Kiến nghị với các cơ quan ban ngành có liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Phú Tài (full) (Trang 103)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.3. Kiến nghị với các cơ quan ban ngành có liên quan

Chi nhánh hoạt động kinh doanh chủ yếu trên nền khách hàng tại địa phương là chính, nên cần có sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành liên quan trên địa bàn là rất quan trọng. Các quy định hay chính sách đều có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động cho vay thu nợ của các ngân hàng thương mại. Nếu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển tốt thì nguồn ngân sách địa phương sẽ tăng từ nguồn thu thuế, trong đó có cả

ngành trong việc đưa ra các quyết định, chính sách và đường lối ảnh hưởng

đến doanh nghiệp.

Một địa phương muốn phát triển tốt về kinh tế, về an sinh xã hội cần phải có nguồn thu ngân sách từ trung ương và nguồn thuế tại địa phương. Muốn vậy các cơ quan ban ngành của địa phương cần thực hiện một số công tác sau:

- Hàng năm Ủy ban Nhân dân thành phố, huyện, xã có đánh giá cụ

thể về sự biến động giá đất thị trường đểđưa ra giá đất, giá xây dựng phù hợp với giá thị trường, sự chênh lệch giữa giá thị trường và giá ủy ban phải thấp

để khách hàng có thể dùng để thế chấp tài sản để vay vốn. Tránh trường hợp tài sản không đảm bảo nhu cầu dẫn đến việc vay vốn bên ngoài.

- Thực trạng hiện nay các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ công tác kế toán không được đào tạo một cách chuyên nghiệp, việc lập báo cáo tài chính không đầy đủ, không chính xác và không đúng biểu mẫu. Do đó cơ quan thuế cần kiểm tra và yêu cầu doanh nghiệp lập báo cáo tài chính phải đúng về mặt hình thức, đầy đủ về nội dung bao gồm cả phần lưu chuyển tiền tệ và phần thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài việc kiểm tra các cơ quan chức năng cần có các biện pháp xử lý nghiêm việc phát hiện khách hàng sử dụng số liệu không trung thực để cung cấp, báo cáo nhằm che giấu làm sai lệch số liệu thực tế.

- Ban quản lý khu công nghiệp và sở tài nguyên môi trường cần phối hợp tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể hoàn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu công trình trên đất của nhà xưởng, nhà kho. Đây là tài sản cố định có tính pháp lý cao, các Ngân hàng dễ dàng cho vay.

- Các cơ quan công chứng nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đi vay thực hiện công chứng giấy tờ liên quan. Đồng thời để giảm

bớt khối lượng công việc cho phòng công chứng Nhà nước, giảm thời gian và thủ tục công chứng Ủy ban nên cấp phép thành lập các cơ quan công chứng tư

nhân.

- Đối với các cơ quan hữu quan khác như hải quan, thuế, công an, ban quản lý khu kinh tế, báo chí, đài phát thanh … cần phối hợp để thông báo kịp thời và rộng rãi những trường hợp sai phạm của doanh nghiệp trên báo đài

để các Ngân hàng có sự phòng ngừa kịp thời.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kinh tế xã hội như mở rộng và nâng cấp các tuyến đường giao thông, quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…để di dời các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang hoạt động sản xuất kinh doanh vào cụm công nghiệp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tình hình giao thông được cải thiện và dễ dàng quản lý.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những tồn tại, hạn chế hiện nay của phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP ĐT&PT Phú Tài đối với khách hàng là các doanh nghiệp và hộ gia đình kinh doanh cá thể. Với mục đích hoàn thiện hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng tại chi nhánh tôi đề xuất một số nhóm giải pháp như sau:

Nhóm giải pháp vĩ mô mang tính hỗ trợ: đối với các cơ quan ban ngành, đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Nhóm giải pháp mang tính nghiệp vụ: đối với Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam.

Các nhóm giải pháp trên chỉ tập trung hướng đến mục tiêu hoàn thiện hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng, tuy nhiên để có sự thành công của giải pháp thì cần phải có sự phối hợp thực hiện chặt chẽ và đồng bộ.

KT LUN

Trong nền kinh tế hiện nay, doanh nghiệp được ví như là tế bào của nền kinh tế, ngân hàng là trung gian tài chính cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp có điều kiện phát triển. Nhiều doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình có nhu cầu về vốn thường xuyên do vậy ngân hàng đã thực hiện cho vay theo hạn mức tín dụng. Với phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục vay vốn một là có thể rút vốn làm nhiều lần tùy thuộc vào tình hình thực tế của mỗi doanh nghiệp. Như vậy doanh nghiệp sẽ không phải tốn thời gian như chi phí để vay vốn nhiều lần,

đồng thời cũng tiết kiệm chi phí cho kiểm tra của ngân hàng.

Với vị trí nằm tại trung tâm của Khu Công nghiệp Phú Tài, với gần 200 doanh nghiệp đang hoạt động, ngành nghề chủ yếu là sản xuất chế biến đồ gỗ.

Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay các doanh nghiệp gỗ đang gặp khó khăn do

ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới và nợ công Hy Lạp. Do đó Chi nhánh Phú Tài cùng với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn sẽ là cầu nối giúp cho các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, và đẩy mạnh nguồn thu xuất khẩu cho địa phương. Cùng với các hình thức cho vay khác thì cho vay HMTD với những ưu điểm sẵn có sẽ là một công cụ quan trọng giúp Chi nhánh gia tăng thị phần tín dụng đồng thời tăng lợi nhuận cho Chi nhánh.

Nội dung của đề tài tập trung đưa ra thực trạng, ưu điểm, nhược điểm và những khó khăn trong việc thực hiện cho vay theo hạn mức tín dụng. Từ đó

đưa ra giải pháp góp phần nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay hạn mức tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài. Đồng thời có một số đề xuất đối với Ngân hàng TM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước.

TÀI LIU THAM KHO

[1] Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt : http://vi.wikipedia.org/

[2] BIDV Việt Nam (2009) “Quyết định số 0658/QĐ-QLTD1 ngày 15/07/2009 về việc: Ban hành chính sách cấp tín dụng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp”.

[3] BIDV Việt Nam (2009) “Quyết định số 3979/QĐ-PC ngày 13/07/2009 về

việc: quy định giao dịch trong bảo đảm cho vay”.

[4] BIDV Việt Nam (2013) “Quyết định số 379/QĐ-QLTD ngày 24/01/2013 về việc: Quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp”.

[5] BIDV Phú Tài (2009-2012), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009, 2010, 2011, 2012.

[6] TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

[7] Luật doanh nghiệp ban hành ngày 19/11/2005 [8] Luật các tổ chức tín dụng ngày 17/06/2010

[9] Nghịđịnh số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm. [10] Nghịđịnh số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/07/2010 vềđăng ký giao dịch bảo

đảm

[11] Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006 của Ngân hàng Nhà nước.

[12] Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg ngày 14/04/09 của Thủ tướng Chính phủ

về việc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định

đến năm 2020.

Trang web [14] http://bidv.com.vn/ [15] http://www.sbv.gov.vn [16] http://www.binhdinhinvest.gov.vn/ [17] http://www.kkt.binhdinh.gov.vn [18] http://cucthongke.binhdinh.gov.vn/

TT KHÁCH HÀNG P.QHKH PGĐ QHKH P.QLRR PGĐ QLRR GIÁM ĐỐC HĐTD CƠ SỞ HỘI SỞ CHÍNH 1 2 3 Tiếp nhận, kiểm tra hồ Nhu cầu Bổ sung hồ sơ Xét duyệt Thẩm định, lập Báo cáo đề xuất tín dụng Vượt thẩm quyền Thiếu Đủ Rà soát, thẩm định đánh giá rủi ro Xét duyệt Vượt thẩmquyền Trao đổi

Xét duyệt Xét duyệt Ban QLRRTD

Thực hiện ý kiến phê duyệt củacác cấp có thẩm quyền Từ chốicấp tín dụng Ý kiến phê duyệt Vượt thẩm quyền Đàm phán, ký kết hợp đồng Đồng ý cấptín dụng Không đồng ýcấp tín dụng Phê duyệt của cấp có thẩm quyền

KHÁCH HÀNG VỐN/ALCO QHKH 4 5 6 Nhu cầu giải ngân/phát hành bảo lãnh Bổ sung Thiếu Cân đối nguồn vốn, ngoại tệ Kiểm soát theo yêu cầu của GĐ/ chấp thuận thiếu hồ sơ Kiểm tra tính đầy đủ, điều kiện tín dụng Xét duyệt Nhập máy, giải ngân, phát hành BL, lưu giữ hồ sơ Đủđiều kiện Không đủđiều kiện Hạch toán kế toán, thanh toán Trả chứng từ Từ chối Kiểm tra, đề xuất giải ngân/phát hành BL Tiếp nhận chứng từ trả nợ từ khách hàng/Lập giấy đề nghị thu nợ; Kiểm tra lại số nợ gốc, lãi, phí phải thu. Trả nợ trước hạn/ trả nợ một phần nợ Đề nghịđiều chỉnh tín dụng Khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tín dụng Rà soát nợ gốc, lãi, phí đã thu - Phối hợp rà soát nợ gốc, lãi, phí đã thu - Cập nhật các thông

tin vào hệ thống SIBS

liên quan đến thanh lý

hợp đồng. - Lưu trữ hồ sơ Hạch toán kế toán, thu nợ Tiếp nhận, lập đề xuất điều chỉnh tín dụng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Cài đặt thu nợ tựđộng Khách hàng đủ tiền trả nợ Chứng từ thu nợ - Đầu mối giao trả tài sản đảm bảo.

- Xoá đăng ký giao

dịch đảm bảo.

- Soạn thảo thanh lý

hợp đồng (nếu có)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Phú Tài (full) (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)