1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề cương luận văn quản lý đô thị

55 381 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 2,85 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BÙI VĂN HÒA LỚP: QLKT K14F TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ ĐỀ CƯ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÙI VĂN HÒA LỚP: QLKT K14F

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

TRẬT TỰ VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Ngành: Quản lý kinh tế

THÁI NGUYÊN, NĂM 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÙI VĂN HÒA LỚP: QLKT K14F

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

TRẬT TỰ VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8.34.04.10

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Quốc Chính

THÁI NGUYÊN, NĂM 2018

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Chủ thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

4 Nội dung nghiên cứu 1

5 Những đóng góp mới của luận văn: 1

6 Cấu trúc luận văn 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÝ TRẬT TỰ VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG 1

1.1 Khái niệm về quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường 1

1.1.1 Khái niệm vỉa hè, lòng đường 1

1.1.2 Khái niệm về quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường 1

1.1.3 Đặc điểm của quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường 1

1.1.4 Nội dung của quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường 1

1.1.5 Mục đích và nguyên tắc của công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường 1

1.1.6 Chủ thể công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường 1

1.1.7 Hệ thống tổ chức quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường 1

1.1.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường 1

1.2 Kinh nghiệm thực tiễn quản lý 1

1.2.1 Kinh nghiệm về quản lý của Singapore 1

1.2.2 Kinh nghiệm tổ chức không gian cho người đi bộ tại thành phố Sydney - Úc 1

1.2.3 Kinh nghiệm quản lý người bán hàng rong tại Bangkok-Thái Lan: 1

i

Trang 4

1.2.4 Kinh nghiệm tổ chức không gian đỗ xe máy trên vỉa hè tại

thành phố Hồ Chí Minh 1

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 1

2.2 Phương pháp nghiên cứu 1

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 1

2.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin 1

2.2.3 Phương pháp phân tích 1

2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 1

2.3.1 Chỉ tiêu về quy hoạch xây dựng hè phố, đường đi bộ 1

2.3.2 Chỉ tiêu về đô thị Văn minh - văn hóa 1

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRẬT TỰ VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ 1

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 1

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 1

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 1

3.2 Thực trạng công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thành phố Việt Trì 1

3.2.1 Quy chế, quy định trong công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thành phố 1

3.2.2 Hệ thống tổ chức quản lý công tác trật tự trật tự vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thành phố 1

3.2.3 Công tác quản lý trật tự trật tự vỉa hè, lòng đường theo quy hoạch trên địa bàn thành phố 1

3.2.4 Công tác cấp phép, phê duyệt trong quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thành phố 1

3.2.7 Công tác thông tin, tuyên truyền trong quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thành phố 1

ii

Trang 5

3.3 Các nhân tố ảnh hướng đến công tác quản lý trật tự vỉa hè,

lòng đường trên địa bàn thành phố 1

3.3.1 Nhận thức và hiểu biết của người dân về trật tự vỉa hè, lòng đường 1

3.3.2 Năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường 1

3.3.3 Sự phối kết hợp giữa cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương trong công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường 1

3.4 Đánh giá chung về quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2015 - 2017 1

Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ 1

4.1 Đổi mới công tác về quy hoạch 1

4.2 Cải tiến công tác thanh, kiểm tra, xử lý trật tự xây dựng 1

4.3 Tăng cường thông tin tuyên truyền 1

4.4 Nâng cao năng lực bộ máy làm công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường ở địa phương 1

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

iii

Trang 6

BẢNG CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

iv

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là vùng đất phát tích, là Kinh đô đầutiên của dân tộc Việt Nam, có lịch sử gắn liền với sự hình thành nhà nước VănLang - cội nguồn của dân tộc Việt Nam với nhiều truyền thuyết, di chỉ khảo cổ,

di tích lịch sử, danh thắng gắn liền với thời đại các Vua Hùng và công cuộc giữgìn, bảo vệ và xây dựng đất nước Nơi đây có hai di sản văn hoá phi vật thể củanhân loại là Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Từ năm 2001, Giỗ tổ Hùng Vương trở thành Quốc lễ, Việt Trì đã đượcThủ tướng Chính phủ cho phép quy hoạch trở thành Thành phố Lễ hội, là nơihành hương về với cội nguồn dân tộc của nhân dân cả nước và kiều bào ởnước ngoài và là điểm đến tham quan, du lịch hấp dẫn của du khách quốc tế

Nhận thức sâu sắc về trách nhiệm và vinh dự của vùng đất Tổ - nơi cộinguồn của dân tộc Việt Nam, trong những năm qua, thành phố Việt Trì đãkhông ngừng phát triển vươn lên, đạt được nhiều thành tựu to lớn cả về chínhtrị - kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng

Nếp sống văn minh đô thị đang dần từng bước đi vào suy nghĩ và trởthành thói quen của mỗi người dân thành phố Công tác chỉnh trang đô thị, tôntạo và xây dựng mới cơ sở hạ tầng đã tạo cho thành phố một diện mạo mới,góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế, du lịch phát triển, góp phần cảithiện và nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân trên địa bàn

Song, trong quá trình đô thị hóa, do nguồn lực chưa đáp ứng kịp yêucầu nên việc lập và thực hiện qui hoạch của thành phố thiếu đồng bộ, kéo dàiqua nhiều năm Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, buônbán; tập kết vật liệu xây dựng; đặt biển quảng cáo không đúng quy định đãgây không ít trở ngại đến trật tự an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường vàảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, tác động không nhỏ đến cảnh quan chung vàhình ảnh của thành phố

Trang 8

Nguyên nhân dẫn tới các vi phạm đó một phần là do chính quyềnphường, xã còn chưa chú trọng trong công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý

sử dụng vỉa hè, lòng đường; công tác hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến phápluật về quản lý sử dụng vỉa hè của UBND các xã, phường đối với người dâncòn hạn chế

Bên cạnh đó,một bộ phận dân cư còn chưa có ý thức cao trong việcchấp hành các quy định pháp luật về lĩnh vực giao thông đường bộ, chưa tựgiác trong việc chấp hành quy chế quản lý đô thị

Từ những thực trạng nêu trên, bản thân em hiện đang công tác tại Đội

Thanh tra trật tự đô thị thành phố Việt Trì nên em chọn đề tài luận văn “Tăng cường quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thành phố Việt Trì”

nhằm hướng tới xây dựng hình ảnh Việt Trì đẹp về con người, kiến trúc, cảnhquan và đô thị văn minh trong lòng mỗi du khách thập phương khi về thànhphố, xứng đáng là một trong 11 trung tâm vùng của cả nước và trở thànhThành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ những lý luận cơ bản Quản lý trật tự vỉa hè, lòngđường phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòngđường trên địa thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 từ đó,

Trang 9

đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản

lý trật tự vỉa hè, lòng đường tại địa phương

Nhiều quốc gia, thành phố trên thế giới cũng đã trải qua những khókhăn trong công tác quản lý vỉa hè tương tự thành phố Việt Trì Vì vậy, kinhnghiệm của các quốc gia, các thành phố trên thế giới sẽ được phân tích, đánhgiá khả năng áp dụng và áp dụng như thế nào trong bối cảnh cụ thể của thànhphố

Khảo sát thực tiễn và phân tích thực trạng các văn bản quản lý nhànước hiện hành để làm rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; đánh giá lạithực trạng sử dụng vỉa hè, đánh giá khó khăn và vướng mắc của của Ủy bannhân dân phường, xã và thành phố trong công tác quản lý vỉa hè, kinh nghiệmquản lý của một số quốc gia trong nước và trên thế giới, từ đó đề xuất các giảipháp quản lý vỉa hè hiệu quả

Tham mưu các cơ quan quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường (phòng Quản

lý đô thị thành phố, Đội Thanh tra trật tự đô thị thành phố, UBND các phường(xã) trực thuộc thành phố) nâng cao năng lực, thực hiện tốt chức năng, nhiệm

vụ UBND thành phố giao

3 Chủ thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Chủ thể nghiên cứu:

Trang 10

- Chính Phủ, Nhà nước: ban hành Luật, Nghị định, Thông tư trong lĩnhvực giao thông đường bộ.

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: ban hành những Chỉ thị, quyđịnh, hướng dẫn trong quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường Chỉ đạo, kiểm tra,giám sát việc quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường theo thẩm quyền

- Ủy ban nhân dân quận, huyện trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương: Kiểm tra, đôn đốc UBND cấp xã trong việc thực hiện quản lý sửdụng vỉa hè, lòng đường; ban hành kịp thời Quyết định xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường theo thẩm quyền

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là Công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường tạimột số tuyến đường trọng điểm của thành phố Việt Trì

Đối tượng thu thập số liệu là cán bộ, công chức, viên chức được phâncông làm công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường và những tổ chức, cánhân khác liên quan đến việc sử dụng vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thànhphố Tuy nhiên, để có những nhận định khách quan, đề tài có nghiên cứu giảipháp quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường nhằm làm cơ sở so sánh

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại thành phố ViệtTrì, tỉnh Phú Thọ Trong đó tập trung vào các tuyến đường trọng điểm như:đường Hùng Vương, Nguyễn Du, Quang Trung, Châu Phong, Trần NguyênHãn, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

- Giới hạn về thời gian: tài liệu, số liệu được thu thập nghiên cứu từnăm 2015- 2017

- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Tăng cường quản lý trật tự vỉa hè, lòngđường trên địa bàn thành phố Việt Trì chủ yếu nghiên cứu và đánh giá quátrình thực hiện, những kết quả đạt được trong việc quản lý trật tự vỉa hè, lòng

Trang 11

đường Từ đó, đưa ra một số giải pháp chủ yếu về công tác quản lý trật tự vỉa

hè, lòng đường trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới

4 Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường

- Thực trạng công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường trên địa bànthành phố Việt Trì trong những năm qua

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả trong công tácquản lý sử trật tự vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thành phố Việt Trì

5 Những đóng góp mới của luận văn:

- Ý nghĩa khoa học:

Kết quả nghiên cứu có thể làm tư liệu nghiên cứu cho những ai quan tâmđến lĩnh vực quản lý đô thị nói chung và quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường nóiriêng trên địa bàn thành phố Việt Trì cũng như các địa phương khác

- Ý nghĩa thực tiễn:

Đề xuất những giải pháp quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường có tính khảthi cho thành phố Việt Trì Giúp các cấp chính quyền xác định được rõ tầmquan trọng của công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường đối với công tácquản lý đô thị

Chấn chỉnh lại những bất cập trong công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòngđường của thành phố Việt Trì hiện nay

Kiến nghị, rà soát, điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về quản lýtrật tự vỉa hè, lòng đường hoàn thiện, đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quảquản lý

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, cấu trúc củaluận văn gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản

Trang 12

lý trật tự vỉa hè, lòng đường.

Chương 2:Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường trên

địa bàn thành phố Việt Trì

Chương 4: Giải pháp tăng cường công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng

ðýờng trên ðịa bàn thành phố Việt Trì

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN

TRONG QUẢN LÝ TRẬT TỰ VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG

1.1 Khái niệm về quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường

1.1.1 Khái niệm vỉa hè, lòng đường

Vỉa hè, lòng đường là một bộ phận của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

đô thị thuộc sở hữu của Nhà nước Vỉa hè, lòng đường còn bao chưa các côngtrình cấp, thoát nước, chiếu sang, thông tin, môi trường và các công trình khácnhư: biển chỉ dẫn giao thông, biển quảng cáo, trạm biến áp, trụ nước cứu hỏa,dải phân cách… Vỉa hè chủ yếu sử dụng cho người đi bộ Lòng đường được

sử dụng cho các phương tiện giao thông

1.1.2 Khái niệm về quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường

Quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường là quá trình tác động bằng các cơchế, chính sách của các chủ thể quản lý đô thị (các cấp chính quyền, các tổchức xã hội, các sở ban ngành chức năng) vào các hoạt động đô thị nhằm thayđổi hoặc duy trì hoạt động đó Trên góc độ nhà nước, quản lý nhà nước đốivới trật tự vỉa hè, lòng đường là sự can thiệp bằng quyền lực của mình (bằngpháp luật, thông qua các văn bản pháp luật) vào các quá trình phát triển kinhtế- xã hội nhằm phát triển đô thị theo hướng nhất định

Công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường là một trong các nội dungcủa quản lý đô thị và nó mang đầy đủ các đặc điểm của quản lý đô thị Côngtác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường là công tác đảm bảo việc sử dụng vỉa hè,lòng đường đúng mục đích theo quy định của Nhà nước, đảm bảo trật tự antoàn giao thông và mỹ quan đô thị Tất cả những hoạt động trên vỉa hè, lòngđường không theo luật định đều phải được sự đồng ý của cơ quan chức năng.Nội dung của công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường bao gồm những hoạtđộng sau:

Trang 14

- Ban hành các văn bản pháp quy quy định việc quản lý trật tự vỉa hè,lòng đường.

- Xem xét và cấp phép sử dụng vỉa hè, lòng đường đối với cá nhân, tổchức muốn sử dụng vỉa hè, lòng đường ngoài mục đích đi lại trên cơ sở cácvăn bản pháp quy hướng dẫn

- Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm

1.1.3 Đặc điểm của quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường

- Công tác quản trật tự vỉa hè, lòng đường gắn liền với địa giới hànhchính, theo sự phân công, phân cấp giữa các lực lượng nghiệp vụ Đồng thờiđặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền của địa phương

- Công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường có liên quan đến nhiềuchính sách, pháp luật, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lực lượng

và quyền, nghĩa vụ, lợi ích chính đáng của công dân

1.1.4 Nội dung của quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường

1.1.4.1 Ban hành các văn bản pháp quy quy định việc quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường.

Để tạo hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho công tác quản lý trật tự vỉa

hè, lòng đường các cấp chính quyền phải ban hành các quyết định, quy định

cụ thể về quản lý và sử dụng vỉa hè, lòng đường như: quy định về việc treo,đặt biển hiệu quảng cáo; quy định về dựng rạp tổ chức sự kiện trên vỉa hè;quy định về việc bày bán hàng hóa trên hè phố,… Ngoài các quy định về việcquản lý vỉa hè, lòng đường cũng cần ban hành các văn bản pháp lý quy định

cụ thể về phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm giữa các cấp chính quyền Căn cứvào Luật, Nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ, UBND thành phốphải có văn bản hướng dẫn chỉ đạo cụ thể để triển khai thực hiện

Các văn bản pháp quy làm căn cứ cho công tác quản lý trật tự vỉa hè,lòng đường do cơ quan Nhà nước ban hành:

- Luật Giao thông đường bộ

Trang 15

- Nghị định số: 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định định về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

- Thông tư số: 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựngHướng dẫn quản lý đường đô thị

- Nghị định số: 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quyđịnh về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

- Nghị định số: 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửađổi bổ sung một số điều của Nghị định số: 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thôngđường bộ

- Quyết định số: 3381/2004/QĐ-UBND ngày 04/11/2004 của UBNDtỉnh Phú Thọ về việc Quy định một số điểm tạm thời cho phép sử dụng mộtphần vỉa hè đường thành phố Việt Trì

- Chỉ thị số: 02/CT-UBND ngày 27/8/2011 của Chủ tịch UBND thànhphố Việt Trì về tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị, trật tự an toàn giaothông và vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Việt Trì

- Quy chế Quản lý đô thị quản lý đô thị thành phố Việt Trì năm 2013

1.1.4.2 Công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm.

Các biện pháp thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm là hoạt động mangtính thường xuyên, bắt buộc các chủ thể phải tuân thủ các quy định của phápluật Biện pháp cưỡng chế là biện pháp cuối cùng, mang tính quyết định hiệulực kiểm soát phát triển, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật

Nội dung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về trật tự vỉa

hè, lòng đường như: phát hiện và xử lý các trường hợp sử dụng tạm vỉa hèlàm nơi tập kết vật liệu xây dựng, phế thải xây dựng; bày bán hàng hóa, dịch

vụ ăn uống; đặt, treo biển hiệu quảng cáo; dựng rạp, cổng chào để tổ chức sựkiện; làm hư hỏng vỉa hè và hệ thống hạ tầng kỹ thuật; cải tạo, sửa chữa, thayđổi hiện trạng vỉa hè, lòng đường khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan có

Trang 16

thẩm quyền và các trường hợp chiếm dụng vỉa hè, lòng đường, sử dụng saimục đích khác Kiểm tra việc thực hiện của tổ chức, cá nhân xin cấp phép sửdụng vỉa hè để đảm bảo thực hiện đúng giấy phép được cấp, đúng quy địnhcủa pháp luật hiện hành.

UBND phường, xã thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt độngcủa các tổ chức, cá nhân trên địa bàn về việc thực hiện các quy định trongquản lý trật tự vỉa hè, lòng đường Thực hiện việc cưỡng chế thi hành đối vớinhững quyết định xử lý của cơ quan Nhà nước

UBND thành phố Việt Trì có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm tra,thanh tra và chỉ đạo UBND các phường, xã xử lý các vi phạm về sử dụng vỉa

hè, lòng đường trong đô thị theo quy định của pháp luật

1.1.4.3 Quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường theo quy hoạch.

* Về quy hoạch, kiến trúc

Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị qua các đồ án quyhoạch, giấy phép quy hoạch, giấy phép xây dựng Các quy hoạch được phêduyệt trên địa bàn thành phố được công bố công khai rộng rãi để Nhân dânđược biết, thực hiện Các công trình công cộng xây dựng đúng quy hoạch, cókiến trúc hài hòa, đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành

Triển khai thực hiện quản lý theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch chungthành phố Việt Trì đến năm 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt:

- Lập và quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000các khu vực trong thành phố đảm bảo tỷ lệ đất công cộng đô thị, các quảngtrường, công viên, vườn hoa, khu vui chơi, giải trí cho khu ở và thành phố;

- Lập và đầu tư theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu ở mới, quyhoạch cải tạo chỉnh trang, thiết kế đô thị các khu vực cũ trong thành phố đảmbảo sự hài hòa trong kiến trúc Văn Lang và hiện đại; Trong các đồ án quyhoạch, các thiết kế kiến trúc cần định hướng hình thức kiến trúc mang màusắc Văn Lang

Trang 17

Thiết kế, xây dựng một số công trình điểm nhấn, tạo dấu ấn chothành phố.

Ban hành quy chế quảng cáo trên địa bàn thành phố (loại hình biển,kích thước, nội dung trên biển…)

* Hệ thống giao thông:

Giao thông đối ngoại:

Đảm bảo việc kết nối từ các hướng vào thành phố Việt Trì được thuậnlợi: Xây dựng cầu Văn Lang (nối Việt Trì - Ba Vì) và đường dẫn kết nối vớiđường Hai Bà Trưng; Cầu Đức Bác; hoàn thiện đường 32C, đường đê Âu Cơ

Phối hợp với đơn vị quản lý đường sắt đoạn qua Việt Trì: đảm bảo sựkết nối êm thuận tại các nút giao giữa đường sắt và đường bộ; Nâng cấp, cảitạo định kỳ đường ray, hệ thống tà vẹt và công trình phụ trợ, hệ thống barie(giảm thời gian chờ đợi của người đi đường)

Giao thông đô thị:

- Đường giao thông:

+ Đẩy nhanh tiến độ thi công các tuyến đường (cùng hệ thống hạ tầng

kỹ thuật) quan trọng theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đã được duyệt:đường Phù Đổng, đường Trường Chinh, đường Vũ Thê Lang, đường nối từđường Hùng Vương qua Khu công nghiệp Thụy Vân đến Quốc lộ 32C, đườngHai Bà Trưng kéo dài, đường Thụy Vân - Thanh Đình - Chu Hóa; đườngNguyễn Tất Thành (đoạn nối từ đường Hùng Vương đến đường TrườngChinh), đường Mai An Tiêm…Đầu tư, xây dựng các tuyến đường nội thị theo

đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Việt Trì đã được duyệt: đườngNgọc Hoa, đường Lê Lợi…

+ Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường chính: đường Hùng Vương, đườngChâu Phong, đường Trần Toại, đường Tiên Dung,… các tuyến đường nối vàocác khu di tích lịch sử văn hóa quan trọng

+ Nghiên cứu, quy hoạch và xây dựng một số cầu vượt đường sắt, cầu

bộ hành cho người đi bộ trên các tuyến, đường chính đô thị

Trang 18

+ Nâng tỷ lệ cứng hóa đường giao thông nông thôn, đường nội đồng.Vỉa hè:

+ Quản lý nghiêm đảm bảo chiều rộng vỉa hè: phá dỡ các bậc tam cấp,vệt dắt xe lấn chiếm vỉa hè, không gian công cộng;

+ Lập quy hoạch vỉa hè cho một số tuyến phố chính, phân định: khuvực vỉa hè tuyệt đối không cho phép buôn bán, lấn chiếm vỉa hè và có biệnpháp xử lý kiên quyết đối với các trường hợp vi phạm; khu vực vỉa hè chophép bố trí hoạt động kinh tế nhỏ (như quầy sách báo, điểm vá xe, nơi bánhàng, quà nước…), đỗ xe máy và có thể cả ô tô (trường hợp vỉa hè lớn) vớiquy định và hướng dẫn rõ ràng về tổ chức mặt bằng, không gian và cả quychế về kinh tế, tài chính (thuế, phí sử dụng vỉa hè…) Quy hoạch, có kiểmsoát chặt chẽ những tuyến phố đặc biệt như phố đi bộ để xây dựng bản sắctuyến phố, tạo bộ mặt sinh động cho đô thị

+ Vỉa hè ưu tiên bộ hành, cảnh quan:

Các loại vỉa hè này chủ yếu ở khu vực hành chính, cơ quan vănphòng… thường chạy dọc theo tường, rào các khu đất lớn Những hành vibuôn bán, lấn chiếm vỉa hè cần nghiêm cấm và xử lý triệt để

Nghiên cứu tổ chức các mảng xanh thay cho một phần gạch lát vỉa hè đểgóp phần cải thiện mỹ quan đô thị, gia tăng bề mặt thấm nước mưa, đồng thờiđóng vai trò cách ly luồng bộ hành với giao thông dưới lòng đường (hạn chế tìnhtrạng xe máy đi lên lề và người đi bộ băng qua đường không đúng vị trí…)

+ Vỉa hè cho phép sử dụng các hoạt động khác ở mức độ có kiểm soát:Đối với các khu phố thương mại-dịch vụ, trong điều kiện hiện nay thì nhucầu sử dụng vỉa hè cho một phần hoạt động kinh tế và chỗ đậu xe là cần thiết

Quy hoạch cụ thể từng khu vực đậu xe máy dùng chung cho một đoạnphố, tương ứng với một số điểm lên xuống xe máy nhất định Phần đậu xe máy

có thể nghiên cứu ở những đoạn giữa các cây xanh lớn, để dành phần vỉa hèliên tục bên trong cho luồng bộ hành, tiếp cận với các cửa hàng; phần vỉa hè

Trang 19

không cho phép lên xuống bố trí dải xanh hẹp và bó vỉa thẳng đứng để cách ly,ngăn cách xe và người tiếp cận tùy tiện với đường giao thông Có thể thêm mộtdãy đậu xe máy sát ngay mặt tiền các khu vực cửa hàng có vỉa hè lớn.

Đối với một số khu vực có vỉa hè lớn nhưng nhu cầu đi bộ khôngnhiều, lòng đường hạn chế và có nhu cầu đậu ô tô, có thể cắt một phần vỉa hè

để bố trí hàng đậu ô tô (và xe máy)

+ Xã hội hóa cải tạo hệ thống vỉa hè một số tuyến đường chính, ápdụng thí điểm hình thức Nhà nước cung cấp gạch block, nhân dân cung cấpvật liệu khác và nhân công

+ Chọn một mẫu gạch lát vỉa hè thống nhất trên mỗi tuyến đường,tuyến phố

- Các trang thiết bị, tiện ích trên vỉa hè:

+ Nhà chờ xe buýt: Xã hội hóa để xây dựng các nhà chờ xe buýt hiệnđại (Nhà đầu tư xây dựng và cho phép quảng cáo)

+ Xây dựng các cột thông tin: cho phép đăng các thông tin, quảng cáo,

tờ rơi tại các địa điểm công trình công cộng, nhà văn hóa khu dân cư…

+ Thùng rác: lắp đặt các thùng rác trên một số tuyến đường, tại các nhàchờ xe buýt

+ Nhà vệ sinh công cộng: Lựa chọn các mẫu nhà vệ sinh công cộng hàihòa với cảnh quan môi trường Xã hội hóa việc xây dựng, khai thác nhà vệsinh công cộng

Hệ thống giao thông tĩnh:

Xã hội hóa việc xây dựng và vận hành hệ thống giao thông tĩnh trên địabàn thành phố, thí điểm hình thức: Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng, đấuthầu đơn vị khai thác sử dụng:

Các bãi đỗ xe đối ngoại, trạm dừng nghỉ, vệ sinh công cộng và bán đồlưu niệm, đặc sản vùng miền tại các cửa ngõ vào thành phố:

Trang 20

+ Phía Đông Nam: địa phận xã Sông Lô với diện tích khoảng 2,5ha (bãi

đỗ xe buýt và xe khách) và khoảng 3,7 ha (bãi đỗ xe tải)

+ Phía Đông Bắc: tại nút giao giữa đường Phù Đổng và đường TrườngChinh, diện tích khoảng 0,7ha

+ Phía Tây Nam: tại lô đất giao giữa đường 36m (nối từ đường HùngVương, qua khu đô thị Minh Phương) và đường 32C, với diện tích khoảng1ha

+ Phía Tây Bắc: tại lô đất góc ngã giao quốc lộ 32C với đường HùngVương, diện tích khoảng 1ha

Các điểm đỗ xe và nhà vệ sinh dọc các trục đường lớn nội thị:

Trên đường Hùng Vương:

+ Bãi đỗ xe đối diện Sân vận động tỉnh: diện tích khoảng gần 0,8ha;+ Bãi đỗ xe đối diện Công ty vật tư tổng hợp Vĩnh Phú, phường Vân Cơ;+ Bãi đỗ xe thuộc đoạn A9 (ngã tư Hòa Phong) - A11 (ngã ba Vân Cơ).Trên đường Nguyễn Tất Thành:

+ Bãi đỗ xe tiếp giáp với trung tâm phòng chống bệnh xã hội diện tíchkhoảng 600m2;

+ Bãi đỗ xe tại lô đất góc ngã giao đường Nguyễn Tất Thành và đườngTrần Toại, diện tích khoảng 1ha;

Bãi đỗ xe tại các công trình công cộng:

+ Quy hoạch chi tiết các công trình công cộng, dịch vụ thương mại:đảm bảo tỷ lệ diện tích bãi đỗ xe theo quy định

+ Xây dựng hoàn thiện các bãi đỗ xe tại công viên Văn Lang, quảngtrường Hùng Vương ;

+ Sử dụng có hiệu quả các bãi đỗ xe tại các trung tâm thương mại dịchvụ: Vincom plaza, BigC, chợ trung tâm, các chợ tại các phường, xã… các khu

di tích lịch sử văn hóa, công trình thể dục thể thao

Trang 21

1.1.4.4 Cấp phép, chấp thuận tạm thời sử dụng vỉa hè, lòng đường.

* Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “1 cửa” cấp xã

- Bộ phận “1 cửa” cấp xã kiểm tra nếu đủ hồ sơ sẽ tiếp nhận hồ sơ, giaogiấy hẹn cho chủ đầu tư

- Trong thời hạn quy định chủ đầu tư đến UBND cấp xã thống nhất nộidung ký cam kết để triển khai thực hiện; trường hợp không đủ điều kiệnUBND cấp xã trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do để chủ đầu tư hoàn chỉnh hồ

sơ theo quy định

- Trường hợp thi công sửa chữa công trình yêu cầu phải có giấy phép

XD hoặc sửa chữa

- Trường hợp lắp đặt các loại hình quảng cáo phải có văn bản thoảthuận nội dung quảng cáo của Sở Văn hoá thể thao và Du lịch

- Trường hợp tổ chức các hoạt động văn hoá, xã hội, tuyên truyền phải

có văn bản cho phép của UBND tỉnh hoặc UBND cấp huyện

- Văn bản pháp lý khác (nếu có)

- Bản cam kết sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường ký giữa chủ đầu tưvới UBND cấp xã

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

* Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy phép xây dựng hoặc sửa chữa công trình đối với trường hợp thicông sửa chữa công trình

Trang 22

- Văn bản thoả thuận nội dung quảng cáo của Sở Văn hoá thể thao và

du lịch đối với trường hợp lắp đặt các loại hình quảng cáo

- Văn bản cho phép của UBND tỉnh hoặc UBND cấp huyện đối vớitrường hợp tổ chức các hoạt động văn hoá, xã hội, tuyên truyền

1.1.4.5 Hướng dẫn trong quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường

Hướng dẫn, tuyên truyền cho tổ chức, cá nhân biết và tuân thủ quy định

về quản lý và sử dụng vỉa hè tại các khu vực được sử dụng tạm làm nơi để xeđạp, xe máy và phần dành cho người đi bộ; không lấn chiếm vỉa hè, lòng đườnglàm nơi kinh doanh, buôn bán, đặt biển quảng cáo, tập kết vật liệu xây dựng;không dựng rạp để tổ chức việc cưới, việc tang, hội họp lấn chiếm lòng đườngsai quy định; không tự ý đào, cắt vỉa hè, lòng đường khi chưa được cấp phép

1.1.4.6 Công tác tuyên truyền quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường

Các phòng, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chứcchính trị- xã hội và UBND các phường, xã đẩy mạnh tuyên truyền các chuyên

đề về văn hóa, văn minh đô thị trên hệ thống truyền thanh từ thành phố đến cơ

sở và trực quan như panô, áp phích

Chủ động lập chương trình tuyên truyền, giáo dục đặc biệt về nâng cao

ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của Đoàn Thanh niên, hội viên các hội: Phụ nữ,Người cao tuổi, Cựu chiến binh, Văn học nghệ thuật và nhân dân trong việctuân thủ pháp luật, thực hiện Quy chế quản lý đô thị, các quy tắc ứng xử vănhóa, văn minh đô thị và cả quy ước của khu dân cư để mọi thành phần trong

xã hội đều hưởng ứng tham gia với tư cách là một chủ thể vừa vận động, vừathực hiện Đô thị không phải không gian sống riêng của người đô thị mà làcủa tất cả mọi giai tầng liên quan đến nó

Chuẩn hóa và thành Bộ Quy tắc ứng xử văn hóa, văn minh đô thị; tạochuyển biến thực sự trong giao tiếp ứng xử, nhất là trong văn hóa giao thông,văn hóa công sở, văn hóa kinh doanh, thương mại, giao tiếp trong không giancông cộng; hướng tới mục tiêu phong cách con người Việt Trì thanh lịch, mếnkhách, thân thiện, giàu tính nhân văn, mang đậm tình người đất Tổ

Trang 23

Duy trì các phong trào thi đua và các nội dung trong Kế hoạch triểnkhai ỘNăm trật tự, văn minh đô thị Ợ Các nhiệm vụ phải thực hiện liên tục,thường xuyên và chú trọng tổ chức giám sát, kiểm tra các thời điểm nhạycảm, nhất là nhân dịp tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm Kịp thờibiểu dương những gương người tốt, việc tốt, đồng thời đấu tranh, phê phánquyết liệt những hành vi tiêu cực vi phạm trật tự, kỷ cương, văn minh đô thị.

Từ đó, nâng cao ý thức tự giác chấp hành Quy chế quản lý đô thị trong các cơquan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân bằng các giải pháp đồng bộ

Quán triệt và thực hiện nghiêm Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 25tháng 6 năm 2016 của Chắnh phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chắnhtrong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

UBND thành phố đã chỉ đạo Phòng quản lý đô thị, Đội Thanh tra trật tự

đô thị tổ chức quán triệt, tập huấn, hướng dẫn, phổ biến các quy định củapháp luật về trật tự vỉa hè, lòng đường cho cán bộ, công chức xã, phường

1.1.5 Mục đắch và nguyên tắc của công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường

1.1.5.1 Mục đắch của công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường

Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố, UBNDtỉnh Phú Thọ đã ban hành ban hành Quyết định số: 3381/2004/QĐ-UBNDngày 04/11/2014 về việc Quy định một số điểm tạm thời cho phép sử dụngmột phần vỉa hè đýờng thành phố Việt Trì Quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường

là việc rất cần thiết vì vỉa hè, lòng đường là một bộ phận của giao thông đôthị, cũng như phản ánh phần nào bộ mặt của đô thị

Nước ta xuất phát từ một nước nông nghiệp và tốc độ đô thị hóa ngàycàng tăng, người dân đô thị của chúng ta phần lớn chưa có thói quen của côngdân đô thị, ý thức chấp hành pháp luật còn chưa cao, Do đó cần thiết phảitriển khai công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường để xử lý các vi phạm đốivới vỉa hè, lòng đường để đảm bảo trật tự đô thị, đồng thời giáo dục ý thứccủa người dân đô thị

Trang 24

1.1.5.2 Nguyên tắc công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường

Công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường được triển khai một cáchphù hợp tùy tình hình của phường, xã trên địa bàn thành phố Nhưng mặtkhác luôn tồn tại những nguyên tắc không thể thay đổi của công tác quản lý

và sử dụng vỉa hè, lòng đường Các nguyên tắc quản lý bao gồm:

- Khi sử dụng vỉa hè, lòng đường vào các mục đích khác ngoài mụcđích cho người đi bộ và tham gia giao thông phải được phép của cơ quan Nhànước có thẩm quyền Việc sử dụng vỉa hè, lòng đường phải đảm bảo trật tự,

an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị

- Vỉa hè, lòng đường thuộc hệ thống giao thông được quản lý thốngnhất trên địa bàn thành phố Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân tự đào bới,xây dựng làm biến dạng vỉa hè, lòng đường đã được xây dựng; không được sửdụng vỉa hè, lòng đường để họp chợ, bày hàng quán, để vật liệu, phế thải Vỉa

hè được sử dụng cho người đi bộ, không được bày, bán hàng và chiếm khônggian trên vỉa hè để bày bán hàng hóa

1.1.6 Chủ thể công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường.

Công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường bao gồm nhiều nội dungcông việc và không phải do một cơ quan chức năng quản lý một cách toàndiện, mà từng nội dung lại được phân cấp theo chức năng, quyền hạn của từngđơn vị khác nhau thực hiện Các nội dung công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòngđường được giao cho các cơ quan, đơn vị sau:

- Phòng Quản lý đô thị (cơ quan thường trực của Ban an toàn giaothông thành phố): tham mưu giúp UBND thành phố ban hành các văn bản chỉđạo, hướng dẫn các ngành, UBND phường, xã, các doanh nghiệp đóng trênđịa bàn Thành phố tập trung tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông cụthể như:

+ Phối hợp với các cơ quan truyền thanh, truyền hình Thành phố xâydựng các chuyên trang, chuyên mục phóng sự, tăng thời lượng phát sóng về

Trang 25

chuyên mục an toàn giao thông, đẩy mạnh công tác tuyên truyền theo nộidung chương trình của Ban an toàn giao thông Tỉnh và chương trình an toàngiao thông quốc gia.

+ Phối hợp với Công an thành phố tăng cường công tác kiểm tra, hướngdẫn việc thực hiện công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật vềbảo đảm trật tự an toàn giao thông Đồng thời có phương án phòng ngừa vàchống ùn tắc giao thông trên địa bàn Tiến hành kiểm tra, rà soát, phân loạicác điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt Đề xuất bổ sung biển báo, đèntín hiệu và xử lý lấp các lối mở tự phát trên các tuyến đường sắt

- Đội Thanh tra trật tự đụ thị: tăng cường phối hợp với UBND cácphường, xã bám sát địa bàn để phát hiện và xử lý triệt để đối với các trường hợp

vi phạm về trật tự vỉa hè, lòng đường Đôn đốc UBND phường, xã triển khainhiệm vụ ra quân, thực hiện tháng an toàn giao thông (tháng 9 hàng năm) đạt kếtquả tốt Bố trí lực lượng, phương tiện phục vụ công tác giải toả các vi phạm vềtrật tự vỉa hè, lòng đường và hành lang an toàn giao thông trên từng địa bàn

- Cụng an thành phố: Công an Thành phố chỉ đạo lực lượng cảnh sátgiao thông, công an các phường, xã phối hợp với các phòng, ban chức năng củaThành phố duy trì thường xuyên công tác hướng dẫn các phương tiện tham giagiao thông tại các nơi đông người, ngã ba, ngã tư Tăng cường công tác kiểmtra, kiểm soát trên các tuyến đường Phát hiện xử lý kiên quyết đối với cácphương tiện dừng đỗ không đúng nơi quy định; xe quá khổ, quá tải chuyên chởđất đá, vật liệu xây dựng, chất thải xây dựng rơi vãi gây ô nhiễm môi trường,mất mỹ quan đô thị và phá huỷ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

- UBND các phường, xã: chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền phổbiến, giáo dục pháp luật, các Nghị định của Chính Phủ về đảm bảo an toàngiao thông, Quy chế quản lý đô thị của UBND thành phố nhằm tạo chuyểnbiến trong ý thức chấp hành pháp luật, thúc đẩy việc xây dựng kế hoạch, biệnpháp nhằm duy trì và phát huy kết quả đã đạt được tại địa phương Bằng

Trang 26

nhiều hình thức hữu hiệu mở đợt cao điểm tuyên truyền trên các phương tiệnthông tin đại chúng về công tác an toàn giao thông và quản lý trật tự vỉa hè,lòng đường.

Chủ động tập trung lực lượng phối hợp với các cơ quan chức năng củaThành phố, kiểm tra, phát hiện xử lý kiên quyết đối với các trường hợp kinhdoanh chiếm dụng trái phép vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh buôn bánhàng hoá, để vật liệu xây dựng, trông giữ xe, rửa xe, đặt biển quảng cáo saiquy định Duy trì việc ký cam kết thực hiện quy chế quản lý đô thị đối với các

hộ kinh doanh dọc các tuyến đường, tuyến phố

- Phòng Văn hoá thông tin: phối hợp với Đài truyền thanh- truyền hìnhthành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thôngtin đại chúng Lắp dựng các panô, áp phích, tờ rơi tuyên truyền về công tácđảm bảo trật tự vỉa hè, lòng đường; trật tự an toàn giao thông, nâng cao ý thứcchấp hành luật lệ giao thông cho mọi người, mọi nhà nhất là trong lứa tuổithanh thiếu niên, học sinh, sinh viên

- Công ty Cổ phần môi trường và dịch vụ đô thị thành phố Việt Trì tăngcường công tác kiểm tra, xác định những vị trí hư hỏng, thiếu biển báo hiệuhoặc có nhưng chưa phù hợp trên các tuyến đường, đề xuất kịp thời vớiUBND Thành phố để có biện pháp khắc phục theo quy định; duy trì cắt tỉacành cây đảm bảo không che khuất tầm nhìn giao thông trên các tuyến đườngnội thị của Thành phố; bổ sung nội dung khẩu hiệu tuyên truyền về an toàngiao thông trên bảng điện tử Tăng cường việc thu gom và xử lý rác thải, vệsinh môi trường trên địa bàn Thành phố

1.1.7 Hệ thống tổ chức quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường

* Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường

- Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;

- Thông tư số: 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựngHướng dẫn quản lý đường đô thị;

Trang 27

- Nghị định số: 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quyđịnh về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Nghị định số: 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửađổi bổ sung một số điều của Nghị định số: 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thôngđường bộ

Công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường không chỉ là trách nhiệm

mà còn là yêu cầu đối với các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước trongquản lý sử dụng vỉa hè từ Trung ương đến địa phương Yêu cầu trước hết đốivới các cơ quan như UBND cấp tỉnh (thành phố), Sở Giao thông, UBND cấphuyện (quận) và UBND cấp xã (phường) là phải kiện toàn và tổ chức đội ngũcán bộ làm công tác quản lý sử dụng vỉa hè tại các xã, phường, thị trấn; nângcao năng lực chuyên môn cho cán bộ thực hiện công tác quy hoạch và cán bộquản lý trật tự đô thị

UBND cấp huyện (quận) phải chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn,lực lượng quản lý trật tự đô thị tăng cường công tác kiểm tra, kiên quyết xử lýcác vi phạm về trật tự trật tự vỉa hè, lòng đường, khắc phục tình trạng xử phạtnhiều lần những vấn đề tồn tại; đồng thời phải xử lý nghiêm và kiên quyết đốivới những trường hợp sử dụng vỉa hè, lòng đường không đúng mục đích theoquy định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát trật tự đểkịp thời tổ chức thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêmcác chương trình, kế hoạch cao điểm đề ra Sở Giao thông tăng cường côngtác kiểm tra, theo dõi việc duy tu, sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật bị

hư hỏng, không còn phù hợp với công năng sử dụng hiện nay

Các chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn thiết kế,nhà thầu tư vấn giám sát thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật trên vỉa hè,lòng đường chỉ được khởi công xây dựng công trình khi có đủ các điều kiệntheo quy định; có biện pháp an toàn đối với công trình và đảm bảo an toàngiao thông cho người và phương tiện lưu thông theo quy định của Chính phủ

Ngày đăng: 28/02/2019, 15:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. 3.https://123doc.org/document/4846380-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-quan-ly-su-dung-via-he-tuyen-pho-tran-hung-dao-quan-hoan-kiem-thanh-pho-ha-noi-tt.htm Link
4. 4.http://www.phutho.gov.vn/Pages/TinTuc/203952/Nang-tam-vi-the-do-thi-Viet-Tri.html Link
1. Báo cáo năm 2015, 2016, 2017 về tình hình thực hiện ”Năm trật tự văn minh đô thị” trên địa bàn thành phố Việt Trì Khác
2. Chỉ thị số: 02/CT-UBND ngày 27/8/2011 của Chủ tịch UBND thành phố Việt Trì về tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Việt Trì Khác
4. Nghị định số: 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt Khác
5. Thông tư số: 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn quản lý đường đô thị Khác
6. Nghị định số: 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Khác
7. Nghị định số: 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số: 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Khác
8. Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố Việt Trì lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015-2020 Khác
10. Quy hoạch đô thị Việt Nam, các yêu cầu cần đổi mới trong hệ thống Văn bản pháp luật và bài học kinh nghiệm của quốc tế của TS.KTS. Trần Thị Lan Anh.Tài liệu Website Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w