3.1.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá được sinh trưởng của rừng trồng Keo lai trên một số dạng lập địa từ đó đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất rừng trồng Keo lai trên địa bàn tỉnh Bình Phước.3.1.2. Mục tiêu cụ thể Xác định được đặc điểm đất đai trồng Keo lai ở tỉnh Bình Phước. Xác định được đặc điểm sinh trưởng của Keo lai trên các dạng lập địa đó ở tỉnh Bình phước Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất của cây Keo lai trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, trên thế giới nhu cầu sử dụng gỗ cho công nghiệp khoảng 1,5
tỷ mét khối mỗi năm (trích dẫn bởi Phạm Xuân Hoàn)[3] Tuy nhiên do diện tích và chất lượng rừng tự nhiên ngày một giảm nên một số quốc gia, trong đó
có nước ta đã giảm khai thác rừng tự nhiên, thay thế dần gỗ rừng tự nhiên bằng gỗ rừng trồng Trên thế giới xu hướng tiêu thụ gỗ rừng trồng, bảo vệ rừng tự nhiên ngày càng được khẳng định rõ nét với việc quy định cấp chứng chỉ rừng, quy định tiêu thụ sản phẩm gỗ thân thiện với môi trường Do đó đẩy mạnh việc trồng rừng bằng các loài cây mọc nhanh là tất yếu Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã đạt ra mục tiêu trồng mới 2 triệu ha rừng sản xuất, trong đó có 1,4 triệu ha rừng nguyên liệu Keo lai là một trong những loài cây được chọn để đáp ứng nhu cầu này vì có nhiều ưu thế trong trồng rừng nguyên liệu, là cây ưa sáng mọc nhanh, có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, có thể sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất, thậm chí trên các loại đất xấu Mức tăng trưởng một số dòng Keo lai hiện nay có thể đạt 30 - 35 m3/ha/năm
và có thể khai thác sau 6 đến 7 năm trồng với năng suất đạt 200 -250 m3/ha
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã có 4 nhà máy chế biến gỗ rừng trồng với công suất khoảng 6.000.000 m3 gỗ các loại Sản lượng gỗ như vậy tương đương với việc khai thác khoảng 30.000 ha Keo lai mỗi năm Đây là nhu cầu vô cùng lớn đối với việc trồng rừng nguyên liệu của tỉnh Bình Phước Tỉnh Ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra mục tiêu trồng 30.000 ha cây Keo lai,
để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến Do đó trong thời gian tới quy hoạch vùng nguyên liệu và phát triển diện tích rừng trồng Keo lai nhằm phục vụ ổn định một phần nguyên liệu cho các nhà máy chế biến là nhiệm vụ trọng tâm của nghành lâm nghiệp tỉnh bình phước
Mặt khác, Bình Phước là một tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam bộ, với lợi thế là tài nguyên đất đai, có tiềm năng lớn trong phát triển sản xuất
Trang 2nông lâm nghiệp có thể trồng các loài cây công nghiệp, cây ăn trái và trồng rừng Tuy nhiên, hiện tại nguồn tài nguyên này đang bị thu hẹp dần Trước năm 2005 đất lâm nghiệp Bình phước là 341.005 ha chiếm 49,5% tổng diện tích tự nhiên Sau rà soát quy hoạch rừng hiện nay quỹ đất lâm nghiệp còn lại 178.200 ha, giảm đi 48 % Do đó, mặc dù áp lực về nguyên liệu gỗ ngày càng tăng, nhưng việc mở rộng diện tích trồng Keo lai cần phải xem xét một cách hợp lý trên cơ sở sử dụng hiệu quả quỹ đất phát triển sản xuất nông lâm nghiệp với nhiều loại cây trồng chủ lực khác của tỉnh Vì vậy đánh giá, lựa chọn những diện tích phù hợp để quy hoạch trồng Keo lai nhằm không ngừng nâng cao năng suất rừng trồng cũng như hiệu quả sử dụng đất là việc làm rất quan trọng và cần đi trước một bước
Các phương pháp đánh giá đất đai phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp đã được áp dụng từ những năm đầu thế kỷ 20 ở một số nước Ở nước
ta các phương pháp đánh giá đất đai cũng đã được thử nghiệm từ năm 1990 và
đã có những thành tựu quan trọng Một trong những phương pháp đánh giá đất đai được áp dụng trong sản xuất lâm nghiệp là đánh giá đất đai trên cơ sở lập địa Phương pháp này dựa trên việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành lập địa như đá mẹ, đất đai, khí hậu đến sinh trưởng và năng suất của cây trồng, phân chia mức độ phù hợp của từng dạng lập địa đối với từng loại cây trồng, từ đó chọn loại cây trồng phù hợp với từng dạng lập địa
Từ yêu cầu xây dựng vùng nguyên liệu gỗ cho chế biến và trên cơ sở
các phương pháp đánh giá đất đai, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng rừng trồng Keo lai ở tỉnh Bình Phước
Trang 3Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện lập địa đối với sinh trưởng của rừng trồng
1.1.1 Trên thế giới
1.1.1.1 Lập địa và phân chia lập địa
Có khá nhiều khái niệm về lập địa nhưng về bản chất thì “Lập địa là một phạm vi lãnh thổ nhất định với tất cả những yếu tố của ngọai cảnh, ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây cối” Lập địa theo nghĩa hẹp bao gồm 3 thành phần là: khí hậu, địa hình và thổ nhưỡng; lập địa theo nghĩa rộng hơn bao gồm 4 thành phần là: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và thế giới động thực vật [15]
Pogrebnhiac đã phân chia lập địa làm cơ sở cho trồng rừng và xác định các kiểu rừng dựa trên hai chỉ tiêu chính là độ phì và độ ẩm của đất Độ phì được chia làm 4 cấp: rất xấu (A), xấu (B), trung bình (C), tốt (D) Độ ẩm đất được chia làm 6 cấp: rất khô (0), khô (1), ẩm vừa (2), ẩm (3), ướt (4), lầy (5) Các kiểu lập địa được tổng hợp từ hai chỉ tiêu trên như bảng sau:
Bảng 1.1 Các kiểu lập địa theo phân chia của Pogrebnhiac
Trang 41.1.1.2 Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đối với sinh trưởng của rừng trồng
Tổng kết các nghiên cứu ở các nước nhiệt đới Tổ chức nông lương quốc tế (FAO, 1994), khẳng định khả năng sinh trưởng của rừng trồng phụ thuộc rất rõ vào 4 nhân tố chủ yếu liên quan đến điều kiện lập địa là khí
hậu, địa hình, loại đất và hiện trạng thực bì (Trích dẫn bởi Trần Thị Duyên, 2008) [1]
Khi đánh giá khả năng sinh trưởng của loài thông Pinus.Patula ở
Swaziland, Evan (1992) đã chứng minh khả năng sinh trưởng về chiều cao của loài cây này có quan hệ khá chặt với các yếu tố địa hình và đất thông qua phương trình tương quan sau:
Y= -18,75 + 0,0544x3 – 0,000022x23 + 0,0185x4 + 0,0449x5 + 0,5346x11 (1.1)
Phương trình có hệ số xác định R = 0.81, trong đó:
Y là chiều cao vút ngọn tại thời điểm 12 tuổi (m)
X3 là độ cao so với mặt nước biển (m)
X4 là độ dốc chênh lệch giữa đỉnh và chân đồi
X5 là độ cao tuyệt đối của khu trồng rừng
X11 là cấp độ phì đất (theo 5 cấp 1, 2, 3, 4, 5)
(Trích dẫn bởi Trần Thị Duyên, 2008)[1]
Khi khảo sát rừng trồng ở các điều kiện lập địa khác nhau, Pandey
(1993) [18] nhận thấy Bạch đàn trắng Eucalyptus camaldulensis trồng ở vùng
nhiệt đới khô với chu kỳ kinh doanh từ 10 - 20 năm thường chỉ đạt năng suất
từ 5 - 10 m3/ha/năm, nhưng ở vùng nhiệt đới ẩm có thể đạt 30 m3/ha/năm Như vậy với điều kiện lập địa khác nhau thì sinh trưởng và năng suất của
rừng trồng cũng khác nhau rõ rệt
Trang 51.1.2 Tại Việt Nam
1.1.2.1 Lập địa và phân chia lập địa
Ở Việt Nam đánh giá lập địa được áp dụng từ khá sớm Đỗ Đình Sâm (1990) [15] trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh khí hậu của Việt Nam, đặc biệt là chế độ khô hạn mùa khô, ảnh hưởng mạnh tới sinh trưởng của rừng và hình thành các kiểu rừng khác nhau nên đã đề xuất tiêu chí mức độ khô hạn mùa khô cùng mức độ thoát nước để xác định các nhóm lập địa ở Việt nam Mức độ khô hạn được chia làm 4 cấp: rất khô, khô, ẩm và ẩm thường xuyên dựa trên chế độ nhiệt ẩm, đai cao so với mặt nước biển, đặc điểm đất, địa hình Các nhóm lập địa đất rừng chính ở Việt Nam theo tác giả phân chia là:
- Nhóm lập địa thoát nước mạnh, rất khô hạn
- Nhóm lập địa thoát nước mạnh, khô hạn mùa khô;
- Nhóm lập địa thoát nước mạnh, ẩm thường xuyên;
- Nhóm lập địa thoát nước, rất khô hạn
- Nhóm lập địa thoát nước, khô hạn;
- Nhóm lập địa thoát nước, ẩm thường xuyên;
- Nhóm lập địa thoát nước không tốt, rất khô hạn
- Nhóm lập địa thoát nước không tốt, ẩm;
- Nhóm lập địa thoát nước yếu, ẩm;
- Nhóm lập địa thoát nước yếu, khô hạn
Từ 1991 đến 1995 đề tài cấp nhà nước “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp và hoàn thiện phương pháp điều tra lập địa”, Đỗ Đình Sâm và cộng sự [15] đã xác định hệ thống tiêu chuẩn phân chia dạng lập địa và đề xuất 3 nhóm yếu tố tham gia phân chia lập địa như sau:
- Nhóm yếu tố thổ nhưỡng: gồm 3 yếu tố là nhóm và loại đất, thành phần cơ giới và độ dày tầng đất
Trang 6- Nhóm yếu tố địa hình: gồm 2 yếu tố là vị trí và độ dốc Vị trí được phân theo 3 cấp là chân, sườn, đỉnh Độ dốc được phân chia tùy theo điều kiện cụ thể
- Nhóm yếu tố chế độ thoát nước và ngập nước: gồm 2 yếu tố là chế độ thoát nước và chế độ ngập nước Chế độ thoát nước có 4 cấp đánh giá là thoát nước mạnh, thoát nước trung bình, thoát nước yếu và thoát nước rất yếu Đối với yếu tố chế độ ngập nước thì các cấp phân chia phụ thuộc vào đối tượng và điều kiện thực tế
Năm 1996, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt nam khi tiến hành điều tra khảo sát vùng dự án Việt – Đức (KfW1) tại Bắc giang và Lạng sơn đã đề xuất phương pháp ứng dụng điều tra lập địa phục vụ cho trồng rừng Các yếu tố chủ đạo để phân chia lập địa được xác định là: loại đất và đá mẹ, độ dốc, độ
dày tầng đất và thực bì chỉ thị (trích dẫn bởi Đỗ Đình Sâm, 2005) [15]
1.1.2.2 Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đối với sinh trưởng của rừng trồng
Trong khuôn khổ của đề tài “Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm, 2006 - 2009” Nguyễn Văn Thắng và Ngô Đình Quế [10] đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của một số điều kiện lập địa đến sinh trưởng của rừng trồng với một số loài cây chủ yếu trong đó có Keo tai tượng Các tác giả đã đánh giá mức độ thích nghi với khí hậu, địa hình
và đất đai của Keo tai tượng, trong đó đặc biệt chú ý đến ảnh hưởng của các yếu tố đất đai đến năng suất cây Keo tai tượng Kết quả cho thấy 3 yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến năng suất rừng trồng là độ dày tầng đất, hàm lượng mùn tổng số và hàm lượng lân dễ tiêu Trên cơ sở đó, các tác giả đã xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến về mối quan hệ giữa sinh trưởng với 3 yếu tố trên như sau:
Trang 7Bảng 1.2: Yêu cầu sử dụng đất và khả năng thích hợp
Trang 8Thành phần cơ giới d, e,c b
Trang 9nn: cây ngắn ngày; dn: cây dài ngày; tr: đất trống (IA, IB, IC); ru: rừng
1.2 Các nghiên cứu về Keo lai
Trang 10Telupid thuộc bang Sabah – Malaixia, (Trích dẫn bởi Trần Thị Duyên, 2008)[1]
Zobel và Talbert (1984) nhận thấy Keo lai có đặc điểm là những tính trạng tốt nhất và mong muốn nhất của bố mẹ được thể hiện trong cây lai, nhưng những tính trạng xấu nhất của bố mẹ cũng có thể xuất hiện trong cây lai Tuy nhiên, phần lớn cá thể ở đời F1 có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng [4]
Pinso và Nasi (1991) đánh giá tổng hợp về Keo lai thấy cây lai có ưu thế lai và ưu thế lai này có thể chịu ảnh hưởng của cả yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập địa Tác giả cũng chỉ ra rằng sinh trưởng Keo lai thế hệ F1 là tốt nhất,
từ thế hệ F2 trở đi cây bắt đầu sinh trưởng không đồng đều và khẳng định Keo lai F1 rất phù hợp với chương trình trồng rừng thương mại [17]
1.2.2 Tại Việt Nam
1.2.2.1 Một số đặc điểm sinh vật học của cây Keo lai
Keo lai là loài cây gỗ lớn, có chiều cao đến 30 m, đường kính (D1,3m) có thể đạt tới 80 cm; gỗ thẳng, màu vàng trắng, có vân, có lõi giác phân biệt, gỗ
có tác dụng nhiều mặt: kích thước nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích thước lớn
sử dụng trong xây dựng, đóng đồ mộc, mỹ nghệ, làm hàng xuất khẩu
Ở Việt Nam, Keo lai được trồng rộng rãi trên toàn quốc Cây mọc tốt ở hầu hết các dạng đất, nơi có lượng mưa từ 1.500 - 2.000 mm/năm Mọc tốt trên đất có độ pH từ 3 đến 7, phân bố ở độ cao dưới 800 m so với mực nước biển Là cây ưa sáng mọc nhanh, có khả năng cải tạo đất Keo lai phân bố thích hợp trong những vùng có điều kiện: Nhiệt độ bình quân từ 220C đến
280C, lượng mưa trung bình trên 1.000 mm, tối thích 1.600 mm, số tháng mưa bình quân: 4 tháng, tối thích: 6 tháng
- Đất đai: Chủ yếu trồng trên loại đất feralit, tầng dầy tối thiểu 35 cm Đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất phèn lên luống không bị ngập nước đều
có thể trồng được (Kỹ thuật trồng Keo lai, 2001)[11]
Trang 111.2.2.2 Ảnh hưởng điều kiện lập địa đến sinh trưởng của cây Keo lai
Nghiên cứu về quan hệ giữa Keo lai với điều kiện lập địa trước đây chủ yếu tập trung theo hướng khảo nghiệm đánh giá khả năng thích nghi của Keo lai trên những điều kiện lập địa mới, nhằm mở rộng diện tích trồng rừng Keo lai cung cấp gỗ nguyên liệu Hướng nghiên cứu này hầu hết là thành công vì Keo lai có khả năng thích nghi với rất nhiều loại lập địa, ngay cả những nơi
có điều kiện khó khăn rất cực đoan
Nguyễn Huy Sơn (năm 2006) khi nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của Keo lai trên đất bazan thoái hóa ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai cho thấy các dòng Keo lai tự nhiên BV5, BV10 và BV33 được nhân giống bằng phương pháp giâm hom được trồng trên các loại đất phát triển trên đá ba zan
bị thoái hóa ở các mức độ khác nhau, đất có độ ẩm thấp, chua, bí chặt, tỷ trọng và dung trọng đều rất cao với các trị số tương ứng là 2,68 và 1,02 thì đến năm thứ 6 tỷ lệ sống của cây Keo lai biến động từ 75 - 87 % (trung bình đạt 80,2 %), đường kính trung bình 10,59 cm chiều cao bình quân đạt 11,72
m, (Tạp chí NN&PTNT số 3/2008) [15]
Một vài năm gần đây, theo xu hướng nghiên cứu khả năng hấp thụ và giá trị thương mại carbon của một số dạng rừng trồng, Vỏ Đại Hải đã nghiên cứu sinh khối Keo lai trồng thuần loài theo cấp đất và tuổi, xây dựng quan hệ giữa sinh khối với các nhân tố điều tra lâm phần chủ yếu như D1.3m, Hvn, tuổi
Đề tài được thực hiện tại Bắc, Bắc Trung bộ và miền Đông Nam bộ, trong đề
tài này cấp đất được phân làm 4 cấp I, II, III , IV (Tạp chí NN&PTNT, số 2/2008) [15]
Cũng theo xu hướng này, Nguyễn Viết Khoa thực hiện xác định sinh khối cây cá thể và lâm phần Keo lai theo cấp đất và tuổi, xây dựng mối quan
hệ giữa tổng sinh khối lâm phần với các nhân tố điều tra chủ yếu như D1.3m,
Hvn, mật độ trồng và tuổi Kết quả cho thấy, sinh khối cây cá thể Keo lai có
Trang 12sự biến đổi rất lớn theo các cấp đất và các giai đoạn tuổi khác nhau Cấu trúc sinh khối cây bụi thảm tươi dưới tán rừng trồng Keo lai tập trung nhiều nhất ở tầng thảm tươi (cỏ) chiếm trung bình 42,04 %, tiếp theo là rễ cây bụi, chiếm trung bình 29,68 %, thân và cành cây bụi chiếm trung bình 19,37 % và thấp nhất là ở lá cây bụi chỉ chiếm trung bình 8,91 % Sinh khối lâm phần Keo lai cũng có sự biến động rất lớn theo cấp đất và các tuổi khác nhau Trong đó, trong cùng một cấp đất sinh khối lâm phần Keo lai tăng dần theo tuổi, trong cùng một tuổi sinh khối lâm phần giảm theo cấp đất Ở mọi cấp đất sinh khối khô lâm phần Keo lai tập trung chủ yếu ở tầng cây gỗ, sinh khối khô tầng cây
gỗ giảm dần theo cấp đất tiếp theo là vật rơi rụng và cuối cùng là cây bụi
thảm tươi, hai loại sinh khối này có xu hướng tăng theo cấp đất, (Tạp chí NN&PTNT, 9/2010)[15]
Nghiên cứu sinh trưởng Keo lai trồng trên hai loại đất khác nhau ở Đông Nam bộ, Phạm Thế Dũng và cộng sự (2004) nhận thấy Keo lai cho năng suất khác nhau trên các lập địa khác nhau Sau 7 năm trồng năng suất Keo lai đạt 33 m3/ha/năm ở đất đỏ vàng trên phiến sét tại trạm Phú Bình, trong khi ở đất xám trên phù sa cổ tại trạm Bàu Bàng năng suất chỉ đạt 25
m3/ha/năm Như vậy, mặc dù được áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc như nhau, nhưng trên đất nâu đỏ Keo lai sinh trưởng tốt hơn trên đất xám phù
sa cổ [10]
Nghiên cứu về các biện pháp thâm canh rừng trồng Keo lai tại Đồng
Hỷ, Thái Nguyên, Trần Thị Duyên (2008) [1] nhận thấy các biện pháp kỹ thuật như mật độ trồng, bón phân, bón vôi, chăm sóc hợp lý đều có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng gỗ Keo lai, đồng thời cải thiện tính chất lý hóa của đất theo hướng tích cực hơn
Trang 131.3 Nhận xét chung về tổng quan nghiên cứu
1.3.1 Một số vấn đề đã được giải quyết
Khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và thế giới động thực có quan hệ rất mật thiết và ảnh hưởng qua lại với nhau và 4 nhóm yếu tố này được gọi chung là điều kiện lập địa Khi nghiên cứu sinh trưởng và phát triển của thực vật nói chung và rừng trồng nói riêng cần phải xem xét đến sự ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố khí hậu, địa hình và thổ nhưỡng
Việc đánh giá ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng của rừng trồng đã được nghiên cứu từ những năm 70 của thế kỷ trước và áp dụng
có hiệu quả trong trồng rừng nguyên liệu Ở nước ta, trên cơ sở đánh giá lập địa, các nhà lâm nghiệp đã phân hạng đất cho một số đối tượng quan trong trong trồng rừng nguyên liệu như Hồi, Quế, Thông nhựa, Bồ đề, Keo tai tượng Mục đích là xác định mối tương quan giữa năng suất cây trồng và các yếu tố về đất trồng rừng được phân chia theo một số tiêu chí cụ thể Đây là cơ
sở quan trọng cho việc định hướng quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến
Giữa sinh trưởng và năng suất rừng trồng với các yếu tố của điều kiện lập địa có mối tương quan với nhau và có thể mô phỏng bằng các phương trình hồi quy Mức độ chặt chẽ của tương quan này phụ thuộc vào loài cây cụ thể, trong những điều kiện sống nhất định Nếu xác lập được mối quan hệ này, người ta có thể dự báo về các chỉ tiêu sinh trưởng như đường kính, chiều cao
và năng suất rừng trồng trong tương lai, trên điều kiện lập địa cụ thể Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc quy hoạch vùng trồng rừng và tính toán hiệu quả của việc trồng rừng trên những khu vực được quy hoạch
Các nghiên cứu về Keo lai cho thấy, mặc dù cây Keo lai có thể trồng được ở nhiều loại đất khác nhau, thậm chí là trên các loại đất xấu, tuy nhiên hiệu quả trồng Keo lai sẽ rất khác nhau trên những điều kiện lập địa khác
Trang 14nhau Năng suất nói riêng và tổng sinh khối của cây cá thể hay của lâm phần Keo lai nói chung có quan hệ chặt chẽ với cấp đất Cấp đất cao hay điều kiện lập địa càng thuận lợi thì năng suất và sinh khối của cây cá thể hay cả lâm phần đều tăng và ngược lại Vì vậy, xác định được ảnh hưởng của điều kiện lập địa sinh trưởng và năng suất của cây Keo lai, có ý nghĩa rất lớn trong việc quyết định đầu tư trồng rừng, đặc biệt là trồng Keo lai trên quy mô công nghiệp.Việc xác định ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng và năng suất rừng trồng cũng là cơ sở để áp dụng các biện pháp thâm canh rừng trồng
1.3.2 Một số vấn đề tồn tại chưa được đề cập
Mặc dù Keo lai là một loài cây quan trọng trong chiến lược trồng rừng nguyên liệu và các công trình nghiên cứu về cây Keo lai đã cho thấy năng suất và hiệu quả của việc trồng Keo lai có quan hệ chặt chẽ với cấp đất Tuy nhiên ở Bình Phước chưa có nghiên cứu nào đánh giá về ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng của Keo lai Vì vậy việc quy hoạch vùng trồng Keo lai còn thiếu những cơ sở khoa học
Từ những nhận xét nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này, nhằm đánh giá ảnh hưởng của điều kiện lập địa tới sinh trưởng của rừng trồng Keo lai trên địa bàn tỉnh Bình Phước Trên cơ sở đó đề tài bước đầu phân hạng đất trồng Keo lai, đồng thời đề xuất những giải pháp nâng cao năng suất Keo lai trên những dạng lập địa đó Đây là cơ sở để quy hoạch vùng trồng Keo lai tập trung, nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên đất, phục vụ cho chương trình phát triển cây Keo lai trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Trang 15Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC 2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Bình Phước là một tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam bộ có tổng diện tích tự nhiên là 6.871,5 km2 (chiếm 19,78 % diện tích khu vực miền Đông Nam bộ và chiếm 2,09% diện tích cả nước) và có vị trí địa lý, cụ thể như sau:
- Về ranh giới hành chính:
+ Phía Bắc và Tây bắc giáp Vương quốc Campuchia
+ Phía Đông giáp tỉnh Đắc Nông và tỉnh Lâm Đồng
+ Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Vương quôc Campuchia
+ Phía Nam giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai
và núi Gió (cao 169 m) Nhìn chung địa hình Bình Phước có hướng nghiêng nhẹ từ Bắc Đông bắc xuống Nam Tây nam
Về kiểu địa hình có 4 dạng chính sau:
+ Địa hình núi thấp: diện tích 251.165 ha (36,55% DTTN); phân bố chủ yếu ở phía Bắc Đông bắc tỉnh bao gốm các huyện Bù Gia mập, Bù Đăng, thị
Trang 16xã Phước long và phía Đông bắc huyện Đồng Phú Có cao độ tuyệt đối phổ biến trong khoảng từ 300 – 500 m Tạo thành từ các núi sót, rải rác thuộc phần cuối của dãy Trường Sơn từ Tây Nguyên đổ xuống Địa hình chia cắt mạnh, dốc nhẹ đến khá dốc, độ dốc phổ biến từ 8-300 Đất đai phổ biến là đất nâu vàng, nâu đỏ trên đá bazan và đất đỏ vàng trên đá phiến
+ Địa hình đồi núi thấp: diện tích 231.517 ha (33,69 % DTTN); phân bố chủ yếu ở phần trung tâm tỉnh Cao độ tuyệt đối từ 100 – 300 m, có bề mặt lượn sóng nhẹ Các đồi có đỉnh bằng, sườn dốc thoải, độ dốc phổ biến dưới
150 Đất đai phổ biến là đất nâu vàng, nâu đỏ trên đá bazan và một ít đất đỏ vàng trên đá phiến Trên kiểu địa hình này rất thuận tiện cho việc bố trí sử dụng đất nông nghiệp nói chung
+ Địa hình bậc thềm: diện tích 157.476 ha (22,92 % DTTN); phân bố ở phía Nam và viền ranh phía Tây, Tây Bắc tỉnh Địa hình dạng bậc thềm khá bằng phẳng hoặc nghiêng nhẹ, độ dốc phổ biến dưới 80, độ cao phổ biến từ 30 – 50 m, đất đai phổ biến là đất xám và đất nâu vàng trên phù sa cổ
+ Địa hình bằng trũng: diện tích 25.021 ha (3,64% DTTN); phân bố rải rác xen kẽ giữa 3 dạng địa hình chính nêu trên Đây là vùng địa hình thấp thuộc các vùng đất tích tụ, là các bồi trũng, các vùng phẳng Các loại đất chính là đất phù sa, đất dốc tụ và đất xám glây
Nhìn chung: địa hình Bình Phước đa số có độ dốc < 150, thuận lợi cho sử dụng đất trong nông nghiệp chiếm 70 % diện tích tự nhiên, địa hình không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ có khoảng 15,6% diện tích tự nhiên của tỉnh Tổng hợp diện tích theo địa hình được thể hiện trong bảng 2.1
Trang 17Bảng 2.1: Thống kê diện tích theo địa hình
Độ dốc Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
I (< 3o) 160.230 24.09 Rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
II (3-8o ) 182.840 27.49 Rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp III (8-15o ) 125.331 18.84 Thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
IV (15-20o) 92.987 13.98 Ít thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
V (20-25o) 28.901 4.34 Không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
VI (>25o) 74.891 11.26 Không có khả năng sản xuất nông nghiệp
- Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân hàng năm toàn tỉnh khoảng 24,60C; nhiệt
độ bình quân tháng cao nhất: 38,70C (tháng 4); nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất: 17,80C (tháng 12);
- Lượng mưa: Lượng trung bình năm là 1.646 mm, lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau; có khoảng 85- 90% tổng lượng mưa rơi trong mùa mưa Tháng mưa tập trung nhất là tháng 8, tháng mưa ít nhất là tháng 2
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí khá cao, độ ẩm tương đối trung bình năm 82
% và cũng biến đổi theo hai mùa khá rõ; trong các tháng mùa mưa độ ẩm
Trang 18thường vào khoảng 80 – 90 %, nhưng trong các tháng mùa khô độ ẩm chỉ vào khoảng 70 % Đặc biệt độ ẩm tối thấp trong tháng 3 có thể đạt 41 %
- Gió: Bình Phước có hai hướng gió chủ đạo là hướng gió Tây, Tây Nam thịnh hành trong mùa mưa với vận tốc trung bình 1,8 - 2,1 m/s và hướng gió Đông, Đông Bắc thịnh hành trong mùa khô, vận tốc trung bình 2,0 - 2,2 m/s Bình Phước hầu như không chiụ ảnh hưởng trực tiếp của gió bão Tuy nhiên mùa mưa có thể xuất hiện các cơn lốc có vận tốc 20 - 25 m/s gây tác hại cục bộ cho cây trồng và nhà cửa
đó là Sông Sé; sông Sài Gòn; sông Đồng Nai; sông Măng Trong đó sông Bé
và sông Đồng nai là hai hệ thống sông chính, đã được khai thác xây dựng nhiều công trình thủy điện và thủy lợi Hệ thống các hồ thủy lợi và thủy điện lớn trên các sông này như hồ Thác Mơ, hồ Dầu Tiếng, hồ Cần Đơn, hồ sork Phu Miêng, hồ Phước Hòa góp phần tích cực trong việc điều hòa nguồn nước tưới, độ ẩm đất, độ ẩm không khí trong khu vực Hệ thống sông hồ trên địa bàn tỉnh đặc biệt có ý nghĩa trong mùa khô Bình phước có tới 4 tháng trong năm lượng mưa hầu như không đáng kể
Chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh tương đối tốt, tuy nhiên tại một số khu vực gần các khu dân cư nước có hiện tượng bị ô nhiễm do các chất thải
Trang 192.1.5 Đất đai
Kết quả điều tra, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỉnh Bình Phước tỷ lệ 1/100.000 năm 2010 cho thấy tỉnh Bình Phước có 11 loại đất thuộc 6 nhóm đất chính, cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Diện tích các loại đất trên địa bàn tỉnh
(ha)
Tỷ lệ (%)
- Đất nâu đỏ trên đá bazan Fk 300.429,88 43,72
- Đất nâu vàng trên đá bazan Fu 105.362,57 15,33
Trang 20cây trồng Đây là thuận lợi cơ bản để Bình Phước phát triển sản xuất nông lâm nghiệp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao
2.2 Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.1 Dân số
Theo Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2010 thì tính đến ngày 31/12/2010 dân số trên địa bàn tỉnh 893,3 ngàn người, bằng khoảng 1,2 % dân
số toàn quốc, mật độ dân số 130 người/km2
- Tốc độ tăng dân số khá cao, nhưng có chiều hướng giảm trong những năm gần đây Năm 2000, tỷ lệ tăng dân số là 5,23 %/năm, năm 2003 là 3,57
%, năm 2004 là 2,78 %, năm 2005 là 1,65 % và năm 2009 là 1,62 %
- Giới tính: Nam chiếm 50,47 %; Nữ: 49,53 %
Dân cư tập trung với mật độ cao ở thị xã Đồng Xoài, huyện Bình Long, Chơn Thành Huyện Bù Đăng và huyện Bù Gia Mập là hai huyện có mật độ dân số thấp nhất tỉnh Đây là hai huyện thuộc vùng sâu của tỉnh, điều kiện sản xuất và giao thông đi lại còn nhiều khó khăn
Về phân bố dân cư theo địa bàn 83,21% dân số thuộc vùng nông thôn, 16,79% dân số thuộc các khu dân cư thành thị Như vậy tỉnh Bình phước là tỉnh nông nghiệp với đa số dân cư tập trung nông thôn
2.2.2 Lao động
Nguồn lao động có 484,6 ngàn người (chiếm 54,2% dân số), trong đó ở
độ tuổi lao động là 466,6 ngàn người (có khả năng lao động là 458,0 ngàn người) Phân bố nguồn lao động: lao động trong các ngành kinh tế: 401,0 ngàn người; trong độ tuổi lao động: 33,3 ngàn người; không việc làm: 50,3 ngàn người
Trang 212.2.3 Giao thông
Mạng lưới đường giao thông của tỉnh tương đối phát triển Hệ thống đường đã đến 100 % số xã trong tỉnh, 108/111 xã có đường nhựa đến trung tâm xã, tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 402 tuyến đường, trong đó 2 tuyến quốc lộ chiều dài 193 km, 13 tuyến tỉnh lộ (525 km), 387 tuyến liên huyện (2.991 km)
2.2.4 Sản xuất nông lâm nghiệp
2.2.4.1 Nông nghiệp
Bình Phước trồng các loài cây công nghiệp lâu năm, cây lương thực, cây
ăn trái diện tích một số loài cây trồng chính trên địa bàn tỉnh như sau:
Bảng 2.3: Diện tích một số cây trồng chính trên địa bàn tỉnh Bình Phước
(Đơn vị tính: ha)
STT Loài cây trồng 2005 2008 2009 2010
1 Cây lương thực 22.228 19.978 22.176 21.340
2 Cây công nghiệp 3.872 1.947 1.537 1.309
B Cây lâu năm 236.894 313.806 323.057 343.457
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước, 2010)
Trang 22Có thể nhận thấy đến năm 2010, thế mạnh của tỉnh Bình phước là cây công nghiệp lâu năm với 85% diện tích trong cơ cấu cây trồng của tỉnh, tiếp đến là cây hàng năm với 13%, cây ăn trái chỉ chiếm 2% Trong số các loại cây lâu năm thì cây Điều và cây Cao su được ưu tiên phát triển và chiếm tới 71%; Cây Điều chiếm 42% diện tích, cây cao su chiếm 29% Lý do là các loài cây Điều và Cao su ngoài việc phù hợp với đất đai khí hậu của tỉnh, chúng đều là những loài cây dễ tính, không đòi hỏi thâm canh cao; các loài cây khác như
Cà phê, Hồ tiêu và cây ăn trái tuy cho thu nhập khá, nhưng đòi hỏi phải có nước tưới và thâm canh cao, nên chỉ phát triển được tại một số khu vực có khả năng chủ động tưới nước
2.2.4.2 Lâm nghiệp
a) Hiện trạng quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Bình Phước là 687.154,3 ha, diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp là 178.976 ha, chiếm 26,05% Theo số liệu quy hoạch ba loại rừng năm 2007, diện tích quy hoạch rừng sản xuất là 102156,6
ha chiếm 57,08% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ là 45537,5 ha chiếm 25,44% và rừng đặc dụng là 31281,9 ha chiếm 17,48% Theo kết quả điều tra quy hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2010 – 2020 và kế hoạch
sử dụng đất chi tiết giai đoạn 2010 – 2015, hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp đến tháng 12/ 2010 như sau:
Trang 23
Bảng 2.4: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp đến tháng 12/ 2010
( ĐVT: ha)
cộng
Rừng sản xuất
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng Tổng nguồn Đầu Biên giới
41.368,7 33.246,0 8122,7 30.567,6
- Rừng tự nhiên
62.677
20.307,6
12.289,9 10.395,9 1894
30.079,5
- Rừng trồng
100.859
71.291,9
29.078,8 22.850,1 6228,7
488,1
Rừng trồng cây nguyên
liệu
6.255
5.148,4
1.030,7
1.030,0
0,7
76,1 Rừng trồng cây đa mục
đích
94.604
66.153,5
28.048,1 21.820,1 6228
412,0
b) Đất chưa có rừng
12.719
9.271,2
2.773,7
2.149,8 623,9
674,4
- Đất chưa có rừng
(IA, IB, IC)
3.904
2.807
2.119,0
1.938,3 180,7
231,4
c) Đất khác
2.710
1.275,1
1.395,1
1.316,4 78,67
40,0
(Nguồn: Sở NN và PTNT Bình Phước, năm 2011)[12]
b) Trồng rừng
- Trồng rừng mới phòng hộ: Từ năm 1998 đền năm 2010 toàn tỉnh đã
thực hiện 4.948,6 ha trong đó thành rừng 2.374 ha đạt 57 %; tính riêng năm
2010 trồng rừng được 766,74 ha, gồm:
- Trồng mới rừng đặc dụng được 134 ha, thành rừng 45 ha đạt 33 %
- Trồng mới rừng sản xuất được 11.713 ha, thành rừng 10.283 ha đạt
88%
Trang 24Công tác trồng rừng được quan tâm tại Bình Phước, từ những năm 1985 tỉnh Sông Bé đã có chương trình bắt buộc trồng lại rừng sau khai thác bằng nguồn vốn trích từ quỹ nuôi rừng Chương trình này được nối tiếp đến Chương trình 327 và mới đây là Dự án 661 Các chương trình trồng rừng đã
để lại một số khu rừng tập trung với diện tích khá lớn với các loài cây bản địa, hoặc nhập nội có giá trị kinh tế cao như Sao đen, Dầu rái, Xà cừ, Tếch, Keo lá tràm, Keo lai Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau như do nhu cầu
mở rộng đất sản xuất của người dân dẫn đến hiện tượng phá rừng lấn chiếm đất trồng rừng để canh tác, do việc quy hoạch và quản lý đất trồng rừng chưa phù hợp và do hiệu quả kinh tế chưa cao nên hiện tại diện tích rừng trồng thành rừng đạt tỷ lệ khá thấp Đây cũng là những khó khăn cho công tác trồng rừng của tỉnh Bình Phước [14]
c) Trồng cây công nghiệp
Với lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loài cây cây công nghiệp có giá trị như cây cao su, điều, cà phê, hồ tiêu trong những năm qua tỉnh Bình Phước đã tăng nhanh diện tích những loài cây này, kể cả thực hiện theo quy hoạch của địa phương và tự phát Tổng diện tích của các loài cây đa mục đích trồng trên đất lâm nghiệp hiện nay là 74.722,4 ha,
d) Hoạt động chế biến gỗ và lâm sản
Trên địa bàn tỉnh Bình phước hiện tại đã có 4 nhà máy chế biến gỗ rừng trồng quy mô lớn với tổng công suất thiết kế là 1.322.000 m3 sản phẩm/năm Ngoài ra, còn có 197 cơ sở sản xuất đồ mộc có sử dụng một phần nguyên liệu
là gỗ rừng trồng bao gồm: 61 xưởng cưa, xẻ; 128 xưởng mộc và 8 xưởng ván
lạng (Nguồn: Sở NN và PTNT, 2011) [14]
Như vậy để đảm bảo đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ và các xưởng mộc dân dụng hoạt động mỗi năm cần khoảng 6.000.000 m3 gỗ rừng
Trang 25trồng các loại Với năng suất hiện tại trung bình khoảng 120 m3/ha thì cần phải khai thác 50.000 ha/năm tương đương với diện tích rừng trồng nguyên liệu là 350.000 ha (nếu tính chu kỳ kinh doanh Keo lai là 7 năm) Đây là đòi hỏi rất lớn đối với nghành lâm nghiệp tỉnh và việc trồng rừng là nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới của tỉnh Bình Phước
2.3 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của tỉnh
2.3.1 Thuận lợi
Đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước hầu hết là những loại đất tốt với độ dốc nhỏ, tầng đất tương đối dày, độ phì còn cao nên rất phù hợp với cây Keo lai Có thể nói Bình Phước có thể trồng Keo lai trên hầu hết diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp Đây là một lợi thế rất lớn của tỉnh trong việc phát triển trồng rừng nguyên liệu gỗ
Khí hậu ở đây cũng rất thuận lợi cho cây Keo lai phát triển, không có bão,
lũ, sương muối; nhiệt độ và lượng mưa phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của cây Keo lai Vì vậy khả năng sinh trưởng và năng suất rừng trồng thường cao hơn so với các vùng nguyên liệu tại các khu vực khác trong cả nước
Lực lượng lao động dồi dào đảm bảo đủ nguồn nhân lực cho việc phát triển nghành trồng rừng và chế biến gỗ
Hệ thống giao thông khá phát triển và các nhà máy chế biến công suất cao, đảm bảo cho việc vận chuyển và chế biến gỗ nguyên liệu Bình Phước thuận lợi Với vị trí địa lý cửa ngõ thông thương với Cămpuchia qua các cửa khẩu quốc tế, như: Hoa Lư, Hoàng Diệu, Tà Vạt và là cầu nối giữa Tây nguyên với các tỉnh phía Nam nên tiêu thụ gỗ và các sản phẩm gỗ rừng trồng tương đối dễ dàng
Nhu cầu thị trường lâm sản ngày một tăng mạnh; nền kinh tế - xã hội của tỉnh và cả nước tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao và
Trang 26quá trình hội nhập quốc tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội lớn cho việc phát triển sản xuất kinh doanh lâm nghiệp
Nhiều thành phần kinh tế có nhu cầu tham gia đầu tư phát triển lâm nghiệp và trồng rừng trên địa bàn tỉnh, nên khả năng thu hút đầu tư vào ngành trồng và chế biến gỗ khá thuận lợi
2.3.2 Khó khăn
Mùa khô khắc nghiệt kéo dài trong 6 tháng, khả năng cháy rừng rất cao, ngược lại mùa mưa tập trung trong 6 tháng với lượng lớn nên nguy cơ xói mòn cao Vì vậy chi phí cho công tác phòng chống cháy và quản lý xói mòn,
cỏ dại luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí trồng rừng
Do việc khai thác tập trung theo chu kỳ kinh doanh trong mùa khô nên
để đảm bảo phòng chống cháy, cành nhánh Keo lai phải được gom đốt Do vậy sau khai thác đất trồng rừng không được che phủ Điều này dẫn đến nguy
cơ xói mòn đất trong mùa mưa sau khai thác là rất lớn Vì vậy Keo lai chỉ phù hợp cho trồng rừng sản xuất trên những khu vực độ dốc nhỏ, không trồng tập trung trên những khu vực có độ dốc lớn
Việc mở rộng diện tích trồng cây Keo lai đang bị cạnh tranh bởi một số loài cây khác Với năng suất như hiện tại, thu nhập từ trồng Keo lai trung bình khoảng 25 triệu đồng/ha/năm Mức thu nhập này khá thấp so với việc trồng các loài cây công nghiệp và cây ăn trái khác, nên chưa thu hút được người dân tham gia trồng rừng
Trang 27Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu
3.1.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được sinh trưởng của rừng trồng Keo lai trên một số dạng lập địa từ đó đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất rừng trồng Keo lai trên địa bàn tỉnh Bình Phước
3.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định được đặc điểm đất đai trồng Keo lai ở tỉnh Bình Phước
- Xác định được đặc điểm sinh trưởng của Keo lai trên các dạng lập địa
3.3 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu, đề tài này nghiên cứu những nội dung sau:
1 Nghiên cứu đặc điểm đất đai trồng rừng Keo lai ở Bình Phước
Trang 282 Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng của Keo lai ở Bình Phước
- Cấu trúc rừng trồng Keo lai
- Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng và năng suất rừng trồng Keo lai
3 Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất rừng trồng Keo lai ở tỉnh Bình Phước
- So sánh khả năng sinh trưởng của rừng trồng Keo lai trên các dạng lập địa
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất rừng Keo lai trên các dạng lập địa
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu này phải thu thập, kế thừa những tài liệu liên quan đến điều kiện lập địa và đặc điểm rừng trồng Keo lai ở tỉnh Bình Phước, gồm:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
- Số liệu về điều kiện khí hậu, thủy văn
- Bản đồ đất tỉnh Bình Phước
- Số liệu phân tích một số đặc điểm thổ nhưỡng
- Bản đồ địa hình tỉnh Bình Phước
- Luận chứng kinh tế - kỹ thuật trồng rừng Keo lai trên địa bàn tỉnh
- Số liệu về sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước,
Trang 293.4.2 Điều tra ngoại nghiệp
3.4.2.1 Khảo sát sơ bộ
Căn cứ hiện trạng sử dụng đất, các tài liệu bản đồ đất, hồ sơ trồng rừng Keo lai, khảo sát sơ bộ theo phương pháp lát cắt lan tỏa Sao cho các lát cắt đi qua các loại đất có rừng Keo lai Trên mỗi loại đất bố trí các ô tiêu chuẩn theo phương pháp điển hình
3.4.2.2 Điều tra chi tiết
- Lập 27 ô tiêu chuẩn có kích thước 500 m2 trên 5 loại đất trồng Keo lai
ở tỉnh Bình Phước Ô tiêu chuẩn được đặt ở vị trí đại diện được tuổi, hiện trạng của rừng trồng, đại diện được dạng lập địa
- Đào phẫu diện trong ô tiêu chuẩn và tiến hành điều tra các nội dung: + Mô tả phẩu diện
+ Đo đếm sinh trưởng, độ tàn che tầng cây cao
+ Đặc điểm sinh trưởng của cây bụi, thảm tươi
+ Độ che phủ của lớp cây bụi, thảm tươi
3.4.3 Xử lý và phân tích nội nghiệp
- Tổng hợp số liệu kết quả điều tra ngoại nghiệp
- Xác định các yếu tố cấu thành điều kiện lập địa trồng rừng Keo lai
- Phân tích đất: các mẫu đất lấy về được phân tích tại Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, theo các phương pháp phân tích đất thông dụng đang được áp dụng ở Việt Nam, cụ thể:
+ Màu sắc đất: so màu munsell
Trang 30+ pHH20 và pHkcl: pH – mét
+ Chất hữu cơ: Tiurin/Walkley Black
+ Đạm tổng số: Kjeldahl
+ Lân tổng số: so màu
+ Kali tổng số: Quang kế ngọn lửa
+ Lân dễ tiêu: Oniani/Bray I
+ Kali dễ tiêu: Quang kế ngọn lửa
+ Thành phần cơ giới 3 cấp: Pipet
- Xác định mối quan hệ giữa sinh trưởng của rừng Keo lai với các yếu
tố lập địa bằng phương trình tương quan hồi quy bằng phần mềm SPSS
- Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng và năng suất rừng trồng Keo lai
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trồng rừng Keo lai trên các dạng lập địa tỉnh Bình Phước
+ Sử dụng lập địa phù hợp với khả năng sinh trưởng và hiệu quả của cây Keo lai
+ Áp dụng một số biện pháp thâm canh rừng trồng Keo lai
Trang 31Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Diện tích và phân bố Keo lai ở tỉnh Bình Phước
Keo lai được trồng rải rác trên các huyện trong tỉnh, nhưng diện tích tập trung nhiều nhất là tại hai huyện Hớn Quản và huyện Lộc Ninh, tổng hợp số liệu về diện tích rừng Keo lai trên địa bàn tỉnh được trình bày ở bảng 4.1
Bảng 4.1: Diện tích trồng Keo lai phân theo các huyện trên địa bàn tỉnh
Huyện, thị xã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Đặc điểm lập địa là một trong những yếu tố chính tạo nên sự khác biệt
về tỷ lệ phân bố diện tích rừng Keo lai tại các huyện Vì hầu hết diện tích các loại đất thuộc nhóm đất đỏ vàng phát triển trên đá ba zan trên địa bàn tỉnh được tập trung chủ yếu tại các huyện: Bù Đăng, Bù Đốp và Bù Gia Mập Đây
là những loại đất có chất lượng tốt và được ưu tiên lựa chọn để trồng những
Trang 32loại cây đa mục đích có giá trị kinh tế cao, theo chiến lược phát triển của ngành nông lâm nghiệp
Có thể nói diện tích trồng Keo lai ở tỉnh Bình Phước chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng, và cũng chưa thể đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy trên địa bàn tỉnh
4.2 Đặc điểm lập địa nơi trồng Keo lai ở tỉnh Bình Phước
4.2.1 Đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng
Keo lai ở tỉnh Bình Phước được trồng trên nhiều địa điểm với những điều kiện địa hình và thổ nhưỡng khác nhau Phân bố vị trí các ô tiêu chuẩn rừng trồng Keo lai với tuổi khác nhau trên bản đồ được thể hiện như hình 4.1
Hình 4 1: Phân bố các ÔTC trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Một số chỉ tiêu thống kê về điều kiện địa hình và thổ nhưỡng ở các ô tiêu chuẩn được trình bày trong bảng 4.2 Số liệu cho thấy trong số 27 ô tiêu chuẩn có 8 ô ở đất xám trên phù sa cổ (X), 3 ô ở đất nâu đỏ trên đá bazan
Trang 33(Fk), 6 ô ở đất nâu vàng trên đá bazan (Fu), 4 ô ở đất đỏ vàng trên đá phiến (Fs), 8 ô ở đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp Kết quả điều tra phẩu diện và phân tích một số chỉ tiêu thổ nhưỡng tại Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Nam được tổng hợp ở bảng 4.2 cho thấy những loại đất này có một số đặc điểm chủ yếu như sau:
- Đất xám trên phù sa cổ (X): Có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình (thịt pha sét - cát đến thịt pha sét), chua, hàm lượng dinh dưỡng thấp,
pHH2O khoảng 4,4 – 5,3, pHKCl khoảng 4,0 - 4,5, mùn tổng số (OM) 2,9 – 3,6
%, Đạm tổng số (Nts) từ 0,12 - 0,29 %, Lân tổng số (Pts) từ 0,038 - 0,067 %, Kali tổng số (K2O) từ 0,053 – 0,25 %
- Đất nâu đỏ (Fk) và nâu vàng trên đá bazan (Fu) có thành phần cơ giới nặng, cấu tượng viên hạt, tơi xốp, thịt pha sét tới sét, cấp hạt sét chiếm đến 45-55 %, chua, giầu mùn (mùn tổng số từ 2,5 – 5,5%), đạm tổng số từ 0,18 - 0,36 %, lân tổng số từ 0,048 - 0,117% và nghèo kali tổng số từ 0,057 - 0,60
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, chua, hàm lượng dinh dưỡng tương đối thấp, CEC, Cation kiềm trao đổi và BS thấp, pHH2O khoảng 4,2 – 5,0, pHKCl khoảng 3,7 – 4,5, mùn 2,0 – 2,9% Đạm tổng số (Nts) từ 0,07% - 0,18%, Lân tổng số (Pts) từ 0,064% - 0,071%, Ka ly tổng số (K2O) từ 0,071% – 0,25%
Trang 34Bảng 4.2: Đặc điểm điều kiện thổ nhưỡng ở các ô tiêu chuẩn
Bề dày (cm)
Kết von (%)
Đá lẫn (%)
Cấp TPCG
Độ xốp (%)
(%)
Nts (%)
Pts (%)
Kts (%)
Đá lộ đầu (%)
(Nguồn: Trần Quốc Hoàn, Mai Đình Lương, 2012)
Phân tích số liệu điều tra đất trên các ô tiêu chuẩn cho phép đi đến một
số nhận xét về rừng Keo lai trên địa bàn tỉnh Bình Phước như sau:
Trang 35- Được trồng từ khoảng 50 m đến 300 m, độ dốc từ 0 đến 30 độ Tuy nhiên chủ yếu độ dốc từ 0 đến 10 độ Độ dốc ở các loại đất Fk, Fu và Fs trên đồi núi thấp lớn hơn độ dốc trên đất X và đất Fp trên bậc thềm phù sa cổ
- Đất trồng Keo tương đối dày, trong 27 ô tiêu chuẩn điều tra chỉ 1 ô có
bề dày tầng đất là 66 cm, còn lại tất cả đều xấp xỉ 100 cm trở lên Đất nâu đỏ trên đá bazan và đất xám trên phù sa cổ dày hơn đất trên phiến thạch sét hoặc
sa thạch Đất bazan trung bình dày tới 150 cm, trong khi đó đất trên phiến thạch trung bình chỉ dày xấp xỉ 100 cm Độ dày tầng đất được minh họa tại hình 4.2
0 20 40 60 80 100
Hình 4.2: Bề dày tầng đất trung bình ở các loại đất dưới rừng Keo lai
- Tỷ lệ đá lẫn trên đất trồng Keo thấp, ở các ô tiêu chuẩn tỷ lệ này không quá 5% Tuy nhiên tỷ lệ kết von lại tương đối cao, có những nơi trung bình tới 50%, thậm chí 70%
Trang 36Tọa độ X = 663549; Y = 1298843 X= 663635; Y= 1298983
(Nguồn: Trần Quốc Hoàn, Mai Đình Lương, 2012)
Hình 4.3: Phân bố của kết von trong phẫu diện đất ở một số ÔTC
Tỷ lệ kết von cao và phân bố thành tầng chứng tỏ đất ở nơi trồng Keo lai phần lớn đã qua canh tác nông nghiệp hoặc bỏ hoá lâu dài và tình trạng phân bố mưa theo mùa rất rõ rệt Sự di động mạnh mẽ của hydroxyt sắt và nhôm từ dưới lên trên trong mùa khô là nguyên nhân chủ yếu của kết von ở đây Kết von thường tạo thành lớp ở tầng B đôi khi có mặt cả ở tầng A3 và trở thành một yếu tố ngăn trở sự phát triển của hệ rễ (hình 4.3) và ảnh hưởng tới
sự sinh trưởng, phát triển của cây rừng
- Thành phần cơ giới của đất trồng Keo ở Bình Phước chủ yếu là thịt trung bình, thịt nặng và sét Phần lớn các ô tiêu chuẩn có cấp thành phần cơ giới từ cấp 4 trở lên Độ xốp đất dưới rừng tương đối cao Trên tầng mặt phần lớn độ xốp đạt trên 55 %, cá biệt có ô tiêu chuẩn đạt tới 70 %
- Đất dưới rừng Keo thuộc loại đất chua có độ pHH2O từ 4,5 đến 6,0; độ
pHKCl trung bình từ 4,1-5,0 Đất nâu đỏ trên đá ba zan (Fk) và đất xám trên phù sa cổ (X) có pH thấp nhất, biểu hiện chua khá rõ khi thực bì xuất hiện
Trang 37nhiều những loại cây chỉ thị đất chua thuộc họ sim, mua (Myrtaceae) Nhìn chung, đây là những loại đất đã trải qua mất rừng tự nhiên trong thời gian dài
- Hàm lượng mùn tổng số trong đất thường ở mức nghèo đến trung bình, chúng dao động từ 2,0 đến 5,0 % Chỉ có 6 ô tiêu chuẩn có hàm lượng mùn trong đất vượt quá 4,0 % Dưới các loại đất phù sa cổ hàm lượng mùn thường thấp hơn những loại rừng khác
Hình 4.4: Đất nâu vàng trên bazan
(Tọa độ: X = 737006 m; Y= 1330861m)
Hình 4.5: Đất nâu vàng trên phù sa cổ
(Tọa độ: X = 671243 m; Y =1273875 m)
(Nguồn: Trần Quốc Hoàn và Mai Đình Lương,2012)
Mức độ bạc màu nhiều hơn của đất phù sa cổ có thể được giải thích bởi đây là những vùng tương đối bằng phẳng Chúng đã từng được khai thác để trồng cây nông nghiệp trong thời gian dài, đã bị bạc màu trước khi trồng rừng Keo lai Màu sắc của các tầng đất ở vùng phù sa cổ thường nhạt hơn ở các vùng đất ba zan hoặc đất trên đá phiến Điều này thể hiện rõ qua quan sát phẫu diện BP 39 và BP107 (hình 4.4 và hình 4.5)
Trang 38- Hàm lượng đạm, lân và kali trong đất: kết quả phân tích các mẫu đất trên các ô tiêu chuẩn được tổng hợp, trình bày ở bảng 4.3
Bảng 4.3: Hàm lượng đạm, lân và kali trong đất trồng Keo lai
Loại đất Nts
(%)
Pts (%)
Kts (%)
Ghi chú: Nts: đạm tổng số; Pts: lân tổng số; Kts: kali tổng số
Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất trồng Keo lai từ thấp đến trung bình thấp Hàm lượng đạm tổng số cao nhất trong đất nâu vàng trên bazan (Fu), tiếp đó là đất nâu đỏ trên ba zan (Fk), thấp nhất là trong đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp); lân tổng số cao nhất trong đất nâu vàng trên bazan (Fu), thấp nhất trong đất xám trên phù sa cổ (X); kali tổng số cao nhất trong đất nâu đỏ trên ba zan (Fk) và thấp nhất là trong đất xám trên phù sa cổ (X) Qua đó có thể thấy, đất Fk và Fu có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất và khá cân đối, đất Fs và X đều nghèo
Nhìn chung, đất trồng Keo ở Bình Phước khá tốt, địa hình tương đối bằng phẳng, tầng đất dày, hàm lượng mùn ở mức trung bình Đặc điểm thổ nhưỡng ở các khu vực có sự biến động mạnh Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện thổ nhưỡng đến sinh trưởng Keo lai và lựa chọn những vùng trồng thích hợp
4.2.2 Đặc điểm khí hậu
Khí hậu ở Bình Phước thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa khô hạn kéo dài Số liệu khí hậu điển hình được thể hiện ở bảng 4.4 và hình 4.6
Trang 39Bảng 4.4: Điều kiện khí hậu ở Bình Phước
Số ngày mưa (ngày) 2 1.1 2.8 8.6 17.4 19.7 21.7 22 22.8 19.3 11.4 4.3 153.1
Độ ẩm không khí (%) 73 72 70 75 82 88 89 91 90 88 84 76 82
Độ ẩm k.khí t.thấp (%) 45 43 41 47 52 64 67 69 67 69 57 51 56 Lượng bốc hơi (mm) 131.1 134.2 169.1 138.7 97.7 59.6 54.2 50 46.6 50.8 71.8 106.6 1110
Số ngày sương mù 0.2 1.6 0.2 0.2 0.9 0.5 0.5 0.1 0.2 1.9 0.6 0.2 7.1
(Nguồn: Vương Văn Quỳnh, 2012)
Hình 4.6: Điều kiện nhiệt ẩm ở Bình Phước
Số liệu cho thấy Bình Phước có chế độ khí hậu nóng, mưa nhiều và có mùa khô kéo dài Nhiệt độ trung bình tới 24.6oC, lượng mưa trung bình hàng năm xấp xỉ 1500 mm Tính phân mùa của điều kiện khí hậu ở Bình Phước rất
rõ rệt Có đến 4 tháng lượng mưa gần như bằng không Lượng mưa tập trung vào các tháng 5 đến tháng 10 chiếm đến 90 % tổng lượng mưa cả năm Độ ẩm không khí cũng rất thấp, trung bình 82 % nhưng từ tháng 1 đến tháng 3 độ ẩm
Độ ẩm không khí TB (%)
Tháng
Trang 40chỉ ở mức 70 %, trong các giờ ban ngày thường xuống dưới 50 % Tình trạng khô hạn nghiêm trọng trong mùa khô là một đặc điểm nổi bật của khí hậu ở Bình Phước
Áp dụng cách phân chia lập địa theo đai độ cao của Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc Bình khi đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng Đông Nam bộ [10] Trên bản đồ địa hình có thể phân chia diện tích tỉnh Bình Phước thành ba vùng với chế độ mưa ẩm khác nhau:
Vùng 1 gồm các huyện Bù đăng, phần phía bắc huyện Bù Gia mập, phần phía đông bắc huyện Đồng Phú Khu vực này thuộc địa hình núi thấp, độ cao trung bình phổ biến trong khoảng 300 đến 500 m Lượng mưa trung bình hằng năm từ 2650 -2700 mm, nhiệt độ không khí trung bình là 24 – 25,60C
Vùng 2 gồm huyện Bù Đốp thị xã Phước Long, phần tây nam huyện Bù Gia mập, phần tây nam huyện Đồng Phú Khu vực này có dạng địa hình đồi thấp với độ cao phổ biến từ 100 - 300 m Lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 2186 đến 2250 mm, nhiệt độ không khí trung bình 25 – 260C
- Vùng 3 gồm các huyện Lộc ninh, Hớn quản, Chơn thành, thị xã Bình long, và thị xã Đồng xoài Khu vực này tương đối bằng phẳng, độ cao dưới
100 m Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1900 đến 1946 mm, nhiệt độ không khí trung bình 260C
Qua các số liệu trên có thể thấy rằng theo sự giảm dần về độ cao từ Đông Bắc xuống Tây Nam tỉnh thì nhiệt độ trung bình hàng năm có xu hướng tăng dần và lượng mưa hàng năm có xu hướng giảm dần Các huyện Bù Gia mập và Bù đăng tiếp giáp với khu vực Tây nguyên có nhiệt độ trung bình khá thấp và lượng mưa cao nhất, trong khi các huyện Chơn thành và Hớn quản giáp với tỉnh Tây ninh là nơi khô nóng nhất Sự phân hoá điều kiện khí hậu là một trong những yếu tố thuận lợi để phân tích ảnh hưởng của điều kiện khí