1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực, hứng thú học tốt môn toán

20 5,9K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 225,5 KB

Nội dung

Trong trường mầm non trẻ được phát triển nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực phát triển nhận thức trong đó hoạt động cho trẻ làm quen với toán đóng vai trò vô cùng quan trong

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực, hứng thú học

tốt môn toán”

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển nhận thức.

3 Tác giả: Nguyễn Thị Thơm

Ngày tháng năm sinh: 13/5/1972

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường mầm non Tân Dân- Thị xã Chí

Linh- Hải Dương

Điện thoại: 01644807027

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Tân Dân – Thị xã Chí Linh

– Tỉnh Hải Dương Điện thoại: 03203888720

5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

+ Các điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học của trường, lớp mẫu

giáo

+ Nhận thức của phụ huynh về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ

+ Giáo viên có trình độ, năng lực chuyên môn và nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ + Sự quan tâm đầu tư của nhà trường.tham gia vào hoạt động

+ Trẻ ngoan, hứng thú

6 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng 9/ 2014- 2/ 2015

TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Thơm

Trang 2

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Như chúng ta đã biết bậc học mầm non là bậc học đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển toàn diện về đức – trí – thể - mĩ cho trẻ ngay từ lứa ấu thơ Do đó việc chăm sóc giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu của toàn xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng

Trong trường mầm non trẻ được phát triển nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực phát triển nhận thức trong đó hoạt động cho trẻ làm quen với toán đóng vai trò vô cùng quan trong việc hình thành những kiến thức toán sơ đẳng tạo tiền đề vững chắc cho trẻ bước vào các trường phổ thông sau này

Chính vì lý do này mà bản thân tôi đã lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực, hứng thú học tốt môn toán” Với đề tài này tôi nghiên

cứu với các nội dung các cơ sở khoa học, lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu phù hợp với nội dung chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là làm thế nào để trẻ hứng thú với hoạt động làm quen với toán

Với những nội dung và biện pháp trên đã giúp tôi tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với toán ở trường mầm non diễn ra được thuận lợi và mang lại hiệu quả giáo dục cao Đồng thời với đề tài này cũng giúp đồng nghiệp của tôi

có thể dễ dàng áp dụng đối với nhiều hình thức tổ chức và nhiều độ tuổi trẻ trong trường mầm non

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng

- Điều kiện:

+ Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học của trường, lớp

+ Nhận thức của phụ huynh về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ + Sự quan tâm đầu tư, chỉ đạo của nhà trường

+ Trình độ của giáo viên, năng lực chuyên môn tốt, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ

- Thời gian: Sáng kiến đã được áp dụng thực tế trong năm học từ tháng

9/2014 đến 2/2015 tại lớp mẫu giáo 5 tuổi

Trang 3

- Đối tượng áp dụng: Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và các lớp mẫu giáo trong

toàn trường đều có thể áp dụng được sáng kiến này

3 Nội dung sáng kiến

+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến

Trong đề tài này tôi đã mạnh dạn áp dụng các biện pháp mới vào đề tài

như :

Biện pháp 1: Lựa chọn, nghiên cứu tài liệu có liên quan đến hoạt động làm quen với toán

Biện pháp 2: Tạo cơ hội cho trẻ được tiếp cận với các thuật ngữ toán ở tất

cả các hoạt động, ở mọi lúc – mọi nơi

Biện pháp 3: Trang trí, làm đồ dùng, tạo trường làm quen với toán ở trong

và ngoài lớp học

Biện pháp 4: Lồng ghép – tích hợp hoạt động làm quen với toán trong các hoạt động hàng ngày của trẻ trong trường mầm non

Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng trong hoạt động cho trẻ làm quen với toán Như vậy tính mới và sáng tạo ở đây được thể hiện qua từng biện pháp đặc biệt là tạo cơ hội cho trẻ được tiếp cận với các thuật ngữ toán từ ngay khi trẻ còn nhỏ không những ở trong các hoạt động mà còn ở mọi lúc mọi nơi

+ Khả năng áp dụng của sáng kiến

Với sáng kiến này tôi đã áp dụng thành công và đạt kết quả cao tại lớp 5 tuổi do tôi chủ nhiệm ngoài ra với đề tài này có thể áp dụng được với tất cả các lớp trong toàn trường nói riêng và các trường mầm non trong thị xã nói chung

+ Lợi ích thiết thực của sáng kiến

Ở đề tài này với những biện pháp dễ hiểu, dễ làm, dễ áp dụng Kinh phí đầu tư cho đề tài dễ tìm, không tốn kém mà mang lại giá trị thực tiễn cao

4 Khẳng định giá trị kết quả đạt được của sáng kiến

Sau khi áp dụng các biện pháp trên vào trong quá trình cho trẻ làm quen với toán tôi khẳng định đề tài đã mang lại kết quả đáng mừng đó là:

Trang 4

- Tôi đã thu hút được sự hứng thú, tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động làm quen với toán

- Tạo được mối liên hệ khăng khít giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là đối với hoạt động làm quen với toán

- Tạo cơ hội cho chị em đồng nghiệp chia sẻ kinh nghiệm và tạo ra những

bộ đồ dùng đồ chơi có giá trị sử dụng cao

5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến

- Đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm, đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học nói chung và đồ dùng phục vụ hoạt động làm quen với toán nói riêng

- Đề nghị các nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, ngoại khóa thăm quan các trường bạn để bồi dưỡng thêm về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên

Trang 5

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh- Người đã viết thư gửi tới các cháu thiếu niên nhi đồng cả nước nhân ngày khai trường: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ phần lớn công lao học tập của các cháu” Thư của Bác gửi luôn là động lực to lớn thúc đẩy việc dạy và học của thày và trò trong toàn ngành giáo dục Đặc biệt là ngành giáo dục mầm non- Ngành đặt nền móng đầu tiên trong hệ thông giáo dục quốc dân Giáo dục mầm non góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ Giáo dục mầm non bao gồm nhiều lĩnh vực nhưng lĩnh vực phát triển nhận thức đóng vai trò vô cùng quan trọng Dạy toán cho trẻ không chỉ nhằm đào tạo những nhà toán học mà còn phát triển ở trẻ khả năng nhanh nhạy, trí tuệ, thông minh, giúp trẻ có những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con số, phép đếm, kích thước, hình dạng, khả năng định hướng trong không gian, tập làm các phép đo Dạy trẻ làm quen với toán đã góp phần giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho trẻ, từ đó góp phần hình thành những yếu tố đầu tiền về nhân cách và tâm thế cho trẻ vào lớp 1 Là giáo viên mầm non, ngoài việc quan tâm và nhiệt tình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi còn dành nhiều thời gian, nghiên cứu học hỏi để có những sáng tạo riêng cho hoạt động làm quen với toán giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tích cực, hứng thú Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ

5-6 tuổi tích cực, hứng thú học tốt môn toán”

Mục đích nghiên cứu: Với đề tài nghiên cứu này bản thân tôi mong muốn

góp một phần nhỏ để giúp trẻ tích cực hứng thú và học tốt môn toán cũng như giúp giáo viên có nhiều hình thức mới lạ đưa vào bài dạy một cách linh hoạt và sáng tạo hơn

Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực hứng

thú học tốt môn toán

Phương pháp nghiên cứu :

- Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê thực tế

Trang 6

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

- Nghiên cứu tâm sing lý của trẻ 5-6 tuổi và tình hình thực tế của lớp mình phụ trách

- Nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng hè, bồi dưỡng thường xuyên qua các buổi chuyên đề hội giảng

- Nghiên cứu qua tạp trí giáo dục mầm non và các tài liệu có liên quan đến nội dung và đề tài ngiên cứu

2 Thực trạng của vấn đề

2.1 Thuận lợi:

- Bản thân với tuổi đời còn trẻ, có lòng yêu nghề mến trẻ, say mê học tập

và nghiên cứu tài liệu , học tập những kinh nghiệm của chị em đồng nghiệp

- Trẻ thông minh nhanh nhẹn, hoạt bát, có đủ sức khỏe, tích cực hứng thú tham gia vào hoạt động

- Sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để bản thân nâng cao trình độ chuyên môn từ phía ban giám hiệu nhà trường

- Phụ huynh có nhận thức tốt, quan tâm, ủng hộ giúp đỡ và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy và học

2.2 Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi trên khi tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là bộ môn làm quen với toán bản thân tôi nhận thấy vẫn còn gặp một số khó khăn sau:

Qua thực tế cho thấy việc cho trẻ làm quen với Toán giáo viên thường chú

ý đến truyền thụ kiến thức có sẵn Do đó trẻ tiếp thu kiến thức rất thụ động và hình thức này không phát huy được tính tích cực, sự hứng thú của trẻ Phần lớn hoạt động của trẻ diễn ra trong giai đoạn củng cố kiến thức vì thế đã thu hẹp khả năng phát triển nhận thức của trẻ

- Điều này cho thấy trên thực tế trẻ không suy nghĩ về bản chất của kiến

thức mà chỉ học thuộc lòng Trên giờ học thường thấy cô cho trẻ "Nhắc lại" nếu

không nhắc lại được thì hãy chú ý nghe cô nói và sau đó nhắc lại Không phải lúc nào cô giáo cũng tìm hiểu xem trẻ nắm kiến thức như thế nào, mức độ đến

Trang 7

đâu để có thể áp dụng vào các hoạt động khác nhau một cách có hiệu quả không?

- Trong quá trình tổ chức hoạt động làm quen với toán cô giáo đã đưa ra những câu hỏi và tình huống có vấn đề nhưng lại sợ câu hỏi khó trẻ không trả lời được ngay Không tạo cơ hội cho trẻ tư duy giải quyết tình huống mâu thuẫn xảy

ra trong hoạt động

- Khi thực hiện bản thân tôi cũng đã đưa các nội dung giáo dục tích hợp khác vào tiết dạy song còn rất sơ sài, gò bó chưa phù hợp Về đồ dùng giảng dạy đôi khi còn chưa hợp lý nên sự thu hút trẻ vào giờ học còn kém dẫn đến kết quả đạt được trong hoạt động làm quen với toán chưa được cao

- Chỉ sử dụng hình thức dạy cá nhân khi trẻ không nắm được kiến thức và thường sử dụng các biện pháp đơn điệu không kích thích được tính tích cực nhận thức của trẻ

2.3 Điều tra thực trạng

Qua thực tế là giáo viên giảng dạy trực tiếp tại lớp, tôi nhận thấy đặc điểm đặc trưng của trẻ mầm non là rất dễ nhớ nhưng lại mau quên Tuy được làm quen với toán ở các độ tuổi 3 – 4 tuổi; 4-5 tuổi trẻ đã có kỹ năng sơ đẳng về toán song vẫn còn chậm Nếu như không có những phương pháp hay và hình thức tổ chức sáng tạo để giảng dạy thì nhận thức của trẻ sẽ không cao Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng trẻ tại lớp tôi nhằm mục đích kiểm tra chất lượng thực tế của trẻ và có cơ sở để xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với toán tại lớp mình

* K t qu kh o sát khi ch a áp d ng các bi n pháp th c hi n, c th nhả khảo sát khi chưa áp dụng các biện pháp thực hiện, cụ thể như ả khảo sát khi chưa áp dụng các biện pháp thực hiện, cụ thể như ưa áp dụng các biện pháp thực hiện, cụ thể như ụng các biện pháp thực hiện, cụ thể như ện pháp thực hiện, cụ thể như ực hiện, cụ thể như ện pháp thực hiện, cụ thể như ụng các biện pháp thực hiện, cụ thể như ể như ưa áp dụng các biện pháp thực hiện, cụ thể như sau: Tháng 9/ 2014

Tổng số trẻ

trong lớp

Số trẻ Tỷ lệ% Số trẻ Tỷ lệ% Số trẻ Tỷ lệ% Số trẻ Tỷ lệ%

Trước thực trạng trên bản thân tôi rất băn khoăn, lo lắng về khả năng nhận thức và tiếp thu của trẻ trong lớp tỉ lệ tốt và khá chưa cao Chính vì vậy mà tôi

đã nghiên cứu, tìm tòi và mạnh dạn áp dụng một số biện pháp như sau:

3 Các biện pháp thực hiện:

Trang 8

Trong công tác giáo dục trẻ chúng ta xuất phát từ quan điểm “Tính tích cực nhận thức mang tính cá nhân” ở một số trẻ tích cực nhận thức cao, ở một

góc khác thấp hơn Do đó tôi đã áp dụng các biện pháp khác nhau để phát triển tính tích cực nhận thức ở trẻ Để tăng tính tích cực nhận thức của tất cả trẻ và từng cá nhân trẻ bằng cách:

3.1 Lựa chọn, nghiên cứu tài liệu có liên quan đến hoạt động làm quen với toán.

- Đây là một bước quan trọng do đó tôi đã giành nhiều thời gian để tìm hiều những kiến thức có liên quan đến hoạt động làm quen với toán như: Nội dung, các thuật ngữ đặc trưng của hoạt động để có thể truyền thụ kiến thức tới trẻ một các chính xác, hứng thú và dễ hiểu nhất

- Kết hợp với bạn bè đồng nghiệp, tổ chuyên môn trong nhà trường để cùng nhau ngồi lại trao đổi kinh nghiệm, học hỏi những ý tưởng sáng tạo của bạn trong cách tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán

3.2 Tạo cơ hội cho trẻ được tiếp cận với các thuật ngữ toán ở tất cả các hoạt động, ở mọi lúc – mọi nơi.

Đối với trẻ mầm non đang ở trong giai đoạn hình thành và phát triển ngôn ngữ do đó trẻ còn hạn chế về vốn từ, cách biểu đạt suy nghĩ chưa mạch lạc và chính xác Hơn nữa trong hoạt động làm quen với toán thì thuật ngữ toán đòi hỏi tính chính xác cao do đó đòi hỏi người giáo viên phải nắm chắc kiến thức, phương pháp trong hoạt động làm quen với toán, truyền thụ những thuật ngữ toán cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, mỗi ngày cung cấp một ít theo phương pháp kiến tha mồi thì trẻ sẽ nhớ và nhận thức đúng từ, đúng nghĩa các thuật ngữ toán

từ đó chất lượng trên trẻ mới được nâng lên

Ví dụ: Trong giờ hoạt động ngoài trời khi tập hợp trẻ tôi nêu ra yêu cầu: Các bạn nam đứng ở phía trái của cô, các bạn nữ đứng ở phía phải của cô Điều này sẽ giúp trẻ tư duy, xác định được các phía của đối tượng khác một cách chính xác

Trang 9

Hay trong giờ tổ chức các trò chơi dân gian : Mèo đuổi chuột, tôi yêu cầu trẻ tổ 1, tổ 2 đứng thành hình vòng tròn to phía ngoài, tổ 3 sẽ đứng ở vòng tròn nhỏ - phía trong

Tôi cho trẻ nhặt cành cây và sỏi xếp thành các hình khác nhau theo yêu cầu của cô trong giờ hoạt động ngoài trời như:

- Tổ 1 xếp hình

- Tổ 2 xếp hình

- Tổ 3 xếp hình ,

Hay trong hoạt động góc - ở góc xây dựng cho trẻ xây dựng bồn hoa với các hình theo yêu cầu như: Hình tròn, vuông, chữ nhật …và trồng số lượng cây theo yêu cầu của cô

Ví dụ: Con hãy xây bồn hoa trong trường mầm non phía phải hình chữ nhật với số lượng cây là 6 và xây bồn hoa phía trái hình vuông với số lượng cây là 7

Cứ như vậy tôi cung cấp những thuật ngữ toán cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày dưới nhiều hình thức khác nhau Kết quả sau 2 tháng thực hiện biện pháp này tôi nhận thấy trẻ ở lớp tôi đã tiến bộ một cách rất rõ rệt

3.3 Trang trí, làm đồ dùng, tạo trường làm quen với toán ở trong và ngoài lớp học

Như chúng ta đã biết phương pháp giúp trẻ tiếp thụ kiến thức được tốt đó là phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan Với cách thực hiện này trước tiên tôi

đã huy động sự đầu tư đóng góp các nguyên vật liệu phế thải, thời gian của các bậc phụ huynh trong lớp để trang trí, lầm đồ dùng đồ chơi tự tạo, tạo môi trường

về toán phục vụ cho việc học của cháu và dạy của cô Qua một thời gian vận động tôi đã nhận dc sự ủng hộ rất lớn và tôi đã thực hiện việc trang trí, làm đồ dùng như sau:

Trang 10

Ví dụ: Những mảng tranh phù hợp với từng chủ đề: Như chủ đề thực vật tôi sưu tầm tranh ảnh về các loại cây, quả, hoa từ những tạp chí, sách báo cũ để trang trí theo những bố cục hình học, số lượng tương ứng đề tài trẻ đang học Ngoài ra tôi còn chú trọng đến trang trí các góc tuyên truyền ở ngoài lớp Tôi dùng các mảng tường trống để trang trí những các hình ảnh, kết hợp các số

để trẻ có thể hiểu ngay đó là nhóm đồ dùng gì? Có số lượng là bao nhiêu?

Trong nhưng giờ nghỉ trưa tôi kết hợp với một số chị em đồng nghiệp cùng

tư duy, tìm tòi những mẫu đồ dùng phục vụ cho hoạt động cho trẻ làm quen với toán sao cho đồ dùng vừa đảm bảo phong phú về chủng loại, mẫu mã, vừa bên, đẹp, tận dụng từ những nguyên vật liệu rẻ tiền nhưng lại có giá trị sử dụng cao

Ví dụ: Trong chủ đề động vật tôi sử dụng những hộp sữa Fistsi và xốp màu vụn để làm những chú thỏ Hay tôi sử dụng những quả bóng nhựa đã cũ và hỏng

để bồi lại thành những con lật đật đáng yêu và ngộ nghĩnh

Tôi sử dụng những vỏ chai lavi trang trí thêm các họa tiết và con số từ 1 đến 10 để cho trẻ nhận biết

Ngày đăng: 26/07/2016, 14:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w