1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của việt nam sang thì trường hoa kì

17 209 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 387,68 KB

Nội dung

Thuế suất nhập khẩu vào Hoa Kỳ được xác định theo một trong ba phương pháp cơ bản sau: Thuế suất trị giá ad varolem rate: Là một tỷ lệ % xác định của trị giá hàng hóa, đây là loại thuế s

Trang 1

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN

2001 – 2012

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (2001-2012)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (2001-2012)

2.1 Kim ngạch, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu mặt hàng may mặc của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2001-2012

2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu

- Tìm số liệu thống kê về kim ngạch xuất khẩu trên trang intracen.org, lập bảng

- Phân tích số liệu

- Đưa ra đánh giá

2.1.2 Tốc độ tăng trưởng

- Từ số liệu kim ngạch xuất khẩu trên, tính và lập bảng về tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu

- Phân tích số liệu

- Đưa ra đánh giá

2.1.3 Cơ cấu mặt hàng

- Lập biểu đồ tỉ trọng cơ cấu các mặt hàng may mặc xuất khẩu

- Phân tích số liệu

- Đánh giá

Trang 2

2.2 Kênh phân phối, giá cả, đối thủ cạnh tranh trong xuất khẩu mặt hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 2001-2012

2.2.1 Kênh phân phối

- Tìm hiểu và liệt kê các kênh phân phối Lập biểu đồ thể hiện đường đi qua các kênh phân phối của hàng hóa từ Việt Nam sang Hoa Kỳ (Nếu tìm được số liệu thể hiện tỷ trọng các kênh phân phối sẽ dễ dàng hơn trong việc phân tích đánh giá tiếp theo)

- Phân tích

- Đánh giá

2.2.2 Giá cả

- Tìm hiểu các chính sách giá cả, bảng giá hàng may mặc của Việt Nam và các quốc gia xuất khẩu hàng may mặc sang Hoa Kỳ, lập biểu đồ để so sánh

- Tìm hiểu và thể hiện bằng biểu đồ sự biến động giá cả hàng may mặc của Việt Nam

- Phân tích

- Đánh giá

2.2.3 Đối thủ cạnh tranh

- Tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam

- Phân tích lợi thế của một vài đối thủ trực tiếp so với Việt Nam

Một sổ quy định chủ yếu của Hoa Kỳ về nhập khẩu hàng dệt may

Quy chế quản lý của Hoa Kỳ với hàng nhập khẩu

Hệ thống luật cơ bản điều tiết hoạt động nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ:

> Luật thuế suất năm 1930: Nhằm điều tiết hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ chống lại việc nhập hàng giả, quy định thuế suất cao với hàng nhập khẩu, hiện nay luật này vẫn còn hiệu lực nhưng sau nhiều lần điều chỉnh thuế đã hạ xuống nhiều

> Luật buôn bán năm 1974: Định hướng cho các hoạt động buôn bán, có nhiều điểu

khoản cho phép đền bù tổn thất cho các ngành công nghiệp Hoa Kỳ bị cạnh ừanh bởi hàng nhập khẩu

> Hiệp định buôn bán 1979: Gồm các điều khoản về sự bảo trợ của Chính phủ về

Trang 3

các chướng ngại kỹ thuật trong buôn bán, các sửa đổi thuế bù trừ và thuế chống hàng thừa, ế - là một loại thuế đánh vào các loại hàng hóa bị cho là có trợ cấp hoặc bán phá giá

Luật tổng hợp về buôn bán và cạnh ừanh 1988: cho phép Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với cá quyết định không chịu mở cửa cho hàng hóa Hoa Kỳ

và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một thị trường vô cùng hấp dẫn với sức tiêu dùng lớn nhất thế giới Tuy nhiên, thách thức lớn đang đặt ra đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam là hệ thống pháp luật vô cùng phức tạp của Hoa Kỳ Những quy định ngặt nghèo của Hoa Kỳ về hàng nhập khẩu là một trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam và nếu không

nỗ lực tìm hiểu để vượt qua những trở ngại này thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó

có thể xâm nhập được thị trường Hoa Kỳ Đối với hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần chú ý đến những quy định chủ yếu sau:

1.5.1 Thuế nhập khẩu

Thuế hàng hóa nhập khẩu được tính trên các cơ sở:

Mã hàng hóa tính thuế

Thuế suất

Trị giá tính thuế

1.5.1.1 Danh mục điều hòa thuế quan Hoa Kỳ

Mã hàng hóa tính thuế và thuế suất đối YỚi các hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ được xác định thông qua “Danh mục điều hòa thuế quan Hoa Kỳ” (Harmonized Tariff Schedule of the United States of America (HTS)) HTS giải thích

hệ thống mô tả và mã số hàng hóa, liệt kê tất cả các loại thuế suất của tất cả các loại hàng hóa đánh vào tất cả các nước Để xác định chính xác thuế suất áp dụng cho mặt hàng cần tìm, cần xác định đúng mô tả hàng hóa và thuế suất áp dụng cho mặt hàng đó Thuế suất nhập khẩu vào Hoa Kỳ được xác định theo một trong ba phương pháp

cơ bản sau:

Thuế suất trị giá (ad varolem rate): Là một tỷ lệ % xác định của trị giá hàng hóa, đây là loại thuế suất được áp dụng phổ biến nhất

Thuế suất đặc định (speciíỉc rate): là thuế suất thể hiện bằng một số tiền nhất

Trang 4

định trên mỗi đơn vị số lượng hoặc trọng lượng, loại thuế suất này được áp dụng cho hàng nông sản

Thuế suất phối hợp (compound rate): là loại thuế suất áp dụng kết hợp cả hai phương pháp trên

Mức thuế suất HTS được chia thành hai cột:

Cột 1: hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang được hưởng quan hệ thương mại bình thường (normal trade relation - NTR) nhập khẩu vào Hoa Kỳ chịu mức thuế suất tham chiếu áp tại cột 1 “mức thuế suất” hay còn gọi là “mức thuế suất NTR” của HTS Cột 1 “mức thuế suất” được chia thảnh hai cột phụ là “phổ thông” và “đặc biệt”:

> Cột phổ thông (general) quy định mức thuế suất áp dụng đối với hàng hóa có xuất

xứ từ các nước được hưởng NTR nhập khẩu vào Hoa Kỳ (trung bình các dòng thuế khoảng 4%)

> Cột đặc biệt (special) quy định mức thuế suất ưu đãi (thấp hơn mức thuế suất NTR hoặc bằng 0) theo một hay nhiều chương trình ưu đãi thương mại và thuế quan đặc biệt của Hoa Kỳ với các nước khác Ví dụ: với các nước đang phát triển theo “Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập” (Generalized System of Preferences - GSP), các nước Bắc Mỹ theo “Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ” (North America Free Trade Area - NAFTA), các nước vùng vịnh Caribê “Đạo luật về phục hồi kinh tế các nước vùng vịnh Caribê” (Caribean Basin Economic Recovery Act - CBERA), Ixraen theo “Khu vực mậu dịch tự do Hoa Kỳ - Ixraen” (United States - Israel Free Trade Area)

Cột 2: Thuế suất phi NTR dành cho các nước không được Hoa Kỳ cho hưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường như Cuba, Bắc Triều Tiên, Siri Mức thuế suất này rất cao, cao hơn nhiều so với mức thuế NTR (ví dụ: mức thuế suất NTR đối YỚi mặt hàng quần áo nam chất liệu bông - HTS 1603320000 là 13,8% còn mức thuế suất phi NTR là 90%)

Mỗi mặt hàng đều có mã số riêng tương ứng trong HTS và được phân loại theo các nhóm và phân nhóm chi tiết đến 10 chữ số, hàng dệt may được phân loại rất chi tiết

và cụ thể trong HTS từ chương 50 đến chương 63

1.5.1.2 Giá tỉnh thuế

Giá tính thuế là giá giao dịch (theo quy định của GATT) Giá giao dịch ở đây không phải là giá trên hóa đơn mà phải cộng thêm nhiều chi phí khác như chi phí đóng

Trang 5

gói, tiền hoa hồng cho trung gian nếu người mua phải trả, tiền máy móc thiết bị nhà nhập khẩu cung cấp cho nhà sản xuất Giá giao dịch để tính thuế không tính phí vận chuyển và bảo hiểm lô hàng nên hàng hóa mua trên cơ sở CIF thì phần chi phí cho bảo hiểm và vận tải sẽ được trừ đi trong giá tính thuế của hàng hóa

Ngoài thuế nhập khẩu ra hải quan Hoa Kỳ còn thu các loại phí sau:

Phí xử lý hàng hóa: 0,21% trị giá

hàng hóa Phí cầu cảng: 0,125% trị

giá hàng hóa

1.5.2 Hạn ngạch nhập khẩu

1.5.2.1 Khái niệm, phân loại và cách thực hiện hạn ngạch nhập khẩu

Đối với các nhà xuất khẩu có ý định xuất hàng sang Hoa Kỳ, nhất là các sản phẩm dệt may, một trong những điều cần quan tâm đầu tiên là hàng của mình có bị hạn chế không cho nhập hay chỉ cho nhập một số lượng giới hạn nào đó mà thôi

Hạn ngạch nhập khẩu là những quy định của Chính phủ nhằm kiểm soát và giới hạn số lượng hay giá trị một loại hàng hóa nào đó được nhập khẩu vào thị trường Hoa

Kỳ trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)

Có hai loại hạn ngạch: Hạn ngạch tuyệt đối (absolute quota) và hạn ngạch thuế quan (tariff- rate quota)

Hạn ngạch tuyệt đối giới hạn số lượng một loại hàng hóa nhất định được phép nhập khẩu hàng năm Nếu số lượng nhập đã lên đúng chỉ tiêu cho phép thì số hàng hóa vượt quá chỉ tiêu hạn ngạch sẽ không được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ cho đến hết thời hạn của hạn ngạch đó (số hàng này phải chuyển qua kho để tái xuất đi nước khác hoặc chờ đến khi có hạn ngạch trở lại)

Hạn ngạch thuế quan cho phép một số lượng hàng hóa nhất định nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong một thời gian nào đó với một thuế suất thấp (reduced rate) Ở đây không

có sự hạn chế về số lượng nhập khẩu như hạn ngạch tuyệt đối nhưng số lượng hàng hóa vượt quá chỉ tiêu trên sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn

1.5.2.2 Visa hàng dệt may

Visa là một loại dấu chứng thực xác nhận trên hóa đơn hoặc trên “Giấy phép kiểm soát nhập khẩu” do cơ quan trực thuộc Chính phủ của nước có sản phẩm dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ cấp Theo Hiệp định về visa giữa Chính phủ Việt Nam và

Trang 6

Chính phủ Hoa Kỳ thì hàng dệt may Việt Nam cần có visa mới được cấp phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ Visa sẽ do cơ quan có thẩm quyển trực thuộc Chính phủ Việt Nam cấp (cụ thể ở Việt Nam là Bộ Công thương và các Sở Thương mại), ngày cấp visa là ngày người có thẩm quyền ký chứng thực, người ký visa phải là người được Chính phủ Việt Nam ủy quyền

Một visa hợp lệ phải bao gồm các nội dung sau:

Số hiệu visa gồm 9 ký tự (ký tự đầu thể hiện năm xuất khẩu, 2 ký tự tiếp theo là

mã nước xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, 6 ký tự cuối là số visa theo thứ tự cấp (Ví dụ Visa No: 3VN001234)

Ngày cấp (Ví dụ 01 May 2005)

Chủng loại hàng (ví dụ Category 438)

Số lượng hàng hóa, có kèm đơn vị tính (ví dụ Quantity: 100, unit of quantity: dozen) Chữ ký gốc của người cấp

Nếu số lượng hàng hóa cập cảng lớn hơn số lượng hàng hóa ghi trong visa thì hàng sẽ không được phép nhập khẩu

Nếu số lượng hàng hóa cập cảng ít hơn số lượng ghi trong visa thì hàng vẫn được phép nhập khẩu và số lượng hàng nhập khẩu thực tế sẽ được trừ vào hạn ngạch

áp dụng Số lượng chênh lệch không được tính cho lô hàng khác

Hàng hóa sẽ không được nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ nếu: số hiệu visa, chủng loại hàng, số lượng hàng hóa, đơn vị tính, chữ ký, ngày cấp visa không đầy đủ,

bị thay đổi, không hợp lệ hoặc thiếu chính xác

Visa không được chấp thuận sẽ cần có một visa mới, phù hợp do cơ quan có thẩm quyền trực thuộc Chính phủ Việt Nam cấp, hoặc có vãn bản miễn trừ visa (visa waiver) Văn bản miễn trừ visa do Bộ Thương mại Hoa Kỳ cấp theo yêu cầu của Đại

sứ quán Việt Nam tại Washington

Hải quan Hoa Kỳ sẽ không trả lại visa không được chấp thuận sau khi hàng hóa

đã được nhập khẩu Tuy nhiên, sẽ cung cấp một bản sao có giá trị của hóa đơn thương mại đã được cấp visa

1.5.3 Quy định về xuất xứ hàng dệt may

1.5.3.1 Các quy tẳc chung

a Hoàn toàn được sản xuất: Xuất xứ là nơi sản phẩm dệt hoặc may 100% được sản

Trang 7

xuất hay chế tạo ở nơi đó

b Sợi bao gồm cả sợi đơn và sợi tổng hợp: Xuất xứ sợi, chỉ, sợ xe, hay dây tết được xác định như sau:

Đối với xơ sợi chưa xử lý - là địa điểm xe sợi

Đối với sợi tơ - là nơi sợi được sản xuất ra

c Vải: xuất xứ vải là nơi vải được dệt, đan, kết, ép lại qua các quy trình sản xuất vải khác

d Các sản phẩm dệt may khác: xuất xứ của tất cả mọi sản phẩm dệt may khác là nơi

mà các thảnh phần của nó được lắp ráp hoàn chỉnh (trừ các bộ phận nhỏ như khuy, chuỗi hạt, hoặc các bộ phận lắp ráp nhỏ như cổ, cổ tay áo, túi )

e Quy tắc áp dụng trong trường hợp sản xuất ở nhiều nước

Trường hợp không thể xác định được xuất xứ của sản phẩm dệt hoặc may theo một trong các quy tắc trên và sản phẩm được tạo ra là kết quả của quy trình sản xuất ở hai hay nhiều nước thì nước xuất xứ được xác định như sau:

Là nước mà tại đó quy trình sản xuất hay lắp ráp quan trọng nhất xẩy ra Quy trình này được xác định trong trường hợp cụ thể thông qua pháp quyết của Tòa án hay

án lệ (các bản án đã phán quyết trước đó)

Nếu không thể xác định được quy trình lắp ráp hoặc sản xuất quan trọng nhất thì nước xuất xứ sẽ là địa điểm cuối cùng mà quy trình sản xuất hay lắp ráp đó xảy ra

1.5.3.2 Tờ khai xuất xứ hàng dệt may

Tờ khai xuất xứ hàng hóa được nộp cho hải quan ngay khihàng nhập

vào Có ba loại tờ khai xuất xứ hàng dệt may khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ:

Tờ khai xuất xứ đơn (Single country declaration) được sử dụng cho việc nhập khẩu hàng dệt may có nguồn gốc nguyên liệu và đã được sản xuất chỉ tò một quốc gia hoặc hàng dệt may được gia công tại một quốc gia bằng các nguyên liệu được sản xuất

từ một quốc gia khác hoặc Hoa Kỳ

Tờ khai xuất xứ kép (Multiple country declaration) được sử dụng cho những mặt hàng dệt may được sản xuất hay gia công bằng các nguyên liệu tò nhiều quốc gia khác nhau

Ngoài ra còn có tờ khai phụ (Negative declaratioin) được sử dụng cho các sản

Trang 8

phẩm không thuộc các chỉ dẫn hàng dệt may của Chính phủ Hoa Kỳ

Các thông tin chủ yếu phải được thể hiện trong tờ khai xuất xứ hàngdệt may nhập

khẩu vào Hoa Kỳ gồm có:

Đối với hàng hóa gồm ký hiệu nhận dạng hàng hóa, các chi tiết mô tả hàng hóa,

số lượng cụ thể mỗi loại sản phẩm của lô hàng, quốc gia xuất xứ, quy trình sản xuất và gia công hàng hóa, ngày xuất khẩu (ngày phương tiện vận tải rời cảng cuối cùng của quốc gia xuất xứ)

Đối với nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm gồm các chi tiết mô tả nguyên liệu, quốc gia sản xuất ra nguyên liệu đó, ngày xuất khẩu

Hải quan sẽ xác định quốc gia xuất xứ hàng dựa trên thông tin ghi trong mỗi tờ khai, nếu thông tin không đầy đủ, hải quan sẽ yêu cầu cùng cấp thêm thông tin cho việc xác định quốc gia xuất xứ của lô hàng Lô hàng sẽ không được giải phóng cho đến khi việc xác định được thực hiện xong

1.5.4 Quy định về hóa đơn thương mại

1.5.4.1.Quy định chung

Với mỗi hóa đơn được ký bởi người bán, hãng sản xuất, nguoiwf đại diện thương mại phải cung cấp những nội dung sau:

- Cảng nhập nơi hàng gửi đến

Nếu hàng hóa được bán hoặc đồng ý bán, ghi thời gian và địa điểm hàng hóa được mua bán, tên và địa chỉ người bán người mua Neu là hàng gửi bán phải kê khai

từ đâu đến, lúc nào và tên của người gửi cũng như người nhận

Mô tả chi tiết về hàng hóa: tên hàng, phẩm cấp hoặc chất lượng của hàng, nhãn hiệu, mã số, cùng với nhãn hiệu và số hiệu đóng gói của hàng hóa, tổng số kiện cùng

ký hiệu trên mỗi kiện hàng

Tổng lượng hàng tính theo các đơn vị đo lường (kg, cái, tá, m2 )

Giá bán của từng loại hàng theo đồng tiền trong hợp đồng nếu hàng đã được bán hoặc đồng ý bán

Giá được tính trên đơn vị tiền tệ của quốc gia nào (USD, VND )

Ngoài ra, tất cả những chi phí khác ừên hàng hóa phải ghi thành khoản theo tên

và lượng bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm, hoa hồng, hòm, Container, bao bì, chi

Trang 9

phí đóng gói

Các khoản giảm trừ và tiền thưởng cũng phải ghi thành từng khoản riêng

Nước xuất xứ

Những hàng hóa hoặc dịch vụ cung cấp để sản xuất sản phẩm không tính trong giá ghi trên hóa đơn

Hóa đơn và những hồ sơ liên hệ phải được trình bày bằng tiếng Anh Mỗi hóa đơn phải liệt kê đầy đủ chi tiết từng mặt hàng được đóng trong mỗi thùng

Khi có nhiều hóa đơn khác nhau trên cùng một chuyến hàng, mỗi hóa đơn phải được đánh số theo thứ tự ở dưới mỗi trang, bắt đầu từ chữ số 1 trở đi Nếu hóa đơn đầu tiên chỉ có 1 trang, hóa đơn 2 có 2 trang, hóa đơn 3 có 4 trang: thì phải ghi như sau: invl, p.l, inv2, P.2, inv3, p.4

1.5.4.2 Quy định riêng với hàng dệt may

a Hàng là sản phẩm sợi thuần túy hay là hàng dệt sợi thì trong hóa đom cần nêu:

Sợi là loại tự nhiên hay nhân tạo, tên sợi là gì, xác định theo nhóm các loại sợi và xếp theo thứ tự tùy vào trọng lượng sợi đó cấu thành từ 5% hay nhiều hơn trong tổng trọng lượng sợi của sản phẩm

Tỷ lệ tính theo trọng lượng của mỗi loại sợi ừong toàn bộ thành phần sợi của sản phẩm

Tên nước chế biến hay sản xuất sợi đó

b Đổi với hàng dệt bằng sợi nhân tạo, nội dung hóa đơn phải nêu:

Chiều rộng chính xác của vải

Mô tả chi tiết hàng hóa, thương hiệu hàng hóa nếu có

Hàng có được tẩy trắng hay không, được nhuộm hay dệt từ sợi nhiều màu, hàng

có in ấn được hay không

Kê khai tỷ lệ % theo trọng lượng từng loại đối với tất cả các nguyên liệu được sử dụng trong sản phẩm

Xác định sợi nhân tạo hay sợi tổng hợp, sợi chỉ hay sợi vải, tính bền chắc của sợi,

số vòng xoắn trong một mét sợi

Kích thước sợi dệt hàng dọc và hàng ngang

Cách dệt sợi như dệt trơn, dệt chéo, dệt sa tanh, dệt hoa, dệt quay, dệt vạt

Trang 10

Số sợi chỉ đơn trong mỗi cm2 chiều ngành và chiều dọc

Trọng lượng tính bằng gam mỗi m2 vải

Số sợi trung bình theo công thức: 100 X số sợi đơn trên mỗi m2 vải

c Đổi với hàng may mặc, hải quan Hoa Kỳ lại có những yêu cầu về hóa đơn như sau:

% theo trọng lượng của tất cả nguyên liệu làm nên sản phẩm may mặc cũng như

từng loại sợi của lớp vải bên ngoài (trừ vải lót, cổ tay áo, cổ áo và những thành phần phụ khác) theo thứ tự giảm dần

Đối với những hàng may mặc làm bằng một hay nhiều loại nguyên liệu (sợi dệt,

da, lông thú, nhựa ), hóa đơn phải ghi rõ trọng lượng từng nguyên liệu dệt riêng trong sản phẩm và trọng lượng từng loại nguyên liệu không phải sợi dệt trong toàn bộ sản phẩm

1.5.5 Quy định về nhãn mác sản phẩm

1.5.5.1 Các thông tin cần thiết trên hàng

a Đối với hàng dệt, may mặc

Bất kỳ các sản phẩm sợi, may mặc nào được nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải được đóng dấu, gắn cuống giá, ghi ký mã hiệu với các thông tin theo quy định trong Luật xác định sản phẩm sợi dệt như sau:

Tên chung và tỷ lệ % trọng lượng sợi cấu thành trong sản phẩm, trừ đi những phần trang trí được phép, với số lượng trên 5% theo thứ tự từ cao xuống thấp về trọng lượng, với một số % bất kỳ sợi hoặc nhiều sợi phải được coi là “sợi khác” hoặc “các sợi khác” ở cuối danh mục Các sợi có số lượng bằng hoặc thấp hơn 5% phải được coi là

“các sợi khác”.

Tên của nhà sản xuất hoặc tên hay số đăng ký (Register number) của người nhập khẩu hay một doanh nghiệp khác phụ ừách việc tiếp thị, phân phối hoặc kinh doanh sản phẩm sợi dệt Số đăng ký này do ủy ban thương mại Liên bang Hoa Kỳ cấp

Tên quốc gia gia công hoặc sản xuất

b Đối với hàng len

Bất kỳ sản phẩm sợi len nào được nhập khẩu vào Hoa Kỳ (trừ thảm, đệm, và các sản phẩm len đã sản xuất trên 20 năm trước) đều phải gắn cuống giá, dán nhãn hiệu hoặc ghi ký mã hiệu rõ ràng với những thông tin sau theo Luật nhãn hiệu hàng len:

Ngày đăng: 27/02/2019, 15:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w