha; Neo đậu khoảng 650 chiếc từ 45CV trở lên Đồng thời tàuthuyền khai thác phát triển nhanh, đội tàu đánh cá xa bờ được đầu tư nâng cấpđóng mới, đầu tư trang thiết bị đồng bộ, hầu hết tàu cá được lắp đặt máy thông tinliên lạc sóng HF tầm xa có tích hợp thiết bị vệ tinh (GPS) Hiện ngay toàn tỉnh có2.304 tàu cá với tổng công suất 106.299 CV, trong đó có trên 208 tàu cá xa bờ từ
90 CV trở lên tham gia khai thác vùng biển xa cho sản lượng, chất lượng sản phẩmkhai thác ngày càng tăng với sản lượng khai thác hơn 24 vạn tấn/năm Nhiều côngtrình hạ tầng vùng nuôi trồng thuỷ sản được xây dựng hoàn thiện đã góp phần tăngnăng suất, sản lượngvà hiệu quả đầu tư, tạo điều kiện chuyển đổi sản xuất thuỷ sảnsang chất lượng làm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp nói chung
Đặc biệt đã hình thành 02 cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền: Công tyTNHH đóng tàu Cửa Việt và Công ty TNHH đóng tàu Triệu An Có hai cơ sởđóng tàu này hoạt động đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho bà con ngư dân đóng
Trang 15mới, sửa chữa và nâng cấp tàu cá vươn khơi khai thác thủy sản, góp phần giảmthiểu chi phí đóng tàu so với đi các địa phương khác đóng
2.3 Phát triển hạ tầng lâm nghiệp:
Thông qua các nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, vốn ODA(cho các Chương trình sự nghiệp kinh tế, Dự án 661, các Dự án đầu tư bảo vệ, pháttriển rừng, Dự án JBIC, JICA2 ), nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng vàvốn của các doanh nghiệp nhà nước như các công ty lâm nghiệp, đã đầu tư xâydựng hệ thống hạ tầng lâm sinh tương đối đồng bộ trên địa bàn tỉnh: trên địa bàntỉnh như sau: Đường lâm nghiệp: 537 km; Đường ranh cản lửa: 1.465 km; Đườngtuần tra bảo vệ rừng: 8 km; Chòi canh lửa rừng: 75 cái; Nguồn, điểm tiếp nướcchữa cháy rừng: 36 cái; Trạm quản lý bảo vệ rừng: 39 cái; Nhà chứa dụng cụ chữacháy rừng: 30 cái Bảng quy ước bảo vệ rừng: 351 cái; Bảng cấp dự báo cháy rừng:
32 cái; Cột cờ thông tin tín hiệu PCCCR: 10 cột; Biển cấm tam giác: 200 cái
2.4 Xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:
Toàn tỉnh hiện tại có 184 công trình cấp nước tập trung nông thôn được đầu tư
từ nhiều nguồn vốn khác nhau: ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốnODA, ADB, Chương trình phát triển nông thôn Phần Lan, Chương trình giảmnghèo nhanh bền vững, Dự án chia sẻ, Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ, v.v… và đượcbàn giao cho các địa phương, đơn vị quản lý, sử dụng Mô hình quản lý công trìnhhiện đang được áp dụng nhiều nhất là Ủy ban nhân dân cấp xã, trong đó UBNDcấp xã thành lập Tổ quản lý vận hành công trình hoặc giao khoán cho cộng đồngquản lý
3 Về phát triển phát triển ngành nghề nông thôn:
Toàn tỉnh hiện có 53 làng có làng nghề với 66 nghề, làng nghề Tập trung vào cácnhóm nghề: Chế biến bảo quản nông lâm thủy sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ,sản xuất vật liệu xây dựng, mây tre đan Đến 30/8/2016, UBND tỉnh đã công nhận
15 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
Giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn tăng qua các năm, đa số các làng nghềtrên địa bàn tỉnh hoạt động ổn định, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng caođời sống cho lao động nông thôn Tổng giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn năm
2015 phân theo 7 nhóm ngành của Nghị định 66/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chínhphủ (theo giá hiện hành) ước đạt trên 304 tỷ đồng Tổng lao động thường xuyên vàthời vụ hoạt động trong ngành nghề nông thôn trên 5.500 lao động Thu nhập bìnhquân của lao động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn ước đạt 18 - 20 triệu đồng/người/năm
4 Các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý trong nông nghiệp
4.1 Các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp:
Với việc kiện toàn và hình thành các Hợp tác xã, các tổ hợp tác, các nhóm hộsản xuất nông nghiệp việc tổ chức sản xuất, quản lý trong nông nghiệp đã được cảithiện đáng kể cả về chất lượng và hiệu quả sản xuất Trong Trồng trọt đã hìnhthành mô hình sản xuất mang tính hàng hóa cánh đồng lớn, các nhóm hộ sản xuất
Trang 16cà phê sạch , có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, sản xuất gắn với tiêu thụ tạo tiền đề
cho phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp nông thôn Trong Chăn nuôi
được tổ chức sản xuất theo các hình thức: trang trại, Hợp tác xã, Tổ hợp tác vàchăn nuôi nông hộ, trong đó, chăn nuôi nông hộ vẫn là chủ yếu Toàn tỉnh có trên
37 cơ sở đạt tiêu chí trang trại (chăn nuôi lợn và gia cầm) Có 16 mô hình trang trạiliên kết với các công ty thức ăn chăn nuôi (nuôi gia công) với quy mô nuôi lợn thịt
từ 1.000 con/mô hình Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh có trại lợn giống của Trungtâm giống Cây Trồng Vật nuôi và Xí nghiệp lợn giống Triệu Hải thuộc Công ty cổphần chăn nuôi Miền Trung và một số doanh nghiệp lập dự án đầu tư vào chănnuôi lợn với quy mô vài trăm lợn nái và hàng ngàn lợn thịt
4.2 Phát triển kinh tế hợp tác (HTX và Tổ hợp tác):
a) Về phát triển hợp tác xã nông nghiệp:
Trong những năm qua, hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp đã có nhiềuchuyển biến tích cực, chất lượng dịch vụ ngày một nâng cao và thể hiện được vaitrò, vị trí trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Nhiều hợp tác xã thực sự hạtnhân thực hiện vai trò “Bà đỡ” cho kinh tế hộ, góp phần chuyển đổi cơ cấu câytrồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa và đóng góp tích cực trong xây dựngnông thôn mới
Tính đến 01/12/2016, toàn tỉnh hiện có 290 hợp tác xã nông nghiệp Trong
đó, có 260/290 HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức hoạt động theo Luậthợp tác xã năm 2012
Tổng số thành viên các hợp tác xã nông nghiệp là 64.523 thành viên Doanhthu bình quân 874,8 triệu đồng/HTX, lợi nhuận bình quân 114 triệu đồng/HTX.Tổng tài sản các hợp tác xã: 451.145 triệu đồng, trong đó: Tài sản lưu động146.414 triệu đồng, tài sản cố định 304.731 triệu đồng
Có 40,6% HTX được đánh giá là hoạt động loại khá, giỏi; 52,2% hoạt độngloại trung bình, 7,2% hoạt động yếu, kém Trình độ đội ngũ cán bộ hợp tác xãnông nghiệp: Có 8 % cán bộ có trình độ Đại học, cao đẳng Có 47,3 % cán bộ trình
độ trung cấp, sơ cấp
b) Về phát triển tổ hợp tác trong nông nghiệp
Toàn tỉnh có 1.700 tổ hợp tác nông nghiệp, trong đó 200 tổ có đăng ký chứngthực với chính quyền địa phương Tổng số thành viên tổ hợp tác nông nghiệp trên10.000 thành viên Đây là loại hình rất năng động và có hiệu quả ở nông thônkhông chỉ giúp nhau phát triển kinh tế, liên kết trong tổ chức sản xuất mà là tiền đề
để hình thành các mô hình HTX kiểu mới ở nông thôn hiện nay
Trong chăn nuôi đã hình thành các hình thức chăn nuôi liên kết như Hợp tác
xã, Tổ hợp tác giữa các hộ chăn nuôi từ khâu sử dụng chung một loại thức ăn,được hướng dẫn cùng một quy trình kỹ thuật và cùng tiêu thụ chung một phần sảnphẩm (HTX Đoàn Kết, HTX Thống Nhất, huyện Cam Lộ; HTX Thành Cônghuyện Vĩnh Linh; HTX Long Hưng, HTX Phú Hưng huyện Hải Lăng ) với quy
mô nuôi bình quân trên 100 con lợn nái và trên 1.000 con lợn thịt/HTX Tuy nhiên,
số lượng HTX, Tổ hợp tác trong chăn nuôi vẫn còn ít, chưa phát huy được hiệu quả
Trang 17mô hình.
Trong khai thác và nuôi trồng thủy sản: Kinh tế hợp tác trong hoạt động cóbước phát triển nhanh, nhưng chủ yếu là nhóm hộ gia, chủ tàu cá đã góp phần giảiquyết việc làm, tăng sản lượng hàng hoá phục vụ nguyên liệu chế biến, xuất khẩu,dần khẳng định là mô hình sản xuất hàng hoá có hiệu quả.Đặc biệtcông tác tuyêntruyền, vận động, hướng dẫn và chỉ đạo thành lập các tổ đội, hợp tác được tăngcường Đến nay, có 111 tổ đội, hợp tác sản xuất trên biển với khoảng 2.567 laođộng, 01 HTX dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản đã tạo tâm lý an tâm cho ngư dân cùngnhau vươn khơi khai thác thủy sản, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất
4.3 Phát triển kinh tế trang trại:
Tính đến 31/12/2016 toàn tỉnh Quảng Trị có 50 trang trại, trong đó: 04 trangtrại trồng trọt, 37 trang trại chăn nuôi, 01 trang trại lâm nghiệp, 05 trang trại nuôitrồng thủy sản, 03 trang trại tổng hợp
Tổng số lao động thường xuyên của trang trại 221 người, bình quân 05người/trang trại Tổng diện tích đất trồng cây hàng năm của trang trại là 13,18 ha.Tổng diện tích đất trồng cây lâu năm 163,24 ha Tổng diện tích đất lâm nghiệp là137,19 ha, trong đó đất đang có rừng trồng đạt tiêu chuẩn là 127,22 ha Tổng diệntích nuôi trồng thủy sản là 74.43 ha
Tổng doanh thu trang trại 157.266,84 triệu đồng, bình quân 3.145,34 triệuđồng/trang trại
Đây là loại hình tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, góp phần hình thành vùnghàng hóa tập trung, quy mô lớn và giải quyết việc nhiều làm cho người lao động
4.4 Về đổi mới, sắp xếp các Công ty lâm nghiệp:
Thực hiện Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 củaChính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công
ty nông, lâm nghiệp; Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 01 năm
2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng đề án vàphương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định số118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ;
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã xây dựng Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mớicác công ty lâm nghiệp, đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT thẩm định và Thủ tướngChính phủ thông qua Theo đó, các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Bến Hải, TriệuHải, Đường 9 sẽ thực hiện cổ phần hóa với phương án nhà nước không nắm giữ cổphần chi phối (khoảng từ 40-49%) Kế hoạch thực hiện: Công ty TNHH MTV LN BếnHải sẽ tiến hành cổ phần hóa trong năm 2016-2017 làm thí điểm để tiến hành tại 02Công ty Triệu Hải và Đường 9 vào năm 2017-2018 Hiện nay, các Công ty đang xâydựng phương án sử dụng đất và rừng làm cơ sở tính toán giá trị doanh nghiệp, giá trị tàisản để thực hiện các bước của kế hoạch cổ phần hóa theo hướng dẫn của Ban đổi mớidoanh nghiệp tỉnh
5 Về phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới
5.1 Xây dựng nông thôn mới:
Trang 18UBND, Ban chỉ đạo nông thôn mới tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp để chỉ đạothực hiện có hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình Kịp thời triểnkhai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, ban hành hệ thống văn bản chỉđạo, hướng dẫn, cơ chế chính sách của tỉnh Các cấp ủy đảng, chính quyền, mặttrận và các đoàn thể xem Chương trình nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọngtâm có chương trình, kế hoạch hành động cụ thể Thường xuyên đổi mới và nângcao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động nhằm không ngừng nâng cao nhậnthức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về Chương trình Chỉ đạo các địa phươngtích cực vận động huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng nông thôn mới, một
số địa phương đã chủ động, lồng ghép và huy động các nguồn lực đặc biệt lànguồn lực người dân địa phương và các nguồn lực xã hội hóa Quan tâm thực hiệncác giải pháp nâng cao chất lượng các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường,nâng cao chất lượng hệ thống chính trị và đảm bảo an ninh trật tự nông thôn Côngtác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình được thực hiện nghiêm túc,thường xuyên Công tác sơ kết, tổng kết, khen thưởng, vinh danh các tập thể, cánhân điển hình được quan tâm chỉ đạo thực hiện kịp thời, tạo phong trào thi đuamạnh mẽ, rộng khắp trong toàn tỉnh
Qua hơn 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới,diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi tích cực, nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng kỹthuật; mô hình sản xuất tập trung bước đầu được hình thành; thu nhập và đời sốngvật chất, tinh thần của người dân được cải thiện; nhận thức của cán bộ, người dân
về xây dựng nông thôn mới được nâng lên Xây dựng nông thôn mới đã trở thànhphong trào mạnh mẽ ở nông thôn, huy động nguồn lực rất lớn đầu tư cho nôngnghiệp nông thôn, đến nay đã huy động hơn 8.000 tỷ đồng, ngoài ra, doanh số chovay nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2011-2016 là hơn30.000 tỷ đồng, dư nợ bình quân hằng năm hơn 4.600 tỷ đồng
Đến nay, tiêu chí đạt bình quân toàn tỉnh là 13,35 tiêu chí/xã, cụ thể như sau:
5.2 Sắp xếp, bố trí dân cư và thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông thôn:
Ngày 21/11/2012 Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số1776/QĐ-TTg “Phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt
Trang 19khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng
hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2013-2015 và định hướngđến 2020” (gọi tắt là Quyết định 1776) thay thế cho Quyết định 193/2006/QĐ-TTgngày 24/8/2006
Qua 4 năm thực hiện theo Quyết định 1776, được sự quan tâm chỉ đạo củaCục KTHT và PTNT, của UBND tỉnh Quảng Trị và được sự hỗ trợ của các Bộngành Trung ương, tỉnh Quảng Trị đã triển khai xây dựng được 05 dự án với kinhphí được hỗ trợ đến nay gồm 05 dự án: Dự án di dời dân khẩn cấp ra khỏi vùng lũống, lũ quét xã Húc Nghì và các xã lân cận huyện Đakrông; Dự án di dời dân khẩncấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét xã Ba Lòng, huyện Đakrông; Dự án bố trí ổn địnhdân cư vùng biên giới Việt -Lào xã Ba Tầng, huyện Hướng Hoá; Dự án di dời dânkhẩn cấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét xã Tà Rụt, huyện Đakrông; Dự án di dânkhẩn cấp ra khỏi vùng ngập lụt và sạt lở bờ sông Thạch Hãn xã Hải Lệ, thị xãQuảng Trị
Kết quả thực hiện: Giai đoạn 2013-2015 đã bố trí, ổn định 261 hộ dân cư, bìnhquân bố trí 75 hộ/năm Trong đó: Di dân vùng thiên tai, khó khăn: 236 hộ, di dânvùng biên giới: 25 hộ Bố trí tập trung vào dự án: 199 hộ, và xen ghép tại cộngđồng: 62 hộ Các dự án đã san lấp được trên 65 ha mặt bằng bố trí dân cư; xâydựng được 22,5 km đường giao thông nội vùng; 04 công trình cấp điện sinh hoạt
và 04 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; 01 công trình cầu và hàng chục cácloại cống thoát nước
Về xen ghép giai đoạn 2012-2015 đã hỗ trợ cộng đồng đầu tư xây dựng 08công trình (02 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng kiêm nhà mẫu giáo(300m2), 06công trình đường giao thông (dài 3,5 km) phục vụ cho người dân sở tại và dân cưđến ổn định hời sống tại nơi ở mới
Nhìn chung, các dự án bố trí ổn định dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đãgóp phần khắc phục hậu quả thiên tai, từng bước ổn định đời sống dân cư, pháttriển sản xuất thu nhập của các hộ gia đình ổn định và phát triển năm sau cao hơnnăm trước (bình quân 20-24 triệu đồng/hộ/năm) Cơ sở hạ tầng được tạo lập cơ bảnphục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, nâng tỷ lệ sử dụng nước sinh hoạt, điệnsinh hoạt từ 80-90 % Các hộ dân đã tiếp cận được các dịch vụ xã hội như: y tế,văn hoá, giáo dục và trên cơ sở đó giúp người dân yên tâm sản xuất, phát triểnkinh tế Vì vậy được người dân đồng tình ủng hộ cao, tin tưởng tuyệt đối vào chủtrương chính sách của Đảng, nhà nước Công tác bố trí dân cư đã góp phần kịp thờivào xây dựng nông thôn mới, có tác động không nhỏ đến việc ổn định đời sống vànâng cao thu nhập cho người dân, xoá đói giảm nghèo, hình thành các điểm dân cưmới có cơ sở hạ tầng thiết yếu, giữ vững an ninh chính trị, gắn với bảo vệ môitrường và an toàn trật tự của địa phương
6 Về ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
6.1 Về ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất
- Trên lĩnh vực trồng trọt: Trong thời gian qua đã xây dựng thành công nhiều
Trang 20mô hình và đã được triển khai và áp dụng hiệu quả trên địa bàn, đặc biệt là các môhình: Cánh đồng lớn lúa chất lượng cao có liên kết trong sản xuất và tiêu thụ tạihuyện Hải Lăng và Triệu Phong; Mô hình trồng ném trên đất cát, Mô hình chuyểnđổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây trồng cạn; Mô hình liên kết các nhóm hộvới Doanh nghiệp trong cung ứng phân bón và tiệu thụ sản phẩm cà phê tại xãHướng Phùng; mô hình sản xuất lúa theo phương pháp canh tác tự nhiên tại huyệnTriệu Phong đã mang lại hiệu quả cao trong sản xuất Việc nghiên cứu khoa học,chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã được được ngành luôn quantâm chỉ đạo Đặc biệt là công tác giống cây trồng gắn với các biện pháp phòng trừdịch bệnh, tăng cường công tác thâm canh tăng năng suất Việc chuyển đổi câytrồng ở các vùng đất cát nội đồng và ven biển cùng với việc áp dụng các biện pháp
kỹ thuật thâm canh trên đất đồi, đất cát và sử dụng các loại phân bón phù hợp vớitừng chân đất đã nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần xoá đói, giảm nghèo
- Trong chăn nuôi: Hiệu quả tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi bò lai Zebu ngày càngđược khẳng định, hàng năm có khoảng 10.000 bò cái được phối giống nhân tạo vàtạo ra 7.000-8.000 bê lai Zebu ra đời Bên cạnh đó việc tuyển chọn các nái lai chấtlượng làm nền để phối tinh của các giống bò cao sản hướng thịt như
Droughmaster, BBB đang ngày càng phát triển Song song với cải tạo đàn bò việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng cỏ, bảo quản chế biến phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò được triển khai rộng rãi , như các mô hình trồng cỏ tưới tiết kiệm, máy cuộn rơm làm thức ăn cho trâu, bò Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi lợn Tỷ lệ nái lai, nái ngoại chiếm đa số trong cơ cấu đàn nuôi tại địa phương Nhiều tiến bộ kỹ thuật trong chuồng trại, phương thức nuôi được áp dụng như chăn nuôi lợn trong chuồng lạnh, máng
ăn, uống tự động được áp dụng rộng khắp.Các mô hình áp dụng quy trình
chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học phát triển mạnh Đặc biệt là việc áp dụng đệmlót sinh học vào trong chăn nuôi gà Nhiều giải pháp khoa học công nghệ được ápdụng như: Hố ủ phân; sử dụng chế phẩm sinh học (EM) để xử lý chất thải, khử mùihôi, đệm lót sinh học với chăn nuôi lợn thịt, gà, sử dụng hầm Biogas, một số trangtrại lớn đã áp dụng công nghệ xử lý chất thải bằng hầm phủ bạt HDPE
- Thủy sản: tiếp tục triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
nuôi trồng thủy sản thông qua xây dựng các mô hình sau: Mô hình sản xuất tôm sú giống theo công nghệ vi sinh; Mô hình sản xuất cá rô phi đơn tính 21 tuổi theo công nghệ xử lý bằng hooc mon 17& Methyltestosteron, mục đích để ương nuôi thành cá giống cung ứng cho nhân dân; Mô hình sản xuất giống cá trê nhằm sản
xuất 09 vạn cá giống để cung ứng chủ động nguồn giống cho nhân dân trên địa bàn
tỉnh Một số mô hình ứng dụng trong khai thác như Mô hình máy dò ngang Koden DKS 6000BB, Máy dò ngang Furuno CH-250 đã mang lại hiệu quả cao, giúp ngư
dân vươn khơi xa khai thác, thường xuyên bám biển góp phần bảo vệ chủ quyền
Tổ quốc, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho ngư dân
- Trên lĩnh vực lâm nghiệp: việc ứng dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật về giốngkeo lai giâm hom có thể nói là yếu tố đột phá trong việc trồng rừng và phát triểnkinh tế từ nghề rừng, góp phần quan trọng vào việc trồng rừng kinh tế thâm canh
Trang 21Đảm bảo tốt nhu cầu trồng rừng hàng năm, nâng độ che phủ rừng ổn định 49,65%(năm 2016) Chú trọng phát triển lâm nghiệp bền vững, gắn chặt các khâu trồng,chăm sóc, quản lý khai thác bảo vệ rừng, đặc biệt trong những năm gần đây, tỉnh ta
là đơn vị tiên phong trong cả nước đi đầu trong việc áp dụng chứng chỉ phát triểnrừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC (đến nay toàn tỉnh đã có gần 21.000 ha diệntích rừng được cấp chứng chỉ FSC, chiếm gần 11% tổng diện tích rừng có chứngchỉ của toàn quốc), tạo điều kiện thuận lợi cho gỗ và các sản phẩm từ gỗ củaQuảng Trị thâm nhập được vào các thị trường cao cấp: Châu Âu, Nhật, Mỹ Các
mô hình trồng cây lâm nghiệp ứng dụng các tiến bộ KH&CN vẫn tiếp tục đượcứng dụng theo dõi làm cơ sở nhân rộng
- Thủy lợi được xem là biện pháp hàng đầu phục vụ sản xuất nông nghiệp, tạođiều kiện cho thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuấthàng hóa, cải thiện cấp nước sinh hoạt cho nông thôn Nhiều tiến bộ khoa học kỹthuật trong lĩnh vực này được ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rõ rệt,như: Bê tông hoá kênh mương; đập cao su; cửa cống composit; điều tiết van đóng
xả nước bằng điện; kết hợp lâm nghiệp và thủy lợi để cải tạo vùng cát; xây dựngbản đồ các vùng ngập lụt, thiết lập các trạm đo cảnh báo lũ để đề phòng, giảmthiểu thiệt hại thiên tai Đến nay các hệ thống công trình thủy lợi trên toàn tỉnh đãtưới đạt trên 85% diện tích gieo cấy cho 2 vụ lúa (41.000ha), tiêu úng cho 7.500
ha, ngăn mặn, giữ ngọt, ngăn lũ tiểu mãn, lũ sớm cho hơn 13.500 ha; gần 89% dân
cư nông thôn đã được sử dụng nước hợp vệ sinh
- Trên lĩnh vực nông thôn: Thông qua hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chươngtrình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đã hướng dẫn các địa phương triểnkhai thực hiện từ năm 2011- 2016 đã xây dựng trên 99 mô hình, với trên 3.563 hộdân tham gia, như: Sản xuất rau an toàn, chăn nuôi lợn thịt, lợn nái sinh sản, ;chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; nông lâm kết hợp trên vùng đất gò đồi; các
mô hình thủy sản; mô hình tổ hợp tác Vì vây, thu nhập của các hộ gia đình đãđược cải thiện và làm chuyển biến bộ mặt của nông thôn vùng cao Với sự hỗ trợban đầu của Chương trình đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các địa phương, xâydựng các mô hình chế biến, bảo quản nông sản, phát triển, bảo tồn và du nhập một
số ngành nghề nông thôn, tạo công ăn, việc làm cho nhiều người dân nông thôn,góp phần thúc đẩy cơ giới hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong sản xuất nôngnghiệp nông thôn Đặc biệt một số mô hình đã huy động được sự đóng góp củangười dân, cùng với nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước để xây dựng các mô hình cóhiệu quả, thể hiện tính trách nhiệm và ý thức vượt nghèo
6.2 Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và thông tin truyên truyền:
Thời gian qua ngành Nông nghiệp và PTNT đã chú trọng công tác đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực và thông tin tuyên truyền, gửi đi đào tạo, tập huấn chocán bộ về kiến thức chuyên môn chuyên ngành như kiểm định, kiểm nghiệm giốngcây trồng-vật nuôi, kiểm dịch thực vật, lấy mẫu phân bón, mẫu đất, mẫu nước đểphục vụ công tác chuyên môn
Để tổ chức tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và nhànước, các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp kịp thời và chính
Trang 22xác đến người dân, ngành nông nghiệp đã triển khai thực hiện đồng bộ hệ thốngchủ trương, cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn từTrung ương đến địa phương; tham mưu cho Tỉnh ban hành quy định, kế hoạch cụthể thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương Xây dựng và hình thành
hệ thống dịch vụ về nông nghiệp ở cơ sở như: Tổ hợp tác, dịch vụ cơ giới hóa, tổdịch vụ thu hoạch; tổ dịch vụ về Trồng trọt – BVTV; tổ dịch vụ thú y ở xã, HTX,thôn theo hướng chuyên nghiệp, chuyên môn hóa
- Chú trọng chương trình thông tin tuyên truyền: Hàng tháng thường xuyên cócác trang chuyên đề trên các phương tiến thông tin đại chúng như Trang Nôngnghiệp trên Đài PTTH, Chuyên mục Báo Quảng Trị và phát hành định kỳ hàngtháng các bản tin Khuyến nông,
- Chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn: Từ năm2011- 2016 đã tổ chức đào tạo 371 lớp, với 10.562 viên tham gia (đạt 98,6% KH).Trong đó số lao động qua đào tạo chủ yếu là tự tạo việc làm với nghề đã học vàlàm đúng với nghề được đào tạo theo hướng nông dân nồng cốt gắn với vùngchuyên canh hàng hóa; góp phần nâng cao năng suất lao động, năng suất các loạicây trồng vật nuôi
7 Về chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản và thủy sản:
Trong thời gian vừa qua, để thúc đẩy quá trình sản xuất gắn với chế biến vàtiêu thụ nông sản, nhằm nâng cao giá trị cho người sản xuất, Ngành Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn cùng các địa phương đã tăng cường tìm kiếm, mời gọi cácDoanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến để liên kết với nông dân trong sản xuất, chếbiến và tiêu thụ nông sản như: thu mua đậu xanh chuyển đổi trong vụ Hè thu, thumua lúa sản xuất theo cánh đồng lớn tại Hải Lăng, hỗ trợ 14 nhóm hộ nông dân kýkết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cà phê,
Phối hợp cùng Sở Công thương, Dự án phát triển sinh cho người dân tộc thiểu
số tại Hướng Hóa (dự án EMEE) tham gia hội chợ hàng nông sản tại Hà Nội, nhằmquảng bá một số nông sản đặc sản của tỉnh và nhận được sự quan tâm của một sốDoanh nghiệp trong nước như Hạt tiêu Cùa, Cao chè vằng, miến Loan Hảo, đậuđen xanh lòng Triệu Vân, gạo sạch Triệu Phong, Trứng gà Tứ Hải, cà phê HướngHóa
Toàn tỉnh có gần 1.300 cơ sở xay xát, đánh bóng lúa gạo,công suất chế biếnbình quân 80 ngàn tấn/năm, chiếm hơn 30% sản lượng lúa của tỉnh Trong đó, có 3
cơ sở chế biến gạo chất lượng cao tập trung ở Thị xã Quảng Trị, cung cấp gạo chothị trường trong tỉnh và các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Hà Nội Có nhàmáy sản xuất tinh dầu lạc với công suất 10.000 tấn nguyên liệu lạc/năm của công
ty TNHH MTV Từ Phong ở Cam Lộ, đã góp phần ổn định thị trường lạc trên địabàn, giúp nông dân yên tâm đầu tư sản xuất
Đã hình thành nên các vùng nguyên liệu sắn gắn với nhà máy chế biến.Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 03 nhà máy chế biến tinh bột sắn với công suất thiết
kế gần 400.000 tấn sắn củ tươi/năm, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất sắntheo hướng tập trung gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ Ổn định thu nhập
Trang 23trồng sắn cho người sản xuất bình quân 30 – 40 triệu đồng/ha/năm, nhiều hộ nôngdân đã thoát nghèo vươn lên làm giàu
Cao su, cà phê, hồ tiêu là 3 cây công nghiệp dài ngày chủ lực của tỉnh, thờigian qua đã tăng cường xây dựng thương hiệu, liên doanh liên kết trong sảnxuất, chế biến và tiêu thụ nên đã khai thác được tiềm năng lợi thế, hình thànhvùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ Trên địabàn tỉnh hiện có 7 cơ sở chế biến mủ cao su với tổng công suất chế biến: 22.500tấn/năm; 14 cơ sở thu mua và chế biến cà phê với tổng công suất thiết kế gần100.000 tấn quả tươi/năm Hiện nay, Công ty My Anh – Khe Sanh đang đầu tư xâydựng nhà máy thu mua, chế biến và bảo quản sản phẩm chuối với công suất
27.000-36.000 tấn/năm (90-120 tấn/ngày), góp phần tiêu thụ và chủ động đầu ra
cho sản phẩm chuối trên địa bàn
Trong lâm nghiệp: Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 295 cơ sở chế biến gỗ, gồm:
2 dây chuyền sản xuất gỗ MDF, 9 nhà máy sản xuất ván ghép thanh, 5 nhà máy sảnxuất viên nén, 9 Nhà máy sản xuất dăm, khoảng 270 xưởng cưa, rạp mộc Với sốlượng cơ sở chế biến trên, nguồn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh không đáp ứng chonhu cầu chế biến, mà phải thu mua nguyên liệu từ các tỉnh Thừa Thiên Huế, QuảngBình và đặc biệt nguồn nguyên liệu gỗ từ nước bạn Lào về sản xuất Sản phẩmchính là dăm gỗ xuất khẩu và một số cung cấp cho Công ty MDF Quảng Trị Tuynhiên, trong những năm gần đây, các cơ sở chế biến đã đầu tư các máy móc, côngnghệ hiện đại nên đã tận dụng triệt để các nguồn nguyên liệu và tạo ra các sản phẩn
có chất lượng cao, đáp ứng với thì trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu
Chế biến lâm sản ngoài gỗ: Hiện tại trên địa bàn tỉnh đã có 1 nhà máy chế biếnnhựa thông với công suất 5.000 tấn/năm Hàng năm, tỉnh cung cấp cho nhà máy từ2.000 – 3.000 tấn nhựa thông cho nhà máy, số còn lại nhà máy thu mua của cáctỉnh bạn như tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế … về sản xuất
Trong khai thác và nuôi trồng thủy sản: Chế biến thuỷ sản phát triển nhanhtheo hướng nâng cao giá trị gia tăng và chế biến xuất khẩu Hiện nay toàn tỉnh chỉ
có một nhà máy chế biến đông lạnh xuất khẩu với công suất 1.000 tấn/năm nhưnghoạt động chưa ổn định và hiệu quả.Chủ yếu là xuất khẩu uỷ thác, chưa có bạnhàng xuất khẩu trực tiếp
Năm 2016, đã có176 cơ sở, tăng gần gấp đôi so với năm 2014.Chủ yếu chếbiến cá hấp sấy, phơi khô, mắm các loại Hàng năm sấy khoảng từ 5.000 - 6.000tấn cá khô xuất tiểu ngạch
Chế biến bột cá và surimi: có 2 cơ sở của doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài,với công suất thiết kế 50.000 tấn cá bột/năm đủ sức tiêu thụ hết sản phẩm sản xuấttrong tỉnh và các tỉnh lân cận Công ty Ngọc Tuấn chế biến sản phẩm thuỷ sảnsurimi công suất 50 tấn/ngày, chủ yếu xuất khẩu uỷ thác Chế biến nước mắmtruyền thống được phát huy, có 37 cơ sở với công suất chế biến tăng từ 1 triệulít/năm đến nay đạt 2 triệu lít/năm Sản phẩm nước mắm ngày càng có thương hiệu
và nhãn mác, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm
Trang 24II MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU 3 NĂM TÁI CƠ CẤU NGÀNH (2014-2016).
Thực hiện chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế và triển khai Đề án cơ cấu lạingành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theoQuyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số1817/QĐ-UBND ngày 09/10/2013 về việc phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện
Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và pháttriển bền vững Toàn ngành, đang tập trung xây dựng các đề án tái cơ cấu theo lĩnhvực cụ thể gồm: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản và thuỷ lợi Kết quảthực hiện bước đầu trên các lĩnh vực như sau:
- Lĩnh vực trồng trọt: Xác định giống là khâu đột phá trong việc nâng cao năng
suất và chất lượng cây trồng trên địa bàn tỉnh Đã xác định được bộ giống lúa chủ lực,ngắn ngày và cực ngắn, có năng suất, chất lượng để né tránh thiên tai và thích ứng vớibiến đổi khí hậu, đưa vào sản xuất diện rộng các giống chất lượng cao để gia tăng giátrị trên đơn vị diện tích Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như: Vùng lúachất lượng cao để nâng cao hiệu quả kinh tế trước mắt và lâu dài, vùng lạc, vùngsắn nguyên liệu, vùng cà phê, cao su, Hồ tiêu áp dụng cơ giới hóa trong sản xuấtnông nghiệp để tăng năng suất lao động Qua đó, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quảkinh tế, giảm tổn thất sau thu hoạch, đặc biệt là đảm bảo được khâu thời vụ nhằmgiảm thiểu tổn thất do thiên tai gây ra Đến năm 2016 mức độ cơ giới hoá khâu làmđất đạt 88%, khâu gieo cấy 32%, khâu thu hoạch đạt 70.5%, khâu tưới tiêu 55%,khâu vận chuyển 48,6% Đã đẩy mạnh việc xây dựng liên kết 04 nhà, xây dựngcánh đồng lớn, hỗ trợ, khuyến khích bà con nông dân sử dụng giống đảm bảo phẩmcấp Do đó, năng suất và giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác lúa không ngừngtăng lên Đã kêu gọi nhiều doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng với địa phương, vớinông dân để sản xuất và bao tiêu sản phẩm lúa gạo Bên cạnh đó, nhiều địa phươngcũng đã xây dựng các đề án chi tiết về phát triển ngành sản xuất lúa, trong đó cácchính sách đi kèm để hỗ trợ liên kết 4 nhà, hỗ trợ xây dựng cánh đồng lớn
- Lĩnh vực chăn nuôi: Đã thúc đẩy hình thành các mô hình chăn nuôi hộ lớn
và liên kết trong sản xuất như: liên kết ngang trong chăn nuôi lợn thịt giữa các hộchăn nuôi từ khâu sử dụng chung một loại thức ăn, được hướng dẫn cùng một quytrình kỹ thuật và cùng tiêu thụ chung một phần sản phẩm với quy mô nuôi từ 10-20lợn nái và 100-200 lợn thịt/năm Liên kết dọc giữa người chăn nuôi lợn với doanhnghiệp Toàn tỉnh có 16 mô hình với quy mô nuôi lợn thịt từ 600-1.000 con/môhình; có 01 mô hình nuôi với quy mô 3.000-4.000 con2
- Lĩnh vực lâm nghiệp: Công tác quản lý rừng bền vững theo tiêu chí FSC
cũng đã được các địa phương quan tâm và nhân dân ủng hộ Hiện tại, trên địa bàntỉnh đã có 20.966 ha diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC, Quảng Trị làtỉnh đi đầu trong việc quản lý rừng bền vững - cấp chứng chỉ FSC Gổ từ rừng trồngđược cấp chứng chỉ FSC được bán với giá cao hơn so với giá bán gỗ thông thườngtại cùng thời điểm từ 30 - 40%, bình quân giá bán rừng khoảng 130 - 150 triệu
2 (Dạng liên kết khép kín chuỗi giá trị từ sản xuất giống và thức ăn chăn nuôi - Trang trại chăn nuôi - Tiêu thụ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh; nâng cao giá trị gia tăng, giúp truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm ).
Trang 25đồng/ ha ( cá biệt có hộ bán được 200 triệu đồng/ ha), đây cũng là một lợi thế rấtlớn kích thích cho người dân tham gia trồng rừng gỗ lớn.
- Lĩnh vực thuỷ sản: Thuỷ sản thực hiện đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản, khai
thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi, từng bước sắp xếp chuyển dịch cơ cấu kinh tếbiển.Năng lực tàu thuyền phát triển nhanh, nhất là tàu đánh bắt xa bờ (đến năm 2016
số tàu trên 90CV là 208 chiếc), trang thiết bị và kỹ thuật khai thác ngày càng đượcđồng bộ và nâng cao đã góp phần tăng nhanh sản lượng, nhiều nghề khai thác mới cóhiệu quả được du nhập và phát triển như nghề lưới vây, rê khơi, rê hỗn hợp, lướichụp, lồng bẫy ghẹ, ốc hương, chụp mực…Công tác chuyển giao KHCN cho nôngngư dân luôn được quan tâm, đã triển khai xây dựng các mô hình sản xuất có hiệuquả như du nhập các nghề khai thác năng suất cao, nâng cao hiệu quả sản phẩm vàgiảm tổn thất sau thu hoạch cho ngư dân , nuôi thủy sản ứng dụng chế phẩm sinh học
và sạch bệnh
- Về thủy lợi: Từ năm 2014 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng, nâng cấp,
sửa chữa nhiều công trình thủy lợi phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành nôngnghiệp tỉnh Quảng Trị được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2211/QĐ-
UBND ngày 15/10/2014 Đến nay trên địa bàn tỉnh đã xây dựng đực các mô tình
tưới tiết kiệm, tưới cho cây trồng cạn như: mô hình tưới cho cây Lạc tại Cam Lộ,
mô hình tưới cho cây tiêu ở huyện Gio Linh, mô hình tưới cho cây rau, màu tạiĐông Hà, mô hình tưới cho cây dược liệu tại huyện Cam Lộ Đầu tư nâng cấp hoànthiện các công trình thuỷ lợi, đã có trên địa bàn toàn tỉnh nhờ vậy đã nâng cao nănglực phòng, chống thiên tai
III TỒN TẠI HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
- Tập quán sản xuất của người nông dân chậm thay đổi, còn trong chờ, ỷlại,thiếu nhạy bén trước biến động của thị trường, thất thoát sau thu hoạch còn rấtlớn Chất lượng sản phẩm còn thấp, nông sản sản xuất được chủ yếu vẫn tự sản tựtiêu, giá thành cao, chưa tạo được thương hiệu, địa chỉ sản phẩm sạch, sản phẩm antoàn, khả năng cạnh tranh với thị trường còn yếu;
- Việc đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ còn nhiều hạnchế Công nghệ chọn lọc giống, đầu tư phát triển giống cây trồng, vật nuôi, giống câylâm nghiệp, các mô hình có năng suất chất lượng cao chưa có nhiều và ít được nhânrộng Sự đầu tư xây dựng và nhân rộng mô hình chưa được quan tâm đúng mức
- Dịch bệnh nguy hiểm trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn và thường xuyênxảy ra, ô nhiễm môi trường chăn nuôi đang ngày càng bức xúc Quản lý chất lượngcây, con giống, môi trường nuôi, dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các địaphương, cơ sở còn bất cập
Trang 26- Điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém, vùng đồng bào dân tộc với cuộc sống cònrất nhiều khó khăn; hệ thống thuỷ lợi cung cấp nước ngọt phục vụ sản xuất vùngcát bãi ngang ven biển chưa được được đầu tư Công tác quy hoạch cảng cá, khuneo đậu tránh trú bão còn có hạn chế chưa được điều chỉnh bổ sung; Các bến cáphát triển một cách tự phát, chưa có sự phân công quản lý trong khi đó sự đầu tưcủa các chương trình dự án chưa đồng bộ, tỷ lệ đầu tư cho hạ tầng thấp, chưa cóđầu tư để phát triển sinh kế
- Công nghệ thu hoạch, bảo quản, chế biến nông - thủy sản còn lạc hậu và chấtlượng nông sản sau chế biến chưa cao, chưa tạo lập được thương hiệu bền vữngtrên thị trường; giá cả các loại vật tư, nông sản không ổn định
- Thị trường tiêu thụ nông sản còn hạn hẹp và các sản phẩm sản xuất ra chủyếu xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch nên thiếu ổn định về sảnlượng, giá cả; mới chỉ có một số loại sản phẩm gỗ dăm, gỗ MDF, cà phê, nhựathông xâm nhập được vào các thị trường cao cấp như Mỹ, Nhật, châu Âu nhưngvới số lượng còn hạn chế
- Các hình thức tổ chức sản xuất thiếu hiệu quả: Kinh tế hợp tác phát triểnchậm, chưa đóng vai trò mong đợi trong hỗ trợ hoạt động sản xuất của nông hộ.Quy mô của các HTX nông nghiệp, tổ hợp tác còn nhỏ; trình độ, năng lực quản lýcủa nhiều cán bộ HTX còn yếu; chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhiều HTX, tổhợp tác thấp; Kinh tế trang trại tuy có tăng qua từng năm nhưng quy mô còn nhỏ,
và chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng nhưkinh tế nông thôn Các hình thức liên kết trong sản xuất còn lỏng lẻo, thiếu ràngbuộc, chưa hiệu quả và còn nhiều hạn chế Chưa kết nối được sản phẩm giữa cácmiền, vùng, giữa các địa phương với nhau để tạo ra 1 sản phẩm hàng hóa đồngnhất, khối lượng lớn để hòa nhập với thị trường tiêu thụ; Việc khai thác thế mạnh
để phát triển các sản phẩm hàng hóa của các tiểu vùng sinh thái (ven biển, đồng bằng, miền núi) chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.
- Chính sách tín dụng hỗ trợ cho các chủ thể vay vốn để phát triển sản xuất lâm-ngư nghiệp đang còn gặp nhiều khó khăn, bất cập Người nông dân đang thiếu vốn
nông-để đầu tư vào giống, vật tư, phương tiện và các trang thiết bị hiện đại khác phục vụcho quá trình sản xuất nông-lâm-ngư quy mô lớn
2 Nguyên nhân
2.1 Nguyên nhân khách quan:
- Quảng Trị là một trong những tỉnh có điều kiện thời tiết khá khắc nghiệt,mùa khô nóng và gió Tây Nam kéo dài, kèm theo thiên tai thường xuyên xảy ra(bão, lũ, lốc ) Sản xuất phụ thuộc lớn vào điều kiện thiên nhiên, trong khi ảnhhưởng của biến đổi khí hậu và diễn biến thời tiết bất thuận; dịch bệnh trên câytrồng, vật nuôi thường xuyên xảy ra; nguy cơ cháy rừng vẫn luôn luôn thườngtrực, gây thiệt hại cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và ảnh hưởng đến đời sốngcủa người dân
- Xuất phát điểm nông nghiệp, nông thôn của tỉnh thấp, trong khi nguồn lựccủa Nhà nước và nhân dân còn rất hạn hẹp Nông, ngư dân và các doanh nghiệp
Trang 27thiếu vốn sản xuất, khó tiếp cận nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng để pháttriển sản xuất.
- Sự biến động của thị trường, chi phí đầu vào tăng cao làm tăng giá thành sảnphẩm trong khi giá nông sản thấp và không ổn định, nhất là các sản phẩm chủ lựcnhư cao su, cà phê, lúa gạo, thịt lợn, bò, thủy sản ;Thị trường tiêu thụ nông sảnchủ yếu là tiêu dùng nội địa
- Các văn bản quản lý nhà nước ban hành chưa đồng bộ, còn chồng chéo, ápdụng vào thực tiễn sản xuất tại địa phương gặp nhiều khó khăn, bất cập
2.2 Nguyên nhân chủ quan:
- Công tác tổ chức chỉ đạo của các cấp chính quyền, nhất là ở cơ sở trong việcquy hoạch và xây dựng các vùng sản xuất tập trung, áp dụng tiến bộ KHKT, liênkết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ còn chậm, và chưa chủ động;
- Ý thức sản xuất của người dân vẫn chưa thay đổi còn mang tính sản xuấtnhỏ, phong tục tập quán còn lạc hậu, còn có tư tưởng trồng chờ, ỉ lại; chưa mạnhdạn áp dụng các tiến bộ KHKT mới vào sản xuất Trình độ thâm canh còn chênhlệch lớn giữa các vùng, miền, giữa các hộ trong cùng một khu vực sản xuất
- Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp còn ít và hạn chế, mức hỗtrợ thấp, chậm được cụ thể hoá vào sản xuất; chưa thực sự khuyến khích nông dân
và Doanh nghiệp tổ chức thực hiện
- Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, so với vị trí, vai trò và yêucầu phát triển, hiệu quả đầu tư chưa cao Chất lượng kết cấu hạ tầng và dịch vụphục vụ nông nghiệp, nông thôn còn thấp Cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ,chưa đảm bảo phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa và chuyển đổi
cơ cấu kinh tế nông thôn, nhất là giao thông nội đồng, giao thông và thủy lợi ở cácvùng nuôi thủy sản tập trung, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão,
- Công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ còn chậm, chưa tạobước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị tăng thêm cho sảnphẩm Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế và chưa cóchính sách “đủ mạnh” để phát triển
- Sự liên kết trong sản xuất còn mang tính tự phát, phần lớn diễn ra tại các hộnông dân và HTX, hợp đồng không chặt chẽ, thiếu cơ sở pháp lý, dẫn đến doanhnghiệp có thể bỏ cuộc giữa chừng, làm thiệt thòi cho người nông dân Công tác xúctiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, việc thu hút các doanhnghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo chuỗi giá trị đang ở diện hẹp và còn
bộc lộ nhiều hạn chế (chủ yếu trên cà phê, lúa, sắn ) và chưa thực sự thu hút nông
dân tham gia;