HỒ CHÍ MINH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI HEO CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI XÃ CẨM SƠN HUYỆN MỎ CÀY NAM TỈNH BẾN TRE NGUYỄN THỊ HẠNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI HEO
CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI XÃ CẨM SƠN HUYỆN
MỎ CÀY NAM TỈNH BẾN TRE
NGUYỄN THỊ HẠNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2010
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực trạng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi heo của các nông hộ tại xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam,
tỉnh Bến Tre” do Nguyễn Thị Hạnh, sinh viên khóa 32, ngành Phát Triển Nông Thôn
và Khuyến nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
ThS NGUYỄN VĂN NĂM Giáo viên hướng dẫn
Ngày tháng năm 2010
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm 2010 Ngày tháng năm 2010
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến:
Bố mẹ và toàn thể gia đình anh chị em đã chia sẻ, giúp đỡ, nuôi nấng tôi để có được ngày hôm nay
Toàn bộ quý thầy, cô Bộ môn Phát Triển Nông Thôn và các thầy, cô Khoa Kinh
Tế trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, đã tận tình truyền giảng cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường
Thầy Nguyễn Văn Năm đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp để nhận bằng cử nhân
Chú Lê Văn Dũng và anh Nguyễn Văn Sang cùng toàn thể các cô, chú, anh, chị của UBND xã Cẩm Sơn đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập và điều tra tại địa bàn
Các bạn sinh viên yêu quý của lớp Phát Triển Nông Thôn K32, đã chia sẻ ngọt bùi trong những năm tháng cùng học tập tại trường
Xin chân thành cảm ơn!
Thủ Đức, ngày 05 tháng 06 năm 2010
Nguyễn Thị Hạnh
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ HẠNH Tháng 7 năm 2010 “Thực Trạng Và Hiệu Quả Kinh
Tế Chăn Nuôi Heo Của Các Nông Hộ Tại Xã Cẩm Sơn- Huyện Mỏ Cày Nam- Tỉnh Bến Tre”
NGUYEN THI HANH July 2010 “The Situation And The Economic Efficiency Of Pig Breeding Farm In Cam Son, Nam Mo Cay District, Ben Tre Province”
Khóa luận tìm hiểu về thực trạng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi heo trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 60 hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre Với các mục tiêu sau:
Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi heo của các nông hộ tại xã Cẩm Sơn
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi heo của nông hộ tại địa bàn xã Cẩm Sơn Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong chăn nuôi heo
Từ đó làm cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi heo ở địa bàn
Để đạt được mục tiêu đó, tôi đã dùng các phương pháp nghiên cứu: từ việc thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp, tôi đã tiến hành phân tích số liệu bằng các phương pháp thống kê mô tả, phân tổ thống kê, phương pháp so sánh và phân tích kinh tế
Kết quả cho thấy:
Các hộ chăn nuôi heo có tiềm năng phát triển trong thời gian tới
Phân tích chi phí, hiệu quả kinh tế chăn nuôi heo theo trọng lượng heo thịt xuất chuồng và theo quy mô thì ta thấy chăn nuôi heo đều mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ chăn nuôi
Từ những thực trạng còn yếu kém để xác định những khó khăn, thuận lợi trong lĩnh vực chăn nuôi tại xã Cẩm Sơn, tôi đưa ra những giải pháp về đầu tư trang thiết bị, giải pháp về thị trường, về công tác khuyến nông, giải pháp về chất thải chăn nuôi và chương trình tín dụng cho bà con chăn nuôi
Trang 5MỤC LỤC
MỤC LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
2.3 Điều kiện kinh tế, xã hội của xã Cẩm Sơn 9
2.3.1 Nông nghiệp- Công nghiệp- Dịch vụ thương mại 9
2.3.2 Cơ sở hạ tầng 11
2.3.4 Giáo dục, y tế 12
Trang 62.4 Kĩ thuật nuôi heo nái, heo con và heo thịt 12
2.4.2 Kỹ thuật nuôi heo thịt 15
2.4.3 Phòng ngừa bệnh dịch 17
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 Cơ sở lí luận 19 3.1.1 Vai trò của ngành chăn nuôi trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân 19
3.1.2 Kinh tế hộ 20 3.1.3 Một số khái niệm 22
3.2 Phương pháp nghiên cứu 23
3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả 23
3.2.5 Phương pháp thu thập số liệu 25
3.2.6 Phương pháp xử lý số liệu 25
3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 25
3.3.1 Chỉ tiêu kết quả 25
4.1 Tình hình chăn nuôi heo của xã Cẩm Sơn 27
4.2 Hiện trạng của các hộ chăn nuôi heo tại xã Cẩm Sơn 29
4.2.2 Trình độ học vấn 30
4.2.3 Tình hình lao động của nông hộ chăn nuôi 31
4.2.5 Loại hình chăn nuôi của nông hộ 32
4.2.6 Quy mô chăn nuôi của nông hộ 33
4.2.10 Tình hình sử dụng nước trong chăn nuôi heo 35
Trang 74.2.11 Tình hình chuồng trại và xử lý chất thải trong chăn nuôi 36
4.2.14 Tình hình thú y của hộ chăn nuôi 40
4.2.15 Tình hình tiêu thụ 41
4.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi heo của nông hộ tại xã Cẩm Sơn 42
4.3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế heo thịt xuất chuồng đạt trọng lượng từ 30- 40
kg/con của một hộ trong 1 lứa 42
4.3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi heo thịt xuất chuồng đạt trọng lượng 80
kg/con trở lên của một hộ/lứa 45
4.3.3 So sánh hiệu quả kinh tế của mức trọng lượng heo thịt xuất chuồng 30- 40
kg/con của một hộ/lứa với heo thịt xuất chuồng đạt 80 kg trở lên/con của hộ/lứa 47
4.3.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế theo quy mô hộ chăn nuôi heo xuất chuồng đạt
trọng lượng 80 Kg trở lên/con của hộ/lứa 48
4.4 Thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi heo tại địa bàn xã 51
4.4.1 Thuận lợi 51 4.4.2 Khó khăn 52 4.5 Các giải pháp phát triển trong chăn nuôi heo tại địa bàn 54
4.5.1 Giải pháp về đầu tư trang thiết bị trong chăn nuôi 54
4.5.2 Giải pháp về công tác khuyến nông 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Sản Lượng Thịt Bò, Bê Thế Giới 5
Bảng 2.2 Sản Lượng Thịt Lợn của Một Số Nước Chính và Thế Giới 5
Bảng 4.1 Tình Hình Chăn Nuôi của Xã Cẩm Sơn Năm 2009 27
Bảng 4.2 Số Hộ Chăn Nuôi Heo Tại Xã Cẩm Sơn Năm 2009 28
Bảng 4.4 Trình Độ Học Vấn của Nông Hộ tại Xã Cẩm Sơn 30
Bảng 4.7 Quy Mô Chăn Nuôi của Nông Hộ 33
Bảng 4.9 Biện Pháp Xử Lý Chất Thải Trong Chăn Nuôi của Hộ Chăn Nuôi 37
Bảng 4.10 Số Lượng Tiền Vay của Nông Hộ Chăn Nuôi 38
Bảng 4.11 Mức Độ Tham Gia Khuyến Nông của Các Nông Hộ 40
Bảng 4.12 Chi Phí Nuôi Heo Thịt Đạt Trọng Lượng Từ 30- 40 Kg/Con của Một
Hộ/Lứa 43 Bảng 4.13 Kết Quả và Hiệu Quả Nuôi Heo Thịt Đạt Trọng Lượng Từ 30- 40 Kg/Con
của Một Hộ/Lứa 44
Bảng 4.14 Chi Phí Nuôi Heo Thịt Xuất Chuồng Đạt Trọng Lượng 80 Kg/Con Trở Lên
của Một Hộ/Lứa 45
Bảng 4.15 Kết Quả và Hiệu Quả Nuôi Heo Thịt Xuất Chuồng Đạt Trọng Lượng 80
Kg/Con Trở Lên của Một Hộ/Lứa 46
Bảng 4.16 So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế của Mức Trọng Lượng Heo Thịt Xuất Chuồng
30- 40 Kg/Con với Heo Thịt Xuất Chuồng Đạt 80 Kg Trở Lên/Con 47
Bảng 4.17 Chi Phí Sản Xuất Nuôi Heo Thịt của 3 Nhóm Hộ 49
Bảng 4.18 Kết Quả và Hiệu Quả Chăn Nuôi Heo Thịt của 3 Nhóm Hộ 50
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Biểu Đồ Thể Hiện Số Lượng Đàn Heo của Xã Cẩm Sơn Từ Năm 2005- 2009
28 Hình 4.2 Loại Hình Chăn Nuôi của Nông Hộ 32 Hình 4.3 Nguồn vay của nông hộ chăn nuôi heo 39
Hình 4.4 Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Sản Phẩm Chăn Nuôi của Nông Hộ 41
Trang 11DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Danh sách các hộ điều tra xã Cẩm Sơn
Phụ lục 2 Bản câu hỏi phỏng vấn nông hộ về thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi heo của các nông hộ tại xã Cẩm Sơn- huyện Mỏ Cày Nam- tỉnh Bến Tre Phụ lục 3 Một số hình ảnh trong chăn nuôi heo của các hộ tại xã Cẩm Sơn- huyện Mỏ Cày Nam- tỉnh Bến Tre
Trang 12Ở nước ta, chăn nuôi chỉ mang tính chất nhỏ, lẻ, chủ yếu là quy mô nông hộ Trong đó, nghề chăn nuôi heo là phát triển nhất do thịt heo là loại thực phẩm được tiêu thụ nhiều Heo dễ nuôi, lại là loài động vật được nhân dân ta nuôi từ rất lâu nên người dân có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi Ngày nay, nằm trong sự phát triển chung của kinh tế cả nước, nghề chăn nuôi heo cũng đã có những thay đổi để nâng cao hiệu quả chăn nuôi như: sử dụng giống lai có năng suất cao và thích nghi tốt với điều kiện nuôi tại địa phương, nuôi quy mô công nghiệp, áp dụng mô hình VAC, VACB.v.v
Xã Cẩm Sơn thuộc Huyện Mỏ Cày Nam - Tỉnh Bến Tre là một trong những địa phương có số lượng đầu heo khá lớn, số hộ tham gia chăn nuôi nhiều Năm 2008, số lượng heo của xã là 19.248 con Đến năm 2009, số lượng heo tăng lên đạt 29.831 con Như vậy, số lượng đầu heo của xã trong những năm tới có xu hướng ngày càng tăng
Vì là một xã có loại hình chăn nuôi heo lâu đời, có hệ thống kênh, rạch chằng chịt (cung cấp nước) nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăn nuôi của nông hộ Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh xảy ra trên heo, giá thức ăn tăng cao; điều này có thể làm giảm hiệu quả chăn nuôi heo của nông hộ, gây tâm lý hoang mang,
lo lắng cho người dân Song song đó, đi liền với chăn nuôi là vấn đề ô nhiễm môi trường Đây là những vấn đề đòi hỏi các cấp chính quyền cùng toàn thể người dân
Trang 13quan tâm, môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, học tập, làm việc của tất cả mọi người
Để tìm hiểu thực trạng tình hình chăn nuôi heo tại địa phương cũng như hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi heo tại địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi heo của các nông hộ tại xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu hiện trạng chăn nuôi heo của các nông hộ tại xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ
Cày Nam, tỉnh Bến Tre
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi heo của các nông hộ tại xã Cẩm Sơn,
huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi heo của các nông hộ tại địa bàn xã
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình chăn nuôi heo tại địa bàn xã
- Thuận lợi trong chăn nuôi heo tại địa bàn
- Khó khăn trong chăn nuôi heo tại địa bàn
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi heo của xã trong thời gian
tới
1.3 Ý nghĩa của đề tài
Thông qua nghiên cứu của đề tài, đề tài có thể giúp cho chính quyền địa phương thấy được phần nào tình hình thực tế chăn nuôi heo trong nông hộ Từ đó xác định được những khó khăn, thuận lợi trong chăn nuôi hiện nay, giúp người dân giải quyết phần nào những vấn đề còn tồn tại trong chăn nuôi
Trang 141.4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: khóa luận được thực hiện từ ngày 29-3-2010 đến ngày 5-6-
2010
Phạm vi không gian: khóa luận được nghiên cứu tại các hộ chăn nuôi heo của
xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre
1.5 Cấu trúc luận văn
Đề tài gồm 5 chương với các nội dung sau:
Chương 1 Mở đầu: Nêu lên lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của việc nghiên cứu
Chương 2 Tổng quan: Tình hình các mặt hàng thịt của thế giới và Việt Nam Các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của xã Cẩm Sơn Kỹ thuật nuôi heo nái, heo con và heo thịt
Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Nêu các lý thuyết liên quan làm cơ sở để giải thích các nội dung nghiên cứu, đồng thời đưa ra các phương pháp nghiên cứu phục vụ cho việc xử lý và đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Chương 4 Kết quả và thảo luận: Đây là phần chính của đề tài nhằm nêu ra các kết quả nghiên cứu, làm rõ vấn đề nghiên cứu
Chương 5 Kết luận và kiến nghị: Nêu ra những kết luận chung nhất mà đề tài
đã thực hiện được và đưa ra kiến nghị cho các bên liên quan
Trang 15CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tình hình các mặt hàng thịt trên thế giới và Việt Nam
2.1.1 Tình hình sản xuất các mặt hàng thịt
Thịt và sản phẩm thịt là nguồn cung cấp quan trọng nhất về đạm, vitamin, khoáng chất… cho con người Chất dinh dưỡng từ động vật có chất lượng cao hơn, dễ hấp thu hơn là từ rau quả Trong khi mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người ở các nước công nghiệp rất cao thì tại nhiều nước đang phát triển, bình quân dưới 10 kg, gây nên hiện tượng thiếu và suy dinh dưỡng Ước tính, có hơn 2 tỷ người trên thế giới, chủ yếu
ở các nước chậm phát triển và nghèo bị thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, iodine, sắt và kẽm, do họ không được tiếp cận với các loại thực phẩm giàu
dinh dưỡng như thịt, cá, trái cây và rau quả
Mặt hàng Thịt bò: Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản
lượng thịt bò thế giới năm 2009 ước đạt 56,78 triệu tấn, giảm 2,18% so với cùng kỳ năm trước Sản lượng thịt bò giảm tại hầu hết các nước: Trung Quốc (-6%), Nga (-2,66%), Mỹ (-2,85%), Úc (-2,73%) trong khi đó lại tăng ở một số nước như nước Ấn
Độ (5,35%), Pakistan (4,97%), Mêhicô (1,56%) và Canada (0,93%)
Trang 16Bảng 2.1 Sản Lượng Thịt Bò, Bê Thế Giới
Nguồn: Báo cáo USDA-FAS; Ghi chú: (p): số liệu ước tính;(f): số liệu dự báo
Bảng 2.2 Sản Lượng Thịt Lợn của Một Số Nước Chính và Thế Giới
Đơn vị: Ngàn tấn
Năm 2005 2006 2007 2008 2009(p) 2010 (f)
TG, trong đó: 94.420 96.075 94.585 98.528 100.236 101.883Trung Quốc 45.553 46.505 42.878 46.205 48.500 50.300EU- 27 21.676 21.791 22.858 22.592 22.000 21.900Braxin 9.392 9.559 9.962 10.599 10.400 10.185
Mỹ 2.710 2.830 2.920 3.015 3.123 3.249
Nguồn: Báo cáo USDA-FAS; Ghi chú: (p): số liệu ước tính;(f): số liệu dự báo
Trang 17 Mặt hàng thịt lợn: Theo USDA, sản xuất thịt lợn thế giới năm 2009 ước đạt 100,2 triệu tấn, tăng nhẹ so với năm 2008 là 1,7% (1,7 triệu tấn) Trung Quốc là nước sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới đạt khoảng 48,5 triệu tấn - tăng gần 5% so với năm trước và chiếm 48% tổng sản lượng thịt lợn thế giới; ngoài ra sản lượng cũng tăng tại các nước Braxin, Nga và Mêhicô trong khi đó sản lượng lại giảm tại các nước như EU-
27, Mỹ và Canada
Tại Việt Nam theo điều tra 1/10 hàng năm của Tổng cục Thống kê, năm 2009 tổng đàn gia cầm và đàn lợn có mức tăng trưởng khá So với năm 2008 tổng đàn gia cầm tăng 12,83%; đàn lợn tăng 3,47% trong khi đó đàn trâu giảm không đáng kể (gần 0,5%) và đàn bò giảm 3,5% Cụ thể:
+ Chăn nuôi trâu, bò: đàn trâu đạt 2.886,6 nghìn con, giảm 0,38%; đàn bò đạt 6.103,3 nghìn con, giảm 3,7% so với năm 2008 Đàn trâu, bò giảm ở hầu hết các vùng
do do nhu cầu sử dụng sức kéo trâu, bò ngày càng giảm; bệnh lở mồm long móng vẫn diễn ra ở một số địa phương đồng thời mưa bão ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên cũng làm giảm thiệt hại đến tổng đàn trâu, bò
+ Chăn nuôi lợn: đạt 27.627,7 nghìn con, tăng 3,47% so với cùng kỳ năm 2008 Sản lượng thịt lợn xuất chuồng năm 2009 ước đạt 2.931 nghìn tấn, tăng 4,45% so với năm 2008 Năm 2009 giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao trong khi giá bán thịt lợn không ổn định, nhiều thời điểm giá xuống thấp khó tiêu thụ đã ảnh hưởng đến việc phát triển quy mô đàn và tăng nhanh sản lượng xuất chuồng
+ Chăn nuôi gia cầm: Đàn gia cầm phát triển nhanh với số lượng tổng đàn đạt 280,18 triệu con, tăng 12,83% so với cùng kỳ năm 2008 Sản lượng gia cầm hơi xuất chuồng năm 2009 ước đạt 502,8 nghìn tấn, tăng 12,16%; sản lượng trứng gia cầm các loại ước đạt 5.952,1 triệu quả, tăng 8,98% so với năm 2008
2.1.2 Tình hình tiêu thụ các mặt hàng thịt
Mặt hàng thịt bò: Xuất khẩu thịt bò thế giới năm 2009 ước đạt khoảng 7,1
triệu tấn, giảm 380 nghìn tấn (5%) so với năm 2008 Mặc dù ngành chăn nuôi đang
Trang 18phải đối mặt với nhiều thách thức do sự chuyển đổi cơ cấu công nghiệp và hai năm liên tiếp lượng xuất khẩu giảm nhưng nhận định cho năm 2010, xuất khẩu thịt bò thế giới sẽ tăng nhẹ (1,35%), đạt khoảng 7,2 triệu tấn Theo đó, Braxin được dự báo tăng mạnh (20%), đạt khoảng 1,87 triệu tấn đứng vị trí số 1 thế giới; Mỹ tăng 7%, ước đạt
837 triệu tấn và Ấn Độ tăng 7% Xuất khẩu tăng do kinh tế toàn cầu phục hồi có thể tạo ra những cơ hội ở Trung Đông, Canada Tuy nhiên, tại Trung Quốc xuất khẩu thịt
bò trong năm 2010 dự báo sẽ giảm 24% xuống còn 25.000 tấn, sau khi giảm 43% trong năm 2009 do khủng hoảng tài chính toàn cầu và giá thịt bò ở Trung Quốc tăng Hơn nữa, ở những thị trường như Nhật Bản hay Hàn Quốc, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được đặc biệt chú trọng Do vậy việc kiểm dịch đối với thịt bò nhập khẩu vào những thị trường này rất khắt khe cũng góp phần làm giảm xuất khẩu của Trung Quốc
Mặt hàng thịt lợn: Theo FAO xuất khẩu thịt lợn thế giới năm 2009 ước đạt
5,5 triệu tấn, giảm 10% so với năm ngoái do lượng cầu ở một số nước nhập khẩu chính giảm trừ Mêhicô và Trung Quốc Tại Nga, do lạm phát (đồng Rúp bị mất giá), chính phủ thay thế chiến lược và hạn chế nhập khẩu làm giảm 7% đạt khoảng 800.000 tấn; EU-27 giảm 27% và Mỹ giảm 11%
Theo ước tính của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch nhập khẩu thịt trâu, bò tươi, ướp lạnh năm 2009 giảm khoảng 17% so cùng kỳ năm 2008 Nhập khẩu thịt trâu, bò từ đầu năm đến nay giảm chủ yếu là do tác động điều chỉnh thuế của Chính phủ; bên cạnh đó là ảnh hưởng của kinh tế khủng hoảng khiến sức mua của thị trường giảm xuống Việc các cơ quan chức năng chính thức siết chặt các điều kiện thịt nhập khẩu được xem là nguyên nhân chủ yếu khiến kim ngạch nhập khẩu thịt trâu, bò giảm mạnh
Theo Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 11/2009 đạt 90 triệu USD đưa kim ngạch nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2009 ước đạt 1,6 tỷ USD, giảm 1,37% so với cùng kỳ năm trước Thức ăn gia súc và nguyên liệu là mặt hàng có giá trị kim ngạch lớn nhất trong các mặt hàng liên qua đến nông lâm thủy sản
Trang 192.1.3 Dự báo các mặt hàng thịt
Theo dự báo của FAO sản lượng thịt năm 2010 sẽ đạt mức 286,1 triệu tấn, tăng 4,5 triệu tấn Theo đó sản lượng giảm tại các nước Áchentina (-10%), Trung Quốc (-4%) và Mỹ (-2%) trong khi đó sản lượng sẽ tiếp tục tăng tại một số nước Braxin tăng 4% (9,3 triệu tấn), Ấn Độ tăng 5% do tỷ lệ nuôi đàn tiếp tục mở rộng và nhu cầu tiêu thụ nội địa và thế giới tăng mạnh trong thời gian gần đây Trong khi đó thịt lợn có xu hướng ngược lại Dự báo sản xuất thịt lợn thế giới năm 2010 sẽ tiếp tục tăng 2% so với năm 2009 đạt 101,9 triệu tấn Trung Quốc vẫn là nước giữ vai trò chính trong việc cung cấp thịt lợn của thế giới đạt khoảng 50,3 triệu tấn, tăng 3,7%, Braxin 3,5 triệu tấn tăng 4%, Nga 2,3 triệu tấn, tăng 3,9% và Mêhicô đạt khoảng 1,2 triệu tấn, tăng 2,2% Ngược lại sản xuất thịt lợn dự báo sẽ giảm tại một số nước: Mỹ giảm 2,5% đạt khoảng 10,2 triệu tấn do giá thức ăn chăn nuôi và giá lợn giống cao; Canada đạt 1,67 triệu tấn, giảm hơn 7%
Dự báo năm 2010 xuất khẩu thịt lợn thế giới tăng 3%, đạt khoảng 5,6 triệu tấn Sản lượng xuất khẩu tăng tại hầu hết các nước trừ EU-27 giảm 4% và Canada giảm 2,7% Xuất khẩu tăng tại các nước: Mỹ-thị trường xuất khẩu lớn nhất thế giới đạt khoảng 2,1 triệu tấn, tăng 7%; Trung Quốc 240.000 tấn, tăng 8,5% và Hàn Quốc đạt 25.000 tấn, tăng 25%
Thị trường sản phẩm chăn nuôi Việt Nam những tháng đầu năm 2010 sẽ chịu tác động của việc tăng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Nguồn cung sẽ tăng cùng với giá các loại thịt và các yếu tố về kinh tế vĩ mô như tăng lương đối với khối doanh nghiệp cũng như thị hiếu tiêu dùng của những tháng cuối năm.với mặt hàng thịt bò, dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy sản lượng sẽ tiếp tục giảm đạt
Nguồn: http://www.vilico.vn/tin-tuc/Tin-nganh-chan-nuoi/2010-02/898.prt
Trang 202.2 Các điều kiện tự nhiên của xã Cẩm Sơn
2.2.1 Vị trí địa lý
Xã Cẩm Sơn là một trong 17 đơn vị hành chính, nằm phía Nam của huyện Mỏ Cày Nam Vị trí của xã được xác định như sau:
Phía Đông giáp xã Minh Đức
Phía Tây giáp xã Thạnh Thới A
Phía Nam giáp sông Cổ Chiên
Phía Bắc giáp xã Ngãi Đăng
Địa giới hành chính chia thành 10 ấp với diện tích tự nhiên 2323 ha
2.2.2 Đất đai
Đất ở đây chủ yếu là đất thịt pha cát
2.2.3 Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại
là mùa khô Nhiệt độ trung bình năm từ 26 - 27oC Lượng mưa trung bình năm từ 1.250 - 1.500 mm
2.2.4 Thủy văn- sông ngòi
Xã Cẩm Sơn có hai hệ thống sông đi qua:
+ Sông Vàm Thom chiều dài 6500 m, rộng 60 m, sâu 4 m
+ Sông Bà Liểu dài 4000 m, rộng 40 m, sâu 3 m
Hai sông này chủ yếu phục vụ cho giao thông hàng hóa và tưới tiêu
2.3 Điều kiện kinh tế, xã hội của xã Cẩm Sơn
2.3.1 Nông nghiệp- Công nghiệp- Dịch vụ thương mại
a Sản xuất nông nghiệp
- Trồng trọt: Diện tích canh tác một số loại cây trồng như mía và cây ăn trái tiếp tục giảm, chuyển đổi sang trồng dừa và các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn,
Trang 21phù hợp với xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm
Diện tích các loại cây trồng cụ thể như sau:
+ Diện tích trồng cây dừa: 1197,2 ha
+ Diện tích trồng cây ăn trái: 39,4 ha
+ Diện tích trồng cây mía: 174,6 ha
+ Diện tích trồng màu và trồng cỏ: 100 ha
+ Diện tích ca cao trồng xen trong vườn dừa: 26,3 ha
b Sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp
Hiện toàn xã có 15 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, trong đó 02 HTX xây lắp điện, 01 cơ sở nước đá, 03 cơ sở xẻ gỗ, 03 cơ sở làm cửa sắt, 04 cơ sở lột dừa trái
và 01 co sở đập tuốt chỉ sơ dừa, 01 cơ sở cơm dừa
Xã có 56 hộ làm thạch dừa đang phát triển mạnh và mang lại hiệu quả cao tăng thu nhập cho nông dân
Trang 22Nhìn chung, những cơ sở hoạt động đạt hiệu quả cao góp phần giải quyết lao động việc làm và tăng thêm thu nhập cho kinh tế cho từng hộ gia đình, năng số lao động được giải quyết việc làm tại xã 250 lao động
c Thương mại, dịch vụ
Dịch vụ trên địa bàn xã phát triển còn chậm, chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ phục
vụ nhu cầu của nhân dân trong xã
Toàn xã hiện có 104 hộ đăng ký kinh doanh dịch vụ
Dịch vụ viễn thông liên lạc phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, số máy điện thoại cố định, di động tăng nhanh trong năm, phát triển mới 176 máy điện thoại
cố định, công tác phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nước được thực hiện khá tốt góp phần lớn các khối Đảng nhà nước đều có nối mạng internet
2.3.2 Cơ sở hạ tầng
Do nằm ở vị trí khá xa thị tấn nên cơ sở hạ tầng giao thông còn yếu kém
Năm 2009, xã đã xây dựng được cầu chợ Đình dài 18,2 m, rộng 3,3 m; cầu Bình Phú giáp lộ 26/3 dài 18 m, rộng 2,4 m; xây dựng 02 móng cầu lộ 26/3 với kinh phí do ngân sách xã cùng bà con trong xã đóng góp
Tỷ lệ hộ sử dụng điện toàn xã đạt 98% so kế hoạch
Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 95% so kế hoạch
2.3.3 Lao động, việc làm
Dân số toàn xã là 12.882 người với 2.832 hộ Phần lớn nhân dân sống bằng nghề nông khoảng 80%, phần còn lại sống bằng nghề tiểu thủ công nghiệp chủ yếu doanh nghiệp nhỏ lẻ
Số người trong độ tuổi lao động toàn xã là 8.532 người, trong đó nam 4.360 người, nữ 4.172 người Lao động trong tỉnh 426 người, lao động ngoài tỉnh 1.534 người, lao động trong huyện 94 người Liên hệ trường Cao Đẳng nghề Đồng Khởi mở lớp sát hạch nghề xây dựng tại xã cho 12 lao động Phối hợp tư vấn việc làm có 02 cuộc với 160 lượt người tham dự
Trang 232.3.4 Giáo dục, y tế
Về giáo dục: Tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống trường lớp và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học Toàn xã có 05 điểm trường Mẫu giáo, 05 trường Tiểu học và 01 trường Trung học cơ sở với tỷ lệ tốt nghiệp ở các bậc học đạt cao
Về y tế: Công tác phòng, chống các dịch bệnh; công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và chuẩn bị ứng phó với dịch cúm A H1N1 được tập trung chỉ đạo thực hiện
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND xã về phát triển kinh tế - xã hội năm 2009
2.4 Kĩ thuật nuôi heo nái, heo con và heo thịt
2.4.1 Kỹ thuật nuôi heo nái và heo con
Có điều kiện nên nuôi heo nái bằng lồng sắt, dùng núm uống tự động (tham khảo kiểu chuồng ở các trại chăn nuôi tiên tiến)
Chọn những con dài thân, mông vai nở, háng rộng, bốn chân thẳng, chắc chắn,
có bộ móng tốt, âm hộ (hoa) phát triển tốt, núm vú nổi rõ, hai hàng vú thẳng phân bố
Trang 24đều, khoảng cách hai hàng vú gần nhau là tốt Heo nái có ít nhất 12 vú trở lên Chú ý nên chọn những con có tính tình hiền lành
Có thể chọn mua heo giống ở các trại chăn nuôi, hoặc chọn heo con từ những con nái tốt của hàng xóm
Đối với heo thịt nên chọn nuôi heo lai 3 máu để phát huy ưu thế lai (heo mau lớn, khả năng chống bệnh cao, tỷ lệ nạc nhiều…)
c Heo lên giống và phối giống
Phối giống cho heo vào thời gian 7-8 tháng tuổi đạt trọng lượng từ 90-120 kg
Heo lên giống ăn ít hoặc bỏ ăn, cắn phá chuồng, kêu réo liên tục, nhảy lên lưng của heo khác, âm hộ sưng đỏ, có thể có nước nhầy chảy ra
Thời gian heo lên giống từ 3-5 ngày, phối giống vào cuối ngày thứ hai hoặc sang ngày thứ ba là tốt Phối vào lúc heo chịu đực Biểu hiện heo chịu đực: heo đứng
im cho con khác nhảy lên lưng, hoặc người dùng hai tay ấn mạnh lên lưng heo vẫn đứng im, dịch nhờn âm hộ keo đặc lại
Có thể phối giống bằng heo đực nhảy trực tiếp hoặc bơm tinh nhân tạo, nên phối kép (phối hai lần), lần phối thứ hai cách lần phối thứ nhất từ 6-8 giờ
Không nên dùng heo đực có trọng lượng quá lớn nhảy với heo nái mới phối lần đầu Chuồng cho heo phối phải sạch sẽ, nên rải rơm hoặc cỏ khô xuống dưới nền chuồng là tốt nhất
d Chăm sóc nuôi dưỡng heo nái mang thai
Sau thời gian phối từ 18-21 ngày nếu heo không đòi đực lại thì coi như heo đã
có chửa Thời gian heo chửa 114 ngày (3 tháng + 3 tuần + 3 ngày) ± 3 ngày
Giai đoạn 1-90 ngày tùy tầm vóc của heo nái mập, gầy mà cho ăn lượng thực phẩm hợp lý 2-2,5 kg/ con/ngày Từ 91 ngày trở đi cho heo ăn tăng lên từ 2,5-3,0 kg/con/ngày Trước khi sinh 3 ngày phải giảm thức ăn xuống từ 3 kg - 2 kg - 1 kg/ngày Ngày heo đẻ có thể không cho ăn để tránh sốt sữa
Trong thời gian chửa 2 tháng đầu không nên di chuyển heo nhiều, tránh gây sợ sệt heo sẽ bị tiêu thai Trong thời gian chửa nên cho heo ăn thêm rau xanh, cỏ xanh
Trang 25Cung cấp nước sạch cho heo uống theo nhu cầu
e Chăm sóc heo nái đẻ và heo con theo mẹ
Trước ngày heo đẻ 2-3 ngày, vệ sinh chuồng trại, tắm chải heo mẹ sạch sẽ, diệt
ký sinh trùng ngoài da
Heo nái sắp đẻ biểu hiện: Ỉa đái vặt, bầu vú căng mọng, bóp đầu vú sữa vọt ra, khi thấy nước ối và phân xu, heo nái rặn từng cơn là heo con sắp ra
Heo con đẻ ra dùng giẻ sạch lau nhớt ở miệng, mũi, lau khô, cắt rốn, bấm răng
bỏ vào ô úm (sát trùng cuống rốn và dụng cụ bằng bông y tế nhúng cồn Iốt) Sau đó cho heo con bú “sữa đầu” càng sớm càng tốt để có sức đề kháng chống lại những nhiễm khuẩn phổ biến, giữ ấm cho heo con từ 31-33 0C trong mấy ngày đầu bằng bóng đèn điện hoặc rơm, bao bố
Bình thường heo đẻ 5-10 phút/con Nếu ra nước ối và phân xu sau 1-2 giờ rặn
đẻ nhiều mà không đẻ hoặc con nọ cách con kia trên 1 giờ thì phải mời thú y can thiệp Trường hợp heo mẹ khỏe, bình thường không nằm đè con thì nên cho heo con
bú tự do là tốt nhất Nếu nhốt vào ô úm thì tối thiểu cho bú 1 giờ 1 lần Nên sắp xếp heo con có khối lượng nhỏ cho bú vú phía trước để đàn heo con phát triển đều
Heo con đẻ ra trong 1-3 ngày đầu chích sắt liều 200 mg/con (1-2 cc/con) Nếu heo mẹ thiếu sữa thì có thể cho heo con ăn dặm thêm các chế phẩm dinh dưỡng dành cho heo con sơ sinh Từ 7-10 ngày tập cho heo con ăn bằng loại thức ăn dễ tiêu Thiến heo đực vào khoảng 3-7 ngày tuổi
Nên tập heo con ăn sớm để có thể cai sữa Tùy điều kiện thức ăn và tình trạng đàn heo mà cai sữa hợp lý Nên cai sữa vào khoảng từ 28-35 ngày tuổi
Heo mẹ đẻ xong, theo dõi số lượng nhau ra Thụt rửa tử cung bằng thuốc tím 0,1% Ngày thụt 2 lần, mỗi lần 2-4 lít, nếu sốt cao phải chích kháng sinh, hoặc mời thú
y can thiệp
Heo nái đẻ xong nên cho ăn tăng dần, từ ngày thứ 3 hoặc thứ 4 trở đi cho ăn thỏa mãn nhu cầu
Trang 26Thời kỳ heo nái nuôi con, thức ăn phải tốt, máng phải sạch sẽ, không để thức ăn mốc, thừa, máng uống phải luôn đầy nước vì heo tiết sữa sẽ uống rất nhiều nước, không nên thay đổi thức ăn của heo nái
f Cai sữa heo
Gần ngày cai sữa nên giảm lần bú của heo con và tăng lượng thức ăn để chuẩn
bị cho giai đoạn sống tự lập Đồng thời giảm thức ăn của heo mẹ để giảm tiết sữa
Ngày cai sữa cho heo mẹ nhịn ăn, sau đó cho ăn tăng lên để sớm động dục lại Sau cai sữa 4-7 ngày heo nái động dục lại là tốt Heo con giảm ½ khẩu phần sau
đó tăng lên từ từ theo đủ nhu cầu
Heo con sau cai sữa cần được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, nên nuôi heo trên lồng sắt sau cai sữa là tốt nhất
g Sử dụng thức ăn cho heo mẹ và heo con
Heo nái nuôi con: Nên sử dụng thức ăn hỗn hợp của các xí nghiệp thức ăn gia súc có uy tín, mới sản xuất
Heo con từ tập ăn đến 20 kg: Nên sử dụng thức ăn hỗn hợp của các xí nghiệp thức ăn gia súc có uy tín, mới sản xuất
Khi dùng thức ăn đậm đặc trộn với nguyên liệu địa phương thì: Phải trộn theo
tỷ lệ của nhà sản xuất Yêu cầu dùng nguyên liệu thật tốt, không bị ẩm mốc, sâu mọt
2.4.2 Kỹ thuật nuôi heo thịt
a Thức ăn và cách cho ăn
Thức ăn
Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất trong chăn nuôi heo thịt, thức ăn tốt giúp heo mau lớn, lãi suất cao, nâng cao phẩm chất quầy thịt Tùy theo điều kiện cụ thể của từng hộ chăn nuôi mà sử dụng các phương thức sau:
- Dùng thức ăn đậm đặc trộn nguyên liệu sẵn có ở địa phương
- Dùng thức ăn tự trộn
Trang 27- Dùng thức ăn hỗn hợp (hay cám bao) của các Xí nghiệp Thức ăn gia súc có uy tín
Chế độ cho ăn
Khi heo mới bắt về cho ở chuồng riêng càng xa heo cũ càng tốt Ngày đầu không nên tắm heo, nên cho heo ăn (nhất là heo con) ăn khoảng 1/2 nhu cầu, sau 3 ngày mới cho ăn no, thời gian đầu sử dụng cùng loại thức ăn với nơi bán heo, sau đó nếu thay đổi loại thức ăn thì phải thay đổi từ từ
Căn cứ vào đặc điểm phát triển của heo và điều kiện chăn nuôi của từng hộ mà
có 2 phương thức cho ăn:
Phương thức cho ăn tự do: Cho heo ăn tự do theo nhu cầu từ cai sữa đến xuất chuồng Phương thức này có ưu và khuyết điểm như sau:
+ Ưu điểm: Heo mau lớn nên thời gian nuôi ngắn, quay đồng vốn nhanh
+ Khuyết điểm: Không tiết kiệm được thức ăn, heo có tỷ lệ mỡ cao
Phương thức cho ăn định lượng:
+ Heo dưới 60 kg: Ở giai đoạn này cho ăn tự do theo nhu cầu phát triển của heo (ở giai đoạn dưới 30 kg nên cho heo ăn nhiều bữa trong ngày)
+ Từ 61 kg đến lúc giết thịt: Ở giai đoạn này nếu cho ăn nhiều heo sẽ mập do tích lũy mỡ, nên cho ăn hạn chế khoảng 2,3 - 2,7 kg/con/ngày và sử dụng đúng loại thức ăn
Phương thức này có ưu và khuyết điểm như sau:
+ Ưu điểm: Tiết kiệm được thức ăn, heo có tỷ lệ nạc cao hơn phương thức cho
Trang 28Lưu ý: Khi đo phải để heo đứng ở tư thế thoải mái
Nên xuất heo vào giai đoạn đạt trọng lượng từ 90-100 kg/con
Nếu đang dùng kháng sinh để phòng bệnh thì phải ngưng thuốc từ 1-2 tuần trước khi xuất chuồng
Ngày xuất chuồng phải tắm rửa vệ sinh sạch sẽ Nên xuất chuồng vào buổi sáng sớm hoặc xế chiều, cho uống nước đầy đủ, không nên cho ăn no tránh heo chết do vận chuyển
2.4.3 Phòng ngừa bệnh dịch
a Vệ sinh phòng bệnh
Vệ sinh chuồng trại
Ngăn cách khu vực chăn nuôi heo với các súc vật khác như: Chó, mèo…
Rửa và phun thuốc sát trùng chuồng trại sạch sẽ ít nhất 3-7 ngày trước khi thả heo vào chuồng
Hàng ngày phải quét phân trong chuồng giữ cho chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ
Trang 29Xử lý xác chết gia súc nghiêm ngặt: Chôn sâu, đốt…
Nên có kế hoạch rửa chuồng, phun thuốc sát trùng và diệt ruồi, muỗi mỗi tháng một lần
Vệ sinh thức ăn và nước uống
Thường xuyên kiểm tra thức ăn trước khi cho heo ăn, thức ăn phải đảm bảo chất lượng, không bị thiu, thối, mốc…
Nếu sử dụng thức ăn tự trộn thì định kỳ phải trộn kháng sinh vào thức ăn để ngừa bệnh cho heo
Nước uống phải đủ, sạch và không bị nhiễm bẩn
b Tiêm phòng cho heo
Heo nái
Trước khi phối giống chích ngừa đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn
Định kỳ chích ngừa cho heo nái các bệnh giả dại, parvovirus, viêm phổi theo sự
hướng dẫn của nhà sản xuất
Trang 30CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lí luận
3.1.1 Vai trò của ngành chăn nuôi trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân
Việt Nam vốn là một nước có nền nông nghiệp lâu đời, mặc dù có nhiều thăng trầm biến đổi nhưng nền nông nghiệp vẫn khẳng định được thế mạnh, vị thế và sự đóng góp rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân Nghị quyết TW5 khóa IX về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001- 2010 đã làm rõ hơn quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là:
“công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là một trong những nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đó cũng là vấn đề
cơ bản và bức xúc nhất của nước ta hiện nay
Có thể nói một thành tựu khá nổi bật trong những năm qua là sự gia tăng kinh tế nhanh và ổn định ở mức cao, đời sống của dân được cải thiện dần, đặc biệt là nhu cầu
về lương thực, thực phẩm không còn là vấn đề đáng lo ngại Một khi đất nước phát triển cũng giống như các nước có nền kinh tế đã và đang phát triển thì nhu cầu về thực phẩm như thịt, trứng, sữa…càng tăng và quan trọng Cùng với các ngành khác trong nông nghiệp, ngành chăn nuôi cũng đang ngày càng vươn lên hoàn thành sứ mệnh lịch
sử của mình Khi ngành chăn nuôi phát triển sẽ đáp ứng được nhu cầu cảu nền kinh tế Như vậy, ngành chăn nuôi có các vai trò sau:
- Chăn nuôi là ngành cung cấp thịt, trứng, sữa,…có thành phần dinh dưỡng cao
rất cần thiết cho sự phát triển sức khỏe và trí tuệ của con người
Trang 31- Chăn nuôi là ngành cung cấp sức kéo trong điều kiện cơ giới hóa trong nông nghiệp chưa phát triển và không phù hợp cho đồng ruộng khi diện tích gieo trồng chia
ra nhiều mảnh nhỏ và không bằng phẳng ở nước ta còn kéo dài, nhất là ở khu vực miền
núi Trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
- Chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nhẹ: chế biến thực phẩm, da, lông,…đây là một ngành có tiềm năng phát triển mạnh trong thời đại công nghiệp góp phần không nhỏ nâng cao giá trị và thời gian sử dụng sản phẩm và
thu ngoại tệ từ xuất khẩu về cho đất nước
- Chăn nuôi cung cấp nguồn phân bón quan trọng cho trồng trọt, việc sử dụng phân chuồng cho trồng trọt đã trở thành thói quen và không thể thiếu được của người nông dân Việt Nam, kể từ khi công nghiệp chế biến phân bón hóa học phát triển vì phân chuồng có hàm lượng NPK cao và cân đối rất có lợi cho cải tạo đất và nâng cao
năng suất cây trồng Tuy nhiên cần sử dụng một cách đúng đắn và hợp lý
- Bên cạnh đó chăn nuôi là ngành thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm cho xã hội, tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình Mặc khác chăn nuôi là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết về mặt tài chính cho hộ nông dân và các cơ
sở sản xuất
3.1.2 Kinh tế hộ
a Khái niệm kinh tế hộ
Hộ dân là đơn vị sản suất cơ bản, là đơn vị kinh tế xã hội khá đặc biệt Bản thân mỗi hộ nông dân là một tế bào xã hội, là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng Là đơn vị sản xuất cơ bản trong nông nghiệp, hộ có mục đích tối đa hóa nguồn thu trên cơ sở sử dụng toàn bộ các nguồn lực và nâng cao phúc lợi gia đình
b Đặc điểm kinh tế hộ
Hộ nông dân là đơn vị sản xuất nhưng với quy mô nhỏ, họ cũng có đầy đủ các yếu tố, các tư liệu phục vụ sản xuất Đó là các nguồn lực sẵn có của nông hộ như: lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật, công cụ… Từ các yếu tố sản xuất đó nông hộ sẽ tạo ra các sản phẩm cung cấp cho gia đình và xã hội Do sản xuất với quy mô nhỏ nên số lượng
Trang 32hàng hóa tạo ra của từng hộ là không lớn Tư liệu sản xuất không đầy đủ nên chất
lượng của sản phẩm làm ra cũng chưa cao
Hộ nông dân là đơn vị tiêu dùng Các sản phẩm tạo ra nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình họ là chính, nếu còn dư họ sẽ cung cấp ra thị trường bằng cách trao đổi hoặc buôn bán Cũng có một số nông hộ chuyên sản xuất để cung cấp ra thị trường Hoạt động sản xuất chính của các nông hộ là trồng trọt và chăn nuôi Trước kia, hầu hết các nông hộ đều sản xuất để cung cấp cho nhu cầu của gia đình họ Đó là đặc tính tự cung tự cấp của các hộ nông dân Nhưng trong quá trình phát triển của đất nước, các hộ nông dân cũng đã có những bước đổi mới khá quan trọng Họ đã tiến hành sản xuất chuyên canh để cung cấp sản phẩm cho xã hội Điều đó cũng có nghĩa là
họ phải hoàn thiện tư liệu sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh
tế
Do đa số các hộ nông dân đều thiếu tư liệu sản xuất: thiếu vốn, thiếu đất đai, kỹ thuật nên họ thường đầu tư sản xuất thấp, họ luôn tránh rủi Cũng vì vậy nên hiệu quả kinh tế mang lại của nông hộ thường không cao Chỉ có một số nông hộ mạnh dạn đầu tư với quy mô lớn, năng suất lao động cao nên thu nhập của họ cũng khá cao nhưng mức độ rủi ro cũng khá lớn Đa số các nông hộ đều chọn cho mình cách sản xuất khá an toàn đó là họ luôn trồng nhiều loại cây khác nhau trong cùng một thời kỳ hoặc chăn nuôi nhiều vật nuôi một lúc Điều này làm cho sản phẩm của họ luôn đa dạng nhưng số lượng thì không nhiều Điều đó đồng nghĩa với việc họ tránh được rủi
ro, nếu giá cả hàng hóa này giảm xuống thấp thì còn có hàng hóa khác Nhưng cách sản xuất này không mang lại hiệu quả cao cho nông hộ
c Vai trò kinh tế hộ
Tuy các hộ nông dân còn sản xuất một cách nhỏ lẻ, quy mô không lớn, năng suất chưa cao, hiệu quả kinh tế chưa cao nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp Các hộ nông dân đã sử dụng những điều kiện sẵn có để sản xuất, ổn định cuộc sống Điều đó cũng giải quyết được một số
lượng lớn lao động nhàn rỗi trong xã hội
Trang 33Ngoài việc tạo ra các thành phẩm phục vụ cho nhu cầu của gia đình và xã hội, kinh tế hộ nông dân còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu, hàng
hóa, dịch vụ, là cầu nối hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất lớn đến với người tiêu dùng
Vì mô hình kinh tế hộ có quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư không lớn, công tác quản lý khá dễ dàng so với các loại hình sản xuất khác nên kinh tế hộ thường được chọn làm điểm khởi đầu Mô hình kinh tế hộ rất phù hợp với những nông hộ có ít vốn, chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất, tư liệu sản xuất còn hạn chế Nó cũng là tiền đề
cho sự phát triển các loại hình sản xuất khác
3.1.3 Một số khái niệm
a Mô hình chăn nuôi
Mô hình chăn nuôi là một loại hình sản xuất nông nghiệp trong đó các vật nuôi được con người nuôi dưỡng, chăm sóc trong các điều kiện có thể giúp các vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt theo sinh lý của sinh vật tạo ra các sản phẩm chăn nuôi
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người và tái sản xuất
b Sản phẩm chăn nuôi
Sản phẩm chăn nuôi là sản phẩm thu được trong quá trình nuôi dưỡng mà không qua giết thịt gia súc, như vậy đối với sản phẩm thịt phải là trọng lượng thịt hơi
Thịt xô ( thịt đã qua lò mổ) bán trên thị trường không phải là sản phẩm chăn nuôi
Sản phẩm chăn nuôi được chia làm hai loại:
- Sản phẩm gắn liến với cơ thể gia súc: đó là trọng lượng thịt tăng do kết quả
của quá trình chăm sóc nuôi dưỡng
- Sản phẩm không gắn liền với cơ thể gia súc: Sữa, trứng, da,…
c Hiệu quả kinh tế
Là sự thể hiện tăng lợi tức kinh tế của xã hội và sự phát triển toàn diện các thành phần xã hội đó, trên cơ sở khai thác và sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm các nguồn tài nguyên xã hội Đối với nông hộ hiệu quả kinh tế thể hiện ở trình độ sử dụng nguồn năng lực có sẵn như lao động, vật chất sản xuất, vốn, máy móc thiết bị, để đạt
hiệu quả cao nhất
Trang 34d Hiệu quả xã hội
Thể hiện ở bộ mặt nông dân, nông thôn phát triển, tỉ lệ giàu tăng lên, giảm hộ nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định và an ninh nông thôn Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ hiện đại trong chăn nuôi sẽ góp phần xúc tiến quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
e Hiệu quả môi trường
Phát triển kinh tế mà không làm cho môi trường bị ô nhiễm, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và mỹ quan khu vực sống Đồng thời nâng cao việc sử dụng các phế thải, cải thiện môi trường và đem lại hiệu quả kinh tế, giúp cân bằng sinh thái ổn định cho
phát triển bền vững, thân thiện với môi trường
Như vậy: Hiệu quả là sự kết hợp hài hòa của ba mặt hiệu quả là hiệu quả kinh
tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường Xã hội ngày càng phát triển, ngày nay để đánh giá hiệu quả kinh tế không chỉ so sánh giữa đầu vào và đầu ra mà còn xem xét các hoạt động sản xuất kinh doanh đó có làm ảnh hưởng đến môi trường không? Bởi
vì hoạt động sản xuất đó làm ảnh hưởng đến môi trường thì có thể làm giảm hiệu quả kinh tế của tập thể hay cá nhân khác ngoài xã hội như vậy không thể gọi là phát triển
được
f Phát triển bền vững
Theo Ủy ban Thế giới về Môi trường & Phát triển đưa ra năm 1987: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng
đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Đây là phương pháp thu thập thông tin, số liệu nhằm đánh giá tổng quát đặc trưng về một mặt nào đó của tổng thể cần nghiện cứu Trong phạm vi đề tài này, phương pháp được sử dụng để trình bày về thực trạng của nông hộ chăn nuôi heo tại
xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre
Trang 353.2.2 Phương pháp phân tổ thống kê
Là căn cứ vào một tiêu thức nào đó tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau Các tiêu thức được chọn làm căn cứ phân tổ thống kê, các tiêu thức này bao gồm các tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng nhằm phân tổ thuộc tính hay phân tổ lượng biến
Đề tài đã sử dụng các tiêu thức định tính để phân tổ số hộ chăn nuôi như: loại hình chăn nuôi, cách sử dụng thức ăn, mức độ tham gia khuyến nông, cơ cấu thành phần nông hộ, nguồn vay vốn,…
Các tiêu thức số lượng sử dụng phân tổ lượng biến: quy mô đàn, độ tuổi lao động, trình độ, kinh nghiệm chăn nuôi, năng suất đàn cả năm,…
3.2.3 Phương pháp so sánh
Phương pháp này được dùng trong nghiên cứu để so sánh hiệu quả kinh tế của
số lượng heo xuất chuồng trong một năm, so sánh hiệu quả kinh tế của loại hình chăn nuôi của nông hộ
3.2.4 Phương pháp tính khấu hao
Công cụ dụng cụ bao gồm: chuồng trại, máy phát điện, máy bơm nước, bình xịt… được khấu hao
Trong phương pháp tính khấu hao này, ta dùng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng vì các tài sản nói chung thì có vòng đời một số năm và sẽ bị mất giá trị qua thời gian Giai đoạn giá trị của các dụng cụ, công cụ bị mất giá trị như vậy là 1 khoảng chi phí của quá trình sản xuất và sẽ khấu hao khoảng chi phí đó theo từng năm Chúng ta giả thiết: giá trị tài sản bị hao mòn qua mỗi năm và giá trị hao mòn từng năm là bằng nhau thì chúng ta sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng Nguyên giá của tài sản cố định
Giá trị khấu hao từng năm =
Thời gian sử dụng
Phương pháp tính khấu hao này có ưu điểm là việc tính toán đơn giản, tổng mức khấu hao của tài sản cố định được phân bố đều đặn trong các năm sử dụng và không gây ra sự đột biến trong giá thành sản phẩm hàng năm Nhưng phương pháp
Trang 36này có nhược điểm là trong nhiều trường hợp không thu hồi vốn kịp thời do không tính hết được sự hao mòn vô hình của TSCĐ
3.2.5 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập dữ liệu thứ cấp: từ các báo cáo hàng năm của phòng Kinh tế xã, thông tin qua internet,… Các tài liệu gồm: tình hình chăn nuôi heo của xã qua các năm từ năm 2006- 2009, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của xã Cẩm Sơn
Thu thập số liệu sơ cấp: bằng phương pháp điều tra ngẩu nhiên 60 hộ chăn nuôi heo trong địa bàn xã thông qua phiếu điều tra soạn sẵn
a Tổng doanh thu (TDT): là chỉ tiêu tổng hợp được tính bằng tiền phản ánh
kết quả thu được từ sản xuất
TDT = Tổng sản lượng * đơn giá sản phẩm
b Tổng chi phí sản xuất (TCPSX): là tất cả những khoản chi phí bỏ ra để có
được kết quả sản xuất
3.3.2 Chỉ tiêu hiệu quả
a Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí sản xuất
% 100
Trang 37b.Tỷ suất thu nhập theo chi phí sản xuất
% 100
Trang 38CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình chăn nuôi heo của xã Cẩm Sơn
Bảng 4.1 Tình Hình Chăn Nuôi của Xã Cẩm Sơn Năm 2009
Tuy tổng đàn heo là 29.831 con, đứng sau tổng đàn gia cầm nhưng chăn nuôi
heo đã được các cấp chính quyền ưu tiên phát triển, là vật nuôi chủ lực góp phần phát
triển kinh tế ở địa phương
Cẩm Sơn là xã có mô hình chăn nuôi heo lâu đời, kinh nghiệm đút kết trong
chăn nuôi lâu năm Chăn nuôi heo là một nghề tương đối nhàn rỗi, tận dụng được lao
động nhà
Chăn nuôi heo đã giúp người dân thoát nghèo, tăng thu nhập và nâng cao cuộc
sống Vì thế, năm 2009 toàn xã có 1.443 hộ chăn nuôi heo, cụ thể được thế hiện qua
bảng 4.2
Trang 39Bảng 4.2 Số Hộ Chăn Nuôi Heo Tại Xã Cẩm Sơn Năm 2009
86%, chủ yếu là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ Trong khi đó, số hộ chăn nuôi với quy mô
lớn chiếm rất ít, toàn xã có 7 trang trại, chiếm 0,48 %
Xã Cẩm Sơn gồm 10 ấp nên hầu như ấp nào cũng phát triển mô hình chăn nuôi
heo trong nông hộ, đặc biệt qua chuyến khảo sát chăn nuôi heo được nuôi nhiều ở ấp
8, ấp 9, ấp 10 và ấp 11
Với quy mô như thế nên từ năm 2005 đến năm 2009, số lượng heo của xã liên
tục tăng được thể hiện qua hình 4.1
Hình 4.1 Biểu Đồ Thể Hiện Số Lượng Đàn Heo của Xã Cẩm Sơn Từ Năm 2005-
Số lượng heo (con)
Nguồn: Thống kê xã Cẩm Sơn
Trang 40Qua hình 4.1 cho thấy xu hướng tăng số lượng đàn heo trong tương lai Năm
2008 với số đàn heo là 19.248 con, năm 2009 số lượng đàn heo tăng lên đạt 29.831
con Nguyên nhân là do giá thịt heo vào những năm đó tương đối ổn định, số hộ tham
gia chăn nuôi nhiều và thậm chí có nhiều hộ chăn nuôi heo có cuộc sống khá giả, đời
sống vật chất, tinh thần được nâng cao; cho nên số hộ chăn nuôi trong xã phát triển
quy mô chăn nuôi Mặt khác, nhờ sự quan tâm của cấp chính quyền trong việc ưu tiên
phát triển số lượng đàn heo nên đã tạo thêm động lực giúp bà con mạnh dạn trong đầu
tư phát triển
4.2 Hiện trạng của các hộ chăn nuôi heo tại xã Cẩm Sơn
4.2.1 Thành phần chủ hộ chăn nuôi
Trong quá trình điều tra ngẫu nhiên 60 hộ chăn nuôi, tôi nhận thấy phần lớn
người chăn nuôi đa số là những người làm nông Họ trồng trọt, chăn nuôi là chủ yếu
Hai hình thức này góp phần lớn trong thu nhập gia đình Cụ thể được thể hiện ở bảng
Nguồn: Kết quả điều tra tháng 4- 2010
Bảng 4.3 chỉ rõ lực lượng nông dân là thành phần chính trong sản xuất nông
nghiệp, tạo ra các giá trị cho địa phương Lực lượng này rất quan trọng trong sự phát
triển của địa phương Tuy nhiên, lực lượng nông dân vẫn còn yếu kém về trình độ,
nhận thức hơn so với các lực lượng khác Do đó, chúng ta cần phải phát triển lực
lượng này về chất
Cũng qua điều tra cho thấy xã Cẩm Sơn là xã mà người dân sống chủ yếu dựa
vào nông nghiệp; các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển Năm 2009, cơ cấu
trong nông nghiệp là 60%, tiểu thủ công nghiệp 15%, thương mại- dịch vụ 25%