6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.7. Nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát trong cho vay hạn mức
khoản vay của khách hàng như ngày thu lãi, số tiền thu nợ, ngày trả nợ là vấn
đề cần thiết và phải thực hiện một cách nhanh chóng để phục vụ tốt việc giải ngân cho khách hàng.
Công nghệ tiên tiến ngân hàng mới có thể thiết kếđược nhiều sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, đa tiện ích, tiết kiệm chi phí… Không ngừng nâng cao, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng là vô cùng cần thiết không chỉđối với chi nhánh mà đối với tất cả các ngân hàng khác hiện nay. Do đó Chi nhánh cần thực hiện một số công tác sau:
- Xây dựng nguồn dữ liệu, thông tin tín dụng chính xác kịp thời để
phục vụ cho công tác thẩm định, giảm thiểu rủi ro trong cho vay. Các cán bộ
có thể đưa ra các quyết định đối với từng đối tượng khách hàng có nên cấp hạn mức tín dụng hay không, duy trì hạn mức cũ hay cắt giảm hạn mức, các
điều kiện tín dụng khác.
- Áp dụng công nghệ phần mềm trong việc quản lý và tra cứu thông tin khách hàng, quản lý hồ sơ vay của khách hàng, quản lý được hạn mức tín dụng của khách hàng… Ngoài ra có thể sử dụng công nghệ để thực hiện các báo cáo thống kê hàng tháng cho Ngân hàng Nhà nước, cho hệ thống BIDV. Giúp cho Chi nhánh tiết kiệm được thời gian, chi phí quản lý cũng như độ
chính xác cao.
- Dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện có, chi nhánh xây dựng và hoàn thiện các giải pháp an ninh mạng, bảo mật dữ liệu đảm bảo an tâm cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ do Ngân hàng cung cấp.
3.2.7. Nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát trong cho vay hạn mức tín dụng mức tín dụng
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện,
ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng nói chung và cho vay theo hạn mức tín dụng nói riêng. Theo quy trình chung của BIDV công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng tại Chi nhánh thuộc phòng Quan hệ khách hàng, phòng Quản trị tín dụng, phòng Quản lý rủi ro và Ban giám đốc. Tuy nhiên trong thời gian qua nợ xấu vẫn tăng cao, đặc biệt cho vay theo hạn mức tín dụng chiếm tỷ trọng cao. Để ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng, ngoài các biện pháp được nêu trên chi nhánh cần phải thực hiện một số công tác:
- Định kỳ hàng quý chi nhánh thành lập tổ kiểm tra để thực hiện kiểm tra việc cho vay theo hạn mức tín dụng, có nội dung và kế hoạch kiểm tra cụ
thể. Trong quá trình kiểm tra hoạt động cho vay theo hạn mức có thể tăng cường cán bộ làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và quản lý tín dụng cùng phối hợp kiểm tra. Đưa cụ thể nội dung kiểm tra nhưủy quyền cho vay kèm theo các điều kiện cho vay, thời hạn hợp đồng hạn mức, chứng từ
chứng minh việc vay vốn, tài sản đảm bảo theo chính sách khách hàng, dư nợ đảm bảo trong số tiền hạn mức đã duyệt…
- Cần quy định trách nhiệm đối với các cán bộ kiểm soát, lãnh đạo phòng trong việc để xảy ra sai sót. Đồng thời có chếđộ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động tự kiểm tra kiểm soát
đối cá nhân, các phòng liên quan.
- Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra cho vay theo hạn mức tín dụng, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tuỳ thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của kiểm tra. Đưa chương trình, ứng dụng hữu ích do chi nhánh tự làm để áp dụng trong công tác kiểm tra cho vay theo hạn mức tín dụng. Ngoài ra chi nhánh nên chú trọng tổ chức hoặc tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ về cho vay theo hạn mức tín dụng, cũng như văn bản chếđộ luật pháp có liên quan.