TC(%) TC = 51.054Ln(K 2 ) 146

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng rừng trồng Keo lai ở tỉnh Bình Phước. (Trang 49 - 50)

(4.4)

Trong đó: Ln là logarit tự nhiên

Mối liên hệ này được thể hiện rõ hơn ở hình 4.16

Hình 4.16: Liên hệ của độ tàn che rừng với chiều cao vút ngọn và mật độ cây rừng

- Độ che phủ của cây bụi, thảm tươi

Số liệu cũng cho thấy dưới rừng Keo lai ở Bình Phước không có cây bụi. Độ che phủ của cây bụi ở tất cả 27 ô tiêu chuẩn đều bằng không. Tuy nhiên, độ che phủ của thảm tươi lại khá dày đặc, nó dao động từ 5 - 95 %. Độ che phủ của thảm tươi phụ thuộc chủ yếu vào độ tàn che tầng cây cao. Tuy nhiên, liên hệ giữa hai đại lượng này không thật sự chặt chẽ (hình 4.15). Nguyên nhân có thể liên quan đến tình trạng chăm sóc và phòng chống cháy bằng phương pháp đốt hàng năm dưới rừng trồng Keo ở địa phương.

TC (%)TC = 51.054Ln(K2) - 146.13 TC = 51.054Ln(K2) - 146.13 R2 = 0.7903 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 K2 =12.806+0.003259*N+4.126*Hvn

Hình 4.17. Liên hệ giữa độ che phủ của TTCB và độ tàn che TCC ở rừng Keo lai

Những phân tích trên cho thấy các chỉ tiêu điều tra lâm phần rừng trồng Keo lai liên hệ khá chặt chẽ với nhau. Đường kính cây rừng, chiều cao dưới cành và độ tàn che rừng đều có liên hệ chặt với chiều cao vút ngọn. Vì vậy, có thể sử dụng chiều cao vút ngọn để phản đặc điểm sinh trưởng cây rừng. Tuy nhiên, chiều cao vút ngọn cũng như một số chỉ tiêu điều tra khác đều phụ thuộc một phần vào mật độ cây rừng. Vì vậy, khi phân tích đặc điểm sinh trưởng của cây rừng ở những điều kiện lập địa khác nhau có thể sử dụng chỉ tiêu chiều cao vút ngọn để làm chỉ tiêu phản ảnh sinh trưởng của rừng nói chung, nhưng phải được tính đến ảnh hưởng của cả mật độ cây rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng rừng trồng Keo lai ở tỉnh Bình Phước. (Trang 49 - 50)