Trong những năm gần đây, được sự khuyến cáo của Tỉnh, các nông hộ trồng dừa đã tiến hành mô hình trồng xen ca cao vào vườn dừa.. Bên cạnh các loại cây ăn trái như nhãn, xoài, cam quýt, b
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ TRỒNG DỪA Ở XÃ CẨM SƠN HUYỆN
MỎ CÀY NAM TỈNH BẾN TRE
PHẠM THỊ TRANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH: KHUYẾN NÔNG – PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 9/2010
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ TRỒNG DỪA TẠI XÃ CẨM SƠN
HUYỆN MỎ CÀY NAM TỈNH BẾN TRE” do Phạm Thị Trang, sinh viên khóa 32,
ngành Khuyến Nông và Phát Triển Nông Thôn đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _
THS NGUYỄN VĂN NĂM Người hướng dẫn,
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu cùng quý thầy cô của trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô khoa kinh tế đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho quý giá cho tôi trong suốt những năm học qua
Xin chân thành cảm ơn thầy ThS Nguyễn Văn Năm đã tận tình chỉ bảo tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này
Xin bày tỏ lòng biết ơn đối với quý cô chú và anh chị ở UBND xã Cẩm Sơn, đặc biệt là anh Nguyễn Văn Sang nhân viên khuyến nông xã Cẩm Sơn và chú Lê Văn Dũng Phó Chủ Tịch UBND đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi thực tập và thu thập
dữ liệu trong suốt quá trình điều tra
Xin chân thành cảm ơn bà con nông dân trong xã đã cung cấp cho tôi những thông tin quý báo để thực hiện đề tài này
Một lần nữa xin vô cùng biết ơn ban giám hiệu nhà trường khoa kinh tế trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và tất cả người thân, bạn bè đã tạo điều kiện tốt
và luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình trồng dừa và về hiệu quả kinh tế của nông
hộ trồng dừa tại địa phương thông qua phỏng vấn 60 hộ trồng dừa và thu thập số liệu thứ cấp từ phòng ban của xã Cẩm Sơn Huyện Mỏ Cày Nam Tỉnh Bến Tre Trong những năm gần đây, được sự khuyến cáo của Tỉnh, các nông hộ trồng dừa đã tiến hành mô hình trồng xen (ca cao) vào vườn dừa Sau khi tiến hành nghiên cứu, thu thập và tính toán so sánh kết quả đã cho thấy mô hình trồng xen mang lại hiệu quả cao, góp phần cải thiện vườn dừa, tăng thu nhập cho người trồng Tuy nhiên các nông hộ vẫn gặp những khó khăn chung của cả hai mô hình ( độc canh và xen canh) như giá cả dừa không ổn định, thiếu vồn đầu tư, …riêng những hộ trồng xen lại khó khăn nhất về nguồn vốn đầu tư nên chưa thể nhân rộng Qua việc tìm hiểu rõ từng nguyên nhân và khắc phục phần nào những khó khăn đó, đề tài mong giúp được những nông hộ trồng dừa cải thiện được vườn dừa của mình nhằm nâng cao và đa dạng hóa nguồn thu nhập của nông dân một cách bền vững
Trang 5MỤC LỤC
Trang Danh mục chữ viết tắt viii Danh mục các bảng ix
Danh mục phụ lục xii
1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển cây dừa Việt Nam 5 2.1.2 Đặc điểm hình thái của ca cao, dừa 6 2.1.3 Đặc điểm về điều kiện sinh thái của ca cao, dừa 8
2.1.4 Giống và cách chọn giống 10 2.1.5 Đặc tính kinh tế của dừa, ca cao 13
2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 14
2.2.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 14 2.2.2.Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên của xã Cẩm Sơn 15
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
Trang 63.1 Cơ sở lý luận 21
3.1.2 Các chỉ tiêu đo lường kinh tế 23 3.2 Phương pháp nghiên cứu 25
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 25
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
4.1.1 Tình hình sử dụng đất trồng dừa 27 4.1.2 Biến động diện tích qua các năm 28 4.1.3 Giá trị sản lượng dừa 29
4.2.1 Quy mô nhân khẩu 35 4.2.2 Tuổi chủ hộ 36 4.3 Hiện trạng về trồng dừa của nông hộ tại xã 38
4.3.1 Quy mô diện tích trồng dừa 38 4.3.2 Cơ cấu diện tích trồng dừa 39 4.3.3 Kinh nghiệm trồng dừa của nông dân ở xã Cẩm Sơn 39
4.3.4 Nguồn thu thập thông tin giá cả của nông hộ trồng dừa 40 4.3.5 Sự biến động giá thành dừa qua các năm 41 4.3.6 Mô tả thị trường tiêu tụ dừa 42 4.3.7 Nhu cầu vay vốn của nông hộ 43 4.4 Đánh giá kết quả và hiệu quả thực tế cho 1 ha của MH1 và MH2 44
4.4.1 Kết quả - hiệu quả thực tế cho 1 ha của MH1 và MH2 44 4.4.2 Kết quả - hiệu quả cả vòng đời của 2 mô hình 49 4.4.3 Những khó khăn, thuận lợi của từng mô hình 60
4.5.1 Đối với những hộ trồng dừa độc canh 61
Trang 74.5.2 Đối với những hộ trồng ca cao xen dừa 62 4.6 Một số biện pháp cho mô hình trồng dừa ở xã Cẩm Sơn: 63
4.6.1 Một số biện pháp khắc phục khó khăn của nông hộ 63 4.6.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả - kết quả của mô hình sản xuất dừa 65
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
5.1 Kết luận 71
5.2 Kiến nghị 72
5.2.1 Đối với chính quyền địa phương 72 5.2.2 Đối với người sản xuất 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC
Trang 8KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
MH1 Mô hình trồng dừa độc canh
MH2 Mô hình trồng ca cao xen dừa
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 2.1 Tình Hình Sử Dụng Đất Đai ở Xã Cẩm Sơn 16
Bảng 2.2 Hiện Trạng Dân Số ở Xã Cẩm Sơn Từ 2006- 2009 17
Bảng 2.3 Lao Động Phân Theo Giới Tính của Xã Năm 2009 17
Bảng 2.4 Tình Hình Phân Bố Ngành Nghề Của Lực Lượng Lao Động Của Xã 18
Bảng 4.1 Tình Hình Sử Dụng Đất Trồng Dừa Ở Xã Năm 2009 27
Bảng 4.2 Biến Động Diện Tích Trồng Dừa của Xã Cẩm Sơn Qua Các Năm 28
Bảng 4.3 Phân Bố DT Trong Đất Nông Nghiệp Ở Xã Cẩm Sơn 30
Bảng 4.7 Quy Mô Nhân Khẩu 35
Bảng 4.9 Trình Độ Học Vấn Của Chủ Hộ 37
Bảng 4.10 Quy Mô Diện Tích Đất Trồng Dừa 38
Bảng 4.11 Cơ Cấu Diện Tích Trồng Dừa Trong Thời Kỳ Kinh Doanh 39
Bảng 4.12 Khả Năng Tiếp Cận Kinh Nghiệm Trồng Dừa của Nông Hộ 39
Bảng 4.13 Khả Năng Tiếp Cân Giá Của Nông Dân Trồng Dừa Ở Xã Cẩm Sơn 40
Bảng 4.14 Giá Bán Trái Dừa Bình Quân Từ Các Năm 2005 - 2009 41
Bảng 4.15 Kết Quả - Hiệu Quả Sản Xuất thực tế của 1 Ha MH1( Dừa độc canh)
Bảng 4.16 Kết Quả - Hiệu Quả Sản Xuất Thực Tế của 1 Ha MH2( Trồng Ca Cao Trong
Vườn Dừa) 47
Trang 10Bảng 4.17 Kết Quả - Hiệu Quả Sản Xuất của 1 Ha MH2( trồng ca cao trong vườn dừa)
Bảng 4.18 Chi Phí Đầu Tư Cơ Bản Năm Đầu Cho 1ha MH1 50
Bảng 4.19 Chi Phí Sản Xuất Giai Đoạn Kiến Thiết Cơ Bản cho 1ha MH1 51
Bảng 4.20 Chi Phí Sản Xuất Giai Đoạn Kinh Doanh 52
Bảng 4.21 Sản Lượng Dừa theo Các Năm 53
Bảng 4.23 Chi Phí Đầu Tư Cơ Bản Năm Đầu Cho 1ha MH2 55
Bảng 4.24 Chi Phí Sản Xuất Giai Đoạn Kiến Thiết Cơ Bản cho 1ha MH2 56
Bảng 4.25 Chi Phí Sản Xuất Giai Đoạn Kinh Doanh cho 1ha MH2 57
Bảng 4.26 Sản Lượng Ca Cao theo Các Năm 57
Bảng 4.28 So Sánh Các Chỉ Tiêu Hiệu Quả Cả Vòng Đời của Hai Mô Hình 59
Bảng 4.29 Thuận Lợi và Khó Khăn của Hai Mô Hình 60
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Mô Hình Trồng Dừa Độc Canh Của Ông Phạm Văn Dũng 31
Hình 4.2 Mô Hình Trồng Ca Cao Trồng Vườn Dừa Của Bà Châu Thị Chín 35
Hình 4.4 Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Dừa của Nông Hộ 43 Hình 4.3 Động Thái Giá Cả Dừa Qua Các Năm 42
Trang 12DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1 Phiếu Điều Tra Nông Hộ
Phụ Lục 2 Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ Lục 3 Ngân Lưu Qua Các Năm 1 Ha MH1
Phụ Lục 4 Ngân Lưu Qua Các Năm 1 Ha MH2
Trang 13Bến Tre với đất đai được bồi đắp phù sa màu mỡ bởi các con sông lớn: Sông Tiền, Sông Hàm Luông, Sông Ba Lai, Sông Cổ Chiên đã tạo ra một thuận lợi cho ngành nông nghiệp của tỉnh Bên cạnh các loại cây ăn trái như nhãn, xoài, cam quýt, bưởi, …cây dừa là một loại cây chủ lực của tỉnh, được trồng lâu đời do đặc tính dễ trồng, dễ thích nghi nhiều loại đất nên dừa đã được trồng khắp mọi nơi trong tỉnh góp phần vào sự đa dạng canh tác nông nghiệp
Xã Cẩm Sơn là một xã thuộc khu vực nông thôn, một cù lao được sông Cổ Chiên thuộc huyện Mỏ Cày Nam bồi đắp Do điều kiện tự nhiên thích hợp kết hợp với đặc tính
dễ trồng nên cây dừa đã được bà con trồng rộng rãi ở đây từ rất lâu đời và trở thành loại cây trồng chính Hầu hết thu nhập chính của các hộ nông dân ở Bến Tre nói chung và xã Cẩm Sơn nói riêng là từ các vườn dừa Đa số toàn bộ diện tích đất của họ đều chuyển sang trồng dừa và cây dừa ở đây gắn liền với cuộc sống của họ
Thế nhưng trong những năm gần đây, giá dừa không ổn định, tăng giảm liên tục làm cho thu nhập của những hộ dân trồng dừa không ổn định Theo nhận định của đa số nông dân trồng dừa lâu năm ở địa phương cho rằng trồng dừa thì rất nhàn nhưng thu nhập
Trang 14thấp lại lãng phí đất Mặt khác do nhu cầu cải thiện nguồn thu nhập nên người dân đã bắt đầu tìm đến các loại cây ăn trái khác có hiệu quả kinh tế cao hơn… Trước tình hình đó, những câu hỏi đặt ra đó là: hiện trạng trồng dừa của xã Cẩm Sơn trong những năm gần đây như thế nào? Có nên tìm một loại cây trồng xen vào vườn dừa để đạt hiệu quả kinh tế hay không? Và nên làm gì để khắc phục những khó khăn hiện nay của nông dân trồng dừa tại địa phương?
Để làm rõ những câu hỏi trên, tôi quyết định chọn đề tài : “Hiện trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng dừa tại Xã Cẩm Sơn Huyện Mỏ Cày Nam Tỉnh Bến Tre” với mong muốn giúp đỡ bà con nông dân canh tác vườn dừa của mình có hiệu quả cao hơn, cải thiện thu nhập trong cuộc sống và qua đó thu hẹp dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
- Đánh giá được hiện trạng về việc trồng dừa của xã
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng dừa tại xã Cẩm Sơn huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre
- Đưa ra được các giải pháp để khắc phục những khó khăn của bà con trồng dừa ở
xã
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung của đề tài cần đạt được các mục tiêu cụ thể sao:
- Khảo sát tình hình trồng dừa đơn canh và trồng ca cao xen dừa của các hộ dân trên địa bàn xã
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của từng mô hình trồng dừa độc canh và mô hình trồng
ca cao xen dừa, so sánh hiệu quả của hai mô hình
- Tìm hiểu những khó khăn của nông hộ trồng dừa, hộ trồng ca cao vào vườn dừa hiện nay và đề xuất hướng khắc phục, giải quyết trong tương lai
Trang 15Thời gian thực hiện đề tài: từ 29/3/2010 đến 5/6/2010
1.4 Cấu trúc luận văn
- Chương 1: Mở đầu
Chương này nêu lên lý do, ý nghĩa của việc chọn đề tài nghiên cứu được nêu cụ thể trong phần đặt vấn đề Ngoài ra, chương 1 còn có mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận
- Chương 2: Tổng quan
Chương nêu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã và về các tài liệu nghiên cứu có liên quan đã được thực hiện
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Gồm phần nội dung nêu lên những khái niệm đã học có liên quan đến tính toán của
đề tài, những khái niệm chung và cụ thể có tính chuyên biệt do từng yêu cầu của vấn đề nghiên cứu như khái niêm về nông thôn, kinh tế hộ,
Trang 16Phần phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp thu thập và xử lý số liệu, phương pháp phân tích chung và các phương pháp có tính đặc thù của dự án đầu tư, tính hiệu quả kinh tế của cây lâu năm,
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đây là phần quan trọng nhất của đề tài, phần này nêu lên kết quả đạt được trong quá trình thực hiện điều tra và phân tích kết quả về thực tiễn và lý luận Qua quá trình điều tra chung về những hộ trồng dừa và trồng xen ca cao vào vườn dừa, từ đó đánh giá được mô hình nào mang lại hiệu quả kinh tế khả quan hơn, cuối cùng xem xét những khó khăn chung và nêu ra những biện pháp khắc phục những khó khăn đó
- Chương 5: Kết luận
Rút ra kết luận chính đạt được và đề xuất các kiến nghị có liên quan, các giải pháp cần thực hiện nhằm giải quyết những khó khăn gặp phải
Trang 17CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về tài liệu có liên quan
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển cây dừa Việt Nam
Cây dừa là cây công nghiệp có thế mạnh của tỉnh Bến Tre Khi nói đến Bến Tre, mọi người đều hình dung là quê dừa hay đảo dừa Dừa Bến Tre có từ lâu đời, theo thống
kê, cuối thế kỹ 19 Bến Tre có khoảng 4000 ha đến năm 1945 có 21000 ha dừa Bến Tre rất phong phú về chủng loại dừa ta, dừa dâu, dừa lửa, dừa xiêm, Trồng và phát triển tốt ở 3 vùng sinh thái, ngọt, mặn, lợ
Trong chiến tranh dừa Bến Tre bị tàn phá nhiều, đến năm 1975 còn khoảng 16000
ha sau 18 năm khôi phục cải tạo và phát triển đến nay diện tích dừa Bến Tre có khoảng
40000 ha, trồng tập trung ở 3 huyện Mỏ Cày, Châu Thành, Giồng Trôm Hiện nay sản lượng thu hoạch hàng năm qua số liệu thống kê của tỉnh đạt 7700 trái
Cây dừa từ lâu đã được xem là cây của cuộc sống, là cây của 1001 công dụng vì hầu hết vì hầu hết các thành phần của cây dừa, trái dừa đều có thể phục vụ cho con người Một đặc tính quan trọng của dừa là có thể trồng xen, nuôi xen nhiều loại cây, con khác trong vườn dừa góp phần tăng thu nhập, tạo một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, tận dụng được tài nguyên đất đai và thiên nhiên hợp lý Cây dừa mang tính kinh tế là nguồn thu nhập đáng kể trong suốt năm của hàng vạn hộ nông dân, vừa là cây mang tính xã hội cao do giúp giải quyết lao động nhàn, gia tăng thu nhập thông qua các sản xuất hoạt động chế biến các mặt hàng phong phú từ dừa Hơn thế nữa cây dừa còn mang ý nghĩa sinh thái khi điều kiện tự nhiên có diễn biến phức tạp như: các vùng nhiễm mặn, nhiễm phèn, hạn hán, lũ lụt, đang trở thành nguy cơ cho các cây khác thì cây dừa vẫn đứng vững trong cơ
Trang 18cấu cây trồng Điều kiện tự nhiên nước ta rất thích hợp cho cây dừa phát triển Tuy nhiên
ở vùng đất phù sa thì diện tích, năng suất, chất lượng của dừa đạt hiệu quả cao hơn
2.1.2 Đặc điểm hình thái của ca cao, dừa
a) Cây ca cao
- Thân
Ca cao là loài cây gỗ nhỏ có thể cao đến 10 - 20 m nếu mọc tự nhiên trong rừng Trong sản xuất do trồng mật độ dày và khống chế sự phát triển thông qua tỉa cành nên cây thường có chiều cao trung bình khoảng 5 - 7 m, đường kính thân 8 – 10 cm Ca cao sinh trưởng tốt dưới bóng che, do đó có thể trồng xen với loài cây kinh tế khác Thời kì kinh doanh hiệu quả có thể kéo dài từ 25 - 40 năm
- Lá
Lá dưới bóng che có phiến rộng và xanh hơn ngoài nắng Lá trên thân chính hoặc cành vượt có cuống dài từ 7 - 9 cm và mọc theo hình xoắn ốc Lá trên cành ngang có cuống ngắn từ 2 - 3 cm, mọc đối cách trên cành và chịu được cường độ ánh sáng cao hơn
lá trên thân chính
- Rễ
Khi cây được 3 năm tuổi, rễ trụ dài khoảng 1,5 – 2 m Trên suốt chiêu dài của rễ trụ có rất nhiều rễ ngang mọc ra và phân nhánh với rất nhiều rễ con, tập trung chủ yếu ở vùng rễ dưới cổ rễ khoảng 20 cm Biện pháp tủ gốc để giữ và kéo dài ẩm độ gốc trong mùa khô rất quan trọng trong việc duy trì hoạt động của lớp rễ ngang trong quá trình hấp thu dinh dưỡng và nước
- Hoa
Hoa xuất hiện trên sẹo lá ở thân, cành Đợt hoa đầu tiên trên cây trồng từ hạt có thể
nở vào khoảng 14 - 20 tháng sau khi trồng Cây ghép hay giâm cành có thể ra hoa sớm hơn từ tháng 9 - 18 tháng sau khi trồng Nhưng thường bị cắt bỏ hết để dưỡng cây mau trưởng thành và sẽ cho trái đạt vào năm thứ 3 Hoa tập trung vào mùa mưa Những nới có
đủ nước, cây ra hoa quanh năm vẫn có cao điểm ra hoa rộ Hoa ca cao ra nhiều nhưng chỉ thụ phấn và đậu 1-5 % Phần lớn hoa nở mà không được thụ phấn sẽ rụng sau 24 giờ
Trang 19- Trái
Trái có màu sắc khá đa dạng Trái chưa chín có màu xanh, đỏ tím hoặc xanh điềm
đỏ tím Khi trái chín mài xanh chuyển sang màu vàng, màu đỏ tím chuyển sang màu da cam HÌnh dạng trái thay đổi nhiều từ cấu hình trứng Số lượng rãnh và độ sâu của rãnh cũng thay đổi từ 5 - 10 rãnh, rãnh có thể sâu nhiều, nông, hoặc trơn nhẵn Vỏ trái có thể dày từ 1 - 3cm Trọng lượng trái thay đổi 0,2 kg - 1 kg
- Hạt
Mỗi trái chứa từ 30 – 40 hạt Mỗi hạt có lớp cơm nhày bao quanh có vị chua, ngọt, thơm và xếp thành 5 dãy Hạt có vỏ mỏng màu hồng, nhiều đường gân Kích thước hạt thay đổi tùy theo giống và mùa vụ Hạt phát triển trong mùa khô có kích thước, trọng lượng nhỏ, hàm lượng chất béo thấp tỉ lệ lép nhiều hơn so với mùa mưa
b) Cây dừa
- Rễ
Dừa có rễ bất định sinh ra liên tục ở phần đáy gốc thân, dừa không có rễ cọc Rễ không có lông hút mà chỉ có những rễ nhỏ là rễ dinh dưỡng Mỗi cây có từ 2.000 – 16.500 cái rễ tùy theo giống, tuổi cây, loại đất và k\điều kiện canh tác, đất sét nặng, phèn, mặn và thủy cấp cao sẽ ảnh hưởng lớn đến số lượng và sự phát triển của rễ
Trang 20- Trái
Thời gian từ khi ra hoa cái thụ phấn đến khi trái khô là 12 tháng, cơm dừa bắt đầu hình thành ở tháng thứ năm sau khi hoa cái thụ phấn, đến tháng thứ 7 – 8, hàm lượng đường và các chất trong nước dừa đạt cao nhất, lúc này là giai đoạn tốt nhất để thu trái uống nước Đến tháng 11 trái bắt đầu khô, đây là giai đoạn tốt nhất để thu trái làm giống hoặc chế biến
Ở nhóm dừa cao có hàm lượng cơm và dầu trung bình cao hơn dừa lùn Nên dừa cao thích hợp để trồng lấy dầu và chế biến các sản phẩm khác từ cơm, xơ, gáo, nước dừa, còn dừa lùn thích hợp trồng để uống nước
2.1.3 Đặc điểm về điều kiện sinh thái của ca cao, dừa
a) Cây ca cao
- Khí hậu
Cây ca cao trồng thích hợp trên những vùng có lượng mưa hàng năm vào khoảng 1.500 – 2.500 mm Ca cao thường phân bố ở các vùng đất có độ cao từ mặt nước biển cho đến 800 m Cây ca cao sinh trưởng phát triển tốt ở nhiệt độ tối đa khoảng 30 – 320 C và tối thiểu khoảng 18 – 210 C Cây bị thiệt hại nghiêm trọng ở nhiệt độ dưới 150 C hoặc dưới 150 C nhưng kéo dài Ẩm độ thích hợp cho cây phát triển khoảng 70 – 80 %
- Gió
Lá ca cao có cuống dài, phiến lá rộng nên nếu bị gió lay liên tục sẽ bị tổn thương
cơ giới, nhất là lá non Nếu vùng nào gió mạnh và kéo dài, nhất thiết phải trồng cây chắn gió để ca cao phát triển tốt Có vài nơi trồng ca cao nhưng không trồng cây che bóng hoặc
có nhưng đốn bỏ khi ca cao có tán thì bị thất bại mà nguyên nhân chính trong trong trường hợp này là do gió
- Đất đai
Cây ca cao có thể phát triển trên nhiều địa hình và loại đất khác nhau, từ các vùng triền dốc, đất cát, đất phù sa ven sông, đất phù sa cổ bạc màu nếu có bóng che và nước tưới đầy đủ Ca cao chịu được vùng đất có độ PH từ 5 – 8 nhưng tối ưu khoảng 5,5 – 6,7
Trang 21Do đó ca cao có thể trồng trên các vùng đất ở Tây Nguyên, Duyên Hải Miền Trung, miền Đông Nam Bộ và một số nơi ở miền Tây Nam Bộ
- Nước
Ca cao không thích hợp các chân nước ngập úng, khó thoát nước Ở Đồng bằng sông Cửu Long tuy mực thủy cấp cao nhưng do ảnh hưởng của thủy triều nước lên xuống hằng ngày nên đất vẫn thoáng và ca cao phát triển tốt Trong thời kì kiến thiết cơ bản ca cao cần phải tưới đầy đủ nước trong mùa khô nhất là những nơi che bóng còn thiếu Ca cao chủ yếu ra hoa và phát triển trái trong mùa mưa, nên khi ca cao đã định hình, mùa khô
có thể cần ít nước tưới hơn Tuy nhiên, nếu được tưới trong mùa khô năng suất sẽ cao và cho trái quanh năm Khi trái phát triển nếu thiếu nước hạt sẽ nhỏ, hàm lượng bơ thấp và tỉ
lệ vỏ nhiều
- Bóng che
Cây ca cao sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện có bóng râm do đó có thể trồng xen trong vườn dừa, cau, điều, chuối, cây ăn trái có tán thưa, tàn rừng thưa Cây ca cao thích hợp để cải tạo dần các vườn tạp Đối với các vườn cà phê, không hiệu quả có thể trồng xen trong hai năm đầu Cà phê đóng vai trò như cây che bóng và được tỉa hợp lý khi tán lá ca cao phát triển
b) Cây dừa
Dừa có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, nhưng điều kiện thời tiết thuận lợi đối với cây dừa chỉ nằm trong khoảng phạm vi giới hạn từ 200 vĩ độ Bắc đến 200 vĩ độ Nam chung quanh đường xích đạo Các yếu tố về khí hậu thời tiết đều có liên quan với nhau và tác động ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cây
- Lượng mưa
Cây dừa cần rất nhiều nước nhưng do không có rễ cọc và có khả năng tích trữ nước rất kém nên nó không thích hợp với những vùng mà mưa có những cơn mưa kéo dài và xen kẻ với mùa khô những vùng có lượng mưa quá ít, điều này có nghĩa là cây dừa yêu cầu lượng mưa phải được phân phối đề qua các tháng trong năm Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500 – 2.300 mm và phân bố đều là điều kiện thích hợp để cây dừa
Trang 22sinh trưởng và phát triển tốt Ngoài ra mưa nhiều làm cho độ ẩm không khí tăng cao là những điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển
- Đất
Cây dừa có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát nghèo dinh dưỡng Tuy nhiên, thích hợp nhất là đất thịt pha cát, thoát thủy tốt Cây dừa có thể chịu được đất với độ pH từ 5 đến 8 Tuy nhiên pH đất thích hợp nhất từ 5,5-7 Vùng bị khô hạn hay ngập úng không thích hợp cho cây dừa Vùng mặn dừa có trái nhỏ
Ở ĐBSCL, để đạt được năng suất cao, khi chọn đất phát triển cây dừa cần chú ý một số đặc điểm sau:
- Nhóm dừa cao: là dừa ta, dừa dâu, dừa lửa
Trang 23Dừa ta: Bao gồm 2 loại ta xanh và ta vàng được trồng phổ biến chiếm tỷ lệ khoảng 35% diện tích của huyện
Thân dừa cao từ 6 – 7
Chu vi gốc phình to khoảng 110 cm
Chiều dài tàu lá trên 5,5 m, bẹ lá màu xanh
Số lượng trái trên cây trừ 40 – 50 trái/cây, trọng lượng trái từ 1.600 – 1.800 gram/trái màu sắc của vỏ trái màu xanh nhạt, đây là loại giống trồng nhiều ở địa phương
Dừa dâu: Bao gồm 2 loại dâu xanh và dâu vàng trồng rất phổ biến chiếm 30% diện tích trồng dừa của huyện
Thân dừa cao từ 5 – 6m, chu vi gốc khoảng 90cm
Số trái trên cây khoảng 70 – 80 trái/năm trọng lượng 1.300 – 1.400gram/trái
- Nhóm dừa lùn: là dừa dẻo, dừa xiêm
Dừa dẻo: Chiếm tỷ lệ khoảng 1% số cây được trồng trong vườn dừa của huyện, đây là giống dừa trồng để lấy nước Thân dừa cao khoảng 4 – 5m, chu vi gốc 100cm
Trái nhỏ màu xanh hay màu nâu đỏ, dừa cho trái rất sai từ 20 – 30 trái/buồng.Trọng lượng trái 475gram, cơm dừa tươi khoảng 145g
Dừa xiêm: Phân bố khá rộng, chiếm khoảng 4% số cây trồng trong vườn dừa
Cây cao 5- 6m, số trái rất sai là 100 – 200 trái/buồng, trọng lượng trái 620g
Ngoài ra còn có các giống dừa quí hiếm có giá trị kinh tế cao như: Dừa xáp, dừa dứa, dừa sọc,
• Cách chọn giống
Tiêu chuẩn chọn trái giống: Trái được lấy từ cây đã dược tuyển chọn
Trái chín sinh lý hoàn toàn: Vỏ màu nâu, lắc nghe róc rách
Chọn trái trung bình (so với kích thước trái cùng một giống), trái cân nặng tùy theo giống
Trái không bị điết không bị hư, sâu bệnh, méo mó, dị hình
Để giúp cây nẩy mầm nhanh có thể xử lý theo hai cách sau:
Trang 24Vạt một miến vỏ có đường kính 5- 7cm ở phần cuối cuống đối diện với mặt bằng nhất của trái dừa, giúp hút ẩm dễ dàng và nẩy mầm nhanh hơn
Theo dõi tốc độ nẩy mầm, sau 3 tháng loại bỏ cây không nẩy mầm
Tiêu chuẩn chọn cây con:
Cây khỏe mạnh chỉ có một mầm
Mầm mập, thẳng gắng chặt vào vỏ dừa, chu vi cổ thân lớn
Lá phát triển tốt, sớm nách lá kép, không bị bệnh và dị dạng
Cách trồng:
Định hướng trồng nên trồng theo hướng Bắc Nam
Nếu trái dừa ươm trong bao: dùng dao bén rạch một đường còng cách đáy bao 1cm, không rạch sâu để tránh tổn thương cho rễ, nâng cây con đặt nhẹ vào hố cẩn thận không làm bể bầu đất
Dùng phân hóa học trộn với đất mặt rải xung quanh trái, lấp đất lại ngang mặt trái Nên bứng cây con vào buổi sáng hay chiều mát
Nếu vận chuyển cây đi xa cần phải che mát và tưới nước
Cây bứng xong tốt nhất trồng ngay, không được để trễ quá 3 ngày
Cách bón phân:
Lượng phân Urê và NPK chia làm 2 lần, bón vào đầu và cuối mùa mưa
Trên đất có thể dùng phân Supper lân và phải bón hàng năm với liều lượng 400 – 500g/cây
b) Ca cao
Kỹ thuật chọn giống ca cao
Giống nên chọn từ những cây có nguồn gốc rõ ràng, cho có năng suất cao, có khả năng kháng một số sâu bệnh hại chính, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương
Chọn quả trên các cây đã có năng suất ổn định từ 6 - 7 năm trở lên (đối với cây thực sinh) Cành ghép, cành dâm, mắt ghép phải được lấy từ nguồn của các cơ quan nghiên cứu hoặc các cơ quan chuyển giao kỹ thuật tuyển chọn, chọn lọc thông qua các nghiên cứu, khảo nghiệm giống
Trang 25Tiêu chuẩn, chất lượng bầu ca cao giống
Hạt ca cao được ươm trong bầu PE 14 - 15 x 25 cm
Cây không bị sâu bệnh, gốc không bị dị dạng
Cây có chiều cao 35 - 40 cm, đường kính gốc trên 5 mm, cây khỏe mạnh, cứng cáp, lá thành thục
Kỹ thuật trồng
Ca cao trồng trên vùng đất cao cần phải đào hố Hố lớn hay nhỏ tuỳ vị trí, thành phần đất và lượng phân hữu cơ sử dụng, trung bình 40x40x40cm Những vùng thấp như đồng bằng phải lên mô khi trồng
- Nên bón lót phân lân, vôi, phân chuồng vào hố ủ ngay sau khi đào và khoảng một tháng trước khi trồng cây
- Khi mới trồng, vào mùa khô nếu thiếu cây che bóng phải tiến hành tủ gốc, che liếp và tưới nước cho cây
Chia nhỏ lượng phân trên, mỗi tháng bón 1 lần
2.1.5 Đặc tính kinh tế của dừa, ca cao
a) Cây dừa
Cây dừa là loại cây lâu năm, một năm thu hoạch được nhiều lần Vòng đời kinh tế của cây từ 30 – 50 năm sau khi trồng gần 3 năm cây bắt đầu cho trái, ta gọi đậy là xây dựng cơ bản Giai đoạn này nông dân bỏ ra nhiều chi phí nhưng không có doanh thu Thời gian bắt đầu cho trái cho đến khi cây không còn giá trị kinh tế nửa được gọi là giai đoạn kinh doanh của vườn cây Giai đoạn này ngắn hay dài phụ thuộc vào các yếu tố của môi
Trang 26trường, giống và kỹ thuật chăm sóc của nhà vườn, vòng đời kinh tế trung bình của cây là khoảng 40 năm
b) Ca cao
Ca cao là cây công nghiệp lâu năm, tuổi thọ có thể kéo dài hơn 30 năm, sau khi trồng khoảng 12 – 14 tháng là cây ra hoa, kết trái, đến tháng thứ 18 cho thu hoạch lứa đầu tiên, sau đó sẽ cho năng suất ổn định từ 3 – 4 tấn/ha Năng suất đạt cao nhất vào năm thứ
5 và duy trì khá ổn định đến 30 năm sau
2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Xã Cẩm Sơn nằm ở phía Nam của huyện Mỏ Cảy tỉnh Bến Tre với diện tích tự nhiên 2323ha, được chia thành 10 ấp gồm: ấp 3, ấp 4, ấp 5, ấp 6, ấp 7, ấp 8, ấp 9, ấp 10,
ấp 11, ấp 12.Ranh giới hành chính được xác định như sau:
- Đông giáp xã Minh Đức
- Tây giáp xã thành thới A
- Nam giáp sông Cổ Chiên
- Bắc giáp xã Ngãi Đăng
b) Địa hình và thổ nhưỡng
Địa hình: Do nằm trong hệt thống châu thổ ĐBSCL nên địa hình của toàn huyện cũng như xã Cẩm Sơn tượng đối bằng phẳng Độ cao trung bình so với mực nước biển là 2m
Đất đai: Đất chủ yếu là đất phù sa, đây là nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất đó độ màu mở và thông thoáng cao, thích nghi cho việc trồng lúa và các loại cây ăn quả
c) Khí hậu – thời tiết
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa có khuynh hướng giảm dần
từ Tây sang Đông
- Mùa nắng bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Trang 27Sông ngòi: Xã Cẩm Sơn có 2 sông lớn đi qua.Phục vị chính cho bà con ở xã là giao thông hàng hóa và tưới tiêu
- Sông Vàm Thơm chiều dài 6500m, rộng 60m, sâu 4m
- Sông Bà Liểu dài 4000m, rộng 40m, sâu 3m
2.2.2.Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên của xã Cẩm Sơn
Với những đặc điểm về thời tiết khí hậu đất đai như trên ta thấy xã có nhiều thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trong việc tăng năng suất cây trồng và vật nuôi,
do có biến động giữa ngày và đêm lớn, ít thiên tai Tuy nhiên, do vị trí của nhiều ấp nằm cách xa sông nên tình trạng thiếu nước trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất vẫn thường xảy ra, đặc biệt những thời điểm lũ triều cường lên cao thường xảy ra ngập úng ở những nơi tiếp giáp với sông, rạch Vì vậy chính quyền địa phương cần có những chính sách để xây dựng hệ thống cấp nước phù hợp cho từng mùa, điều đó cũng rất quan trọng cho việc phát triển kinh tế nhất là sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân
2.2.3 Tình hình kinh tế xã hội của xã
Nếu điều kiện tự nhiên là yếu tố cần thiết cho sự phát triển cây trồng thì điều kiện kinh tế xã hội là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất cây trồng Vì nếu điều kiện đất đai dồi dào, khí hậu thuận lợi thì cây trồng vẫn sống và phát triển Nhưng nếu đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất cây trồng cần phải có sự chăm sóc của con người như bón phân hay làm cỏ, Hay nói cách khác không có sự tác động của con người thì sẽ không mang lại hiệu quả cao cho bất cứ mô hình sản xuất nào mà không cần những tác động đó
a) Tình hình sử dụng đất đai
Đất là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp và là một yếu tố không thể thiếu trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội Tình hình sử dụng đất của xã năm 2009 được phản ánh qua bảng 2.1
Trang 28Trong đó:
Diện tích đất trồng dừa chiếm lớn nhất là 1197,2 ha chiếm tỷ lệ 51,554%
Diện tích trồng mía chiếm vị trí thứ 2, chủ yếu là mía trồng xen dừa lúc dừa còn nhỏ là 174.6 ha chiếm 7,52%
Diện tích trồng cây ăn quả là 39,4 chiếm 1,7 %, diện tích trồng cây ăn quả giảm dần qua các năm
Diện tích trồng cây khác là 100 ha chiếm 4,3%, chủ yếu là trồng màu và trồng cỏ nuôi bò
Diện tích trồng lúa là thấp nhất chỉ có 0,8 ha chiếm 0,03, đây là xã có diện tích trồng lúa thấp nhất của tỉnh và diện tích này có xu hướng giảm theo thời gian
Trang 29Diện tích nuôi trồng thủy sản là 120,5 ha, chiếm 5,19 ha
Đất chưa sử dụng (0 ha) chứng tỏ quỷ đất của xã Cẩm Sơn đã được sử dụng một cách triệt để
b Tình hình dân số và lao động xã Cẩm Sơn
Nguồn: Thống kê của xã
Do vận động KHHGĐ nên tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm, số cặp vợ chồng trong độ tuổi
áp dụng các biện pháp tránh thai đạt 93,49% vì vậy đã làm cho tốc độ tăng dân số mạnh,
từ 0.88% năm 2006 xuống còn 0,6% năm 2009 Tổng số dân năm 2009 là 13.882 người,
số nhân khẩu bình quân trên 1 hộ là 4 người
- Công tác lao động việc làm
Bảng 2.3 Lao Động Phân Theo Giới Tính của Xã Năm 2009
Nguồn: Thống kê của xã
Số người trong độ tuổi lao động toàn xã là 8532 người, trong đó nam 4360 chiếm tỉ
lệ 51,1%, nữ 4170 chiếm tỉ lệ 48,9%.qua bảng lao động phân theo giới ta thấy lao động
nữ chiếm một tỉ lệ đáng kể trong tổng số lao động Đây là điều kiện không thuận lợi nhiều
Trang 30cho việc sản xuất nông nghiệp nhưng đối với việc trồng dừa và ca cao thì trở ngại về dân
số nữ là không đáng kể
Lao động trong tỉnh 426 người, lao động ngoài tỉnh 1534 người, lao động trong huyện 94 người Cơ cấu lao động có bước phát triển khá và mức tham gia lao động tăng
520 người so với năm 2008
Bảng 2.4 Tình Hình Phân Bố Ngành Nghề Của Lực Lượng Lao Động Của Xã
Nguồn: Thống kê của xã
Xã gồm 10 ấp, chủ yếu sống bằng nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ
lẽ, còn các ngành kinh tế khác chưa phát triển Sự phân bố dân số cũng như lao động ở các ấp khá đồng đều Tuy nhiên trong phân bố ngành nghề còn chênh lệch lớn Cu thể qua bảng 2.4 chỉ ra số lao động trong độ tuổi lao động làm trong ngành nông nghiệp chiếm phần lớn tổng số dân trong độ tuổi lao động, có đến 7558 người, chiếm tỷ lệ 88,6%, trong khi đó ngành công nghiệp chỉ có 396 người chiếm tỷ lệ 4, 64% và ngành thương mại và dịch vụ là 578 người chiếm 6,77%, song so với những năm khác, năm 2009 tỷ lệ này có phần gia tăng đáng kể do việc phát triển công nghiệp nhẹ, thủ công mỹ nghệ tử những phụ phẩm của cây dừa
b) Cơ sở hạ tầng
- Mạng lưới giao thông:
Phối hợp với các đơn vị tài trợ hoàn cây dựng cầu chợ Đình dài 18,2 m, cầu Bình phú dài 18 m, đường xá được bê tông hóa hoàn toàn Nhìn chung mạng lưới đường thủy,
Trang 31đường bộ rất thuận lợi cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa, thông thoáng cho các hàng hóa phát triển
- Điện nước
Toàn xã có 98% hộ dân có điện thắp sáng Tuy nhiên về nguồn nước sạch sinh hoạt chưa được phủ khắp toàn xã như điện, và nguồn nước tưới tiêu thường bị thiếu vào thời kì cao điểm của mùa khô Nhìn chung, người dân ở xã lo lắng nhất là về nguồn nước sinh hoạt lẫn sản xuất vào mùa khô do nguồn nước sạch không được dẫn đến, nguồn nước sông lại bị ô nhiễm
- Giáo dục
Trong những năm gần đây trình độ học vấn của người dân đã được phát triển mạnh
và luôn được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, thông qua việc không ngừng đầu tư xây dựng hệ thống trường lớp và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học
- Y tế
Hoạt động khám chửa bệnh ngày càng quan tâm và không ngừng nâng cao về chuyên môn kỹ thuật khám và chữa bệnh, nâng cao chất lượng giảm bớt phiền hà cho người dân, các chương trình y tế quốc gia, phòng chống HIV/AIDS , công tác phòng chống dịch bệnh được tổ chức chu đáo khống chế dịch xảy ra, duy trì tốt công tác kiểm tra
an toàn vệ sinh thực phẩm Đội ngũ cán bộ y tế, bác sĩ giàu kinh nghiệm, đảm bảo cung cấp các thiết bị y tế cần thiết
- Thông tin liên lạc
Hệ thống phát thanh tuyên truyền cổ động không ngừng thông tin kịp thời những diễn biến thời sự kinh tế văn hóa xã hội trong và ngoài nước để phục vụ chon người dân
Công tác bưu chính viễn thông ngày càng phát triển, hiện nay toàn xã có khoảng 85% nhà có điện thoại bàn
- Tổ chức khuyến nông
Hiện nay xã đã có tổ chức khuyến nông, CLB này phối hợp với trung tâm khuyến nông huyện thường xuyên mở các lớp khuyến nông để tập huấn, giúp đỡ bà con những kỹ
Trang 32thuật mới Nhân viên khuyến nông năng động, nhiệt tình giúp đỡ bà con trong quá trình canh tác
2.2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển cây dừa nói riêng
a) Thuận lợi
Nhìn chung Xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi trong việc phát triển cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cây dừa – một loại rất dễ trồng, ít tốn công và hiệu quả kinh
tế hiện nay của cây dừa là rất cao Do người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông nên
họ rất tằn tiện chịu thương, chịu khó, luôn luôn học hỏi, tiếp thu khoa học kỹ thuật nhằm tận dụng, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có của địa phương Cùng với nền kinh
tế thị trường đang từng bước phát triển đã thúc đẩy những danh nghiệp, và nhờ mạng lưới điện, giao thông thuận lợi trên địa bàn xã đã tạo điều kiện cho những doanh nghiệp, những nhà máy chế biến mặt hàng nông sản Nó góp phần thúc đẩy các vườn cây công nghiệp trên địa bàn xã phát triển
Trang 33CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Một số vấn đề về nông thôn
a) Khái niệm kinh tế hộ
Hộ nông dân là đơn vị sản suất cơ bản, là đơn vị kinh tế xã hội khá đặc biệt Bản thân mỗi hộ nông dân là một tế bào xã hội, là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng Là đơn vị sản xuất cơ bản trong nông nghiệp, hộ có mục đích tối đa hóa nguồn thu trên cơ sở sử dụng toàn bộ các nguồn lực và nâng cao phúc lợi gia đình
b) Đặc điểm kinh tế hộ
Hộ nông dân là đơn vị sản xuất nhưng với quy mô nhỏ, họ cũng có đầy đủ các yếu
tố, các tư liệu phục vụ sản xuất Đó là các nguồn lực sẵn có của nông hộ như: lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật, công cụ… Từ các yếu tố sản xuất đó nông hộ sẽ tạo ra các sản phẩm cung cấp cho gia đình và xã hội Do sản xuất với quy mô nhỏ nên số lượng hàng hóa tạo ra của từng hộ là không lớn Tư liệu sản xuất không đầy đủ nên chất lượng của sản phẩm làm ra cũng chưa cao
Hộ nông dân còn là đơn vị tiêu dùng Các sản phẩm tạo ra nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình họ là chính, nếu còn dư họ sẽ cung cấp ra thị trường bằng cách trao đổi hoặc buôn bán Cũng có một số nông hộ chuyên sản xuất để cung cấp ra thị trường Hoạt động sản xuất chính của các nông hộ là trồng trọt và chăn nuôi Trước kia, hầu hết các nông hộ đều sản xuất để cung cấp cho nhu cầu của gia đình họ Đó là đặc tính
tự cung tự cấp của các hộ nông dân Nhưng trong quá trình phát triển của đất nước, các hộ nông dân cũng đã có những bước đổi mới khá quan trọng Họ đã tiến hành sản xuất
Trang 34chuyên canh để cung cấp sản phẩm cho xã hội Điều đó cũng có nghĩa là họ phải hoàn thiện tư liệu sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế
Do đa số các hộ nông dân đều thiếu tư liệu sản xuất: thiếu vốn, thiếu đất đai, kỹ thuật nên họ thường đầu tư sản xuất thấp, họ luôn tránh rủi ro Cũng vì vậy nên hiệu quả kinh tế mang lại của nông hộ thường không cao Chỉ có một số nông hộ mạnh dạn đầu tư với quy mô lớn, năng suất lao động cao nên thu nhập của họ cao nhưng mức độ rủi ro cũng khá lớn Đa số các nông hộ đều chọn cho mình cách sản xuất khá an toàn đó là họ luôn trồng nhiều loại cây khác nhau trong cùng một thời kỳ hoặc chăn nuôi nhiều vật nuôi một lúc Điều này làm cho sản phẩm của họ luôn đa dạng nhưng số lượng không nhiều Điều đó đồng nghĩa với việc họ tránh được rủi ro, nếu giá cả hàng hóa này giảm xuống thấp thì còn có hàng hóa khác Nhưng cách sản xuất này không mang lại hiệu quả cao cho nông hộ
c) Vai trò kinh tế hộ
Tuy các hộ nông dân còn sản xuất một cách nhỏ lẻ, quy mô không lớn, năng suất chưa cao, hiệu quả kinh tế chưa cao nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp Các hộ nông dân đã sử dụng những điều kiện sẵn
có để sản xuất, ổn định cuộc sống Điều đó cũng giải quyết được một số lượng lớn lao động nhàn rỗi trong xã hội
Ngoài việc tạo ra các thành phẩm phục vụ cho nhu cầu của gia đình và xã hội, kinh
tế hộ nông dân còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu, hàng hóa, dịch vụ, là cầu nối hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất lớn đến với người tiêu dùng
Vì mô hình kinh tế hộ có quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư không lớn, công tác quản lý khá dễ dàng so với các loại hình sản xuất khác nên kinh tế hộ thường được chọn làm điểm khởi đầu Mô hình kinh tế hộ rất phù hợp với những nông hộ có ít vốn, chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất, tư liệu sản xuất còn hạn chế Nó cũng là tiền đề cho sự phát triển các loại hình sản xuất khác
Trang 353.1.2 Các chỉ tiêu đo lường kinh tế
a) Các khái niệm thị trường
Thị trường : Là toàn bộ những quan hệ kinh tế hình thành trong lĩnh vực lưu thông trao đổi tiêu thụ, là quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa hay thỏa mãn dịch vụ
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cho rằng thị trường bao gồm người mua
và người bán trao đổi nhau các hàng hóa hay dịch vụ
Theo quan điểm kinh tế vi mô, thị trường chủ yếu đề cập mối quan hệ tương tác giữa cung và cầu
Không quan niệm hạn hẹp thị trường như một địa điểm diễn ra các quan hệ trao đổi mua bán Trong xã hội phát triển, thị trường không nhất thiết là những địa điểm cụ thể Người ta có thể quảng cáo sản phẩm trên ti vi, nhận đặt hàng của hàng trăm khách hàng qua điện thoại và gởi hàng hóa qua đường bưu điện cho khách hàng trong vài ngày sau đó mà không cần có bất kì một tiếp xúc nào giữa người mua và người bán
Sản lượng: Là sản lượng thu hoạch được trong quá trình sản xuất
Giá bán: Là giá đầu ra sản phẩm trên thị trường
b) Các chỉ tiêu xác định kết quả
• Giá trị tổng sản lượng (GTTSL): là chỉ tiêu tổng hợp được tính bằng tiền phản ánh kết quả thu được từ sản xuất
GTTSL = Tổng sản lượng * đơn giá sản phẩm
• Tổng chi phí sản xuất (TCPSX): là tất cả những khoản chi phí bỏ ra để có được kết quả sản xuất
TCPSX = CPVC + CPLD + KH
+ CPVC gồm giống, thuốc phun, phân bón, tiền thuê đất, tiền lãi,…
+ CPLD gồm lao động nhà, lao động thuê
+ KH gồm giá trị khấu hao máy phun, bình phun, cuốc, xẻng, …
• Lợi nhuận (LN): là chênh lệch giữ doanh thu và chi phí bỏ ra
LN = TDT – TCPSX
Trang 36•Thu nhập (TN): là khoản lợi nhuận cộng với chi phí lao động nhà bỏ ra
TN = TDT – ( CPVC + CPLD thuê) = LN + CPLD nhà
c) Các chỉ tiêu xác định hiệu quả
• Chỉ tiêu tỷ suất thu nhập/ CPSX: cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập
Tỷ suất thu nhập/ chi phí sản xuất = TN/ CPSX
• Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/ CPSX: cho biết cứ 1 đồng chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận/ chi phí sản xuất = LN/ CPSX
d) Các chỉ tiêu thẩm định dự án
- Hiện giá thuần NPV( Net Prsent Value):
Hiện giá thuần NPV biểu hiện lợi ích ròng thực tế ( chính là lợi nhuận ròng thực tế đối với đầu tư tư nhân) có tính đến các yếu tố giá trị tiền tệ theo thời gian Được hiểu như
là tổng lợi nhuận tích tụ từ dự án cho chủ đầu tư Nó là tổng số của các hiệu số hiện giá lợi ích và hiện giá chi phí:
NPV= (B0- C0)+ (B1-C1)/ (1+ r)1 + (B2- C2)/(1+ r)2 + ……+ (Bt- Ct)/(1+r)t
r: suất chiết khấu
n: số năm của dự án
Ý nghĩa của chỉ tiêu trong thẩm định dự án:
+ Nếu NPV>0 thì dự án có lời, có thể đầu tư
+ Nếu NPV=0 thì dự án huề vốn, có thể đầu tư hay không
+ Nếu NPV<0 thì dự án lỗ, không nên đầu tư
- Suất nội hoàn IRR( Internal Rate of Return)
Suất nội hoàn IRR (tỷ suất sinh lời nội tại) là suất chiết khấu mà tại đó hiện giá của lợi ích với hiện giá của chi phí Đó là suất chiết khấu làm cho NPV bằng không
IRR = (B0- C0)+ (B1-C1)/ (1+ r)1 + (B2- C2)/(1+ r)2 + ……+ (Bt- Ct)/(1+r)t ) = 0
Ý nghĩa sử dung;
+Nếu IRR > r thì dự án có lời
Trang 37+Nếu IRR = r thì dự án vừa hoàn vốn
+Nếu IRR < r thì dự án lỗ
- Tỷ suất lợi ích chi phí B/C ( BCR=Benefit Cost Ratio)
Tỷ suất lợi ích chi phí B/C cho biết tỷ lệ giữa hiện giá chi phí
Ý nghĩa sử dụng:
+ Nếu B/C>1 thì dự án có lời
+ Nếu B/C=1 thì dự án có thu đủ bù đắp chi phí
+ Nếu B/C<1 thì dự án lỗ
e) Phương pháp tính khấu hao
- Khấu hao công cụ dụng cụ:
Công cụ dụng cụ bao gồm: bình phun thuốc, cuốc xẻng được khấu hao……… Trong phương pháp tính khấu hao này, ta dùng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng vì các tài sản nói chung thì có vòng đời một số năm và sẽ bị mất giá trị qua thời gian Giai đoạn giá trị của các dụng cụ, công cụ bị mất giá trị như vậy là 1 khoảng chi phí của quá trình sản xuất và sẽ khấu hao khoảng chi phí đó theo từng năm
Chúng ta giả thiết `` giá trị tài sản bị hao mòn qua mỗi năm và giá trị hao mòn từng năm là bằng nhau`` thì chúng ta sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng
Nguyên giá của tài sản cố định
Giá trị khấu hao từng năm =
Thời gian sử dụng
Phương pháp tính khấu hao này có ưu điểm là việc tính toán đơn giản, tổng mức khấu hao của tài sản cố định được phân bố đều đặn trong các năm sử dụng và không gây
ra sự đột biến trong giá thành sản phẩm hàng năm
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ tài liệu, các báo cáo kết quả ở phòng thống kê, văn phòng xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam ,thông qua báo đài, internet,
Trang 38Số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên 60 hộ nông dân trồng dừa ở xã Cẩm sơn,trong đó
có 15 hộ trồng ca cao xen vườn dừa thông qua bảng câu hỏi nhằm nắm được sơ bộ
về hiện trạng sản xuất và những đặc điểm cơ bản của vùng nghiên cứu
- Phỏng vấn nhóm: Sử dụng công cụ ”cây vấn đề” đế phỏng vấn nhóm nông hô trồng dừa và nhóm nông hộ trồng ca cao xen dừa để xác định được khó khăn của nông hộ trồng dừa từ đó đề xuất hướng giải quyết
3.2.2 Phương pháp xử lý thông tin
Sử dụng các phần mềm word, excel để xử lý thông tin và tính toán tổng hợp các số liệu thành những số liệu mà đề tài nghiên cứu
Phương pháp phân tích thông tin :sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh
Trang 39CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình sản xuất dừa của xã
4.1.1 Tình hình sử dụng đất trồng dừa
Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là một yếu tố không thể thiếu và liên quan đến quá trình ra quyết định sản xuất cây gì, con gì phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, lý hóa tính của từng vùng đất đó Chọn cây trồng thích hợp với đất mà vẫn mang lại lợi nhuận cao là điều mà bất cứ người nông dân hay nhà quản lý nào cũng phải quan tâm và xem xét hàng đầu Xã Cẩm Sơn có lợi thế về đất đai màu mỡ, tuy có một hạn chế là đất bị nhiễm mặn vào những tháng khô hàng năm nhưng việc nhiễm mặn này không ảnh hưởng đến sản xuất Vì thế nông dân có thể trồng hoa màu, lúa, vào mùa mưa Ngoài các loại cây
ăn trái chịu được mặn khác, cây dừa cũng là loại cây chịu được mặn nên bà con nông dân chọn trồng phổ biến trong xã, diện tích trồng dừa chiếm vị trí lớn nhất trong diện tích vườn cây của xã, thể hiện qua bảng 4.1
Bảng 4.1 Tình Hình Sử Dụng Đất Trồng Dừa Ở Xã Năm 2009
Nguồn: Thống kê của xã Tổng diện tích vườn cây của xã là 697,2 ha, trong đó diện tích trồng dừa chiếm đến 96,81% tương ứng với 317 ha, trong khi đó 3,19 % diện tích vườn cây còn lại là trồng các
Trang 40loại cây khác như cam, quýt, bưởi, táo, Từ số liệu bảng 4.1 cho thấy đặc điểm về tính chất đất đai cũng như cây trồng đã có ảnh hưởng quyết định đến thực tế sản xuất của từng địa phương.Chính sự thích nghi dễ dàng của dừa đối với đất nhiễm mặn đã làm cho cây dừa trở thành loại cây chủ lực của xã trong sản xuất nông nghiệp, chiếm phần lớn toàn bộ diện tích đất nông nghiệp ở địa phương
4.1.2 Biến động diện tích qua các năm
Bảng 4.2 Biến Động Diện Tích Trồng Dừa của Xã Cẩm Sơn Qua Các Năm
Tổng DT vườn cây 1.194,2 1.194,9 1.230,9 1.236,6 42,2
• DT trồng dừa 1.135,3 1135,0 1.172,0 1.197,2 61,9
• DT cây khác 58,9 59,9 58,9 39,4 -19,5
Nguồn: Thống kê của xã
Từ năm 2006 đến năm 2009 diện tích trồng dừa luôn biến động nhưng thay đổi là không lớn.Từ năm 2006 đến 2007 diện tích trồng dừa giảm nguyên nhân do giá dừa trong năm này xuống thấp khoảng 2000đ/trái, điều này làm cho nhiều nông hộ hoang mang chặt
bỏ các vườn dửa già cỏi chuyển sang trồng cây ăn trái cụ thể là từ 135,3 ha trồng dừa năm
2006 chỉ còn 1135 ha trong năm 2007, song diện tích này không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 3ha.Nhưng ngay sau đó giá dừa bắt đầu ổn định và tăng mạnh Vì vậy trong những năm gần đây cây dừa lại trở thành xu hướng của xã, người dần dần tăng diện tích trồng dừa lên
Diện tích dừa trong những năm gần đây ngày càng tăng (từ năm 2006 đến 2009 tăng thêm 61,9 ha) tỷ lệ thuận với tình hình thiếu nước tưới ngày càng nhiều ở trung tâm
xã Mặt khác, cây lúa trong những năm qua liên tục bị dịch vàng lùn, lùn xoắn lá, cây mía giá không ổn định nhưng đầu tư lớn và các loại cây ăn trái giá cả bấp bênh, trong khi đó lại bị sự cạnh tranh quyết liệt của trái cây Trung Quốc, Thái Lan, do đó việc chuyển đổi