1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế của cây sắn tại xã nghĩa hành - huyện tân kỳ - tỉnh nghệ an

54 2K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Các chuyên gia kinh tế đánh giá rằng, bên cạnh mặt được, không thểkhông nhìn thấy mặt trái của việc phát triển loại sản phẩm này với khối lượnglớn sẽ dẫn đến nguy cơ tái diễn tình trạng

Trang 1

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực, thức ăn gia súc quan trọng sau lúa vàngô Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn

dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông

hộ Sắn chủ yếu dùng để bán, kế đến dùng làm thức ăn gia súc, chế biến thủcông và tiêu thụ tươi

Cây sắn là một loại cây truyền thống ở Việt Nam và cũng là một trongnhững loại cây trồng quan trọng đối với an toàn lương thực ở vùng núi Kể từnăm 2002, các loại sắn công nghiệp được trồng và nhiều nhà máy chế biếntinh bột sắn được xây dựng ở khu vực Bắc Miền Trung, người nông dân đã cóthêm nhập từ việc trồng sắn Sắn cũng là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu

và tiêu thụ trong nước Sắn là nguyên liệu chính để chế biến bột ngọt, ethanol, mì ăn liền, bánh kẹo, siro, nước giải khát, bao bì, ván ép, phụ giadược phẩm, màng phủ sinh học và chất giữ ẩm cho đất Sản phẩm sắn xuấtkhẩu của Việt Nam chủ yếu là tinh bột, sắn lát và bột sắn Thị trường chính làTrung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapo, Hàn Quốc Đầu tư nhà máy chếbiến bio - ethanol là một hướng lớn triển vọng.Sắn là cây trồng có nhiều côngdụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm Sắn đựơc nông dân ưu trồng vì: có khả năng sử dụng tốt các đầt đã kiệt: chonăng suất cao và ổn định, chi phí đầu tư thấp và sử dụng ít nhân công, thờigian thu hoạch kéo dài nên thuận rải vụ Nghề trồng sắn thích hợp với những

bio-hộ nông dân nghèo, ít vốn nhưng nhược điểm trồng sắn làm kiệt đất; Củ sắn

nghèo đạm và vitamin, có độc tố HCN trong sắn củ tươi; Chế biến sắn gây ônhiễm môi trường

Tân Kỳ là một huyện miền núi phía tây của tỉnh Nghệ An, cách thànhphố Vinh 90 km Huyện có đường Hồ Chí Minh đi ngang qua Huyện lỵ là thịtrấn Tân Kỳ, là huyện miền núi có nhiều diện tích đất bãi, đồi thấp Diện tíchlớn thuận lợi cho các loại cây trồng hàng năm và dài ngày, Như: keo, tràm,cao su, mía, lạc, Nghĩa Hành là một Xã của huyện với nền kinh tế chủ yếu

Trang 2

chính sách của Đảng và Nhà nước, Nghĩa Hành đã ngày càng phát triển dựavào các hoạt động sản xuất nông nghiệp Là một xã gần trung tâm của Huyệnnên người dân có điều kiện hơn trong việc tiếp xúc các tiến bộ khoa học kíthuật Song, Nghĩa Hành là xã đang còn nghèo, việc đầu tư vào trồng sắn cònrất ít, nông dân lại thiếu kinh nghiệm sản xuất, giá cả sắn bấp bênh làm choviệc sản xuất sắn gặp nhiều khó khăn Người dân sống ở khu vực đã quen vớiviệc trồng sắn tuy nhiên sản lượng chưa cao.

Trên cơ sở đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế của cây sắn tại Xã Nghĩa Hành - Huyện Tân Kỳ - Tỉnh Nghệ An”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng trồng sắn tại xã Nghĩa Hành - huyện Tân Kỳ

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng sắn tại nông hộ, xã NghĩaHành - huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

- Xác định những khó khăn thuận lợi trong việc trồng sắn và từ đó có thểđưa ra 1 số giải pháp giúp người dân nâng cao hiệu quả trồng sắn

Trang 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan về cây Sắn

2.1.1 Tên gọi, mô tả, phân loại

Sắn (Manihot esculenta Crantz; tên khác: khoai mì, cassava, tapioca,

yuca, mandioca, manioc, maniok, singkong, ubi kayu, aipim, macaxeir, kappa,maracheeni) là cây lương thực ăn củ hàng năm, có thể sống lâu năm, thuộc họthầu dầu Euphorbiaceae Cây sắn cao 2 - 3 m, đường kính tán 50 - 100 cm Lákhía thành nhiều thùy, có thể dùng để làm thức ăn chăn nuôi gia súc Rễ ngangphát triển thành củ và tích luỹ tinh bột Củ sắn dài 20 - 50 cm, khi luộc chín cómàu trắng đục, hàm lượng tinh bột cao Sắn luộc chín có vị dẻo, thơm đặctrưng Sắn có thời gian sinh trưởng thay đổi từ 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18tháng, tùy thuộc giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng

2.1.2 Nguồn gốc

Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh và đượctrồng cách đây khoảng 5.000 năm Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thiếttại vùng đông bắc của nước Brazin thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiềuchủng loại sắn trồng và hoang dại Trung tâm phân hóa phụ có thể tại Mexico

ở Trung Mỹ và vùng ven biển phía bắc của Nam Mỹ Bằng chứng về nguồngốc sắn trồng là những di tích khảo cổ ở Venezuela niên đại 2.700 năm trướcCông nguyên, di vật thể hiện củ sắn ở cùng ven biển Peru khoảng 2000 nămtrước Công nguyên, những lò nướng bánh sắn trong phức hệ Malabo ở phíaBắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước Công nguyên, những hạt tinhbột trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đếnnăm 200 trước Công nguyên, ( Rogers 1936, 1965)

Trang 4

2.1.3 Vùng phân bố

Hiện tại, sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệtđới, tập trung nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, là nguồn thực phẩm củahơn 500 triệu người ( CIAT, 1993)

2.1.4 Lịch sử phát triển

Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào thế kỷ

16 Tài liệu nói tới sắn ở vùng này là của Barre và Thevet viết năm 1558 Ởchâu Á, sắn được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 SriLanka đầu thế kỷ

18 Sau đó, sắn được trồng ở Trung Quốc, Myamar và các nước châu Á khác

ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 [4]

Cây sắn đựơc du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18 Hiện chưa cótài liệu chắc chắn về nơi trồng và năm trồng đầu tiên Sắn được canh tác phổbiến tại hầu hết các tỉnh của Việt Nam từ Bắc đến Nam Diện tích sắn trồngnhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng núi và trung duphía bắc, vùng ven biển nam Trung Bộ và vùng ven biển bắc Trung Bộ [7]

2.1.5 Vị trí kinh tế của cây sắn

- Giá trị sử dụng: Sắn là cây trồng có nhiều công dụng trong chế biếncông nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm Củ sắn được dùng đểchế biến tinh bột, sắn lát khô, bột sắn nghiền hoặc dùng để ăn tươi Từ sắn củtươi hoặc từ các sản phẩm sắn sơ chế tạo thành hàng loạt các sản phẩm côngnghiệp như bột ngọt, rượu cồn, mì ăn liền, gluco, xiro, bánh kẹo, mạch nha,

kỹ nghệ chất dính (hồ vải, dán gỗ), bún, miến, mì ống, mì sợi, bột khoai, bánhtráng, hạt trân châu (tapioca), phụ gia thực phẩm, phụ gia dược phẩm Củ sắncũng là nguồn nguyên liệu chính để làm thức ăn gia súc Thân sắn dùng đểlàm giống, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô, làm nấm, làm củi đun Lásắn non dùng làm rau xanh giàu đạm Lá sắn dùng trực tiếp để nuôi tằm, nuôi

cá Bột lá sắn hoặc lá sắn ủ chua dùng để nuôi lợn, gà, trâu bò, dê,… Hiện tại,sản phẩm sắn ngày càng thông dụng trong buôn bán, trao đổi thương mạiquốc tế [4]

Trang 5

Thành phần dinh dưỡng Củ sắn tươi có tỷ lệ chất khô 38-40%, tinh bột16-32%, giàu vitamin C, calcium, vitamin B và các chất khoáng, nghèo chấtbéo, muối khoáng, vitamin và nghèo đạm trong củ sắn, hàm lượng các acidamin không đươc cân đối, thừa arginin nhưng lại thiếu các acid amin chứa lưuhuỳnh Thành phần dinh dưỡng khác biệt tuỳ giống, vụ trồng, số tháng thuhoạch sau khi trồng và kỹ thuật phân tích Lá sắn có hàm lượng đạm khá cao,nhiều chất bột, chất khoáng và vitamin Chất đạm của lá sắn có khá đầy đủcác acid amin cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu methionin Trong lá sắn ngoàicác chất dinh dưỡng, cũng chứa một lượng độc tố [HCN] đáng kể Các giốngsắn ngọt có 80-110 mg HCN/ 1kg lá tươi Các giống sắn đắng chứa 160-240

mg HCN/ 1kg lá tươi Lá sắn ngọt là một loại rau rất bổ dưỡng nhưng cần chú

ý luộc kỹ để làm giảm hàm lượng HCN Lá sắn đắng không nên luộc ăn mànên muối dưa hoặc phơi khô để làm bột lá sắn phối hợp với các bột khác làmbánh thì hàm lượng HCN còn lại không đáng kể

- Lợi ích của nghề sắn: Sắn dễ trồng, hợp nhiều loại đất, vốn đầu tư thấp,phù hợp khả năng kinh tế với nhiều hộ gia đình nông dân nghèo, thiếu laođộng tận dụng đất để lấy ngắn nuôi dài Cây sắn cũng có khả năng cạnh tranhcao vì sử dụng hiệu quả tiền vốn, đất đai, tận dụng tốt các loại đầt nghèo dinhdưỡng Sắn đạt năng suất cao và lợi nhuận khá nếu biết dùng giống tốt vàtrồng đúng quy trình canh tác sắn bền vững Sắn đựơc nông dân ưu trồng vì:

có khả năng sử dụng tốt các đầt đã kiệt: cho năng suất cao và ổn định, chi phíđầu tư thấp và sử dụng ít nhân công, thời gian thu hoạch kéo dài nên thuận rải

vụ Nghề trồng sắn thích hợp với những hộ nông dân nghèo, ít vốn

2.1.6 Tác động của sản xuất sắn đến môi trường

Sắn là loại cây rất dễ trồng và cho năng suất, thu nhập cao Một số địaphương đã xếp cây sắn vào những cây xóa đói, giảm nghèo cho người dân,nhưng chưa lường hết được hậu quả tác hại của việc trồng sắn Trồng sắnnhiều là tác nhân gây nên sa mạc hóa tài nguyên đất, xói mòn, lũ lụt cục bộảnh hưởng đến môi trường Bên cạnh đó, các nhà máy chế biến tinh bột sắn

Trang 6

nước và không khí Việc có hay không nên tiếp thục tăng diện tích sản xuấtsắn là vấn đề được sự quan tâm của nhiều người, bởi những hiệu quả mang lại

là đáng kể song đấy phải chăng chỉ là lợi ích trước mắt và hậu quả của nó vềsau sẽ như thế nào nếu việc canh tác sắn không đúng với khoa học

Nhiều chuyên gia trên lĩnh vực nông nghiệp đã đưa ra lời cảnh báo về táchại của việc trồng sắn có thể dẫn đến hiện tượng sa mạc hóa đất đai Theo cácnhà khoa học, rễ cây sắn lấy các chất hữu cơ trong đất và thải ra một loại a-xít

có hại cho cây trồng, đồng thời làm chai cứng nền đất và hủy diệt các vi sinhvật có lợi cho cây trồng Đất sau khi trồng sắn sẽ phải mất rất nhiều thời gianmới có thể trồng được các loại cây khác

Trước đây, Trung Quốc và Thái Lan là hai nước có diện tích trồng sắnlớn nhất châu Á và cung cấp phần lớn bột sắn cho thế giới Sau nhiều nămcanh tác loại cây này, đất đai bạc màu, chai cứng không thể trồng các loại câykhác Chính phủ hai nước này đã có nhiều biện pháp khuyến cáo và cấmngười dân không được trồng sắn để giữ nguồn tài nguyên đất Từ khi Chínhphủ Trung Quốc và Thái Lan không còn trồng sắn thì giá bột sắn trên thịtrường thế giới tăng vọt gấp 2, rồi 3 lần Các nhà đầu tư đã nhắm đến ViệtNam để mở rộng và tăng tốc phát triển cây sắn Tại Nghệ An, một số huyệnnhư Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp cây sắn đã phát triển vớitốc độ cực nhanh, có nhiều nơi người dân đã tự ý phá bỏ nhiều loại cây trồngnhư mía, chè để trồng sắn Còn ở các tỉnh như Gia Lai, Kon Tum, QuảngNam, Quảng Trị cây sắn cũng phát triển rất nhanh, mà theo các nhà quản lýthì nó lan nhanh đến mức khó kiểm soát Hầu hết người dân trồng sắn ở cácđịa phương trên cả nước đều ở vùng sâu, vùng xa, họ chưa nhận thức được táchại của nó, nhất là loại sắn cao sản đang trồng hiện nay Chỉ sau 3-4 nămtrồng sắn liên tiếp thì cây sắn cũng cằn cỗi dần và khó phát triển Các loại câykhác cũng không thể sống được trên khu vực đất đã trồng lâu năm

Theo thống kê của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu sắn và tinh bột sắn 10 tháng đầu năm 2010 đạt 418 triệu USD với 65 nghìn tấn, tăng 78% về giá trị so với cùng kỳ Tuy nhiên, việc phát triển diện tích sắn xuất

Trang 7

khẩu trong thời gian qua tác động không nhỏ tới môi trường cũng đang trở thành mối lo không nhỏ

Kim ngạch xuất khẩu tăng năm 2009, xuất khẩu sắn đem lại 800 triệu

USD, cao hơn cả ngành điều và gấp đôi hồ tiêu Năm 2010, ngay từ đầu vụthu hoạch sắn, thị trường trong nước đã có những diễn biến giá cả bất thườngvượt mọi dự đoán của nhà kinh doanh và sản xuất Trong 10 tháng đầu năm

2010, lượng sắn xuất khẩu giảm 53%, nhưng giá cao nên kim ngạch vẫn tăng78% so với cùng kỳ 2009

Ông Phan Văn Chinh - Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương)cho biết, ngoài lúa gạo, gây nhiều bất ngờ nhất đến thời điểm này là sắn Câysắn cũng đã được Bộ đưa vào là một trong các nông sản xuất khẩu chủ lựccủa Việt Nam Còn Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên đánhgiá, hiện sắn đang là một trong những mặt hàng được các doanh nghiệp nướcngoài tìm mua nhiều nhất trên các trang thương mại điện tử, hơn cả mặt hànggạo, vì không chỉ để làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi mà còn là nguyên liệu

để cho các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Theo ước tính của Bộ Côngthương, với tổng diện tích vào khoảng 510.000 ha, năng suất bình quân 18,7tấn/ha, năm nay tổng sản lượng sắn cả nước ước đạt khoảng 8,1 - 8,6 triệu tấn.Nếu trừ đi 22,4% sản lượng vào chế biến thức ăn chăn nuôi; 16,8% cho chếbiến thủ công và 12,2% dùng ăn tươi, thì còn khoảng 48,6% (tương đươnghơn 4 triệu tấn sắn) cho xuất khẩu

Các chuyên gia kinh tế đánh giá rằng, bên cạnh mặt được, không thểkhông nhìn thấy mặt trái của việc phát triển loại sản phẩm này với khối lượnglớn sẽ dẫn đến nguy cơ tái diễn tình trạng phát triển ồ ạt diện tích trồng sắn,

kể cả việc phá rừng lấy đất trồng sắn, đồng thời sản xuất tăng càng ảnh hưởngtới môi trường

Theo nhận định của Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn) Nguyễn Trí Ngọc, sắn là một cây trồng mà ngành nôngnghiệp chưa một lần khuyến khích phát triển, nhưng diện tích sắn mấy nămnay tăng đến mức báo động Nếu năm 2005, diện tích trồng sắn của cả nước ở

Trang 8

510.000ha, vượt tới 135.000ha so với quy hoạch phát triển cây sắn Trong đó,tăng nhiều nhất là tỉnh Gia Lai với 16.000ha, Đăk Lăk gần 6.000ha, Kon Tumtrên 5.000ha Thực chất, đây là sự tăng trưởng đáng lo ngại vì việc mởrộng diện tích sắn một cách ồ ạt có lợi trước mắt nhưng về lâu dài sẽ làm suygiảm chất dinh dưỡng trên đất trồng sắn, bởi chỉ sau 2 - 3 vụ trồng sắn, đất sẽtrở nên vô dụng, nghèo kiệt, bạc màu Theo ông Ngọc, không phải ngẫu nhiên

mà Thái Lan, nước gần và có điều kiện thổ nhưỡng tương tự Việt Nam khôngxem sắn là cây trồng chính Điều đặc biệt nguy hại, sắn mọc tới đâu thì rừng

bị tàn phá tới đó Sự phát triển quá nhanh và tự phát diện tích sắn đã làm phá

vỡ quy hoạch nhiều loại cây trồng khác ở các tỉnh, đặc biệt là vùng ĐôngNam bộ và Tây Nguyên

Hiện Việt Nam có khoảng 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn quy mô côngnghiệp (công suất 3,8 triệu tấn củ sắn tươi) Việt Nam hiện sản xuất mỗi nămkhoảng 800.000 – 1.200.000 tấn tinh bột sắn, trong đó trên 70% xuất khẩu vàgần 30% tiêu thụ trong nước Bên cạnh đó là hàng ngàn cơ sở chế biến sắnnằm rải rác vùng nguyên liệu Các nhà máy và cơ sở chế biến này đang gây ranhững tác động không nhỏ đến môi trường ở nhiều vùng nông thôn, nhất làcác tỉnh có diện tích trồng sắn lớn như Tây Ninh, Bình Phước, Hà Tĩnh

2.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam

2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới

Sắn hiện được trồng trên 100 nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đớithuộc ba châu lục: châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh Tổ chức Nông lươngthế giới xếp sắn là cây lương thực quan trọng ở các nước đang phát triển saulúa gạo, ngô và lúa mì Tinh bột sắn là một thành phần quan trọng trong chế

độ ăn của hơn một tỷ người trên thế giới [1] Đồng thời, sắn cũng là cây thức

ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước trên thế giới và cũng là cây hàng hóaxuất khẩu có giá trị để chế biến bột ngọt, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì,màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm Đặc biệt trong thời gian tới, sắn lànguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol).Năm 2008, Trung Quốc đã sản xuất một triệu tấn ethanol, họ đã thoả thuận

Trang 9

với một số quốc gia lân cận để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệpsản xuất ethanol Tại Thái Lan, nhiều nhà máy sản xuất ethanol sử dụng sắn

đã được xây dựng năm 2008 Indonesia đã lên kế hoạch sử dụng sắn sản xuấtethanol để pha vào xăng theo tỷ lệ bắt buộc 5% bắt đầu từ năm 2010 Cácnước như Lào, Papua New Guinea, đảo quốc Fiji, Nigeria, Colombia vàUganda cũng đang nghiên cứu thử nghiệm cho sản xuất ethanol [7]

Diện tích, năng suất sản lượng sắn trên thế giới được thể hiện ở bảng 2.1

Bảng 2.1 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn thế giới qua các năm

1995 là 161,79 triệu tấn Nước sản xuất sắn nhiều nhất là Nigeria (45,72 triệutấn), kế đến là Thái Lan (22,58 triệu tấn) và Indonesia (19,92 triệu tấn) Nước

có năng suất sắn cao nhất là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), kế đến là Thái Lan (21,09tấn/ha), so với năng suất sắn bình quân của thế giới là 12,87 tấn/ha Việt Namđứng thứ mười về sản lượng sắn trên thế giới (9,38 triệu tấn)

Trang 10

Ở Việt Nam, cây sắn đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực thành câycông nghiệp với tốc độ cao, năng suất và sản lượng sắn đã tăng nhanh ở thập

kỷ đầu của thế kỷ XXI (Bảng 2.1) Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng củacác hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinhthái và điều kiện kinh tế nông hộ Nghiên cứu và phát triển cây sắn theo hướng

sử dụng đất nghèo dinh dưỡng, đất khó khăn là việc làm có hiệu quả cao, đây làhướng hỗ trợ chính cho việc thực hiện Đề án “Phát triển nhiên liệu sinh họcđến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt tại quyết định số 177/2007/ QĐ-TT ngày 20 tháng 11 năm 2007

Bảng 2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn Việt Nam qua các năm

(nghìn ha)

Năng suất (tấn/ha)

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009)

Diện tích, năng suất và sản lượng sắn Việt Nam qua các năm và phân theocác vùng sinh thái được thể hiện qua Bảng 2.1 và Bảng 3.1 Sắn được canh tácphổ biến ở hầu hết các tỉnh của các vùng sinh thái nông nghiệp Diện tích sắnnhiều nhất ở vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (168,80 ngàn ha).Tây Nguyên là vùng sản xuất sắn lớn thứ hai của cả nước, tập trung chủ yếu ởbốn tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk và Đăk Nông Năm 2008, diện tích sắncủa Tây Nguyên đạt 150.100 ha, nhưng năng suất bình quân chỉ đạt 15,7tấn/ha, tổng sản lượng 2,35 triệu tấn, thấp hơn rất nhiều so với năng suất và sảnlượng sắn của vùng Đông Nam Bộ (23,74 tấn/ha và 2,69 triệu tấn) [7]

Trang 11

Bảng 3.1 Diện tích, năng suất và sản lượng của các vùng sinh thái Việt Nam

2 Trung du và miền núi phía Bắc 110,00 12,07 1.328,00

3 BTB và Duyên hải miền Trung 168,80 16,64 2.808,30

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009)

2.3 Một số hiểu biết về hiệu quả

2.3.1 Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả

Hiệu quả là một thuật ngữ dùng để chỉ các mối liên hệ giữa kết quả thựchiện với các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để cókết quả đó trong điều kiện nhất định

Đối với các phương án hành động khác nhau, hiệu quả chính là chỉ tiêu

để phân tích, đánh giá và lựa chọn chúng

Hiệu quả được biểu hiện theo nhiều góc độ khác nhau, vì vậy hình thànhnhiều khái niệm khác nhau: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môitrường, hiệu quả tuyệt đối, hiệu quả tương đối

2.3.2 Hiệu quả kinh tế

2.3.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội phản ánh chất lượng cáchoạt động kinh tế, là thước đo trình độ quản lý, khai thác và sử dụng cácnguồn lực của các nhà quản lý Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau vềhiệu quả kinh tế

Trang 12

- Theo giáo sư Nguyễn Tiên Mạnh: “Hiệu quả kinh tế của một hiệntượng (hay quá trình) kinh tế là phạm trù kinh tế phản ảnh trình độ sử dụngcác nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) để đạt được mục tiêu xác định”.

- GS.TS Ngô Đình Giao: “ Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất củamọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có

sự quản lý của nhà nước”[2]

- Hồ Vính Đào cho rằng: “Hiệu quả kinh tế còn gọi là hiệu ích kinh tế là

so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế (bao gồm laođộng hóa và lao động sống) với thành quả có ích đạt được”

- Theo Farsell (1957), Fchult (1964), Rizzo (1979) và Elli (1993) chorằng: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi so sánh giữa kết quả đạt được vớichi phí bỏ ra (nhân lực, vật lực, tài lực…)

Tóm lại, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ tổchức, quản lý kinh tế Chất lượng khai thác các nguồn lực trong quá trình táisản xuất để đạt được mục tiêu đề ra ban đầu Hiệu quả kinh tế biểu hiện tínhhữu hiệu về kinh tế của việc sử dụng các loại vật tư, lao động, tiền vốn trong sản xuất kinh doanh, nó chỉ ra mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tếmang lại với chi phí bằng tiền trong mỗi kỳ kinh doanh Lợi ích kinh tế cànglớn thì hiệu quả càng cao

Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ tổng hòa giữa hai yếu tố hiện vật và giátrị trong việc sử dụng các nguồn lực vào sản xuất Nói cách khác, hiệu quảkinh tế là hiệu quả đạt được trong việc sử dụng hai yếu tố cơ bản trong sảnxuất kinh doanh Hai yếu tố đó là:

- Yếu tố đầu vào: Chi phí trung gian, lao động sống, khấu hao tài sản,thuế

- Yếu tố đầu ra: Sản lượng và giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất, thu nhập,giá trị gia tăng, lợi nhuận Hiệu quả là đại lượng vật chất được tạo ra có mụcđích của con người Có rất nhiều các chỉ tiêu, các nội dung để đánh giá kếtquả Điều quan trọng là khi đánh giá kết quả ta cần xem xét kết quả đó đượctạo ra như thế nào và mất chi phí bao nhiêu

Trang 13

Trên bình diện xã hội, các chi phí bỏ ra để đạt một kết quả nào đó chính

là hao phí lao động xã hội Nên thước đo của các hoạt động là mức độ tối đahóa trên đơn vị hao phí lao động xã hội tối thiểu

Đối với phạm vi đề tài này, tôi tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế của

sản xuất sắn Bên cạnh đó còn tìm hiểu hiệu quả về xã hội và môi trường

2.3.2.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh giữa kết quả sản xuấtkinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế lựa chọn để nghiên cứu chủ yếu ở một sốdạng sau:

- Dạng thuận (toàn bộ): Hiệu quả chi phí được xác định bởi tỷ số giữa kếtquả đạt được và chi phí bỏ ra

H = Q/C ; H = Q – C

H: Hiệu quả

Q: Lượng kết quả đạt được

C: Chi phí hoặc yếu tố đầu vào

- Dạng thuận ( cận biên): là tỷ số giữa phần tăng thêm của kết quả đốivới phần tăng thêm của chi phí

Hb = Q/ C H = Q - C

Hb : Hiệu quả cận biên

Q : Lượng kết quả tăng thêm

C: Chi phí hoặc các yếu tố đầu vào tăng thêm

- Dạng nghịch: Để tăng thêm một đơn vị kết quả thì cần tăng thêm baonhiêu đơn vị chi phí

Như vậy, các chỉ tiêu hiệu quả được tính toán trên cơ sở xác định các yếu

tố đầu vào và các yếu tố đầu ra Tuy nhiên, mỗi cách tính đều có những hạnchế nhất định, chưa phản ánh hết các khía cạnh của hiệu quả kinh tế

Nếu hiệu quả kinh tế gắn liền với lợi nhuận thuần túy thì hiệu quả kinh tếkhông phản ánh được năng suất lao động xã hội, chưa thấy được quy mô đầu

Trang 14

tư cũng như quy mô kết quả thu được trong các đơn vị sản xuất có kết quả vàchi phí như nhau.

Nếu hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả và chi phí sảnxuất thì còn phải tính đến tác động của nhiều yếu tố: tự nhiên, kinh tế, xã hội.Các yếu tố đó cần được phản ánh ở hiệu quả kinh tế

Ở đề tài này, đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất sắn so với các câytrồng khác như: lúa, ngô

2.3.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất

- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ

được hộ nông dân sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là mộtnăm) Đây là chỉ tiêu tổng hợp nói lên quy mô, cơ cấu hoạt động sản xuấtkinh doanh của nông hộ

GO = Qi*Pi

Trong đó : Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i

Pi: Đơn giá sản phẩm thứ i

- Chi phí trung gian (IC): được cấu thành trong giá trị sản xuất dưới

dạng vật chất (nguyên nhiên vật liệu, năng lượng mua ngoài) và dịch vụ (bảohiểm, phí bảo vệ môi trường, quảng cáo…)

- Giá trị gia tăng (VA): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung

gian, là kết quả cuối cùng thu được sau khi trừ đi chi phí trung gian của hoạtđộng trồng sắn

VA = GO – IC

Trong đó: VA : là giá trị gia tăng

GO : là tổng giá trị sản xuất

IC : là chi phí trung gian

- Giá trị sản xuất tính cho một đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): là

chỉ tiêu phản ánh về lượng số đơn vị giá trị sản xuất thu được khi bỏ ra mộtđơn vị chi phí trung gian đầu tư sản xuất

- Giá trị gia tăng tính chi một đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): là

chỉ tiêu phản ánh về lượng, cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra để

Trang 15

đầu tư cho sắn thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng Đây là chỉ tiêuquan trọng nhất để đánh giá hiệu quả kinh tế đạt được.

- Giá trị sản xuất/sào (GO/sào): là chỉ tiêu cho biết bình quân một sào

sắn thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất

- Giá trị gia tăng/lao động (VA/LĐ): là chỉ tiêu phản thu nhập tăng

thêm cho một lao động

2.3.4 Hiệu quả xã hội và môi trường

Hiệu quả xã hội là phản ánh những tác động của hoạt động sản xuấtkinh doanh đến các yếu tố xã hội Một trong những yếu tố quan trọng là khảnăng giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương Tác động đến cơcấu lao động, sự di cư Thông qua đó có những tác động tích cực hay tiêu cực

để đánh giá phù hợp với tình hình sản xuất Ở đây đi xem xét hoạt động trồngsắn có tác động như thế nào đến khả năng tạo công ăn việc làm

Hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng tới môi trường,

sự tác động này có thể tích cực hoặc tiêu cực Tuy nhiên, có những hoạt động ảnhhưởng nhiều có hoạt động ảnh hưởng ít Điều này thể hiện ở chỗ những biến đổicủa các yếu tố môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật…Phế phẩm từ hoạtđộng trồng sắn cũng có ảnh hưởng nhất định đến môi trường

Trang 16

PHẦN 3 NỘI DUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ trồng sắn tại xã Nghĩa Hành

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về mặt không gian: Xã Nghĩa Hành, Huyện Tân Kì, Tỉnh Nghệ An

Về mặt thời gian: Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất Sắn trong giai

đoạn 2008-2010

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu

- Đặc điểm tự nhiên: Vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm thời tiết, khí hậu,

điều kiện nông hóa thổ nhưỡng, các yếu tố tài nguyên…

- Điều kiện kinh tế- xã hội của vùng nghiên cứu: đặc điểm về dân cư và

lao động, tình hình sử dụng đất đai, cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu thunhập,đời sống văn hóa…

3.3.2 Thực trạng sản xuất sắn tại Xã Nghĩa Hành và trong các hộ điều tra

- Diện tích trồng, quy mô, số luợng

- Giá cả và thị trường của sắn

- Thời gian sản xuất sắn

- Các giống sắn sử dụng cho sản xuất sắn

3.3.3 Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất sắn so với các hoạt động sản xuất lúa, ngô.

+ Chi phí đầu vào: vật tư, công

+ Tổng thu từ sắn

+ Lợi nhuận thu được từ sản xuất sắn so với ngô, lúa

Trang 17

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Địa điểm nghiên cứu

Tiêu chí chọn điểm: Xã có diện tích trồng sắn lớn và người dân dễ tiếpcận, qua điều tra khảo sát sơ bộ xã Nghĩa Hành thuộc huyện Tân Kỳ phù hợpcho việc nghiên cứu nên tôi chọn xã Nghĩa Hành

3.4.2 Mẫu nghiên cứu

Chọn 4 thôn nằm phân bố đều trong toàn xã, cụ thể là thôn 2, 4, 6, 8.Những thôn này đều có diện tích trồng sắn lớn trong tổng số 14 thôn của xãNghĩa Hành Chọn 60 hộ, chia đều ở các thôn mỗi thôn 15 hộ để phỏng vấntheo phương pháp chọn mẫu có mục đích sau khi phân tầng các nhóm hộ(khá, trung bình, nghèo)

3.4.3 Tiến trình và phương pháp thu thập thông tin

* Thu thập thông tin dữ liệu cấp cộng đồng

- Cấp huyện: báo cáo của trạm khuyến nông huyện Tân Kỳ về thực trạng trồngsắn của huyện trong những năm qua Các nghiên cứu và báo cáo có liên quan

- Cấp xã: thu thập các báo cáo kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, khí hậuthời tiết của vùng, các thống kê về diện tích tình hình sản xuất cây sắn củavùng, các báo cáo của của khuyến nông xã về tình hình sản xuất cây sắn của

xã, các dự án, báo cáo nghiên cứu có liên quan

- Cấp thôn: báo cáo kinh tế xã hội của thôn, tình hình sản xuất cây sắn vềdiện tích, sản lượng, số hộ trồng

* Thu thập thông tin dữ liệu cấp hộ

- Phỏng vấn sâu : chủ tịch hội nông dân, cán bộ khuyến nông xã, 3 ngườinông dân có kinh nghiệm trồng sắn

- Phỏng vấn hộ bằng bảng hỏi: 60 hộ trồng sắn của 4 thôn, tiến hànhphỏng vấn theo bảng hỏi đã thiết kế

Phân tầng hộ giàu, khá, trung bình với tỷ lệ hộ

khá : trung bình: nghèo = 1:1:1

Trang 18

3.4.4 Phương pháp phân tích dữ liệu

- Các thông tin thu thập từ bảng hỏi sẽ được xử lí trên phần mềm excel

- Phân tích thông tin định tính các báo cáo, tài liệu liên quan,các thôngtin ghi chép

- Phân tích thông tin định lượng về số hộ, diện tích trồng sắn, năng suất,sản lượng sắn.… trên phần mềm excel và SPSS 16.0 for windows để tính cáctham số thống kê và độ tin cậy

Trang 19

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Nghĩa Hành

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Xã Nghĩa Hành, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An nằm ở phía Đông Namhuyện Tân Kỳ cách trung tâm huyện 15km, gồm có 14 xóm

Phía Đông giáp xã Tân Hương

Phía Tây giáp xã Phú sơn

Phía Bắc giáp Xã Hương Sơn

Phía Nam giáp xã Lạng Sơn của huyện Anh Sơn

Có đường mòn Hồ Chí Minh chạy dọc suốt từ đầu xã đến cuối xã Giaothông tương đối thuận lợi,việc vận chuyển hàng hoá, tiếp thu, ứng dụng khoahọc kĩ thuật vào sản xuất khá nhanh chóng Đồng thời mở rộng quan hệ vớicác vùng khác trong việc kinh doanh, buôn bán, giao lưu kinh tế cũng như vănhoá rất thuận lợi Bên cạnh những thuận lợi đó thì xã cùng gặp không ít khókhăn trong việc đi lại vào mùa mưa lũ

Trang 20

Bảng 4.1 Cơ cấu và quá trình biến động đất đai của xã Nghĩa Hành

I.Tổng DT đất NN 3275,37 89,95 3275,60 89,95 3276,30 89,971.1 Đất SXNN 856,58 23,52 857,23 23,54 857,83 23,55Đất trồng lúa 405,00 11,12 406,00 11,15 406,00 11,15Đất trồng sắn 164,00 4,50 110,00 3,02 130,00 3,57Đất trồng loại khác 287,58 7,89 341,23 9,37 321,83 8,831.2 Đất lâm nghiệp 2369,84 65,08 2369,40 65,07 2369,40 65,071.3.3 Đất NTTS 48,95 1,34 48,95 1,34 49,00 1,34

2.2 Đất chuyên dùng 143,51 3,94 143,51 3,94 143,51 3,942.3 Đất phi NN khác 179,20 4,92 179,20 4,92 179,20 4,92

III Đất chưa sử

dụng

(Nguồn: UBND Xã Nghĩa Hành, 2010)

Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy: tài nguyên đất ở xã Nghĩa Hành là khá lớn

với tổng diện tích ổn định qua các năm là 3641,2 ha Trong đó tổng diện tíchđất nông nghiệp chiếm phần lớn, cụ thể chiếm 89,9% tổng diện tích tàinguyên đất Đất sản xuất nông nghiệp dùng cho trồng sắn, lúa và các loại câykhác Đất lâm nghiệp chiếm 65% tổng diện tích điều đó chúng ta có thể thấyđược phần nào địa hình của xã nói chung, với đặc thù là một xã miền núi, đấtđai không bằng phẳng Đất lâm nghiệp chủ yếu được trồng các loại cây như:bạch đằng, keo, cao su Đất ở chỉ chiếm hơn 1% tổng diện tích Và đất chưađược sử dụng vào mục đích gì chiếm 0,11 %

Trang 21

- Khí hậu, thời tiết

Xã Nghĩa Hành huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An thuộc giải đầu miền trung

vì thế thời tiết khí hậu đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mà thờitiết khí hậu là một yếu tố khách quan, nó tác động đến sự sinh trưởng, pháttriển cũng như năng suất và phẩm chất của sản phẩm nông nghiệp

Nhiệt độ trong năm thay đổi theo các tháng từ tháng 5 đến tháng 8 lànhiệt độ cao, từ tháng 3 đến tháng 11 là nhiệt độ thấp Các tháng 5,6,7,8 nhiệt

độ thường lên cao, cao nhất là 400 C làm nước bốc hơi nhanh Nhiệt độ thấpnhất vào các tháng 11 đến tháng 3, khoảng 10-150 C

Lượng mưa: mưa nhiều nhưng phân bố không đồng đều và theo mùa rõrệt Tổng lượng mua trung bình trong năm 2500mm, mùa mưa bắt đầu từtháng 8 và kết thúc vào tháng 12 Ngoài ra, lượng mưa còn rải rác ở các thángtrong năm nhưng lượng mưa cao nhất là tập trung vào các tháng , vụ ĐôngXuân , đầu vụ thừa nước, cuối vụ thiếu nước Đầu vụ thiếu nước, giữa vụ gặphạn, cuối vụ lại thừa nước do mưa lớn Xuất phát từ những yếu tố nêu trên cónhiều trở ngại cho quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như sảnxuất sắn nói riêng

Gió và bão lũ: gió có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển củacây, gió bão gây ra gãy, đổ cây cối, gió lạnh làm ảnh hưởng đến thời vụ gieotrồng Có 2 loại gió chính

+ Gió Tây Nam ( Gió lào ) chủ yếu thổi vào tháng 5 đến tháng 8 gây khônóng, hạn hán, gió nam thường cấp 2-3 có lúc cấp 4-5, cao điểm của loại giónày là vào tháng 5.6

+ Gió mùa Đông Bắc kéo theo không khí lạnh và mưa dầm kéo dài, xuấthiện từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau

Hàng năm bão lũ thường tập trung vào các tháng 7, 8, 9 gây khó khăncho quá trình sản xuất nông nghiệp nhất là vấn đề luân canh tăng vụ Sau bão

lũ kéo theo các mầm bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến năng suất cũng nhưphẩm chất cây trồng

Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình các tháng từ 76-93%,

Trang 22

Đặc điểm thời tiết ở đây khá phức tạp, khắc nghiệt nên trong quá trình sảnxuất nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất sắn nói riêng cần phải có sự tínhtoán và sắp xếp lịch thời vụ khoa học và hợp lí, cơ cấu cây trồng chặt chẽ thìmới có khả năng tránh được phần nào rủi ro, thiệt hại do thiên tai tạo ra.

- Đặc điểm kinh tế xã hội của Xã.

+ Tình hình dân số và lao động

Tình hình dân số và lao động của xã được thể hiện qua bảng 4.2

Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động của Xã Nghĩa Hành qua 3 năm

(Nguồn: báo cáo của UBND Xã Nghĩa Hành năm 2010)

Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy: tổng số hộ và nhân khẩu của xã trong vòng

3 năm qua không ngừng tăng lên, năm 2010 đã tăng tới 45 hộ Lực lượng laođộng dồi dào, đây cũng là một thuận lợi trong việc bố trí và sử dụng lao độngtại địa phương trong thời điểm mùa vụ song đó cũng là một cản trở gâykhông ít khó khăn trong việc ổn định đời sống của nhân dân và giải quyếtcông ăn việc làm Bởi lao động được qua đào tạo là rất thấp chỉ chiếm 11-12% trong tổng số lực lượng lao động Và chúng ta cũng thấy rõ lực lượng laođộng ở đây phần lớn là lao động nông nghiệp tuy rằng tỉ lệ này có giảm thayvào đó là lao động công nghiệp, dịch vụ tăng lên nhưng không đáng kể Diện

Trang 23

tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người cao (0.31 ha/ người) chứng tỏlao nông nghiệp trong xã chiếm tỉ trọng lớn.

+ Tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã Nghĩa Hành

Nghĩa Hành đã và đang được sự quan tâm giúp đỡ của huyện, tỉnh, TW

đã tạo nên nguồn lực vật chất cơ sở hạ tầng hết sức quan trọng trong việcphát triển kinh tế xã hội đặc biệt có đường mòn Hồ Chí Minh đi qua gần 6

km tạo ra sự buôn bán giao lưu trao đổi hàng hoá với bên ngoài thuận lợi.Kinh tế tiếp tục phát triển khá và chuyển dịch đúng hướng: tốc độ tăngtrưởng kinh tế tính theo giá trị sản xuất( theo giá cố định năm 94) =22.717triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 7.3% kế hoạch trong kỳ với chỉ tiêu kếhoạch là 10% Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành là 55.753 triệu đồng,ước tính tăng 32% so với năm 2005, đạt 95% mục tiêu đại hội, giá trị sản xuấtđầu người đạt 8.24 triệu đồng/ người/ năm Tỷ trọng cơ cấu kinh tế N-L-Ngiảm từ 73% năm 2005 xuống còn 67.6% Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

cơ bản tăng từ 4% năm 2005 lên 8.4.5 năm 2010, dịch vụ thương mại 24%[10] Nhìn chung, xã đã chú trọng phát triển trên tất cả các lĩnh vực từ trồngtrọt, chăn nuôi, cũng như tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản Cácngành nghề dịch vụ được phát triển đa dạng và phong phú như nghề xâydựng, vận tải hàng hoá, hành khách, may đo, mộc buôn bán phát triển kháphát huy đựơc lợi thế có đường mòn đi qua

Giao thông, thuỷ lợi cũng được nhà nước quan tâm cùng với sức dân nên

về cơ bản giao thônng liên xã liên xóm đã được tu sửa Hệ thống thuỷ lợiđược nâng cấp đảm bảo cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất Đời sống về vậtchất cũng như tinh thần người dân ngày càng được nâng cao

4.2.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp tại xã Nghĩa Hành

4.2.2.1 Về trồng trọt

Thực trạng trồng trọt của xã được thể hiện ở bảng 4.3

Trang 24

Loại cây DT (ha) Năm 2008 NS(tạ) DT(ha) Năm 2009 NS(tạ) DT(ha) Năm 2010 NS(tạ)

(Nguồn: báo cáo kinh tế - xã hội của UBND Nghĩa Hành năm 2010)

Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy: các loại cây trổng chủ yếu của xã là Lúa,ngô, mía, sắn, ngoài ra còn có các cây trồng như lạc, dưa, khoai, đậu, vừng tổng thu mang lại từ trồng trọt khá lớn Năm 2009 tổng thu 18.810.800.000đ

và năm 2010 tăng đáng kể, tổng thu lên tới 26.258.000.000đ Ta thấy rõ diệntích trồng lúa giảm dần qua các năm thay vào đó là diện tích trồng mía tăng.Diện tích trồng Ngô và Sắn có giảm vào năm 2009 nhưng năm 2010 lại cótăng lên đáng kể góp phần tăng thu nhập cho người dân trong vùng Tổnglương thực năm 2009 đạt 19940 tấn, năm 2010 đạt 2662 tấn Xã đã xây dựng

và quy hoạch các vùng nguyên liệu Mía Tổng diện tích trồng mía năm 2010lên tới 184 ha tăng 34 ha so với năm 2009 Năng suất các cây trồng nói chungđều tăng

Diện tích rừng trồng ngày càng tăng, năm 200 ha trồng mới được 85ha,diện tích rừng là 798 ha đến năm 2010 diện tích tăng lên 805 ha Giá trị thu vềlâm nghiệp năm 2010 là 1.200.000.000đ

Trang 25

(Nguồn: báo cáo kinh tế - xã hội của UBND Nghĩa Hành năm 2010)

Kết quả bảng 4.4 cho thấy: Hầu hết các loại vật nuôi đều tăng dần ở năm

2010 Cụ thể, lợn tăng 897 con so với năm 2009, gia cầm tăng 12.130 con ởnăm 2009 và tăng 1.600 con vào năm 2010 Ngoài ra còn có các loại vật nuôikhác như hươu, ong Thu nhập từ ong mỗi năm từ 50 - 60.000.000đ Tổngthu nhập từ chăn nuôi năm 2009 là 9.235.800.000đ đến năm 2010 thu nhậptăng lên 10.836.100.000đ

Đối với lĩnh vực thuỷ sản mỗi năm đạt 40 tấn đạt 80% kế hoạch manglại thu nhập 800.000.000đ năm 2009 và 1.000.000.000đ năm 2010 [10]

4.2.2.3 Về hoạt động trồng Sắn

* Giống sắn tại địa phương: tại các hộ gia đình trong xã đa số trồng sắn cao

sản có tên là giống sắn KM 94, tên dòng là MKUC28-77-3, được nhập nội từThái Lan (tên Kasesart 50 được chương trình sắn Việt Nam đánh giá tuyểnchọn và phát triển ra sản xuất Giống có những đặc điểm:

- Thân xanh ,hơi cong, ngọn tím,không hoặc chỉ phân một cấp cành

- Tiềm năng năng suất cao :25-50 tấn/ha

- Tỷ lệ chất khô :38-40%

- Tỷ lệ tinh bột : 27-30%

- Thời gian sinh trưởng : >8 tháng

- Ưa thâm canh và đất tốt

Ngoài ra cách đây vài năm thì vẫn có giống sắn trắng của địa phương,

Trang 26

giống sắn đó đã bị thoái hóa, củ nhỏ, năng suất thấp, vì thế nay chỉ trồng sắncao sản chứ không trồng loại sắn nào nữa.

Diện tích, năng suất, sản lượng sắn

Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của xã Nghĩa Hành được thể hiện quabảng 4.5

Bảng 4.5 Diện tích, năng suất, sản lượng sắn xã qua 3 năm

(Nguồn: báo cáo kinh tế - xã hội của UBND Nghĩa Hành năm 2010)

Kết quả bảng 4.5 cho thấy: việc sản xuất sắn tại xã ngày càng phát triểntrong những năm gần đây Diện tích trồng sắn có tăng trong 3 năm qua Ưuđiểm của việc trồng sắn là đầu tư ít, sắn là loại cây sống được dễ dàng trênnhiều loại đất, ngay cả trên đất nghèo chất dinh dưỡng, nhân công ít vì thờigian thu hoạch kéo dài nên thuận rải vụ Những hộ ngèo không có vốn nhiềuthì việc trồng sắn là dễ hơn so với các cây trồng khác Theo kế hoạch đề rathì diện tích sắn cần đạt được trong mỗi năm là 100 ha nhưng thực tế các nămđều vượt kế hoạch Năm 2009 đạt 110 %/KH, 2010 đạt 130%/KH Và nguồnthu mang lại từ sắn là không nhỏ, cụ thể năm 2009 mang lại thu nhập1.980.000.000đ, năm 2010 tăng tới 3.575.000.000đ [10] nguồn thu từ sắn xếp

vị thứ 3 trong các loại cây trồng của xã góp phần tăng thu nhập cho người sảnxuất nói chung và xã nhà nói riêng Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng việctrồng sắn là không ảnh hưởng đến chất lượng đất Trồng sắn làm kiệt đất; Củsắn nghèo đạm và vitamin, có độc tố HCN trong sắn củ tươi; Chế biến sắngây ô nhiễm môi trường Sắn chỉ đạt năng suất cao và lợi nhuận khá nếu biếtdùng giống tốt và trồng đúng quy trình canh tác sắn bền vững

4.3 Đặc điểm của các hộ trồng sắn khảo sát tại Nghĩa Hành

4.3.1 Tình hình nhân khẩu và lao động

Trang 27

Kết quả nghiên cứu về tình hình nhân khẩu và lao động của các hộđược trình bày ở bảng 4.6

Bảng 4.6: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra

Số nhân khẩu Người/ hộ 5,2a ± 1,9 4,15a ± 1,1 4,7ab ± 1,6

Số LĐ LĐ/ hộ 2,9a ± 1,6 2,2b ± 0,6 2,1b ± 0,7

Số khẩu/ LĐ Người 1,9a ± 0,5 1,9a ± 0,6 2,3b ± 0,4

Các số trong cùng hàng có ký hiệu a,b,c khác nhau thì sai số có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy: Số nhân khẩu trong gia đình của các nhóm

có khác nhau Cụ thể, ở nhóm hộ khá, bình quân có 5,2 người/hộ, cao hơn hẳn( P < 0,05) so với 2 nhóm hộ kia; chỉ tiêu này của nhóm hộ trung bình và hộnghèo tương đương nhau và tương ứng là 4,15 và 4,7 người/hộ Xét về số laođộng/hộ, kết quả cho thấy chỉ tiêu này của hộ khá cao hơn hai nhóm hộ kia

Cụ thể, số lao động/hộ của nhóm hộ khá là 2,9; trong khi đó chỉ tiêu này củanhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo tương ứng là 2,2 và 2,1 lao động/hộ,thấp hơn (P<0,05) so với nhóm hộ khá

Tuy nhiên, khi xét về số khẩu/lao động của các nhóm hộ thì kết quả có sựthay đổi Chỉ số này của nhóm hộ trung bình có cải thiện, tương đương vớinhóm hộ khá và đạt 1,9 người/lao động Trong khi đó, số khẩu/lao động củanhóm hộ nghèo khá cao (2,3 người) cao hơn (P<0,05) so với hai nhóm hộ kia.Điều này cho thấy người nghèo còn phải lao động vất vả hơn khi mỗi laođông trong gia đình họ phải làm để nuôi nhiều người hơn so với hộ khá và hộtrung bình

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2]. Ngô Đình Giao, Giáo trình kinh tế học vi mô, NXB giáo dục Hà Nội, 1997 [3]. Nguyễn Quốc Hải, Đỗ Thành Nhân, Nguyễn Thanh Phương, Mô hình canh tác sắn trên đất dốc tỉnh Bình Định, viện khoa học kĩ thuật duyên hải Nam Trung Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế học vi mô", NXB giáo dục Hà Nội, 1997[3]. Nguyễn Quốc Hải, Đỗ Thành Nhân, Nguyễn Thanh Phương, "Mô hình canh tác sắn trên đất dốc tỉnh Bình Định
Nhà XB: NXB giáo dục Hà Nội
[4] Trần Công Khanh, Tổng quan về cây sắn, http://www.orientbiofuels.com.vn/index.php?option=com_content&amp;view=article&amp;id=67%3Atng-quan-v-cay-sn&amp;catid=48%3Atng-quan-v-cay-sn&amp;Itemid=68&amp;lang=vi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về cây sắn
[5].Trịnh Thị Phương Loan, kết quả nghiên cứu chọn giống sắn và kĩ thuật canh tác sắn bền vững ở miền bắc việt nam, tạp chí khoa học và công nghệ nông nghiệp việt nam, số 3 (4), 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: kết quả nghiên cứu chọn giống sắn và kĩ thuật canh tác sắn bền vững ở miền bắc việt nam
[6]. Trần Văn Minh, Giáo trình cây lương thực, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây lương thực
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội
[8]. Trịnh Công Tư, nghiên cứu một số biện pháp kĩ thuật canh tác sắn tại Dak Lak và Dak Nông, tạp chí khoa học và công nghệ nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: nghiên cứu một số biện pháp kĩ thuật canh tác sắn tại Dak Lak và Dak Nông
[1] Công ty TNHH nhiên liệu sinh học Phương Đông, www. TTTA. Food market, 2009 Khác
[7]. Thống kê của Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc (FAO), năm 2008 Việt Nam, số 4 (5), 2007 Khác
[9] UBND xã Nghĩa Hành, Báo cáo chính trị của ban chấp hành Đảng bộ khóa XVI trình địa hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVII nhiệm kỳ 2010 – 2015 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn thế giới qua các năm - đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế của cây sắn tại xã nghĩa hành - huyện tân kỳ - tỉnh nghệ an
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn thế giới qua các năm (Trang 9)
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn Việt Nam qua các năm - đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế của cây sắn tại xã nghĩa hành - huyện tân kỳ - tỉnh nghệ an
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn Việt Nam qua các năm (Trang 10)
Bảng 3.1. Diện tích, năng suất và sản lượng của các vùng sinh thái Việt - đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế của cây sắn tại xã nghĩa hành - huyện tân kỳ - tỉnh nghệ an
Bảng 3.1. Diện tích, năng suất và sản lượng của các vùng sinh thái Việt (Trang 11)
Bảng 4.1 Cơ cấu và quá trình biến động đất đai của xã Nghĩa Hành - đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế của cây sắn tại xã nghĩa hành - huyện tân kỳ - tỉnh nghệ an
Bảng 4.1 Cơ cấu và quá trình biến động đất đai của xã Nghĩa Hành (Trang 20)
Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động của Xã Nghĩa Hành qua 3 năm - đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế của cây sắn tại xã nghĩa hành - huyện tân kỳ - tỉnh nghệ an
Bảng 4.2 Tình hình dân số và lao động của Xã Nghĩa Hành qua 3 năm (Trang 22)
Bảng 4.4 :Tình hình chăn nuôi của xã qua 3 năm (2008 -2010) - đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế của cây sắn tại xã nghĩa hành - huyện tân kỳ - tỉnh nghệ an
Bảng 4.4 Tình hình chăn nuôi của xã qua 3 năm (2008 -2010) (Trang 25)
Bảng 4.8  Danh mục chi phí cho sản xuất sắn ( giá trị TB /1 sào) - đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế của cây sắn tại xã nghĩa hành - huyện tân kỳ - tỉnh nghệ an
Bảng 4.8 Danh mục chi phí cho sản xuất sắn ( giá trị TB /1 sào) (Trang 29)
Bảng 4.9 Diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị thu được của sắn qua 3 năm từ 2008 – 2010 - đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế của cây sắn tại xã nghĩa hành - huyện tân kỳ - tỉnh nghệ an
Bảng 4.9 Diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị thu được của sắn qua 3 năm từ 2008 – 2010 (Trang 31)
Bảng 4.10: Hiệu quả sản xuất  sắn của các nhóm hộ (tính cho 1 sào) - đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế của cây sắn tại xã nghĩa hành - huyện tân kỳ - tỉnh nghệ an
Bảng 4.10 Hiệu quả sản xuất sắn của các nhóm hộ (tính cho 1 sào) (Trang 33)
Bảng 4.11: So sánh hiệu quả hoạt động trồng sắn với sản xuất lúa, ngô (tính cho 1 sào) - đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế của cây sắn tại xã nghĩa hành - huyện tân kỳ - tỉnh nghệ an
Bảng 4.11 So sánh hiệu quả hoạt động trồng sắn với sản xuất lúa, ngô (tính cho 1 sào) (Trang 35)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w