1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế của cây trám đen tại xã hà châu huyện phú bình tỉnh thái nguyên

87 992 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

Quả cây Trám đen ăn ngon nhất trong các loại Trám, dùng để: kho cá, kho thịt, đồ xôi, có thể muối để ăn dần thường ngâm trong nước mắm, quả Trám đen dùng giải độc cá chữa ăn nhầm cá nóc

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ TUYẾN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA

CÂY TRÁM ĐEN TẠI XÃ HÀ CHÂU - HUYỆN PHÚ BÌNH

TỈNH THÁI NGUYÊN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Thái Nguyên, năm 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ TUYẾN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA

CÂY TRÁM ĐEN TẠI XÃ HÀ CHÂU - HUYỆN PHÚ BÌNH

TỈNH THÁI NGUYÊN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thị Thu Hoàn

Thái Nguyên, năm 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực Các loại số liệu, bảng biểu được kế thừa, điều tra dưới sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận

Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2015

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

Đồng ý cho bảo vệ kết quả

trước hội đồng khoa học

Ths Nguyễn Thị Thu Hoàn

Người viết cam đoan

Nông Thị Tuyến

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN

Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên

đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu

(Ký, họ và tên)

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học, việc làm đề tài tốt nghiệp là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên Qua đợt thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học vào thực

tế, bổ sung và củng cố kiến thức cho bản thân, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu để phục vụ cho công việc và các hoạt động chuyên môn sau này

Được sự đồng ý của ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và của giáo viên hướng dẫn, tôi đã

tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế của cây Trám đen tại xã Hà Châu - huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên”

Để đề tài có kết quả tốt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, các cán bộ, các vị lãnh đạo và các cơ quan ban ngành của UBND xã Hà Châu, đã tạo mọi điều kiện giúp tôi trong quá trình nghiên cứu, sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và sự giúp đỡ của bạn bè để tôi hoàn thành đề tài này

Đặc biệt tôi xin cảm ơn cô giáo, Ths Nguyễn Thị Thu Hoàn đã tận

tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này

Do trình độ của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn yếu nên

đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cám ơn!

Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5năm 2015

Sinh viên

Nông Thị Tuyến

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Diện tích năng suất, sản lượng một số cây ăn quả của thế giới qua

các năm 13

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại cây ăn quả ở Việt Nam qua các năm 15

Bảng 2.3: Tình hình sử dụng đất đai của xã Hà Châu năm 2014 19

Bảng 2.4:Tình hình phát triển kinh tế xã Hà Châu qua 3 năm (2012-2014) 23

Bảng 4.1:Năng suất Trám đen theo tuổi tính bình quân 32

Bảng 4.2: Giá cả của trám đen theo chất lượng quả 34

Bảng 4.3:Một số thông tin chung về các hộ điều tra 38

Bảng 4.4:Tình hình sử dụng đất sản xuất của các hộ điều tra năm 2014 40

Bảng 4.5:Danh mục chi phí cho việc trồng Trám đen của các hộ điều tra (giá trị TB/1 sào = 360m2) 41

Bảng 4.6:Hiệu quả kinh tế một năm của cây Trám đen theo tuổi 43

Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế cây Trám đen lấy quả tại các hộ điều tra theo diện tích 46

Bảng 4.8: Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình 49

Bảng 4.9:Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình 50

Bảng 4.10: Cơ cấu sử dụng đất đai của hộ gia đình 51

Bảng 4.11:Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình 53

Bảng 4.12: Định hướng trong phát triển Trám đen của các hộ 56

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Kênh tiêu thụ Trám đen tại khu vực nghiên cứu 33 Hình 4.2:Biểu đồ định hướng trong phát triển Trám đen tại các hộ 57

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQ : Bình quân BQC : Bình quân chung BVTV : Bảo vệ thực vật

CĐ : Cao đẳng ĐVT : Đơn vị tính GTSX : Giá trị sản xuất LSNG : Lâm sản ngoài gỗ THCS : Trung học cơ sở TDTT : Thể dục thể thao THPT : Trung học phổ thông UBND : Uỷ ban nhân dân

Trang 8

MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 2

1.3 Ý nghĩa của đề tài 2

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cở sở khoa học 4

2.1.1 Khái quát về cây Trám đen 4

2.1.2 Một số quan niệm về hiệu quả 8

2.2.Tổng quan một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 12

2.2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới 12

2.2.2.Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 14

2.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 16

2.3.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu 16

2.3.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Hà Châu 18

2.3.3 Tình hình phát triển kinh tế của xã Hà Châu(2012-2014) 23

2.3.4 Thực trạng sản xuất nông - lâm nghiệp tại xã Hà Châu 24

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 26

3.3 Nội dung nghiên cứu 26

3.3.1 Thực trạng trồng Trám đen tại xã Hà Châu và trong các hộ điều tra 26 3.3.2 Hiệu quả kinh tế của việc trồng Trám đen 26

3.3.3 Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây Trám đen 26

3.4 Phương pháp nghiên cứu 26

3.4.1 Công tác chuẩn bị 26

3.4.2 Phương pháp ngoại nghiệp 27

Trang 9

3.4.3 Phương pháp xử lí số liệu 28

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30

4.1 Thực trạng trồng Trám đen tại xã Hà Châu và trong các hộ điều tra 30

4.2 Đặc điểm của các hộ trồng Trám đen khảo sát tại xã Hà Châu 38

4.3 Hiệu quả kinh tế của cây Trám đen 40

4.3.1 Hiệu quả kinh tế 40

4.3.2 Kết quả điều tra một số hộ đại diện cho các tuổi khác nhau của Trám đen tại xã Hà Châu 48

4.4 Tác động của việc trồng cây Trám đen tới xã hội, môi trường 55

4.5 Những thuận lợi, khó khăn trong Trồng cây Trám đen tại nông hộ 55

4.6 Định hướng trong phát triển cây Trám đen tại địa phương 56

4.7 Đề xuất giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế cây Trám đen tại địa phương 58

4.7.1 Quan điểm, phương hướng, mục tiêu sản xuất 58

4.7.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây Trám đen 58

Phần5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

5.1 Kết luận 61

5.2 Kiến nghị 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 10

Phần 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Trám đen (Canarium tramdenum) là cây lâm đặc sản có giá trị kinh tế

cao và có ý nghĩa quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo của người dân tỉnh Thái Nguyên, làm giàu rừng và cải tạo vườn tạp Gỗ dùng xẻ ván, làm nhà, đóng dụng cụ thông thường Nhựa cây Trám đen thơm ngát, dễ cháy, dùng để chế biến sơn,vecni, xà phòng, dầu thơm và làm hương Quả cây Trám đen ăn ngon nhất trong các loại Trám, dùng để: kho cá, kho thịt, đồ xôi, có thể muối để ăn dần (thường ngâm trong nước mắm), quả Trám đen dùng giải độc

cá chữa ăn nhầm cá nóc có độc, ăn phải cá thối, hóc xương cá, chữa nứt nẻ da

do khô lạnh lở ngứa nhất là lở miệng không há ra được và trị sâu răng Rễ dùng trị phong thấp đau lưng gối tê liệt cử động Lá trị cảm mạo, viêm đường

hô hấp trên, viêm phổi, sang thũng ghẻ lở

Phú Bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên Huyện Phú Bình nằm ở phía Nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26km Tài nguyên đất đai của Phú Bình có nhiều chủng loại nhưng phân bố không tập trung Nhìn chung đất đai Phú Bình được đánh giá là có chất lượng xấu, nghèo chất dinh dưỡng.Với tài nguyên đất đai như vậy, hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao Tuy nhiên, đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khi cần lấy đất ở một số vùng để xây dựng các khu công nghiệp, chi phí đền

bù đất sẽ thấp hơn nhiều so với các vùng đồng bằng trù phú và ít ảnh hưởng tới an ninh lương thực của quốc gia hơn.Trong diện tích đất lâm nghiệp của huyện hiện không còn rừng tự nhiên Toàn bộ diện tích rừng của huyện là rừng trồng, chủ yếu là cây Keo Hà Châu là một xã thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Xã nằm ở phía Tây nam của huyện, với nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên việc áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ

Trang 11

thuật vào sản xuất còn hạn chế nên hiệu quả kinh tế còn thấp Mặt khác tình trạng đói nghèo, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gây nên những vấn đề bức thiết ở địa phương Những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự đồng tình của người dân, Nhà nước đã đầu tư trồng và phát triển cây Trám đen tại xã và tạo được thu nhập tương đối ổn định từ cây Trám đen, tuy nhiên việc trồng Trám đen ở xã vấn còn nhiều vấn đề cần xem xét, hiệu quả kinh tế chưa cao Vì vậy cần có những đánh giá chính xác để đưa ra được giải pháp khắc phục hạn chế đó Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề

tài:“Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế cây Trám đen tại xã Hà Châu, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”

1.2 Mục tiêu của đề tài

- Tìm hiểu thực trạng trồng Trám đen tại xã Hà Châu, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng Trám đen tại xã Hà Châu, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

- Xác định những khó khăn, thuận lợi trong việc trồng Trám đen và từđó có thể đưa ra một số giải pháp giúp người dân nâng cao hiệu quả trồng Trám đen

1.3 Ý nghĩa của đề tài

- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

Giúp cho sinh viên củng cố kiến lại kiến thức, hệ thống hóa kiến thức

đã học, vận dụng những kiến thức mà người học tiếp thu được trong quá trình học tập tại trường vào thực tiễn, cọ sát học hỏi kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm việc thực tế, kĩ năng làm việc và tiếp xúc với người dân và kĩ năng viết đề tài tốt nghiệp cho sinh viên, giúp sinh viên biết được những thiếu sót của mình trong khi thực hiện đề tài và từ đó rút kinh nghiệm cho những lần nghiên cứu sau

Trang 12

- Ý nghĩa trong thực tiễn

+ Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế cây Trám đen tại xã Hà Châu + Tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển mô hình trồng Trám đen và từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục khó khăn và phát huy hiệu quả kinh tế của cây Trám đen tại địa phương

Trang 13

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cở sở khoa học

2.1.1 Khái quát về cây Trám đen

Cây Trám đen còn có tên gọi khác là Bùi, mác bây (Tày, Nùng), mác Cơm (miền Trung),Cà na (miền Nam) Trám đen thuộc chi Trám (Canarium),

họ Trám (Bureraceae) Tên khoa học là Canarium tramdenum

Chi Trám (danh pháp khoa học: Canarium) là một chi các loài cây thân

gỗ trong họ Burseraceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Phi và miền nam châu Á, từ miền nam Nigeria về phía đông tới Madagascar, Mauritius,

Ấn Độ, miền nam Trung Quốc và Philipin Chúng là các loại cây thường xanh thân gỗ lớn cao tới 40-50m, với các lá mọc đối hình chân chim Một số loài

có quả ăn được, gọi là quả Trám C indicum và C ovatum thuộc về số các loài cây có hạt quan trọng nhất ở miền Đông Indonesia và miền Tây Nam Thái Bình Dương cũng như ở Philipin Các loài khác, quan trọng nhất là C luzonicum, sản xuất ra nhựa gọi là dầu trám

Hình thái: cây gỗ lớn, cao 25-30m, đường kính 60-90cm hay hơn Thân thẳng, phân cành cao khi mọc trong rừng, nhưng nếu mọc ngoài sáng, cây phân cành sớm, tántoả rất rộng Vỏ ngoài màu nâu nhạt, thịt thơi hồng, có nhựa mủ đen với mùi thơm rất đặc biệt.Lá kép lông chim 1 lần lẻ, lá chét hình thuôn, trái xoan, dài 6-12cm, rộng 3-6cm, chất lá cứng, ròn, mặt trên bóng, mặt dưới sẫm hơn, đầu và gốc lá hơi lệch Gân bên 8-10 đôi, không có lá kèm Lá ở cây con khác với cây trưởng thành, thường là lá đơn nguyên hay xẻ, sau mới chuyển dần sang dạng l kép Cụm hoa chùm hình viên chuỳ, thường dài hơn lá, hoàn toàn nhẵn Hoa tạp tính hay đơn tính, màu trắng vàng nhạt, cuống có lá bắc dạng vảy, cuống hoa dài 1,5-2cm.Quả hạch hình trứng, dài 3,5-4,5cm, rộng 2-2,5cm, khi chín màu đen sẫm, thịt hồng hạt hoá gỗ rấtcứng, 3 ô, mỗi ô có nhân hạt màu trắng và nhiều dầu (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000) [1]

Trang 14

Phân bố

a Vùng phân bố cây Trám đen trên thế giới

Trám đen phân bố ở: Trung Quốc (Vân Nam, Hải Nam, Hồng Kông), Lào, Campuchia, Thái Lan

b Vùng phân bố cây Trám đen ở Việt Nam

Cây phân bố khá rộng ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam của Việt Nam Các tỉnh phía Bắc có nhiều Trám đen mọc nhất là: Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình Các tỉnh phía Nam có Trám đen mọc là: Quảng Nam, Đắk Lắk

và Khánh Hoà.(Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000) [1]

Đặc điểm sinh học và công dụng

a Đặc điểm sinh học

Cây phân bố khá rộng ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam Thường gặp trong các rừng nhiệt đới thường xanh, ở độ cao từ khoảng 50-800m, tập trung nhiều ở độ cao 100-400m trên mặt biển Cây thường gặp nhiều ở sườn hoặc chân núi đất, rất ít khi gặp trên đỉnh núi, thường cùng mọc với Lim, Trám trắng, Chẹo tía, Gội nếp, Gội trắng Các ưu hợp Lim + Trám trắng + Trám đen khá phổ biến trong các kiểu rừng kín thường xanh ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ trước kia, nhưng hiện nay thường chỉ còn lại dấu vết ở các vùng núi và trung du của nước ta Cây ưa đất sét hoặc sét pha, sâu ẩm và thoát nước,

độ pH 4,5-5,5, nhưng cũng gặp Trám đen phát triển tốt trên đất cát có nhiều phù sa ven sông Là loài cây ưa sáng khi trưởng thành, nhưng hơi ưa bóng nhẹ khi còn non Từ 1 tuổi trở lên cây có thể mọc nơi ánh sáng hoàn toàn, vì vậy ít gặp cây con tái sinh ở dưới tán rừng có độ phủ trên 0,6 Ở chiều cao khoảng 1m, nếu không được mở sáng mạnh cây Trám con có thể bị chết Trám đen tái sinh mạnh ở nơi có độ tàn che 0,2-0,3, nơi bìa rừng, nơi rừng bị khai thác mạnh hoặc rừng cây tiên phong định vị Sau khi trồng 8-10 năm cây ra hoa, kết quả Thời gian ra quả kéo dài hàng trăm năm Tuổi thọ của cây Trám đen có thể trên

Trang 15

trăm năm Do lá có mùi thơm, vị hơi chua nên các cây Trám đen con mới trồng

dễ bị các loài thú đến ăn lá và ngọn non Ở giai đoạn 1-3 tuổi Trám đen cũng dễ

bị sâu đục ngọn làm chết cây Cây ra hoa vào tháng 3-5, quả chín vào tháng 8-11.(Mai Quang Trường, Lương Thị Anh, 2007) [5]

b Công dụng

Quả Trám đen đã được dùng làm thực phẩm rất lâu đời ở Việt Nam Quả Trám “ỏm” là món ăn quen thuộc trong các bữa cơm của các gia đình ở miền Bắc trước kia Từ quả Trám có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như: Trám kho cá, Trám nhồi thịt Quả Trám còn được dùng để làm ô mai mặn, ngọt được nhiều người ưa thích Nhân hạt Trám chứa nhiều dầu béo, có vị bùi,

có thể ăn sống, ép dầu hoặc làm nhân bánh Quả Trám còn được dùng làm thuốc vì có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, thanh lọc, giải độc rượu Lá có vị hơi đắng, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chỉ thống Vì vậy quả Trám dùng giải độc rượu, cá nóc hoặc chữa hóc xương cá Dùng quả Trám đen ở Việt Nam tươi giã nát, vắt lấy nước uống hoặc sắc uống Nếu dùng ngoài, dịch nước của quả chữa da nứt nẻ do khô lạnh, lở ngứa, nhất

là lở miệng không há mồm ra được, chữa sâu răng bằng cách dùng quả và hạt Trám đốt, tán nhỏ và bôi vào chân răng Rễ cây Trám dùng chữa phong thấp, đau lưng, gối tê liệt cử động Lá trị cảm mạo, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, phù thũng, ghẻ lở Ở Trung Quốc (tỉnh Vân Nam) dùng rễ Trám trị đau

dạ dày, bỏng lửa, lá dùng trị xuất huyết tử cung, ban độc, quả trị nội thương xuất huyết, ho, vỏ rễ dùng trị nội thương thổ huyết Nhựa Trám đen có thể dùng thắp sáng hoặc dùng trong công nghệ véc ni sơn Nhưng nhựa Trám đen thường ít và chóng khô đặc hơn Trám trắng, nên ít khi khai thác nhựa từ cây Trám đen Gỗ Trám đen nhẹ, mềm, màu xám trắng, giác lõi không phân biệt,

có thể dùng làm nhà, đóng đồ, làm gỗ dán lạng, bút chì, diêm, bột giấy Trám là cây đa mục đích được chọn làm cây trồng trong các vườn rừng, và các khu rừng phòng hộ đầu nguồn (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000) [1]

Trang 16

c Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn

Trám đen là cây cho quả ăn rất quen thuộc ở Việt Nam, đồng thời cũng

là cây đa tác dụng Hiện nay giá thu mua Trám đen cao hơn Trám trắng, đặc biệt được thu mua nhiều vào dịp Tết Trung Thu để lấy nhân hạt làm bánh, nên

có gia đình trồng Trám đen lấy quả Mỗi năm thu khoảng 20-30triệu đồng Nhưng do diện tích rừng giảm nên số lượng cây Trám đen cũng ngày một ít dần Thêm nữa khi khai thác người dân không có ý thức bảo vệ, thường chặt

cả cây để lấy quả nên nguồn cây Trám đen ngày càng cạn kiệt trong tự nhiên Cần có biện pháp tích cực để bảo vệ và phát triển loài LSNG có giá trị kinh tế này Có thể dùng Trám để chế biến các món ăn dân tộc trong các nhà hàng Hiện nay chỉ còn những khu vực rừng Trám đen tập trung ở 5 xã thuộc huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang, trong đó nhiều nhất ở xã Hoàng Vân Ở đây còn tồn tại hàng trăm cây Trám cổ thụ có đường kính 1-2 người ôm Cần sớm bảo vệ các cây Trám đen đó để làm rừng giống sau này Muốn tăng năng suất

và sản lượng, cần chọn các giống Trám đen sai quả và chất lượng cao, đồng thời cũng cần lai ghép để tạo ra các dòng cây Trám đen cao sản, sớm ra quả để phục vụ công tác trồng rừng trong các hộ gia đình hoặc ở qui mô lớn hơn.[17]

d Khai thác, chế biến và bảo quản

Sau tám năm cây bắt đầu cho quả, có thể tận thu lấy quả khoảng 15-20 năm, đến tuổi 30-35 có thể chặt lấy gỗ Nếu không lấy gỗ mà để Trám đen làm cây ăn quả, có thểkéo dài hàng trăm năm Ở xã Hoàng Vân, Hiệp Hoà (Bắc Giang) và xã Hà Châu(Thái Nguyên) có nhiều cây Trám trên trăm tuổi, vẫn cho 2-3 tạ quả/1năm Cây 50 tuổi, đường kính 60cm, cao 15m nhà cụ Ngô Cảnh Phồn liên tục cho thu hoạch 2 tạ quả/năm Để thu hái quả, nhân dân thường chặt cả cây trong rừng làm số lượng cây Trám đen ngày một suy giảm Cần phải trèo cây hay dùng thang thu hái quả và chỉ chặt các cành nhỏ để duy trì cây Trám cho quả lâu dài Ở một số vùng, nhân dân có kinh nghiệm dùngdây

Trang 17

thép ken cây Trám (thắt chặt dây quanh thân cây Trám) hoặc đục lỗ nhỏ rồi cho muối vào thân cây Trám để quả rụng đồng loạt Cách khai thác này tuy không làm chết cây, nhưng ảnh hưởng đến sức sống và khả năng ra quả hàng năm của cây Trám Cần chú ý tổng kết các kinh nghiệm khai thác này để sử dụng cây được lâu bền Quả Trám nhặt về có thể mang ra chợ bán ngay hoặc ỏm để ăn Muốn ỏm Trám đen có 2 cách: cách thứ nhất cho quả Trám vào nồi nước, đun đến nhiệt độ 40-50oC thì bắc ra để nguội, lấy quả ra là có thể ăn được Có thể bóc lấy cùi ăn ngay hoặc dùng cùi kho thịt, cá ăn dần Nhân dân vùng Hiệp Hoà, Bắc Giang có kinh nghiệm, sau khi ỏm, tách đôi quả Trám, nhét đầy bột gia vị, xếp vào lọ kín, có thể để hàng năm vẫn giữ được vị ngon

2.1.2 Một số quan niệm về hiệu quả

2.1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả

Hiệu quả là một thuật ngữ dùng để chỉ các mối liên hệ giữa kết quả thực hiện với các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra

để có kết quả đó trong điều kiện nhất định Đối với các phương án hành động khác nhau, hiệu quả chính là chỉ tiêu để phân tích, đánh giá và lựa chọn chúng Hiệu quả được biểu hiện theo nhiều góc độ khác nhau, vì vậy hình thành nhiều khái niệm khác nhau: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường, hiệu quả tuyệt đối, hiệu quả tương đối

a Khái niệm hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tếphản ánh chất lượng các hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn lực của các nhà quản lý Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế

- TheoNguyễn Tiến Mạnh: “Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hay quá trình) kinh tế là phạm trù kinh tế phản ảnh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) để đạt được mục tiêu xác định”

Trang 18

-Ngô Đình Giao: “ Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản

lý của nhà nước” (Ngô Đình Giao,1997) [2]

- Hồ Vĩnh Đào cho rằng: “Hiệu quả kinh tế còn gọi là hiệu ích kinh tế

là so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế (bao gồm lao động hóa và lao động sống) với thành quả có ích đạt được”

- Theo Farsell (1957), Fchult (1964), Rizzo (1979) và Elli (1993) cho rằng: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra (nhân lực, vật lực, tài lực…)

Tóm lại, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh tế Chất lượng khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất để đạt được mục tiêu đề ra ban đầu Hiệu quả kinh tế biểu hiện tính hữu hiệu về kinh tế của việc sử dụng các loại vật tư, lao động, tiền vốn trong sản xuất kinh doanh, nó chỉ ra mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế mang lại với chi phí bằng tiền trong mỗi kỳ kinh doanh Lợi ích kinh tế càng lớn thì hiệu quả càng cao

Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ tổng hòa giữa hai yếu tố hiện vật và giá trị trong việc sử dụng các nguồn lực vào sản xuất Nói cách khác, hiệu quả kinh tế là hiệu quả đạt được trong việc sử dụng hai yếu tố cơ bản trong sản xuất kinh doanh Hai yếu tố đó là:

- Yếu tố đầu vào: Chi phí trung gian, lao động sống, khấu hao tài sản, thuế

- Yếu tố đầu ra: Sản lượng và giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất, thu nhập, giá trị gia tăng, lợi nhuận Hiệu quả là đại lượng vật chất được tạo ra có mục đích của con người Có rất nhiều các chỉ tiêu, các nội dung để đánh giá kết quả Điều quan trọng là khi đánh giá kết quả ta cần xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào và mất chi phí bao nhiêu Trên bình diện xã hội, các chi phí bỏ ra để đạt một kết quả nào đó chính là hao phí lao động xã hội Nên thước đo của các hoạt động là mức độ tối đa hóa trên đơn vị hao phí lao động xã hội tối thiểu

Trang 19

Đối với phạm vi đề tài này, tôi tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất Trám đen Bên cạnh đó còn tìm hiểu hiệu quả về xã hội và môi trường

b Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế lựa chọn để nghiên cứu chủ yếu ở một

số dạng sau:

- Dạng thuận (toàn bộ): hiệu quả chi phí được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra

H = Q/C Hoặc H = Q - C H: Hiệu quả

Q: Lượng kết quả đạt được

C: Chi phí hoặc yếu tố đầu vào

- Dạng thuận (cận biên): là tỷ số giữa phần tăng thêm của kết quả đối với phần tăng thêm của chi phí

Hb = Q/ C

Hb : Hiệu quả cận biên

Q: Lượng kết quả tăng thêm

C: Chi phí hoặc các yếu tố đầu vào tăng thêm

- Dạng nghịch: để tăng thêm một đơn vị kết quả thì cần tăng thêm bao nhiêu đơn vị chi phí

Như vậy, các chỉ tiêu hiệu quả được tính toán trên cơ sở xác định các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra Tuy nhiên, mỗi cách tính đều có những hạn chế nhất định, chưa phản ánh hết các khía cạnh của hiệu quả kinh tế Nếu hiệu quả kinh tế gắn liền với lợi nhuận thuần túy thì hiệu quả kinh

tế không phản ánh được năng suất lao động xã hội, chưa thấy được quy mô đầu tư cũng như quy mô kết quả thu được trong các đơn vị sản xuất có kết quả và chi phí như nhau

Trang 20

Nếu hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả và chi phí sản xuất thì còn phải tính đến tác động của nhiều yếu tố: tự nhiên, kinh tế, xã hội

Các yếu tố đó cần được phản ánh ở hiệu quả kinh tế

Ở đề tài này, đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Trám đen

c Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất

- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được hộ nông dân sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Đây là chỉ tiêu tổng hợp nói lên quy mô, cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ

GO = Qi*Pi Trong đó: Qi: khối lượng sản phẩm thứ i

Pi: đơn giá sản phẩm thứ i

- Chi phí trung gian (IC): được cấu thành trong giá trị sản xuất dưới dạng vật chất (nguyên nhiên vật liệu, năng lượng mua ngoài) và dịch vụ (bảo hiểm, phí bảo vệ môi trường, quảng cáo…)

- Giá trị gia tăng (VA): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là kết quả cuối cùng thu được sau khi trừ đi chi phí trung gian của hoạt động trồng Trám đen

VA = GO - IC Trong đó: VA: là giá trị gia tăng

GO: là tổng giá trị sản xuất IC: là chi phí trung gian

- Giá trị sản xuất tính cho một đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): là chỉ tiêu phản ánh về lượng số đơn vị giá trị sản xuất thu được khi bỏ ra một đơn

vị chi phí trung gian đầu tư sản xuất

- Giá trị gia tăng tính chi một đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): là chỉ tiêu phản ánh về lượng, cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra để đầu

Trang 21

tư cho Trám đen thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả kinh tế đạt được

- Giá trị sản xuất/sào (GO/sào): là chỉ tiêu cho biết bình quân một sào Trám đen thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất

- Giá trị gia tăng/lao động (VA/LĐ): là chỉ tiêu phảithu nhập tăng thêm cho một lao động

2.2.Tổng quan một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam

2.2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới hiện nay cây ăn quả được trồng nhiều nhất là ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc ba châu lục: châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh Tổ chức Nông lương thế giới các loại cây ăn quả,

mà trái cây được dùng làm thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm So với cây lương thực là nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat Tùy theo nguồn gốc, xuất xứ và vùng sinh thái mà có thể chia ra cây ăn quả nhiệt đới, cây ăn quả cận nhiệt đới, cây ăn quả ôn đới, Cây ăn quả là câyđang phát triển sau Lúa gạo, Ngô, Sắn và Lúa mì Trong khẩu phần thức ăn thì cây ăn quả là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng, đặc biệt nhiều Vitamin, nhất là các vitamin A, vitamin C cần cho cơ thể con người Tại nhiều nước trên thế giới cây ăn quả cũng là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị

và là nguồn nguyên liệu để chế biếnbánh kẹo, nước giải khát, mứt… Do hiểu được vai trò của cây ăn quả một số nước trên thế giới đã nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của nhiều loại cây ăn quả và phát triển mở rộng chúng như: cây ăn quả có múi trồng rộng khắp thế giới tại châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu, châu Phi, châu Úc Xoài được trồng chủ yếu tại Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Việt Nam Lê được trồng nhiều tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, thích hợp vùng khí hậu lạnh [19]

Diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại cây ăn quả trên thế giới được thể hiện qua bảng 2.1

Trang 22

Bảng 2.1: Diện tích năng suất, sản lượng một số cây ăn quả của thế giới qua các năm

Một số loại

cây ăn quả

Diện tích (Triệu ha)

Năng suất (Tạ/ha)

Sản lượng (Triệu tấn)

Diện tích (Triệu ha)

Năng suất (Tạ/ha)

Sản lượng (Triệu tấn)

Diện tích (Triệu ha)

Năng suất (Tạ/ha)

Sản lượng (Triệu tấn)

Diện tích (Triệu ha)

Năng suất (Tạ/ha)

Sản lượng (Triệu tấn)

Trang 23

Kết quả ở bảng cho thấy diện tích, năng suất, sản lượng của một số loài cây ăn quả trên thế giới có xu hướng tăng lên qua các năm Do hiểu được vai trò và vị trí của cây ăn quả nên nhiều quốc gia trên thế giới đã có xu hướng mở rộng diện tích do đó diện tích tăng lên, và chú trọng vào kĩ thuật trồng và chăm sóc nên cây ăn quảcây mang lại giá trị kinh tế cao Ví dụ như đối với cây ăn quả có múi từ năm 2009 diện tích là 8,83 triệu ha, nhưng đến năm 2012 diện tích trồng cây ăn quả giảm xuống còn 8,79 triệu ha, giảm không đáng kể Diện tích năm 2012 giảm so với năm 2009 nhưng sản lượng cao hơn Cây ăn quả là cây mang lại giá trị kinh tế cao, cần được chú trọng và phát triển trên thế giới

2.2.2.Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Việt Nam nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên chủng loại cây ăn quả của nước ta rất đa dạng, có tới trên 30 loại cây ăn quả khác nhau, thuộc 3 nhóm là: Cây ăn quả nhiệt đới (Chuối, Dứa, Xoài…), á nhiệt đới (Cam, Quýt, Vải, Nhãn…) và ôn đới (Mận, Lê…) Một trong các nhóm cây ăn quả lớn nhất và phát triển mạnh nhất là Nhãn, Vải và Chôm chôm Diện tích của các loại cây này chiếm 26% tổng diện tích cây ăn quả Tiếp theo

đó là Chuối, chiếm khoảng 19%

Trên địa bàn cả nước, bước đầu đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả khá tập trung, cho sản lượng hàng hoá lớn Cây ăn quả là cây mang lại giá trị kinh tế cao, hiện nay có nhiều nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của cây ăn quả Việt Nam có nhiều vùng trồng cây ăn quả lớn, có nhiều loại quả có giá trị kinh tế cao được xuất khẩu và có sức cạnh tranh cao trên thị thường thế giới

Đa số các loại cây ăn quả được trồng để phục vụ cho công nghiệp chế biến và tiệu thụ trong nước, hầu hết các loại cây ăn quả là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến như làm mứt, bánh kẹo, nước giải khát [20]

Diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại cây ăn quả ở Việt Nam được thể hiện qua bảng 2.2

Trang 24

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại cây ăn quả ở Việt Nam qua các năm

Năng suất (Tạ/ha)

Sản lượng (Triệu tấn)

Diện tích (Triệu ha)

Năng suất (Tạ/ha)

Sản lượng (Triệu tấn)

Diện tích (Triệu ha)

Năng suất (Tạ/ha)

Sản lượng (Triệu tấn)

Diện tích (Triệu ha)

Năng suất (Tạ/ha)

Sản lượng (Triệu tấn)

Dứa 0,04 12,8 0,512 0,038 13,4 0,5092 0,038 13,72 0,52136 0,04 13,5 0,54 Cây ăn quả

Trang 25

Ngoài ra, còn có một số loại cây ăn quả khác cũng có khả năng xuất khẩu tươi là: Sầu riêng cơm vàng hạt lép, Vú sữa Lò rèn, Nhãn xuồng cơm vàng

Về chủng loại các trái cây có lợi thế cạnh tranh, Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định 11 loại trái cây có lợi thế cạnh tranh, bao gồm: Thanh long,

Vú sữa, Măng cụt, Cây có múi (Bưởi, Cam sành), Xoài, Sầu riêng, Dứa, Vải, Nhãn, Dừa và Đu đủ

Diện tích cây ăn quả đến năm 2010 đạt 1triệu ha, tầm nhìn năm 2020 khoảng 1,3 triệu ha Bố trí chủ yếu ở Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam bộ, Đồng bằng Sông Hồng và một số vùng khác tạo điều kiện cho cây ăn quả của Việt Nam ngày càng phát triển

2.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.3.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu

2.3.1.1 Vị trí địa lí

Xã Hà Châu là một trong 21 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn của huyện Phú Bình là một xã nhỏ năm sát con sông Cầu thuộc vùng Trung du Bắc bộ ở phía Tây nam của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Phía Đông và phía Nam giáp huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang

Phía Tây giáp xã Tiên Phong huyện Phổ Yên

Phía Bắc giáp với xã Nga My huyện Phú Bình

Xã Hà Châu có 15xóm, nằm dọc theo đê Hà Châu, cách trung tâm huyện lị Phú Bình 10km, cách trung tâm thành phố 25km tương đối thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa và trao đổi hàng hóa với các vùng khác

2.3.1.2 Địa hình

Xã Hà Châu thuộc nhóm cảnh quan hình thái, địa hình đồng bằng trung

du ven sông Cầu xen lẫn một số gò đồi thấp, đặc trưng cho địa hình xã trung du

ở huyện Phú Bình, cảnh quan sơn thủy hữu tình, có nhiều gò thấp, dạng bát úp với độ cao trung bình 20-30m phân bố ở phía Bắc, Tây và phía Nam của xã

Trang 26

2.3.1.3 Khí hậu, thời tiết

Khí hậu, thời tiết của xã Hà Châu mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh khô hạn và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều Khí hậu của khu vực xã có số giờ nắng khá cao, bức xạ dồi dào lượng mưa khá lớn phù hợp với nhiều loại cây trồng, có thể bố trí được từ hai đến 3 vụ cây trồng ngắn ngày trong năm để tăng hệ số sử dụng đất Tuy nhiên lượng mưa lớn tập trung theo mùa, lượng mưa trung bình năm khoảng

từ 2000-2500mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng1 Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 81-82%.Độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào tháng 11, 12.Nhiệt độ trung bình hàng năm của xã giao động khoảng 23,1o - 24,4oC

2.3.1.4 Thủy văn

Xã Hà Châu có dòng sông Cầu chảy qua, là ranh giới để phân chia xã

Hà Châu với xã Hoàng Vân (Hiệp Hòa - Bắc Giang) Xã có tuyến đê sông Cầu dài chạy qua được coi là điểm xung yếu phòng chống lụt bão của huyện Phú Bình và có nhiều công trình thủy lợi

Rác thải, nước thải chưa được thu gom và xử lí, các đơn vị xóm và xã chưa có dịch vụ thu gom rác thải, chưa có điểm tập kết rác thải Các khu dân tập trung chưa có hệ thống tiêu thoát nước thải hợp vệ sinh Nghĩa trang của

xã đã có quy hoạch nhưng chưa có quy chế quản lí rõ ràng, chưa có hàng rào ngăn cách (Ủy ban nhân dân xã Hà Châu, 2014) [9]

Trang 27

2.3.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Hà Châu

Tình hình kinh tế - xã hội của xã Hà Châu tương đối ổn định, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế như phát triển chưa đồng đều, giá trị sản xuất đem lại chưa thực sự cao nhưng

đó là ngành chủ đạo đem lại hiệu quả kinh tế nhất, cung cấp đủ lương thực

và đáp ứng được các nhu cầu khác của người dân, tỷ lệ hộ nghèo giảm, năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,60% tổng số hộ toàn xã, (tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 là 13,66%) Được cấp ngành quan tâm và hỗ trợ nên kinh tế - xã hội xã Hà Châu dần ổn định và phát triển bền vững hơn.(Ủy ban nhân dân

xã Hà Châu, 2013-2014)[7]

2.3.2.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong ngành sản xuất nông nghiệp Đây là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư

và xây dựng cơ sở văn hóa kinh tế của xã hội an ninh quốc phòng Nhìn chung đất đai khá phong phú và đa dạng, hàm lượng chất ding dưỡng trong đất ở mức trung bình thích hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp Để thấy rõ được tình hình sử dụng đất đai của

xã Hà Châu ta đi nghiên cứu bảng 2.3

Trang 28

Bảng 2.3: Tình hình sử dụng đất đai của xã Hà Châu năm 2014

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 43,20

2.2.2 Đất sản xuất kinh doanh phi nông CSK 5,40

(Nguồn: UBND xã Hà Châu, 2014)

Trang 29

Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã năm

2014 là 529,5 ha, chiếm khoảng 2,2% diện tích tự nhiên của toàn huyện Phú Bình Bao gồm 3 nhóm đất chính:

- Đất Nông nghiệp: đất Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên năm 2014 cụ thể là 396,16 ha, chiếm 74,8% tổng diện tích đất tự nhiên

- Đất Phi nông nghiệp có diện tích là 122,5 ha chiếm 23,1% tổng diện tích đất tự nhiên

- Đất chưa sử dụng là 10,84ha chiếm 2,1% tổng diện tích đất tự nhiên của xã

2.3.2.2 Tình hình dân số và lao động của xã

Xã Hà Châu gồm 1436 hộ gia đình với 6743 nhân khẩu trong đó số nhân khẩu nữ là 3341 người và số nhân khẩu nam là 3402 người Đây là một

xã đa số dân số đều là người dân tộc Kinh Người dân trong độ tuổi từ 16 đến

60 là 3048 người, trong đó:

+ Theo ngành sản xuất:

* Nông nghiệp: 2100 lao động, chiếm tỷ lệ 68,69%

* Công nghiệp xây dựng: 500 lao động, chiếm tỷ lệ 16,40%

* Dịch vụ: 448 lao động, chiếm tỷ lệ 14,7%

+ Theo kiến thức phổ thông:

* THPT: 763 lao động, chiếm tỷ lệ 25,04%

* THCS: 1935 lao động, chiếm tỷ lệ 63,48%

* Tiểu học: 350 lao động, chiếm tỷ lệ 11,48%

+ Được đào tạo chuyên môn: 640 người, chiếm 21%, tỷ lệ trong nông nghiệp là 30.48%

* Đại học, CĐ: 50 người, chiếm 1,64%, tỷ lệ trong nông nghiệp: 2,38%

* Trung cấp: 170 người, chiếm 5,58%, tỷ lệ trong nông nghiệp: 8,1%

Trang 30

* Sơ cấp (3 tháng trở lên): 420 người, chiếm 13,78%, tỷ lệ trong nông nghiệp:20%

2.3.2.3 Cơ sở hạ tầng

- Giao thông: tổng km đường giao thông của xã là 27,77km bao gồm các loại đường liên xã, đường trục xóm, đường ngõ xóm, đường nội đồng, thực trạng cụ thể như sau:

Đường liên xã có 11,11km, đường trục xóm có 2,9km, đường ngõ xóm

có 6,25km và đường nội đồng có 7,51km Nhìn chung hệ thống đường giaothông nông thôn đã được cứng hóa nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại vận chyển hàng hóa của người dân

- Thủy lợi và nước sinh hoạt: toàn xã có 20,37km kênh nội đồng, trong

đó thực hiện cứng hóa 15,3km

- Cấp điện: toàn xã có 8 trạm biến áp, đủ cung ứng điện cho sinh hoạt

và sản xuất của nhân dân Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 98%, thời gian cung cấp điện 24/24 giờ (Ủy ban nhân dân xã Hà Châu, 2014)[9]

2.3.2.4 Hệ thống văn hóa, giáo dục, y tế

- Về giáo dục: hiện nay xã có một trường Tiểu học đã đạt trường chuẩn quốc gia mức độ II, trường Mầm non và trường THCS chưa được công nhận chuẩn quốc gia Trong đó trường Mầm non có 01 trường chính và 01 phân trường, một trường THCS Các công trình này về cơ sở vật chất, trang thiết bị

đồ dùng cơ bản đã đáp ứng yêu cầu cho việc dạy và học Trong những năm gần đây công tác giáo dục đào tạo trên địa bàn xã nhìn chung có nhiều tiến bộ, công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm thực hiện Đội ngũ giáo viên không ngừng được đào tạo nâng cao trình độ đạt chuẩn hóa từng bước nâng cao chất lượng dạy và học Tỷ lệ học sinh vàoTHPT ngày càng tăng, số học sinh tốt nghiệp THPT vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có nhiều hơn những năm trước

Trang 31

- Về y tế: Trạm y tế xã có diện tích sử dụng là 1040m2cơ sở hạ tầng đang hoàn thiện dần gồm có 3 nhà, 12 phòng làm việc, 4 giường lưu bệnh nhân tại trạm, có kho, có nhà bếp, có nhà xe Trạm có 1 bác sĩ, 2 điều dưỡng,

1 y sĩ, 1 hộ sinh, 1 chuyên trách dân số, và 15/15 thôn có y tế thôn bản Trong thời gian tới cần quan tâm tới đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như cán bộ chuyên môn để có đủ điều kiện khám chữa bệnh cho người dân tại địa phương (Ủy ban nhân dân xã Hà Châu, 6/2014) [8]

- Về văn hóa - xã hội

Văn hóa - thể thao: Ban chỉ đạo đoàn kết toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa chỉ đạo các đơn vị xóm tổng kết khu dân cư theo kế hoạch chỉ đạo của huyện Toàn xã có trên 920 gia đình đạt gia đình văn hóa 3 năm (2011-2013) Tổ chức thành công lễ kỷ niệm 60 năm thành lập xã và khai mạc đại hội TDTT xã lần thứ 2 năm 2013 Tham gia các môn thi đấu tại đại hội thể dục thể thao huyện Phú Bình lần thứ 7

Thường xuyên duy trì và phát triển phong trào thể thao quần chúng với các môn thể thao như: Cầu lông, cờ tướng trên địa bàn toàn xã thu hút đông đảo nhân dân tham gia

Về chính sách xã hội: Chính sách xã hội: thường xuyên chăm lo, thăm hỏi các đối tượng chính sách trong những ngày lễ lớn, trong dịp tết cổ truyền của dân tộc Thực hiện tốt công tác chi trả trợ cấp cho các đối tượng đảm bảo kịp thời, đúng quy định Triển khai thực hiện luật người khuyết tật đến các đơn vị xóm, đảm bảo quyền lợi cho nhười khuyết tật theo quy định Đề nghị

hỗ trợ 01 gia đình chính sách xây dựng nhà ở theo Quyết định 22 của thủ tướng chính phủ với mức hỗ trợ 40 triệu đồng Công tác giảm nghèo và bảo trợ lao động xã hội, được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng Công tác giảm nghèo được cấp ủy chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện sát xao, năm

2014 theo đúng kế hoạch huyện giao Kết quả tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm 4,60%, còn 13,66% Công tác giải quyết việc làm cho ngýời lao ðộng ðýợc

Trang 32

thực hiện có hiệu quả, trong nãm UBND xã đã phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp về tận địa phương tuyển lao động đi làm việc tại các công ty trong và ngoài nước Kết quả trong năm đã tạo việc làm mới cho 150 lao động, đạt 120,97% kế hoạch, trong đó đưa người đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài được 6 người.Thực hiện tốt công tác phòng chống ma túy, rà soát các đối tượng có dấu hiệu nghiện các chất ma túy, tệ nạn xã hội như rượu bia,

cờ bạc (Ủy ban nhân dân xã Hà Châu, 2013-2014) [7]

2.3.3 Tình hình phát triển kinh tế của xã Hà Châu(2012-2014)

Kinh tế xã Hà Châu lấy nông nghiệp làm chủ đạo , ngoài sản xuất nông nghiệp thì còn có các ngành khác như: công ngiệp, tiểu công nghiệp, dịch vụ Tổng thu nhập bình quân đầu người của xã Hà Châu qua năm 2012 là 14,5 triệuđồng/người/năm mức sống của người dân còn thấp so với nhiều nơi khác Với những nỗ lực và chỉ đạo mạnh mẽ từ chính quyền xã, cùng với đó là ý thức vươn lên của mỗi hộ dân

Để thấy rõ thực trạng phát triển kinh tế xã hội của xã ta nghiên cứu bảng 2.4

Bảng 2.4:Tình hình phát triển kinh tế xã Hà Châu (2012-2014)

Trang 33

Qua bảng trên cho thấy những năm qua tình hình kinh tế của xã Hà Châu có nhiều thay đổi theo hướng tích cực

- Giá trị sản xuất ngành nông - lâm - ngư nghiệp của xã qua 3 năm (2012-2014) tăng theo các năm cụ thể:

+ VềTrồng trọt: năm 2012 là 3.098 tấn đến năm 2013 là 3.222,51 tấn so với cùng kì năm trước tăng 124,51 tấn Năm 2014 sản lượng lương thực là 3.321,57 tấn tăng cùng kì so với năm ngoái là 99,06 tấn

+ Về Chăn nuôi: Chăn nuôi cũng đem lại kinh tế cho người dân, ở đây chủ yếu là chăn nuôi lợn bởi vì có thị trường tiêu thụ rộng lớn, chăn nuôi gia cầm, Trâu,Bò để tăng gia Qua 3 năm ta thấy sản lượng, số lượng tăng hoặc giảm theo các năm như: sản lượng thịt lợn hơi năm 2012 là 880 tấn thì năm

2013 là 895 tấn tăng hơn so với năm 2012 là 15 tấn, năm 2014 sản lượng thịt lợn hơi là 890 giảm so với năm 2013 nhưng không đáng kể Số lượng gia cầm năm 2012 là 18.250 con đến năm 2013 là 57.014 con tăng hơn so với năm

2012, nhưng đến năm 2014 thì số lượng gia cầm giảm xuống còn 36.255 con Năm 2012 số lượng Trâu, Bò là 998 con,đến năm 2013 số lượng Trâu, Bò của toàn xã là 1062 con tăng 64 con so với năm 2012, năm 2014 số lượng Trâu,

Bò tăng lên là 1.805 con Ở xã không có trang trại chăn nuôi mà chỉ chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình

- Đối với ngành công nghiệp, tiểu công nghiệp,dịch vụ: qua 3 năm thấy GTSX ngành công nghiệp, tiểu công ngiệp và dịch vụ tăng cụ thể: năm 2012 GTSX của ngành là 9 tỷ đồng, năm 2013 là 11,25 tỷ đồng tăng hơn 2,25 tỷ so với năm 2012, năm 2014 là 17,79 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2013 6,54 tỷ đồng

2.3.4 Thực trạng sản xuất nông - lâm nghiệp tại xã Hà Châu

2.3.4.1 Về trồng trọt

Năm 2013 toàn xã gieo cấy 472ha lúa trong đó diện lúa xuân là 235ha, năng suất bình quân đạt 56,3tạ/ha, sản lượng đạt 1.231,11 tấn, diện tích lúa

Trang 34

mùa là 237ha, trong đó diện tích mất trắng do ngập úng là 7ha, diện tích cho thu hoạch 230ha, năng suất bình quân 53,57 tạ/ha, sản lượng đạt 1.231,11 tấn Trong đó diện tích lúa lai cả năm là 216,2ha chiếm 45,87% tổng diện tích gieo cấy

Cây Ngô: tổng diện tích trồng là 155ha, (trong đó diện tích Ngô đông là 95ha, Ngô xuân là 35ha, ngô vụ hè là 25ha) năng suất bình quân đạt 43,1 tạ/ha, sản lượng 668,4 tấn (Ủy ban nhân dân xã Hà Châu, 2013-2014)[7]

Trang 35

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-Đối tượng nghiên cứu: Cây Trám đen được trồng tại xã Hà Châu, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

- Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian nghiên cứu có hạn nên chỉ nghiên

cứ trong phạm vi xã Hà Châu, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu

Địa điểm tiến hành nghiên cứu: Xã Hà Châu, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Thời gian tiến hành từngày 01/8/2014 đến ngày 24/12/2014

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Thực trạng trồng Trám đen tại xã Hà Châu và trong các hộ điều tra

- Diện tích trồng, giống Trám đen, năng suất Trám đen

- Thị trường và giá cả của Trám đen

- Các sản phẩm tiêu thụ từ Trám đen

- Thuận lợi và khó khăn trong trồng Trám đen

3.3.2 Hiệu quả kinh tế của việc trồng Trám đen

- Chi phí đầu vào: Giống, Thuốc BVTV, phân bón, công lao động gia đình, công lao động thuê mướn…

- Tổng thu nhập từ Trám đen

- Lợi nhuận thu được từ việc trồng Trám đen mang lại cho người dân

3.3.3 Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây Trám đen

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Công tác chuẩn bị

Giấy bút, bảng hỏi,… và liên hệ với chính quyền ở địa điểm thực tập

Trang 36

3.4.2 Phương pháp ngoại nghiệp

3.4.2.1 Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu có chọn lọc

- Thu thập kế thừa tài liệu, báo cáo có liên quan:

+ Đến kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết

+ Diện tích tình hình trồng Trám đen của vùng nghiên cứu

+ Các báo cáo của của khuyến nông xã về tình hình trồng Trám đen của

xã, các dự án, báo cáo nghiên cứu có liên quan

3.4.2.2 Phương pháp đánh giá nông thôn bằng công cụ PRA

Để có một số liệu tương đối khách quan và chính xác tôi tiến hành thu thập thông tin của 30 hộ ở các thôn trong xã

+ Phỏng vấn các hộ gia đình theo bảng hỏi kết hợp với điều tra quan sát địa bàn thực địa (Theo mẫu bảng hỏi phỏng vấn hộ gia đìnhở phụ lục số 1)

* Điều tra thị trường tiêu thụ

- Phỏng vấn nhanh các đối tượng: người thu mua, người bán hàng, về thị trường tiêu thụ, bán đi đâu, bán cho đối tượng nào, mức độ, giá cả của Trám đen trên thị trường (Thông tin thu được theo bảng hỏi phỏng vấn người thu mua Trám đen phụ lục số 1)

- Vẽ sơ đồ kênh tiêu thụ trám

Trang 37

* Xác định thuận lợi và khó khăn: theo công cụ SWOT

Sơ đồ SWOT:SOWT là tên viết tắt của các từ S (điểm mạnh), W (điểm yếu), O (cơ hội), T (nguy cơ/trở ngại) Sơ đồ SWOT có bốn mảng dùng để phân tích các điểm yếu, điểm mạnh cơ hội và nguy cơ của một hoạt động,một

tổ chức hay một lĩnh vực nào đó Điểm mạnh và điểm yếu thường mang tính chất chủ quan nội bộ, bên trong.Cơ hội và cản trở là các yêu tố tiềm ẩn, có tính khách quan, tác động từ bên ngoài

3.4.3 Phương pháp xử lí số liệu

- Chỉnh lí số liệu, sử dụng các phương pháp toán học để xử lí các số liệu thu thập được về thu và chi từ mô hình trồng Trám đen đang điều tra

- Tổng hợp và phân tích số liệu, thông tin thu thập và bảng biểu

- Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế: P = T - C

Trong đó: P: là lợi nhuận thuần

T: là doanh thu (Tổng thu nhập)

C: là tổng chi phí (bao gồm cả chi phí trung gian và công lao động)

- Tính hiệu quả kinh tế của một năm/ha (VA)

+ Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được hộ nông dân sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Đây là chỉ tiêu tổng hợp nói lên quy mô, cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ

GO = Qi*Pi Trong đó:

Qi: khối lượng sản phẩm thứ i

Pi: đơn giá sản phẩm thứ i

+ Chi phí trung gian (IC): được cấu thành trong giá trị sản xuất dưới dạng vật chất (nguyên nhiên vật liệu, năng lượng mua ngoài) và dịch vụ (bảo hiểm, phí bảo vệ môi trường, quảng cáo…)

Trang 38

IC = Trong đó: Ci: là khoản chi phí thứ i

+Tính hiệu quả kinh tế của một năm/ha (VA)

VA = GO – IC Trong đó:

VA: là giá trị gia tăng (chênh lệch giữa Tổng giá trị sản xuất và Chiphí trung gian, phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất trong một kì thường là một năm)

GO:là Tổng giá trị sản phẩm (toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kì nhất định của hộ nông dân là thường là một năm)

IC: là chi phí trung gian (bao gồm chi phí cải tạo đất, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khấu hao giai đoạn kiến thiết cơ bản)

D: là khấu hao giai đoạn kiến thiết cơ bản (đầu tư chi phí thời kì kiến thiết cơ bản cho cây Trám đen bao gồm chi phí trồng mới, chi phí chăm sóc giai đoạn chưa cho sản phẩm) khấu hao giai đoạn kiến thiết cơ bản được tính như sau:

D = G/H Trong đó: G: là Tổng chi phí kiến thiết cơ bản

H: là số năm thu hoạch dự kiến

Trang 39

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng trồng Trám đen tại xã Hà Châu và trong các hộ điều tra

Hà Châu là một xã có điều kiện khí hậu và đất đai tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, các cây trồng chủ yếu đó là Lúa, Ngô, Lạc, Trám đen, Sấu,….Trám đen là cây trồng đã được người dân địa phương trồng từ khá lâu, nhưng chủ yếu là trồng nhỏ lẻ, chưa thành hàng hóa Trong những năm gần đây, khi Trám đen được bán rộng trên thị trường, nhiều người biết đến và ưa chuộng thì diện tích Trám đen bị thu hẹp do nạn khai thác cát trái phép nên nhiều diện tích đất trồng Trám đen bị mất Sau

vụ thu hoạch năm 2013, người dân trồng Trám đen tại xã Hà Châu phấn khởi vì được mùa, giá cả ổn định, với giá bình quân 45,000-55,000đ/kg Có rất nhiều hộ thu nhập từ 20-30 triệu đồng

Bác Nguyễn Văn Thanh - xóm Táo, cho biết: “Vụ Trám đen năm ngoái gia đình tôi được 4 tạđược 20 triệu đồng Nhưng đến vụ Trám đen năm nay, gia đình bác cả vụ thu được khoảng 6-7 tạ cao hơn nhiều so với năm ngoái Bác cũng cho biết thêm không riêng gì gia đình bác, vụ Trám đen năm nay bà con trong xóm ai cũng vui vì được mùa Trám, giá tương đối cao và ổn định Bà con thu hoạch đến đâu thương lái vào tận vườn hoặc đến tận nhà để mua”

a Diện tích Trám đen tại Hà Châu và các hộ điều tra

Bảng 4.1: Diện tích vàphân bốcây Trám đen tại Hà Châu

Số xóm trồng

Trám đen

Diện tích Trám đen cổ thụ tại xã

Diện tích Trám đen 30 hộ điều tra

Tổng diện tích Trám đen của xã

(Nguồn: Số liệu điều tra 2014)

Trang 40

Qua bảng trên thấy: ở Hà Châu có 7/15 xóm trong xã có thể trồng Trám đen, chủ yếu tập trung ở 5 xóm: xóm Táo, Núi, Mới,Tám và xóm Đông, cây Trám đã trở thành cây làm giàu của nhiều gia đình nơi đây Nhưng không có diện tích Trám trồng tập trung và người dân chưa để ý đến việc thâm canh Cây Trám được trồng rải rác ở trong vườn tạp quanh nhà của các gia đình, trên điều kiện đất đồi núi hoặc bãi soi, trên diện tích trồng Trám đen còn có thể trồng xen được Quýt, Nhót, Sắn và một số loại cây trồng khác Trên đồng đất Hà Châu, ở những diện tích đất đồi, đất soi bãi, cây Trám là cây cho thu nhập cao nhất, cây Trám đã trở thành cây làm giàu của nhiều gia đình nơi đây Ngày nay do ảnh hưởng của thiên tai như: gió, mưa, lũ lụt, nên nhiều bãi soi

bị mất do sạt lở do đó số lượng những cây Trám cổ thụ bị bị mất Tổng diện tích Trám đen của xã khoảng 5,4ha

b Giống Trám đen tại địa phương

Những diện tích trồng Trám đen trước đây chủ yếu do người dân tự ươm giống tại địa phương để trồng nên thời gian cho quả lâu và năng suất không được cao Hơn nữa, do cây trồng không được chọn lọc, đầu tư chăm sóc nên năng suất không ổn định, năm được năm mất, có nhiều cây cho quả kém chất lượng, quả chát đắng Khó khăn lớn nhất hiện nay đối với phát triển cây Trám đen ở Hà Châu là không có cây giống, đặc biệt là cây giống có chất lượng cao và không có cách gì phân biệt được giữa cây Trám “đực” và cây Trám “cái” ngoài cách lựa hạt Những cụ già trồng Trám lâu năm mới có kinh nghiệm chọn hạt, nhưng cũng chỉ là tương đối Vậy nên nhiều nhà trồng Trám, đợi cả chục năm trời mới biết trồng phải cây Trám “đực”, lại phải thay cây mới Ngoài ra hiện nay Trám đen được trồng từ cây ghép, ưu điểm của cây ghép là rút ngắn thời gian bói quả

và giữ được đặc tính di truyền của cây mẹ như: chất lượng quả,….Nhưng do chưa được áp dụng khoa học kĩ thuật nên tỉ lệ sống của cây Trám ghép rất thấp nên người dân tại xã Hà Châu vẫn chủ yếu trồng theo phương thức cổ truyền là

Ngày đăng: 08/08/2016, 21:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Thực vật rừng, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vật rừng
Tác giả: Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp - Hà Nội
Năm: 2000
3. Nguyễn Huy Sơn, Lê Sỹ Trung, Phan Văn Thắng (2009), Lâm sản ngoài gỗ, Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lâm sản ngoài gỗ
Tác giả: Nguyễn Huy Sơn, Lê Sỹ Trung, Phan Văn Thắng
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội
Năm: 2009
4. Sa Đình Từ (2014), Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nông lâm kết hợp tại thị trấn Nông trường Liên Sơn huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái, khóa luận tốt nghiệp đại học, trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nông lâm kết hợp tại thị trấn Nông trường Liên Sơn huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái
Tác giả: Sa Đình Từ
Năm: 2014
5. Mai Quang Trường - Lương Thị Anh (2007), giáo trình trồng rừng, Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình trồng rừng
Tác giả: Mai Quang Trường - Lương Thị Anh
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2007
6. Ủy ban nhân dân xã Hà Châu, Báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và xây dựng hệ thống chính trị giai đoạn 2011 - 2014, Hà Châu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và xây dựng hệ thống chính trị giai đoạn 2011 - 2014
7. Ủy ban nhân dân xã Hà Châu (2013 - 2014), Báo cáo kinh tế xã hội năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014, Hà Châu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kinh tế xã hội năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014
8.Ủy ban nhân dân Xã Hà Châu (2014), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ giải pháp 6 tháng cuối năm 2014, Hà Châu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ giải pháp 6 tháng cuối năm 2014
Tác giả: Ủy ban nhân dân Xã Hà Châu
Năm: 2014
9. Ủy ban nhân dân Xã Hà Châu (2014), Báo cáo k ế t qu ả th ự c hi ệ n ch ươ ng trình xây d ự ng nông thôn m ớ i, Hà Châu.II. Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
Tác giả: Ủy ban nhân dân Xã Hà Châu
Năm: 2014
11. de Beer, J. H, (1992), Non - wood forest products in Indochina. Focus: Vietnam, Mission report for the FAO. AID environmen, Amsterdam, the Sách, tạp chí
Tiêu đề: Non - wood forest products in Indochina. Focus: "Vietnam, Mission report for the FAO. AID environmen
Tác giả: de Beer, J. H
Năm: 1992
12. Deng, Y. & G. Zhu. 2005. (1695), Proposal to conserve the name Canarium pimela (Burseraceae).III. Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Proposal to conserve the name Canarium pimela (Burseraceae
2. Ngô Đình Giao (1997), Giáo trình kinh tế học vi mô, NXB giáo dục Hà Nội Khác
10.Chineses Medicine and Pharmacy Publishing house (1993), Dictionary of Chinese material medica 1 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w