1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ NHÀ TRẺ sớm THÍCH NGHI TRƯỜNG, lớp mầm NON

19 629 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 128 KB

Nội dung

Việc giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp với các cô là một vấn đề vô cùng quan trọng, mỗi năm đối tượng trẻ khác nhau phụ huynh thường hay so sánh giữa lớp nhỏ và lớp lớn, giữa cháu c

Trang 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ NHÀ TRẺ SỚM THÍCH NGHI

TRƯỜNG, LỚP MẦM NON

A: PHẦN MỠ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sau nhiều năm thực hiện đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp GDMN, chúng ta đã thấy được những kết quả chuyển biến tích cực trong phương pháp giáo dục trẻ Để nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc đưa trẻ sớm thích nghi trường lớp mầm non cần tạo cơ hội cho trẻ chủ động trong học tập và vui chơi, sáng tạo theo khả năng của mỗi cá nhân trẻ

Đặc biệt là đối với những người giáo viên mầm non chúng ta, những người có nhiệm vụ gieo hạt uốn nắn những mầm xanh ngay từ những ngày đầu đến trường

Để thực hiện được nhiệm vụ cao cả ấy người giáo viên luôn phải tìm tòi học hỏi, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tận tâm tận lực cho công tác chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ trên hết là người giáo viên phải có cả tâm lẫn đức

Đối với trẻ mầm non, việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ những ngày đầu đến trường phải thật nhẹ nhàng phải mang đến cho trẻ một tâm thế thoải mái

học mà chơi, chơi mà học, trẻ phải thật yêu thích trường lớp, từ đó tạo tiền đề cho trẻ phát triển ở những bậc học tiếp theo Khi đã mang lại kết quả như mong đợi thì việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt được những thành công nhất định

Việc giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp với các cô là một vấn đề vô cùng quan trọng, mỗi năm đối tượng trẻ khác nhau phụ huynh thường hay so sánh giữa lớp nhỏ và lớp lớn, giữa cháu củ và cháu mới và lo lắng không biết cô đối xử với các con có tốt không? Làm sao để trẻ sớm thích nghi với trường lớp mầm non?

Đòi hỏi người giáo viên sáng tạo hơn trong việc tổ chức các hoạt động nhằm đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục để đáp ứng khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ.Vấn đề giúp trẻ thích nghi vào môi trường mới luôn làm tôi trăn trở và luôn tìm mọi cách giúp các bé thích nghi thật sớm với trường lớp

Trang 2

mầm non vì lẻ đó mà tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 24-26 tháng tuổi sớm thích nghi với trường, lớp mầm non”

2 Đối tượng nghiên cứu

Trẻ nhóm trẻ 24-36 tháng cụm Vịnh mốc-Sơn hạ Trường mầm non Vĩnh Thạch

3 Phạm vi và thời gian thực hiện:

- Phạm vi: Trường Mầm non Vĩnh Thạch

- Thời gian thực hiện:

Tháng 10: Khảo sát đối tượng , tham khảo tài liệu

Tháng 11/17 - 3/18: Viết đề cương sáng kiến , áp dụng sáng kiến

Tháng 4/ 18: Viết sáng kiến

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Tìm hiểu các sách, báo, tài liệu nghiên để tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh

lý trẻ

- Phương pháp điều tra, khảo sát

Điều tra, khảo sát về tình hình thực trạng của trẻ

- Phương pháp quan sát

Quan sát quá trình hoạt động của trẻ để đánh giá khả năng thích nghi trường lớp

- Phương pháp trò chuyện

Trò chuyện với trẻ, với phụ huynh để nắm bắt thêm thông tin về đề tài

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

Tổng hợp các nội dung, các biện pháp, kinh nghiệm viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm

B PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận.

Trang 3

Giai đoạn lứa tuổi mầm non trẻ phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ tinh thần, trẻ ham hiểu biết thích tìm tòi mọi thứ xung quanh Dưới sự hướng dẫn của cô giáo trẻ sẽ lĩnh hội kiến thức được chính xác, đầy đủ hơn Chính vì vậy mà mà hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ càng phong phú, hấp dẫn càng gây hứng thú thu hút trẻ, trẻ càng dễ hòa nhập vào môi trường mới

Trong một lớp học có bao nhiêu trẻ thì có bấy nhiêu sự khác biệt cá nhân, những sự khác biệt này bao gồm cả về thể chất, năng lực, trí lực, xu hướng, hứng thú Và tất cả các trẻ đều có quyền đòi hỏi được quan tâm đáp ứng nhu cầu của bản thân

Qua đó ta thấy được sự cần thiết của việc cho trẻ đến trường lớp sớm là điều rất cần thiết là yếu tố tạo tiền đề cho sự thành công sau này, để áp dụng đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục cho bản thân và các đồng nghiệp trong đơn vị mình

2.Cơ sở thực tiễn của sáng kiến.

Thực tế tại Trường mầm non Vĩnh Thạch là trường đạt chuẩn mấy năm liền, năm học 2017 -2018 có 20 giáo viên đứng lớp, 100% giáo viên đạt chuẩn trên chuẩn Đội ngũ giáo viên luôn đoàn kết, miệt mài, trăn trở, mong muốn và quyết tâm đổi mới song trong khi thực hiện lại rơi vào lúng túng, mất phương hướng, chính vì vậy chỗ đứng của việc dạy học mang tính chất truyền dạy - lĩnh hội, nhồi nhét, rập khuôn, máy móc vẫn tồn tại Để có được chất lượng giáo dục như mong đợi theo chương trình Giáo dục mầm non thì vai trò của người giáo viên được khẳng định là vô cùng quan trọng trong việc đưa trẻ thích nghi với môi trường mới

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi luôn cố gắng để tìm ra hướng đi, giải pháp phù hợp với đặc điểm của trẻ Để việc đưa trẻ sớm thích nghi trường lớp mầm non, không chỉ được nhìn thấy trên bề nổi mà còn được nhân rộng ở từng lớp học và phương pháp dạy học trở thành thói quen của mỗi cô giáo Chính vì vậy

mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi trường lớp mầm non” để áp dụng đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục cho bản thân và các đồng

nghiệp trong đơn vị mình

Trang 4

Như chúng ta đã biết, tuy nhiên trong quá trình tổ chức, hướng dẫn trẻ một

số giáo viên thường hay mắc phải một số nhược điểm: Chính vì việc giúp các cháu sớm thích nghi với trường lớp, với các cô là một vấn đề vô cùng quan trọng Mặc dù đã được bồi dưỡng lý thuyết về các biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi với trường mầm non và bản thân tôi cũng đã trải qua nhiều năm đón cháu mới nhưng đây vẫn là điều trăn trở của tôi khi nhận cháu mới Giảm tiếng khóc lần đầu tiên đi học, lần đầu tiên phải xa rời vòng tay gia đình để đến với một môi trường mới không quen thuộc với biết bao điều xa lạ nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ cho trẻ, khiến đa số trẻ nhõng nhẻo khi phụ huynh đưa đến lớp, do trẻ lần đầu tiên đến trường rất sợ hải và khóc nhiều điều đó làm ảnh hưởng đến tâm lí và sức khỏe của trẻ khi phải rời xa ba mẹ đến môi trường mới?

Làm sao để phụ huynh yên tâm, vui vẻ khi trao đứa con bé bỏng cho các cô? Quả thật lúc đầu tôi cũng chán nản khi trẻ khóc nhiều, tôi thấy thật sự khó khăn khi hướng trẻ hòa nhập vào môi trường mới, nhưng vì lòng yêu nghề mến trẻ tôi đã cố gắng tìm mọi cách đưa trẻ của tôi hòa nhập thật nhanh vào môi trường hoàn toàn mới

3 Thực trạng của địa phương và trường lớp

Trường có 10 nhóm lớp từ nhà trẻ đến mẫu giáo

Tổng số 267 trẻ

Trong đó: Trẻ mấu giáo 225 trẻ, nhà trẻ 42

Trẻ 5- 6 tuổi 65 trẻ nữ 32

Năm học 2017-2018 lớp tôi chủ nhiệm có 21 trẻ độ tuổi 24-36 tháng tuổi Trong đó: 11 trẻ nữ và 10 trẻ nam Trong quá trình chăm sóc và dạy trẻ chúng tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi:

- Trường đạt chuẩn nhiều năm liền và duy trì đạt chuẩn tốt, có đủ điều kiện

để thực hiện chương trình giáo dục trẻ, thu hút trẻ vào trường

Trang 5

- Được sự quan tâm ủng hộ của các cấp các ngành và sự đồng thuận cao trong các bậc phụ huynh

- Giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên chuẩn, đoàn kết nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, tích cực tham gia các hoạt động, luôn luôn sáng tạo trong các lĩnh vực

- 100% giáo viên soạn bài bằng máy vi tính, giáo án điện tử

- 100% trẻ ăn bám trú tại trường, các cháu được phân chia theo đúng chỉ tiêu

và độ tuổi, tạo thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động đồng đều theo quá trình phát triển tâm lý của trẻ

- Môi trường sư phạm xanh- sạch- đẹp có ảnh hưởng tốt đến các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ

- Phụ huynh là những người có nhận thức cao trong việc giáo dục con cái nên việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc giáo dục trẻ gặp nhiều thuận lợi

Bản thân cũng có thâm niên nghề vì vậy có kinh nghiệm hơn trong việc giúp trẻ sớm thích nghi trường lớp mầm non hơn

* Khó khăn

- Bên cạnh những thuận lợi nêu trên trong quá trình hòa nhập trẻ vào môi

trường mới trẻ do lớp tôi phụ trách vẫn còn một số khó khăn vướng mắc

Trường Mầm Non Vĩnh Thạch nơi tôi đang công tác kinh tế phụ huynh dựa vào nông nghiệp và ngư nghiệp, điều kiện kinh tế chưa đồng đều, nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế chưa có sự phối hợp với nhà trường giáo viên và chưa chú trọng đến vấn đề đưa con đến trường

- Một số phụ huynh chưa có việc làm ổn định, không dám tin tưởng bỏ con lại một mình ở lớp, đắn đo băn khoăn không biết con mình có đi học được hay không, lo sợ con sẽ khóc nhiều khi xa ba mẹ rồi sẽ bị bệnh, sợ con không quen chế

độ sinh hoạt nhà trường

Trang 6

- Đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ còn mang tính chất đổi mới chưa đầy đủ

và phong phú

- Việc quan tâm con em của một số phụ huynh có chừng mực chưa chú trọng đến vấn đề đưa con đến trường cứ nghĩ tuổi nhà trẻ đi học làm gì, biết gì mà học

Căn cứ vào những lí do trên qua thực tế chỉ đạo thực hiện ở nhà trường, bản thân tôi đã tìm tòi nghiên cứu đưa ra một số biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi trường lớp mầm non

* Khảo sát tình hình thực tế:

Trước khi thực hiện các biện pháp tôi đã tiến hành khảo sát thực tế ở trường lớp và kết quả thu được như sau:

*Khảo sát chất lượng trẻ trong lớp (Tổng số trẻ được khảo sát: 21)

Nội dung khảo sát Đạt Còn hạn chế

Số lượng

Tỷ lệ Số

lượng

Tỷ lệ

Đi vệ sinh đúng nơi quy định 13 61,9 % 8 38,1% Thực hiện tốt các hoạt động trong ngày 16 76,1% 5 23,8%

4 Một số biện pháp thực hiện đề tài:

* Biện pháp 1: Tạo được niềm tin với trẻ và phụ huynh

Những ngày đầu tiên đến trường cô giáo phải là người đáng tin cậy của trẻ khi được ba mẹ đưa đến lớp những ngày đầu tiên của trẻ thường ôm chặt

ba mẹ không muốn rời xa và nhìn xung quanh một cách dò xét Nếu lúc đó cô giáo đến ôm chầm và tách rời trẻ ra khỏi tay mẹ thì tôi nghĩ trẻ sẽ rất ghét và rất sợ cô,

sợ đi học Chính vì thế khi tiếp xúc lần đầu với trẻ tôi chỉ chào hỏi, cời và làm quen bằng những câu hỏi đơn giản thân mật như: “Con tên gì, con mấy tuổi” “Con có muốn vào lớp chơi cùng các bạn không?”…

Trang 7

Sau đó trò chuyện với phụ huynh từ từ vuốt ve trẻ, nắm tay trẻ thật nhẹ nhàng

đó là bước khởi đầu để trẻ cảm thấy an lòng

Đầu năm trẻ của tôi khóc rất nhiều khi đón trẻ tôi thường an ủi phụ huynh trước tiên vì họ rất thương con lo lắng cho con sợ con sẽ khóc nhiều làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe Những lời động viên sẽ giúp họ an tâm hơn và khi nhậ trẻ

từ tay ba mẹ tôi nắm tay trẻ ở gần bên trẻ và nói chuyện thật nhẹ nhàng

Tuy nhiên nhiều trẻ vẫn ngồi trong lòng ba mẹ mà không chịu chơi cùng bạn tôi tiếp tục cùng phụ huynh trò chuyện về thói quen, tập quán, sở thích của trẻ để dể dàng tìm kiếm biện pháp thích nghi với trẻ, cho đến khi trẻ cảm thấy sự gần gủi giữa mẹ và cô, từ đó trẻ sẽ chơi với cô và các bạn trong lớp

Đối với các cháu lần đầu tiên đi học, trong tuần lễ được ở lại làm quen, ngoài việc trao đổi với phụ huynh về trẻ chơi, ăn, ngủ tôi cũng đã sinh hoạt với các anh chị phụ huynh về nội quy của nhóm lớp như: Cho bé đi học đều, đúng giờ, đồng thời đề nghị phụ huynh kết hợp với Cô trong việc rèn nề nếp và thói quen lễ phép,

cô và ba mẹ phải là tấm gương cho trẻ noi theo

Ở đây vấn đề an toàn tôi luôn đặt là hàng đầu, tôi nghĩ rằng để phụ huynh tin tưởng gửi con, việc đảm bảo an toàn cho trẻ trong giờ học, giờ chơi, giờ ăn, giờ ngủ

là phải luôn luôn được coi trọng

+ Ví dụ: Khi bé mới vào lớp tôi đã khoanh tay chào ba mẹ, chào bé: phụ huynh cũng khoanh tay chào lại tôi, những hình ảnh này dễ làm cho các cháu bắt chước cử chỉ đẹp của người lớn và cháu phải làm theo Việc làm quen diễn ra một cách tự nhiên, dần dần các cháu không cảm thấy đột ngột Chính các cháu này sẽ là những nhân tố tích cực lôi kéo những cháu này sẽ là những nhân tố tích cực lôi kéo những cháu khác hưởng ứng theo cô sau này

* Biện pháp 2: Tập cho trẻ quen với nề nếp mới mới bắt đầu từ những thói quen

củ của trẻ

Có thể vài ngày đầu tôi vẫn sẽ chiều theo quen không tốt cuả trẻ như: Ôm cặp bên mình không chịu bỏ cặp lên kệ, không ăn thịt, rau, hay ăn rất ít cơm…Tôi

Trang 8

sẽ từ từ tập dần thói quen nề nếp của trường lớp cho trẻ đến khi trẻ quen dần và biết tôi sẽ đưa trẻ vào nề nếp ăn ngủ, vệ sinh

Đến giờ ăn tôi thường để các bé khóc nhiều ngồi gần khuyến khít trẻ ăn hết suất, tạo bầu không khí không có áp lực khi ăn , thay vào đó là những lời khen con ăn giỏi quá, nếu trẻ không muốn ăn nữa tôi sẽ ngưng cho trẻ ăn vì nếu trẻ ói thức ăn khi đó có thể uống sữa nhằm bù lại phần thức ăn cho trẻ Vài ngày sau cho trẻ ăn tăng dần lên vài muỗng cơm trẻ sẽ dễ thích nghi thức ăn ở trường sau đó dần dần trẻ ăn nhanh, gọn và ăn hết suất của mình Tôi thường quan sát xem cách Phụ huynh cho bé ăn , ngủ, ngồi bô… như thế nào để biết cách chăm sóc bé sau này Đồng thời cũng trao đổi để cùng tìm biện pháp tốt nhất chăm sóc cho bé

- Ví dụ đối với việc cho bé ăn:

Có phụ huynh vừa cho bé ăn vừa cho uống nước vừa thổi cho nguội mới đút cho bé, cháu ăn hết suất lại lấy thêm nên cháu ói ra… Tôi cũng mạnh dạn góp ý những cách cho ăn không đúng để giúp Phụ huynh hiểu bé thêm, không phải ăn nhiều là tốt, ăn ít là không đủ mà phải hiểu cách ăn ngon vừa phải, tuyệt đối không

để trẻ bị nôn thức ăn mới như vậy cháu sẽ sợ thức ăn của Trường Mầm Non

* Biện pháp 3: Tận dụng môi trường thiên nhiên

Trư ờng Mầm Non Vĩnh Thạch tuy không lớn lắm nhưng cũng có một sân trường tương đối rộng để các cháu chơi đùa, đi dạo Năm nào BGH cũng cho cải tạo và sắp xếp lại, trang bị thêm nhiều cây xanh đồ chơi ngoài trời đặc biệt năm học này Phòng Giáo Dục chỉ đạo thi về môi trường, nhà trường tạo được một sân chơi thoáng mát, sạch, đẹp thu hút sự hứng thú của trẻ và phụ huynh

Đầu năm một số giáo viên sợ cháu khóc thường cho các cháu ở trong lớp, đóng cửa lại không cho các cháu ra chơi ngoài sân vì sợ các cháu gặp người quen sẽ khóc

Nhưng tôi thiết nghĩ: Trong lớp mới ngột ngạt, các cháu sẽ bị ức chế, nỗi sợ hãi càng tăng Tại sao mình không cho các bé ra sân trường đi dạo dưới những tán cây

để hít thở không khí trong lành? Chính không khí này sẽ giúp bé thoải mái, tâm lý

Trang 9

vui vẻ Khi được ra sân các cháu thơ thẩn đi theo tôi ngắm nhìn xung quanh hoặc chạy nhảy vui đùa Đối với những cháu còn lạ, ngơ ngác và khóc thì tôi thường dẫn cháu đi bên cạnh, vỗ về âu yếm vuốt ve để các cháu cảm thấy bớt cô đơn Dần dần các cháu bị tiếng nói, tiếng hát, đọc thơ và kể chuyện của tôi thu hút Các cháu không khóc nữa mà hòa cùng vào các bạn tham gia các trò chơi “Thổi bóng” “Bắt bướm”… thậm chí “quên” cả mẹ đang đi ở phía sau

Chuẩn bị nhiều đồ chơi hấp dẩn cho trẻ chơi.

Tổ chức cho cả lớp cùng chơi một trò chơi nhỏ nào đó nhằm gây hứng thú cho trẻ

và quan sát biểu hiện của trẻ mới vào lớp

Trong lớp tôi lươn tìm tòi sáng tạo trưng bày ở các góc chơi nhiều đồ chơi hấp dẩn kích thích trẻ chú ý và thích chơi

Tôi nhập vai và cùng chơi với trẻ tạo sự gần giủ thân thiện

Yếu tố trường lớp cũng là yếu tố cần thiết cho sự ham thích đi học của trẻ

Trường mầm non Vĩnh Thạch mặc dù ở cụm lẻ nhưng có không gian rộng rải, thoáng mát, khu vực chơi ngoài trời sạch sẽ, đồ chơi ngoài trời phong phú thu hút trẻ Tôi dắt trẻ đi ra sân chơi tổ chức nhiều trò chơi dân gian như chi chi chần chần, dung dăng dung dẻ…hoặc chơi các trò chơi vận động như nhảy lò cò…hay chỉ cần trò chuyện hoặc cho trẻ xem cảnh vật xung quanh sân trường, cho trẻ chơi đu quay, cầu trượt, bập bênh, kể chuyện cho bé nghe, việc này sẽ gây hứng thú và chiếm được nhiều tình cảm của trẻ

* Biện pháp 4: Tạo sự gần gủi thân thiện với trẻ

Tôi luôn cố gắng trở thành người bạn tin cậy của trẻ khi đến lớp luôn thu hút trẻ vào những trò chơi nhỏ hay vào những bài thơ, câu chuyện, ca dao, đồng dao nhằm tạo sự quen thuộc như trẻ đang ở nhà với mẹ Giờ ngủ nếu trẻ chưa chịu ngủ tôi cũng không ép trẻ vào nằm chung với các bạn tôi sẽ để trẻ tự do ngồi đâu trẻ thích, sau đó tôi sẽ đến nói với trẻ lại đây nằm chơi với cô chỉ cần nằm chơi tí xíu khi nào các bạn ngủ dậy cô sẽ cho con về Hoặc tôi sẽ thuyết phục trẻ đến khi trẻ thấy buồn ngủ thì lúc đó đưa trẻ vào gối nằm

Trang 10

Khi đón trẻ tôi cũng thường dặn phụ huynh đón trẻ sớm để trẻ tập quen dần với môi trường mới và sẽ không có cảm giác bị ba mẹ bỏ lại trường

Ngoài những biện pháp giúp trẻ thích nghi sớm với trường lớp mầm non từ những kinh nghiệm thực tiễn và kinh nghiệm học hỏi tôi dã áp dụng trong những năm học qua, tôi còn đến với trẻ của bằng chính tình thương của mình, bằng lòng yêu nghề, yêu trẻ chín như con đẻ của mình, luôn hòa mình vào thế giới của trẻ, luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu của trẻ nhưng không vượt qua giới hạn, chăm sóc yêu thương trò chuyện để mỗi ngày trẻ đến lớp càng có nhiều niềm vui, trẻ yêu thích đến lớp và ngày càng ngoan ngoãn lễ phép hơn

Kết quả thực hiện có so sánh sau khi thực hiện:

 Chất lượng trẻ so với đầu năm (số lượng trẻ : 21)

Nội dung khảo sát Trước khi áp dụng các biện

pháp

Sau khi áp dụng các biện

pháp Đạt Còn hạn chế Đạt Còn hạn chế Số

lượn g

Tỷ lệ Số

lượn g

Tỷ lệ Số

lượn g

Tỷ lệ Số

lượn g

Tỷ lệ

Hành vi ứng xử phối

hợp theo yêu cầu

14 66,6% 7 33,3% 17 80,9

%

4 19,1

%

Kỷ năng cất đồ dùng

cá nhân

16 76,1% 5 23,8% 21 100% 0 0

Giao tiếp giữa cô và

các bạn

15 71,4% 6 28,5 % 19 90,4

%

2 9,5 %

Đi vệ sinh đúng nơi

quy định

13 61,9 % 8 38,1% 18 85,7

%

3 14,2

% Thực hiện tốt các

hoạt động trong ngày

16 76,1% 5 23,8% 20 95,2

%

1 4,8%

1 Đối với trẻ:

Trẻ hồn nhiên mạnh dạn trong giao tiếp, biết ứng xử phù hợp theo yêu cầu

Ngày đăng: 01/03/2019, 00:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w