1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức giáo dục giá trị sống cho học sinh trường trung học phổ thông ngô quyền thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh

125 202 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 2,49 MB

Nội dung

Tuy nhiên, kết quả thực hiện giáo dục toàn diện của giáo dục phổ thông ViệtNam chưa cao như mục tiêu đã đặt ra do cách thức giáo dục còn nặng nề về cung cấpkiến thức, sử dụng những phươn

Trang 1

ĐẠ HỌC THÁ NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

MAI THÙY DƯƠNG

TỔ CHỨC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG NGÔ QUYỀN THÀNH PHỐ HẠ LONG - TỈNH QUẢNG NINH

-LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018

I I

Trang 2

ĐẠ HỌC THÁ NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

MAI THÙY DƯƠNG

TỔ CHỨC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG NGÔ QUYỀN THÀNH PHỐ HẠ LONG - TỈNH QUẢNG NINH

-Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Tình

THÁI NGUYÊN - 2018

I I

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các nguồn số liệu

và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa được sử dụng để bảo vệmột trong bất kì công trình nào khác Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đượcghi rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018

Tác giả luận văn

Mai Thùy Dương

Trang 4

Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Tình - trường Đại học

Sư phạm Hà Nội - người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn khoa học, giúp đỡ tôi hoànthành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Sở Giáo dục và Đào tạotỉnh Quảng Ninh, Phòng Giáo dục Trung học - Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban giámhiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh trường THPT Ngô Quyền - thành phố HạLong, bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên, nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiệnthuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, mặc dù đã có nhiều

cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sựchỉ bảo, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo, các nhà quản

lý và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018

Tác giả luận văn

Mai Thùy Dương

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ v

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 5

8 Cấu trúc của luận văn 6

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 7

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7

1.1.1 Những nghiên cứu về giáo dục giá trị sống 7

1.1.2 Những nghiên cứu về quản lý giáo dục giá trị sống 11

1.2 Giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT

13 1.2.1 Đặc điểm của học sinh THPT 13

1.2.2 Khái niệm giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT

15 1.2.3 Mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT 19

1.2.4 Nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT 21

1.2.5 Phương pháp, hình thức, phương tiện, điều kiện giáo dục giá trị

Trang 6

1.2.6 Các lực lượng tham gia giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT 27

Trang 7

1.3 Tổ chức giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT 30

1.3.1 Khái niệm 30

1.3.2 Vai trò của hiệu trưởng trường THPT trong giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT 32

1.3.3 Nội dung tổ chức giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT 34

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT 40

1.4.1 Môi trường giáo dục gia đình và xã hội 40

1.4.2 Tính tích cực của học sinh 41

1.4.3 Năng lực quản lý của hiệu trưởng nhà trường 42

1.4.4 Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên 43

Kết luận chương 1 44

Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGÔ QUYỀN - THÀNH PHỐ HẠ LONG - TỈNH QUẢNG NINH 45

2.1 Khái quát về thành phố Hạ Long và trường THPT Ngô Quyền 45

2.1.1 Khái quát về thành phố Hạ Long 45

2.1.2 Khái quát về trường THPT Ngô Quyền - thành phố Hạ Long 46

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 49

2.2.1 Mục đích khảo sát 49

2.2.2 Nội dung khảo sát 49

2.2.3 Cách thức tiến hành khảo sát 49

2.2.4 Mẫu khảo sát 49

2.2.5 Địa bàn khảo sát 49

2.2.6 Xử lí kết quả khảo sát 49

2.3 Thực trạng giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Ngô Quyền 49

2.3.1 Thực trạng nhận thức của CBGV và học sinh về giáo dục giá trị sống cho học sinh 49

2.3.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh 52

2.3.3 Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh 53

Trang 8

2.3.4 Thực trạng thực hiện phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh

55

2.3.5 Thực trạng thực hiện hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh 56

2.3.6 Thực trạng sử dụng phương tiện, điều kiện giáo dục giá trị sống cho học sinh 57

2.3.7 Thực trạng các lực lượng tham gia giáo dục giá trị sống cho học sinh

59 2.3.8 Thực trạng kết quả giáo dục giá trị sống cho học sinh 61

2.4 Thực trạng tổ chức giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Ngô Quyền 62

2.4.1 Thực trạng tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Ngô Quyền 62

2.4.2 Thực trạng tổ chức phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Ngô Quyền 65

2.4.3 Thực trạng tổ chức lựa chọn nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Ngô Quyền 67

2.4.4 Thực trạng tổ chức lựa chọn phương pháp, hình thức, phương tiện, điều kiện giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Ngô Quyền 69

2.4.5 Thực trạng tổ chức kiểm tra, đánh giá giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Ngô Quyền 70

2.5 Đánh giá chung về thực trạng tổ chức giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Ngô Quyền - thành phố Hạ Long 72

2.5.1 Ưu điểm 72

2.5.2 Hạn chế 72

2.5.3 Nguyên nhân 73

Kết luận chương 2 75

Chương 3 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGÔ QUYỀN - THÀNH PHỐ HẠ LONG - TỈNH QUẢNG NINH 76

3.1 Những căn cứ đề xuất các biện pháp tổ chức giáo dục giá trị sống cho học sinh 76

Trang 9

3.2 Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp 76

3.3 Các biện pháp tổ chức giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Ngô Quyền 77

3.3.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và các lực lượng tham gia về vai trò của giáo dục giá trị sống và tổ chức giáo dục giá trị sống 77

3.3.2 Tổ chức thực hiện đồng bộ chương trình giáo dục giá trị sống cho học sinh 79

3.3.3 Đổi mới phương pháp, hình thức; tăng cường hiệu quả việc sử dụng phương tiện, điều kiện giáo dục giá trị sống cho học sinh 81

3.3.4 Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức giáo dục giá trị sống cho giáo viên 84

3.3.5 Tăng cường phối hợp các lực lượng trong giáo dục giá trị sống cho học sinh 86

3.3.6 Đổi mới kiểm tra đánh giá giáo dục giá trị sống cho học sinh của giáo viên 88

3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp 90

3.5 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 90

3.5.1 Đối tượng khảo nghiệm 90

3.5.2 Cách đánh giá 90

3.5.3 Kết quả đánh giá 91

Kết luận chương 3 94

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95

1 Kết luận 95

2 Khuyến nghị 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC

Trang 11

cho học sinh 51Bảng 2.6: Mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh 52Bảng 2.7: Những nội dung nhà trường đã triển khai trong quá trình giáo dục

GTS cho học sinh 54Bảng 2.8: Mức độ thực hiện phương pháp giáo dục GTS cho học sinh trường

THPT Ngô Quyền 55Bảng 2.9: Mức độ thực hiện các hình thức giáo dục GTS cho học sinh trường

THPT Ngô Quyền 56Bảng 2.10: Mức độ sử dụng các phương tiện, điều kiện để giáo dục GTS cho

học sinh trường THPT Ngô Quyền 58Bảng 2.11: Thực trạng mức độ tham gia của các lực lượng giáo dục GTS 59Bảng 2.12: Kết quả giáo dục GTS cho học sinh trong 3 năm học gần đây 61Bảng 2.13: Thực trạng tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục giá trị sống cho học

sinh trường THPT Ngô Quyền 63Bảng 2.14: Thực trạng phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục

nhằm giáo dục GTS cho học sinh 66Bảng 2.15: Thực trạng tổ chức lựa chọn nội dung giáo dục GTS cho học sinh

trường THPT Ngô Quyền 68Bảng 2.16: Thực trạng tổ chức lựa chọn phương pháp, hình thức, phương tiện,

điều kiện giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Ngô Quyền 69

Bảng 2.17: Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo dục GTS cho học sinh 71Bảng 3.1: Mức độ tương quan của tính cần thiết và tính khả thi của các biện

pháp đề xuất 91

Biểu đồ:

Biểu đồ 3.1: Mức độ tương quan của tính cần thiết và tính khả thi của các biện

pháp đề xuất 92

Trang 12

1 Lý do chọn đê tài

MỞ ĐẦU

Trang 13

Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ở đóchúng ta có sự giao thoa và cơ hội tiếp nhận những giá trị tinh hoa của nhân loại,nhưng hơn lúc nào hết chúng ta cũng đang phải đối diện với những thách thứckhông nhỏ của hiện tượng toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu, khủng bố quốc tế Mặtkhác, cuộc cánh mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với quy mô ngàycàng rộng và trình độ ngày càng cao, đòi hỏi mỗi quốc gia phải đổi mới toàn diện hệthống giáo dục quốc dân theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá Chính

vì vậy tại điều 2 của Luật Giáo dục được Quốc hội XI kỳ họp thứ 7 thông qua ngày

14 tháng 6 năm 2005 ghi rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [33].

Để đạt được mục tiêu đào tạo đội ngũ lao động có đức, có trí thức, có tay nghề,

có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo… phục vụ cho sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước thì phải phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo,thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, nâng cao và chuẩn hoá đào tạo theohướng quốc tế hoá, trong đó coi trọng công tác giáo dục phát triển toàn diện cho đốitượng là học sinh phổ thông, đặc biệt là học sinh THPT Bởi lẽ, học sinh THPT là lựclượng xã hội quan trọng, là bộ phận ưu tú của thanh niên Việt Nam, có vai trò vàtrách nhiệm to lớn góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá, sớm đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển Sau hơn 40 năm đổi mới,đặc biệt là trong 15 năm vừa qua, giáo dục phổ thông nước ta đã có sự thay đổi tíchcực cả về quy mô, phương thức, nội dung và phương pháp dạy học gắn với bốn trụcột trong giáo dục của thế kỷ XXI là: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định,học để cùng chung sống, mà thực chất là một cách tiếp cận giáo dục giá trị sống chohọc sinh để từng bước đáp ứng nguồn nhân lực trẻ có thể học tiếp Cao đẳng, Đại họchoặc đi vào cuộc sống lao động

Trang 14

Tuy nhiên, kết quả thực hiện giáo dục toàn diện của giáo dục phổ thông ViệtNam chưa cao như mục tiêu đã đặt ra do cách thức giáo dục còn nặng nề về cung cấpkiến thức, sử dụng những phương pháp làm cho người học thụ động, không khuyếnkhích, phát huy được tư duy sáng tạo của mỗi cá nhân.

Mặt khác việc giáo dục toàn diện cho học sinh ở nước ta còn rất nhiều hạn chế.Giáo dục giá trị sống (GTS) cho học sinh là việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới quátrình hình thành nhân cách cho các em Việc làm quen, được học các môn học về kỹnăng sống, GTS cho học sinh ở độ tuổi vị thành niên từ 10-18 tuổi là lứa tuổi cónhững đột biến trong tâm sinh lý là rất quan trọng Thời kỳ này được đặc trưng bởi sựphát triển rất nhanh cả về trí lực, thể lực Song đây cũng là giai đoạn chuyển tiếp từtuổi thơ sang tuổi trưởng thành, một mặt các em có nhu cầu rất lớn những kiến thứckhoa học về bản thân (vấn đề giới, tình bạn, tình yêu, tình dục ), và nhiều vấn đềkhác trong cuộc sống sẽ giúp các em tự tin chủ động, biết xử lý mọi tình huống trongcuộc sống và quan trọng hơn là khơi gợi những khả năng tư duy sáng tạo, biết pháthuy thế mạnh của học sinh Điều này lại một lần nữa khẳng định việc giáo dục GTScho học sinh ngày càng trở nên cần thiết nhằm góp phần đào tạo con người mới vừa

"hồng", vừa "chuyên" như lời Bác Hồ đã dạy.

Nhiều công trình nghiên cứu gần đây, và những thông tin trên báo chí, phátthanh, truyền hình xung quanh vấn đề tuổi vị thành niên cho thấy do sự thiếu hụtnhững kiến thức cần thiết ở lứa tuổi này từ phía gia đình - nhà trường - xã hội, vịthành niên đang có những biểu hiện đáng lo ngại về lối sống, đạo đức: sống buông thả,đua đòi, xa hoa, lười biếng trong học tập, quay cóp trong thi cử, giải trí thiếu lànhmạnh,… từ đó dẫn đến phạm pháp, quan hệ yêu đương sớm, thậm chí có những emquan hệ tình dục sớm, nạo phá thai trước tuổi trưởng thành ảnh hưởng không nhỏ tớisức khỏe, học tập, tâm lý và tương lai của các em Một điều không thể phủ nhận lànhững thành tựu cách mạng khoa học công nghệ của thời đại ngày nay đã cho lớp trẻ

có được trình độ học vấn và trình độ sống cao Song những tồn tại trên cũng cho thấy

sự mất cân đối giữa giáo dục học vấn và giáo dục nhân cách, giáo dục GTS cho họcsinh

Nhận thức được vấn đề này, một vài năm trở lại đây, giáo dục GTS cho họcsinh ở tuổi vị thành niên trong nhà trường đã bước đầu được nghiên cứu một cách hệ

Trang 15

thống và đưa vào thể nghiệm; song cũng mới chỉ dừng lại thí điểm ở học sinh một sốtrường phổ thông với nội dung "giáo dục giá trị đạo đức nhân văn", "Giáo dục kỹnăng sống" Cho đến nay, chưa có một công trình nào đi sâu vào vấn đề giáo dụcGTS cho học sinh trong trường THPT một cách chuyên biệt.

Là thành phố trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long có mật độdân số cao, kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao, song tệ nạn

xã hội cũng ngày càng gia tăng, giáo dục còn gặp nhiều khó khăn Xuất phát từ nhữngnguyên nhân khác nhau về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và hoạt động…màmột số trường học trong thành phố còn chưa quan tâm đến việc giáo dục GTS chohọc sinh Trên thực tế, ở một số thành phố lớn, các bậc phụ huynh không ngồi chờngành giáo dục mà đã đến các trung tâm tư nhân hoặc liên kết với nước ngoài để

“nhờ” họ trang bị cho con mình kỹ năng sống, GTS Giáo dục GTS chính là giáo dụcnhững điều mà một con người cho là tốt, là quan trọng, phải có cho bằng được và vìthế GTS chi phối hành vi hướng thiện của con người

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: "Tổ chức giáo dục giá trị sống cho học sinh trường Trung học phổ thông Ngô Quyền - thành phố Hạ Long

- tỉnh Quảng Ninh" làm luận văn tốt nghiệp.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức giáo dục GTS cho họcsinh trường THPT, đề xuất một số biện pháp tổ chức giáo dục GTS cho học sinhtrường THPT Ngô Quyền - thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầugiáo dục trong giai đoạn hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dụctoàn diện cho học sinh

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp tổ chức giáo dục GTS cho học sinh trường THPT Ngô Quyền thànhphố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

4 Giả thuyết khoa học

Trong những năm qua, các trường THPT nói chung và trường THPT NgôQuyền - thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh nói riêng đã và đang triển khai hoạt

Trang 16

dục GTS cho học sinh theo chỉ đạo của Bộ và Sở song chủ yếu theo con đường tíchhợp nên việc triển khai thực hiện, đánh giá kết quả và tổ chức hoạt động này gặpnhiều khó khăn.

Nếu có các biện pháp tổ chức giáo dục GTS cho học sinh một cách khoa học,đồng bộ thì kết quả giáo dục GTS cho học sinh sẽ được nâng cao, góp phần nâng caochất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ở các trường THPT trong giai đoạn hiệnnay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổ chức giáo dục GTS cho học sinh THPT 5.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức giáo dục GTS cho học

sinh trường THPT Ngô Quyền - thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh

5.3 Đề xuất biện pháp tổ chức giáo dục GTS cho học sinh trường THPT Ngô

Quyền - thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Về nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu tổ chức giáo dục giá trị sống cho học sinh trườngTHPT Ngô Quyền - thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh theo tiếp cận chức năngquản lý

6.4 Về thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành lấy số liệu các năm học 2015 - 2016, 2016 - 2017,

2017 - 2018

Trang 17

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận

Qua việc nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu, các văn bảnquy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo của các ngành, các cấp có liên quan để hệthống hóa, khái quát hóa, xây dựng cơ sở lý luận, xây dựng các khái niệm cơ bảncủa đề tài, trên cơ sở đó xây dựng các phương pháp nghiên cứu, khảo sát và đánhgiá thực trạng tổ chức giáo dục GTS cho học sinh trường THPT Ngô Quyền -thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu

Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra với mục đích chủ yếu là thu thập nhữngthông tin nhằm xác định thực trạng các biện pháp tổ chức giáo dục GTS cho họcsinh, phân tích nguyên nhân thành công và hạn chế của các biện pháp đang thực hiện

7.2.2 Phương pháp quan sát sư phạm

Quan sát học sinh, giáo viên khi tổ chức giáo dục GTS trong các hoạt độngdạy học, tổ chức hoạt động tập thể… để phát hiện khả năng tiếp thu cũng như vậndụng những kiến thức đã học để ứng xử trong các hoạt động hàng ngày của học sinh,

từ đó đưa ra những biện pháp tổ chức giáo dục GTS có hiệu quả nhằm thúc đẩy sựhình thành và phát triển nhân cách cho các em

7.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Phân tích các văn bản hướng dẫn hoạt động giáo dục GTS cho học sinh; tổnghợp các tài liệu, minh chứng, những thuận lợi, khó khăn về tổ chức giáo dục GTScho học sinh của Hiệu trưởng, từ đó rút ra những kết luận làm cơ sở cho việc đề xuấtcác biện pháp nhằm cải tiến công tác quản lý

7.2.4 Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của lãnh đạo; cán bộ phụ trách công tác học sinh sinh viên,công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp của Sở Giáo dục và Đào tạo; các đồng chí hiệutrưởng, các nhà quản lý, giáo viên, để có thêm thông tin tin cậy đảm bảo tính kháchquan cho kết quả nghiên cứu

7.2.5 Phương pháp khảo nghiệm

Tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất để khẳng định tính khoa học,cần thiết, khả thi của các biện pháp tổ chức giáo dục GTS cho học sinh trường THPT

Trang 18

7.2.6 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Tiến hành nghiên cứu kết quả giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPTNgô Quyền - thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh

7.2.7 Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn trực tiếp CBGV nhà trường nhằm làm rõ thực trạng giáo dục GTS

và tổ chức giáo dục GTS cho học sinh trường THPT Ngô Quyền - thành phố HạLong - tỉnh Quảng Ninh

7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê

Thực hiện bằng một số thuật toán của toán học thống kê áp dụng trong nghiêncứu giáo dục Phương pháp này được sử dụng với mục đích định lượng các kết quảđiều tra, nghiên cứu, đồng thời đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp điều tra,trên cơ sở đó rút ra nhận xét khoa học mang tính khái quát

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT.Chương 2: Thực trạng tổ chức giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPTNgô Quyền - thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh

Chương 3: Biện pháp tổ chức giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPTNgô Quyền - thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh

Trang 19

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG

CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đê

1.1.1 Những nghiên cứu về giáo dục giá trị sống

1.1.1.1 Trên thế giới

Xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, xu thếtoàn cầu hoá và sự phát triển của nền kinh tế tri thức đã đặt ra cho giáo dục nhiềuthách thức Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những định hướng cơ bản để đào tạongười lao động có sức khoẻ, có trí tuệ, năng động, sáng tạo, tự chủ, có khả nănghoạt động, giao lưu, là những “công dân toàn cầu”, thích ứng với xã hội

Năm 1986 - 1987, theo đề nghị của UNESCO, một cuộc điều tra quốc tế vềgiá trị đạo đức của con người chuẩn bị bước vào thế kỉ XXI đã được thực hiện nhằmmục đích nghiên cứu các vấn đề giá trị và giáo dục giá trị Đến năm 1995, chươngtrình quốc tế chia sẻ giá trị làm cho thế giới tốt đẹp hơn được khởi xướng nhân dịp 50năm thành lập Liên Hợp Quốc Vào tháng 8 năm 1996, tại trụ sở UNICEF, hơn 20nhà giáo dục trên khắp 5 châu lục đã được mời tham gia hội thảo về chương trìnhnày Họ thảo luận về những điều cần thiết cho trẻ em trên toàn thế giới, những kinhnghiệm của họ khi nghiên cứu các giá trị và làm cách nào để các nhà giáo dục kết nốicác giá trị để giúp người học có thể học tập suốt đời một cách tốt hơn 12 GTS đãđược lựa chọn và xác định là những giá trị cốt lõi cần giáo dục cho thế hệ trẻ đó là:

(1) hòa bình; (2) tôn trọng; (3) trách nhiệm; (4): hợp tác; (5): đoàn kết; (6): khoan dung; (7) yêu thương; (8) tự do, (9) giản dị; (10) trung thực; (11) hạnh phúc; (12): khiêm tốn Sau một năm, thì cuốn sách Hướng dẫn các Giá trị sống và Công ước về Quyền trẻ em ra đời được xem như một cuốn cẩm nang hữu ích trong việc đưa

chương trình này đi vào thực tế ở qui mô rộng khắp trên thế giới Đến tháng 8 năm

2008, chương trình Giáo dục giá trị sống (Living Value Education Program: LVEP)

đã được phổ biến trên 8.000 địa điểm thuộc 80 quốc gia khác nhau trong đó nhiềunhất là trường học Việt Nam cũng là một thành viên của tổ chức này từ năm 2000.Các nhà giáo dục tiêu biểu trên thế giới đã có những đóng góp tích cực cho chương

Trang 20

trình giáo dục giá trị sống như: Diane Tillman, Christopher Drake, Diana Beaver,Vicky Calicdan, Caroline Druiff, Steve Eardley, Trish Summerfield… Một số nước

có những hoạt động tích cực thúc đẩy giáo dục GTS như: Mỹ, Anh, Australia, TâyBan Nha, Thái Lan, Trung Quốc, Indonexia, Philippine, Brazil,…

Chương trình LVEP đã giúp các nhà giáo dục kiến tạo được môi trường nhàtrường an toàn, xây dựng bầu không khí lớp học dựa trên giá trị từ đó nâng cao chấtlượng giáo dục Mục đích của chương trình là cung cấp những hướng dẫn và công cụ

để phát triển toàn diện con người, thừa nhận rằng cá nhân bao gồm thể chất, trí tuệ,tình cảm và tinh thần

Một số công trình nghiên cứu về giáo dục GTS tiêu biểu ở khắp các châu lụcđược LVEP quốc tế tiến hành Tiêu biểu như:

Từ năm 1999, nước Australia đã triển khai mạng lưới giáo dục giá trị (ValueEducation Networks) Đến năm 2003, nước này đã thành lập Hội giáo dục GTS TạiAustralia, một số nghiên cứu đã được tiến hành cho thấy những tác động tích cực củagiáo dục giá trị Năm 2009, tác giả Terry Lovat và cộng sự của ông như RonTommey, K.Dally và N.Clement ở trường Đại học Newcastle đã có công trình nghiên

cứu: “Đề tài về thử nghiệm và đánh giá về tác động của giáo dục giá trị sống tới kết quả của học sinh và môi trường học đường” Nghiên cứu đã phân tích tác động của

giáo dục giá trị trên các phương diện như: các mối quan hệ trong nhà trường, bầukhông khí trường học, cải thiện ý thức học tập, sự tham gia của phụ huynh học sinhvới quá trình giáo dục của nhà trường thực sự được cải thiện

Nghiên cứu về giáo dục GTS, trong tài liệu “Những giá trị sống cho tuổi trẻ”

của tác giả Diane Tillman đã phân tích một cách toàn diện từ cách tiếp cận, mô hình

lý thuyết của LVEP đến các phương pháp của giáo dục GTS Để giúp người họckhám phá và phát triển các GTS, chương trình đã xây dựng hai quá trình hỗ trợ songsong Thứ nhất là tạo ra bầu không khí lấy giá trị làm nền tảng, thứ hai là thực hiệncác hoạt động giá trị [12] Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra các phương pháp và kỹthuật giáo dục GTS được thể hiện thông qua các phương pháp đa dạng như: thảoluận, trò chơi, đóng vai, bản đồ tư duy, hoạt động nghệ thuật

Trang 21

1.1.1.2 Ở Việt Nam

Không nằm ngoài xu thế phát triển chung hội nhập cùng các nước trên thếgiới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định để hội nhập quốc tế, chúng ta cần xây dựngmột nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc trên cơ sở giữ gìn và phát huy các giá trị disản truyền thống kết hợp tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại Nhân dân ta đồng tình

đưa tinh thần đó vào cuộc sống Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII viết: “Văn hoá Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng dân tộc Việt Nam” [13] Đường lối đổi mới,

cơ chế mới, tình hình mới đã tạo nên những biến đổi trong sự phát triển con người,trong đó có biểu hiện tập trung ở sự chuyển động thang giá trị, định hướng giá trịkhuyến khích con người tích cực, năng động, sáng tạo, dám cạnh tranh, vượt quathách thức, không chờ đợi bao cấp mà tự tạo cho mình có giá trị bản thân, có cuộcsống tốt hơn, đồng thời đóng góp cho gia đình, cộng đồng xã hội

Triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII, Chính phủ đã đề ra các chươngtrình khoa học - công nghệ cấp Nhà nước Trong đó có chương trình: “Chiến lượcphát triển toàn diện con người Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước” do tác giả Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm cùng tập thể các nhà khoahọc giáo dục, cán bộ nghiên cứu trong và ngoài Viện khoa học giáo dục Việt Nam.Dựa trên kết quả thực nghiệm, đề tài đi sâu phân tích cơ sở khoa học của chiến lượcphát triển toàn diện con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đồng thời nêu lênmột số định hướng chiến lược và một số giải pháp lớn nhằm xây dựng phát triển conngười Việt Nam về mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất

Với nhiều năm nghiên cứu về giáo dục, tác giả Hà Nhật Thăng đã cho

xuất bản cuốn sách “Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn” năm 1998, trong

đó, trang bị cho học sinh sinh viên nắm vững hệ thống giá trị cốt lõi, đó là cơ sở cơbản của nhân cách, rèn luyện để thế hệ trẻ có những hành vi tương ứng với hệ thốnggiá trị đạo đức nhân văn cốt lõi, phù hợp với yêu cầu của xã hội, của thời đại Nhữngkết quả nghiên cứu trên đã được ứng dụng vào việc xây dựng chương trình và thểhiện trong sách giáo khoa ở Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông của mônĐạo đức và Giáo dục công dân triển khai từ năm 2000 trên phạm vi cả nước Nhữnggiá trị đó thể hiện mục tiêu giáo dục đạo đức phù hợp với lứa tuổi học sinh phổ thông

Trang 22

Trong hệ thống giáo dục nhà trường phổ thông, đến năm 2005, chương trìnhgiáo dục giá trị sống - kỹ năng sống mới được đưa vào thông qua các hoạt động ngoạikhóa hoặc lồng ghép vào các giờ sinh hoạt Đến năm 2008, các cơ sở giáo dục chínhquy và không chính quy đã quyết định đưa nội dung giáo dục này vào trong chươngtrình giáo dục của cơ sở mình.

Một số tác giả đã nghiên cứu về GTS và vai trò, nhiệm vụ, nội dung vàphương pháp giáo dục GTS như: Phạm Minh Hạc [21], Lê Đức Phúc, Mạc Văn Trang[30], Nguyễn Thanh Bình [4], Trần Thị Lệ Thu [35], Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh ThịKim Thoa [29], Vũ Thị Ngọc Tú [37] tập trung nghiên cứu các giá trị sống cho thanhthiếu niên trong đó nhấn mạnh đến vai trò của gia đình, nhà trường trong việc giáodục học sinh, đồng thời đề xuất nhà trường cần xây dựng nội dung giáo dục GTS phùhợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi

Hiện nay, có ba xu hướng chính trong giáo dục GTS đó là:

Một là, cách tiếp cận giáo dục GTS như một nội dung giáo dục Xu hướng nàythường tách riêng GTS và kỹ năng sống Cách tiếp cận của các tác giả như: NguyễnThị Mỹ Lộc [29]…

Hai là, xu hướng nghiên cứu giáo dục GTS tích hợp với kỹ năng sống cho họcsinh phổ thông Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả như: Tillman[12], Cánh buồm [9], Nguyễn Thanh Bình [4], Trần Thị Lệ Thu và các tác giả củanhóm Hand in Hand [36] Cách tiếp cận này cho rằng giáo dục GTS và giáo dục kỹnăng sống có tác động qua lại bởi GTS là nền tảng của kỹ năng sống và ngược lại kỹnăng sống sẽ giúp người học biết cách thể hiện các GTS ra bên ngoài Tuy nhiên, việcxác định các GTS và kỹ năng sống cần dựa trên sự tương thích và phù hợp giữachúng Nội dung giáo dục GTS tập trung vào 12 giá trị có tính phổ quát, mang tínhtoàn cầu được UNESCO và UNICEF công bố năm 1997 và xây dựng các kỹ năngsống phù hợp với lứa tuổi như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ra quyết định, kỹnăng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình… Phương pháp giáo dục GTS đưa ra tương đối

đa dạng với các loại hình học tập khác nhau như: tạo lập bầu không khí lớp học, thảoluận nhóm, khám phá cuộc sống thực, bản đồ tâm trí, kể chuyện, nghệ thuật, nêugương, đóng vai, tưởng tượng, trải nghiệm tập trung…

Trang 23

Ba là, xu hướng lồng ghép giáo dục GTS vào các hoạt động ngoại khóa và cácmôn học khác trong nhà trường Một số tác giả tiếp cận theo xu hướng này như: BùiNgọc Diệp và nhóm tác giả [13], Phan Kiên [25] Giá trị sống và kỹ năng sốngthường được lồng ghép trong các môn học như Giáo dục công dân, Địa lý, Ngữvăn… Ở một số trường học, chủ đề giáo dục GTS thường được đưa vào nội dungchương trình sinh hoạt cuối tuần, sinh hoạt dưới cờ hoặc các hoạt động ngoại khóatheo chủ điểm.

1.1.2 Những nghiên cứu về quản lý giáo dục giá trị sống

Tại Việt Nam, nghiên cứu về quản lý giáo dục kĩ năng sống thì đã có nhiều tácgiả thực hiện nhưng nghiên cứu về quản lý giáo dục GTS thì còn chưa được quan tâmđúng mức, ít công trình đề cập tới

Năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư số 04/2014/TT/BGDĐT ngày 28/02/2014 kèm theo quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năngsống và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chính khóa, gồm 5 chương và 18 điềuquy định về đối tượng, phạm vi, nội dung, phương pháp, trách nhiệm của các cấp cóthẩm quyền về thủ tục cấp phép cho các cơ sở, trung tâm giáo dục kĩ năng sống

Năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn số GDTX ngày 28/01/2015 về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kĩ năngsống tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.Công văn đã nêu rõ: Mục đích, yêu cầu và nội dung giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh một cách cụ thể theo từng cấp học

463/BGDĐT-Nhiều tác giả đã nghiên cứu về quản lý giáo dục kĩ năng sống như: Nguyễn

Thị Luân, Biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường THPT Mông Dương tỉnh Quảng Ninh, luận văn thạc sĩ năm 2013; Lê Thị Thanh Xuân, Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trường THCS thành phố Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh, luận văn thạc sĩ năm 2014; Phạm Duy Phương, Biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường THPT Quận 6 - thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ năm 2015; Hoàng Mạnh Hà, Quản

lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường THPT Hiền Đa - huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, luận văn thạc sĩ năm 2017; Phạm Thị Ngọc Hà, Quản lý hoạt động giáo dục

Trang 24

kĩ năng sống cho học sinh bán trú tại trường THPT Hà Lang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, luận văn thạc sĩ năm 2017;…

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về quản lý giáo dục GTS còn chưa được quan

tâm nhiều, mới chỉ có một số tác giả đề cập đến đề tài này: Lê Anh Tuấn, “Quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện Thạch Thất,

Hà Nội hiện nay”, luận văn thạc sĩ năm 2011.Tác giả đã đề xuất 8 biện pháp quản lý

giáo dục GTS: (1) Kế hoạch hoá quá trình quản lý giáo dục giá trị sống phù hợp vớihọc sinh và với điều kiện trong và ngoài nhà trường; (2) Tổ chức bồi dưỡng nâng caonhận thức về công tác giáo dục giá trị sống cho thầy, trò và các lực lượng tham giagiáo dục học sinh; (3) Tổ chức nghiên cứu, xác định những giá trị sống chủ yếu cầngiáo dục cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay; (4) Thành lập Ban chỉ đạo hoạtđộng giáo dục giá trị sống trong và ngoài nhà trường; (5) Tổ chức các cuộc thi theochủ đề giá trị sống của thanh niên học sinh trong và ngoài nhà trường; (6) Xây dựng

kế hoạch phối hợp với gia đình và các tổ chức xã hội, xây dựng môi trường giáo dụclành mạnh nhằm giáo dục giá trị sống nói riêng và giáo dục toàn diện nói chung chohọc sinh; (7) Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, các phong trào củađịa phương, của Thủ đô, Đất nước để học sinh có cơ hội rèn luyện; (8) Thường xuyênkiểm tra đánh giá, nhân điển hình, phổ biến kinh nghiệm giáo dục học sinh và kinhnghiệm phối hợp trong giáo dục học sinh

Năm 2016, tác giả Quách Đình Lương hoàn thành luận văn thạc sĩ quản lý

giáo dục với đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông Chu Văn An, tỉnh Thái Bình” Tác giả cũng đề xuất 8 biện pháp quản lý

giáo dục GTS: (1) Xác định các GTS phù hợp với học sinh trung học phổ thông theochương trình giáo dục tổng thể; (2) Nâng cao vai trò của Ban chỉ đạo hoạt động giáodục giá trị sống và phân công trách nhiệm cho các tổ chức trong nhà trường; (3) Biệnpháp 3 Quản lý kế hoạch hóa hoạt động giáo dục GTS phù hợp với trường THPTChu Văn An như một bộ phận cấu thành của kế hoạch chung của nhà trường; (4)Quản lý và tổ chức tốt các nguồn lực thực hiện tốt kế hoạch năm học cũng như kếhoạch giáo dục giá trị sống; (5) Quản lý, tổ chức, thiết lập mối liên hệ giữa nhàtrường với cha mẹ học sinh và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai hoạt động giáo

Trang 25

dục GTS cho học sinh; (6) Quản lý việc đổi mới hình thức chỉ đạo, lãnh đạo hoạtđộng giáo dục giá trị sống cho học sinh; (7) Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kếtquả giáo dục GTS cho học sinh; (8) Quản lý việc xây dựng các điều kiện tinh thần,vật chất hỗ trợ thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh.

Qua nghiên cứu tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề, đặc biệt là các công trìnhnghiên cứu ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng: các nhà nghiên cứu đã chú trọng đến vấn

đề xây dựng GTS và các biện pháp giáo dục GTS cho học sinh, song mỗi công trìnhnghiên cứu chỉ nêu được một số biện pháp quản lý giáo dục GTS nói chung, chứ chưađưa ra được những biện pháp cho các trường THPT

Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài này với hy vọng góp phần nhỏ bé làm rõ thêmbức tranh về thực trạng tổ chức giáo dục GTS cho học sinh THPT hiện nay, qua đónâng cao chất lượng giáo dục GTS cho học sinh nói chung và cho học sinh trườngTHPT Ngô Quyền - thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh nói riêng

1.2 Giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT

1.2.1 Đặc điểm của học sinh THPT

Các nhà nghiên cứu cho rằng giữa giáo dục và phát triển nhân cách, GTS cóquan hệ mật thiết với nhau.Vì vậy để tác động có hiệu quả đến sự phát triển nhâncách, giáo dục phải dựa vào những đặc điểm nhân cách của từng lứa tuổi, thậm chícủa từng cá nhân Người ta xác định với từng lứa tuổi là một giai đoạn phát triển nhâncách, như vậy đối với thế hệ trẻ, chúng ta nhận thấy có nhiều giai đoạn phát triểnnhân cách nối tiếp nhau theo thời gian, mang tính quy luật, tính chu kỳ nhất định,phản ánh sự luân phiên của các dạng chủ đạo, giai đoạn trước tạo tiền đề và điều kiệncho giai đoạn sau, tạo ra những phát triển mới về tâm lý, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ

Về tâm lý: Học sinh THPT là lứa tuổi tính tình chưa ổn định, dễ chuyển từ

cực này sang cực khác, từ tích cực sang tiêu cực, yêu sang ghét, vui vẻ sang buồnchán và ngược lại Ở lứa tuổi này chức năng nội tiết phát triển mạnh nhưng tác dụng

ức chế của vỏ não thì chưa đến mức hoàn hảo nên tính tình bất thường, có nhiềunhu cầu nhưng chưa có được nhận thức đầy đủ về tính phức tạp của xã hội, chưahiểu rõ về hành vi của bản thân, cũng chưa có một thế giới quan, nhân sinh quanđầy đủ, đúng đắn

Trang 26

Về trí lực và thể lực: Đây là thời kỳ sung sức nhất về mặt phát triển thể lực và

trí lực Thời kì này học sinh THPT thân hình phát triển, sức khỏe tràn đầy, khả năngphân tích, tổng hợp, suy luận và phán đoán cũng được phát triển, đây là giai đoạn họcsinh hiếu động chân tay, cùng với sự tự ý thức hơi quá và lòng tự tôn hừng hực, luônmuốn bộc lộ nguyện vọng mãnh liệt của bản thân

Về giới tính: Ở lứa tuổi này các em bắt đầu có những cảm nghĩ mình là người

lớn, đây là giai đoạn thích làm dáng, thích “trình diện”, thích biểu hiện trước bạnkhác giới để mong nhận được cảm tình tốt của đối phương Các em bắt đầu có cáchiện tượng phát dục, có những biến đổi về sinh lý dẫn đến biến đổi tâm lý, một số em

đã bắt đầu nảy sinh tình cảm mến mộ nhau,

Chúng ta có thể hiểu khái quát những đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinhTHPT như sau:

Học sinh THPT có độ tuổi từ 15-18 là độ tuổi trong giai đoạn phát triển nhanh

về thể lực, tâm lý, sinh lý, đây là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thiếu niên sang tuổithanh niên, từ trẻ con sang người lớn Các em đang tự xây dựng cho mình nhữngquan điểm riêng và cũng đang quyết định kế hoạch, viễn cảnh của cuộc sống cho bảnthân Các em trong lứa tuổi này giàu ước mơ và hoài bão, muốn sớm có công ăn việclàm, ổn định nghề nghiệp, muốn tỏ rõ vai trò của người lớn, tích cực tham gia vào cáchoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động văn, thể, mỹ Học sinh THPT nhanh nhậnthức được các chuẩn mực, quy tắc, yêu cầu của đạo đức xã hội, có ý thức chính trị rõnét và có lẽ sống đúng đắn, có ý thức tự học và hướng nghiệp tích cực Đây là lứatuổi có khả năng giao lưu phong phú, nhiệt tình, hăng hái trước những công việc nặng

nhọc và những thử thách của cuộc sống “Các em là những nhân cách đang vươn lên

để trở thành người công dân Các em là những đối tượng mang đặc thù của lứa tuổi, vừa là chủ thể của giáo dục đạo đức Học sinh THPT đã có đầy đủ các điều kiện cơ bản về nhận thức, ý chí, hoạt động để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, quyết định kết quả phát triển tài, đức của cá nhân Tuy nhiên, với kinh nghiệm, vốn sống của cá nhân chưa nhiều, học sinh THPT dễ chao đảo trong hành vi hoạt động của mình” [3].

Trang 27

1.2.2 Khái niệm giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT

1.2.2.1 Giá trị

Theo từ điển Tiếng Việt: "Giá trị là cái dựa vào đó để xem xét một con người đáng quý đến mức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, tài năng'' [41] Giá trị

cũng là những quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự thật, điều thiện của một xã hội

Nhà triết học Liên Xô, M.M Rozentan cho rằng: "Giá trị - những định nghĩa

về mặt xã hội của khách thể trong thế giới chung quanh, nhằm nêu bật tác dụng tích cực hoặc tiêu cực của các khách thể ấy đối với con người và xã hội (cái lợi, thiện và

ác, cái đẹp, cái xấu nằm trong những hiện tượng của đời sống xã hội hoặc tự nhiên)"

[31]

Tác giả Trần Trọng Thủy cho rằng: "Giá trị là một hiện tượng xã hội điển hình, biểu thị các sự vật, hiện tượng, các thuộc tính và quan hệ của hiện thực, các tư tưởng chuẩn mực, mục đích, lý tưởng, các hiện tượng của tự nhiên và xã hội được con người tạo ra hoặc không được con người tạo ra, nhưng đều phục vụ cho sự tiến

bộ của xã hội và phát triển cá nhân con người" [39].

Dưới góc độ Xã hội học, giá trị được quan tâm ở nội dung, nguyên nhân, điềukiện kinh tế - xã hội cụ thể trong quá trình hình thành hệ thống giá trị nhất định củamột xã hội

Giá trị trong Đạo đức học gắn với các khái niệm như: cái thiện, cái ác, sự bìnhđẳng, lòng bác ái…

Xét dưới góc độ Tâm lý học, giá trị được nghiên cứu để tìm hiểu hành vi, hoạtđộng của con người và dự báo sự phát triển nhân cách

Bằng các khái niệm trên có thể hiểu: Giá trị là cái dựa vào đó để xem xét một con người đáng quý đến mức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, tài năng 1.2.2.2 Giá trị sống

Theo từ điển Tiếng Việt giải nghĩa: “Giá trị sống (hay còn gọi là “giá trị cuộc sống”) là những điều mà một con người cho là tốt, là quan trọng, phải có cho bằng được và vì thế giá trị sống chi phối hành vi hướng thiện của con người” [41] Khái

niệm này cho thấy GTS là những điều tốt đẹp được biểu hiện thông qua hành vi tíchcực, hướng thiện của con người

Trang 28

Tác giả Nguyễn Công Khanh đã xem xét khái niệm giá trị sống theo nhận thức

và hành động của cá nhân “Giá trị sống là những thứ được cá nhân nhận thức rất quan trọng, cần thiết, có ý nghĩa, luôn mong đợi Chúng có khả năng chi phối thái độ, xúc cảm, tình cảm, hành vi của một cá nhân trong cuộc sống hàng ngày” [27] Tác giả

cũng đồng ý với quan điểm định hướng, chi phối của GTS Cái mới của tác giả là chorằng GTS được hình thành nhờ quá trình tự nhận thức và sự trải nghiệm của mỗingười qua các cung bậc cảm xúc như: thái độ, xúc cảm, tình cảm, hành vi

Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đặng Hoàng Minh, Trần

Văn Tính, Vũ Phương Liên cho rằng: “Giá trị sống là một hình thái ý thức xã hội, là

hệ thống các quan niệm về cái thiện, cái ác trong các mối quan hệ của con người với con người Giá trị sống về bản chất là những quy tắc, những chuẩn mực trong quan

hệ xã hội, được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được cả xã hội thừa nhận Giá trị sống là quy tắc sống, nó có vị trí to lớn trong đời sống, và định hướng cho cuộc sống của mỗi cá nhân, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội” [29].

Giá trị sống của con người thì có rất nhiều, song có những GTS mà con ngườicho là đích thực, mang tính căn bản, phổ quát, chúng trở thành những giá trị chungcho nhiều người và toàn thể xã hội Hiện nay ở nước ta cũng như thế giới người ta đãtổng kết những GTS đích thực, trở thành những giá trị chung cho nhiều người và toàn

xã hội thành 12 giá trị sống đó là: Sự hợp tác, Tự do, Hạnh phúc, Lòng trung thực, Đức khiêm tốn, Tình yêu thương, Hòa bình, Tôn trọng, Trách nhiệm, Giản dị, Khoan dung và Đoàn kết.

Từ những quan điểm trên tác giả nhận thấy GTS biểu hiện như sau:

- Giá trị sống là những thứ được cá nhân nhận thức là rất quan trọng, rất cầnthiết, rất có ý nghĩa, luôn mong đợi, chúng có khả năng chi phối thái độ, xúc cảm,tình cảm, hành vi của một cá nhân trong cuộc sống hàng ngày

- Giá trị sống của một cá nhân bao gồm: giá trị vật chất như tài sản; giá trị tinhthần như tri thức, sức khỏe, tình yêu thương, sự trung thực, danh dự… mà con ngườicần có trong cuộc sống

- Giá trị sống của mỗi cá nhân không hình thành tự nhiên theo kiểu lập trìnhđược mã hóa trong gen mà nó được hình thành nhờ quá trình tự nhận thức và sự trảinghiệm của mỗi người

Trang 29

Bằng các khái niệm trên có thể hiểu: Giá trị sống là những phẩm chất tốt đẹp của con người, làm cho con người trở nên có giá trị và có cuộc sống tốt đẹp hơn Giá trị sống định hướng cho hành vi ứng xử của chúng ta, khi ta luôn trải nghiệm và cư

xử với mọi người bằng những giá trị thì những giá trị sẽ trở thành phẩm chất của mỗi chúng ta và sẽ đi cùng chúng ta suốt cuộc đời Nó chính là thước đo trình độ văn hoá của mỗi con người, bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc.

Giá trị sống mang tính cá nhân, không phải GTS của tất cả mọi người đềugiống nhau và cũng không phải ai cũng nhận thức đúng giá trị của cuộc sống Cóngười cho rằng trở thành người giàu có mới là “giá trị đích thực” Khi ấy, họ sẽ phấnđấu để có tiền bằng mọi giá, kể cả giết người, buôn lậu, trộm cắp Nhưng rồi cáchkiếm tiền ấy đưa người ta đến chỗ phạm tội, làm hại người khác, làm hại cộng đồng

Và ngay cả sự nhiều tiền, giầu có của con người đó cũng chẳng có giá trị cho xã hội

Có người lấy danh vọng làm thước đo giá trị Họ cố gắng bằng mọi cách để có đượcnhững chức vị nào đó Nhưng khi những chức vị ấy mất, bị tước bỏ, con người trởnên “trắng tay”, vô giá trị Có người coi sự nhàn hạ là giá trị cuộc sống Họ trốn tránhtrách nhiệm, lười lao động, chọn những công việc, nghề nghiệp không vất vả Cuốicùng, họ chẳng làm được gì cho bản thân và xã hội Có bạn trẻ cho rằng phải hútthuốc lá, phải biết dùng heroin, biết yêu sớm, có quan hệ tình dục với nhiều người,phải cầm đầu băng nhóm nào đó… mới là “người hùng, người nổi tiếng”, mới có giátrị Vậy là các bạn trẻ ấy đã nhận nhầm giá trị, coi giá trị ảo là giá trị đích thực

Giáo dục để thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh trong các trường phổ thông, nhậndiện đúng đâu là giá trị đích thực của cuộc sống là điều vô cùng quan trọng và cấpthiết đối với nhà trường, gia đình và xã hội

1.2.2.3 Giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT

Theo nghĩa rộng thì giáo dục là lĩnh vực hoạt động xã hội nhằm truyền đạtnhững kinh nghiệm xã hội, lịch sử chuẩn bị cho thế hệ trẻ trở thành lực lượng tiếp nối

sự phát triển xã hội, kế thừa và phát triển nền văn hóa của loài người và dân tộc

Theo nghĩa hẹp thì giáo dục là quá trình tác động có tổ chức, có kế hoạch, cóquy trình chặt chẽ nhằm hình thành thái độ, hành vi đạo đức cho thanh thiếu niên theo

mô hình nhân cách mà xã hội đương thời đang mong đợi

Trang 30

Giá trị sống có tính định hướng, tức là giá trị có vai trò dẫn dắt, điều chỉnh hành

vi của con người Vì vậy, định hướng GTS là một yêu cầu tất yếu trong mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội đặc biệt là trong môi trường giáo dục nhà trường Giáo dục GTS

có tác dụng định hướng kĩ năng sống cho học sinh Trong nhà trường THPT, giáo dụcGTS được tiếp cận theo nghĩa hẹp dưới góc độ của lý luận giáo dục nhà trường

Giáo dục GTS là quá trình tác động đến học sinh để hình thành cho họ một ýthức, tình cảm và một niềm tin, đích cuối cùng quan trọng nhất của giáo dục GTS làtạo lập thói quen hành vi ứng xử trong cuộc sống hàng ngày

Giáo dục GTS là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạchnhằm biến đổi những nhu cầu, chuẩn mực theo yêu cầu của xã hội thành những phẩmchất, giá trị của cá nhân, nhằm góp phần phát triển nhân cách của mỗi cá nhân và thúcđẩy sự phát triển, tiến bộ của xã hội

Trong đề tài này tác giả xin được tiếp cận khái niệm giáo dục GTS cho học

sinh THPT như sau: Giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT là quá trình nhà giáo dục tổ chức, hướng dẫn các hoạt động giúp người được giáo dục chuyển hóa những giá trị khách quan được xã hội thừa nhận thành giá trị sống đặc trưng của mỗi người, giúp họ có nhận thức, thái độ, hành vi tích cực, hiệu quả, phù hợp.

Khái niệm này làm rõ 3 vấn đề:

- Thứ nhất: Giáo dục GTS cũng như giáo dục một vấn đề nào đó được tổ chức

dưới vai trò hướng dẫn chủ đạo của nhà giáo dục, người học tích cực chủ động thamgia vào quá trình giáo dục đó Những hành động được tổ chức dưới sự hướng dẫn củanhà giáo dục thì học sinh có cơ hội thử - sai - điều chỉnh - thử - đúng và hình thànhthói quen trong thực tiễn cuộc sống

- Thứ hai: Mục đích của giáo dục GTS là trang bị cho người học khả năng lựa

chọn những chuẩn mực, tiêu chuẩn trong xã hội mà cá nhân đang sống Khả năng ởđây là việc tích lũy tri thức, hình thành thái độ và thể hiện xúc cảm, tình cảm dẫn đếnhành vi phù hợp với yêu cầu xã hội

- Thứ ba: Giáo dục GTS trong nhà trường gắn với việc rèn luyện kỹ năng, đó

là quá trình tổ chức cho người học trên cơ sở những giá trị cuộc sống mà rèn luyện,trải nghiệm những kỹ năng thông qua hành động làm chủ bản thân, ứng xử tích cực

Trang 31

với những người xung quanh và giải quyết được các tình huống có vấn đề trong thực tiễn.

Quá trình giáo dục GTS bao gồm các tác động của rất nhiều yếu tố khách quan,chủ quan, bên ngoài và bên trong Có thể hiểu rằng có bao nhiêu mối quan hệ ở trongnhà trường và xã hội mà học sinh tham gia hoạt động thì có bấy nhiêu tác động giáodục đến học sinh Những tác động này có thể thống nhất, nhằm hỗ trợ tăng cường chonhau nhưng cũng có thể mâu thuẫn làm vô hiệu hóa, suy yếu kết quả tác động Do đógiáo dục GTS chỉ thành công khi mà nhà sư phạm biết tổ chức và đưa ra các biện phápgiáo dục phù hợp, có tính khả thi

Như vậy giáo dục GTS là một nhiệm vụ bao trùm và xuyên suốt toàn bộ hoạtđộng của gia đình, nhà trường và xã hội Để hình thành và phát triển nhân cách chomỗi học sinh, giáo dục GTS phải trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, là vấn đềcủa mọi vấn đề trong chiến lược giáo dục và đào tạo, vì sự phát triển con người

1.2.3 Mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT

Giáo dục GTS cho học sinh THPT là một trong những nhu cầu tất yếu của cácnhà trường trong thời kỳ hiện nay, thời kỳ hội nhập và phát triển, thời kỳ mà cán bộgiáo viên và các em học sinh toàn ngành giáo dục đang nỗ lực phấn đấu để xây dựngthương hiệu của mỗi nhà trường trong toàn ngành và trong xã hội, tiếp tục xây dựngniềm tin của phụ huynh, lãnh đạo các cấp với nhà trường, từ đó đáp ứng được mụctiêu giáo dục và phát triển toàn diện cho học sinh nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam nóichung: Với 5 tiêu chí hành động của thanh niên “Bản lĩnh - vững vàng; thanh lịch -văn minh; tri thức phong phú; sức khỏe - rồi dào và kỹ năng - thành thạo”

Ngày nay, với quan điểm phải giáo dục cho học sinh cả kỹ năng sống (tài) vàGTS (đức), chúng ta mới nhận thức rõ ràng hơn mối quan hệ giữa tài và đức, trong đócái đức được đề cao Giáo dục GTS trong trường phổ thông sẽ giúp các em khám phánhững phẩm chất tốt đẹp vốn có của bản thân và hoàn thiện nó, đồng thời khám phánhững nét đẹp trong tính cách của những người xung quanh và giá trị của thiên nhiên,của môi trường sống Giáo dục GTS giúp các em biết suy nghĩ tích cực, tự xây dựngcho mình một nền tảng vững chắc về nhân cách để các em có thể vươn lên trong cuộcsống, ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn, trắc trở Giáo dục GTS để các em

Trang 32

biết cách tôn trọng bản thân và người khác, biết cách hợp tác, xây dựng và duy trìtình đoàn kết, thích ứng trước những đổi thay của cuộc sống Giáo dục GTS để các

em biết tạo lập cuộc sống hạnh phúc cho bản thân và góp phần xây dựng xã hội tốtđẹp hơn Từ đó, thấy cuộc sống của mình mang nhiều ý nghĩa Giáo dục GTS làm nềntảng cho kĩ năng sống, để các em biết cách sử dụng những kĩ năng sống mang lại lợiích cho bản thân trong sự hài hoà với lợi ích của gia đình và xã hội

Giáo dục GTS trong trường THPT giúp cung cấp cho học sinh những kiếnthức, kỹ năng và thái độ về hệ thống các chuẩn mực, tiêu chuẩn phản ánh sự tồn tại,phát triển của xã hội Cụ thể:

- Về kiến thức: Cần làm cho học sinh biết được những biểu hiện của các giá trị

truyền thống và hiện đại như lòng yêu nước, tình thương yêu, lòng khoan dung, tinhthần trách nhiệm, sự hòa hợp và sự quan tâm, chia sẻ trong cuộc sống hàng ngày; biếtđược ý nghĩa của các phẩm chất này trong việc chung sống hòa bình với mọi người

và với thiên nhiên

- Về kỹ năng: Học sinh biết thể hiện lòng yêu nước, tình yêu thương, lòng

khoan dung, tinh thần trách nhiệm, sự hòa hợp và sự quan tâm, chia sẻ với mọi ngườixung quanh và với thiên nhiên

- Về thái độ: Học sinh đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm thể hiện lòng

yêu nước, tình yêu thương, lòng khoan dung, tinh thần trách nhiệm, sự hòa hợp vàquan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh và với thiên nhiên

Ở những nơi học sinh đã được học GTS nhất định kỷ luật nhà trường được tôntrọng hơn, ý thức học tập tốt hơn: Học sinh chăm làm bài tập, đi học đúng giờ, tronglớp giữ trật tự nghe thầy cô giảng bài, đoàn kết với bạn Quan hệ Thầy -Trò thânthiết Về nhà, các em biết thể hiện tình yêu thương, sự tôn trọng, có trách nhiệm vớibản thân và mọi người trong gia đình Đặc biệt khi trong mỗi các em có được những

“Đức tâm” thì đó là gốc rễ của mọi vấn đề, nó là nơi khởi nguồn của một cuộc sốnglành mạnh, lương thiện, vui tươi, biết hy sinh và biết cống hiến, biết tôn trọng những

gì mình đang có và phấn đấu vì những điều tốt đẹp trong tương lai, biết sống vì mọingười và vì cộng đồng Giáo dục GTS cho các em học sinh THPT còn là một vấn đềhết sức quan trọng để từng bước nâng cao chất lượng đạo đức, từ đó thúc đẩy kết quả

Trang 33

học tập của nhà trường, đẩy mạnh hơn nữa sợi dây liên kết giữa gia đình nhà trường

và xã hội, từng bước thực hiện có chiều sâu phong trào “Xây dựng trường học thânthiện học sinh tích cực” “Nhà trường - văn hóa, nhà giáo - mẫu mực, học sinh - thanhlịch” thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

1.2.4 Nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT

Nội dung giáo dục giá trị sống đã được tổ chức UNESCO quan tâm từ rất sớmtrong chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trong bốn trụ cột giáo dụcđược tổ chức này đưa ra (Learning to know - Học để biết, Learning to do - Học đểlàm, Learning to be - Học để làm người, Learning to live together - Học để cùngchung sống) thì nội dung “Học để cùng chung sống” là nội dung cốt lõi nhất, đượccác nhà giáo dục thuộc tổ chức UNESCO rất coi trọng

Nội dung giáo dục GTS cho học sinh THPT đó là xây dựng hành vi và thóiquen đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xã hội, tạo lập cho học sinh ý chí vữngvàng khi học lên cao hoặc đi vào cuộc sống xã hội

Mục tiêu đào tạo THPT theo Quyết định 329 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo ký ngày 31/3/1990 đã nêu rõ nội dung: “Giáo dục thế giới quan, tư tưởng,chính trị, pháp luật, đạo đức và cư xử có văn hóa”, trong đó về kiến thức phải giúphọc sinh hiểu bức tranh khoa học của thế giới, quy luật phát triển tự nhiên, xã hội,con người, thực hiện các vấn đề cấp thiết mà loài người đang hợp tác giải quyết, hiểuđúng đắn lý tưởng và các giá trị xã hội cơ bản, hiểu đường lối đổi mới đất nước củaĐảng, nghĩa vụ công dân, hiểu lịch sử đất nước, bản sắc văn hóa dân tộc, hiểu lýtưởng, nguyên tắc, phạm trù, phẩm chất đạo đức đến nhân đạo và tiến bộ của loàingười, của dân tộc

Từ mục tiêu và yêu cầu của đời sống xã hội, hiện nay giáo dục GTS thường

bao gồm 12 giá trị: hòa bình, hợp tác, hạnh phúc, yêu thương, khoan dung, khiêm tốn, trách nhiệm, trung thực, tự do, tôn trọng, giản dị và đoàn kết Trong những nội dung đó có ba giá trị sống cốt lõi nhất là giá trị hòa bình, tình yêu thương và tôn trọng Học sinh THPT nếu được sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của

mình trong quá trình phát triển nhân cách thì các em sẽ có một nhân cách phát triển

Trang 34

toàn diện bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội,biết tự khẳng định mình trong cuộc sống bằng chính những giá trị cốt lõi được chínhcác em cảm nhận.

Dựa trên những căn cứ đó, luận văn xác định giáo dục GTS cho học sinhTHPT gồm các nội dung sau:

- Tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học: Giúp cho các em có những hiểubiết đúng đắn về thế giới hiện thực, có những suy nghĩ đúng đắn với niềm tin khoahọc, giúp các em biết phân tích, đánh giá các hiện tượng xã hội, biết ủng hộ, bảo vệcái đúng, biết phản đối và ngăn chặn cái sai, biết chống lại mê tín dị đoan và những tưtưởng cực đoan khác

- Tăng cường giáo dục tư tưởng cách mạng XHCN: Trong bối cảnh hiện naycần quan tâm giáo dục cho các em có ý thức và khả năng chống lại lối sống thựcdụng, hưởng thụ, ngăn ngừa tình trạng sống không có phương hướng, giúp các emsống có hoài bão, ước mơ cao đẹp, biết phấn đấu để trở thành người lao động chânchính

- Nâng cao lòng yêu nước XHCN: Đó là giáo dục cho học sinh niềm tự hào vàtin tưởng vào tiền đồ tươi sáng của dân tộc, chống lại các biểu hiện của tâm lí tự tidân tộc, ỷ lại vào sự viện trợ của nước ngoài, các biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc hẹphòi, cũng như các biểu hiện buông trôi cuộc sống, thờ ơ với đất nước

- Tăng cường giáo dục ý thức lao động và tự lao động: Chúng ta cần quan tâmgiúp đỡ các em nâng cao ý thức với lao động, đối với người lao động, đối với sảnphẩm lao động, có ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công, sẵn sàng tham gia xây dựngtrường, địa phương, đất nước, có thái độ đúng đắn, chăm chỉ, nỗ lực vươn lên làmchủ khoa học, tiết kiệm thời gian, công sức, đồ dùng học tập Trong hoàn cảnh hiệnnay, cần đặc biệt quan tâm giúp đỡ các em ngăn ngừa và khắc phục những biểu hiệnsai trái như: lười lao động, ỷ lại vào người khác

- Tăng cường giáo dục pháp luật: Việc tăng cường giáo dục kỉ luật, pháp luậtvới học sinh hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho người học nắm được chuẩnmực của pháp luật, các nghĩa vụ, quyền lợi của người công dân Việt Nam Từ đó giáodục các em ý thức, thói quen sống và làm việc, học tập theo pháp luật, thực hiện phápluật một cách tự giác, có kỉ luật ở mọi lúc, mọi nơi Trong hoàn cảnh xã hội hiện nay

Trang 35

cần quan tâm giáo dục các em có ý thức ngăn ngừa tình trạng tự do, vô kỉ luật, khôngchấp hành nghiêm chỉnh các điều được nhà nước, nhà trường, tập thể quy định, thờ ơkhông dám đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật hoặc a dua làm theo kẻ xấu.

- Tăng cường giáo dục lòng yêu thương con người và hành vi ứng xử có vănhóa: Giáo dục học sinh biết yêu quý và kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em, ngườithân trong gia đình, họ hàng, thầy cô giáo, bạn bè, những người xung quanh, biết quantâm và giúp đỡ người khác, biết hy sinh quyền lợi cá nhân, biết ứng xử lễ phép, tế nhị,lịch sự, biết và dám đấu tranh với những biểu hiện coi thường, hạ thấp và chà đạp lênnhân phẩm Trong điều kiện hiện nay cần chú ý giáo dục cho học sinh ý thức và khảnăng ngăn ngừa và khắc phục nhiều biểu hiện sai trái như: ích kỷ, chỉ quan tâm đến lợiích của mình, thờ ơ, lạnh lùng với người khác, bắt nạt bạn bè, em nhỏ, ăn nói cục cằn,thô lỗ, thiếu lễ độ và thiếu tôn trọng người khác đặc biệt với thầy cô giáo

1.2.5 Phương pháp, hình thức, phương tiện, điều kiện giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT

1.2.5.1 Phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT

Phương pháp giáo dục là cách thức hoạt động phối hợp giữa nhà giáo dục vàđối tượng giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đề ra

Phương pháp giáo dục được tiến hành bởi hệ thống các biện pháp giáo dục,mỗi biện pháp giáo dục lại được tiến hành bởi các thao tác, hành động, kỹ thuật vàcần có sự hỗ trợ của phương tiện giáo dục

Phương pháp giáo dục GTS là cách thức tác động của nhà giáo dục lên đốitượng giáo dục để hình thành cho đối tượng giáo dục những chuẩn mực GTS cầnthiết, phù hợp với nền tảng đạo đức xã hội Người ta chia các phương pháp giáo dụcGTS cho học sinh thành ba nhóm chính:

- Nhóm phương pháp thuyết phục: là nhóm các phương pháp tác động vào mặtnhận thức và tình cảm của học sinh để hình thành cho học sinh ý thức, thái độ tốt đẹpđối với cuộc sống Nhóm này bao gồm:

+ Giảng giải về GTS

+ Trò chuyện, trao đổi với học sinh

+ Nêu gương người tốt việc tốt

Trang 36

- Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động: Giáo dục GTS cho học sinh không có

gì hiệu quả hơn là đưa học sinh vào hoạt động thực tiễn, tập dượt, rèn luyện tạo nênnhững hành vi và thói quen ứng xử tốt đẹp hàng ngày

- Nhóm các phương pháp kích thích hành vi: Đây là nhóm phương pháp tácđộng vào mặt tình cảm của học sinh, thúc đẩy học sinh được giáo dục tích cực hoạtđộng, đồng thời giúp cho học sinh nhận ra và khắc phục sửa chữa những sai lầm.Nhóm này gồm các phương pháp:

+ Khen thưởng: Tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của các em làmcho em đó vươn lên, động viên, khuyến khích các em khác noi theo

+ Xử phạt: Dùng các hình thức kỷ luật xử phạt các học sinh vi phạm, qua đógiúp các em hiểu rõ những lỗi lầm của mình

Với đối tượng học sinh THPT việc sử dụng các nhóm phương pháp trên mặc dù

có những khó khăn về không gian, thời gian, môi trường, tài chính nhưng nhìn chungthuận lợi là cơ bản vì với đối tượng học sinh phổ thông trình độ nhận thức đã tươngđối hoàn chỉnh Phương pháp giáo dục GST rất đa dạng, đối tượng giáo dục GST luônluôn biến đổi vì vậy các nhà giáo dục phải vận dụng linh hoạt, khéo léo các phươngpháp để phù hợp với mục đích giáo dục và đối tượng giáo dục trong từng tình huống

1.2.5.2 Hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT

Hoạt động giáo dục GTS cho học sinh THPT đã được các nhà trường triểnkhai theo chỉ đạo của Bộ, Sở, nhưng chủ yếu theo con đường tích hợp Trước nhữngyêu cầu mới của công tác giáo dục nói chung và giáo dục GTS nói riêng là phải đổimới phương pháp, cách thức giáo dục cho phù hợp với những thay đổi của đời sống

Trang 37

kinh tế xã hội nên hình thức giáo dục GTS cho học sinh phải đa dạng, có tính thu hút nhằm đạt hiệu quả giáo dục.

Giáo dục GTS cho học sinh THPT có thể tập trung vào các hình thức sau đây:

- Sinh hoạt tập thể hàng tuần: Đây là hoạt động tập thể được tổ chức trong tuầnbao gồm sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt dưới cờ,… Các hoạt động tập thểhàng tuần thường diễn ra chủ yếu là tuyên truyền, thi trí tuệ, trò chơi, tọa đàm,…Trong hoạt động này cần được tích hợp giáo dục các GTS trong từng phần cụ thể sẽmang lại hiệu quả cao hơn, tạo cảm giác linh hoạt, tích cực, thoải mái cho học sinh

- Hội diễn văn nghệ, thể dục thể thao: Đây là hoạt động do nhà trường tổ chức,phối hợp tổ chức tại trường cho học sinh hoặc chọn cử học sinh tham dự tại các hộithi, hội diễn do các sở, ban ngành tổ chức Hoạt động này thường được tổ chức nhândịp kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm học như ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngàythành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3,… Qua tham gia hoạt động, học sinh đượcthể hiện năng lực, năng khiếu của bản thân, rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, tăngtính đoàn kết của tập thể,…

- Tổ chức các câu lạc bộ: Tổ chức câu lạc bộ theo sở thích của học sinh là mộttrong những hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo Khi tham gia hoạt động củacâu lạc bộ, ngoài mục tiêu rèn luyện khả năng tự chịu trách nhiệm, năng lực lãnh đạo,

kỹ năng làm việc nhóm; học sinh còn được định hướng, trải nghiệm các nội dung họctập để khám phá bản thân và phát triển năng khiếu Thông qua hoạt động của các câulạc bộ, giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầunguyện vọng và mục đích chính đáng của học sinh Căn cứ vào điều kiện thực tiễn,các trường học có thể thành lập các câu lạc bộ theo sở thích của học sinh như: câu lạc

bộ học thuật (Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa

lí, nghiên cứu khoa học ); câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật; câu lạc bộ thể dục thể thao;câu lạc bộ võ thuật Không gian câu lạc bộ sẽ trở thành môi trường lý tưởng chắpcánh những khả năng, sức sáng tạo của các em học sinh Không những thế, khi cáccâu lạc bộ được tiếp nối, duy trì, phát triển thì cũng đồng nghĩa với việc tạo dựng môitrường giáo dục thực sự "an toàn", thân thiện, để các em thêm gắn bó với trường, lớp,

bè bạn, hạn chế thời gian dư thừa hoặc sa đà vào những trò chơi, thói hư, tật xấu,

Trang 38

- Các hoạt động theo chủ đề trong năm: Là những hoạt động theo chươngtrình công tác năm học, một phần trong phong trào của Đoàn TNCS Hồ Chí Minhtrong trường THPT, quy mô tổ chức có thể nhỏ là cấp Chi đoàn, hoặc lớn ở cấptrường Các hình thức giáo dục giá trị sống trong hoạt động này thường là: Thi kểchuyện theo chủ đề; Hội thi Bí thư Chi đoàn giỏi; tham gia các hoạt đ ộng tìnhnguyện, đền ơn đáp nghĩa…

- Tích hợp giáo dục GTS với các tiết học văn hóa: Tùy theo đặc thù, nội dungcủa từng môn học, giáo viên lựa chọn các tiết học, lựa chọn các phần kiến thức cụ thểcủa từng tiết để tích hợp giáo dục GTS cho phù hợp Các môn học thường được tíchhợp nội dung giáo dục GTS như: Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí,…

- Sinh hoạt ngoại khóa: Đây là hình thức phối hợp giữa các tổ chuyên môn, các

tổ chức trong trường nhằm tổ chức hoạt động quy mô cấp trường: Hình thức sinh hoạtnhư tổ chức ngày hội đọc, ngày hội công nghệ thông tin, thi hùng biện tiếng Anh,sinh hoạt chuyên đề… Qua đó giáo viên với vai trò là người tổ chức, hướng dẫn giúphọc sinh thực hiện các hoạt động có định hướng theo chủ đề nhằm hình thành nênnhững GTS có liên quan đến các hoạt động trong buổi ngoại khóa đó

1.2.5.3 Phương tiện, điều kiện giáo dục giá trị sống cho học sinh THP

Phương tiện giáo dục GTS là toàn bộ cơ sở vật chất, các loại hình hoạt độngphục vụ cho hoạt động giáo dục GTS của nhà giáo dục và hoạt động tự giáo dục củađối tượng giáo dục

Cơ sở vật chất là điều kiện quan trọng nhất cho nhà trường hình thành và đivào hoạt động, là điều kiện không thể thiếu được trong việc tổ chức nâng cao chấtlượng giáo dục nói chung và giáo dục GTS nói riêng Sử dụng hiệu quả cơ sở vậtchất, trang thiết bị, phương tiện, điều kiện hiện có của mỗi nhà trường là vô cùng cầnthiết để đảm bảo hiệu quả giáo dục

Các phương tiện, thiết bị, điều kiện của nhà trường phục vụ giáo dục GTS chohọc sinh:

+ Phòng học, bàn ghế, bảng và các điều kiện khác phục vụ cho lớp học

+ Trang thiết bị phục vụ cho dạy học, giáo dục…

+ Hệ thống các sách báo, tài liệu tại thư viện phục vụ cho giảng dạy, giáo dụccủa giáo viên và học tập của học sinh

Trang 39

+ Đồ dùng học tập của học sinh.

+ Nguồn tài chính của nhà trường

+ Các phương tiện, thiết bị, điều kiện khác

Hiện nay với định hướng đổi mới giáo dục thì việc đầu tư cơ sở vật chất, trangthiết bị càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Phương tiện, điều kiện phục vụ dạyhọc, giáo dục ngày càng hiện đại càng có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục vàgiáo dục GTS Tuy nhiên, để khai thác và sử dụng hiệu quả các phương tiện, điềukiện đó, cần thiết phải bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên, nhân viên nhàtrường về khía cạnh này, đồng thời ban giám hiệu cần có biện pháp khuyến khích vàbắt buộc giáo viên thực hiện giáo dục GTS cho học sinh tăng cường khai thác các từnguồn tư liệu mở trên internet, trên trường học kết nối

1.2.6 Các lực lượng tham gia giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT

Giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội cao Muốn thực hiện được mụctiêu giáo dục toàn diện học sinh, cần phải coi trọng cả giáo dục nhà trường, giáo dụcgia đình và giáo dục xã hội Chỉ riêng nhà trường, chỉ riêng ngành giáo dục thì khôngthể làm tốt công tác giáo dục toàn diện được

Nói chuyện tại Hội nghị cán bộ Đảng ngành Giáo dục tháng 6/1957, Bác Hồ

căn dặn: “Phải nhất thiết liên hệ mật thiết với gia đình học sinh Bởi vì giáo dục trong nhà trường, chỉ là một phần, còn cần có giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.

Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo đã tiếp tục khẳng định “Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”.

Giáo dục GTS cho học sinh THPT không chỉ có sự tham gia của các tổ chức,

cá nhân trong nhà trường mà còn cần có sự tham gia của gia đình và xã hội Sự phốihợp giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và ngoài nhà trường, các bộ phận hỗtrợ, phục vụ là yêu cầu cần thiết và quan trọng để thực hiện tốt công tác giáo dục GTScho học sinh Mỗi bộ phận, tổ chức cần xác định rõ trách nhiệm trong công tác giáodục toàn diện, giáo dục GTS cho học sinh

Trang 40

1.2.6.1 Nhà trường

- Quản lý tổ chức giảng dạy và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu,chương trình giáo dục nhằm rèn luyện và hình thành cho học sinh kỹ năng sống, kỹnăng thực hành, năng lực thực tiễn

- Tăng cường các giải pháp quản lý, tư vấn, giáo dục học sinh như: Triển khaicông tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong nhà trường nhằm tư vấn, tháo gỡ kịp thờinhững vướng mắc, mâu thuẫn của học sinh nảy sinh trong cuộc sống; nâng cao tráchnhiệm của giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm trong việc nắm bắt diễn biếntâm lý của học sinh, phát hiện những mâu thuẫn trong học sinh để kịp thời tư vấn,chia sẻ, phối hợp tháo gỡ mâu thuẫn, giảm triệt để tình trạng bạo lực học đường; phốihợp chặt chẽ với gia đình trong công tác quản lý, giáo dục, đặc biệt đối với những họcsinh cá biệt, chưa ngoan, học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức Đoàn, Hội trong việc giáo dục lýtưởng, đạo đức, lối sống, hoài bão, ước mơ cho học sinh

- Xây dựng nhà trường đảm bảo an ninh, trật tự, cảnh quan xanh, sạch, đẹp;giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường Thực hiện nghiêm túc các quy định về antoàn phòng chống cháy nổ, phòng chống tai nạn thương tích, thiên tai, an toàn giaothông, an toàn vệ sinh thực phẩm

- Phối hợp với chính quyền, đoàn thể địa phương triển khai công tác phổ cậpgiáo dục, huy động trẻ em đến trường, hạn chế lưu ban, bỏ học, chủ động cùng chínhquyền và gia đình tạo điều kiện cho trẻ được hưởng quyền học tập theo quy định củapháp luật

- Phối hợp với các ban, ngành, cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể trênđịa bàn tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật, trật tự an toàn giao thông, nếp sống vănhóa, phòng chống tội phạm, tai nạn thương tích, giáo dục về sức khoẻ sinh sản vịthành niên, an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường cho học sinh; tạo điều kiện chohọc sinh tham gia vào các phong trào, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi,giải trí tại địa phương

- Định kì báo cáo với cấp ủy, chính quyền địa phương về kết quả thực hiệnnhiệm vụ giáo dục của đơn vị, trên cơ sở đó có những kiến nghị, đề xuất, tranh thủ sựlãnh, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương

Ngày đăng: 08/03/2019, 10:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Adam Khoo (2010), Tôi tài giỏi - Bạn cũng thế, Nhà xuất bản Phụ Nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi tài giỏi - Bạn cũng thế
Tác giả: Adam Khoo
Nhà XB: Nhà xuất bản Phụ Nữ
Năm: 2010
2. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam hướng tớitương lai - vấn đề và giải pháp
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
3. Nguyễn Thanh Bình (2009), Giáo trình chuyên đề giáo dục Kỹ năng sống, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chuyên đề giáo dục Kỹ năng sống
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Nhà XB: Nhàxuất bản Đại học Sư phạm
Năm: 2009
4. Nguyễn Thanh Bình (2015), “Nội dung chương trình hoạt động giáo dục theo tiếp cận giá trị và kĩ năng sống nhằm phát triển năng lực cốt lõi cho học sinh”, Tạp chí Khoa học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Volume 60, Number 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nội dung chương trình hoạt động giáo dục theotiếp cận giá trị và kĩ năng sống nhằm phát triển năng lực cốt lõi cho học sinh”,"Tạp chí Khoa học
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2015
7. Bộ GD&ĐT, Kỷ yếu hội thảo “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào điều kiện Việt Nam”, Hà Nội ngày 10 - 12, tháng 12 năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dụcphổ thông, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào điều kiện Việt Nam”
11. Phạm Khắc Chương, (2004), Lý luận quản lý giáo dục đại cương, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận quản lý giáo dục đại cương
Tác giả: Phạm Khắc Chương
Năm: 2004
12. Diane Tillman (2009), Những giá trị sống cho tuổi trẻ, Nhà xuất bản Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giá trị sống cho tuổi trẻ
Tác giả: Diane Tillman
Nhà XB: Nhà xuất bản Tổng hợp
Năm: 2009
13. Bùi Ngọc Diệp, Bùi Phương Nga, Bùi Thanh Xuân (2010), Cẩm nang giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang giáo dụckỹ năng sống cho học sinh trung học
Tác giả: Bùi Ngọc Diệp, Bùi Phương Nga, Bùi Thanh Xuân
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2010
14. Nguyễn Thị Doan (1996), Các học thuyết quản lý, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các học thuyết quản lý
Tác giả: Nguyễn Thị Doan
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốcgia
Năm: 1996
15. Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Năm: 2009
19. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nhàxuất bản Giáo dục
Năm: 1986
20. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nhà xuất bảnChính trị Quốc gia
Năm: 2002
21. Phạm Minh Hạc (2010), Giá trị học - cơ sở lý luận góp phần đúc kết, xây dựng hệ giá trị chung của người Việt Nam thời nay, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị học - cơ sở lý luận góp phần đúc kết, xây dựnghệ giá trị chung của người Việt Nam thời nay
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
22. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heninz Weirich (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốt yếucủa quản lý
Tác giả: Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heninz Weirich
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật
Năm: 1998
23. Đỗ Nguyên Hạnh (1996), Một vài hình thức giáo dục cho học sinh ngoài giờ lên lớp có hiệu quả, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài hình thức giáo dục cho học sinh ngoài giờlên lớp có hiệu quả
Tác giả: Đỗ Nguyên Hạnh
Năm: 1996
24. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1998), Giáo dục học - Tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học - Tập 2
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1998
25. Phan Kiên (2015), Những kĩ năng mềm thiết yếu dành cho học sinh THCS 6,7,8,9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kĩ năng mềm thiết yếu dành cho học sinh THCS6,7,8,9
Tác giả: Phan Kiên
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2015
26. Đặng Cảnh Khanh, Xã hội học Thanh niên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học Thanh niên
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
27. Nguyễn Công Khanh (2012), Phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống
Tác giả: Nguyễn Công Khanh
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Năm: 2012
28. Trần Kiểm (2009), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nhàxuất bản Đại học Sư phạm
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w