1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

ĐỀ ÁN Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Nam Định theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014 – 2020

38 672 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 566,5 KB

Nội dung

Nam Định là tỉnh duyên hải trọng điểm nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng, nằm giữa sông Hồng và sông Đáy, có bờ biển dài 72 km. Diện tích tự nhiên 165.217 ha trong đó có 78.000 ha đất lúa, 15.000 ha NTTS. Với lợi thế về đất đai màu mỡ, chủ động tưới – tiêu, với nguồn lao động dồi dào, nông dân Nam Định cần cù, sáng tạo. Nam Định có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, thủy sản hàng hóa.

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 346 /QĐ-UBND ngày 30/7/2014

của UBND tỉnh Nam Định)

Phần I THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Nam Định là tỉnh duyên hải trọng điểm nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng,nằm giữa sông Hồng và sông Đáy, có bờ biển dài 72 km Diện tích tự nhiên 165.217 hatrong đó có 78.000 ha đất lúa, 15.000 ha NTTS Với lợi thế về đất đai màu mỡ, chủ độngtưới – tiêu, với nguồn lao động dồi dào, nông dân Nam Định cần cù, sáng tạo NamĐịnh có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, thủy sản hàng hóa

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là sau 5 nămthực hiện Nghị quyết Trung ương 07 (Khoá X) về nông nghiệp, nông dân và nôngthôn Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của Chính phủ và các Bộ, ngànhTW; trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực cố gắng của các Sở, ban,ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố và các hộ nông dân trong tỉnh, kinh tế nôngnghiệp, nông thôn tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 10 năm qua tăng ổn định

từ 2,5 – 3,2%/năm Cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực song chưa thật hợp lý; trồngtrọt vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, chăn nuôi và thuỷ sản có nhiều tiềm năng phát triểnnhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp, năm 2013:

+ Tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt chiếm 47,64%, giảm 3,07 % so với 2010; + Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 30,87%, tăng 1,60% so với 2010; + Tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản chiếm 16,28%, tăng 1,04% so với 2010

* Về trồng trọt: Cơ cấu cây trồng chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất

hàng hóa Các giống cây trồng dài ngày, năng suất và chất lượng thấp được thay thếnhanh bằng các giống ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao Đã hình thành ổn địnhtập quán sản xuất 3 vụ/năm trên diện tích canh tác cây hàng năm; Sản xuất vụ Đôngđược khôi phục và phát triển Các tiến bộ kỹ thuật (TBKT) mới được tiếp thu và nhânrộng, đã tuyển chọn đưa vào sản xuất hàng chục loại giống cây trồng mới có năng suất,chất lượng và hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện của Nam Định Đã làm chủ côngnghệ duy trì dòng mẹ, tổ chức sản xuất thành công nhiều tổ hợp lúa lai 2 dòng,3 dòng;chủ động được công nghệ sản xuất giống khoai tây sạch bệnh bằng phương pháp nuôicấy mô tế bào Cơ giới hóa các khâu sản xuất được mở rộng, bước đầu hình thành cácvùng sản xuất hàng hoá tập trung theo mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” Giá trị sản xuấttrên 1ha canh tác tăng từ 75,4 triệu đồng năm 2010 lên 87,88 triệu đồng năm 2013

Lúa gạo là sản phẩm chủ lực của ngành trồng trọt, ngoài phục vụ nhu cầu tiêudùng nội tỉnh, mỗi năm có khoảng 300 – 350 ngàn tấn lúa hàng hóa cung ứng cho cácthành phố lớn Song, cơ cấu giống cây trồng chưa thật sự phù hợp với từng mùa vụ; tỷ

lệ các giống nhiễm sâu bệnh, chống chịu kém với hạn, úng, rét và chua mặn vẫn chiếm

Trang 2

từ 30 - 40% diện tích nên sản xuất còn tiềm ẩn nhiều rủi ro Nhiều xã cơ cấu cây trồngcòn khá đơn lẻ, chủ yếu vẫn là độc canh cây lúa nên giá trị sản xuất không cao Cácloại rau màu hàng hóa giá trị cao chưa được quan tâm đầu tư phát triển Nhiều mô hìnhchuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây màu và nuôi trồng thủy sản cóhiệu quả cao hơn được khẳng định trong thực tế nhưng việc mở rộng còn hạn chế; tìnhtrạng chuyển đổi tự phát đất trồng lúa sang trồng cây cảnh diễn ra phổ biến ở một sốnơi nhưng chưa được kiểm soát.

* Về chăn nuôi: Phương thức chăn nuôi chuyển dịch tích cực theo hướng giảm

chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, tăng chăn nuôi trang trại, gia trại tập trung theophương thức công nghiệp Chất lượng đàn gia súc, gia cầm được nâng cao; Năm 2013,toàn tỉnh có 10.114 trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung, trong đó có 149 trang trạiđạt tiêu chí mới; sản lượng thịt hơi đạt 145.500 tấn, trứng 230 triệu quả, tăng 17% sovới năm 2010

Chăn nuôi lợn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu (70-80%), gia cầm có nhiềutiềm năng phát triển nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp (10-15%) Một số địa phương chưaquy hoạch được vùng chăn nuôi tập trung, không đảm bảo vệ sinh môi trường và antoàn dịch bệnh nên dịch bệnh vẫn còn xảy ra

* Về thuỷ sản: Khai thác thủy sản được duy trì nhưng tỷ lệ đánh bắt xa bờ còn

thấp, sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản phát triển sôi động nhất là ở các huyện venbiển Tổng sản lượng thủy sản năm 2013 đạt 100,6 ngàn tấn Giá trị sản xuất ngànhthuỷ sản tăng bình quân 11%/năm

Đã hình thành 40 vùng nuôi trồng tập trung song nhiều sản phẩm thủy sản có quy

mô nhỏ Việc áp dụng công nghệ mới và quy trình nuôi công nghiệp chưa đồng đều giữacác đối tượng nuôi Hệ thống thủy lợi phục vụ các vùng nuôi còn nhiều bất cập

* Về sản xuất muối: Diện tích và sản lượng muối giảm do chuyển đổi sang

nuôi trồng thuỷ sản, nhưng do đã từng bước đổi mới công nghệ và quy trình sản xuấtnên chất lượng muối được nâng cao

* Về công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm: Nhìn chung, công nghiệp

chế biến nông sản, thực phẩm của tỉnh có bước phát triển, từng bước gắn kết với vùngnguyên liệu như: Sản xuất, chế biến lúa gạo, rau quả, thịt động vật và thủy hải sản Tuynhiên, hầu hết các cơ sở này có công suất nhỏ, cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đápứng yêu cầu thu hoạch, bảo quản với số lượng hàng hóa lớn Công nghệ bảo quản, chếbiến còn lạc hậu, phần lớn là sơ chế, chưa có các sản phẩm chế biến tinh, chế biến sâu

(Chi tiết trong phụ lục số 8)

* Hình thức tổ chức sản xuất: Từ năm 2010 toàn tỉnh đã thành lập 211 Ban

nông nghiệp xã Các Ban nông nghiệp xã đã tham mưu tích cực giúp UBND xã xâydựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất nông nghiệp, quản lý nhà nước đối vớinông nghiệp và PTNT

- Kinh tế tập thể được củng cố và có bước phát triển Năm 2013, toàn tỉnh có

304 HTX nông nghiệp, 14 HTX diêm nghiệp và 5 HTX thủy sản, ngành nghề nôngthôn với 528 nghìn hộ xã viên Các HTX đã tích cực chuyển đổi hoạt động theo LuậtHTX, hỗ trợ kinh tế hộ phát triển 100% số HTX thực hiện dịch vụ tưới tiêu; 30% tổchức dịch vụ làm đất, 35% thực hiện dịch vụ nước sạch 70% số HTX cân đối được thuchi, kinh doanh có lãi Doanh thu năm 2013 đạt bình quân 850 triệu đồng/HTX, tăng

Trang 3

bình quân 3,6%/năm Đã hình thành một số mô hình mới trong liên kết tổ chức sảnxuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được tập trung đầu tư, cải tạonâng cấp; đã xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều công trình giao thông, thủy lợi đầu mốilớn và một số đê kè xung yếu đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu sản xuất, xây dựngNTM và phòng chống thiên tai

* Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành tựu đã đạt được, kinh tế nông nghiệp, thủy sản của Tỉnh cũng còn một số hạn chế, yếu kém:

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản chưa tương xứng vớitiềm năng Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhìn chung còn chậm, tỷ lệ cơ giớihoá trong các khâu sản xuất nhất là khâu gieo cấy và thu hoạch còn thấp Sức cạnhtranh của các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản nhìn chung còn thấp, chưa tạo đượcnhiều sản phẩm có chất lượng, giá trị cao mang thương hiệu Nam Định Công nghiệpchế biến và công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp phát triển chậm, chưa gắn kếtvới sản xuất nông nghiệp, thủy sản; việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản còn khó khăn

- Một bộ phận không nhỏ lao động trong nông thôn thiếu gắn bó với đồng ruộng;

đã xuất hiện tình trạng nông dân bỏ ruộng không sản xuất

- Các hình thức tổ chức sản xuất chưa đa dạng, chậm đổi mới Hiệu quả hoạtđộng của 1 số Ban nông nghiệp xã, HTX dịch vụ nông nghiệp chưa cao Thu hút đầu tưcủa doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế

- Các vấn đề về việc làm, đời sống, nước sạch và VSMTNT ở 1 số xã còn bấtcập; công tác thu gom, xử lý rác, nước thải chưa tốt, tình trạng mất vệ sinh, ô nhiễmmôi trường ở các khu đông dân cư, làng nghề, trên các kênh mương; tình trạng vi phạmcác công trình đê điều, thủy lợi còn tồn đọng và diễn biến phức tạp

- Đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận dân cư nông thôn vẫn còn khókhăn

* Nguyên nhân tồn tại, hạn chế:

Nguyên nhân khách quan:

- Do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết những năm qua diễn biến phức tạpbất thường, cùng với ảnh hưởng của lạm phát, suy thoái kinh tế, giá cả, thị trườngkhông ổn định làm cho sản xuất và đời sống người dân nông thôn gặp không ít khókhăn

- Cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa đồng bộ, khó đi vào thực tế, chưa tạothành động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển; vốn đầu tư cho nông nghiệp,nông thôn còn thấp Các chính sách về đất đai chưa khuyến khích tích tụ, tập trungruộng đất, chưa thực sự hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.Việc vay vốn tín dụng để chuyển đổi cơ cấu sản xuất và phát triển ngành nghề nôngthôn còn vướng mắc và khó khăn

Nguyên nhân chủ quan:

- Trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sản xuất nông nghiệp, cấp uỷ, chính quyềnmột số địa phương nhất là ở cấp xã chưa thường xuyên quan tâm đúng mức, chưa thực

sự quyết liệt, năng động, phát huy lợi thế của địa phương

- Nhận thức của cán bộ, của người dân về phát triển sản xuất hàng hoá chưa rõnét Nhìn chung kiến thức khoa học, trình độ lao động, ý thức bảo vệ môi trường của

Trang 4

người dân còn hạn chế Bình quân diện tích ruộng đất thấp, kèm theo tâm lý giữ ruộnglàm trở ngại của quá trình tập trung, tích tụ ruộng đất; lực lượng lao động nông thônphân tán, chất lượng thấp Hiệu quả hoạt động của các HTX NN (HTX cả làng) cùng với

cơ chế giao đất, khoán hộ hiện nay không còn phù hợp, thiếu sự liên kết trong sản xuấtnông nghiệp và không còn tạo được động lực trong phát triển sản xuất nông nghiệp, một

bộ phận không nhỏ nông dân không gắn bó với đồng ruộng

- Công tác bố trí, sắp xếp cán bộ, năng lực và trách nhiệm của cán bộ làm nôngnghiệp ở một số huyện, thành phố chưa đáp ứng yêu cầu Chế độ đãi ngộ đối với cán

bộ, nhân viên kỹ thuật nông nghiệp ở cơ sở còn hạn chế

- Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn mặc dù đã được đầu tư, nâng cấp, cải tạonhưng chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa và phòng chống thiên tai

Tóm lại, kinh tế nông nghiệp, nông thôn Nam Định tuy có bước phát triển khá

so với các tỉnh trong khu vực song nhìn chung vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu làkinh tế hộ, sản xuất nông nghiệp hàng hóa chưa rõ nét; tốc độ tăng trưởng đang chậmdần; hàm lượng khoa học - công nghệ, năng suất lao động xã hội, thu nhập của ngườinông dân còn thấp Ngành Nông nghiệp của tỉnh chưa thực sự phát triển bền vững Vìvậy, việc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp & PTNT là hết sức cần thiết

lý giám sát nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch; (2) khuyến khích vàthu hút đầu tư tư nhân; (3) nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đầu tư công; (4) cải cáchthể chế (tiếp tục sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, nâng cao năng lực cho kinh tếhợp tác, phát triển đối tác công tư (PPP), tiếp tục cải cách và đổi mới hệ thống nghiên cứukhoa học, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thựchành tiết kiệm, chống lãng phí.); (5) tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách (cácchính sách hỗ trợ và tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp, chính sách đất đai, chính sáchthương mại liên quan đến nông nghiệp, chính sách tiền tệ và tài chính)

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng hơn vào kinh tế thế giới, nhất là sau khitham gia Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) Sản xuất nông nghiệpcủa Nam Định sẽ đứng trước nhiều thuận lợi song cũng không ít thách thức Nông sản,thực phẩm của tỉnh không chỉ phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trong nước

mà phải cạnh tranh gay gắt với các nông sản, thực phẩm từ nước ngoài Để tồn tại vàphát triển buộc phải lựa chọn các sản phẩm có lợi thế; ứng dụng KHCN trong quản lý

và sản xuất, kiểm soát tốt hơn chất lượng nông sản và tăng cường liên kết sản xuấtnông nghiệp hàng hóa theo chuỗi để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nôngnghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân

Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa tăng lên cùng với tăng dân số cơ học ở các

đô thị dẫn tới xu hướng giảm và già đi đáng kể dân số, lao động nông thôn Côngnghiệp hóa và phát triển đô thị sẽ làm giảm một phần đáng kể diện tích đất và tài

Trang 5

nguyên nước của sản xuất nông nghiệp Kinh tế phát triển đòi hỏi nhu cầu cao hơn vềchất lượng lương thực, thực phẩm Cấu trúc bữa ăn của người dân sẽ thay đổi theohướng giảm sử dụng lúa gạo, tăng chi tiêu cho thịt, cá, rau, hoa, quả, thực phẩm chếbiến và các dịch vụ ẩm thực Những thay đổi này là cơ hội lớn về phát triển côngnghiệp chế biến nông sản, thực phẩm giá trị cao Đồng thời cũng là cơ sở cho việc điềuchỉnh cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.

Khoa học công nghệ về sản xuất giống và canh tác trong sản xuất nông nghiệptrong và ngoài nước ngày càng phát triển và có những đột phá quan trọng, nếu có môhình tổ chức sản xuất nông nghiệp và cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phù hợp trong việcứng dụng KH&CN vào sản xuất nông nghiệp sẽ tạo ra được những đột phá trong việcnâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuấtnông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người nông dân

2 Dự báo nhu cầu thị trường nông sản

2.1 Dự báo nhu cầu thị trường các nông sản chính trong nước

Tổng hợp báo cáo của Bộ Nông nghiệp & PTNT và Bộ Công thương, hiện nay thịtrường trong nước tiêu thụ khoảng 70% lượng nông sản làm ra Tuy nhiên, có sự khácbiệt lớn về tỷ lệ tiêu thụ nội địa giữa các ngành hàng: những ngành đạt tỷ lệ tiêu dùngtrong nước cao là ngô, đậu tương, bông, trứng, sữa 100%, đường gần 100%, sản phẩmchăn nuôi trên 95%, gạo 75 - 80%, rau quả 85%; những ngành có tỷ lệ tiêu thụ thấp ởthị trường nội địa là cà phê, hạt tiêu, hạt điều dưới 5%, cao su 15%, chè 30 - 35%.Theo Tổng cục Thống kê: thu nhập bình quân cả nước năm 2012 đạt 1.540USD/người/năm, tăng gấp 2,1 so với năm 2006 (715 USD/người/năm) Xu hướng tiêudùng các sản phẩm nông nghiệp chuyển dần từ số lượng sang chất lượng, nhu cầu tiêuthụ các sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận an toàn thực phẩm có xu hướng tăng.Các sản phẩm qua chế biến, đóng hộp, đóng lọ và các loại rau quả thực phẩm sạch sẽđược tiêu thụ ngày càng nhiều Mặt khác, lượng khách quốc tế vào du lịch ở nước takhoảng 7 - 7,5 triệu lượt người năm 2015 và 10 - 10,5 triệu người năm 2020 nên nhu cầutiêu dùng lương thực, thực phẩm chất lượng cao thời gian tới là rất lớn

- Rau các loại: Theo Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn

2013 – 2020 Đến năm 2020 số khách quốc tế tăng lên 10 - 10,5 triệu lượt, phục vụ 47

- 48 triệu lượt khách nội địa Nhu cầu về rau khoảng 9 - 11 triệu tấn, riêng đô thị là 3triệu tấn

- Lúa gạo chất lượng cao: nhu cầu tiêu thụ gạo đặc sản, gạo chất lượng cao liêntục tăng và bán với giá cao gấp 1,5 - 2 lần gạo thường Nhu cầu gạo sản xuất theo tiêuchuẩn chất lượng Viet GAP, Global GAP gắn với thương hiệu được bán tại các siêu thịngày càng nhiều

- Thịt và trứng gia cầm an toàn sinh học: Dự báo đến năm 2020 mức tiêu thụthịt/người/năm ở Việt Nam là 40 kg thịt xẻ, 100 quả trứng/người/năm và năm 2030 là

45 kg thịt xẻ và 120 quả trứng/ người/ năm Như vậy, tổng sản lượng thịt hơi các loạinăm 2020 là 4 triệu tấn, năm 2030 là 5,33 triệu tấn, sản lượng trứng tiêu thụ trong nướcnăm 2020 là 10 tỷ quả, năm 2030 là 14,22 tỷ quả

- Thủy sản: Dự báo mức tiêu thụ thuỷ sản tại thị trường trong nước sẽ tăng mạnhtrong thập kỷ tới Và nếu năm 2020 Việt Nam hoàn thành cơ bản quá trình CNH, HĐHvới khoảng 50% dân số sống ở các đô thị và thu nhập bình quân đầu người khoảng2.000 USD, mức tiêu dùng thuỷ sản trên đầu người gia tăng khoảng 17% so với hiện

Trang 6

nay, nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản năm 2020 khoảng 3,2 triệu tấn và năm 2030 khoảng4,74 triệu tấn Tuy nhiên, do mức thu nhập thay đổi nên sản phẩm thuỷ sản tiêu thụ sẽngày càng đòi hỏi chất lượng và giá trị cao hơn

- Nấm: được xếp như một loại thực phẩm cao cấp, xu thế tiêu dùng ngày càngtăng Giá nấm thế giới liên tục tăng qua các năm (giá nấm rơm muối năm 2009 là1.300 USD/tấn, năm 2010 là 1.800 USD/tấn và hiện đang mức trên 2.000 USD/tấn)

- Ngô: nhu cầu ngô phục vụ cho chế biến thức ăn chăn nuôi rất lớn mà diện tíchđất để trồng ngô lại không thể mở rộng, thêm nữa năng suất ngô khó có thể tăng nhiều dongô trồng thiếu nước tưới Vì vậy, dự báo từ nay đến năm 2020 vẫn phải nhập khẩu ngô

Như vậy các nông sản chính của Nam Định đều thuộc nhóm có nhu cầu tiêudùng nội địa rất lớn

2.2 Dự báo nhu cầu thị trường các nông sản chính xuất khẩu

- Gạo: Trên thế giới có khoảng 20 nước xuất khẩu gạo và 80 nước nhập khẩu.Nguồn xuất khẩu gạo trong những năm tới vẫn tăng so với nhu cầu, các nước xuất khẩugạo phải cạnh tranh về giá cả và chất lượng gạo tốt hơn để xuất khẩu

- Rau quả: Mặc dù là một nước ở vùng nhiệt đới, tuy nhiên chúng ta chưa có thịtrường xuất khẩu truyền thống, xuất khẩu chủ yếu tiểu ngạch, Trung Quốc là thị trườngchính, mỗi năm nước ta xuất khẩu vào thị trường này khoảng 10.000 tấn

- Thịt các loại: Hiện nay, trên thị trường xuất khẩu thịt lợn thế giới cần 4,5 - 4,7triệu tấn/năm Theo dự báo của FAO, nhu cầu của các thị trường tiêu thụ thịt lợn là rấtrộng lớn, nhưng cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảoVSATTP để chiếm lĩnh thị trường trên thế giới Các thị trường nhập khẩu thịt hiện tại

và tiềm năng của Việt Nam gồm có Liên bang Nga, Hồng Kông, Trung Quốc, NhậtBản, Hàn Quốc Nam Định cần tập trung vào sản xuất những loại sản phẩm chăn nuôihàng hoá có thế mạnh, trước hết là loại hàng hoá có thị trường tiêu thụ (thịt lợn, thịt gà

và trứng gia cầm)

- Thuỷ sản: Việt Nam là một trong số 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới vềcác mặt hàng thủy hải sản Cùng với sự gia tăng dân số và mức tiêu thụ sản phẩm thuỷsản theo đầu người tăng, dự báo mức tiêu thụ thuỷ sản tại thị trường trong nước và xuấtkhẩu sẽ tăng mạnh trong những năm tới Tiềm năng xuất khẩu của ngành hàng này làcao nhưng Việt Nam cần tập trung phát triển nghề nuôi trồng thủy sản bằng cách nângcấp đầy đủ hệ thống hỗ trợ, kiểm soát dịch bệnh và môi trường nhằm nâng cao năngsuất và giảm thiểu rủi ro cho người nông dân Các thị trường chính nhập khẩu thuỷ sảncủa Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đức, Tây Ban Nha, Úc, Trung Quốc, HàLan, Italia,

3 Dự báo nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong tỉnh

3.1 Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp

a Theo Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 2341/QĐ-TTg

ngày 02/12/2013:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm của Nam Định giai đoạn 2011-2020khoảng 13,3%/năm, trong đó giai đoạn 2011-2015 là 13%, giai đoạn 2016-2020 là 13,5%

+ Cơ cấu kinh tế các ngành nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đến năm

2015 là: 26%, 39,5% và 34,5%; đến năm 2020 tỷ lệ này tương ứng là 13%, 45,7% và

Trang 7

41,3% Định hướng đến năm 2030: tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp giảm xuống dưới10%, tỷ trọng phi nông nghiệp tăng trên 90% trong cơ cấu kinh tế

Cùng với phát triển công nghiệp, dịch vụ, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệptrong cơ cấu kinh tế của tỉnh ngày càng giảm, song nông nghiệp vẫn sẽ giữ vai trò hếtsức quan trọng để đảm bảo ổn định kinh tế xã hội làm nền tảng cho phát triển cácngành kinh tế khác

b Theo Quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm thủy sản và muối đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất

ngành nông nghiệp, thủy sản, muối thời kỳ 2011 – 2020 đạt 3,7%, trong đó ngành nôngnghiệp đạt 3,0% (trồng trọt 1,3%, chăn nuôi 5,2%, dịch vụ 4,0%), ngành thủy sản đạt6,5% Giai đoạn 2011 – 2015 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3,5%, trong đó ngànhnông nghiệp 2,7% (trồng trọt 1,1%, chăn nuôi 5,1%, dịch vụ 4,1%), ngành thủy sản đạt7,0% Định hướng giai đoạn 2020 – 2030 đạt tốc độ tăng trưởng chung toàn ngànhkhoảng 3% Dự kiến một số sản phẩm chủ yếu:

- Sản lượng lương thực có hạt đến năm 2015 đạt 944 ngàn tấn và năm 2020 đạt

920 ngàn tấn

- Sản lượng lúa đến năm 2015 đạt 924 ngàn tấn, năm 2020 là 900 ngàn tấn,trong đó lúa chất lượng cao khoảng 400 ngàn tấn và lúa năng suất cao khoảng 500ngàn tấn

- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đến năm 2015 đạt 162 ngàn tấn, trong đó thịtlợn 142 ngàn tấn; năm 2020 đạt 195 ngàn tấn, trong đó thịt lợn 172 ngàn tấn

- Sản lượng thủy sản đến năm 2015 đạt 118 ngàn tấn, năm 2020 đạt 148 ngàn tấn.Mặc dù Quy hoạch sản xuất nông nghiệp, thủy sản và muối đã được duyệt song

để chuyển sản xuất nông nghiệp từ coi trọng số lượng sang chất lượng và nâng cao giátrị gia tăng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu xây dựng NTM thì cần thiết phải có những điềuchỉnh về cơ cấu sản phẩm và phương thức tổ chức sản xuất khoa học, hiệu quả

c Về dân số, lao động: Dân số Nam Định năm 2010 có 1.830 nghìn người

người, theo dự báo với tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2011- 2020 là 0,92%/năm, đến năm 2015 sẽ có khoảng 1.845 nghìn người, và đến năm 2020 dân sốtoàn tỉnh vào khoảng 1.863 nghìn người Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2015 là 25% và năm

0,85-2020 là 35% Dự báo lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia trong nền kinh tế quốcdân vào khoảng 960 ngàn người vào năm 2010, 1.004 ngàn người vào năm 2015 vàđến năm 2020 là khoảng 1.030 ngàn người Lao động khu vực nông lâm nghiệp, thuỷsản năm 2010 khoảng 618 ngàn người, năm 2015 vào khoảng 522 ngàn người và năm

2020 vào khoảng 360 ngàn người (số liệu QH tổng thể phát triển KTXH tỉnh NamĐịnh đến năm 2020)

d Về quy mô đất nông nghiệp: Năm 2013, quỹ đất nông nghiệp của tỉnh có

113.317 ha nhưng đến năm 2020 chỉ còn 108.864 ha giảm 4.453 ha, trong đó đất trồnglúa giảm từ 80.072 ha xuống còn 75.190 ha Sự thu hẹp quy mô đất sản xuất nôngnghiệp đòi hỏi phải nâng cao hệ số và hiệu quả sử dụng đất thông qua việc áp dụngmạnh mẽ các biện pháp luân canh, xen canh, thâm canh, tăng năng suất, chất lượng, giátrị sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích

3.2 Dự báo phát triển sản xuất nông nghiệp trong tỉnh: Theo dự báo đến

năm 2015 số người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh khoảng 2.395 ngàn người (dân số 1.845ngàn, du khách cư trú tại Nam Định 550 ngàn) và đến 2020 cần đáp ứng cho 2.763 ngàn

Trang 8

người (dân số 1.863 ngàn và du khách 900 ngàn) - nguồn Quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020 Với năng lực sản xuất của tỉnh thì khảnăng cân đối để đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm tiêu dùng nội tỉnh và dưlượng các nông sản, thực phẩm như sau:

- Về lương thực: Nhu cầu nội tỉnh đến năm 2015 cần 526,9 ngàn tấn và năm

2020 là 580,2 ngàn tấn Sản lượng thóc dư thừa đến năm 2015 khoảng 343,5 ngàn tấn

và đến năm 2020 khoảng 220,4 ngàn tấn

- Rau xanh các loại: Tổng nhu cầu về rau đậu thực phẩm đến năm 2015 là 263,5ngàn tấn, năm 2020 là 331,6 ngàn tấn Đến năm 2015 và 2020 ngoài việc đáp ứng đủnhu cầu nội tỉnh, còn dư khoảng trên 28 ngàn tấn Tuy nhiên nếu xét về nhu cầu từngloại rau, hoặc các thời điểm trong năm thì việc nhập về và xuất đi đan xen nhau Thí dụkhoai tây ăn tươi từ tháng 4 đến tháng 12 phải nhập khoai Đà Lạt hoặc Trung Quốcnhưng từ tháng 1 đến tháng 3 thì chủ yếu xuất bán cho các thành phố lớn

- Quả tươi các loại: Sản xuất trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùngtrong tỉnh, với nhu cầu tiêu thụ quả tươi bình quân đầu người liên tục tăng, đến năm

2015 khả năng thiếu hụt quả tươi là 53,7 ngàn tấn và năm 2020 khoảng 131,4 ngàn tấn

- Thịt các loại: Nhu cầu thịt đến 2015 là 91,0 ngàn tấn, đến 2020 cần 132,6 ngàntấn Tổng sản lượng thịt dư thừa dành cho tiêu thụ ngoại tỉnh và xuất khẩu đến năm

2015 khoảng 69,3 ngàn tấn và đến năm 2020 khoảng 90,1 ngàn tấn

- Trứng: Nhu cầu trứng của tỉnh đến năm 2015 khoảng 120 triệu quả và năm

2020 khoảng 193 triệu quả Dư lượng trứng cho tiêu thụ ngoại tỉnh năm 2015 là 122triệu quả và năm 2020 là 77 triệu quả

- Thuỷ sản: Nhu cầu cá, tôm cho thị trường nội tỉnh đến năm 2015 là 35,9 ngàntấn, đến 2020 cần 55,3 ngàn tấn Đến năm 2015 dư khoảng 71,7 ngàn tấn, đến năm

2020 dư khoảng 73,3 ngàn tấn

(Chi tiết tại phụ lục số 2, phụ lục số 3)

Như vậy, trừ các loại quả tươi, ngô và đậu tương, những nông sản chính của tỉnhkhông chỉ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh mà còn lượng khá lớn cung cấp chocác thành phố lớn và làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sản xuất thức ăn chănnuôi và xuất khẩu

4 Mối quan hệ giữa Nông nghiệp Nam Định với các tỉnh trong vùng

Nhìn chung sản xuất nông nghiệp của Nam Định có những nét tương đồng vớicác tỉnh trong khu vực, đó là: có các đặc điểm về khí hậu, thời tiết cơ bản giống nhau

và tập quán canh tác cử cư dân các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng cơ bản như nhau,

có chung nhiều sản phẩm chủ lực: lúa gạo, rau củ quả nhiệt đới, các sản phẩm cây côngnghiệp ngắn ngày, các sản phẩm chăn nuôi (lợn, bò, gia cầm…) và thủy sản nước ngọt

Tuy nhiên, là 1 tỉnh ven biển, Nam Định có những đặc điểm riêng: Có bờ biểndài 72 km với 4 cửa sông với gần 4.000 ha rừng ngập mặn ven biển, có nhiều bãi bồirất thuận lợi cho nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản Có đội tàu đánh bắt thủy sản gần2.000 chiếc, trong đó có 330 chiếc có công suất trên 90CV, 2 tàu đánh cá vỏ thép côngsuất 650 CV để khai thác xa bờ

Nam Định có nguồn nước ngọt dồi dào và môi trường thuận lợi hơn các tỉnhtrong khu vực Hệ thống đê điều, thủy lợi và hạ tầng đồng ruộng cơ bản hoàn thiện,thuận lợi cho thâm canh cây trồng

Trang 9

Với những đặc điểm trên, Nam Định có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triểnkinh tế nông nghiệp, thủy sản với nhiều sản phẩm lợi thế, đặc trưng:

- Sản phẩm lúa gạo CLC và lúa đặc sản của Nam Định hàng năm khoảng trên500.000 tấn/năm, trong đó riêng lúa đặc sản khoảng 15.000 tấn; có thể phat triển vớisản lượng cao hơn

- Có nhiều sản phẩm thế mạnh đặc trưng như: Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ (ngaoGiao Thủy), tôm thẻ, cua, cá song, cá vược, cá chim trắng, chim biển vây vàng, cábống bớp…Sản lượng thủy, hải sản hiện nay đã đạt trên 100 ngàn tấn/năm; có thể pháttriển đạt trên 120 ngàn tấn/năm

- Có tiềm năng phát triển thành trung tâm sản xuất giống cây trồng, con nuôi củakhu vực:

+ Là tỉnh duy nhất trong cả nước có trung tâm nghiên cứu, phát triển lúa lai quốc

tế Syngenta với nguồn vật liệu chon tạo giống lúa rất phong phú, công nghệ tiên tiến.Công ty TNHH Cường Tân là đơn vị đang có quy mô sản xuất giống lúa lai lớn nhấttrong nước Cty CP GCT Nam Định và Trung tâm Giống cây trồng Nam Định là nhữngđơn vị có kinh nghiệm trong nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng Việc liênkết giữa các đơn vị trong tương lai sẽ góp phần xây dựng Nam Định phát triển thànhTrung tâm sản xuất giống cây trồng của khu vực

+ Về giống thủy sản: Nam Định hiện có 02 Trung tâm, 7 công ty và 81 trại sảnxuất giống thủy, hải sản Hiện nay đã chủ động sản xuất được nhiều loại giống thủy,hải sản có chất lượng tốt, đặc biệt là giống Ngao với giá thành chỉ bằng 1/10 giá nhậpgiống những năm trước đây

+ Về giống vật nuôi: Nam Định hiện có 02 Trung tâm, ngoài ra còn có nhiềudoanh nghiệp tư nhân sản xuất lợn giống quy mô hàng ngàn nái ngoại như: Công ty CPBiển Đông, Công ty Hoàng Thành Đạt, công ty TNHH Thái Việt,…

Căn cứ những đặc điểm, lợi thế của Tỉnh, trong những năm tới, Nam Định sẽđẩy mạnh liên kết với các tỉnh trong khu vực trên một số lĩnh vực sau:

- Đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp trong tỉnh và các tỉnh bạn, trong đótập trung đầu tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ một số sản phẩm chủ lực: Lúa gạo CLC vàlúa gạo đặc sản, liên kết sản xuất TACN (từ lúa, ngô, đậu tương, phụ phẩm thủy sản, ),chế biến nông sản, thực phẩm (rau quả, lợn sữa, thịt lợn mảnh, ngao sạch,…)

- Liên kết với các thành phố lớn để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp như: Hà Nội,Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh…thông qua việc xây dựng cơ chế hỗ trợ các Doanhnghiệp, các trang trại của tỉnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các sàn giao dịchnông sản Đồng thời nhập về tỉnh những nông sản, thực phẩm mà trong tỉnh không cóhoặc sản xuất chưa đủ cung cấp cho thị trường

- Liên kết với các Viện nghiên cứu, Trường Đại học để tiếp thu, chuyển giao,ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm

- Tranh thủ các chương trình hợp tác quốc tế, nhất là chương trình hợp tác vớiNhật Bản (trong đó có liên kết hợp tác với tỉnh Ibaraki) để đẩy mạnh phát triển nôngnghiệp hàng hóa

5 Thuận lợi và khó khăn trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp Nam Định

a.Thuận lợi

- Kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định thời gian qua đã đạt được nhiều kết quảquan trọng, tăng trưởng kinh tế ở mức khá, cơ cấu kinh tế có những chuyển biến tíchcực, năng lực cạnh tranh của tỉnh đang từng bước được cải thiện

Trang 10

- Nông nghiệp, nông dân và nông thôn đang được Đảng, nhà nước và xã hội đặcbiệt quan tâm Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nôngdân và nông thôn, 3 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM đã đạt được nhữngkết quả bước đầu: Tỉnh đã cơ bản hoàn thành dồn điền đổi thửa, hạ tầng kỹ thuật phục

vụ sản xuất nông nghiệp và nông thôn được chỉnh trang, nâng cấp một bước; hệ thốngchính sách của Trung ương, của tỉnh tiếp tục được hoàn thiện và phát huy hiệu quả;kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu và xâydựng NTM được tích luỹ thêm; sản xuất nông nghiệp, bộ mặt nông thôn có nhiều đổimới; các bài học kinh nghiệm về bước đi, cách làm trong xây dựng NTM hoàn toàn cóthể vận dụng vào thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp

- Tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh làm gia tăng nhu cầu sản phẩmnông nghiệp chất lượng cao, an toàn

- Có nhiều khả năng tiếp cận với các tiến bộ KHKT thông qua các cơ sở khoahọc, hiệp hội sản xuất, các doanh nghiệp Các tiến bộ khoa học là tiền đề phát triển sảnxuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

b Khó khăn

- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi luôn chịu tác độngrất lớn và phụ thuộc các yếu tố thời tiết khí hậu Đất là tư liệu chủ yếu để sản xuất nôngnghiệp đối với tỉnh Nam Định lại rất hạn hẹp, bình quân thấp, sử dụng manh mún, trêncùng một cánh đồng có quá nhiều chủ nên việc thống nhất về chủng loại, số lượng,chất lượng sản phẩm không đơn giản Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp làm chomột bộ phận không nhỏ người dân không thực sự thiết tha sản xuất, song còn nặng tâm

lý giữ ruộng nên việc tích tụ ruộng đất cho sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn gặprất nhiều khó khăn

Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ rất cao, nhiều loại nông sản được thuhoạch trong thời gian ngắn do vậy việc điều tiết nguyên liệu cho công nghiệp chế biếnkhông đơn giản, không đáp ứng được các điều khoản hợp đồng tiêu thụ ổn định với cácđơn vị chế biến và siêu thị lớn Vì thu nhập thấp và ẩn chứa nhiều rủi ro nên bản thânnội ngành nông nghiệp không đủ sức hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất,chế biến Trong điều kiện kinh tế thị trường việc cạnh tranh của nông sản Nam Địnhvới các sản phẩm cùng loại ngày càng trở nên gay gắt Trong khi đó, muốn nâng caođược giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp phải tích cực áp dụng khoa họccông nghệ và cơ giới hoá đòi hỏi phải có sự tập trung trong sản xuất và đầu tư kinh phí

do những lao động có tay nghề cao thực hiện, điều này sẽ rất khó đạt kết quả cao nếukhông có doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp

- Là một tỉnh ven biển, Nam Định chịu ảnh hưởng rất lớn của biến đổi khí hậu,nước biển dâng Sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng đáng kể do xâm nhập mặn ngàycàng sâu vào nội đồng, thay đổi cực đoan về lượng mưa, nhiệt độ và bão lũ Để thíchứng với những tác động của biến đổi khí hậu, cùng với các giải pháp công trình cần phảiđiều chỉnh cơ cấu sản xuất theo hướng giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích nuôi trồngthủy sản để nâng cao thu nhập trên 1 đơn vị diện tích Đồng thời phải có những biệnpháp ứng phó kịp thời thông qua việc lựa chọn giống cây trồng vật nuôi và phương thứcnuôi, trồng thích hợp

- Trình độ sản xuất còn lạc hậu; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, năng suất lao động, thunhập từ nông nghiệp thấp, trong khi nhiều lao động có cơ hội việc làm khác tốt hơn từ côngnghiệp, dịch vụ và xuất khẩu lao động, nên lao động trẻ không muốn làm nông nghiệp

Trang 11

- Hầu hết sản phẩm nông nghiệp được tiêu thụ qua đầu mối trung gian và mộtphần do bà con nông dân tự đem đi tiêu thụ Phương thức này thường khiến cho ngườinông dân thua thiệt do bị ép giá và thiếu thông tin thị trường Thị trường xuất khẩu nôngsản chính vẫn là Trung Quốc nhưng chủ yếu là xuất khẩu tiểu ngạch, không có nghị địnhthư cho từng loại mặt hàng nên hay bị đối tác ép giá, sản xuất và xuất khẩu thiếu bềnvững Xu hướng áp dụng các chính sách bảo hộ mậu dịch và lập các rào cản kỹ thuật đểbảo hộ sản phẩm trong nước đang đựơc nhiều quốc gia thực hiện gây khó khăn cho việcxuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam nói chung và Nam Định nói riêng.

Như vậy, nông nghiệp Nam Định sẽ phải nâng cao lợi thế cạnh tranh trên cơ sở

nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và an toàn vệ sinh thực phẩm, điều chỉnh cơ cấu,

tổ chức và nâng cao trình độ công nghệ sản xuất

Phần III NỘI DUNG TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP

I MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, PHẠM VI:

1 Mục tiêu:

1.1 Chuyển mục tiêu sản xuất từ sản lượng sang chất lượng, giá trị gia tăng cao

và bền vững Nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nôngnghiệp, thủy sản; đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và đẩy mạnh xuất khẩu

1.2 Nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn; đảm bảo

ANLT, an ninh dinh dưỡng trước mắt và lâu dài, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo, xâydựng nông thôn mới và tăng trưởng kinh tế của tỉnh

1.3 Quản lý tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên; giảm thiểu tác động tiêu cực

đến môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái và ứng phó hiệu quả với BĐKH

2 Quan điểm:

- Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là 1 nhiệm vụ, nội dung quan trọng, cốt lõi trongtổng thể xây dựng NTM để nâng cao thu nhập, cải thiện tốt hơn đời sống của nông dân;Thực chất của Tái cơ cấu là xác định và cơ cấu lại các ngành hàng nông sản, thựcphẩm chủ lực, có lợi thế và tiềm năng phát triển cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng nộiđịa và xuất khẩu; là thực hiện đồng bộ các giải pháp về giống, kỹ thuật, phương thức tổchức sản xuất - dịch vụ, quản lý … nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị giatăng của nông sản, thực phẩm, tăng xuất khẩu; quản lý, khai thác hiệu quả các nguồntài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và thích ứng với BĐKH để pháttriển bền vững

- Trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nông dân, doanh nghiệp và các

tổ tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp là chủ thể; chính quyền cáccấp giữ vai trò định hướng, hỗ trợ, tạo môi trường đầu tư thuận lợi thông qua việc banhành và thực hiện tốt các cơ chế, chính sách để khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp

và các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, liên kết với nông dân ápdụng khoa học kỹ thuật, đổi mới quy trình công nghệ, đổi mới mô hình tổ chức sảnxuất, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, cung cấp thông tin, dịch vụ, khai thác tối đa các tiềmnăng đất đai, lao động và nguồn lợi biển, trên cơ sở đó đổi mới toàn diện nền nôngnghiệp tỉnh nhà theo hướng sản xuất hàng hóa

- Tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải đảm bảo:

Trang 12

+ Phù hợp với phương hướng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đếnnăm 2020, tầm nhìn 2030; Gắn với chương trình xây dựng NTM và bảo vệ môi trường

3 Phạm vi của đề án:

Cùng với thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, giá trịgia tăng của tất cả các nông sản, thực phẩm của tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập, cảithiện đời sống cho người dân nông thôn, xây dựng nông thôn mới và tăng trưởng kinh

tế của tỉnh Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Nam Định theo hướng nâng cao giátrị gia tăng và phát triển bền vững sẽ tập trung các giải pháp đẩy mạnh phát triển sảnxuất những sản phẩm chủ lực có tỷ trọng lớn và lợi thế của tỉnh Các sản phẩm nôngnghiệp chủ lực của tỉnh gồm:

- Trồng trọt: Lúa (lúa gạo chất lượng cao, lúa giống); lạc, ngô, khoai tây và đậutương;

- Chăn nuôi: Lợn (lợn thịt siêu nạc, lợn sữa); gà (gà thịt, gà trứng)

- Thuỷ sản: Ngao (ngao Bến tre, ngao Dầu); tôm (tôm thẻ chân trắng, tôm sú)

4 Thời gian thực hiện Đề án: Từ năm 2014 đến năm 2020.

5 Một số chỉ tiêu chủ yếu

5.1 Chỉ tiêu chung toàn ngành:

- Đến năm 2015: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (GTSX) toàn ngành Nôngnghiệp đạt bình quân 3,4 - 3,6%/năm so với năm 2013 Trong đó, Trồng trọt 1,2 - 1,4 %,Chăn nuôi 4,7 - 4,9%, Thủy sản 5,5 - 5,8%; góp phần nâng thu nhập bình quân đầu ngườikhu vực nông thôn lên 26-29 triệu đồng/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3,5%

- Đến năm 2020: Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp giai đoạn 2013 –

2020 đạt bình quân 4,6%/năm Trong đó, Trồng trọt 2,1 - 2,3%, Chăn nuôi 7,5 - 8,0%,Thủy sản 6,3 - 6,5%, góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thônlên 46-49 triệu đồng/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3,0%

5.2 Chỉ tiêu các sản phẩm chủ lực:

- Tăng sản lượng lúa chất lượng cao từ 357.246 tấn năm 2013 lên 373.700 tấnnăm 2015 và 534.050 tấn năm 2020; Tăng sản lượng lúa giống từ 2.200 tấn năm 2013lên 3.000 tấn năm 2015 và 4.600 tấn năm 2020;

- Tăng sản lượng ngô từ 17.786 tấn năm 2013 lên 26.110 tấn năm 2015 và80.100 tấn năm 2020;

- Tăng sản lượng lạc từ 25.025 tấn năm 2013 lên 26.955 tấn năm 2015 và 29.135tấn năm 2020;

- Tăng sản lượng đậu tương từ 2.797 tấn năm 2013 lên 7.321 tấn năm 2015 và16.565 tấn năm 2020;

Trang 13

- Tăng sản lượng khoai tây từ 29.327 tấn năm 2013 lên 35.318 tấn năm 2015 và52.050 tấn năm 2020;

- Tăng sản lượng thịt lợn từ 125.110 tấn năm 2013 lên 138.800 tấn năm 2015 và188.000 tấn năm 2020; Tăng sản lượng lợn sữa xuất khẩu từ 5.150 tấn năm 2013 lên6.120 tấn năm 2015 và 8.450 tấn năm 2020;

- Tăng sản lượng thịt gà từ 12.262 tấn năm 2013 lên 16.500 tấn năm 2015 và26.550 tấn năm 2020; Tăng sản lượng trứng gà từ 85,0 triệu quả năm 2013 lên 95,0triệu quả năm 2015 và 110,0 triệu quả năm 2020;

- Tăng sản lượng tôm từ 6.889 tấn năm 2013 lên 7.700 tấn năm 2015 và 9.500tấn năm 2020;

- Tăng sản lượng ngao từ 22.000 tấn năm 2013 lên 25.000 tấn năm 2015 và32.000 tấn năm 2020

II ĐỊNH HƯỚNG CHUNG

Tái cơ cấu phải đảm bảo phát triển bền vững trên cả 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội

và môi trường

1 Về kinh tế

- Tập trung khai thác các tiềm năng đất đai, lao động và nguồn lợi biển Xâydựng và phát triển nhanh các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung; pháttriển trang trại, gia trại, khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt các tiêuchuẩn quốc gia, quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm Phát triển mạnh sản xuất cácsản phẩm có lợi thế cạnh tranh như: lúa gạo chất lượng cao, lạc, ngô, khoai tây, đậutương, nấm và các loại rau quả nhiệt đới; thịt lợn, thịt và trứng gia cầm, ngao, tôm và

các loại hải sản khác ; Tập trung phát triển 5 cây, 4 con chủ lực 5 cây: lúa (lúa

chất lượng cao, lúa giống), lạc, ngô, khoai tây và đậu tương; 4 con: lợn (lợn thịt siêunạc, lợn sữa), gà (gà thịt, gà trứng), ngao và tôm (tôm thẻ chân trắng, tôm sú); tăngcường năng lực đánh bắt hải sản xa bờ, gắn kết sản xuất với phát triển công nghiệpsản xuất thức ăn chăn nuôi và công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩmtheo chuỗi giá trị, tăng thu nhập cho lao động nông thôn

- Hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với thị trường; đổimới và phát triển hệ thống quản lý ngành, phương thức tổ chức sản xuất - kinh doanh -dịch vụ theo hướng khoa học, hiệu quả; Chuyển đổi toàn diện HTX theo luật; tạo điềukiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân tổ chức sản xuất,chế biến và tiêu thụ sản phẩm

2 Về xã hội

- Tăng thu nhập bình quân đầu người cho khu vực nông thôn, thực hiện tốt cácchính sách an sinh xã hội, đặc biệt là nhóm người nghèo, cận nghèo và phụ nữ ở nôngthôn thông qua hỗ trợ giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng khả năng tiếp cận thịtrường, đa dạng hóa sinh kế, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và an ninh dinhdưỡng

- Phát triển nông nghiệp hướng tới thực hiện các mục tiêu ưu tiên về phúc lợicho nông dân và người tiêu dùng

3 Về môi trường

- Quản lý, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường trong các hoạt động sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp, thủy sản nhất là ở các làng nghề, vùng có mật

Trang 14

độ chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản cao; nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và sửdụng các nguồn tài nguyên (đất, nước, rừng ngập mặn và nguồn lợi biển); tăng cường

áp dụng các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính; quản lý và sử dụng hiệu quả, antoàn các loại hóa chất, chất thải từ chăn nuôi, trồng trọt, công nghiệp chế biến và chấtthải làng nghề; bảo tồn đa dạng sinh học

- Khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn môi trường kèm theo cơ chế giám sátchặt chẽ để thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh

III NỘI DUNG TÁI CƠ CẤU

1 Trồng trọt

- Thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất hàng hóatập trung theo mô hình “cánh đồng mẫu lớn”, “cánh đồng liên kết” gắn với bảo quản,chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị Tập trung thay đổi căn bản từ khâugiống, sử dụng các giống chất lượng cao Đẩy mạnh các biện pháp thâm canh thựchành sản xuất tốt, áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) và các tiến bộ kỹ thuật(TBKT) mới, từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; khuyến khích phát triểncông nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản để giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng caochất lượng và giá trị gia tăng của 5 cây trồng chủ lực, tăng giá trị thu nhập trên đơn vịdiện tích

- Quản lý và sử dụng linh hoạt, hiệu quả 75.000 ha đất trồng lúa:

Trên cơ sở cân đối nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh, nghiên cứu thị trường, nhu cầunguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến nông sản xuất khẩu và đặc điểm đấtđai, điều kiện canh tác của các huyện; rà soát, lập Đề án sử dụng linh hoạt đất trồnglúa, từng bước chuyển khoảng 9.000 -10.000 ha quỹ đất trồng lúa sang trồng cây raumàu ngắn ngày, cây dược liệu và các mô hình canh tác kết hợp có hiệu quả kinh tế caohơn trồng lúa (nhưng vẫn đảm bảo trồng lúa trở lại khi cần thiết):

+ Chuyển 6.000 ha chân cao sang trồng ngô Xuân, đậu tương Hè Thu và raumàu vụ Đông theo công thức luân canh: Ngô Xuân – Đậu tương Hè Thu (Lúa mùaCLC) – Rau Đông Tập trung chuyển đổi ở các huyện: Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc, NamTrực và Hải Hậu 01 ha sau chuyển đổi cho thu nhập 145 - 160 triệu đồng/năm, tăngthêm 15 - 20 triệu đồng/ha so với trồng lúa

+ Chuyển khoảng 1.500 – 2.000 ha ruộng chân cao, đất thịt nhẹ hoặc pha cátsang trồng lạc Xuân, đậu tương Hè Thu (hoặc lúa Mùa) và trồng cây rau màu vụ Đôngtheo công thức luân canh: Lạc Xuân – Đậu tương Hè Thu – Rau Đông hoặc bí xanhXuân - cà chua Hè (lúa Mùa) – cà chua Đông (rau Đông) Tập trung chuyển đổi ở cáchuyện: Ý Yên, Vụ Bản, Nam Trực, Hải Hậu, Nghĩa Hưng và Giao Thủy 01 ha sauchuyển đổi cho thu nhập 175 - 200 triệu đồng/năm, tăng thêm 55 - 60 triệu đồng/ha sovới trồng lúa

+ Chuyển khoảng 1.200 - 1.300 ha ruộng trũng (chủ yếu ở Nam Trực, TrựcNinh, Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc, Nghĩa Hưng) sang trồng 01 vụ lúa Xuân kết hợp nuôitôm, cá nước ngọt (mô hình lúa – thủy sản) 01 ha sau chuyển đổi cho thu nhập từ 85 -

115 triệu đồng/năm, tăng thêm 22 - 30 triệu đồng/ha so với trồng lúa

+ Chuyển 800 - 1.000 ha ruộng trũng, ruộng nhiễm mặn, phèn (ở Nghĩa Hưng,Giao Thủy, Hải Hậu, Xuân Trường và Nam Trực) sang mô hình kết hợp giữa trồng raumàu chế biến xuất khẩu và nuôi thủy sản 01 ha sau chuyển đổi cho thu nhập 125 - 130triệu đồng/năm, tăng thêm 40 - 45 triệu đồng/ha so với trồng lúa

Trang 15

Trên cơ sở đánh giá hiệu quả các mô hình, có thể cân đối để chuyển đổi tiếpkhoảng 10.000 ha quỹ đất trồng lúa, nâng tổng số diện tích chuyển đổi lên khoảng20.000 ha.

(Chi tiết về các vùng chuyển đổi, thị trường tiêu thụ và hiệu quả các mô hình chuyển đổi tại phụ lục số 4, phụ lục số 5).

- Xây dựng và nhân nhanh các mô hình thâm canh thực hành sản xuất tốt(VietGAP); từng bước ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến và công nghệ caotrong sản xuất giống cây trồng, sản xuất rau quả sạch và hoa

- Xây dựng thương hiệu cho 1 số sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của tỉnh: GạoBắc thơm, gạo Nếp cái hoa vàng, lạc Sen

- Duy trì, phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh theo quy hoạch (chấm dứt tìnhtrạng chuyển đổi tự phát)

2 Chăn nuôi

- Thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng chuyển mạnh sang chăn nuôitập trung theo mô hình Doanh nghiệp, trang trại, gia trại chăn nuôi tại các vùng xa khudân cư theo quy hoạch Duy trì chăn nuôi nông hộ với tỷ lệ phù hợp nhưng theo hìnhthức công nghiệp, đảm bảo vệ sinh môi trường Nhân rộng mô hình cơ sở chăn nuôi,vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh

- Chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tổng đàn lợn (từ 730 lên 850ngàn con), đàn gia cầm (từ 7,2 lên 9 triệu con), ổn định đàn trâu, bò (khoảng 42 ngàncon) Cải tạo và nâng cao chất lượng đàn nái nền, đàn gia cầm giống để nâng cao chấtlượng đàn gia súc, gia cầm thương phẩm Áp dụng KHCN tiên tiến nâng cao năng suất,hiệu quả chăn nuôi đàn lợn, đàn gà Hoàn thành quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ giasúc, gia cầm tập trung, đảm bảo thuận tiện cho công tác quản lý, cung cấp thịt và sảnphẩm chăn nuôi an toàn cho người tiêu dùng; Bố trí đủ nguồn lực để chủ động phòngchống dịch cho đàn vật nuôi, củng cố nâng cao chất lượng hệ thống thú y, giám sát vàkiểm soát dịch bệnh hiệu quả Khảo sát, xây dựng một số mô hình chuyển đổi đất trồnglúa kém hiệu quả sang trồng cỏ để chăn nuôi bò thịt, bò sữa theo hướng công nghiệp

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất giống,chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến thịt lợn, thịt gia cầm Khuyến khích tổ chức sản xuấtkhép kín hoặc liên kết giữa các doanh nghiệp với các trang trại, gia trại và hộ chăn nuôitheo chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn đến sản xuất, chế biến và bảo quản, tiêu thụsản phẩm gắn với áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, giảm chi phí, tăng hiệu quảchăn nuôi

- Tăng cường quản lý kiểm soát nguy cơ ô nhiễm đất, nước từ chất thải chănnuôi; phát triển nguồn năng lượng tái tạo từ các phụ phẩm chăn nuôi

3 Thủy sản

- Chuyển dịch cơ cấu ngành Thủy sản theo hướng ưu tiên phát triển nuôi trồngthủy sản hàng hóa Tăng diện tích nuôi từ 15.500 ha lên khoảng 17.000 ha (do chuyển1.500 ha từ đất trồng lúa chân trũng, nhiễm mặn, phèn) Tổ chức tốt sản xuất, cung ứng

đủ giống tốt cho nông, ngư dân Phát triển đa dạng các đối tượng nuôi có giá trị kinh tếcao như: ngao, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá song, cá vược,… ở vùng mặn lợ; cá trắmđen, cá chép V1, cá lóc, cá Diêu hồng,… ở vùng nước ngọt Tiếp tục đầu tư cơ sở hạtầng (hệ thống thủy lợi, điện) cho các vùng nuôi tập trung Khuyến khích nuôi công

Trang 16

nghiệp, quy trình thực hành nuôi tốt (GAP), từng bước áp dụng công nghệ cao đảm bảo

an toàn dịch bệnh và môi trường

- Tăng cường năng lực, hiệu quả khai thác hải sản, khuyến khích phát triển độitàu có công suất lớn, khai thác xa bờ (từ 300CV trở lên); ổn định, tiến tới giảm dần sảnlượng khai thác thủy sản gần bờ và tăng sản lượng khai thác thủy sản xa bờ Tích cựctriển khai quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13 tháng 2 năm 2012 về phê duyệt chươngtrình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020

- Khuyến khích tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các cơ

sở chế biến thủy sản; khôi phục, phát triển các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu Pháttriển mạnh mạng lưới thu gom, dịch vụ hậu cần thủy sản Ứng dụng công nghệ bảoquản trong và sau thu hoạch để giảm tỉ lệ thất thoát, tăng giá trị và chất lượng sản phẩmthủy sản

- Tổ chức lại sản xuất trong ngành thủy sản, xây dựng và nhân rộng các mô hìnhsản xuất, liên kết giữa các khâu sản xuất, bảo quản, chế biến như HTX, tổ hợp tác, hiệphội nghề nghiệp… Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chế truy xuất nguồn gốc, sử dụng mã số,

mã vạch các sản phẩm thủy sản Hỗ trợ, hướng dẫn nông, ngư dân nghèo vùng ven biểntham gia sản xuất theo chuỗi giá trị và các chương trình phát triển sinh kế bền vững

4 Xây dựng Nam Định trở thành trung tâm sản xuất giống cây trồng, con nuôi của khu vực

- Xây dựng Chiến lược phát triển ngành giống cây trồng, con nuôi Nam Địnhtrên cơ sở rà soát, đánh giá năng lực, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các cơ sở, doanhnghiệp sản xuất giống; xác định quy mô yêu cầu đầu tư mới để có thể ứng dụng côngnghệ sinh học vào chọn lọc, phục tráng giống Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, cơ

sở sản xuất giống cây trồng, con nuôi tham gia chương trình phát triển nông nghiệpứng dụng công nghệ cao theo Quyết định 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủtướng Chính phủ

- Tiếp thu, áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất giống; tích cựcnghiên cứu lai tạo, nhập nội, mua bản quyền các giống mới, nhân giống nguyênchủng và ứng dụng một số giống cây trồng biến đổi gen Tập trung nghiên cứu, chọntạo các giống lúa thuần và lúa lai F1 ngắn ngày, có năng suất, chất lượng cao, chốngchịu sâu bệnh; sản xuất các giống rau, củ, quả sạch bệnh Lai tạo các giống lợn lainhiều máu ngoại chất lượng thịt tốt; lai tạo các giống gia cầm chuyên thịt, chuyêntrứng Nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo các loài hải sản và cá nước ngọt có giá trịkinh tế cao

- Hỗ trợ, tạo điều kiện đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất và liênkết 4 đợn vị nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng chủ lực của tỉnh (Công ty CP GCTNam Định, Trung tâm GCT Nam Định, Công ty TNHH Cường Tân và Trung tâmnghiên cứu phát triển lúa lai Syngenta) Phát huy lợi thế của Trung tâm nghiên cứuphát triển lúa lai Syngenta với nguồn gen đa dạng và công nghệ chọn tạo giống tiêntiến, nghiên cứu, chọn tạo nhiều tổ hợp lai mới, giống mới làm hạt nhân cung cấp chocác doanh nghiệp của tỉnh sản xuất phát triển giống thương mại Tổng kết, đánh giá

mô hình Công ty TNHH Cường Tân trên cơ sở đó mở rộng các mô hình liên kết giữadoanh nghiệp với nông dân để xây dựng hoàn thiện hệ thống sản xuất các giống câytrồng chủ lực: lúa, khoai tây, lạc, đậu tương và giống nấm, từng bước chủ động nguồngiống tốt phục vụ sản xuất, đưa Nam Định trở thành tỉnh mạnh về nghiên cứu, sảnxuất giống cây trồng

Trang 17

- Hỗ trợ, đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất giống của Trung tâmgiống gia súc, gia cầm tỉnh, nâng cấp trại sản xuất giống lợn đặc sản tại Hải Sơn, HảiHậu Tạo điều kiện cho Công ty CP thương mại và đầu tư Biển Đông liên kết với Họcviện Nông nghiệp Việt Nam xây dựng Trung tâm giống lợn chất lượng cao tại NamĐịnh Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất giống gia súc, gia cầmchủ lực của tỉnh: Công ty Cổ phần thương mại và đầu tư Biển Đông, Công ty CP HoàngThành Đạt, Công ty TNHH Thái Việt, Công ty Phú Lộc, Công ty CP gà giống ChâuThành,… mở rộng sản xuất giống gia súc, gia cầm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu cảitạo đàn nái nền và đàn gia cầm giống, cung cấp giống chăn nuôi chất lượng cao trên địabàn tỉnh.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện đầu tư, khuyến khích nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuấtgiống của 02 Trung tâm sản xuất giống và gần 100 trại giống thủy hải sản của tỉnh từngbước đáp ứng nhu cầu giống thủy, hải sản trong tỉnh và các tỉnh trong vùng, phấn đấu đưaNam Định trở thành tỉnh mạnh về nghiên cứu, sản xuất giống thủy sản của đồng bằngsông Hồng Liên kết chuyển giao và ứng dụng nhanh công nghệ sản xuất các giống thủyhải sản ưu thế tại địa phương, có khả năng cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ như: ngao,tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá bớp, cá song, cá vược, cua biển và các loài cá truyền thống,

Trên cơ sở điều chỉnh quy mô sản xuất các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng các sản phẩm chủ lực của tỉnh đến năm 2020 như sau:

- Lúa chất lượng cao: Mặc dù diện tích trồng lúa giảm từ 159.002 ha năm 2013xuống 135.000 ha năm 2020, tổng sản lượng lúa giảm từ 951.948 tấn xuống còn800.600, nhưng lúa chất lượng cao tăng từ 357.246 tấn lên 534.050 tấn (tăng 49,5% sovới 2013), tỷ trọng lúa chất lượng cao trong tổng sản lượng lúa tăng từ 37,5% lên66,7% Sản lượng lúa giống đạt 4.600 tấn, tăng 109% so với năm 2013

- Diện tích trồng ngô 12.300 ha, tăng 7.411 ha so với năm 2013; sản lượng ngô đạt80.100 tấn, bằng 350,36% so với năm 2013

- Diện tích trồng lạc 7.200 ha, tăng 981 ha so với năm 2013; sản lượng lạc đạt29.135 tấn, tăng 16,4% so với năm 2013

- Diện tích trồng đậu tương 8.000 ha, tăng 5.851 ha so với năm 2013; sản lượngđậu tương đạt 16565 tấn, bằng 492,3% so với năm 2013

- Diện tích trồng khoai tây 3.700 ha, tăng 1.499 ha so với năm 2013; sản lượngkhoai tây đạt 52.050 tấn, tăng 77,48% so với năm 2013

- Tổng đàn lợn 850 ngàn con, tăng 107.280 con so với năm 2013; Sản lượng thịtlợn đạt 1192.300 tấn, tăng 53,7 % so với năm 2013 Sản lượng thịt lợn sữa đạt 7.600 tấn,tăng 34,3% so với năm 2013

- Tổng đàn gà 7,0 triệu con, tăng 1,7 triệu con so với năm 2013; Sản lượng thịt

gà từ 12.262 tấn năm 2013 lên 16.500 tấn năm 2015 và 26.550 tấn năm 2020; Tăng sảnlượng trứng gà từ 85,0 triệu quả năm 2013 lên 95,0 triệu quả năm 2015 và 110,0 triệuquả năm 2020

- Sản lượng tôm đạt 9.500 tấn, tăng 39,9% so với năm 2013

- Sản lượng ngao đạt 32.000 tấn, tăng 45,5% so với năm 2013

Trang 18

Biểu 1: Sản lượng và giá trị của các sản phẩm chủ lực của tỉnh

(Theo giá so sánh 2010)

TT Chỉ tiêu Đơn vị

tính

TH 2013

Ước TH

tăng so 2013 (%)

Ước TH

tăng so 2013 (%)

Ước TH

tăng so 2013 (%)

I 5 CÂY CHỦ LỰC

1 Lúa

- Lúa CLC: S.lượng tấn 357.246 373.700 4,61 467.700 30,92 534.050 49,49 Giá trị SL tr.đ 2.429.273 2.541.160 4,61 3.180.360 30,92 3.631.540 49,49

- Lúa giống: S.lượng tấn 2.200 3.000 36,0 3.600 64,0 4.600 109,0 Giá trị SL tr.đ 46.700 64.000 37,0 80.000 71,0 105.000 125,0

2 Ngô: S.lượng tấn 17.786 26.110 46,80 59.960 237,13 80.100 350,36 Giá trị SL tr.đ 86.029 126.294 46,80 290.027 237,13 387.444 350,36

3 Lạc S.lượng tấn 25.025 26.955 7,71 28.230 12,81 29.135 16,42 Giá trị SL tr.đ 370.395 398.961 7,71 417.832 12,81 431.227 16,42

4 Đ.tương: Slượng tấn 2.797 7.321 161,77 13.090 368,04 16.565 492,29 Giá trị SL tr.đ 33.567 87.867 161,77 157.106 368,04 198.813 492,29

5 K.tây: S.lượng tấn 29.327 35.318 20,43 44.890 53,07 52.050 77,48 Giá trị SL tr.đ 144.376 173.868 20,43 220.993 53,07 256.242 77,48

II 4 CON CHỦ LỰC

1 Lợn:

- Lợn thịt: S.lượng Tấn 125.110 138.800 10,94 162.800 30,12 192.300 53,7 Giá trị SL tr.đ 3.530.604 3.914.504 10,87 4.594.216 30,12 5.426.706 53,7

- Lợn sữa: S.lượng tấn 5.150 6.118 18,8 6.992 35,76 8.453 64,15 Giá trị SL tr.đ 200.841 217.189 15,1 248.216 35,76 329.696 64,15

2 Gà:

- Gà thịt: S.lượng tấn 12.262 16.500 34,56 20.000 63,13 26.550 116,52 Giá trị SL tr.đ 510.054 741.510 34,56 898.800 63,13 1.193.157 116,52

- Trứng: Số quả Ng.q 85.000 95.000 11,7 100.000 17,6 110.000 29,40

Giá trị SL Tr.đ 165.750 185.250 11,7 195.000 17,6 214.500 29,4

3 Tôm: S.lượng tấn 6.889 7.700 11,77 8.200 19,03 9.500 37,90 Giá trị SL tr.đ 546.865 595.100 8,82 715.893 30,91 772.980 41,35

4 Ngao: S.lượng tấn 22.000 25.000 13,64 30.000 36,36 32.000 45,45 Giá trị SL tr.đ 385.000 427.500 11,04 530.000 37,66 560.000 45,45

Phương án tiêu thụ 9 nhóm sản phẩm chủ lực.

Để tiêu thụ triệt để nông sản cho nông dân, nhất là nông sản ở những vùng sảnxuất tập trung, hạn chế tình trạng nông dân bị ép giá của tư thương, cần phải có cơ chếchính sách và môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút cao doanh nghiệp đầu tư, liên kếtcùng nông dân tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản Trên cơ sở đó, xâydựng và phát triển các chuỗi giá trị cho 9 sản phẩm chủ lực; cụ thể:

- Lúa gạo chất lượng cao: sử dụng cho tiêu dùng nội tỉnh năm 2020 khoảng462.840 tấn (ước có 70% dân số và 100% khách cư trú sử dụng gạo chất lượng cao làmlương thực), dư 71.210 tấn cho tiêu thụ ngoại tỉnh Khuyến khích các công ty cổ phầnlương thực Nam Định, công ty TNHH Mạnh Châu, công ty TNHH Đương Báu,… đổimới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất và liên kết với nông dân tạo thành vùng

Trang 19

nguyên liệu lúa gạo hàng hóa chất lượng cao cung cấp cho nhà máy chế biến Sớmhoàn thiện, mở rộng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo chât lượng cao vớiTổng công ty lương thực Miền Bắc, mô hình liên kết với công ty CP giống cây trồng,con nuôi Ninh Bình Hỗ trợ công ty cơ khí Đình Mộc, công ty TNHH Minh Hương,công ty TNHH Cường Tân… đầu tư sản xuất, chế biến gạo chất lượng cao Tạo điềukiện cho một số cơ sở sản xuất, chế biến lương thực của tỉnh mở rộng quy mô sản xuất

và phát triển thành doanh nghiệp… Xây dựng nhãn hiệu gạo chất lượng cao Nam Định,

mở rộng thị trường tiêu thụ tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh

và một số thành phố khác

- Lúa giống: Đến năm 2020, tổng diện tích trồng lúa 135.000 ha/năm với cơ cấu75% lúa thuần và 25% lúa lai nhu cầu giống cần 3.105 tấn (tổng nhu cầu 5.000 tấnnhưng mỗi năm có khoảng 50% DT cấy lúa thuần do nông dân tự để giống) Lượnggiống sản xuất đạt 4.600 tấn đủ đáp ứng sản xuất của tỉnh và có khoảng 1.495 tấn đểbán cho các tỉnh Việc tiêu thụ lúa giống theo phương án và kế hoạch sản xuất củadoanh nghiệp trong các liên kết với nông dân

- Ngô và đậu tương: Với tổng đàn lợn 850 ngàn và đàn gia cầm 9 triệu con vào năm

2020 cần 250.326 tấn ngô và 126.708 tấn đậu tương làm thức ăn và nguyên liệu phối trộnthức ăn hỗn hợp Nhưng hiện tại Nam Định mới có 01 nhà máy chế biến thức ăn chănnuôi (Vina HTC) với công suất thiết kế 30.000 tấn/năm (có thể mở rộng thêm dây chuyền,nâng công suất lên 45.000 tấn/năm) Trên thực tế cơ bản lượng thức ăn chăn nuôi côngnghiệp đều phải nhập từ bên ngoài Với sản lượng ngô 80.100 tấn chỉ đáp ứng được 32%

và 16.565 tấn đậu tương chỉ đáp ứng được 13% nhu cầu nguyên liệu phối trộn thức ănchăn nuôi vào năm 2020 Nhưng trong tương lai gần Nam Định có 3 nhà máy (Công ty

CP Vina-HTC, Công ty TNHH Tiến Đạt và Công ty TNHH Phú Lương) với tổng côngsuất 90.000 tấn thức ăn sẽ cần khoảng 36.000 tấn ngô và 13.500 tấn đậu tương làm nguyênliệu Do vậy cần phải có giải pháp khuyến khích 03 doanh nghiệp chế biến thức ăn chănnuôi của tỉnh liên kết với nông dân để tạo thành vùng nguyên liệu ổn định Ngoài lượngngô cung cấp cho 03 nhà máy, phần dư khoảng 44.000 tấn làm thức ăn trực tiếp cho chănnuôi nông hộ, nhất là chăn nuôi gà và bán cho một số doanh nghiệp chế biến thức ăn chănnuôi ngoài tỉnh Lượng đậu tương dư 3.065 tấn chủ yếu được sử dụng làm nguyên liệu để

chế biến các loại thực phẩm như: đậu phụ, nước tương … (chi tiết tại phụ lục số 6).

- Với cây Lạc, mặc dù thị trường tiêu thụ rộng lớn, một phần tiêu thụ nội tỉnh, phầnlớn cung cấp cho các nhà máy, cơ sở chế biến bánh kẹo, một phần xuất bán cho TrungQuốc và một số nước Đông Nam Á như: Thái Lan, Indonesia, Singapore, Malaysia

- Khoai tây là cây thế mạnh của Nam Định và các tỉnh đồng bằng sông Hồng vìthời tiết các tháng mùa đông ở ĐBSH rất phù hợp để trồng khoai tây; thời gian sinh trưởngcủa khoai tây ngắn (85-90 ngày), thời vụ không quá khắt khe, sau thu hoạch nông dân cóthể tự bảo quản hàng tháng, sức ép tiêu thụ không quá lớn như rau xanh hoặc cà chua…Thị trường khoai tây rộng lớn (những năm qua nông dân Nam Định chưa bao giờ ế đọng).Mặt khác do đặc thù của các tiểu vùng sinh thái, ở Việt Nam chỉ có Đồng bằng sông Hồng

và Đà Lạt là có thể sản xuất được khoai tây với quy mô lớn, các vùng miến núi phía bắc

có thể trồng được nhưng diện tích và sản lượng không lớn Một lợi thế khác là thời vụtrồng khoai tây của Nam Định lệch với Trung Quốc, nên khi Nam Định và các tỉnh ĐBSHthu hoạch khoai tây thì trên thị trường không còn khoai Trung Quốc Các nước khu vựcĐông Nam Á không có lợi thế về phát triển cây khoai tây Do vậy việc tiêu thụ khoai tâykhá thuận lợi Thị trường tiêu thụ khoai tây Nam Định chủ yếu là các thành phố lớn như:

Hà Nội, TP Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 22/11/2016, 22:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w