Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản thế chấp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Phú Tài (full) (Trang 92)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4. Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản thế chấp

Ngoài việc phân tích khả năng trả nợ của phương án thì công tác thẩm

định tài sản thế chấp là một khâu không kém phần quan trọng trong quá trình quyết định cho vay. Tài sản thế chấp là cơ sở pháp lý để ngân hàng có thể xử

lý thu hồi nợ khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình, cũng là áp lực cho các doanh nghiệp có trách nhiệm trả nợ và thực hiện nghĩa vụ của mình. Để có cơ sở xác định giá trị tài sản và hạn chế rủi ro chi nhánh cần phải xem trọng quy trình thẩm định tài sản thế chấp, xây dựng quy trình cụ thểđặc thù cho từng loại tài sản.

Với tình hình biến động nền kinh tế đang còn nhiều khó khăn trong nước cũng như trên thế giới, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh hiện nay đang ở mức cao, nhiều doanh nghiệp khó khăn, dư nợ tín dụng đang tăng trưởng nóng. Do

đó chi nhánh nên hạn chế nhận thế chấp tài sản có tính thanh khoản không cao và khó quản lý như hàng tồn kho, lô hàng, quyền đòi nợ, quyền khai thác… có thể làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ vay.

Phải quy định và hướng dẫn cụ thể cách thức xác định giá trị từng loại tài sản thế chấp. Đối với bất động sản Chi nhánh cho xác định giá trị thị

trường, tuy nhiên việc xác định theo giá thị trường phải có sự kiểm soát chặt chẽ thông qua phòng QLRR, hoặc có thể thuê trung tâm thẩm định giá để có cơ sở xác định giá trị. Đối với tài sản là động sản thì có thể áp dụng giá trị

giảm trừ do khấu hao hoặc áp dụng giá thị trường tuy nhiên phải có căn cứ. Thường xuyên yêu cầu bộ phận QHKH phối hợp với bộ phận QLRR để

trực tiếp kiểm tra đánh giá lại tài sản đảm bảo kịp thời, tránh tình trạng giá trị

tài sản đã khấu hao hết hoặc hết giá trị sử dụng nhưng vẫn dùng để đảm bảo cho khoản vay mới. Thời gian kiểm tra đối với hàng hóa, nguyên liệu thời gian kiểm tra thường 3 tháng và phụ thuộc vào đặc thù kinh doanh của từng ngành, đối với tài sản cố định là máy móc thiết bị định kỳ kiểm tra 6 tháng,

đối với bất động sản thường quy định 1 năm phải được đánh giá lại.

Chi nhánh phải hoàn thiện và đưa ra quy định thành phần định giá tài sản đảm bảo nợ vay, đối với từng loại tài sản đảm bảo có hồ sơ pháp lý khác nhau và phương pháp định giá khác nhau. Đảm bảo yêu cầu định giá tài sản

đảm bảo nợ vay một cách độc lập, giá trị tài sản cần định giá gần với giá thị

trường, không gây ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng như

rủi ro cho phía ngân hàng. Không để tình trạng cán bộ định giá tài sản đảm bảo dựa trên nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Phú Tài (full) (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)