Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Phú Tài (full) (Trang 38)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh

Một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của BIDV Phú Tài ngày hôm nay là con người. Do đặc thù chi nhánh thành lập dựa trên Chi nhánh cấp II với 38 người nòng cốt từ Chi nhánh Bình Định, để đảm bảo hoạt động hiệu quả hàng năm chi nhánh tuyển dụng thêm và cho đi học đào tạo theo đúng vị trí được tuyển vào. Đến cuối năm 2012 số lượng cán bộ công nhân viên của Chi nhánh đạt 159 người và cơ cấu về trình độ được thể hiện qua bảng sau:

Bng 2.1. Tình hình ngun nhân lc ti BIDV Phú Tài giai đon 2009-2012 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 S.lượng (người) Tỷ lệ (%) S.lượng (người) Tỷ lệ (%) S.lượng (người) Tỷ lệ (%) S.lượng (người) Tỷ lệ (%) Thạc sĩ 3 2,1 5 3,5 7 4,5 9 5,7 Đang học cao học 3 2,1 7 4,9 14 9,1 25 15,7 Đại học 118 84,3 120 84,5 123 79,9 113 71,1 Cao đẳng và trung cấp 16 11,5 10 7,1 10 6,5 12 7,5 Tổng số CBCNV 140 100 142 100 154 100 159 100

Chi nhánh xây dựng mô hình tổ chức dựa trên mô hình chung của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Giám đốc có nhiệm vụ tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm về mọi công việc của Ngân hàng, chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do Hội sở

chính đã giao.

- Phó giám đốc giúp việc cho giám đốc, hoạt động theo sự phân công,

ủy quyền của giám đốc trong thời gian đi vắng.

- Trưởng phòng có trách nhiệm điều hành phòng ban của mình hoạt

động theo đúng chức năng nhiệm vụđược giao.

- Các phòng ban của Chi nhánh được tổ chức thành 5 khối gồm:

+ Khối quan hệ khách hàng, gồm: các phòng Quan hệ khách hàng I, II, III

+ Khối quản lý rủi ro, gồm: Phòng Quản lý rủi ro + Khối tác nghiệp, gồm: o Phòng Quản trị tín dụng o Phòng thanh toán quốc tế o Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân o Phòng dịch vụ khách hàng o Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ + Khối quản lý nội bộ, gồm: o Phòng tổ chức hành chính o Phòng tài chính kế toán o Phòng kế toán tổng hợp o Phòng điện toán

Sơđồ cơ cu t chc chi nhánh BIDV Phú Tài Phòng Quản lý rủi ro Phòng Quan hệ khách hàng 2 Phòng Giao dịch Cầu Đôi Phòng Quản trị tín dụng Phòng Thanh toán quốc tế Phòng Tổ chức hành chính Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Phòng Tài chính kế toán TổĐiện toán Phòng Giao dịch An Nhơn Phòng Giao dịch Hoài Nhơn Phòng Giao dịch Phú Phong Phòng Giao dịch Phù Mỹ Phòng giao dịch Diêu Trì KHỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI TÁC NGHIỆP KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ KHỐI TRỰC THUỘC BAN GIÁM ĐỐC Phòng Quan hệ khách hàng 3

Phòng Giao dịch Tam Quan Phòng giao dịch Phù Cát

2.1.3. Môi trường kinh doanh

- Thị trường: Chi nhánh hoạt động trên địa bàn Khu công nghiệp Phú Tài hơn 16 năm từ khi còn là Phòng Giao dịch Phú Tài, đến nay đã tạo dựng uy tín và thương hiệu đối với nhiều khách hàng lớn trong tỉnh và ngoài tỉnh. Tuy cách trung tâm Thành phố Quy Nhơn hơn 10 km nhưng với lợi thế vị trí gần khu công nghiệp Phú tài, khu công nghiệp Long Mỹ và nhiều khu công nghiệp khác. Ngoài ra Chi nhánh đã thành lập được các Phòng giao dịch trực thuộc nằm tại trung tâm các huyện, trải dài từ Phú Tài (TP Quy Nhơn) ra đến Tam Quan và 1 Tổ chứng khoán nằm tại Thành Phố Quy Nhơn. Đây là chính là nền tảng và là cơ hội tốt để chi nhánh có thể đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong thời gian sắp tới.

- Khách hàng: Lượng khách hàng của Chi nhánh lớn cá nhân cũng như doanh nghiệp, đa dạng với nhiều ngành nghề. Các khách hàng là doanh nghiệp quan hệ tín dụng chủ yếu ở lĩnh vực chế biến gỗ xuất khẩu, khai thác

đá, hàng nông sản, phân bón… trong đó lĩnh vực sản xuất chế biến gỗ chiếm tỷ trọng lớn cả về số lượng doanh nghiệp cũng như về dư nợ cho vay. Đây chính là yếu tố gặp nhiều rủi ro khi có sự biến động về thị trường tiêu thụ, thay đổi về chính sách liên quan.

Ngoài ra chi nhánh hoạt động tại địa bàn gần khu công nghiệp, ở các huyện nên trình độ dân trí chưa cao do đó các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại chưa được khách hàng quan tâm và đón nhận hoặc đón nhận không

đầy đủ nên Chi nhánh gặp nhiều khó khăn khi triển khai sản phẩm mới đến khách hàng.

- Đối thủ cạnh tranh: Trên địa bàn tỉnh hiện nay đã có trên 40 Chi nhánh ngân hàng thương mại, hơn 150 phòng giao dịch trực thuộc và 25 quỹ

tín dụng cơ sở. Việc các ngân hàng liên tục mở chi nhánh tại Bình Định đã

phú về nguồn vốn, tạo cơ hội rộng hơn cho các doanh nghiệp được tiếp cận vốn cũng như người dân được hưởng các dịch vụ tài chính hiện đại hơn. Tuy nhiên để tồn tại và phát triển được BIDV Phú Tài phải chạy đua để cạnh tranh về công nghệ, mở rộng thị phần, đưa ra nhiều sản phẩm tiện tích cho khách hàng, xây dựng thành lập thêm các Phòng giao dịch để chiếm lĩnh thị phần.

Tuy nhiên BIDV Phú Tài có nhiều lợi thế, là Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam với thương hiệu lâu đời và quy mô vững chắc cùng quan hệ tốt với các cơ quan quản lý Nhà nước, là một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam có tầm ảnh hưởng rộng trên thị

trường tài chính - ngân hàng. Tại địa phương BIDV là Ngân hàng thường xuyên quan tâm và đi đầu trong việc thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện các Nghị định Chính phủ. Do vậy nên việc cạnh tranh trên địa bàn hoạt

động Chi nhánh có nhiều thuận lợi hơn so với các NHTM khác.

Mạng lưới: Một ngân hàng có mạng lưới hoạt động càng rộng lớn thì sẽ

có cơ hội phát triển càng cao, dễđáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng chiếm lĩnh được thị trường, gia tăng thị phần của mình. Tuy nhiên, mở rộng mạng lưới cũng phải chú ý đến tính hiệu quả vì

đi kèm với nó là các chi phí phát sinh: trụ sở phải đặt ở vị trí thuận lợi trung tâm dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các trang thiết bị làm việc cũng phải chuẩn bị đầy đủ hiện đại, nhân sự phải đủ để đáp ứng được công việc và đảm bảo theo quy định.

Từ khi hoạt động BIDV Phú Tài đã không ngừng phát triển, nâng cao vị thế của mình để thành là một chi nhánh NHTM lớn trên địa bàn tỉnh Bình

Định cả về quy mô và phạm vi hoạt động. Mô hình tổ chức gồm 9 phòng ban, 8 phòng giao dịch: Phòng Giao dịch Hoài Nhơn, Phòng Giao dịch Tam Quan, Phòng Giao dịch Phù Mỹ, Phòng Giao dịch Phù Cát, Phòng giao dịch An Nhơn, Phòng Giao dịch Phú Phong, Phòng Giao dịch Cầu Đôi, Phòng Giao

dịch Diêu Trì. Ngoài ra Chi nhánh còn có Tổ giao dịch chứng khoán tại trung tâm TP Quy Nhơn để khách hàng thuận lợi giao dịch.

2.1.4. Kết quả hoạt động của chi nhánh

Với phương châm “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công” BIDV Phú Tài

đã cùng khách hàng, doanh nghiệp vượt qua những khó khăn trong thời điểm khủng hoảng và suy thoái nền kinh tế. Cùng với BIDV, Chi nhánh Phú Tài đã triển khai các Thông tư, Nghị định của Chính Phủ kịp thời đến các doanh nghiệp và thực hiện tốt kế hoạch hàng năm của BIDV.

Từ khi được thành lập cho đến nay Chi nhánh đã không ngừng phát huy những thế mạnh, luôn coi trọng và xây dựng hình ảnh của mình ở địa phương và trên cả nước. Những thành tựu đã đạt được như sau:

Bng 2.2. Các ch tiêu kinh doanh ca Chi nhánh Phú Tài 2009 - 2012

Đơn vị: tỷđồng, % Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng tài sản 3.625 4.518 5.820 6.919 893 25 1.302 29 1.099 19 Huy động vốn 1.356 2.414 2.562 2.300 1.058 78 148 6 -262 -10 Tổng dư nợ 3.513 4.335 5.790 6.855 822 23 1.455 34 1.065 18 Nợ xấu 0,68 52,3 181,9 322 52 7.596 130 248 140 77 Quỹ dự phòng đã trích 26 67,1 91,6 136,4 41 158 25 37 45 49 Lợi nhuận trước thuế 95 126 107 3 31 33 -19 -15 -104 -97

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Tài năm 2009-2012.

Qua bảng tổng hợp các chỉ tiêu chính về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từ năm 2009 đến năm 2012, ta thấy quy mô hoạt động của Chi nhánh ngày càng lớn, từ một chi nhánh cấp 2 đã trở thành Chi nhánh trực thuộc Trung Ương và hiện nay là một trong những Chi nhánh đóng góp lớn các chỉ

tiêu hoàn thành cho cả hệ thống. Cụ thể:

- Về quy mô hoạt động: Tài sản của một ngân hàng thể hiện quy mô hoạt động, thể hiện tính cạnh tranh trong cùng lĩnh vực, thể hiện sự năng động trong hoạt động kinh doanh. Qua các năm ta thấy tổng tài sản của Chi nhánh tăng liên tục từ 3.625 tỷđồng năm 2009 lên 6.919 tỷđồng năm 2012. Nếu so tốc độ tăng trưởng qua các năm ta thấy năm 2011 có tốc độ tăng cao nhất với mức tăng tổng tài sản là 1.302 tỷđồng, tăng 29% so với năm 2010. Tài sản tăng lên của Chi nhánh chủ yếu là tài sản có mà cụ thể là dư nợ cho vay, với sự tăng trưởng tín dụng trong thời gian qua Chi nhánh đã có được tổng tài sản khá cao. Tuy nhiên tốc độ phát triển của tài sản chưa đủ để đánh giá về hiệu quả kinh doanh mà còn phụ thuộc vào chất lượng tài sản đó.

- Về nguồn vốn huy động của chi nhánh Ngân hàng TMCP ĐT&PT Phú Tài tăng liên tục từ năm 2009 cho đến 2011 trong đó tăng mạnh nhất năm 2010, huy động vốn cuối kỳđạt 2.414 tỷđồng, tăng 1.058 tỷđồng (tăng 78%) so với năm 2009. Đến năm 2012 có sự suy giảm vào thời điểm cuối kỳ nguồn vốn huy động đạt 2.300 tỷđồng, giảm là 262 tỷđồng, tương ứng giảm 10% so với năm 2011. Nguyên nhân chính hiện nay Chi nhánh huy động nguồn vốn dân cư chưa cao, chủ yếu là huy động từ các tổ chức doanh nghiệp, kho bạc nhà nước các huyện… Nguồn vốn này không ổn định phụ thuộc nhiều vào tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đang có quan hệ vay vốn tại Ngân hàng.

- Về hoạt động cho vay Chi nhánh đã đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, từ 3.513 tỷđồng năm 2009 đến năm 2012 đạt 6.855 tỷ, tăng gần gấp đôi. Năm 2011 là một trong những năm tăng mạnh nhất với dư nợ cuối kỳ đạt 5.790 tỷ đồng, tăng 1.455 tỷ đồng (tăng 34%) so với năm 2010. Đây là năm mà Chi nhánh cùng với hệ thống Ngân hàng chia sẻ những khó khăn với khách hàng vay vốn do khủng hoảng và suy thoái nền kinh tế thế giới.

Trong những năm qua BIDV đã cùng với Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện nhiều chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng và suy thoái như giảm lãi suất vay, cơ cấu thời hạn trả

nợ, cho vay mới với lãi suất ưu đãi… đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu. Tỉnh Bình Định hiện nay nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn, một số doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt

động do không có đơn hàng, thiếu vốn duy trì sản xuất kinh doanh. Trong đó ngành gỗ hiện nay đang được quan tâm, bởi đây là ngành đóng góp gần 65% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, tương đương khoảng 260 triệu đô la Mỹ.

Hình 2.1: Biu đồ dư n tín dng và huy động vn 2009 - 2012

Qua hình 2.1 thể hiện dư nợ tín dụng và huy động vốn từ năm 2009 đến 2012, đường dư nợ nằm trên có dấu hiệu giãn xa so với đường huy động vốn bắt đầu năm 2010. Chứng tỏ việc huy động vốn của Chi nhánh chưa tương xứng so với dư nợ cho vay, chưa đủ đểđáp ứng nhu cầu vay của khách hàng.

Điều này có thể làm cho chi phí đầu vào tăng cao do Chi nhánh phải mua vốn

đầu vào trên thị trường liên Ngân hàng hoặc mua vốn của Hội sở chính, dẫn

Bng 2.3. Tình hình dư n theo loi cho vay giai đon 2009 - 2012 Đơn vị: tỷđồng, % Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Ngắn hạn 2.381 68 2.885 67 3.938 68 4.977 73 Trung hạn 419 12 640 15 834 14 1.241 18 Dài hạn 713 20 810 19 1.018 18 637 9 Tổng dư nợ 3.513 100 4.335 100 5.790 100 6.855 100

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng BIDV Phú Tài năm 2009-2012

Qua bảng 2.3 trên ta thấy dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng trưởng liên tục từ năm 2009 đến năm 2012, trong đó năm 2011 tăng mạnh so với năm 2009 và năm 2010. Cụ thể năm 2010 tổng dư nợ cho vay là 4.335 tỷ đồng, tăng 822 tỷ đồng so với năm 2009 (tương tương ứng tăng 23%), đến năm 2011 tổng dư nợ cho vay đạt 5.790 tỷđồng tăng so với năm 2010 là 1.455 tỷ đồng (tương ứng tăng 34%). Năm 2012 có nhiều chính sách của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Trung ương đưa ra để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ. Do đó Chi nhánh đã tăng dư nợ so với năm 2011, đặc biệt là dư nợ ngắn hạn.

So về cơ cấu dư nợ giữa ngắn hạn và trung dài hạn thì Chi nhánh đã cơ

cấu tương đối phù hợp đối với các Ngân hàng thương mại hiện nay, với tỷ

trọng trung dài hạn dưới 30%, còn lại là ngắn hạn. Nguyên nhân dư nợ trung dài hạn có thời gian vay vốn dài, do đó việc thu hồi vốn vay gặp nhiều rủi ro.

Hình 2.2. Biu đồ dư n tín dng phân theo thi hn cho vay năm 2009 - 2012

- Về nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro: Cùng với sự phát triển trong hoạt động cho vay, chi nhánh đã để nợ xấu tăng liên tục từ năm 2010 đến năm 2012. Nợ xấu tăng cao làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh như làm giảm lợi nhuận, làm giảm uy tín của Ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Nợ xấu bắt đầu có dấu hiệu tăng từ năm 2010 trở đi, đến thời điểm cuối năm 2012 nợ xấu của Chi nhánh là 322 tỷđồng, và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 4.7%. Hiện tại Chi nhánh đang phân loại nợ

xấu theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.

Mặc dù cơn lốc của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu đã

đi qua nhưng hậu quả của nó để lại là rất lớn, nền kinh tế Việt Nam tuy bịảnh hưởng không nhiều so với các nước khác trong khu vực nhưng để khắc phục

được đến nay cũng là bài toán khó. Cụ thể doanh nghiệp phá sản ngày càng nhiều, người lao động thất nghiệp tăng, lạm phát vẫn ở mức cao, tăng trưởng nền kinh tế trong nước chậm… Với tình hình khó khăn của các doanh nghiệp như hiện nay nếu chi nhánh không có biện pháp ứng xử kịp thời thì nợ xấu tiếp tục gia tăng và tình hình kinh doanh của càng trở nên khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Phú Tài (full) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)