Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Ch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Phú Tài (full) (Trang 98)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.9.Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Ch

Chi nhánh

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để quyết định đến chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, với tính chất công việc nhiều rủi ro đòi hỏi cán bộ luôn trao dồi kiến thức, phải nhạy bén và linh hoạt. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay nguồn nhân lực của Chi nhánh chủ yếu là trẻ, thời gian và kinh nghiệm làm việc chưa nhiều nên Chi nhánh cần thực hiện một số công việc liên quan đến nhân sự như sau:

- Tuyển chọn nhân sự mới hàng năm cần phải được chú trọng để

chọn những người giỏi, có năng lực thật sự, phù hợp với từng vị trí và nhu cầu công việc.

- Trong công tác đào tạo chi nhánh thường xuyên tổ chức các lớp học nghiệp vụ thiết thực để ứng dụng trong công việc hàng ngày. Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên tự đăng ký tham gia các khóa học chuyên ngành có liên quan đến công việc hiện đang làm để nâng cao kiến thức phục vụ cho Chi nhánh.

- Hiện tại chi nhánh có nền khách hàng lớn đa dạng, với nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó chi nhánh nên phân công nhóm cán bộ phụ trách theo từng mảng, từng ngành nghề để tạo điều kiện cho cán bộ được đi sâu nghiên

cứu tìm hiểu về thị trường, sản phẩm.

- Thường xuyên theo dõi tâm tư nguyện vọng của từng cán bộ trong chi nhánh để có thể sắp xếp bố trí công việc phát huy đúng sở trường, đồng thời tạo môi trường làm việc thân thiện và có cơ hội thăng tiến cho những người giỏi có trách nhiệm và tinh thần làm việc cao.

3.2.10. Một số giải pháp khác

- Chi nhánh cần hạn chế thực hiện việc thế chấp hàng tồn kho, công nợ phải thu. Rủi ro xảy ra là rất lớn khi khách hàng quan hệ với nhiều ngân hàng thì việc dòng tiền sẽ khó kiểm soát dẫn đến thế chấp công nợ là không

đảm bảo. Mặc khác đối với các doanh nghiệp sản xuất thì hàng tồn kho phải trải qua nhiều giai đoạn, khó thực hiện việc kiểm tra nếu như doanh nghiệp cố

tình bán sản phẩm dỡ dang làm giảm đi giá trị hàng tồn kho.

- Chi nhánh cần đa dạng vềđối tượng cho vay, đối với nhiều lĩnh vực ngoài lĩnh vực chế biến gỗđể hạn chế rủi ro khi có sự biến động của nền kinh tế. Đồng thời nên tiếp cận với khách hàng là cá nhân hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ về thực hiện cấp hạn mức tín dụng để giảm thiểu thời gian, giảm chi phí gia tăng thêm lợi nhuận cho chi nhánh.

- Nên giảm dần dư nợ đảm bảo quản lý tốt hiệu quả bằng cách thu hồi nợ xấu, đối với ngành nghềđang gặp khó khăn nên duy trì tín dụng ở mức vừa phải đáp ứng đủ nhu cầu vốn cần thiết. Đồng thời tìm kiếm các khách hàng có ngành nghềổn định hơn, giảm bớt rủi ro.

- Tránh cho vay để xử lý nợ cũ, nó sẽ không phản ánh đúng bản chất của khoản vay đã cho vay và có thể làm cho cán bộ QHKH không theo dõi

được khớp thời gian tiền công nợ của khách hàng về tài khoản ngân hàng.

Đẩy mạnh xử lý các khoản nợ xấu, nợ khó đòi bằng cách khoanh nhóm theo dõi các khách hàng đã có nợ xấu. Hoàn thiện hồ sơ tài sản, pháp lý của khách hàng đồng thời rà soát tài sản và kiểm tra thực trạng tài sản của khách hàng.

Sau khi hoàn tất việc rà soát tiền hành thông báo tình hình nợ xấu gửi khách hàng, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan ban ngành liên quan. Khởi kiện phát mãi tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật.

- Chi nhánh cần đẩy mạnh triển khai cho vay hạn mức tín dụng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Do đặc thù đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình không có báo cáo tài chính, khó kiểm soát việc sử dụng vốn vay do đó cán bộ tín dụng ngại trong việc hướng dẫn khách hàng vay theo hình thức hạn mức tín dụng. Có thể xây dựng bảng đánh giá khách hàng tổng thể để lựa chọn khách hàng ngay từđầu nhưđiều kiện về thời gian quan hệ thanh toán tại Chi nhánh, có hộ khẩu thường trú trên địa bàn, có hoạt động kinh doanh buôn bán lâu năm, có khách hàng đầu ra ổn định… Ngoài ra có thể

theo dõi hoạt động của khách hàng qua dòng tiền vào và ra của khách hàng trên tài khoản tiền gửi mở tại Chi nhánh.

- Xây dựng riêng về quy định về khen thưởng và kỷ luật phù hợp với Chi nhánh, phù hợp với yêu cầu của hệ thống Ngân hàng đặt ra. Đối với cán bộ nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, có nhiều thành tích đóng góp cho Chi nhánh hàng quý cần có chế độ khen thưởng bằng tiền mặt hoặc nâng lương trước thời hạn.... Đối với những cán bộ có sai sót thường xuyên trong việc tác nghiệp làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh, các sai phạm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến việc cho vay - thu hồi nợ hoặc định giá khống tài sản để cho vay cần xử lý nghiêm khắc.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghịđối với Ngân hàng Nhà nước

Xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO vào năm 2007 đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi lĩnh vực, mọi doanh nghiệp trong đó không thể không nói tới ngân hàng, một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở các nước đi lên

từ nền kinh tế bao cấp. Việc mở cửa thị trường ngân hàng, tài chính làm các Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn từ nhiều ngân hàng nước ngoài đến từ các khu vực tài chính phát triển, đồng thời việc quản lý kiểm soát trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi hệ thống ngân hàng đang phải đối mặt với nợ xấu, chất lượng tín dụng kém do hậu quả của khủng hoảng và suy thoái nghiêm trọng. Trước tình hình khó khăn Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện một số công tác sau:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy có liên quan

đến lĩnh vực cho vay theo hạn mức tín dụng. Các văn bản cần phải thông thoáng, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế và được áp dụng thống nhất trong các tổ chức tín dụng.

- Cần phải có các chế tài buộc các tổ chức tín dụng cung cấp các thông tin vì nếu không có thì rất khó khăn trong việc thu thập các thông tin của doanh nghiệp vì số lượng doanh nghiệp rất lớn. Đồng thời cũng cần có quy chế về cung cấp thông tin, tránh hiện tượng lợi dụng các thông tin đó gây khó khăn cho doanh nghiệp.

- Hoàn thiện các điều kiện để CIC hoạt động có hiệu quả như: điều kiện về đội ngũ nhân viên, điều kiện về vật chất, thiết bị, về mạng lưới hoạt

động, phân phối và lưu trữ thông tin. Đồng thời nâng cấp cổng thông tin, yêu cầu các tổ chức tín dụng phối hợp thực hiện việc cung cấp thông tin về nhóm khách hàng liên quan, nhằm ngăn ngừa hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay đảo nợ.

- Việc thanh tra, kiểm tra mang tính hình thức, còn thụđộng chưa thực sự hiệu quả. Năng lực thanh tra chưa đáp ứng được nhu cầu, có một số nghiệp vụ kinh doanh sử dụng công nghệ mới thanh tra nhà nước chưa nắm bắt kịp. Nội dung và phương pháp thanh tra, kiểm tra còn lạc hậu. Với những hạn chế đó ngân hàng Nhà nước cần sớm khắc phục để có thể quản lý, giám sát tốt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ngày càng phát triển về

quy mô lẫn công nghệ.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Để áp dụng chính sách khách hàng đảm bảo công bằng, minh bạch và hiệu quả BIDV cần xây dựng mới hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với nền kinh tế mới như đa dạng ngành nghề, hạn chế các chỉ tiêu phi tài chính mang tính đánh giá chủ quan, cơ cấu lại tỷ trọng điểm phù hợp. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với sự thay đổi của tình hình kinh tế trong nước và thế giới, bổ sung thêm một số ngành nghề mới và thang

điểm cũng có sự điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế. Đồng thời xây dựng chỉ số ngành trên mạng nội bộ để giúp cán bộ có thể dựa vào số liệu để

phân tích so sánh được dễ dàng và thống nhất trong toàn hệ thống.

Hằng năm hệ thống ngân hàng đều có thuê công ty kiểm toán nước ngoài để kiểm toán tại các chi nhánh đối với khách hàng có dư nợ trên 15 tỷ đồng. Tuy nhiên Hội sở chính cũng chưa đưa ra quy định cụ thể về đối tượng khách hàng bắt buộc báo cáo tài chính phải kiểm toán độc lập. Đối với các doanh nghiệp yêu cầu báo cáo tài chính phải được kiểm toán độc lập bởi công ty kiểm toán, ngân hàng nên trực tiếp liên hệ với công ty kiểm toán và khi làm việc tại doanh nghiệp phải có người của ngân hàng phối hợp cùng với kiểm toán viên đề phòng việc doanh nghiệp thông đồng với công ty kiểm toán làm cho số liệu bị sai lệch.

BIDV cần xây dựng riêng quy trình cho vay theo hình thức hạn mức tín dụng và hướng dẫn cách xác định hạn mức tín dụng theo hai phương pháp khác nhau là xác định theo vòng quay vốn lưu động và dựa vào lưu chuyển tiền tệ, để áp dụng cho các khách hàng có quy mô khách nhau. Đối với những khách hàng lớn BIDV nên hướng dẫn việc xác định hạn mức theo phương

pháp lưu chuyển tiền tệ.

Xây dựng chương trình ứng dụng tìm kiếm thông tin dữ liệu của khách hàng, nhóm khách hàng trong toàn hệ thống để phục vụ việc tra cứu thông tin nhanh chóng, hạn chế rủi ro khi cấp tín dụng mới cho khách hàng, dễ dàng và tránh sự trùng lặp trong việc đánh giá, thẩm định hay giảm bớt khó khăn với các doanh nghiệp có trụ sở chính ở xa. Cụ thể như lịch sử trả nợ của khách hàng, tài sản đảm bảo cho khoản vay, dư nợ tín dụng, bảo lãnh, nhóm nợ…. Có như vậy sẽ tạo sự liên kết, hợp tác giữa các chi nhánh, loại bỏ dần tính làm việc độc lập của các chi nhánh như hiện nay.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm, đồng thời tổ chức kiểm tra các chi nhánh có dấu hiệu kinh doanh không hiệu quả, nợ xấu tăng cao, hoặc đối với các chi nhánh thường xuyên để xảy ra lỗi sai sót tác nghiệp. Từđó Hội sở

chính có hướng dẫn thông báo chung cho toàn hệ thống nhận biết được những lỗi thường xảy ra để các chi nhánh được biết và có biện pháp phòng ngừa

Chú trọng trong công tác đào tạo cán bộ về nghiệp vụ tín dụng cho vay,

đặc biệt là hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng bởi đây là công việc mang tính thường xuyên và có nhiều rủi ro nhất. Hơn nữa phải đào tạo những cán bộ làm việc có tính trung thực, nhiệt tình để nhằm hạn chế tiêu cực và hạn chế rủi ro phát sinh từ bên trong cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Phú Tài (full) (Trang 98)