Sau khi thu thập số liệu ngoài thực địa và xử lý, đề tài thu được kết quả như sau: - Quy luật phân bố của rừng trồng Keo lai theo các chỉ tiêu sinh trưởng ở các tuổi khác nhau: Hầu như r
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
LÊ MẠNH CƯỜNG
NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG KEO LAI
(Acacia auriculiformis x mangium) TẠI CÔNG VIÊN LỊCH
SỬ VĂN HÓA DÂN TỘC, PHƯỜNG LONG BÌNH, QUẬN 9,
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG KEO LAI
(Acacia auriculiformis x mangium) TẠI CÔNG VIÊN LỊCH
SỬ VĂN HÓA DÂN TỘC, PHƯỜNG LONG BÌNH, QUẬN 9,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
TS VIÊN NGỌC NAM LÊ MẠNH CƯỜNG Khóa 2003 - 2007
Thành phố Hồ Chí Minh
08/2007
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để có kết quả ngày hôm nay, con xin thành kính cảm ơn Cha, Mẹ đã nuôi dưỡng và động viên trong suốt quá trình học tập
Xin chân thành cảm ơn:
Quý Thầy, Cô trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh nói chung và Khoa Lâm nghiệp nói riêng đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong thời gian học tai trường
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy: TS Viên Ngọc Nam
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này
Ban Quản lý Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc, Phường Long Bình, Quận 9, TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Những bạn bè trong và ngoài lớp Lâm nghiệp K29 đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu ngoài thực địa
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên cứu sinh trưởng rừng trồng Keo lai (Acacia auriculiformis x mangium) tại Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc, Phường
Long Bình, Quận 9, TP Hồ Chí Minh”
Được thực hiện từ 24/2 – 01/07 năm 2007 Sau khi thu thập số liệu ngoài thực địa và xử lý, đề tài thu được kết quả như sau:
- Quy luật phân bố của rừng trồng Keo lai theo các chỉ tiêu sinh trưởng ở các tuổi khác nhau: Hầu như rừng phân bố số cây không đều theo các chỉ tiêu sinh trưởng ở các tuổi nghiên cứu, cây rừng tập trung nhiều ở cỡ chiều cao Hvn
và đường kính D1,3 nhỏ, trung bình, tập trung tương đối ít ở D1,3, Hvn lớn Số cây phân bố theo đường kính tán Dt ở các tuổi nghiên cứu không đồng đều
- Tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng với tuổi (A), giữa các chỉ tiêu sinh trưởng với nhau và thể tích của rừng được chúng tôi xây dựng bằng các phương trình cụ thể như sau:
+ Phương trình tương quan giữa (D1,3) với tuổi (A)
D1,3 = (1,32502 + 0,378094*A)2 Với (1 tuổi ≤ A ≤ 7 tuổi) (5.1)
+ Phương trình tương quan giữa (Hvn) với tuổi (A)
Hvn = 1/(0,0203179 + 0,261441/A) Với (1 tuổi ≤ A ≤ 7 tuổi) (5.2)
+ Phương trình tương quan giữa (Hvn) với đường kính (D1,3)
Hvn = 3,14454*D1,30,5999 Với (3,8 cm ≤ D1,3 ≤ 22,3 cm) (5.3)
+ Phương trình tương quan giữa (V) với (Hvn) và (D1,3)
V = 0,00627522 + 0,344756*D21,3*Hvn (5.4)
- Tăng trưởng của các nhân tố sinh trưởng:
+ Tăng trưởng đường kính: (iD1,3) từ 1,6 – 3,1 cm
Trang 5+ Trữ lượng rừng ở tuổi 3 là 18,2927 m3/ha, tuổi 5 là 59,7290 m3/ha và tuổi 7 là 82,9253 m3/ha
Từ phương trình tương quan giữa (V) với (Hvn) và (D1,3), chúng tôi xây dựng biểu thể tích để giúp đơn vị tính nhanh trữ lượng rừng nhằm tiết kiệm được thời gian và sức lao động
Trang 6SUMMARY
Studying on “The growth of hybrid Acacia (Acacia auriculiformis x mangium) plantation at Nation and Historical Park, Long Bình ward,
District 9, Ho Chi Minh city”
The research was carried out from 24th February to 01st July 2007 After collecting data in field trip and data processing, the results are as followings:
- Distribution rules of hybrid Acacia plantation with some growth index of different ages: The distribution of number of trees are not equilateral at the ages
of forest which is studied, the size of the trees concentrate the height and diameter classes which are small size, average, small a mount of trees concentrate to big size classes The distribution of canopy diameter is not equilateral for different ages
- The relationship of the growth between ages, growth index and volume of forest stand were set up as follows:
+ The regression between diameter at breast height (D1,3) and age (A)
D1,3 = (1,32502 + 0,378094 * A)2 with (1 age ≤ A ≤ 7 age) (5.1)
+ The regression between the top height (Hvn) and age (A)
Hvn =1/( 0,0203179 + 0,261441/A) with (1 age ≤ A ≤ 7 age) (5.2)
+ The regression between the top height (Hvn) and diameter at breast height (D1,3)
Hvn = 3,14454 * D1,30,5999 with (3,8 cm ≤ D1,3 ≤ 22,3 cm) (5.3)
+ The regression between Volume with diameter (D1,3) and height (Hvn)
V = 0,00627522 + 0,344756 * D21,3 * Hvn (5.4)
+ The regression between diameter at breast height (D1,3) and age (A)
- The increment of growth index as follows:
+ Diameter increment (iD1,3) is 1,6 – 3,1 cm
Trang 7(iVbq) is 0,0055 – 0,0196 m3
+ The volume of forest of 3 years old is 18,2927 m3/ha, 5 year old 5 is 59,7290
m3/ha and 7 years old is 82,9253 m3/ha
The regression of volume (V) with the height (Hvn) and diameter (D1,3) is used to set up the volume table to help the staffs of the Park can calculate the volume of the trees in short time, aiming at saving time and labor forces
Trang 8MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Tóm tắt ii
Summary iv
Mục lục vi
Bảng viết tắt ix
Danh sách các bảng x
Danh sách các hình xi
Phụ biểu xii
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
Chương 2:TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1 Nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng cây rừng trên thế giới 4
2.2 Nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng cây rừng tại Việt Nam 8
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 11
3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 11
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 11
3.1.2 Sơ lược về xuất sứ và những nghiên cứu về Keo lai (Acacia auriculiformis x mangium) trên thế giới và tại nước ta 11
3.1.3 Đặc điểm sinh thái 12
3.1.4 Đặc điểm hình thái 12
3.1.5 Tạo cây giâm hom, thiết kế và chăm sóc nuôi dưỡng bảo vệ rừng 13
3.1.5.1 Tạo cây con giâm hom đem trồng 13
3.1.5.2 Thiết kế trồng rừng 14
3.1.5.3 Chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng 14
3.1.6 Một số đặc điểm khác 15
3.2 Vị trí và diện tích khu vực 16
3.2.1 Địa hình và đất 16
3.2.1.1 Địa hình 16
3.2.1.2 Đất 16
Trang 93.2.2 Khí hậu - thời tiết 16
3.2.3 Hiện trạng rừng 17
Chương 4: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
4.1 Nội dung nghiên cứu 18
4.2 Phương pháp nghiên cứu 18
4.2.1 Ngoại nghiệp 18
4.2.2 Nội nghiệp 19
Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
5.1 Quy luật phân bố số cây của rừng trồng Keo lai (Acacia auriculiformis x mangium) tại Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc, Phường Long Bình, Quận 9, TP Hồ Chí Minh 22
5.1.1 Quy luật phân bố số cây (N) theo đường kính (D1,3) 22
5.1.1.1 Quy luật phân bố số cây theo đường kính ( N - D1,3) ở tuổi 3 22
5.1.1.2 Quy luật phân bố số cây theo đường kính ( N - D1,3) ở tuổi 5 24
5.1.1.3 Quy luật phân bố số cây theo đường kính ( N - D1,3) ở tuổi 7 25
5.1.2 Quy luật phân bố số cây (N) theo chiều cao vút ngọn (Hvn) 27
5.1.2.1 Quy luật phân bố số cây theo chiều cao (N – Hvn) ở tuổi 3 28
5.1.2.2 Quy luật phân bố số cây theo chiều cao (N – Hvn) ở tuổi 5 29
5.1.2.3 Quy luật phân bố số cây theo chiều cao (N – Hvn) ở tuổi 7 30
5.1.3 Quy luật phân bố số cây (N) theo đường kính tán (Dt) 32
5.1.3.1 Quy luật phân bố số cây theo đường kính tán (N – Dt) ở tuổi 3 33
5.1.3.2 Quy luật phân bố số cây theo đường kính tán (N – Dt) ở tuổi 5 34
5.1.3.3 Quy luật phân bố số cây theo đường kính tán (N – Dt) ở tuổi 7 36
5.1.3.4 Quy luật phân bố số cây theo đường kính tán (N – Dt) ở tuổi 3, 5, 7 37
5.2 Quy luật sinh trưởng rừng trồng Keo lai (Acacia auriculiformis x mangium) tại Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc, Phường Long Bình, Quận 9, TP Hồ Chí Minh 38
5.2.1 Tương quan giữa đường kính - tuổi (D1,3 – A) 38
5.2.2 Tương quan giữa chiều cao – tuổi (Hvn – A) 40
5.2.3 Tương quan giữa chiều cao – đường kính (Hvn – D1.3) 41
Trang 105.3 Quy luật tăng trưởng rừng trồng Keo lai tại Công viên Lịch sử Văn hóa
Dân tộc, Phường Long Bình, Quận 9, TP Hồ Chí Minh 42
5.3.1 Quy luật tăng trưởng đường kính (D1,3) theo tuổi (A) 43
5.3.2 Quy luật tăng trưởng chiều cao (Hvn) theo tuổi (A) 44
5.3.3 Quy luật tăng trưởng thể tích (V) theo tuổi (A) 44
5.4 Xây dựng biểu thể tích (V) dựa vào (D1,3) và (Hvn) cho rừng trồng Keo lai trồng tại Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc, Phường Long Bình, Quận 9, TP Hồ Chí Minh 46
5.5 Trữ lượng rừng trồng Keo lai tại Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc, Phường Long Bình, Quận 9, TP Hồ Chí Minh 48
Chương 6: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 50
6.1 Kết luận 50
6.2 Kiến nghị 51
6.3 Tồn tại 51
Tài liệu tham khảo 53 Phụ biểu
Trang 11BẢNG VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nội dung
D1,3 : Đường kính thân cây tại 1,3 m
D1,3tn : Đường kính thực nghiệm tại 1,3 m
D1,3lt : Đường kính lý thuyết tại 1,3 m
Dt : Đường kính tán
Hvn : Chiều cao vút ngọn
Hvntn : Chiều cao vút ngọn thực nghiệm
Hvnlt : Chiều cao vút ngọn lý thuyết
iD1,3 : Tăng trưởng thường xuyên hàng năm của D1,3
iD1,3bq : Tăng trưởng bình quân năm của D1,3
iHvn : Tăng trưởng thường xuyên hàng năm của Hvn
iHvnbq : Tăng trưởng bình quân năm của Hvn
V : Thể tích thân cây
iV : Tăng trưởng thường xuyên hàng năm của V
iVbq : Tăng trưởng bình quân năm của V
N : Số cây
ctv : Cộng tác viên
Trang 12DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 5.1: Phân bố số cây (N) theo đường kính (D1,3) ở tuổi 3
Bảng 5.2: Phân bố số cây (N) theo đường kính (D1,3) ở tuổi 5
Bảng 5.3: Phân bố số cây (N) theo đường kính (D1,3) ở tuổi 7
Bảng 5.4: Phân bố số cây (N) theo chiều cao (Hvn) ở tuổi 3
Bảng 5.5: Phân bố số cây (N) theo chiều cao (Hvn) ở tuổi 5
Bảng 5.6: Phân bố số cây (N) theo chiều cao (Hvn) ở tuổi 7
Bảng 5.7: Phân bố số cây (N) theo đường kính tán (Dt) ở tuổi 3
Bảng 5.8: Phân bố số cây (N) theo đường kính tán (Dt) ở tuổi 5
Bảng 5.9: Phân bố số cây (N) theo đường kính tán (Dt) ở tuổi 7
Bảng 5.10: Các dạng phương trình biểu thị mối tương quan giữa (D1,3 – A)
Bảng 5.11: Các dạng phương trình biểu thị mối tương quan giữa (Hvn– A)
Bảng 5.12: Các dạng phương trình biểu thị mối tương quan giữa (Hvn– D1,3)
Bảng 5.13 : Tăng trưởng đường kính (iD1,3) và (iD1,3bq)theo tuổi A
Bảng 5.14: Tăng trưởng chiều cao (iHvn) và (iHvnbq) theo tuổi A
Bảng 5.15: Tăng trưởng thể tích (iV) và (iVbq) theo tuổi A
Bảng 5.16: Biểu thể tích (V) dựa vào D1,3 và Hvn
Bảng 5.17: Trữ lượng rừng tại các ô tiêu chuẩn
Trang 13DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 5.1: Đường biểu diễn phân bố số cây (N – D1,3)ở tuổi 3
Hình 5.2: Đường biểu diễn phân bố số cây (N – D1,3)ở tuổi 5
Hình 5.3: Đường biểu diễn phân bố số cây (N – D1,3)ở tuổi 7
Hình 5.4: Đường biểu diễn phân bố số cây (N – D1,3)ở tuổi 3, 5, 7
Hình 5.5: Đường biểu diễn phân bố (N – Hvn) ở tuổi 3
Hình 5.6: Đường biểu diễn phân bố (N – Hvn) ở tuổi 5
Hình 5.7: Đường biểu diễn phân bố (N – Hvn) ở tuổi 7
Hình 5.8: Đường biểu diễn phân bố (N – Hvn) ở tuổi 3, 5, 7
Hình 5.9: Đường biểu diễn phân bố (N – Dt) ở tuổi 3
Hình 5.10: Đường biểu diễn phân bố (N – Dt) ở tuổi 5
Hình 5.11: Đường biểu diễn phân bố (N – Dt) ở tuổi 7
Hình 5.12: Đường biểu diễn phân bố (N – Dt) ở tuổi 3, 5, 7
Hình 5.13: Đường biểu diễn tương quan giữa D1,3 – A
Hình 5.14: Đường biểu diễn tương quan giữa Hvn – A
Hình 5.15: Đường biểu diễn tương quan giữa Hvn – D1,3
Hình 5.16: Đường biểu diễn quy luật tăng trưởng iD1,3 và iD1,3bq theo tuổi A
Hình 5.17: Đường biểu diễn quy luật tăng trưởng iHvnbq và iHvn theo tuổi A Hình 5.18: Đường biểu diễn quy luật tăng trưởng (iVbq) và (iV) theo tuổi A
Trang 14PHỤ BIỂU
Phụ biểu 1: Số liệu các nhân tố điều tra 21 ô tiêu chuẩn tại Công viên Lịch sử
Văn hóa Dân tộc, Phường Long Bình, Quận 9, TP Hồ Chí Minh
Phụ biểu 2: Tương quan giữa đường kính D1,3 và tuổi A
Phụ biểu 3: Tương quan giữa chiều cao Hvn và tuổi A
Phụ biểu 4: Tương quan giữa chiều cao Hvn và đường kính D1,3
Phụ biểu 5: Tương quan giữa thể tích V với chiều cao Hvn và đường kính D1,3 Phụ biểu 6: Tọa độ các điểm trong các ô tiêu chuẩn tại khu vực nghiên cứu Phụ biểu 7: Bảng chỉ tiêu thống kê mô tả rừng Keo lai ở tuổi 3, 5, 7
Trang 15Chương 1
MỞ ĐẦU
Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, cùng với xu thế
phát triển của thời đại là nhu cầu ngày càng lớn của con người đối với rừng và
các sản phẩm từ rừng mang lại (đặc biệt là gỗ) Diện tích rừng đang bị thu hẹp
dần do nhiều nguyên nhân khác nhau, diện tích đất trống, đồi núi trọc còn nhiều
Việc mất rừng ảnh hưởng rất lớn theo chiều hướng tiêu cực đến môi trường và
khí hậu toàn cầu Để cải thiện môi trường và khí hậu được tốt hơn, tất cả các
nước trên thế giới đều ra sức trồng rừng Ở các nước nhiệt đới trong đó có Việt
Nam, Keo lai (Acacia auriculiformis x mangium) đã được chọn là cây trồng
chính, cây đi đầu trong việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc Trong lúc ngành Lâm nghiệp cần có một loại giống cây rừng có khả năng
phát triển mạnh trên nhiều lập địa khác nhau nhằm đẩy nhanh việc phủ xanh đất
trống đồi núi trọc, nhanh chóng tăng độ tàn che của rừng, đúng lúc này, giống
Keo lai của Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng ra đời là sự đáp ứng kịp thời
mong muốn của sản xuất lâm nghiệp
Keo lai (Acacia auriculiformis x mangium) là sản phẩm lai tạo tự nhiên
nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia
auriculiformis) Thế hệ F1 này, sau quá trình được trồng thử nghiệm tại nhiều nơi
từ Bắc tới Nam ở nước ta đã chứng minh được rằng Keo lai (Acacia
auriculiformis x mangium) có nhiều đặc điểm trội hơn nhiều so với bố mẹ của
chúng
Thực tế, sự ra đời của giống Keo lai là sự mở đầu cho một phong trào sử
dụng giống có năng suất cao và nhân giống sinh dưỡng trong Lâm nghiệp ở nước
ta Tuy được phát hiện muộn hơn các nước khác, song nhờ đi đúng hướng nên có
thể nói Việt Nam là nước đầu tiên đã đưa giống Keo lai có năng suất cao vào sử
dụng trong sản xuất trên quy mô lớn, trên những vùng sinh thái tốt, giống Keo lai
Trang 16của ta có thể đạt năng suất 30 - 40 m3/ha/năm, nơi đất xấu giống Keo lai vẫn có sinh trưởng gấp 1,5 - 3 lần các giống bố mẹ Nhờ sử dụng giống Keo lai có năng suất cao và áp dụng các biện pháp thâm canh khác mà diện tích đất trống, đồi trọc ở nước ta ngày càng được thu hẹp Năm 1997 độ che phủ chung của rừng chỉ đạt 29 % thì hết năm 2000 độ che phủ đã đạt 33,2 %, có nơi như tỉnh Tuyên Quang đã đạt 51 % (Nguồn: www techmartvietnam com.vn)
Trước đây, khi Keo lai chưa được phát hiện thì cây trồng chính cho việc phủ xanh đất trống thường là Keo lá tràm, Keo tai tượng, Bồ đề, từ khi Keo lai được phát hiện, nhờ có nhiều đặc điểm ưu việt hơn những loài cây trên nên nhanh chóng được trồng trên diện tích lớn Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chọn giống Keo lai là cây trồng chính của ngành lâm nghiệp
Không chỉ với mục đích cải tạo môi trường và khí hậu, Keo lai (Acacia
auriculiformis x mangium) còn có rất nhiều công dụng khác như góp phần vào
cải tạo đất xấu, đất nghèo chất dinh dưỡng và còn có giá trị cao về kinh tế, nhất là trong lĩnh vực làm nguyên liệu giấy Nhiều công ty trồng rừng đã nhanh chóng chuyển đổi cây trồng chính của mình như Công ty nguyên liệu giấy Oji (Nhật Bản) đã thay đổi Keo lá tràm và Keo tai tượng bằng Keo lai (Nguồn: www techmartvietnam com.vn)
Theo tài liệu của Khoa học Công nghệ, nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới, tập 5, thì Keo lai có tỷ trọng gỗ cao, hàm lượng xenlulo cũng như hiệu xuất bột giấy và độ bền cơ học của giấy từ Keo lai cũng rất cao
Keo lai (Acacia auriculiformis x mangium) với khả năng và tính chất của
mình, có thể phát triển trên nhiều loại lập địa và thời tiết khác nhau Đã có nhiều nghiên cứu, thử nghiệm với các dòng Keo lai và hầu hết chúng đều cho kết quả khả quan trên các môi trường lập địa chúng thử nghiệm, khả năng sinh trưởng và
phát triển tốt hơn bố mẹ chúng là Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis)
Những năm trước đây, với nhiều mục đích khác nhau, người ta đã đào bới
và lấy đi rất nhiều đất tại đây để lại những hố lớn, nhỏ, làm cho khu vực không bằng phẳng, sau thời gian dài có thể bị xói mòn Với mục đích chính là chống xói mòn và cải tạo môi trường xung quanh thành phố, phủ xanh vùng đất tại đây
Trang 17Ban Quản lý Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc, Quận 9, thành phố Hồ Chí
Minh, đã chọn Keo lai (Acacia auriculiformis x mangium) là cây trồng chính tại
đây
Rừng Keo lai tại Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc, Quận 9, thành phố
Hồ Chí Minh có diện tích gần 30 ha được trồng vào các năm 2000, 2002, 2004
Để tìm hiểu sinh trưởng của loài Keo lai tại đây mà từ trước tới nay chưa có ai thực hiện Đựợc sự phân công của bộ môn Điều tra - Quy hoạch rừng, thuộc Khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, cùng với
sự hướng dẫn của thầy, TS Viên Ngọc Nam, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Nghiên cứu sinh trưởng của rừng trồng Keo lai (Acacia auriculiformis x mangium) tại Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc, Phường Long Bình, Quận
9, thành phố Hồ Chí Minh”
Mặc dù thời gian thực hiện đề tài có hạn, chúng tôi cố gắng nghiên cứu
đặc điểm sinh trưởng của Keo lai (Acacia auriculiformis x mangium) nhằm đánh
giá sinh trưởng rừng tại đây, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp tác động thích hợp cho từng thời kỳ sinh trưởng của rừng Keo lai để rừng trồng có thể sinh trưởng và phát triển tốt hơn, đáp ứng được mục đích phòng hộ cũng như sản xuất của đơn vị
Trang 18Chương 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong kinh doanh và quản lý Lâm nghiệp, sinh trưởng và tăng trưởng của cây rừng đóng một vai trò rất quan trọng, chính vì vậy, nhiều nhà khoa học Lâm nghiệp đã tìm ra những phương pháp xác định sinh trưởng, tăng trưởng của rừng Một trong những phương pháp thường được sử dụng là hệ thống ô điều tra (hệ thống ô điều tra định vị và hệ thống ô điều tra tạm thời): Ô điều tra định vị cho ta biết được thay đổi về D1,3, H, V, M một cách chính xác về sinh trưởng và tăng trưởng làm cơ sở cho việc lập kế hoạch kinh doanh hàng năm cũng như cho từng giai đoạn, như thời điểm và cường độ tỉa thưa cho rừng trồng, thời điểm khai thác, lượng khai thác của rừng tự nhiên hay rừng trồng đều tuổi v.v… Ô điều tra tạm thời cho ta xác định một cách nhanh chóng các chỉ tiêu sinh trưởng như: D1,3, Hvn… ở nhiều loại rừng (rừng trồng, rừng tự nhiên hỗn loài) từ đó có thể tính mật độ rừng và các mục đích tính toán khác nhau
Sinh trưởng của cây rừng là cơ sở hình thành quy luật sinh trưởng và sản lượng rừng Vì vậy, muốn nghiên cứu quy luật sinh trưởng của quần thể rừng trước hết phải bắt đầu từ việc nghiên cứu quy luật sinh trưởng của cá thể Nhiều nhà khoa học ở Việt Nam và trên thế giới đã quan tâm, nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng của cây rừng, đã đưa ra nhiều hàm toán học phù hợp với quy luật sinh trưởng và tăng trưởng ứng với mỗi loài cây khác nhau ở từng vùng sinh thái khác nhau
2.1 Nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng cây rừng trên thế giới
Theo V Bertalanfly (Wenk, G 1990), sinh trưởng là sự tăng lên của một đại lượng nào đó nhờ kết quả đồng hóa của vật sống (dẫn bởi Vũ Tiến Hinh, 2003)
Về phương diện toán học, sinh trưởng của rừng được hiểu như một hàm số
Trang 19nhiều biến số: tuổi cây (A), các đặc trưng về nhiệt độ (TT), lượng mưa (VL), ẩm
độ (W), lượng bức xạ (BX), dinh dưỡng khoáng trong đất (NPK), mật độ của rừng (N), … và được biểu diễn dưới dạng phương trình:
Y = f(A, TT, VL, W, BX, NPK, N, …)
Trong đó, f là dạng phương trình toán học thích hợp được xác định bởi các phương pháp thống kê và phù hợp với các đặc tính sinh học của cây rừng Nếu như đồng nhất các yếu tố hoàn cảnh thì hàm số trên chỉ còn phụ thuộc vào tuổi
A
Cho đến nay, nhiều nhà khoa học lâm nghiệp trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu với sự ứng dụng rộng rãi toán học thống kê, để tìm ra các hàm toán học thích hợp cho việc mô tả quá trình sinh trưởng của các loài cây rừng ở các vùng sinh thái khác nhau trên thế giới
Tuy nhiên, các hàm toán học hay các hàm sinh trưởng được tìm ra chỉ thích hợp với một số loài cây ở một vùng sinh thái cụ thể nào đó Với các loài cây khác nhau ở các vùng sinh thái khác nhau, các hàm toán học này có phù hợp hay không cần có những nghiên cứu ứng dụng và kết hợp về mức độ phù hợp của chúng
Rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về sinh trưởng cây rừng, tiêu biểu và đại diện cho các kết quả đó được thể hiện dưới các dạng hàm toán học như:
- Hàm Gompertz . 1
.
A
a o a e
0
Trong đó: Y là đại lượng sinh trưởng (chiều cao, đường kính, thể tích, )
m là giá trị cực đại có thể đạt được của Y
a0, a1, a2 là các tham số của phương trình
Trang 20A là tuổi cây rừng hay lâm phần
e là số mũ tự nhiên Neper (e = 2,7182…)
Theo Zohrer (1968), lượng tăng trưởng về chiều cao (iH) là hàm tuyến tính của lượng tăng trưởng về đường kính (iD) (dẫn bởi Giang Văn Thắng, 2006)
Y = iH = a0 + a1.D1,3
Trong các hàm sinh trưởng được trình bày ở trên, có hai hàm qua thử nghiệm được nhiều tác giả sử dụng nhiều nhất là hàm Gompertz và hàm Schumacher
Sinh trưởng của cây rừng cũng được thể hiện thông qua mối tương quan
và ảnh hưởng tương hỗ giữa các bộ phận của cây hay giữa các chỉ tiêu sinh trưởng với nhau Cụ thể hóa vấn đề này, R.W.J Keay (1961) đã nhận thấy, tương quan giữa đường kính tán lá (Dt) và lượng tăng trưởng đường kính thân cây (iD)
có mối tương quan chặt chẽ với nhau ở loài cây Sterculia rhiropetala tại Nigeria
(trích dẫn Mạc Văn Chăm, 2001)
Trong nghiên cứu quá trình sinh trưởng, việc nghiên cứu những thay đổi theo thời gian của mật độ cây rừng cũng được chú trọng, vì nó là một trong những nhân tố tạo ra hoàn cảnh rừng có tốt hay không và trữ lượng rừng cao hay thấp Từ đó, Thomasius (1972) [dẫn bởi Mạc Văn Chăm, 2001] đã đề xướng học thuyết về không gian sinh trưởng tối ưu cho mỗi loài cây rừng thông qua phương trình:
- N là mật độ cây rừng ở tuổi A (cây/ha)
- K là không gian sinh trưởng tối ưu
- D là kích thước bình quân lâm phần ở tuổi A
- e là tham số của phương trình Schumacher (dẫn bởi Mạc Văn Chăm, 2001) sau nhiều năm nghiên cứu đã đưa ra một công thức khác đơn giản hơn:
N = a.D
Trang 21Trong đó: N là mật độ cây rừng tối ưu ứng với kích thước bình quân lâm phần (D)
a, b là tham số của phương trình
Như vậy, khi không gian sinh trưởng thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi về mật độ cho phù hợp nhu cầu của đời sống cây rừng Nếu nhu cầu này không được giải quyết, nói cách khác mật độ cây không phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh trưởng và phát triển của rừng
Bên cạnh quá trình sinh trưởng, tốc độ sinh trưởng hay còn gọi là lượng sinh trưởng của cây rừng cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm, mô tả và quy luật hóa quá trình tăng trưởng của cây rừng bằng những hàm tăng trưởng như: Hàm Gompertz: 1
- Y’ là lượng tăng trưởng của một nhân tố sinh trưởng
Việc nghiên cứu về quy luật sinh trưởng, tăng trưởng của cây rừng về chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính tại tầm cao 1,3 m (D1,3), đường kính tán (Dt), thể tích (V),… đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng trên thế giới Qua đó, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều dạng hàm toán học khác nhau để mô tả một cách chính xác quy luật sinh trưởng của mỗi loài cây rừng khác nhau ở từng vùng sinh thái, lập địa khác nhau trên thế giới và cũng là cơ sở khoa học rất quý giá cho những nghiên cứu khác về sinh trưởng của cây rừng trên thế giới
Trang 222.2 Nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng cây rừng tại Việt Nam
Vào những thập niên 70, nhiều tác giả đã ứng dụng một số hàm toán học biểu diễn quá trình sinh trưởng cũng như các mối quan hệ của các đại lương khác nhau trong sinh trưởng của cây, rừng
- Vũ Đình Phương (1970) [theo Trương Văn Vinh, 2002] đã mô tả quan hệ chiều cao bình quân (H ) các lâm phần Bồ đề (Styrax tonkinensis) thuần loài đều
tuổi của lâm phần (A) bằng công thức
AH = a + b.A + c.A2
Trong đó:
A : tuổi của lâm phần
H: chiều cao cây hay chiều cao bình quân lâm phần
a, b, c: tham số của phương trình
Quan hệ giữa trữ lượng lâm phần (M) với chiều cao bình quân lâm phần (H) bằng dạng phương trình :
M = d + e H + f H2
+ Vũ Đình Phương cũng biểu thị tương quan giữa đường kính thân cây ở tầm cao 1,3 m và đường kính tán lá của cây Bồ đề bằng phương trình đường thẳng như sau:
Dt = 1,009 + 0,1579 D1,3 với r = 0,9
- Đồng Sĩ Hiền (1974) [theo Trương Văn Vinh, 2002], trong công trình nghiên cứu của mình, ông đã đưa ra dạng phương trình bậc đa thức để mô tả quá trình phát triển hình dạng của thân cây :
Y = b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 + … + bnXnPhương trình trên là cơ sở để lập biểu thể tích và độ thon cây đứng, dùng để xác định nhanh trữ lượng của rừng theo phương pháp cây tiêu chuẩn
- Trịnh Đức Huy (1987) [theo Trương Văn Vinh, 2002] mô tả quá trình sinh trưởng về D1,3, H, V của loài cây Bồ đề trồng với dạng phương trình:
Trang 23X : Tuổi cây hoặc lâm phần
a0, a1 : tham số của phương trình
e : Số mũ tự nhiên Neper (e = 2,7182…)
- Lâm Xuân Sanh (1987) [trích dẫn Trương Văn Vinh, 2002], sinh trưởng
là một biểu thị động thái của rừng, là căn cứ khoa học quan trọng để định ra những phương thức kỹ thuật lâm sinh thích hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau của rừng để đáp ứng với mục tiêu kinh doanh lâm nghiệp Sinh trưởng của quần xã thực vật rừng và cá thể cây rừng là hai vấn đề khác nhau nhưng quan
hệ chặt chẽ với nhau Sinh trưởng cá thể có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của rừng
- Tăng trưởng là hiệu số của một nhân tố sinh trưởng nào đó vào các thời điểm khác nhau (Giang Văn Thắng, 2006)
yt = yt – yt - t
Về mặt toán học: tăng còn gọi là tốc độ sinh trưởng, là đạo hàm bậc nhất của một nhân tố sinh trưởng nào đó theo thời gian
Y’ = F’(t) = dy/dt Trong đó:
- y : nhân tố sinh trưởng nào đó
- t : thời điểm điều tra
- d : khoảng thời gian từ thời điểm nào đó tới thời điểm điều tra -Y’ : lượng tăng trưởng
- Mật độ rừng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây rừng Một số nghiên cứu ở các loài cây mọc nhanh tại nước ta (trích dẫn Vũ Tiến Hinh, 2003)
đã xác định cụ thể như sau:
+ Ở loài Thông đuôi ngựa, Nguyễn Thị Bảo Lâm (1996), sau khi nghiên cứu đã ra phương trình thể hiện mối quan hệ giữa D0 với N0
D0 = 1,5017.e0 , 383 N0
+ Vào năm 2000, Nguyễn Thị Mạnh Anh sau khi nghiên cứu Keo lá tràm
đã đưa ra phương trình như sau:
D0 = 0,132 + 0,683/N0
+ Năm 2001, Nguyễn Văn Diện cũng đưa ra phương trình hợp lý nhất khi
Trang 24nghiên cứu Keo tai tượng:
Đã có nhiều nghiên cứu sinh trưởng ở các loài cây khác nhau Nhưng riêng
Keo lai (Acacia auriculiformis x mangium) thì chỉ mới được nghiên cứu do đây
là loài cây mới được xuất hiện trong thập niên gần đây, nó có nhiều giá trị trong trồng rừng cũng như trong lĩnh vực kinh tế Để tìm hiểu thêm về loài Keo lai, chúng tôi tiến hành nghiên cứu loài cây này tại Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc, nơi mà rừng mới chỉ được trồng trong thời gian gần đây và chưa được tiến hành nghiên cứu
Trang 25
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cây và rừng Keo lai (Acacia auriculiformis x
mangium) với 3 cỡ tuổi (tuổi 3, tuổi 5, tuổi 7) Rừng được trồng từ năm 2000
đến nay tại Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc, Phường Long Bình, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh Diện tích của rừng gần 30 ha Khác với những nghiên cứu trước đây, Keo lai ở các nơi khác được trồng để lấy gỗ, làm bột giấy… thì Keo lai tại khu vực này được trồng với mục đích là rừng phòng hộ cảnh quan
3.1.2 Sơ lược về xuất sứ và những nghiên cứu về Keo lai (Acacia auriculiformis x mangium) trên thế giới và tại nước ta
Trên thế giới, Keo lai (Acacia auriculiformis x mangium) được Hepburn và
Shim phát hiện lần đầu tiên vào năm 1972 ở Sook Telupip thuộc bang Sabah của Malaysia, ngoài ra Keo lai còn được tìm thấy ở các vùng như: Balamuk và Old Tonda của Papua New Guinea (Turnbull 1986, Griffin 1988) Từ năm 1992 ở Indonesia đã bắt đầu có thí nghiệm trồng Keo lai từ nuôi cấy mô phân sinh (Trương Văn Vinh, 2002)
Ở Việt Nam, Keo lai (Acacia auriculiformis x mangium) được tìm thấy ở
các vùng như Ba Vì (Hà Tây), Đông Nam Bộ, Tân Tạo và rải rác một số nơi như: Nghệ An, Quảng Bình, Tây Nguyên, Pleiku, Kong Hà Nừng,…Keo lai tự nhiên ở
Ba Vì đã xuất hiện trong khu trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) lấy giống từ
khu trồng thử Keo tai tượng (xuất xứ Daintree ở bang Queensland thuộc
Australia) nằm cạnh khu trồng Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), (xuất xứ
Darwin ở bang Northern Territory của Australia), nên mẹ là Keo tai tượng và bố
là Keo lá tràm Còn Keo lai tại Đông Nam Bộ là do lai tự nhiên giữa xuất xứ
Trang 26Mossman (Qld) của Keo tai tượng với Keo lá tràm (không rõ xuất xứ) Sau đó đã
có nhiều nghiên cứu về Keo lai, nhiều dòng Keo lai đã được trồng thử nghiệm ở dạng hỗn hợp (có so sánh với các loài bố mẹ) tại nhiều địa điểm có khí hậu và đất đai khác nhau trong cả nước Số liệu thu thập sau 5 - 7 (năm) cho khảo nghiệm trồng hỗn hợp các dòng Keo lai có sinh trưởng lấy giống từ Ba Vì đã cho thấy Keo lai có thể sống ở tất cả các nơi được khảo ngiệm Nơi có độ phì cao thì Keo lai sinh trưởng khá hơn nơi có độ phì thấp, song ở tất cả các nơi được khảo
nghiệm Keo lai (Acacia auriculiformis x mangium) đều có sinh trưởng nhanh gấp
1,5 - 3 lần các loài Keo bố mẹ (Lê Đình Khả, Hà Huy Thịnh và ctv, 2005 Khoa học công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 20 năm đổi mới, tập 5, Lâm nghiệp)
3.1.3 Đặc điểm sinh thái
Keo lai (Acacia auriculiformis x mangium) được tạo ra từ sự thụ phấn tự nhiên giữa hai loài Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia
auriculiformis), chính vì vậy phạm vi phân bố của Keo lai cũng gần giống với hai
loài bố và mẹ Vùng sinh thái thích hợp cho sự phát triển của Keo lai là:
+ Nhiệt độ bình quân: 210 - 270 C
+ Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.400 - 2.400 mm
+ Độ cao dưới 600 - 700 m so với mực nước biển
+ Độ dốc dưới 150 - 200, ít có gió mạnh
Ưa đất sâu, dày, ẩm mát, thoáng nước, ít chua
Keo lai là một loài rất dễ sống trên các lập địa Hầu như những lập địa mà Keo tai tượng và Keo lá tràm sinh trưởng và phát triển được thì Keo lai cũng có thể sinh truởng và phát triển được
3.1.4 Đặc điểm hình thái
Keo lai (Acacia auriculiformis x mangium) là loài ưa sáng, mọc nhanh,
thừa hưởng những đặc tính tích cực từ bố mẹ, tuy nhiên nó vẫn mang những đặc
điểm trung gian giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia
auriculiformis) Cây cao đến 25 – 30 m, đường kính có thể đến 60 – 80 cm
Chiều rộng lá từ 4 - 6 cm Cây có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, chống cháy rừng Gỗ thẳng, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác
Trang 27dụng nhiều mặt: kích thước nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích thước lớn sử dụng
trong xây dựng, đóng đồ mộc mỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu
- Thân cây: Thân thẳng, đẹp, tròn đều, tỉa cành tự nhiên tốt, phân cành cao,
thường có 2 thân mọc từ gốc Thân và cành chịu lực kém, giòn, thường hay gãy
ngang thân khi gặp bão hoặc gió mạnh lúc cây còn nhỏ hay khi cây đã lớn
- Vỏ thân: Khi còn nhỏ vỏ thân có màu trắng xanh, không nứt, khi lớn vỏ
thân ngả sang mà nâu, thường nứt thành những rãnh nhỏ và sâu Nói chung vỏ
thân Keo lai có phần giống Keo lá tràm
- Lá cây có hình dáng, kích thước trung gian giữa 2 loài bố mẹ, nhỏ hơn
Keo tai tượng và lớn hơn Keo lá tràm Lá cây Keo lai (Acacia auriculiformis x
mangium) thường có 3 - 4 gân chính Ngoài ra, ở nách lá còn có tuyến mật là
nguồn thức ăn cho ong, đây cũng là đặc điểm quan trọng để tiến hành phải
nghiên cứu để nuôi thả ong dưới những cánh rừng trồng Keo lai nhằm tăng thêm
thu nhập
- Keo lai có hoa màu trắng bạc, hoa tự hình bông, cây ra hoa 2 lần trong một
năm, lần thứ nhất vào tháng 3 - 4, quả chín vào tháng 5 - 8, lần hai ra hoa vào
tháng 8 - 9 và quả chín vào tháng 12 – 2 năm sau
- Quả Keo lá tràm có hình dẹt, quả Keo tai tượng có hình tròn, quả Keo lai
mang đặc tính trung gian giữa hai loài bố và mẹ nên quả Keo lai có dạng hình
bầu dục Quả già có màu nâu nhạt, vỏ quả khô xoắn lại, mỗi quả có từ 5 - 7 hạt (Trương Văn Vinh, 2002)
3.1.5 Tạo cây giâm hom, thiết kế và chăm sóc nuôi dưỡng bảo vệ rừng
3.1.5.1 Tạo cây con giâm hom đem trồng
- Nguồn gốc xuất xứ của Keo lai giâm hom phải được các Trung tâm
giống, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Công ty Giống Lâm nghiệp Trung ương
tuyển chọn trồng khảo nghiệm và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công
nhận là giống tiến bộ kỹ thuật
- Tạo cây con
+ Cắt cành giâm hom từ cây chủ đầu dòng thông qua cấy mô
+ Vườn giâm hom được thiết kế đồng bộ theo qui định của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Vườn có cây chủ đầu dòng được cung cấp từ các
Trang 28vườn nuôi cấy mô của Bộ Vườn giâm hom được chuẩn bị kỹ các phù liệu, các chất phụ gia, phân bón, thuốc trừ sâu,… Đồng thời vườn cũng phải đảm bảo tưới tiêu đầy đủ, chủ động
- Sau khi mưa đủ ẩm đất, tranh thủ trồng cây ngay Cây con vận chuyển đến nơi trồng hợp lý, tránh để cây tồn đọng ở hiện trường qua ngày
- Đất trong hố được trộn đều và lấp bổ sung cho đầy, cuốc lỗ trồng giữa hố,
xé túi bầu, đặt cây ngay ngắn giữa hố để mặt bầu thấp hơn miệng hố 1– 2 cm, lấp đất lèn chặt xung quanh (tránh ép mạnh sát gốc để làm bể bầu)
- Lấp đất phủ kín cổ rễ 2- 3 cm tạo thành hình mâm xôi để giữ ẩm và thoát nước cho cây
- Sau khi trồng 10 – 15 ngày, tiến hành kiểm tra phát hiện cây chết để trồng dặm cho kịp mùa vụ
3.1.5.3 Chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng
+ Năm thứ 2 và năm thứ 3: mỗi năm chăm sóc 3 – 4 lần tùy theo sự xâm thực của thực bì Nội dung chăm sóc như sau:
+ Phát dọn thực bì toàn diện, yêu cầu phát sát gốc
Trang 29+ Dãy cỏ theo băng rộng 1 m theo hàng cây hoặc theo hố đường kính 1 m + Vun gốc cho cây với đường kính từ 0,5 – 1,0 m
+ Từ năm thứ 4 trở đi, mỗi năm chăm sóc 2 lần, chỉ dãy cỏ không cần vun gốc Luôn luôn phát quang thực bì xâm chiếm
+ Bón thúc cho cây trồng từ năm thứ tư, mỗi gốc 100 gram NPK chỉ áp dụng với rừng sản xuất chuyên canh hay thâm canh
- Nuôi dưỡng
+ Đối với rừng trồng phòng hộ: không cần tỉa thưa
+ Đối với rừng trồng nguyên liệu: Rừng trồng với mật độ: 1.667 cây/ha đối với rừng thâm canh và mật độ 2.000 cây/ha đối với rừng chuyên canh không
+ Phòng chống cháy rừng có hiệu quả bằng cách: khoanh từng lô rừng
giao cho người bảo vệ
+ Thường xuyên bảo dưỡng đường ranh cản lửa
+ Phân công người canh coi chòi
+ Quan hệ mật thiết với địa phương trong việc quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng Đối với đơn vị trồng rừng phải chuẩn bị những trang bị
dụng cụ cần thiết để khi có cháy rừng xảy ra kịp thời dập tắt
3.1.6 Một số đặc điểm khác
Keo lai có khả năng chịu hạn khá hơn hoặc tương đương các loài keo bố
mẹ, có hàm lượng cellulose cao, có hiệu xuất bột giấy và độ bền cơ học của giấy
cao hơn các loài keo bố mẹ
Ngoài những đăc điểm nổi bật vừa nêu ở trên, Keo lai còn có một đặc tính rất quan trọng đó là chúng có một lượng nốt sần chứa vi khuẩn cố định đạm nhiều gấp 2,4 - 13 lần các loài Keo bố mẹ về số lượng và gấp 4 - 11 lần bố mẹ về
Trang 30khối lượng khô (cây trong bầu đất ở giai đoạn 3 tháng tuổi) Tạo môi trường thuận lợi cho các loài vi sinh vật khác hoạt động Vì thế có thể nói rằng khả năng cải tạo đất của Keo lai làm cho đất tơi xốp và tăng hàm lượng mùn là rất lớn so với bố mẹ của chúng (Tài liệu của khoa học công nghệ, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn 20 năm đổi mới, tập5, 2005 Giống Keo lai và triển vọng gây
trồng)
3.2 Vị trí và diện tích khu vực
Khu vực xây dựng rừng phòng hộ cảnh quan môi trường có tổng diện tích
là 30 ha Trong đó bao gồm hai khu:
- Khu vực Đồi Viễn: Vị trí ranh giới giáp với huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương
- Loại đất: Đất vàng nâu feralit phát triển trên trầm tích phù sa cổ
- Tính chất đất: Đất feralit màu vàng nâu phân bố trên địa hình đồi gò, chịu tác động của quá trình xói mòn và rửa trôi mạnh nên có quá trình hình thành
đá ong khá mạnh Do quá trình khai thác đất nên các tầng đất bị xáo trộn hoàn toàn Tầng đất mặt không còn các phần tử sét, mùn và các chất dinh dưỡng khoáng đã bị rửa trôi mạnh
- Tỉ lệ đá lẫn: 10 - 20 %
3.2.2 Khí hậu - thời tiết
Thuộc vùng khí hậu gió mùa cận xích đạo Chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, những đợt khô hạn ngắn ngày thường xảy ra vào giữa tháng 7 và tháng 8
- Nhiệt độ bình quân năm: 27OC; cao nhất là 32,2OC; thấp nhất là 25,2OC
- Lượng mưa năm: bình quân là 1.707 mm; cao nhất là 2.718 mm; thấp nhất
là 1.392 mm
- Hướng gió thịnh hành Tây Tây Nam xuất hiện từ tháng 5 tới tháng 10, tốc
độ trung bình là 3 – 4 m/s
Trang 313.2.3 Hiện trạng rừng
Trong các năm 1999 – 2000, trên khu vực đã được tiến hành trồng rừng
Keo lai (Acacia auriculiformis x mangium) xen với các loài cây họ Sao dầu, họ
Đậu và các loài khác theo mô hình rừng hỗn giao nhiều loài nhiều tầng tán
Do điều kiện địa hình và đất đai tại đây Ngoài Keo lai có thể sinh trưởng
và phát triển được, các loài cây còn lại hầu như không sống Vì vậy cho tới nay, toàn bộ diện tích rừng tại đây chỉ còn lại Keo lai
Trang 32Chương 4 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Nội dung nghiên cứu
Từ mục tiêu của đề tài, chúng tôi thực hiện các nội dung nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng trồng Keo lai tại khu vực nghiên cứu thông qua quy luật phân bố số cây theo các chỉ tiêu sinh trưởng như: đường kính thân cây (D1,3), chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính tán (Dt)
- Xây dựng phương trình tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng với tuổi (A) và giữa các chỉ tiêu sinh trưởng với nhau
- Tìm hiểu và đánh giá tăng trưởng của rừng trồng Keo lai tại khu vực nghiên cứu thông qua các chỉ tiêu như: (D1,3), (Hvn), (V), và tuổi (A) Từ đó đưa
ra các nhận xét về khả năng tăng trưởng của rừng theo các chỉ tiêu và đề xuất biện pháp lâm sinh tác động vào rừng
- Tính trữ lượng rừng của từng ô đo đếm
- Tại mỗi ô tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng (D1,3, Hvn, Dt)
+ D1,3 được đo bằng thước dây
+ Hvn được đo bằng bằng gậy đo cao
+ Dt được đo bằng thước dây theo hai hướng vuông góc nhau, sau đó lấy giá trị trung bình
- Dùng GPS để xác định tọa độ các điểm tại khu vực nghiên cứu
- Tiến hành giải tích 36 cây có đường kính nhỏ tới cây có đường kính lớn tạo
Trang 33thành một chuỗi ứng với phân bố của các cây trong rừng Đo chu vi tại vị trí 0,5; 1,3; 2,3; 3,3;.… và đo chiều dài men thân của cây (Lmt)
- Dựa vào thớt giải tích tại vị trí D1,3 để xác định số vòng năm và đếm tuổi cây rừng Đo đường kính từng vòng năm theo 2 hướng vuông góc nhau sau đó lấy giá trị trung bình Từ đó xác định chiều cao cây tại các tuổi bên trong, lượng tăng trưởng về đường kính (iD) và lượng tăng trưởng về chiều cao (iH) ở từng tuổi cây rừng
Với m: số lượng tổ cần chia
n : số lượng cây đo đếm (dung lượng mẫu)
Sự phân bố các chỉ tiêu sinh trưởng được lập trên số tổ có được và biểu thị bằng
đồ thị, đồng thời tính toán các chỉ tiêu thống kê
Trang 34Sai tiêu chuẩn trung bình : Sx =
n S
Hệ số chính xác: P % =
n S%
Biên độ biến động: R = Xmax- Xmin
Thể tích cây đứng được tính theo công thức: V = /4*D2
1,3 *Hvn*f1.3 Với: D1,3 là đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m
Vcây
(cùng Hvn và D1,3) Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm của Hvn, D1,3, V
+ iH (m) = HB - HA, với HA, HB, là chiều cao vút ngọn của cây ở tuổi A và tuổi B + iD1.3 (cm) = DB - DA, với DA, DB: đường kính thân cây tại vị trí 1.3 m ở tuổi A
và tuổi B
+ iV (m3) = VB - VA , với VA , VB : là thể tích thân cây ở tuổi A và tuổi B
(A: tuổi trước; B: tuổi kế tiếp A)
Trữ lượng rừng được tính theo công thức:
để biểu diễn những mối quan hệ đó được gọi là phương trình tương quan hay các hàm sinh trưởng Các phương trình tương quan này thường được sử dụng trong các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, tập trung ở một số dạng cơ bản sau:
1 y = a + b*X
Trang 35- Phân tích tương quan
Ước lượng và kiểm tra ý nghĩa của hệ số tương quan (r) và sai số của hệ số tương quan (SE) Hệ số tương quan (r) là thước đo mức độ quan giữa hai biến X
và Y
Hệ số tương quan được tính theo công thức:
r =
SSy SSx
SPxy
*
với: SSx = ∑x2 – (∑x)2/n
SSy = ∑y2 – (∑y)2/n
SPxy = ∑xy – [(∑x).(∑y)]/n
Số liệu được xử lý dựa trên toán học thống kê thông qua các phần mềm ứng dụng như Microsoft Excel 2003, Statgraphics PLUS 3.0
Trang 36Chương 5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
5.1 Quy luật phân bố số cây của rừng trồng Keo lai (Acacia auriculiformis x mangium) tại Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc, Phường Long Bình, Quận
9, TP Hồ Chí Minh
Phân bố số cây theo các chỉ tiêu sinh trưởng như: đường kính tại tầm cao 1,3
m (D1,3), chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính tán (Dt), là yếu tố rất quan trọng của rừng, dựa vào đó ta có thể đánh giá được sự sinh trưởng và phát triển của rừng diễn ra như thế nào, có hợp lý hay không Từ đó đề xuất những biện pháp lâm sinh thích hợp nhằm làm cho rừng phát triển một cách đồng đều hơn (đặc biệt là rừng trồng) Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu quy luật phân bố của rừng Keo lai tại đây Số liệu sau khi thu thập ngoài thực địa bằng cách lập ô tiêu chuẩn, đo các chỉ tiêu sinh trưởng D1,3, Hvn, Dt của tất cả các cây trong các ô, sau đó được xử lý thống kê bằng phần mềm Statgraphics Plus 3.0 và phần mềm Microsoft Excel 2003 Kết quả sau khi xử lý được thể hiện dưới đây như sau:
5.1.1 Quy luật phân bố số cây (N) theo đường kính (D 1,3 )
Để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây rừng Chúng tôi tiến hành lập ô tiêu chuẩn, sau đó đo đường kính thân cây tại tầm cao 1,3 m (D1,3) của tất cả các cây Số liệu sau khi thu thập ngoài thực địa được xử lý và chỉnh lý, kết quả được trình bày ở bảng 5.1 như sau:
5.1.1.1 Quy luật phân bố số cây theo đường kính ( N - D 1,3 ) ở tuổi 3
Bảng 5.1: Phân bố số cây (N) theo đường kính (D1,3) ở tuổi 3
Stt X (cm) xi (cm) fi (cây) pi (%) Kết quả
1 2,2 - 3,3 2,75 14 6,51 D1,3tb = 6,51 ± 0,37
2 3,3 - 4,4 3,85 44 20,47 Cv = 42,22 %
3 4,4 - 5,5 4,95 39 18,14 S = 2,75
Trang 38không đều theo đường kính Đường phân bố thực nghiệm có dạng một đỉnh nhọn, lệch trái, phân bố số cây lệch phải so với số trung bình Do rừng phát triển trên lập địa xấu (địa hình dốc và lẫn nhiều sỏi đá), chính vì vậy số cây tập trung nhiều ở cỡ đường kính nhỏ Phân bố số cây giảm dần theo cỡ đường kính Đường phân bố biểu diễn tương đối phù hợp với cấu trúc rừng thuần loài đều tuổi khi chưa có sự tác động từ bên ngoài
5.1.1.2 Quy luật phân bố số cây theo đường kính ( N - D 1,3 ) ở tuổi 5
Bảng 5.2: Phân bố số cây (N) theo đường kính (D1,3) ở tuổi 5
Trang 39số cây lệch phải cho thấy số cây tập trung nhiều ở cỡ đường kính nhỏ, rừng ở
tuổi 5 có sự phân hóa về đường kính tương đối lớn
5.1.1.3 Quy luật phân bố số cây theo đường kính ( N - D 1,3 ) ở tuổi 7
Bảng 5.3: Phân bố số cây (N) theo đường kính (D1,3) ở tuổi 7
Trang 40%, vẫn còn tương đối cao nhưng nhỏ hơn rừng tuổi 3 và tuổi 5 Biến động trung bình về đường kính bằng 4,03 cm, biên độ biến động bằng 17,83 cm cho thấy ở tuổi 7, sự phân hóa về đường kính vẫn còn cao do đó cần tỉa thưa những cây có đường kính quá nhỏ để rừng phát triển tốt hơn