1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học

28 675 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 91,61 KB

Nội dung

Mục tiêu của công tác chăm sóc giáo dục mầm nonphát triển và hình thành nhân cách cho trẻ, việc cho trẻ tham gia tích cực vàohoạt động làm quen văn học sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạ

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tên đề tài:

Một số biện pháp giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi tham gia tích

cực vào hoạt động làm quen văn học

Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ

Họ và tên tác giả: H’ Dinh Byă Đơn vị: Trường Mầm non Sơn Ca

Dray Sáp, tháng 01 năm 2018

Trang 3

I Phần mở đầu.

1 Lý do chọn đề tài

Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bướctới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính lànhờ phần lớn ở công học tập của các cháu Câu nói của Hồ Chủ Tịch đã đi vàolòng người, tạo ra động lực to lớn cho hàng triệu người dạy và học Đó chính là

lễ và văn mà chúng ta phải truyền lại cho các lớp kế cận, cho những chủ nhântrong tương lai của đất nước Đất nước ta đang trong thời đại bùng nổ thông tinbuộc chúng ta phải đạt được những mục tiêu và quyết tâm cao, lẽ tất nhiênchúng ta chưa thực hiện được các kế hoạch đề ra, vì vậy nhiệm vụ đó đang trôngchờ vào thế hệ mầm non - chủ nhân tương lai của đất nước Ưu thế mà ta cóđược hiện nay là thế hệ trẻ- khoẻ, có sự đồng nhất cả về năng lực và trí tuệ, cótiềm năng sáng tạo Vì thế chúng ta phải tin vào thế hệ trẻ tương lai sẽ đứngvững trên nền truyền thống lịch sử vẻ vang đó Đảng và nhà nước ta đánh giá rấtcao về vai trò của giáo dục, đầu tư vào giáo dục là đầu tư đúng hướng và đượccoi là quốc sách hàng đầu Mục tiêu của công tác chăm sóc giáo dục mầm nonphát triển và hình thành nhân cách cho trẻ, việc cho trẻ tham gia tích cực vàohoạt động làm quen văn học sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻtrong giao tiếp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác như môn toán, tạohình, âm nhạc,…Đặc biệt cho trẻ làm quen với văn học là cho trẻ hoạt độngnhiều để phát triển cho trẻ vốn từ, luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp.Chúng ta đã biết thơ truyện là món ăn tinh thần của mỗi con người Ngày

từ khi còn nhỏ con người đã tiếp xúc với những lời ru của bà, của mẹ, những câuchuyện, bài thơ đó có sưc hấp dẫn kỳ lạ nó giúp cho tâm hồn trẻ thơ được phongphú trí tưởng tượng phát triển và đặc biệt là làm giàu cho tâm hồn trẻ thơ

Người xưa có câu: “Văn học là nhân học” học văn tức là học để làm ngườinên khi tiếp xúc với một tác phẩm văn học hay, có tính nhân văn sâu sắc đã giúpcho trẻ thơ biết yêu thương, kính trọng con người, biết phân biệt cái thiện, cái

ác, cái tốt, cái xấu,… và sẽ là vô cùng nguy hiểm nếu ở lứa tuổi này chúng ta,những người lớn không làm cho trẻ yêu thích văn học nói chung, thơ truyện nói

Trang 4

riêng và việc đó sẽ làm cho tâm hồn trẻ thơ bị nghèo nàn, khó rung động vớinhững tình cảm tốt đẹp.

Chính vì vậy thơ truyện phù hợp với lứa tuổi sẽ tạo ấn tượng sâu sắc trongtâm hồn trẻ thơ là kho báu tinh thần và là hành trang cần thiết trong cuộc đờituổi trẻ từ đó hình thành ở trẻ một nhân cách và một bản ngã hướng thiện

Có người nói: “Trẻ con bây giờ ngày càng hư” thực tế có phải như vậykhông? Câu hỏi đó thật cần thiết: Nó khiến cho mọi người cần suy nghĩ tới Phảichăng việc “Ngày càng hư” đó của trẻ là do cách giáo dục của mỗi gia đình hay

do trẻ con ngày nay quá thông minh để tiếp nhận những cái xấu, những cáikhông tốt của xã hội ngày nay, những sách báo, những bộ phim hoạt hình mangnội dung mang tính giáo dục ngày càng ít đi nhường chỗ cho những sách truyệnkhông lành mạnh, những bộ phim hoạt hình mang tính bạo lực Bởi vậy, khi Bộ

giáo dục và đào tạo, vụ giáo dục mầm non chỉ đạo thực hiện chuyên đề “Một số

biện pháp giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học” tôi cảm thấy rất tâm đắc Bởi tôi thiết nghĩ một tác phẩm văn học hay sẽ

hình thành ở trẻ những tình cảm lành mạnh trẻ có thái độ yêu ghét rõ ràng

Trên thực tế qua mấy năm thực hiện chuyên đề này ở trường chúng tôi, đặcbiệt là lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi do tôi phụ trách tôi thấy rằng để phát huy tínhtích cực của môn học với trẻ và để trẻ chủ động tiếp thu hào hứng thì hàng ngàyngười giáo viên luôn gần gũi trẻ chủ động gợi mở trò chuyện cùng trẻ ở mọi lúc,mọi nơi cùng với việc sử dụng các phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chứclinh hoạt, sáng tạo trong việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học sẽ giúp chotrẻ phát triển về tâm hồn, trí tưởng tượng phát triển

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

* Mục tiêu: Giúp trẻ phát triển cả thể chất lẫn tinh thần Giúp trẻ phát triểntrí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ

Văn học là loại hình nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc hìnhthành và phát triển nhân cách trẻ Trong quá trình dạy trẻ làm quen văn học tôicảm thấy khả năng cảm thụ văn học lớp tôi còn nhiều hạn chế, cứng nhắc Mặtkhác với việc tiếp cận chương trình mầm non mới như hiện nay đòi hỏi trong tiết

Trang 5

học trẻ phải được trải nghiệm và hoạt động một cách tích cực sáng tạo của trẻ,lấy trẻ làm trung tâm hướng đến giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.

* Nhiệm vụ: Nhằm giúp trẻ nhận ra tính liên tục của cốt truyện trong cácmối liên quan đến nhân vật trung tâm của tác phẩm, nói năng lưu loát, diễn đạtgãy gọn biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ Khi cho trẻ làm quen với tác phẩmvăn học góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáodục thẫm mỹ, phát triển ngôn ngữ, phát triển ở trẻ sự hứng thú khi kể chuyện,đọc thơ

3 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp giúp trẻ mầm non 5-6 tuổi truờng Mầm non Sơn Ca tích cực tham gia vào hoạt động làm quen văn học

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Hoạt động có chủ đích và hoạt động ở mọi lúc mọi nơi trẻ mầm non lớp 5-6tuổi tại trường Mầm non Sơn Ca, xã Dray sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk

5 Phương pháp nghiên cứu

Muốn đề tài này được thành công tôi đã sử dụng những phương pháp sau:a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp đọc sách, nghiên cứu tài liệu

b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

- Phương pháp dùng từ (giảng giải, chỉ dẫn)

Trang 6

giáo dục đạo đức cho trẻ như: Thưa gởi, chào hỏi, kính trên nhường dưới, khôngtranh giành đồ chơi với bạn,…

Giáo dục môn làm quen văn học cho trẻ mầm non là môn học vô cùng quantrọng Tình yêu thiên nhiên là khởi điểm đầu của tình yêu quê hương đất nước, yêu con người, giáo dục lòng nhân ái cho trẻ Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học giúp trẻ thêm yêu quê hương đất nước, yêu lãnh tụ, yêu ông bà cha mẹ, anh chị em và bạn bè của mình hơn Từ đó tôi nhận thấy rằng bộ môn làm quen văn học có tầm quan trọng trong việc phát triển nhận thức, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và qua đọc thơ kể chuyện làm giàu vốn từ cho trẻ, rèn luyện khả năng phát âm và cách diễn đạt mạch lạc Các tác phẩm thơ chuyệnchỉ có thể phát huy tác dụng của nó khi cô biết chuyển tải được tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩm thông qua các hình thức nghệ thuật hấp dẫn, phong phú, đa dạng Qua đó giúp trẻ phát huy được tính tích cực cá nhân -

tự tin - độc lập - sáng tạo - hình thành tư duy - khả năng ghi nhớ có chủ đích, những tình cảm đạo đức tốt đẹp có khả năng hoạt động nghệ thuật, sáng tạo

Qua tác phẩm văn học còn giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ, thông qua những từ ngữ, hình ảnh đẹp trong tác phẩm văn học giúp cho trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh mình

Trang 7

- Giáo viên yêu thích, say mê với các tác phẩm văn học, có khả năng tổ chức hoạt động biểu diễn đóng kịch, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình ngay từ đầu năm học.

- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên có đủ phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ như mở các lớp bồi dưỡng công nghệ thông tin cho giáo viên, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ,

- Chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đóng kịch chotrẻ, nếu có thì chủ yếu là trong tiết học Còn trong các giờ chơi, các buổi sinh hoạt thì hầu như chưa có

- Hầu hết các vở kịch còn thiếu các yếu tố phụ trợ như: âm thanh, cảnh trí,trang phục,…làm cho hoạt động đóng kịch không thu hút được sự chú ý của trẻ.Khả năng cảm nhận các tác phẩm văn thơ, chuyện còn hạn chế giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo, kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng Lời thoại khi dẫn chuyện còn dài dòng khó hiểu, còn nặng nề trong việc dẫn chuyện làm cho kịch bản trở nên rời rạc, kém hấp dẫn khi tập cho trẻ kể chuyện

- Khả năng tiếp thu ghi nhớ của trẻ còn hạn chế, trẻ học trước quên sau nên cần nhắc cho trẻ đọc, kể nhiều lần mọi lúc mọi nơi và tích hợp với môn học khác nhiều lần thì trẻ mới nhớ được lời bài thơ, câu chuyện

- Đa số các cháu nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia biểu diễn Giờ học còn chưa chú ý nhiều Kỹ năng thực hiện các hoạt động của các cháu còn hạn chế

Trang 8

- Sự phát triển tâm sinh lý không đồng đều, đa số các cháu con nông dân tiếp thu những thông tin truyền thông bên ngoài còn chậm, một số cháu không

có điều kiện đi học ngay từ lớp mầm, lớp chồi chỉ học lớp lá nên ảnh hưởng đến chất lượng học của trẻ

- Sự sáng tạo của giáo viên còn hạn chế, đồ dùng còn hạn chế về phục vụ tiết học, vài trẻ cá biệt chưa thật sự ham muốn học còn thụ động và chưa tích cực tham gia vào hoạt động

- Khả năng cảm nhận các tác phẩm văn thơ chuyện còn hạn chế giọng đọc

và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh hoạ chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo, kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng

- Lời thoại khi dẫn chuyện còn dài dòng khó hiểu, còn nặng nề trong việc dẫn chuyện làm cho kịch bản trở nên rời rạc- kém hấp dẫn khi tập cho trẻ kể chuyện

- Sự phối hợp với phụ huynh cũng có nhiều khó khăn, các cô có ít thời gian để trao đổi với từng phụ huynh về đặc điểm riêng, những mặt mạnh mặt yếu của con em họ Bên cạnh đó nhận thức của một số phu huynh về tầm quan trọng của việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1 chưa cao

+ Nguyên nhân chủ quan

- Xuất phát từ sự ham muốn là phải làm sao để cho lớp mình được mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn và thu hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động

+ Nguyên nhân khách quan

- Đa số trẻ là con em nông dân, điều kiện kinh tế còn khó khăn, nên việc cho trẻ tiếp xúc với công nghệ thông tin còn ít

- Thời gian làm đồ dùng và tham khảo sưu tầm các tài liệu còn hạn hẹp

- Không đủ đồ dùng dụng cụ phục vụ cho tiết dạy kể chuyện hay đóng kịch

- Đồ dùng như tranh ảnh, rối còn đơn điệu, chưa được đẹp nên không cuốn hút trẻ trong tiết học

Trang 9

- Sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao.

- Kết quả tham gia các hoạt động trong lớp một cách tích cực còn hạn chế,chưa hứng thú vào môi trường trong lớp Cụ thể thực trạng khi chưa vận dụng biện pháp mới tôi đã thống kê bằng bảng khảo sát sau:

trên trẻ

Số trẻkhảo sát Đạt

Chưađạt

4 Trẻ đọc thơ kể truyện rõ rang diễn đạt tốt 30 20% 80%

3 Nội dung và hình thức thực hiện biện pháp, giải pháp

a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

- Nhằm giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học

- Để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học

- Nhằm hình thành khả năng cảm thụ văn học của trẻ qua giọng đọc, giọng

kể của mình

- Gây hứng thú giúp trẻ nhanh chóng hiểu nội dung chuyện, nhớ chuyện,thuộc thơ và đọc kể diễn cảm

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

Từ xưa đến nay giáo viên thường chỉ chú ý đến việc tổ chức các hoạt độngcho trẻ một cách cứng nhắc và rặp khuôn, chưa linh hoạt sáng tạo cũng như

Trang 10

chưa phát huy được tính tích cực chủ động tự giác của trẻ Vì vậy hiệu quả giáodục đạt chưa cao, kỹ năng của trẻ chưa được rèn luyện nhiều Muốn nâng caochất lượng và hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ chúng ta có nhiều biện pháp, trong

đó biện pháp tạo môi trường hoạt động tích cực cho trẻ mang lại hiệu quả rấtcao Những lợi ích đầu tiên đó sẽ tạo ra môi trường học tập thân thiện, gần gũi,tích cực cho trẻ Thu hút trẻ đến trường và nâng cao chất lượng công tác chămsóc giáo dục Phát triển khả năng hợp tác giữa các trẻ với trẻ và với cô giáo.Việc tạo ra môi trường học tập tốt, tạo cho các em sự gần gũi coi lớp học nhưgia đình của mình là trách nhiệm của mỗi cô giáo chúng ta, để trẻ thấy mỗi ngàyđến trường thực sự là một ngày vui Bộ môn làm quen văn học có tầm quantrọng trong việc phát triển nhận thức, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ vàqua đọc thơ kể chuyện làm giàu vốn từ cho trẻ, rèn luyện khả năng phát âm vàcách diễn đạt mạch lạc Các tác phẩm thơ chuyện chỉ có thể phát huy tác dụngcủa nó khi cô biết chuyển tải được tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung tácphẩm thông qua các hình thức nghệ thuật hấp dẫn, phong phú, đa dạng Qua đógiúp trẻ phát huy được tính tích cực cá nhân- độc lâp- sáng tạo- hình thành tưduy- khả năng ghi nhớ có chủ đích, những tình cảm đạo đức tốt đẹp có khả nănghoạt động nghệ thuật, sáng tạo

* Biện pháp 1: Tạo môi trường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

Để giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học thì việc tạo cơ hội cho trẻlàm quen với tác phẩm văn học phải thường xuyên Ngay từ đầu năm học tôi đãchú ý xây dựng “Góc văn học” ở đây trẻ được xem tranh truyện, tạp hóa, họabáo, các hình ảnh của các nhân vật trong truyện mà trẻ yêu thích Khi xây dựng

“Góc văn học” thì mục đích chính của tôi là “Góc văn học” tôi muốn giới thiệuthêm nhiều các tác phẩm văn học trong chương trình và ngoài chương trình giáodục để giới thiệu đến trẻ, bởi trong tiết học thì việc cho trẻ được tiếp xúc với cáctác phẩm văn học cũng có nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu ham học hỏi của trẻ

ở lứa tuổi này

Qua “Góc văn học” tôi tổ chức các hoạt động đọc thơ, kể chuyện, cho trẻđóng kịch để trẻ được nói những ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện để từ

Trang 11

đó trẻ làm giàu vốn từ của bản thân Để xây được sự hứng thú của trẻ khi thamgia vào các hoạt động đó thì việc tạo không gian mang đậm tính văn học là rấtcần thiết, ngay từ đầu năm học tôi đã vận động phụ huynh đóng góp tranh thơ,truyện tranh ngoài chương trình để kể cho trẻ nghe vào hoạt động chiều và chotrẻ chơi trong các giờ hoạt động góc.

Bản thân tôi luôn tìm tòi, sưu tầm sách truyện, các họa báo, tạp chí cũ, tìmtòi cách làm rối từ các nguyên liệu bỏ đi như vỏ chai, lõi cuộn chỉ, các mảnh vảivụn làm rối tay để làm các nhân vật trong truyện phục vụ cho tiết học

Để tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động văn học thì việc tạo môitrường với các nhân vật ngộ nghĩnh cho trẻ được làm quen là rất cần thiết Tôi

đã sử dụng những chiếc môi nhựa trắng để làm khuôn mặt của cô gái, dùngnhững sợi len tết thành những bím tóc,…

Để thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động kể chuyện và tập đóng kịch ngay

từ đầu năm học tôi dùng một mảng tường để trang trí thành một sân khấu mi nichỉ với một mảnh vải làm khung sân khấu đằng sau là một bảng nhám dính đểtôi có thể dễ dàng trang trí khung cảnh sao cho phù hợp với từng cảnh trongtruyện

Qua việc tạo môi trường cho trẻ làm quen với văn học như vậy tôi thấyđược trẻ rất hào hứng tham gia các hoạt động đọc thơ, kể chuyện để từ đó ngônngữ của trẻ được phát triển một cách tự nhiên mà có hiệu quả cao nhất

* Biện pháp 2: Cho trẻ kể lại truyện và tập đóng kịch.

Dạy trẻ kể lại truyện là một nội dung của chương trình làm quen văn học ởtrường mầm non Đây là hoạt động cơ bản giúp trẻ rèn luyện, thực hành, trảinghiệm nghệ thuật nó có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển nhân cách, chuẩn bịcho trẻ bước vào trường phổ thông trong mọi lĩnh vực nhất là ngôn ngữ

Để giúp trẻ kể lại và nhớ nội dung truyện một cách tốt nhất, ngoài việc đọccho trẻ nghe, tôi còn ứng dụng thêm công nghệ thông tin vào trong giảng dạy đểmang lại kết quả tốt nhất

VD: Câu chuyện “ Cáo, Thỏ và gà trống” tôi xây dựng đoạn phim hoạthình về nội dung câu chuyện ngoài ra tôi làm đoạn phim về các con vật kết hợp

Trang 12

với nhạc đệm rất hứng thú làm cho trẻ nhớ lời thoại của các nhân vật trongtruyện.

Mục đích của tôi khi sử dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy là đểtrẻ được trực tiếp xem hành động, cử chỉ của các nhân vật và qua đấy trẻ đựơctiếp xúc với giọng kể hay với ngôn từ phongphú và đúng với tính cách nhân vật.Qua cách làm quen như vậy, trẻ biết nhận xét đánh giá về đặc điểm tính cáchcủa các nhân vật thông qua ngôn ngữ của mình Bên cạnh việc kể chuyện cho trẻnghe và cho trẻ xem bằng truyện, tôi còn chú ý đến việc giúp trẻ ghi nhớ cốttruyện với nội dung và các tình tiết chính, các nhân vật chính của câu chuyệnthông qua hệ thống câu hỏi, nhắc trẻ lô-gíc của câu chuyện, mối liên hệ và tácđộng của các nhân vật

Ngoài việc sử dụng các hình ảnh sống động trên máy vi tính tôi còn tậndụng chức năng ghi âm của chiếc máy điện thoại để ghi lại giọng kể của trẻ khitrẻ kể chuyện Sau đó tôi còn dùng dây kết nối giữa điện thoại với loa thùng đểbật lại cho trẻ nghe Ngoài việc ghi âm giọng kể của trẻ bằng điện thoại tôi còntận dụng chức năng quay phim để quay lại những vở kịch mà các cháu đã đóng.Qua việc sử dụng chiếc điện thoại để quay phim và ghi âm giọng kể của trẻ tôithấy được hiệu quả rõ ràng trẻ hào hứng tham gia được tập kể chuyện và đóngkịch hơn, trẻ biết chau chuốt lời nói của nhân vật và nhập vai tốt hơn Sau khi trẻxem các vở kịch mà trẻ đóng tôi cho nhận xét đánh giá giọng kể của các bạntrong lớp

Có rất nhiều hình thức dạy trẻ kể lại chuyện VD: Kể lại chuyện theo tranh,

kể lại chuyện bằng rối tay,…

* Hình thức kể chuyện theo tranh

Trước khi cho trẻ kể lại chuyện theo tranh tôi cho trẻ làm quen với câuchuyện qua các hoạt động góc, hoạt động chiều Tôi kể cho trẻ nghe chuyệnbằng những quyển truyện tranh to với những hình ảnh của các nhân vật rõ ràng,sống động, đẹp mắt, nội dung câu chuyện rõ ràng, ngắn gọn Ngoài ra, tôi còncho trẻ xem bưng truyện trước giờ trả trẻ với mục đích giúp trẻ ghi nhớ nội dungtruyện, nhớ nhân vật truyện và lời thoại của các nhân vật trong truyện

Trang 13

VD: Câu chuyện “ Chuyện của dê con”

- Hình thức tổ chức hoạt động góc

- Chuẩn bị: Bàn nhỏ, truyện tranh to

- Tiến hành: Tôi cho trẻ ngồi ở góc văn học, trước khi tổ chức cho trẻ kể lạicâu chuyện “Chuyện của dê con” tôi kể cho trẻ nghe và cho trẻ xem băng truyện

ở hoạt động chiều trước khi trả trẻ Mục đích để trẻ nhớ nội dung và các nhânvật trong truyện Trước khi tiến hành cho trẻ kể lại truyện, tôi đàm thoại với trẻ

về các nhân vật và tính cách của các nhân vật trong truyện

- VD:

+ Các con thấy chú Dê con trong câu chuyện như thế nào?

+ Dê mẹ bị làm sao?

+ Dê mẹ dặn Dê con điều gì?

+ Khi mẹ dặn, Dê con đã làm gì?

+ Khi Dê con vào rừng, Dê con đã gặp ai?

+ Dê con tưởng hươu là con vật gì?

+ Hươu tả chó Sói như thế nào?

+ Dê con thấy ai trên cành cây cao?

+ Dê con tưởng Sóc là ai?

+ Sóc tả chó Sói như thế nào?

+ Dê con nghe Sóc nói hết câu không?

+ Cuối cùng thì Dê con đã gặp ai?

+ Ai đã cứu Dê con?

+ Sói đã đuổi theo ai?

+ Thỏ đã nhanh chóng trốn vào đâu?

+ Từ đó Dê con có nghe lời mọi người không?

Sau khi đàm thoại xong, trẻ đã nhớ lại nội dung truyện, tôi tổ chức cho trẻlên kể lại theo các hình ảnh có trong truyện tranh, dạy trẻ khi kể đến nhân vậtnào thì dùng que chỉ vào từng hình ảnh trong truyện sao cho phù hợp với nộidung truyện Khi trẻ kể xong truyện, tôi cho các bạn trong nhóm nhận xét bạn

kể Kể truyện theo tranh tổ chức ở hoạt động góc thì trẻ được thay nhau kể, trẻ

Trang 14

được thoải mái thể hiện giọng kể của mình, sử dụng ngôn ngữ sáng tạo trong khi

kể không bị gò bó như ở trong tiết học Qua hoạt động ở góc văn hoá, trẻ đượcđàm thoại, tranh luận trực tiếp với nhau để từ đó ngôn ngữ của trẻ được linh hoạthơn trong cuộc sống

* Hình thức kể lại truyện theo rối tay

Việc sử dụng rối tay trong tiết học gây được sự chú ý, tò mò của trẻ, tạođiều kiện cho trẻ tiếp cận với nghệ thuật múa rối Ngoài ra, việc sử dụng rối taykhi cho trẻ kể lại truyện không chỉ phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua việc kểchuyện mà còn giúp trẻ biết thể hiện các cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp để tăngtính linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả trong giao tiếp

VD: Với câu chuyện “Chú thỏ thông minh”, tôi sử dụng mô hình sân khấu

là một đầm lầy nhỏ, có hoa, cỏ, cây… nhân vật trong truyện đựơc cách điệu đầuchú thỏ là một quả bóng nhỏ, tôi dùng len móc thành chiếc váy cho chú thỏ thêmngộ nghĩnh Khi dạy trẻ kể chuyện bằng rối, trước tiên tôi cung cấp nội dung câuchuyện cho trẻ nghe vào hoạt động chiều, hoạt động góc Bên cạnh việc cungcấp nội dung truyện cho trẻ, tôi còn hướng dẫn trẻ cách sử dụng rối tay, tôi dạytrẻ dùng cánh tay lồng vào con rối, điều khiển con rối bằng 3 ngón tay (ngón cái,ngón trỏ, ngón giữa) sao cho những cử chỉ phù hợp với lời thoại trong truyện.Thời gian đầu khi mới làm quen với rối tay, trẻ rất lóng ngóng , khó thựchiện được các động tác theo ý muốn Để khắc phục được điều này, tôi đã làmthật nhiều những con rối tay đặt ở góc văn học, sắp xếp sao cho trẻ thấy dễdàng Khi hoạt động ở góc văn học, trẻ thoải mái sử dụng rối tay Ban đầu, trẻ sửdụng rối tay theo ý thích của mình, có khi là dùng rối tay để nói chuyện với bạn,

từ đó việc sử dụng rối tay với trẻ trở nên dễ dàng hơn, dần dần tôi yêu cầu trẻ sửdụng rối tay vào từng câu chuyện

Nhờ việc sử dụng rối tay trong tiết học mà số trẻ có khả năng cảm thụ vănhọc đạt cao, đa số trẻ nhớ nội dung truyện, lời thoại của nhân vật và qua đó trẻbiết dùng ngôn ngữ của mình để nhận xét đánh giá nhân cách của nhân vật trongtruyện như: Ai là người xấu, ai là người tốt

* Trò chơi đóng kịch

Ngày đăng: 04/05/2018, 13:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w