1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN mon bong chuyen.doc

5 998 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 55 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm - Trần Chí Trung LỜI NÓI ĐẦU Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là sự tổng hợp những thành tựu khoa học của xã hội và sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất con người một cách có chủ định nhằm nâng cao sức khỏe. Việc luyện tập thể dục thể thao bồi bổ sức khỏe được Bác Hồ xác định đó là quyền lợi, là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi người dân yêu nước: “Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. . . dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta, ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Thể dục đem lại những kết quả kỳ diệu lắm, thần kỳ lắm. . . thể dục là biện pháp rất mầu nhiệm và không có gì hơn nó đâu”. Ngày nay nhờ vào các công trình nghiên cứu khoa học, nhờ nắm vững quy luật khách quan và phát triển thể chất con người nên thể dục thể thao đã vươn tới và xâm nhập vào tất cả các lãnh vực xã hội, vào việc chuẩn bị chuyên môn cho con người vào các ngành nghề khác nhau. Giáo dục thể dục thể thao chẳng những giúp cho việc nâng cao sức khỏe mà còn ảnh hưởng tốt đến các mặt giáo dục khác vì đặc tính quan trọng của thể dục thể thao làm ảnh hưởng của nói tới trạng thái nhạy cảm của con người được biểu thị qua sự phát sinh các tình cảm tốt, vui sướng, hài lòng, lạc quan, đồng thời còn phát triển tốt những chức năng tâm lý như tính thụ cảm, trí nhớ, sự chú ý, sự suy nghĩ. Mặt khác trong quá trình tập luyện thể dục thể thao sẽ hình thành những phẩm chất đạo đức cần thiết như ý chí, tính kiên nhẩn, lòng dũng cảm, quả quyết, sự dẻo dai, tính kỷ kuật và tinh thần tập thể. Tất cả những điều trên là tiền đề hết sức quan trọng để nâng cao hiệu suất và thành tích học tập của học sinh. Do đó, từ lâu C. Mác, F. Anghen, LêNin và Bác Hồ đã xác định thể dục thể thao là môn học bắt buột trong nhà trường phổ thông và được đặt ngang hàng với các môn học khác. Hiện nay môn thể dục ngày càng cải tiến và đã đưa vào chương trình môn học tự chọn (các môn thể thao) cùng với việc xây dựng, cải tiến và thúc đẩy xã hội phát triển, loài người đã sáng tạo ra ngày càng nhiều các môn thể thao. Lúc đầu có những môn thể thao chỉ là của một địa phương, một dân tộc, sau trở thành môn thể thao quốc tế, các thành tích thể thao ngày càng cao chính là nhờ khoa học phát triển và kinh nghiệm của loài người ngày càng phong phú. Thể thao có một vị trí nhất định trong các phương tiện giáo dục thể thao. Thể thao được phát triển tốt sẽ thúc đẩy các phương tiện và phương pháp giáo dục thể dục thể thao nói riêng và giáo dục nói chung càng phát triển. Coi trọng đúng mức về thể thao sẽ làm cho kho tàng văn hóa của một dân tộc có những mốc son đáng quý cho đời sau. Cùng với sự nghiệp chung ấy, là người giáo viên đang giảng dạy môn thể dục ở trường trung học phổ thông, tôi cảm thấy có bổn phận xin được đóng góp một vài ý kiến trong việc đổi mới việc dạy và học bộ môn thể thao tự chọn này. Do còn nhiều hạn chế về năng lực và thời gian khi viết đề tài này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót kính mong được ý kiến đóng góp của các cấp quản lý ngành giáo dục đào tạo, các thầy cô giáo và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn I. TÌNH HÌNH THỰC TẾ. a) Nhận thức của học sinh : Học sinh của chúng ta thường lẩn lộn giữa 2 khái niệm tập thể thao và chơi thể thao. Tập thể thao là tập thường xuyên có kế hoạch nghĩa là bảo đảo tính khoa học của nó thì chắc chắn đem lại sức khỏe và nhiều lợi ích khác. Còn chơi thể thao là sự ngẩu hứng trong chốc lác như tự nhiên thích hoặc bị khích lệ trong cá cược. . . thì chơi và chơi đến mức quá sức sau rồi nghỉ đi một thời gian dài không tập nữa. Chơi như vậy không những ít tác dụng đến sức khỏe mà đôi khi còn có hại. Thực ra tốt nhất là tập thể thao nhưng lại kết hợp được 1 Sáng kiến kinh nghiệm - Trần Chí Trung với yếu tố ham thích, tự giác của chơi thể thao là hay nhất, có hiệu quả nhất. Tuổi trẻ thường thiếu sự kiên trì, muốn đốt cháy giai đoạn do đó người giáo viên luôn luôn phải giáo dục và giải thích cho các em rõ. Đã có nhiều nhà sư phạm cho rằng điều khó nhất của thể dục thể thao trong nhà trường là sự kiên trì của học sinh, sự tâm quyết của thầy cô giáo. Có lẽ điều đó không sai. Vì vậy, đây không phải là thể dục thể thao thành tích cao mà vì sức khoẻ, mà muốn có sức khỏe thì phải kiên trì tập luyện theo một kế hoạch nhất định b) Nhận thức của giáo viên . Là Một giáo viên giảng dạy môn bóng chuyền làm thế nào để thu hút được nhiều học sinh tham gia: - Sự nhiệt tình, lòng đam mê, tâm quyết trong nghề nghiệp. - Thường xuyên tham gia tập luyện cùng học sinh. - Thành lập một lớp chuyên, duy trì tập luyện ít nhất 2 buổi/tuần. - Xây dựng một số HS trợ giúp mình trong việc giảng dạy, bản thân các em là thành viên của lớp. - Khuyến khích về điểm số - Lên kế hoạch giảng dạy và giáo dục thích hợp. - Các hình thức tổ chức phong phú đa dạng *Thuận lợi: - Đam mê bộ môn bóng chuyền. - Có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong giảng dạy. - Điều kiện thực tế địa phương có phát động phong trào. - Giờ học thể dục có đặc điểm là do giáo viên tổ chức và điều khiển một tập thể học sinh cùng lứa tuổi và trình độ. * Khó khăn: - Số lượng học sinh đông còn hạn chế về đồ dùng dạy học. - Không được theo lớp đến cuối cấp (Liên tục 3 năm học) - Trang thiết bị dụng cụ, sân bãi chưa đúng tiêu chuẩn. - Tiêu chuẩn số tiết học quá ít. (1 năm/12 tiết) - Chưa thường xuyên tổ chức thi đấu giải trong nhà trường. - Ban giám hiệu nhà trường chưa quan tâm mấy đến bộ môn bóng chuyền. - Về ý thức thái độ của một số học sinh và phụ huynh chưa phải là đúng. II. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN 1. Chương trình đang thực hiện: theo phân phối chương trình mỗi khối học 12 tiết ở cuối HKII . a) Khối 10: - Đặc điểm tác dụng của tập luyện môn bóng chuyền. - Kỹ thuật di chuyển. - Kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt ra trước. - Kỹ thuật phát bóng thấp tay. - Kỹ thuật chuyền bóng hai tay dưới thấp (đệm bóng) b) Khối 11: - Kỹ thuật chuyền bóng bước 2. - Kỹ thuật đập bóng thẳng trước mặt. - Kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt. - Kỹ thuật chắn bóng cá nhân. - Một số điều về luật thi đấu và phương pháp trọng tài. Các bài tập nâng cao. c) Khối 12: 2 Sáng kiến kinh nghiệm - Trần Chí Trung - Kỹ thuật phát bóng thấp tay nghiêng mình. - Kỹ thuật thuật chuyền bóng lật sau đầu. - Kỹ thuật chắn bóng 2 người. - Chiến thuật: phát bóng, tấn công trung, phòng thủ 6 lùi, phòng thủ 6 tiến. - Luật thi đấu. 2. Tổng hợp theo phân phối chương trình giảng dạy -Tư thế chuẩn bị: Cao, trung bình, thấp. - Kỹ thuật di chuyển: ngang, tiến, lùi, chéo. - Kỹ thuật chuyền bóng cao tay. - Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay. - Kỹ thuật phát bóng. - Kỹ thuật chắn bóng. - Kỹ thuật đập bóng. - Chiến thuật thi đấu. - Luật thi đấu. Qua nhiều năm giảng dạy môn bóng chuyền tôi có nhận định như sau: Đối với kỹ thuật chuyền bóng cao tay đây là một kỹ thuật cơ bản trong bóng chuyền vừa có tác dụng phòng thủ, vừa là cơ sở để tổ chức tấn công. Kỹ thuật này là một hoạt động trên cao ở phía trước, trong quá trình tập chuyền nếu bóng đến mạnh và nhanh sẽ dể bị chấn thương các khớp ngón tay nhất là ngón tay cái, chấn thương sẽ kéo dài dẫn đến không tập luyện được. Từ đó tâm lý học sinh rất sợ. Còn đối với kỹ thuật chuyền bóng thấp tay thì đây là một hoạt động dưới thấp ở phía trước là một kỹ thuật phòng thủ quan trọng được dùng khá nhiều trong thi đấu để đỡ phát bóng, đập bóng và cứu bóng nhất là đối với loại bóng mạnh, thấp và tương đối xa. Yếu lĩnh cử động của hai cánh tay là nắm, giữ, thẳng và khép, đối với yếu lĩnh này thì học sinh thường bị sai lầm thẳng và khép. Muốn thẳng và khép chỉ cần cho học sinh chú ý đến 2 vai nâng lên thì hai cánh tay sẽ thẳng và khép. Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay này khi hướng dẫn giảng dạy thì nên giảng dạy chung với kỹ thuật phát bóng bởi vì kỹ thuật chuyền bóng dưới thấp được dùng khá nhiều trong thi đấu để đỡ phát bóng và phòng thủ. Phối hợp tập với kỹ thuật phát bóng để hỗ trợ lẩn nhau. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay nên tập chuyên biệt bổ trợ nhiều với bóng nhồi và tập sau khi đã tập hoàn thiện kỹ thuật chuyền bóng thấp tay và phát bóng. Còn đối với 2 kỹ thuật chắn bóng và đập bóng cũng nên tập chung để chúng hỗ trợ lẫn nhau * Sau đây là những điểm chú ý của các kỹ thuật và các bài tập tự biên soạn. +Những điểm chú ý khi di chuyển trong bóng chuyền: -Trọng tâm của cơ thể (cao, thấp). - Sự quan sát của mắt. - Sự nhịp nhàng trong động tác. - Điều chỉnh vận tốc. - Sự phối hợp và năng lực +Những điểm chú ý khi đệm bóng. - Khoảng cách vị trí giữa chân và sự tiếp xúc trực tiếp của bàn chân. - Hình tay và độ cản của cùi chỏ (thẳng tay). - Vị trí tiếp xúc, đỉnh cao và điểm rơi. - Góc bóng đến và góc đệm bóng. 3 Sáng kiến kinh nghiệm - Trần Chí Trung .Vận tốc bóng đến chậm thì dùng sự nhịp nhàng của tay, dùng lực toàn thân. .Vân tốc bóng đến trung bình thì dùng sự va chạm nhanh và thay đổi hướng đi (đỡ giao bóng) hoản xung nhẹ bằng đầu gối và vai, di chuyển cơ thể và quan sát. .Vân tốc bóng đến cao dùng lực kéo (hoản xung ) đỡ tấn công +Những điểm chú ý khi đập bóng - Hai bước tiến gần cuối cùng là rất quan trọng không thay đổi và hạ thấp trọng tâm. - Cổ tay mền dẻo và cùi chỏ duỗi thẳng trước khi tiếp xúc bóng. - Chọn thời điểm để thực hiệc động tác +Những điểm chú ý khi chắn bóng. - Chuẩn bị của tay, cùi chỏ trước lưới. - Động tác tay trước khi chắn bóng. - Sự di chuyển cơ thể trên không. - Vị trí bật nhảy. - Sự phán đoán và thời điểm chắn bóng. +Những điểm chú ý khi phát bóng. - Vị trí của chân và hướng của chân. - Tung bóng, hình tay, vị trí tiếp xúc. - Chính xác luôn thay đổi. - Sự tập trung nhắm vào mục tiêu *Các bài tập tự biên soạn: +Kỹ thuật chuyền bóng cao tay: -Tung bóng tại chổ để kiểm tra vị trí tiếp xúc, tầm chuyền và hình tay. - Đứng tại chổ tung bóng hứng và giữ như vậy bước lên một bước, hai bước chuyền bóng đi. - Chuyền nhẹ vào tường ở cự li gần nhất. - Chuyền nhẹ trên đầu. - Ngồi xổm hoặc trên ghế (40cm) đoán bóng đứng dậy chuyền bóng đi kế đó bước đến trước 1 hoặc 2 bước sau đó lùi về như ban đầu thực hiện liên tục. +Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay: - Ngồi trên ghế cao khoảng bằng cẳng chân ở tư thế chuẩn bị sau đó tiến đến trước đệm bóng bay gần sau đó nâng cao độ cao và xa dần. - Đệm bóng bằng hai tay liên tục bằng tay trái rồi tay phải luân phiên nhau. - Đứng ở vị trí chuẩn bị tiến đến trước hai bước thực hiện đệm bóng. - Đứng tư thế chuẩn bị lùi về sau đệm bóng. - Di chuyển sang trái, sang phải đệm bóng. +Kỹ thuật đập bóng: - Chạy 2 bước đà bật nhảy vun 2 tay trên cao bắt bóng theo hai hướng qua trái và qua phải, kết hợp 3 bước, 4 bước. - Chạy 2 bước đà vun tay đập bóng (nhưng không đập) mà giữ bóng lại rơi xuống. - Chạy đà bật nhảy vun tay chạm vào bóng treo. - Đứng dưới đất vỗ bóng qua lưới. - Bật tại chổ vỗ bóng qua lưới. +Kỹ thuật phát bóng: -Tung bóng không phát giữ lại. - Phát bóng vào các điểm ở trên tường ở cự li gần sau đó chuyển ra xa. 4 Sáng kiến kinh nghiệm - Trần Chí Trung - Phát bóng qua lưới ở cự li gần sau đó di chuyển ra xa. - Phát điểm rơi, phát mạnh. +Kỹ thuật chắn bóng: - Tại chổ di chuyển tay chắn bóng. - Tập di chuyển tay chắn bóng trên không. - Tập tay chắn gập cổ tay khi bóng tiếp xúc. - Tập chắn cá nhân với đập bóng. III. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT. 1. Như đã trình bày ở các phần trên để đạt mục tiêu dạy học thiết nghỉ thời lượng của môn thể dục phải từ 4 tiết đến 6 tiết/tuần. 2. Về dụng cụ sân bãi học tập: Ngoài sách giáo khoa được biên soạn theo nội dung đổi mới thích hợp cần tăng cường dụng cụ đúng tiêu chuẩn, sân bãi thoáng mát sạch sẽ hợp vệ sinh, có đủ nước để tưới sân bãi vào những lúc khô hạn. 3. Thang điểm đánh giá khi kiểm tra. IV. KẾT LUẬN: Việc tổ chức giảng dạy tốt môn thể thao tự chọn trong nhà trường phổ thông là trách nhiệm chung của mỗi thầy, cô giáo chẳng những góp phần vào việc nâng cao sức khỏe cho học sinh, cải tạo nòi giống mà còn là nền tảng hết sức vững chắc cho những thành tích học tập và lao động trước mắt cũng như sau này của học sinh. Qua đó tôi xin đóng góp một phần nhỏ ý nghĩ của mình để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và sức khỏe đã được qui định trong kế hoạch chương trình giảng dạy nhằm thực hiện tốt giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông. Người thực hiện Trần Chí Trung Tổ:Thể dục – GDQP-AN – GDCD Trường THPT Long Thành 5 . trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. . . dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta, ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập. Thủ tướng. thời gian khi viết đề tài này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót kính mong được ý kiến đóng góp của các cấp quản lý ngành giáo dục đào tạo, các thầy

Ngày đăng: 21/08/2013, 21:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w