1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIẾT KẾ SẢN PHẨM GHẾ NGOÀI TRỜI TT07 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PISICO ĐỒNG AN

63 147 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Chọn loại nguyên liệu có ở công ty để tính toán lựa chọn kích thước cho các chi tiết của sản phẩm thiết kế.. Bên cạnh đó đề tài đã nêu bật lên được tỉ lệ lợi dụng gỗ cũng như tỉ lệ phế p

Trang 2

THIẾT KẾ SẢN PHẨM GHẾ NGOÀI TRỜI TT-07 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PISICO ĐỒNG AN

LUẬN VĂN CUỐI KHÓA KỸ SƯ CHUYÊN NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trí Tuệ

TP Hồ Chí Minh, 2008

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và làm đề tài tốt nghiệp, tôi xin chân

thành gửi lời cảm ơn đến:

 Gia đình và những người thân nhất của tôi đã

nuôi nấng và động viên tôi trong suốt quá trình học

 Ban giám hiệu trường cùng toàn thể quý Thầy,

Cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

 Ban chủ nhiệm cùng toàn thể quý Thầy, Cô

khoa Lâm Nghiệp đặc biệt là quý Thầy, Cô bộ môn Chế Biến Lâm Sản

 ThS.Nguyễn Thị Ánh Nguyệt − giáo viên hướng

dẫn − Người đã hướng dẫn tôi thực hiện đề tài

 TS.Phạm Ngọc Nam − Người đã giới thiệu công

ty nơi tôi thực tập

 Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên,

anh chị em công nhân công ty Pisico Đồng An

đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này

 Toàn thể các bạn lớp Chế Biến Lâm K29 đã

giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện

đề tài

Trang 4

Đề tài “Thiết kế ghế ngoài trời TT-07 tại công ty Pisico Đồng An” được tiến hành từ ngày 02/04/2007 đến ngày 30/06/2007 Đề tài được thực hiện qua các bước sau:

1 Khảo sát các sản phẩm cùng loại, đưa ra ý tưởng về mô hình sản phẩm sẽ tiến hành thiết kế

2 Chọn loại nguyên liệu có ở công ty để tính toán lựa chọn kích thước cho các chi tiết của sản phẩm thiết kế

3 Sử dụng chương trình Autocad để hoàn thành mô hình sản phẩm thiết kế cuối cùng

Đề tài đã đưa ra ý tưởng cho một sản phẩm ghế ngoài trời mới hoàn thiện hơn sau khi đã khắc phục được một số nhược điểm của các sản phẩm khảo sát Bên cạnh đó đề tài đã nêu bật lên được tỉ lệ lợi dụng gỗ cũng như

tỉ lệ phế phẩm hiện tại ở công ty Pisico Đồng An đồng thời cũng đề xuất một

số biện pháp hạ giá thành sản phẩm giúp sản phẩm cạnh tranh hơn về kinh

tế

SUMMARY

The subject “Design the outdoor chair TT-07 at Scansia Pacific company” was carried out from 2nd, April 2007 to 30th, June 2007 It was done follow these steps below :

1 Investigate congener products in order to find out ideas about designed pattern of product

2 Choose the materials which had in Pisico Đồng An company to figure out the size of designed product

3 Use Autocard program to draw out a complete patern of product The subject brought out the new image of outdoor chair, which was more perfective, based on improving some weakness of investigating products before It also pointed out the rate of making full use of wood as well as the rate of refuse wood at present in Pisico Đồng An company Furthermore, it propounded some methods in decreasing the cost of product that give new prospects in competition in economic field

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

Chương 1: MỞ ĐẦU 1

1.1- đặt vấn đề 1

1.2- mục tiêu nghiên cứu 2

chương 2: TỔNG QUAN 3

2.1- Công ty cổ phần chế biến gỗ pisico đồng an 3

2.2.1- Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3

2.1.2- Công tác tổ chức quản lý của xí nghiệp 4

2.1.2.1- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của xí nghiệp 4

2.1.3 - Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần 4

2.1.3.1-Mục tiêu và quy mô sản xuất kinh doanh 4

2.1.3.2 - Kế hoạch sản xuất của 3 năm (2005 – 2007) 5

2.2 - Công tác thị trường 5

2.3 - Đánh giá thực trạng của xí nghiệp 6

2.3.1- Lao động 6

2.3.2 - Nguyên liệu 6

2.3.3 - Địa điểm và địa hình 6

2.3.4 - Tình trạng máy móc thiết bị của công ty 6

Chương 3 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

3.1- Nội dung nghiên cứu 12

3.2- Phương pháp nghiên cứu 12

3.2.1 – Phương pháp ngoại nghiệp 12

3.2.2 – Phương pháp nội nghiệp 12

3.2.3- Khảo sát các sản phẩm cùng loại 13

3.2.4 - Lựa chọn nguyên liệu thiết kế 16

3.2.5 - Tạo dáng sản phẩm 17

Trang 6

Chương 4 : KẾT QUẢ THẢO LUẬN 21

4.1- Lựa chọn kích thước và kiểm tra bền cho các chi tiết, bộ phận chịu lực lớn nhất 21

4.1.1 - Lựa chọn kích thước 21

4.1.2 - Kiểm tra bền cho các chi tiết, bộ phận chịu lực lớn nhất 22

4.2 - Tính toán các chỉ tiêu kĩ thuật 25

4.2.1 - Cấp chính xác gia công 25

4.2.2 - Độ chính xác gia công và sai số gia công 25

4.2.3 - Dung sai lắp ghép 26

4.2.4 - Lượng dư gia công 27

4.3 - Yêu cấu lắp ráp và trang sức bề mặt 29

4.3.1- Yêu cầu độ nhẵn bề mặt 29

4.3.2 - Yêu cầu lắp ráp 29

4.3.3 - Yêu cầu trang sức bề mặt 29

4.4 - Tính toán nguyên liệu chính 30

4.4.1- Thể tích gỗ tiêu hao để sản xuất một sản phẩm 30

4.4.2 Hiệu suất pha cắt 33

4.4.3 - Thể tích nguyên liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm 34

4.4.4 - Tỉ lệ lợi dụng gỗ 35

4.4.5 - Các dạng phế liệu phát sinh trong quá trình gia công 36

4.5- Tính toán vật liệu phụ cần dùng 38

4.5.1- Tính toán bề mặt cần trang sức 38

4.5.2- Tính toán vật liệu phụ cần dùng 39

4.5.3 - Thiết kế lưu trình công nghệ 40

4.5.4 -Chi phí mua nguyên liệu 44

4.5.4.1 - Chi phí mua nguyên liệu chính 44

4.5.4.2 - Chi phí mua vật liệu phụ 44

4.5.4.3 - Chi phí mua phụ kiện 46

Trang 7

Chương 5 : KẾT LUẬN VA KIẾN NGHỊ 48

5.1- Kết luận 48

5.2- Kiến nghị 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

PHỤ LỤC 52

Trang 8

Trang

Bảng 2.1: Cán bộ công nhân khối văn phòng 4

Bảng 2.2: Kế hoạch sản xuất kinh doanh và tài chính 3 năm ( 2005-2007) 5

Bảng 2.3: Thống kê máy móc thiết bị ở phân xưởng sơ chế 7

Bảng 2.4: Thống kê máy móc thiết bị ở phân xưởng 1 8

Bảng 2.5: Thống kê máy móc thiết bị ở tổ máy phân xưởng 2 9

Bảng 2.6: Thống kê máy móc thiết bị ở tổ lắp ráp phân xưởng 2 10

Bảng 4.1: kích thước tinh chế 22

Bảng 4.2: Sai số gia công chi tiết 26

Bảng 4.3: Lượng dư gia công 28

Bảng 4.4: Thể tích tinh chế 31

Bảng 4.5: Thể tích sơ chế 32

Bảng 4.6: Thể tích gỗ sơ chế có tính % phế phẩm 33

Bảng 4.7: Hiệu suất pha cắt 34

Bảng 4.8: Thể tích nguyên liệu cần thiết sản xuất ra một sản phẩm 35

Bảng 4.9: Tỷ lệ lợi dụng gỗ 36

Bảng 4.10: Diện tích bề mặt cần trang sức 39

Bảng 4.11: Chi phí mua phụ kiện 46

Trang 9

Hình 3.1: Ghế TT’- 07 13

Hình 3.2: Ghế TT’’- 07 14

Hình 3.3: Ghế TT – 07 15

Hình 3.4: Liên kết ốc rút 19

Hình 3.5: Liên kết vis 19

Hình 3.6: Liên kết mộng gia cố keo 19

Hình 3.7: Liên kết chốt 20

Hình 3.8: Liên kết bu lông hai đầu ren 20

Hình 4.1a: Biểu đồ ứng suất uốn tĩnh 23

Hình 4.1b: Biểu đồ ứng suất nén 24

Hình 4.2: Biểu đồ nguyên liệu 38

Hình 4.3: Sơ đồ khâu pha phôi 41

Hình 4.4: Sơ đồ khâu tinh chế 41

Hình 4.5: Sơ đồ khâu lắp ráp thành từng bộ phận 42

Hình 4.6: Sơ đồ khâu trang sức bề mặt 42

Hinh 4.7: Sơ đồ lắp ráp sản phẩm ghế TT-07 43

Trang 10

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1- Đặt vấn đề

Gỗ là một trong những loại vật liệu được con người biết đến và sử dụng từ

lâu đời Cho đến nay khi các vật liệu khác như kim loại, chất dẻo, nhựa… ra đời vẫn

không thể thay thế loại vật liệu tự nhiên này Song song với sự phát triển ngành xây

dựng và trang trí nội thất các sản phẩm mộc từ gỗ nhằm phục vụ cho các công trình,

nhu cầu sinh hoạt của con người cũng không ngừng phát triển các sản phẩm làm từ

gỗ đa dạng về loại hình, phong phú về chức năng, có nguyên lý kết cấu hiện đại,

được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau Trong đời sống hàng ngày chúng ta

tìm thấy những sản phẩm mộc thông dụng như: bàn, ghế, giường, tủ,…, trong xây

dựng nhà cửa có các loại cửa sổ và cửa đi lại, cầu thang, trần, sàn nhà,… ngoài ra

sản phẩm mộc còn có thể là công cụ, vật dụng chi tiết máy, hay các mặt hàng mỹ

nghệ và trang trí nội thất

Ngày nay, xã hội càng phát triển và văn minh thì nhu cầu thẩm mỹ của con

người đòi hỏi càng cao nên các sản phẩm được làm từ gỗ cũng luôn nằm trong sự

vận động của quá trình phát triển Để phù hợp với thời đại và đáp ứng nhu cầu phát

sử dụng gỗ ngày càng tăng thì đòi hỏi người thiết kế phải luôn luôn thay đổi kết

cấu, kiểu dáng, mẫu mã, vật liệu,…, nhằm mục đích đa dạng hoá các loại hình sản

phẩm đồng thời tạo ra nét mới, nét độc đáo hơn giữa các sản phẩm mộc đã có để

đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Chính vì vậy vấn đề thiết kế sản

phẩm mộc tạo ra nhiều mẫu mã mới đã và đang là vấn đề cần thiết trong tình hình

hiện nay, nhằm góp phần đem lại vai trò đích thực của trang trí nội thất, củng như

mang lại sự cân bằng về thể chất và tinh thần cho con người thông qua mối quan hệ

hài hoà giữa “môi trường - đồ gỗ - người sử dụng”

Trang 11

Vì vậy, xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, chúng tôi tiến hành “ thiết kế sản

phẩm ghế ngoài trời TT- 07 tại công ty cổ phần Pisico Đồng An”

1.2- Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích đa dạng hoá các loại hình sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người sử

dụng và mang lại nét mới trong mỹ thuật trang trí nội thất, sử dụng hợp lý nguyên

liệu trong sản xuất thiết kế

Trang 12

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1-Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An

2.1.1-Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tiền thân của công ty cổ phần chế biến gỗ PISICO Đồng An là xí nghiệp chế

biến gỗ Thủ Đức Được thành lập tại xã Tăng Nhơn Phú – Quận 9 – Thành phố Hồ

Chí Minh, theo quyết định số 111/QĐ-TC, ngày 14/3/1997 của công ty, xí nghiệp

chế biến gỗ Thủ Đức chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của công ty PISICO Đến

tháng 7/1999 Tổng công ty có quyết định số 45/QĐ-TC ngày 1/7/1999, xí nghiệp

chế biến gỗ Thủ Đức trực thuộc chi nhánh Tổng công ty tại thành phố Hồ Chí Minh

Năm 2001, trước nhu cầu ngày một cao của thị trường, với chủ trương đầu tư

vào lĩnh vực chế biến gỗ xuất khẩu ở phía Nam, tháng 5/2001 Tổng công ty đã có

quyết định số 22/QĐ-TC ngày 2/5/2001 thành lập công ty cổ phần chế biến gỗ xuất

khẩu PISICO – Đồng An tại khu công nghiệp Đồng An tỉnh Bình Dương (lô C-

đường số 3 – khu công nghiệp Đồng An – Thuận An – Bình Dương), trên cơ sở

nâng cấp và di dời xí nghiệp chế biến gỗ Thủ Đức, tại Quận 9 thành phố Hồ Chí

Minh Công ty cổ phần chế biến gỗ PISICO Đồng An thuộc Tổng công ty sản xuất

đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu PISICO Bình Định Được sử dụng con dấu riêng để

giao dịch và được mở tài khoản tại ngân hàng địa phương, phục vụ cho hoạt động

sản xuất kinh doanh theo quy định hiện hành của Nhà nước và phân cấp của tổng

công ty Công ty cổ phần chế biến gỗ PISICO Đồng An đóng tại khu công nghiệp

Đồng An Bình Dương với diện tích 12.852 m2 Có vị trí lợi thế trong khu vực tam

giác kinh tế trọng điểm thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai, là đầu

mối giao dịch của Tổng công ty ở phía Nam tiếp cận thông tin về thị trường,

Trang 13

khách hàng, có nguồn nguyên liệu ổn định với giá cả phù hợp, phương thức giao

nhận vận chuyển thuận lợi Năm 2004 công ty đã được tổ chức giám định quốc tế

SGS giám định và cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO và FSC

Công ty cổ phần chế biến gỗ xuất khẩu PISICO Đồng An là đơn vị chủ lực

có đóng góp trong kết quả hoạt động sản xuất của Tổng công ty Trong những năm

qua, công ty luôn giữ quan hệ gắn bó với các khách hàng có khả năng tiêu hàng hóa

với số lượng lớn như:công ty YEDERSOME (Thụy Điển), công ty SCANCOM

(Đan Mạch), công ty TOPSEAL (Hồng Kông), công ty CATTIE (Pháp), công ty

JCO (Úc), công ty IKEA Thụy Điển Hiện nay công ty đang tìm kiếm đối tác có nhu

cầu về sản phẩm gỗ có giá trị cao như: gỗ Tech, gỗ Hương… và những mặt hàng

nội thất, phun sơn… nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu sang một số nước phát

triển Đặc biệt Mỹ, Canada là hai thị trường lớn mà công ty đang hướng tới

2.1.2- Công tác tổ chức quản lý của xí nghiệp

2.1.2.1- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của xí nghiệp

Bảng 2.1: Cán bộ công nhân khối văn phòng

2.1.3 - Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần

2.1.3.1-Mục tiêu và quy mô sản xuất kinh doanh

Mục tiêu phát triển của công ty phấn đấu giữ mức tăng trưởng hàng năm từ

10% đến 15% của các chỉ tiêu chủ yếu trong sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát

triển vốn của cổ đông, nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng và phát triển thương

Trang 14

hiệu của doanh nghiệp, bảo đảm ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động

tại doanh nghiệp

2.1.3.2 - Kế hoạch sản xuất của 3 năm (2005 – 2007)

Sản phẩm từ gỗ tràm rừng trồng xuất khẩu: chiếm 60% sản lượng, là mặt

hàng chiến lược có ưu thế về giá cả và nguồn nguyên liệu

Sản phẩm từ gỗ có chứng chỉ FSC xuất khẩu: chiếm 10 - 20% sản lượng, là

mặt hàng có hiệu quả, tương lai sẽ phát triển mạnh

Sản phẩm từ gỗ chò, dầu : chiếm 20 – 30% sản lượng, nhằm duy trì quan hệ

4 Lợi nhuận trước thuế (LNTT) Tỷ đồng 3.5 4.14 4.884

5 Lợi nhuận sau thuế (LNST) Tỷ đồng 2.8 3.312 39.072

9 Tỷ lệ vốn KD tăng do ưu đãi thuế %/ năm 7.6 9 5.31

10 Phân phối lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 2.8 3.312 3.907

Giữ vững các thị trường Châu Âu với các khách hàng chủ lực

Nguyên cứu mẫu mã vào thị trường, Mỹ, Nhật

Nhu cầu hàng năm của các đối tác hiện tại theo bảng

Trang 15

2.3 - Đánh giá thực trạng của xí nghiệp

2.3.1- Lao động

Tổng số lao động là: 696 người đang tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh

tại công ty

Bố trí lao động như sau:

Quản lý xí nghiệp 65 người

Quản lý phân xưởng( phục vụ, phụ trợ) 56 người

Lái xe, bảo vệ, tạp vụ 12 người

Công nhân sản xuất 539 người

Qua bố trí lao động trên là tương đối phù hợp, lao động gián tiếp chiếm 9,34%

so với lao động toàn xí nghiệp

2.3.2 - Nguyên liệu

Nguyên liệu chủ yếu tại nhà máy là gỗ dầu, chò, các loại tràm và các loại

bạch đàn Nhưng hiện tại nhà máy đang sản xuất chủ yếu là gỗ keo lá tràm được

mua về từ các cơ sở khai thác gỗ tại Việt Nam Nguyên liệu được mua về dưới dạng

phôi chưa qua tẩm sấy, quy cách theo đơn đặt hàng Bạch đàn nhập về từ châu

mỹ…

2.3.3 - Địa điểm và địa hình

Công ty hiện toạ lạc trong khu công nghiệp Đồng An tỉnh Bình Dương là vị

trí thuận lợi trong việc xuất nhập khẩu các sản phẩm của công ty Công ty ở vị trí

gần với các khu công nghiệp song thần 1, 2, khu công nghiệp Việt Hương và khu

công nghiệp Việt Nam –Singapore Ngoài ra công ty còn nằm gần nhiếu cảng ( IDC

Phước Long, Cát Lái, Tân Cảng và cảng biển), bên cạnh đó công ty còn ở gần ga

Sóng Thần, gần sân bay Tân Sơn Nhất củng góp phần thuận lợi cho việc kinh doanh

của công ty

2.3.4 - Tình trạng máy móc thiết bị của công ty

Từ khi công ty chuyển về khu công nghiệp Đồng An tỉnh Bình Dương, công

ty đầu tư máy móc thiết bị mới để nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hoá sản

phẩm xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng giá trị xuất khẩu công ty có

Trang 16

quy định cứ vào tháng 12 trong năm có đợt kiểm kê tình trạng máy móc thiết bị tại

công ty những máy móc thiết bị có tình trạng dưới 50% thì được công ty thanh lý

và thay thế thiết bị mới Tình trạng máy móc thiết bị được kiểm kê vào lúc 8h ngày

31 tháng 12 năm 2006 và thể hiện qua bảng sau

Bảng 2.3: Thống kê máy móc thiết bị ở phân xưởng sơ chế

Stt Tên thiết bị sl xuất xứ Tình

trạng Ghi chú

1 Máy ghép thanh 1 Hồng Ký 60% Đang sử dụng

2 Máy đánh mộng finger 1 Hồng Ký 60% Đang sử dụng

3 Máy nén khí 1 Đài Loan 50% Đang sử dụng

4 Máy cắt ngang 6 Hồng Ký 60% Đang sử dụng

5 Máy cắt ngang 6 Việt Nam 50% Đang sử dụng

8 Bào cuốn 1 Đài Loan 50% Đang sử dụng

10 Cưa lọng 5 Việt Nam 50% Đang sử dụng

12 Quạt công nghiệp Việt Nam 60% Đang sử dụng

13 Xe nâng tay 2 Đài Loan 60% Đang sử dụng

14 Xe nâng tay 1 Đài Loan 90% Đang sử dụng

15 Xe cải tiến 4 Việt Nam 50% Đang sử dụng

16 Máy hút bụi 20 HP 1 Việt Nam 90% Đang sử dụng

17 Máy cưa cắt ngang 2 Hồng Ký 95% Đang sử dụng

18 Máy rong ripsaw 1 Đài Loan 95% Đang sử dụng

Trang 17

Bảng 2.4: Thống kê máy móc thiết bị ở phân xưởng 1

stt Tên thiết bị Sl xuất sứ Tình trạng Ghi chú

4 Máy cắt chốt 1 Đài Loan 70% Đang sử dụng

5 Máy tuốt chốt nhỏ 1 Việt Nam 65% Đang sử dụng

6 Máy nén khí (1) 4 Đài Loan 70% Đang sử dụng

7 Máy khoan nằm nhiều

mũi

2 Hồng Ký 70% Đang sử dụng

10 Máy cắt một đầu 1 Việt Nam 50% Đang sử dụng

11 Máy rong nhiều lưỡi 1 Việt Nam 50% Đang sử dụng

12 Máy chiết mộng dương 1 Ý 75% Đang sử dụng

14 Máy cắt mộng một đầu 2 Việt Nam 50% Đang sử dụng

15 Máy cắt ngang 1 Hồng Ký 60% Đang sử dụng

16 Máy cắt mộng 2 đầu 2 Hồng Ký 60% Đang sử dụng

17 Máy rong ripsaw 1 Đài Loan 80% Đang sử dụng

19 Máy khoan cần 8 Việt Nam 60% Đang sử dụng

20 Máy khoan nằm 1 mũi 4 Việt Nam 50% Đang sử dụng

21 Máy rotor đứng 1 Việt Nam 50% Đang sử dụng

22 Máy rotor đứng 1 Đài Loan 60% Đang sử dụng

23 Máy khoan đứng 8 mũi 1 Việt Nam 65% Đang sử dụng

24 Máy rotor cầm tay 8 Nhật 70% Đang sử dụng

25 Máy rotor mũi dưới 1 Đài Loan 60% Đang sử dụng

26 Máy tuapi một trục 2 Việt Nam 65% Đang sử dụng

27 Máy tuapi 2 trục 2 Việt Nam 60% Đang sử dụng

28 Máy tuapi 2 trục 1 Đài Loan 60% Đang sử dụng

29 Máy bộ tiếp liệu 3 Đài Loan 65% Đang sử dụng

30 Máy mài dao hợp kim 1 Đài Loan 60% Đang sử dụng

31 Máy chà nhám mút 1 Hồng Ký 80% Đang sử dụng

32 Máychànhám trục đứng 2 Việt Nam 50% Đang sử dụng

33 Máychà nhámtrục dưới 2 Việt Nam 50% Đang sử dụng

34 Máychà nhám205 bảng 1 Việt Nam 70% Đang sử dụng

35 Máychànhámchổithùng 1 Việt Nam 40% Đang sử dụng

36 Máy chà nhám 0,6m 2 Đài Loan 55% Đang sử dụng

37 Máy chà nhám 1,2m 1 Đài Loan 85% Đang sử dụng

39 Máy cảo 6 vĩ 1 Đài Loan 65% Đang sử dụng

Trang 18

40 Máy hút bụi sơn 2 Việt Nam 65% Đang sử dụng

41 Máy hút bụi cá nhân 2 Việt Nam 60% Đang sử dụng

42 Máy hút bụi lớn 1 Việt Nam 60% Đang sử dụng

43 Máy hút bụi nhỏ 1 Việt Nam 60% Đang sử dụng

44 Máy chà nhám đĩa 1 Việt Nam 50% Đang sử dụng

45 Máychà nhámtrục2 đầu 1 Việt Nam 50% Đang sử dụng

46 Máy đóng gói 2 Đài Loan 70%,90% Đang sử dụng

48 Máy tuốt chốt6-12 ly 1 Hồng Ký 100% Đang sử dụng

49 Quạt công nghiệp 2 Việt Nam 100% Đang sử dụng

51 Máy khoan tay 15 Đài Loan 65% Đang sử dụng

54 Quạt công nghiệp 7 Việt Nam 65% Đang sử dụng

56 Máy cưa cầm tay 1 Nhật 75% Đang sử dụng

Bảng 2.5: Thống kê máy móc thiết bị ở tổ máy của phân xưởng 2

Stt Tên thiết bị Sl Xuất Xứ Tình

trạng Ghi chú

4 Router mũi dưới 1 Đài Loan 50% Đang sử dụng

6 Khoan ngang 6 mũi 3 Hồng Ký 50% Đang sử dụng

7 Khoan dứng 8 mũi 1 Hồng Ký 60% Đang sử dụng

8 Router mũi tên 1 Đài Loan 60% Đang sử dụng

9 Máymộngoval(dương) 2 Đài Loan 60% Đang sử dụng

10 Máy mộng oval(âm) 2 Đài Loan 60% Đang sử dụng

11 Máyđánhmộng1 đầu 2 Việt Nam 50% Đang sử dụng

12 Máy cắt ngang 1 Hồng Ký 60% Đang sử dụng

13 Máyđánhmộng2 đầu 1 Hồng Ký 60% Đang sử dụng

14 Máyđánh mộng caro 1 Hồng Ký 60% Đang sử dụng

15 Máy bào 2 mặt 1 Đài Loan 50% Đang sử dụng

Trang 19

20 Bào cuốn 1 Đài Loan 50% Đang sử dụng

22 Chuốt chốt 18mm 1 Việt Nam 50% Đang sử dụng

23 chuốtchốt6mm-10mm 1 Hồng Ký 50% Đang sử dụng

25 Hút bụi 20 HP 1 Việt Nam 50% Đang sử dụng

26 Hút bụi 40 HP 1 Việt Nam 60% Đang sử dụng

27 Máy mài hợp kim 1 Đài Loan 50% Đang sử dụng

29 Máy mài lưỡi bào 1 Hồng Ký 50% Đang sử dụng

30 Môtơ đá mài 1 Đài Loan 50% Đang sử dụng

34 Xe nâng tay 1 Đài Loan 50% Đang sử dụng

35 quạt công nghiệp 2 Việt Nam 100% Đang sử dụng

36 quạt công nghiệp 1 Việt Nam 50% Đang sử dụng

Bảng 2.6: Thống kê máy móc thiết bị ở tổ lắp ráp của phân xưởng 2

Stt Tên thiết bị Số

Lượng Xuất Xứ

Tình trạng Ghi chú

1 Máy chà nhám trục hơi 1 Hồng Ký 50% Đang sử dụng

2 Máy chà nhám trục hơi 2 Việt Nam 50% Đang sử dụng

3 Nhám chổi băng tải 2 Việt Nam 50% Đang sử dụng

6 Nhám thùng 6 tấc 2 Đài Loan 50% Đang sử dụng

7 Nhám thùng 1,2m 1 Đài Loan 80% Đang sử dụng

8 Hút bụi túi vải 2 Việt Nam 50% Đang sử dụng

12 Máy nén khí 2 Đài Loan 50% Đang sử dụng

13 Máy đập lives 1 Việt Nam 50% Đang sử dụng

14 Xe nâng tay cao 4 Đài Loan 60% Đang sử dụng

15 Xe nâng tay 3 phân 2 Đài Loan 50% Đang sử dụng

16 Cảo quay 6 vĩ 1 Hồng Ký 65% Đang sử dụng

17 Chà nhám nan cong 1 Hồng Ký 70% Đang sử dụng

18 Quạt công nghiệp 5 Việt Nam 50% Đang sử dụng

Trang 20

20 Thùng sơn 2 Việt Nam 60% Đang sử dụng

21 Máy cắt màng co 1 Việt Nam 60% Đang sử dụng

22 Máy rút màng co 1 Việt Nam 60% Đang sử dụng

23 Khoan cầm tay 11 Đài Loan 60% Đang sử dụng

24 Sung bắn đinh 2 Đài Loan 60% Đang sử dụng

25 Sung bắn vít 14 Đài Loan 60% Đang sử dụng

Trang 21

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1- Nội dung nghiên cứu

- Khảo sát các dạng sản phẩm cùng loại, đưa ra mô hình thiết kế

- Thiết kế tạo dáng sản phẩm

- Khảo sát và lựa chọn nguyên liệu

- Kiểm tra bền và tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật

- Tính toán các nguyên vật liệu chính phụ

- Thiết kế công nghệ

- Tính toán giá thành sản phẩm

3.2- Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 – Phương pháp ngoại nghiệp

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tình hình sản xuất tại công ty qua đó theo dõi

được tình trạng hoạt động, máy móc, nguyên vật liệu tạo điều kiện thuận lợi trong

quá trình thực hiện đề tài Trực tiếp chỉ đạo sản xuất thử qua đó ghi lại và tính toán

được các thông số cần thiết liên quan đến công việc thiết kế sản phẩm

Tỷ lệ lợi dụng nguyên liệu tại nhà máy, năng suất làm việc của máy (cưa đĩa,

máy bào, cưa lọng, rong cạnh…), thể tích tinh chế, sơ chế, thể tích tấm nguyên liệu,

ngoài ra theo dõi công tác tổ chức, cách thức hoạt động về mọi mặt tại công ty

3.2.2 – Phương pháp nội nghiệp

Bằng phương pháp khảo sát cụ thể các loại nguyên liệu, sản phẩm, thiết bị

đồng thời ứng dụng phần mềm Autocad, Excel thể hiện nội dung thiết kế và áp

dụng một số công thức tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật và nguyên vật liệu

Trang 22

3.2.3- Khảo sát các sản phẩm cùng loại

Trước khi thiết kế một sản phẩm thì người thiết kế cũng phải tham khảo

nhiều loại sản phẩm có cùng tính năng sử dụng, thiết kế các sản phẩm cùng loại,

làm cơ sở đánh giá, phân tích ưu, khuyết điểm của chúng, từ đó rút ra những ưu

điểm để thiết kế sản phẩm hoàn thiện và nhiều tiện nghi hơn Sau đây là một số mẫu

ghế cùng loại được chúng tôi khảo sát

Mẫu 1

Hình 3.1: ghế TT’-07

Trang 23

Mẫu 2

Trang 24

M ẫu thiết kế

Hình 3.3: ghế TT-07

Phân tích ưu - nhược điểm của các sản phẩm khảo sát

Mẫu ghế 1:

Ghế có kiểu dáng đẹp, kích thước hợp lý cho người sử dụng Nhưng sản

phẩm có nhiều chi tiết cong cầu kì dẫn đến khó gia công, tốn nhiều nguyên liệu, đòi

hỏi công nhân phải có tay nghề cao Tháo lắp khó khăn

Trang 25

Mẫu ghế 2:

Có kiểu dáng đẹp, kích thước hợp lý cho người sử dụng sản phẩm có tính

thẩm mỹ cao, nhưng liên kết các chi tiết còn yếu, liên kết vis 7x90 nhiều khi tháo

lắp nhiều lần dẫn tới bị tua răng gỗ, sản phẩm có nhiều chi tiết

Mẫu ghế thiết kế:

Nhận thấy những nhược điểm ở mẫu ghế 1 và 2 Nên chúng tôi đã tìm cách

khắc phục, sản phẩm không làm cầu kì, chi tiết đồng bộ, các chi tiết rời dùng vis

cấy, bu lông tán cấy nên tháo lắp nhiều lần không bị tua răng gỗ Các chi tiết dễ gia

công nên không đòi hỏi trình độ tay nghề công nhân cao, tiết kiệm nguyên liệu và

dễ sử dụng Lắp ráp thành bốn bộ phận nên khi khách hàng mua sản phẩm về dễ sử

dụng

3.2.4 - Lựa chọn nguyên liệu thiết kế

Lựa chọn nguyên liệu cũng là khâu quan trọng trong thiết kế sản phẩm mộc

nó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Bên cạnh đó sử dụng nguyên liệu hợp lí sẽ

tiết kiệm được nguyên liệu và giá thành sản phẩm giảm xuống đảm bảo đươc tính

kinh tế

Sau nhiều lần lựa chọn nguyên liệu tôi thấy chọn nguyên liệu gỗ tràm là hợp

lí nhất

Nguyên liệu sau khi đưa vào sản xuất rất là phù hợp, độ bền cơ học khá tốt

Thứ hai gỗ tràm phù hợp với khí hậu trong nước nên giá thành rẻ hơn so với các

loại gỗ tự nhiên và nhân tạo khác

Tính chất vật lý và cơ học

+ Khối lượng thể tích: Dcb= 0,626 g/cm3

+ Độ hút nước:30,59%

+ Tỷ lệ co rút theo chiều tiếp tuyến: 2,61%

+ Tỷ lệ co rút theo chiều xuyên tâm: : 0,459%

+ Ứng suất nén dọc thớ: 485,314kg/cm2

+ Ưng suất uốn tĩnh 707,485 kg/cm2

+ Ứng suất va đập : 4,085 kg/cm2

Trang 26

3.2.5 - Tạo dáng sản phẩm

Mỗi một sản phẩm mộc đều được cấu tạo nên theo một hình dáng kết cấu và

kích thước xác định Một sản phẩm mộc có chất lượng tốt nghĩa là sản phẩm đó

không có khiếm khuyết gì về mặt kĩ thuật, bên cạnh đó nó được tạo dáng một cách

hài hòa Chất lượng của sản phẩm mộc là tổng hợp của mọi tính chất khách quan

xác định khả năng sử dụng và giá trị thẩm mĩ của nó Vì vậy để đánh giá chất lượng

của một sản phẩm mộc, trước hết phải xem xét các chỉ tiêu kĩ thuật của nó và ước

lượng đánh giá về mặt tạo dáng có đẹp hay không Như vậy, nhiệm vụ tạo dáng

trong công tác thiết kế một sản phẩm mộc là rất quan trọng

a - Những căn cứ tạo dáng sản phẩm

Tạo dáng sản phẩm phải đảm bảo sự phù hợp với việc sử dụng, đẹp và hợp lí

về mặt công nghệ chế tạo Để đạt được yêu cầu đó, khi thiết kế tạo dáng cần phải

chú ý đến đến việc vận dụng những nguyên lí cơ bản sau:

- Giá trị thẩm mỹ, giá trị sử dụng, giá trị kinh tế và màu sắc của sản phẩm

Ngoài ra, ghế TT-07 còn mang tính trưng bày và thư giãn, giải trí Do đó khi

tạo dáng sản phẩm người ta còn dựa vào các căn cứ sau để thiết kế tạo hình sản

phẩm:

- Trọng lượng của người sử dụng, chiều cao của người sử dụng, sở thích của

người sử dụng, tính tiện nghi, không gian sử dụng và trọng lượng tối đa đặt trên sản

phẩm

Đối với một sản phẩm mộc thì ngoài chức năng sử dụng còn để trưng bày

nên khi tạo dáng sản phẩm ta cần phải dựa vào các căn cứ sau để thiết kế tạo

hinh sản phẩm:

- Chức năng sử dụng của sản phẩm là gì?, phạm vi sử dụng và vị trí đặt

nó, đối tượng sử dụng, môi trường mà nó tồn tại, phù hợp yêu cầu thẩm mỹ

Nguyên liệu, thiết bị gia công sản phẩm

Một căn cứ khá quan trọng khi tạo hình sản phẩm đó việc tiết kiệm nguyên

liệu vì thế khi thiết kế tạo hình dáng sản phẩm cần tránh gây lãng phí nguyên liệu,

Trang 27

không nên tạo ra những chi tiết có kích thước lớn không cần thiết hay ngững chi tiết

thừa làm sản phẩm mất cân đối, hài hoà

Một sản phẩm mộc cần có hình dáng hài hoà, cân xứng về kích thước giữa

chiều cao, chiều rộng, chiều dài và từng chi tiết có đường nét góc cạnh sắc sảo, màu

sắc đẹp, hài hoà, độ chính xác gia công cao Nếu đảm bảo được như vậy thì sản

phẩm chắc chắn gây được sự chú ý của người sử dụng Ngoài ra hàng mộc phải đảm

bảo độ bền khi sử dụng, chống được các tác nhân phá hoại, phải phù hợp với tâm

sinh lý và sở thích của người sử dụng

Dựa vào kích thước người sử dụng có chiều cao trung bình 1,6-1,7m; độ

rộng vai từ 0,4-0,5m và dựa vào yêu cầu của sản phẩm cũng như chức năng sử dụng

nên chúng tôi chọn kích thước bao của sản phẩm như sau:

Chiều dài của ghế: 545 (mm)

b - Phân tích các giải pháp liên kết của sản phẩm

Khi thiết kế một sản phẩm mộc thì người thiết kế cần chú ý quan điểm chế

tạo Với phương pháp sản xuất thủ công, hình dáng và kết cấu thường mang tính

chất lãng mạng nhiều hơn tính chất công nghịêp Khi công nghệ sản xuất được đáp

ứng các phương pháp cơ giới, kết cấu và hình dáng sản phẩm đã bắt đầu có những

thay đổi Vì vậy để phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ, phù hợp với

hướng sử dụng gỗ thì người thiết kế phải lựa chọn các giải pháp liên kết sao cho

mối liên kết giữa các chi tiết, các bộ phận đảm bảo độ bền vững cao, tuổi thọ lâu

bền, kết cấu đơn giản dễ gia công, dễ dàng tháo lắp Các giải pháp liên kết của ghế

TT-07 được sử dụng như sau

Biểu diễn bằng hình vẽ:

Trang 28

o Liên kết ốc rút:

Hình 3.4: Liên kết ốc rút

o liên kết bulong tán cấy

Hình 3.5: Liên kết bulong tán cấy

o Liên kết mộng gia cố keo

Hình 3.6 : Liên kết mộng gia cố keo

Trang 29

o Liên kết chốt:

Hình 3.7: Liên kết chốt

o Liên kết bu lông hai đầu ren:

Hình 3.8: Liên kết bu lông hai đầu ren

Trang 30

Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1- Lựa chọn kích thước và kiểm tra bền cho các chi tiết, chịu lực lớn nhất

4.1.1- Lựa chọn kích thước

Lựa chọn kích thước là một khâu rất quan trọng trong công việc thiết kế,

các cạnh của một bề mặt, các kích thước của chi tiết này so với các kích thước của

chi tiết khác, độ lớn của phần này so với độ lớn của phần khác đều có một tỉ lệ hợp

lí để tạo nên một sản phẩm có hình dáng hài hòa cân đối và sử dụng nguyên liệu

một cách hợp lí để tiết kiệm nguyên liệu, giảm giá thành sản phẩm dễ gia công, đảm

bảo độ bền, nâng cao tuổi thọ sản phẩm, các mối liên kết của các chi tiết phải đảm

bảo khả năng làm việc của toàn sản phẩm Số lượng và kích thươc của các chi tiết

sản phẩm thể hiện bảng sau

Bảng 4.1: Kích thước tinh chế

Trang 31

4.1.2 - Kiểm tra bền cho các chi tiết, bộ phận chịu lực lớn nhất

Để đảm bảo sản phẩm có kết cấu vững chắc, chịu lực tốt thì ta cần phải tính

toán và kiểm tra bền cho những chi tiết chịu lực lớn nhất trong điều kiện nguy hiểm

nhất Phần lớn tính toán bền cho các chi tiết chịu uốn và chịu nén

Phương pháp kiểm tra bền: Có hai phương pháp kiểm tra tính toán bền cho

các chi tiết, bộ phận chịu lực đó là dựa vào các ứng suất cho phép của vật liệu để

tính tiết diện chịu lực, hoặc chọn lựa kích thước tiết diện theo thẩm mỹ và chức

năng sau đó kiểm tra bền Để đơn giản trong tính toán chọn kích thước sau đó kiểm

tra bền cho các chi tiết và các bộ phận của sản phẩm Sau đây là phương pháp kiểm

tra tính toán bền:

 Kiểm tra khả năng chịu uốn của chi tiết

Ngày đăng: 28/02/2019, 10:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Phạm Quang Đẩu - Phạm Quốc Phúc, 1982, Máy gia công gỗ, Nhà xuất bản Công Nhân Kỹ Thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Máy gia công gỗ
Nhà XB: Nhà xuất bản Công Nhân Kỹ Thuật Hà Nội
3. Trần Hợp- Nguyễn Hồng Đảng, 1990, Cây gỗ trong kinh doanh,Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây gỗ trong kinh doanh
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
4. Hoàng thị Thanh Hương, 2004, Bài giảng công nghệ chất phủ, trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng công nghệ chất phủ
5. Phạm Ngọc Nam (2002), Kết cấu gỗ, trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết cấu gỗ
Tác giả: Phạm Ngọc Nam
Năm: 2002
6. Phạm Ngọc Nam - Nguyễn Trọng Nhân (2003), Kỹ thuật chế biến gỗ xuất khẩu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Ngọc Nam - Nguyễn Trọng Nhân (2003)
Tác giả: Phạm Ngọc Nam - Nguyễn Trọng Nhân
Năm: 2003
7. Nguyễn Nam,2003, Kiến trúc cảnh quan xí nghiệp, trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Nam,2003, "Kiến trúc cảnh quan xí nghiệp
8. Phạm Ngọc Nam - Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2005), Khoa học gỗ, nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Ngọc Nam - Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2005), "Khoa học gỗ
Tác giả: Phạm Ngọc Nam - Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
Nhà XB: nhà xuất bản Nông Nghiệp
Năm: 2005
9. Hoàng Nguyên,1980, Máy thiết bị gia công gỗ, nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Máy thiết bị gia công gỗ
Nhà XB: nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội
11. Nguyễn Hồng Phong (2002), Hướng dẫn và giải mẫu bài tập sức bền vật liệu, tập 1, Khoa Cơ Khí – Công Nghệ, trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn và giải mẫu bài tập sức bền vật liệu
Tác giả: Nguyễn Hồng Phong
Năm: 2002
12. Trần Ngọc Thiệp- Võ Thành Minh- Đặng Đình Bôi, 1992, Công Nghệ Xẻ- Mộc, trường Đại Học Lâm Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Ngọc Thiệp- Võ Thành Minh- Đặng Đình Bôi, 1992, "Công Nghệ Xẻ- Mộc
13. Đỗ Hữu Toàn - Nguyễn Hồng Phong, 2001, Bài giảng sức bền vật liệu, trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Hữu Toàn - Nguyễn Hồng Phong, 2001, "Bài giảng sức bền vật liệu
14. Tạ Xuân Trường, Nguyên lý thiết kế kiến trúc, Nhà xuất bản xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạ Xuân Trường, "Nguyên lý thiết kế kiến trúc
Nhà XB: Nhà xuất bản xây dựng
15. Trần Thị Hải Yến, 2005, Thiết kế tủ sách gia đình. Luận văn tốt nghiệp trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Thị Hải Yến, 2005, "Thiết kế tủ sách gia đình
16. Tuyển tập các thiết kế bằng gỗ (2004), Tập 1, Nhà Xuất Bản Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập 1
Tác giả: Tuyển tập các thiết kế bằng gỗ
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Trẻ
Năm: 2004
1. Đặng Đình Bôi, 2002, Bài giảng máy chế biến, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ chí Minh Khác
10. Phạm Văn Phải 2006, Thiết kế bàn OVAL- VP06 tại công ty PISICO Đồng An Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w