Qua đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh, khái quát chung tình thị trường, sản phẩm tiêu thụ của công ty, phân tích tình hình tiêu thụ so với một số chỉ tiêu như: kế hoạch sản xu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY CAO SU PHƯỚC HÒA
TỈNH BÌNH DƯƠNG
VŨ THỊ HỒNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học, khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích tình hình tiêu
thụ sản phẩm tại công ty cao su Phước Hòa tỉnh Bình Dương” do Vũ Thị Hồng, sinh
viên khóa 29, chuyên ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
LÊ NHẬT HẠNH Người hướng dẫn, (Chữ ký)
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Sau những nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ rất nhiều của thầy cô, bạn bè trong trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và những người thân khác tôi đã hoàn thành khoá luận “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty cao su Phước Hoà tỉnh Bình Dương”
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể ban lãnh đạo của công ty cao su Phước Hoà nói chung cùng các cô chú, các anh chị ở phòng Kế Hoạch-Vật Tư nói riêng, đặc biệt
là chị Lợi, anh Nhựt và chú Hội…đã tận tình cung cấp số liệu và hướng dẫn tôi rất nhiều trong quá trình thực tập tại công ty
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô trong trường đại học Nông Lâm
đã tận tình trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập Đặc biệt là cô Lê Nhật Hạnh đã hướng dẫn, chỉ dạy tôi rất tận tình và chu đáo để tôi có thể hoàn thành khoá luận này
Và trên tất cả tôi xin tỏ lòng tạ ơn đến gia đình, nhất là cha mẹ - những người
đã sinh, nuôi dưỡng và dạy dỗ tôi để tôi có thể trưởng thành như ngày hôm nay
Một lần nữa tôi xin cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến tất cả mọi người
Trang 4Qua đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh, khái quát chung tình thị trường, sản phẩm tiêu thụ của công ty, phân tích tình hình tiêu thụ so với một số chỉ tiêu như: kế hoạch sản xuất; sản lượng tiêu thụ thực tế; số lượng sản phẩm sản xuất ra
so với năm 2005, những nhân tố tác động đến tình hình tiêu thụ và ma trận SWOT cho thấy công ty đang trên đà phát triển mạnh nhờ vào giá cả hợp lí, khách hàng trung thành, chất lượng sản phẩm luôn ổn định…, tuy nhiên để phù hợp với xu thế thời đại cũng như mục tiêu của đất nước là tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ thì việc độc canh cây cao su sẽ không hiệu quả nhất Vì thế đề tài đưa ra một số giải pháp vừa giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ vừa đảm bảo cho công ty có thể thực hiện hướng chuyển dịch kinh doanh theo định hướng của đất nước
Do sự hạn chế về thời gian, năng lực bản thân cũng như đặc điểm của từng doanh nghiệp nên đề tài chỉ có thể là tài liệu tham khảo trong phạm vi công ty
Trang 5MỤC LỤC
1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Sơ lược cấu trúc luận văn 3
2.1 Khái quát về cây cao su và những vật phẩm từ cây cao su 4
2.1.1 Khái quát về cây cao su 4 2.1.2 Những sản phẩm từ cây cao su 4
2.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty 4
2.2.1 Lịch sử hình thành 4 2.2.2 Quá trình phát triển 5 2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí 6
2.4 Tình hình lao động và công nghệ trang thiết bị nhà xưởng của công ty 9
2.4.1 Tình hình lao động của công ty 9 2.4.2 công nghệ trang thiết bị nhà xưởng 10 2.5 Lĩnh vực hoạt động và qui trình sản xuất 10
2.5.1 Lĩnh vực hoạt động 10 2.5.2 Qui trình sản xuất 12 CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
Trang 63.1.6 Ma trận SWOT 24 3.2 Phương pháp nghiên cứu 25
3.2.1 Phương pháp phân tích 25 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 26 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27
4.1 Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 27
4.2 Khái quát tình hình tiêu thụ cuả công ty 29
4.2.1.Thị trường tiêu thụ của công ty 29 4.2.2 Thị phần của công ty 29 4.3 Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 30
4.3.1 Đánh gía số lượng sản phẩm bán ra so với một số chỉ tiêu 30 4.3.2 Tình hình doanh thu 33 4.4 Tình hình xuất khẩu của công ty 37
4.4.1 Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu ngành hàng 37 4.4.2.Tình hình xuất khẩu theo thị trường 40 4.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ: 46
4.5.1 Nhân tố bên ngoài 46 4.5.2 Nhân tố bên trong 55 4.6 Phân tích ma trận SWOT 59
4.6.1 Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ để vạch ra phương hướng hoạt động cho công ty 59 4.6.2 Liên kết các yếu tố bên trong và điều kiện bên ngoài 62
4.7 Một số ý kiến nhằm hoàn thành công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty 63
Trang 74.7.1.Giải pháp1: Thành lập phòng kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên biệt 63 4.7.2 Giải pháp 2: Tăng cường đầu tư công nghệ, trang thiết bị máy
móc, nhà xưởng 66 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 67
5.1 Kết luận 67 5.2 Đề nghị 68 5.2.1 Đề nghị đối với tỉnh Bình Dương 68
5.2.2 Đề nghị đối với địa phương 69 5.2.3 Đề nghị đối với công ty 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trang 8TC-LĐTL Tổ chức Lao Động Tiền Lương
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 2.1 Tình Hình Lao Động của Công Ty Năm 2007 9
Bảng 2.2 Cơ Cấu Sản Phẩm Chế Biến 11
Bảng 4.1 Tình Hình Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty qua 2 Năm
2005-2006 28 Bảng 4.2 Tình Hình Thực Hiện Kế Hoạch Tiêu Thụ Trong Năm 2006 30
Bảng 4.3 So Sánh Sản Lượng Tiêu Thụ Thực Tế qua 2 Năm 2005-2006 31
Bảng 4.4 So Sánh Tình Hình Tiêu Thụ với Sản Xuất Năm 2006 33
Bảng 4.5 Doanh Thu Tiêu Thụ của Công Ty qua 2 Năm 2005-2006 33
Bảng 4.6 Doanh Thu Theo Khu Vực Nội Điạ của Công Ty qua 2 Năm 2005-2006 34
Bảng 4.7 Doanh Thu Theo Khu Vực Ngoài Nước qua 3 năm 35
Bảng 4.8 Doanh Thu Các Sản Phẩm của Công Ty qua 3 Năm 36
Bảng 4.9 Sản Lượng Xuất Khẩu theo Cơ Cấu Ngành Hàng 38
Bảng 4.10 Kim Ngạch Xuất Khẩu theo Cơ Cấu Ngành Hàng 38
Bảng 4.11 Sản Lượng Xuất Khẩu Theo Thị Trường: 40
Bảng 4.12 Kim Ngạch Xuất Khẩu theo Thị Trường 41
Bảng 4.13 Kim Nghạch Xuất Khẩu từ Năm 2001-2006 45
Bảng 4.14 Tình Hình Tiêu Thụ Cao Su Thế Giới 47
Bảng 4.15 Các Chủng Loại Cao Su Xuất Khẩu Năm 2006 50
Bảng 4.16 Số Lượng Khách Hàng của Công Ty qua 2 Năm 2005-2006 53
Bảng 4.17 Tình Hình Dự Trữ của Công Ty Trong Năm 2005 và 2006 58
Bảng 4.18 Cơ Cấu Tổ Chức Nhân Sự 65
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty Cao Su Phước Hoà 8
Hình 2.2 Sơ Đồ Chế Biến Mủ Khố 12
Hình 3.1 Sơ Đồ Mô Hình Quản Trị Chiến Lược 19
Hình 3.2 Sơ Đồ Chu Kì Sống Của Sản Phẩm 20
Hình 3.3 Sơ Đồ Kênh Phân Phối 22
Hình 4.1 Biểu Đồ Biểu Diễn Thị Phần của Công Ty Phước Hoà ở Khu Vực
Đông Nam Bộ 30 Hình 4.2 Sản Lượng Mặt Hàng Tiêu Thụ qua 2 Năm 2005-2006 32
Hình 4.3 Biểu Đồ Biểu Diễn Tốc Độ Tăng Doanh Thu qua Các Năm 37
Hình 4.4 Biểu Đồ Kim Ngạch Xuất Khẩu của Công Ty 46
Hình 4.5 Tình Hình Xuất Khẩu Cao Su Thiên Nhiên của Việt Nam Năm 2006 48
Hình 4.6 Tình Hình Nhập Khẩu Cao Su Thiên Nhiên của Việt Nam Năm 2006 51
Hình 4.7 Biểu Đồ Tỉ Lệ Sản Lượng Của Các Công Ty Sản Xuất Trong Nước 54
Hình 4.8 Sơ Đồ Tổ Chức 64
Trang 11Trong điều kiện kinh tế hiện nay, mọi doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu đạt lợi ích tối đa cho mình và cho xã hội Muốn được như vậy trước tiên phải đạt được những kết quả cụ thể trong sản xuất kinh doanh Một trong những kết quả đầu tiên phải tính đến là tình hình tiêu thụ sản phẩm, nó là yếu tố then chốt làm cho hoạt động của doanh nghiệp khựng lại hay vươn xa Đối với một doanh nghiệp thì tiêu thụ là khâu cuối cùng của một vòng chu chuyển vốn, là quá trình chuyển đổi tài sản từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của doanh nghiệp vì nó là quá trình thực hiện lợi nhuận: Mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp
Bước vào thời kì hội nhập thì việc phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp lại trở nên hết sức cần thiết, do nó đặt ra cho doanh nghiệp nước ta nói chung và công
ty cao su Phước Hoà nói riêng nhiều cơ hội và thách thức: Đó là sự chuyển giao công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, cách thức quản lí tiên tiến… và sự cạnh tranh gay gắt trên toàn cầu Nó không còn là sân chơi cho tất cả các doanh nghiệp mà là sân chơi cho những ai biết nắm bắt đúng nhu cầu thực tiễn và có biện pháp cũng như cách thức kinh doanh đúng đắn
Vì thế thường xuyên phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm trở thành nhu cầu cấp bách, tiêu thụ không chỉ phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn là cơ sở
để tính các chỉ tiêu khác nhằm đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh trong từng thời kì, bởi yêu cầu đặt ra hiện nay không chỉ đơn thuần là tăng đầu tư hay tăng
Trang 12Xuất phát từ những vấn đề trên mà đề tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su Phước Hoà” ra đời
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm nhằm tìm ra những ưu và nhựơc điểm trong công tác tiêu thụ sản phẩm Trên cơ sở này có thể đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho công ty
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
- Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm, các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ
- Đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty cao su Phước Hoà thuộc
xã Phước Hoà huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương
Phạm vi thời gian: Từ ngày 26/3 đến ngày 23/6
Phạm vi tài liệu nghiên cứu: Đề tài này xin được giới hạn trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các số liệu về kết quả tình hình tiêu thụ đã đạt được tại công ty cao su Phước Hoà qua 2 năm 2005 và 2006 Do có sự hạn chế về mặt thời gian nên đề tài không đi sâu vào chi tiết chỉ đánh giá tình hình tiêu thụ qua số liệu thu thập được từ các báo cáo tài chính của công ty Ở đây không phân tích tất cả các nhân tố mà chỉ phân tích các nhân tố có tác động mạnh đến tình hình tiêu thụ của công
ty Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm làm tăng tiêu thụ và nâng cao hiệu quả kinh doanh Số liệu phân tích được giới hạn chủ yếu trong 2 năm 2005 và 2006
1.4 Sơ lược cấu trúc luận văn
Chương 1.Mở đầu
Trang 13Khái quát lí do chọn đề tài nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu trong phạm vi giới hạn về không gian và thời gian định sẵn
Chương 2.Tổng quan
Trình bày những khái niệm về tiêu thụ, những phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng để phân tích, diển giải nhằm tìm ra kết quả nghiên cứu của đề tài Chương 3.Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Mô tả những đặc trưng cơ bản về công ty, nói cách khác là cung cấp một bức tranh về công ty ở một số mặt như: quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu bộ máy
tổ chức, tình hình lao động, mục tiêu của công ty…
Chương 4.Kết quả và thảo luận
Khái quát chung tình hình sản xuất kinh doanh Phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ của công ty cùng các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ Từ đó có những đề xuất và kiến nghị
Chương 5.Kết luận và đề nghị
Nêu lên những kết quả đạt được của quá trình nghiên cứu, những tồn đọng chưa đựơc giải quyết Từ đó đề xuất kiến nghị và đóng góp ý kiến nhằm đẩy nhanh sản lượng tiêu thụ
Trang 14CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Khái quát về cây cao su và những vật phẩm từ cây cao su
2.1.1 Khái quát về cây cao su
Cây cao su được đưa vào trồng ở Việt Nam từ năm 1987 Thích hợp với những vùng đất có lượng mưa trung bình 1500 mm/năm, số giờ nắng thích hợp là 1600 giờ/năm Nồng độ PH từ 4,5 – 5,5 và tầng nước ngầm sâu Thời gian kiến thiết cơ bản của cây cao su ở nước ta vào khoảng 5 – 7 năm và thời gian khai thác kéo dài khoảng
30 năm Vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và một số vùng miền Trung với đất
đỏ Bazan rất thích hợp để trồng cao su
đồ chơi trẻ em
2.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty
2.2.1 Lịch sử hình thành
Tiền thân của công ty cao su Phước Hoà là đồn điền cao su Phước Hoà của chủ
tư nhân Pháp được tập hợp từ nhiều đồn điền cũ của Labbe và Nguyễn Đình Quát Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975 tỉnh Sông Bé tiếp quản và đổi tên thành nông trường quốc doanh cao su Phước Hoà
Trang 15Ngày 25 tháng 2 năm 1982 Tổng cục cao su Việt Nam ra quyết định số 103/TCCB-QĐ thành lập công ty cao su Phước Hoà trực thuộc Trung ương do Tổng cục cao su Việt Nam quản lí
Ngày 01 tháng 03 năm 1993 theo thông số 49/TB của văn phòng Chính phủ quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 142 NN-TCCB/QĐ ngày 04 tháng 03 năm 1993 của Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp Thực Phẩm nay là Bộ Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn Sản phẩm của công ty được tiêu thụ trên các thị trường của các nước Châu Á, Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi… và tiêu thụ nội địa
2.2.2 Quá trình phát triển
Công ty cao su Phước Hoà được thành lập từ ngày 25 tháng 02 năm 1982 diện tích trải rộng trên điạ bàn 3 huyện: Tân Uyên, Bến Cát, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương Qua quá trình 24 năm xây dựng và phát triển, diện tích, sản lượng, năng suất ngày càng tăng lên: Từ 912 ha (1982) lên 16715.28 ha (2006); sản lượng từ 400 tấn (1989) lên 27346 (2005); năng suất vườn cây và năng suất lao động từ 0.5 tấn/ha và 1.6 tấn/lao động đã tăng lên 1.9 tấn/ha và 6.6 tấn/lao động (2005) Tổng diện tích đất công ty được nhà nước giao quản lí là 17509 ha Trong đó diện tích đất nông nghiệp chuyên trồng cây cao su là 16715.28 (2006)
Thông tin tóm tắt về công ty cao su Phước Hoà
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CAO SU PHƯỚC HOÀ
Tên giao dịch (tên viết tắt) của doanh nghiệp: PHURUCO
Địa chỉ: Xã Phước Hoà huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương
Cơ quan cấp: Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp Thực Phẩm
Loại hình doanh nghiệp: Nhà nước
Vốn điều lệ: 155 tỉ đồng
Trang 16Công ty cao su Phước Hoà là thành viên của tổng công ty cao su Việt Nam, là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên lĩnh vực trồng mới, khai thác và chế biến
mủ cao su
Có 7 nông trường, 2 nhà máy và một văn phòng công ty
Nhà máy Cua Paris cách văn phòng công ty 12 km và cách nông trường gần nhất 5 km
Nhà máy Bố Lá nằm sát bên trụ sở chính
Các nông trường gồm: Nông trường Vĩnh Bình, nông trường Tân Hưng, nông trường Hưng Hoà, nông trường Lai Uyên, nông Trường Bố Lá, nông trường Hội Nghĩa Và nông trường Nhà Nai, Nhà Nai là nông trường xa nhất cách 40km
Liên quan đến nguồn cung cấp nguyên liệu, khoảng cách tới cảng gần nhất: cách cảng tại Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 85km Nguyên liệu thường được giao trực tiếp tới các kho của công ty tại Bình Dương
2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí
Công ty cao su phước hoà là một đơn vị doanh nghiệp nhà nước, hoạt động theo điều lệ của xí nghiệp công nông quốc doanh, chịu sự quản lí của công ty cao su Việt Nam, Bộ Nông Nghiệp, Công Nghịêp Và Thực Phẩm có đầy đủ ta cách pháp nhân của một doanh nghiệp hoạch toán độc lập
Từ năm 1994 đến nay công ty đã triển khai thực hiện mô hình quản lí 3 cấp: cấp công ty, nông trường và đội sản xuất
Cấp công ty gồm có:
Ban lãnh đạo gồm một giám đốc và một phó giám đốc
Ban tham mưu gồm có phòng nghiệp vụ và một ban:
- Phòng kế hoạch vật tư
- Phòng kỉ thuật
- Phòng KCS
- Phòng tài chính kế toán
- Phòng tổ chức lao động tiền lương
- Văn phòng công ty
- Ban thanh tra bảo vệ
Trang 17Cấp Nông trường gồm một giám đốc, một phó giám đốc và các nhân viên kế toán thống kê
Có 7 nông trường:
Nông trường cao su Lai Uyên
Nông trường cao su Hưng Hoà
Nông trường cao su Tân Hưng
Nông trường cao su Bố Lá
Nông trường cao su Hội Nghĩa
Nông trường cao su Vĩnh Bình
Nông trường cao su Nhà Nai
Và công ty cao su Phước Hoà có một cơ khí chế biến và một trung tâm y tế
Trang 18Nông trường cao su Nhà Nai
Nông trường cao su Lai Uyên
Nông trường cao su Tân Hưng
Xí nghiệp CKCB & XD
NMCB Cua paris NMCB
bố lá
Trang 192.4 Tình hình lao động và công nghệ trang thiết bị nhà xưởng của công ty
2.4.1 Tình hình lao động của công ty
Bảng 2.1 Tình Hình Lao Động của Công Ty Năm 2007
STT Phân loại Số người Tỉ trọng (%)
Đặc điểm của ngành khai thác và chế biến mủ cao su là ngành chưa có công
nghệ cao để thay thế sức lao động của con người nên chủ yếu sử dụng lao động thủ
công là chính trong khai thác cao su
Qua bảng 2.1cho thấy toàn bộ công nhân của công ty là 5.700 người, trong đó:
Phân theo lĩnh vực hoạt động
- Lực lượng lao động gián tiếp chính là bộ phận quản lí của doanh nghiệp có
400 người chỉ chiếm 7,02% nhưng đây là đội ngũ lao động có năng lực, luôn hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao
- Lực lượng lao động sản xuất trực tiếp chính là những công nhân kỉ thuật lành
nghề có 5.263 người tương đương với tỉ lệ là 92,33%
- Bộ phận khác ở đây chính là lực lượng phục vụ cho sự nghiệp đoàn thể của
doanh nghiệp
Phân theo trình độ lao động: Số lao động chủ yếu là lao động phổ thông có
5467 người chiếm một tỉ trọng lớn là 95,91%, đội ngũ lao động có trình độ cao chỉ
chiếm khoảng 4,09%
Trang 20Phân theo giới tính: Do đặc điểm của ngành khai thác có su không cần lao động nặng nhưng phải cần cù khéo léo Do đó phù hợp với lao động nữ, tỉ lệ lao động nam
và nữ xấp xỉ nhau: nữ là 50,53% trong khi tỉ lệ nam là 49,47%
Với lực lượng lao động phù hợp như vậy nên trong những năm vừa qua công ty đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng, vinh dự là một trong những công ty có mức đóng góp lớn vào tổng kim nghạch xuât khẩu của ngành cao su Việt Nam
2.4.2 công nghệ trang thiết bị nhà xưởng
Công nghệ sơ chế cao su được đổi mới và trang bị bằng máy móc và qui trình sản xuất tiên tiến nhất của Malaysia Tiết kiệm thời gian chế biến, nhiên liệu cho sản phẩm chất lượng tốt, cạnh tranh và hội nhập kinh tế, năng lực đáp ứng kế hoạch sản lượng vườn cây công ty và tiểu điền cho năm 2007 và những năm tiếp theo Công ty
có 2 nhà máy, 4 dây chuyền chế biến, tổng công suất chế biến 37000 tấn/năm
Nhà máy chế biến bố lá: 10000 tấn/năm
Dây chuyền sơ chế mủ cốm: 7000 tấn/năm
Dây chuyền sơ chế mủ kem: 3000 tấn/năm
Nhà máy chế biến cua paris: 27000 tấn/năm
Dây chuyền sơ chế mủ cốm: 20000 tấn/năm
Dây chuyền sơ chế mủ tạp: 7000 tấn/ năm
Áp dụng hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn: ISO 9002 do IQNET & PSB chứng nhận
TCVN ISO 9002: 1996 / ISO 9002 : 1994 do trung tâm chứng nhận QUACERT cấp
SS ISO 9002 : 1994 / ISO 9002 : 1994 do IQNET chứng nhận
TCVN ISO 9001: 2000 / ISO 9001 : 2000 do trung tâm chứng nhận QUACERT
Trang 21hiện chuyển giao công nghệ thông tin và các dịch vụ khác, phát triển kinh doanh các ngành nghề khác theo qui định của nhà nước
Sản phẩm chính là cao su thiên nhiên sơ chế gồm 10 chủng loại:
Thành phẩm sơ chế từ mủ nước:
Mủ cốm: SVRCV 50, SVRCV 60, SVRL, SVR5
Mủ kem: latex LA, latex HA, Skim
Thành phẩm sơ chế từ mủ chén, mủ đông, mủ dây: SVR 10, SVR 20
Cơ cấu sản phẩm chế biến:
Bảng 2.2 Cơ Cấu Sản Phẩm Chế Biến
Sản phẩm Cơ cấu chế biến
Ngoài sản xuất chính công ty mở rộng sản xuất ngoài ngành Từ năm 2004 đầu
tư 5 dự án:
Định hình phát triển khu công nghiệp số 1 Nam Tân Uyên với diện tích 365 ha, vốn dự kiến 70 tỉ đồng việt nam đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt số 1717 ngày 17/11/2004
Liên doanh với công ty cao su Miền Nam (casumina) để sản xuất găng tay cao
su từ mủ latex có sẵn của công ty, công suất thiết kế 650 triệu chiếc/ năm
Góp vốn cùng tổng công ty xây dựng đường tuyến đường nhựa (DT 741), vốn
dự kiến góp 30 tỉ đồng
Định hình phát triển khu dân cư ấp 1A-Phước Hoà (đã có phê duyệt chủ trương của tổng công ty và uỷ ban tỉnh), vốn dự kiến 60 tỉ đồng và khu dân cư Mỹ Phước thuộc nông trường Vĩnh Bình
Góp vốn vào công trình thuỷ điện Sông Côn – Quãng Nam, vốn dự kiến 45 tỉ đồng
Trang 22Góp vốn vào công ty cổ phần Công Nghiệp Cao Su - quận 3 Tp.HCM, vốn góp
2 tỉ đồng
2.5.2 Qui trình sản xuất
Chế biến mủ khối từ mủ nước
Công đoạn 1: Xử lí nguyên liệu
Tiếp nhận mủ nước qua đồng hồ quậy, để lắng, tháo qua máng dầu, pha axít loãng cho vào mương đánh đông
Công đoạn 2: Gia công cơ học
Tiếp tục cho qua máy cán kéo, qua mương dẫn, băng tải, cán ép mỏng dần, để máy cán thành cốm, cốm đưa lên sàn đun rồi vào các thùng sấy và đẩy vào lò sấy
Công đoạn 3: Gia công nhiệt
Sau khi ở trong lò sấy được 13 đến 17 phút, với nhiệt độ từ 90 tới 1100C, mủ cốm được đưa qua hệ thống làm nguội
Công đoạn 4: Hoàn chỉnh sản phẩm:
Phân loại sản phẩm, ép kiện, đóng bao PE, đóng Pallet, vận chuyển vào kho chứa rồi xuất khẩu
Hình 2.2 Sơ Đồ Chế Biến Mủ Khố
Dây chuyền chế biến mủ cao su SVR 3L
Sản phẩm cao su chế biến SVR 3L được chế biến theo qui trình công nghệ sau:
Hoàn chỉnh sản phẩm
Trang 23Hình 2.3 Qui Trình Chế Biến Mủ SVR 3L
Nhận xét chung về tổng quan công ty
Công ty có hệ thống tổ chức linh hoạt, trình độ đội ngũ nhân viên cao, trang thiết bị hiện đại, diện tích vườn cây lớn cộng với thiên nhiên ưu đãi và vị trí lí tưởng của khu vực Đông Nam Bộ Với trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá việc độc canh một mình cây cao su chắc chắn sẽ không thể đem lại hiệu qủa cao Vì thế việc chuyển dịch tăng cơ cấu công nghiệp và dịch vụ, giảm cơ cấu nông nghiệp để đảm bảo lợi nhuận của công ty là một việc làm hết sức đúng đắn Do đó công ty cao su Phước Hoà
có đầy đủ năng lực để chèo con thuyền của mình vượt qua thử thách, tiến nhanh và vững chắc trên sự nghiệp hoạt động kinh doanh của mình
Nguyên liệu (mủ khai thác từ vườn cây)
Xử lí mủ nước (hồ tiếp nhận)
Tạo đông tụ (mương đánh đông)
Gia công cơ học (máy cán)
Gia công nhiệt (lò sấy)
Phân loại
Ép bánh, đóng gói
Bán ra thị trường
Trang 24CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lí luận
3.1.1 Cơ sở lí luận về tiêu thụ
Khái niệm và nhiệm vụ của tiêu thụ: Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ là quá trình đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng thông qua hình thức mua bán
Tuy nhiên đối với mặt hàng là mủ cao su sơ chế mà đặc biệt là sản phẩm của công ty cao su Phước Hoà thì nó là quá trình thu mua của những cá nhân và tổ chức để bán lại cho những cá nhân hay tổ chức khác để kiếm lời hoặc sử dụng vào việc sản xuất ra những thứ hàng khác hay dịch vụ khác để bán, cho thuê hay cung ứng cho những người tiêu dùng khác Ở đây nó không còn là sản phẩm tiêu dùng mà là đầu vào của những quá trình sản xuất khác (hàng tư liệu sản xuất)
Đối với một doanh nghiệp, tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng của một vòng chu chuyển vốn; là quá trình chuyển đổi tài sản từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền
tệ Là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Do đó có tiêu thụ được hàng hoá thì mới có khả năng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn
Sau quá trình tiêu thụ, doanh nghiệp không những thu hồi được tổng chi phí đã phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà còn tạo ra được một lượng giá trị thặng dư Đây là mục đích cuối cùng mà doanh nghiệp muốn đạt tới
Tuy nhiên trong thực tế không phải bất cứ một sản phẩm nào cũng tiêu thụ đựơc mặc dù sản phẩm đó có chất lượng tốt, giá cả hơp lí Do đó để tiêu thụ được sản phẩm đòi hỏi các nhà quản lí phải có những giải pháp đúng đắn, hoàn chỉnh để đáp ứng được nhu cầu thị trường Việc đưa ra giải pháp hợp lí phải tuỳ vào từng loại sản phẩm và nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm đó
Trang 25Vai trò và ý nghĩa của tiêu thụ: Tiêu thụ sản phẩm nhanh tạo ra sức mạnh cạnh tranh, tăng khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, có điều kiện liên doanh, liên kết mở rộng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
Nhờ tiêu thụ được sản phẩm mới bù đắp được chi phí sản xuất kinh doanh như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đối với nhà nước…
Tiêu thụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng - quyết định thành bại của doanh nghiệp
và là quá trình thực hiện lợi nhuận: mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp
3.1.2 Các chỉ tiêu dùng để đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm
Để đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm có thể dựa vào số lượng sản phẩm bán
ra và doanh thu thu được
Số lượng sản phẩm bán ra: Được biểu hiện bằng lượng sản phẩm tiêu thụ
được Để đánh giá cụ thể tình hình tiêu thụ thì cần so sánh thêm một số chỉ tiêu như:
So sánh kế hoạch tiêu thụ so với thực hiện để xem những sản phẩm nào đã hoàn thành kế hoạch, những sản phẩm nào chưa hoàn thành kế hoạch đề ra Từ kết quả này
sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sản phẩm không hoàn thành kế hoạch mà có biện pháp hợp lí hơn trong tương lai
So sánh sản lượng tiêu thụ so với năm 2005 sẽ cho thấy mức tiêu thụ tăng lên hay giảm sút
So sánh số lượng sản xuất ra và số lượng sản phẩm đã bán được để thấy rõ công tác tiêu thụ hiện tại có khả quan hay không
Doanh thu: Giá trị tổng sản lượng được làm ra trong một kì sản xuất kinh
doanh
Doanh thu = sản lượng*giá bán đơn vị sản phẩm Vì vậy nó được biểu hiện bằng giá trị thu được trong sản xuất kinh doanh Cũng như số lượng sản phẩm bán ra cần so sánh doanh thu giữa 2 năm 2005 và 2006 xem công ty có đang hoạt động tốt hay không, sau đó cần đi sâu vào doanh thu nội địa và doanh thu ngoài nước để xem thị trường nào đang chiếm tỉ trọng doanh thu lớn để tập trung đầu tư vào thị trường đó nhiều hơn Cuối cùng là xem xét tốc độ tăng trưởng của doanh thu đối với từng sản phẩm để thấy được sản phẩm nào đang có tốc độ tăng trưởng cao, sản phẩm nào đang
Trang 263.1.3 Đặc điểm chủ yếu của thị trường hàng tư liệu sản xuất
Thị trường tư liệu sản xuất là tập hợp những cá nhân và tổ chức mua hàng và dịch vụ để sử dụng vào việc sản xuất ra những thứ hàng hay dịch vụ khác để bán, cho thuê hay cung ứng cho những người tiêu dùng khác
Thị trường hàng tư liệu sản xuất có những đặc điểm nhất định khác hẳn với thị trường hàng tiêu dùng Đó là những đặc điểm sau:
- Ít người mua hơn: Người bán hàng tư liệu sản xuất thường phải làm việc với một số người mua, ít hơn nhiều so với người bán hàng tiêu dùng
- Ít người mua nhưng họ có tầm cỡ hơn: Những người mua này tập trung theo vùng địa lí, phần lớn những người mua hàng tư liệu sản xuất thường tập trung ở các thành phố lớn
- Nhu cầu về hàng tư liệu sản xuất do nhu cầu về hàng tiêu dùng quyết định
- Nhu cầu về hàng tư liệu sản xuất không co giãn
- Nhu cầu về hàng tư liệu sản xuất biến động mạnh
- Những người mua hàng tư liệu sản xuất là những người chuyên nghiệp
Một số yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến hành vi mua hàng tư liệu sản xuất của khách hàng:
- Những yếu tố môi trường xung quanh: Mức nhu cầu sơ cấp, điều kiện cung ứng vật tư, triển vọng kinh tế, số tiền vay được, nhịp độ tiến bộ khoa học kỉ thuật, hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, các sự kiện chính trị và khuynh hướng điều tiết kinh doanh
- Những yếu tố đặc điểm doanh nghiệp: Mục tiêu doanh nghiệp, hoàn cảnh chính trị, phương pháp làm việc và hệ thống tổ chức nội bộ
- Những yếu tố quan hệ cá nhân: Quyền hạn, cương vị, biết đặt mình vào vị trí người khác và biết thuyết phục
- Những yếu tố đặc điểm cá nhân: Tuổi tác, mức thu nhập, học vấn, vị trí công tác, kiểu nhân cách và thái độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro
3.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ sản phẩm công nghiệp
a) Nhân tố bên trong
Chất lượng sản phẩm: Khi chất lượng cuộc sống được nâng cao cũng có nghĩa
là nhu cầu về sinh hoạt hàng ngày của đại đa số người dân cũng được gia tăng theo
Trang 27Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Vì vậy khi sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lí sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu thụ tức tiêu thụ sản phẩm được nhiều hơn
Chất lượng phục vụ: Để có thể đứng vững trên thị trường thì ngoài viêc đáp
ứng những yêu cầu về chất lượng và giá cả thì việc phục vụ tận tình, niềm nở với khách hàng cũng góp một phần không nhỏ trong công tác tiêu thụ Nó giúp làm tăng
sự thõa mãn của khách hàng hơn từ đó đẩy mạnh hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm
Giá cả: Trong tình trạng cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc xác định một
giá cả phù hợp là hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng tiêu thụ
và lợi nhuận của doanh nghiệp Cùng một loại sản phẩm, chất lượng như nhau nhưng giá cả thấp hơn thì xem như doanh nghiệp đó đã thành công trong việc qui định mức giá cho sản phẩm Khi giá tăng làm cho doanh thu tăng trong điều kiện giả định là khối lượng mặt hàng bán ra không đổi Tuy nhiên khi giá bán tăng lên lượng cầu sẽ giảm, dẫn đến lượng sản phẩm bán ra sẽ giảm một khi thu nhập của người tiêu dùng không tăng và ngược lại khi giá giảm sẽ làm tăng lượng cầu Đó là sự lựa chọn sáng suốt của người tiêu dùng Mức độ tăng giảm của khối lượng hàng hoá tiêu thụ còn tuỳ thuộc vào mức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của hàng hoá Việc định ra một mức giá phù hợp phải tuỳ thuộc vào từng thời điểm, hàng hoá tung ra thị trường vào những thời điểm khác nhau sẽ được quyết định ở những mức giá khác nhau và mức giá này sẽ quyết định phần lớn lượng sản phẩm tiêu thụ Do đó việc định giá cho sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng
Phương thức thanh toán: Góp phần cho việc thu hồi vốn diễn ra nhanh hơn
Vì vậy việc xác định một phương thức thanh toán hợp lí đối với từng khách hàng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
Tình hình dự trữ hàng hoá: Dữ trữ hàng hoá với một mục đích duy nhất là
đảm bảo số lượng sản phẩm mà khách hàng yêu cầu vì nếu để tình trạng thiếu hụt, không đủ khối lượng sẽ làm mất khách hàng và cơ hội kinh doanh Tuy nhiên tồn kho quá lớn làm ứ đọng vốn (tăng chi phí sử dụng vốn) và tăng chi phí bảo quản hàng tồn kho, gây ảnh hưởng đến hiệu quả chung
Trang 28Tồn kho phải luôn kịp thời và vừa đủ (chứ không phải đầy đủ) Vì vậy doanh nghiệp cần có bên cạnh những nhà cung cấp uy tín và bằng các hợp đồng lâu dài, ổn định Tất nhiên điều này không đơn giản - đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, luôn chịu nhiều biến động bất định
Chiêu thị cổ động: Đây là hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh cũng như
sản phẩm của công ty Là nhân tố tích cực làm cho thị phần của công ty được mở rộng
b) Nhân tố bên ngoài
Tình hình tiêu thụ cao su trên Thế Giới và Việt Nam: Có tác động trực tiếp
đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty Khi cầu tăng thì việc bán hàng trở nên thuận lợi hơn và ngược lại khi cầu giảm thì tiêu thụ trở nên khó khăn hơn Vì thế thường xuyên nắm bắt những tình hình về cao su trên Thế Giới và Việt Nam phải được thực hiện thường xuyên để tránh tình trạng ứ đọng sản phẩm
Chính sách nhà nước: Là một doanh nghiệp tồn tại có sự quản lí của nhà nước
nên mọi quyết định của nhà nước đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp
Khách hàng: Khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác tiêu
thụ của công ty, khách hàng có ảnh hưởng rất to lớn đến việc quyết định doanh nghiệp
sẽ tồn tại và phát triển, liệu có một doanh nghiệp nào có thể đứng vững khi không có khách hàng hay không?, không có khách hàng thì quá trình tiêu thụ trở nên vô nghĩa,
vì thế trên thị trường khách hàng là thượng đế, mọi yêu cầu của thượng đế là mệnh lệnh đối với mọi doanh nghiệp giá cả, chất lượng, các dịch vụ phuc vụ trong và sau bán hàng, các điều kiện thanh toán hợp lí là thế mạnh đối với doanh nghiệp vì đó là những ưu thế lớn để thu hút khách hàng
Các đối thủ cạnh tranh: “Công ty nào cũng có đối thủ cạnh tranh Ngay cả khi
có một hãng hàng không, hãng đó cũng phải lo ngại sự cạnh tranh đến từ tàu hoả, xe buýt, ôtô, xe đạp, và cả những ai thích đi bộ tới nơi họ muốn nữa.” “Có được đối thủ cạnh tranh tốt là điều may mắn Họ giống như những người thầy giúp nâng cao nhận thức và rèn luyện kỉ năng của chúng ta Đối thủ cạnh tranh bình thường làm ta khó chịu, còn những kẻ cạnh tranh hèn kém gây ra phiền hà cho những đối thủ cạnh tranh chân chính.” “Công ty không bao giờ được phép phớt lờ đối thủ cạnh tranh của mình.” (Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z, Philip Kotler, 2006)
Trang 293.1.5 Các chiến lược tác động đến tiêu thụ sản phẩm
Khái niệm chiến lược: Chiến lược được hiểu là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như trong tương lai Như vậy các mặt mạnh và các mặt yếu của tổ chức được giải quyết để tranh thủ cơ hội bên ngoài và giảm thiểu các mối đe doạ
Hình 3.1 Sơ Đồ Mô Hình Quản Trị Chiến Lược
Chiến lược sản phẩm
Khái niệm sản phẩm: Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đưa vào một thị trường
để đạt được sự chú ý, sự chấp nhận, sử dụng hoặc tiêu thụ, có khả năng thoã mãn được một ước muốn hay một nhu cầu Chiến lược sản phẩm là tổng thể các định hướng, các nguyên tắc, các biện pháp thực hiện trong việc xác lập một mặt hàng hay một chủng loại sản phẩm sao cho phù hợp với từng thị trường và phù hợp với từng giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của sản phẩm Một chiến lược sản phẩm hoàn thiện sẽ là vũ khí sắc bén trong tiêu thụ, là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Vai trò của chiến lươc sản phẩm: Khi có một chiến lược sản phẩm hoàn chỉnh thì doanh nghiệp mới có được phương hướng đầu tư, sản xuất ra hàng loạt sản phẩm
và đem tiêu thụ
Phân tích môi trường
Xác định mục tiêu
PT lựa chọn chiến lược
Thực hiện chiến lược
ĐG kiểm tra chiến lược
Trang 30Nội dung chiến lược sản phẩm: Chiến lược sản phẩm bao gồm nhiều giai đoạn, đầu tiên xác định chủng loại sản phẩm, sản xuất sản phẩm như thế nào như về nguyên liệu, bao bì, mẫu mã…
Chu kì sống của sản phẩm
Sản phẩm theo quan niệm maketing là những hàng hoá hay những dịch
vụ có khả năng thoả mãn nhu cầu của thị trường Trong chiến lược sản phẩm, chu kì sống của sản phẩm là một nội dung quan trọng vì một sản phẩm không phải gắn với một thị trường nhất định Một sản phẩm có thể mới ở thị trường này nhưng lại không còn mới ở thị trường khác hoặc một sản phẩm có chu kì sống dài ở thị trường này nhưng ở thị trường khác lại không tồn tại
Nói đến chu kì sống của sản phẩm tức là nói đến các giai đoạn của một sản phẩm tồn tại từ khi nó xuất hiện đến khi nó bị từ chối trên thị trường thông thường, một sản phẩm trải qua bốn giai đoạn trong chu kì sống của nó: Giới thiệu, tăng trưởng, bão hoà, suy thoái; được biểu hiện qua sơ đồ sau:
Hình 3.2 Sơ Đồ Chu Kì Sống Của Sản Phẩm
I: Giai đoạn giới thiệu
II: Giai đoạn tăng trưởng
III: Giai đoạn bảo hoà
IV: Giai đoạn suy thoái
Trang 31Chiến lược phân phối
Phân phối sản phẩm hàng hoá là bộ phận của quan hệ sản xuất, là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là giai đoạn cần thiết của quá trình sản xuất xã hội Phân phối là các hoạt động liên quan đến quá trình tổ chức, điều hành và vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ một cách hiệu quả nhất
Khái niệm chiến lược phân phối: Là hình thức phân phối sản phẩm trên thị trường trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu và tìm kiếm tiềm năng của thị trường tương lai
Xây dựng chiến lược phân phối là nhằm cung cấp cho khách hàng đúng sản phẩm, đúng thời gian, đúng địa điểm, gia tăng nhu cầu người tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất
Vai trò của phân phối: Một chiến lược phân phối hợp lí sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi và làm tăng khả năng liên kết tiêu thụ sản phẩm trong tương lai, nhờ đó sẽ làm giảm đi sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp
Chức năng phân phối: Phân phối có các chức năng sau
- Chuyển quyền sử dụng hàng hoá từ người sản xuất đến khách hàng thông qua hệ thống trung gian bằng các hoạt động mua bán Do vậy việc phân phối có thực hiện được hay không là tuỳ thuộc vào hệ thống trung gian này
- Di chuyển hàng hoá bao gồm các dịch vụ liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá, từ địa điểm sản xuất hoặc từ kho trung gian phân phối đến khách hàng
- Cung cấp thông tin thị trường cho nhà sản xuất thông qua tình hình phân phối và thị trường tiêu thụ sản phẩm, xác định giá cả thích hợp với thị hiếu khách hàng, giúp cho việc tổ chức thu thập thông tin và xử lí chính xác, kịp thời
Kênh phân phối: Là tập hợp những cá nhân hay tổ chức trung gian hỗ trợ cho việc chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hoá hay dịch vụ nào đó từ nhà sản xuất đến tay khách hàng Trong phân phối có các loại kênh phân phối sau đây:
Trang 32- Kênh trực tiếp
Nhà sản xuất bán hàng hoá trực tiếp cho khách hàng cuối cùng, không qua trung gian Ba cách bán hàng trực tiếp thường thấy là bán hàng đến tận nhà người cần mua, bán theo đơn đặt hàng và những cửa tiệm sản xuất
- Kênh gián tiếp
- Kênh cấp 1: Chỉ qua một trung gian bán hàng Trong thị trường hàng tiêu dùng trung gian này thường là một nhà bán lẻ
- Kênh cấp 2: Có hai nhà trung gian Khi đó hàng hoá phải qua nhà bán
sỉ đến nhà đến nhà bán lẻ hoặc đại lí đến nhà bán lẻ trong thị trường hàng tiêu dùng
- Kênh cấp 3: Có ba trung gian: nhà bán sỉ, nhà môi giới và nhà bán lẻ Đối với hàng tư liệu sản xuất thì người trung gian trong kênh cấp 1 này thường
là đại lí tiêu thụ hay người môi giới, người trung gian trong kênh cấp 2 và cấp 3 là người phân phối hay đại lí công nghiệp
Hình 3.3 Sơ Đồ Kênh Phân Phối
Trang 33Chiến lược giá
Khái niệm giá: Giá cả là số tiền mà ở đó tạo nên sự thoả thuận giữa người bán
và người mua để được quyền sở hữu một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó
Chiến lược giá: Là hình thức xác định giá cả của một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó trong tương lai mà vẫn đảm bảo lợi nhuận mục tiêu Chiến lược giá là một trong những nhân tố góp phần đến với thắng lợi trong kinh doanh của doanh nghiệp Xây dựng chiến lược giá đúng đắn sẽ làm cho khối lượng hàng hoá tiêu thụ nhiều hơn, đảm bảo cho doanh nghiệp tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh, tạo nên thế đứng vững chắc trên thị trường
Vai trò của giá: Giá cả là yếu tố quyết định tính cạnh tranh trên thị trường Ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của qúa trình sản xuất kinh doanh
Phương pháp định giá:
- Định giá theo mức tối thiểu để có lợi nhuận mục tiêu
- Định giá theo vùng
- Định giá theo thời vụ
- Định giá theo chất lượng sản phẩm
- Định giá hướng vào doanh nghiệp
- Định giá hướng ra thị trường
Chiến lược chiêu thị cổ động
Chiến lược này có vai trò to lớn trong việc tiêu thụ hàng hoá, nó giúp cho doanh nghiệp nắm vững thông tin của thị trường, ý muốn của khách hàng để thoả mãn nhu cầu tối đa của khách hàng, giảm được chi phí không cần thiết và tránh đươc rủi ro trong kinh doanh
Để thực hiện các chiến thuật chiêu thị cổ động người ta phải thông qua ba giai đoạn chủ yếu: quảng cáo, chiêu thị, bán hàng và các hoạt động yểm trợ cho bán hàng Tuy nhiên đối với sản phẩm là nguên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác như mủ cao su sơ chế thì chủ yếu là dung phương thức quảng cáo mặc dù hình thức này cũng ít được áp dụng đối với mặt hàng này những yếu tố maketing chủ yếu là giá
cả và dịch vụ
Trang 34Để quảng cáo hiệu quả cần có nội dung xúc tích, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, đặc biệt quảng cáo phải có tính trung thực, thông tin phải chính xác Các phương tiện quảng cáo rất đa dạng và phong phú., tuy nhiên đối với sản phẩm công nghiệp như cao
su thì nên có hình thức quảng cáo trên báo chí hay nhân viên trực tiếp quảng cáo về sản phẩm của công ty khi bán hàng
3.1.6 Ma trận SWOT
Doanh nghiệp nào tồn tại cũng chịu sự tác động của môi trường bên trong và bên ngoài Việc xác định những ưu và nhược điểm của công ty thông qua môi trường kinh doanh là rất cần thiết Vì thế mục đích của việc nghiên cứu môi trường bên trong
và bên ngoài là nhằm nhận định cho được những cơ hội, đe doạ, các điểm mạnh và điểm yêú mà doanh nghiệp đang và sẽ đối mặt trong quá trình hoạt động, làm cơ sở cho việc hình thành những chiến lược thích hợp trong tương lai Kỉ thuật phân tích SWOT là một công cụ giúp cho các nhà quản trị trong việc tổng hợp những kết quả nghiên cứu môi trường và đề ra chiến lược một cách khoa học Nó bao gồm các bước sau:
Xác định những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu có tính then chốt
- Cơ hội và nguy cơ là hai khái niệm khác nhau, nó có thể chuyển hoá lẫn nhau Điều đó có nghĩa là cơ hội biến thành nguy cơ khi cơ hội đó không được công ty nắm bắt hoặc khai thác kịp thời mà để rơi vào đối thủ cạnh tranh khác
- Điểm mạnh và điểm yếu rút ra được từ việc phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp, phải là những yếu tố cốt lõi có tác động mạnh đến vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp
- Liên kết các yếu tố bên trong và điều kiện bên ngoài
- Liệt kê các yếu tố chủ yếu của điều kiện bên trong và bên ngoài lên các ô của
ma trận SWOT
Trang 35W: Weaknesses (những điểm yếu)
O: Opportunities (những cơ hội)
W+T: Phải khắc phục những yếu kém nào để giảm bớt nguy cơ hiện nay Mục đích của việc kết hợp này là nhằm tạo ra sự cộng hưởng giữa bốn yếu tố để lập ra phương hướng mà qua đó giúp doanh nghiệp sử dụng mặt mạnh để khai thác tốt nhất cơ hội, lấp dần những yếu kém và giảm bớt nguy cơ
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp phân tích
- Phương pháp lịch sử: Thu thập, thống kê tính toán và tổng hợp các số liệu thứ
cấp từ các chứng từ, sổ sách cũng như báo cáo đã phát sinh của các phòng ban có liên quan đến tình hình tiêu thụ của công ty chủ yếu là qua 2 năm 2005 và 2006
Trang 36- Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn, trao đổi với các nhân viên đang làm
việc, có kinh nghiệm về những biện pháp đang áp dụng để đẩy mạnh công tác tiêu thụ gặp những khó khăn và thuận lợi gì Để từ đó có thể đưa ra những giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ trong thời gian tới
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh Có 2 kỉ thuật so sánh:
So sánh bằng số tuyệt đối sẽ cho thấy sự tăng giảm về qui mô của chỉ tiêu cần phân tích
= số kì phân tích – số kì gốc
So sánh bằng số tương đối: Là quan hệ tỉ lệ giữa 2 chỉ tiêu Việc so sánh bằng cách này cho thấy tốc độ tăng, giảm của chỉ tiêu cần phân tích
Tốc độ tăng giảm chỉ tiêu = số kì phân tích*100/số kì gốc
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu từ các phòng ban của công ty, các báo cáo quyết toán cuối năm 2005-2006
- Các tài liệu từ báo cao su Việt Nam, các thông tin từ Internet…
Trang 37CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh đều có mục tiêu làm ra càng nhiều lợi nhuận càng tốt Nhưng mục tiêu hoá lợi nhuận không phải là một công việc dễ đánh giá, bởi mục tiêu này chịu tác động của nhiều yếu tố Do đó, không thể coi tối đa hoá lợi nhuận là yếu tố duy nhất tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Vì vậy, để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cần đánh giá những yếu tố sau: sản lượng tiêu thụ, doanh thu, chi phí, lợi nhuận…
Nhìn vào bảng 4.1 cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2006 của doanh nghiệp rất tốt Các chỉ tiêu đánh giá đều cao hơn so với năm 2005 cho thấy công
ty đang có những biện pháp đúng đắn đặc biệt là trong công tác tiêu thụ vì kết quả của tiêu thụ sản phẩm thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu doanh thu
Trang 38Bảng 4.1 Tình Hình Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty qua 2 Năm 2005-2006
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dvụ " 242.422.782 355.807.928 113.385.146 46,77
6 Chi phí quản lý doanh nghiệp " 24.039.688 36.021.786 11.982.098 49,84
7 Chi phí bán hang " 6.861.097 9.636.735 2.775.638 40,45
8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh " 211.521.997 310.149.407 98.627.410 46,63
9 Doanh thu hoạt động tài chính " 7.928.949 11.852.077 3.923.128 49,48
10 Chi phí hoạt động tài chính " 132.228 398.939 266.711 201,71
11 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính " 7.796.721 11.453.138 3.656.417 46,90
12 Các khoản thu nhập khác " 27.524.229 53.037.670 25.513.441 92,69
13 Chi phí khác " 13.948.221 25.744.743 11.796.522 84,57
14 Lợi nhuận khác " 13.576.008 27.292.927 13.716.919 101,04
15 Tổng lợi nhuận trước thuế " 232.894.726 348.895.472 116.000.746 49,81
16 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp " 72.196 103.822 31.626 43,81
17 Lợi nhuận sau thuế " 232.822.530 348.791.650 115.969.120 49,81
Trang 394.2 Khái quát tình hình tiêu thụ cuả công ty
4.2.1.Thị trường tiêu thụ của công ty
Sản phẩm chính của công ty là SVR 3L-L, bên cạnh đó còn có những sản phẩm khác như: SVR CV50-60, SVR 5-10-20…, đây là những sản phẩm không những được tiêu thụ nhiều ở trong nước mà còn phổ biến ở nước ngoài Cùng với tốc độ tăng trưởng của nghành ôtô, lốp xe, sản phẩm cao su và mức sống xã hội ngày càng cao thì nhu cầu về phương tiện đi lại cũng được tăng lên Với độ sáng cao, độ dẻo thích hợp mặt hàng SVR 3L-L dùng để sản xuất hàng gia dụng, công nghệ xe hơi, ron máy móc…được 22 nước tiêu thụ, nhiều nhất là ở các nước : Russia, China, Taiwan, Korea, Belgium, Singapore Tuy với độ sáng không nhiều như SVR 3L–L, nhưng
SVR CV50-60 có độ nhớt ổn định cùng với độ đàn hồi cao là một trong những mặt hàng được ưa chuộng nhiều ở Châu Âu và Mĩ thích hợp chế tạo vỏ xe cao cấp và thiết
bị công nghệ, SVR 5-10-20 sơ chế từ mủ tạp được dùng để chế tạo vỏ xe máy Phần lớn được tiêu thụ ở các nước Châu Á Trong năm 2006 thì nhu cầu về mặt hàng này đã
có sự gia tăng đáng kể
4.2.2 Thị phần của công ty
Là công ty được thành lập trên 30 năm Công ty cao su Phước Hoà ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng của mình Có thể nói công ty Phước Hoà có một chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường, luôn là một trong những công ty có vị thế cao trong nghành cùng với 3 công ty khác là: công ty cao su Phú Riềng, công ty cao su Đồng Nai và công ty cao su Bà Rịa đã góp phần không nhỏ vào tổng kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam
Để có vị trí như ngày hôm nay công ty đã nỗ lực không ngừng Bằng nỗ lực và
sự tự khẳng định mình Phước Hoà đã từng bước vượt qua những đối thủ cạnh tranh trong ngành tìm cho mình một vị thế thứ 4 trên thị trường Sự lớn mạnh không ngừng cũng như việc tạo dựng được thương hiệu uy tín trên thị trường, luôn lấy phương châm xem chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn hàng đầu trong bán hàng đã tạo cho công ty dễ dàng hơn trong hoạt động kinh doanh của mình Tuy nhiên cũng như những công ty khác Phước Hoà không phải là một tổ chức độc lập mà luôn tồn tại trong trong điều kiện có sự đối đầu và cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành và điều
Trang 40thái không được chủ quan mà luôn luôn không ngừng tự hoàn thiện mình để phát triển ngày một tốt hơn Dù chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng công ty cao su Phước Hoà là một trong những doanh nghiệp “ăn nên làm ra” ở khu vực Đông Nam Bộ
Hình 4.1 Biểu Đồ Biểu Diễn Thị Phần của Công Ty Phước Hoà ở Khu Vực Đông Nam Bộ
Các cty khác 88%
Phước hoà 12%
Phước hoà Các cty khác
4.3 Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
4.3.1 Đánh gía số lượng sản phẩm bán ra so với một số chỉ tiêu
a) Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong năm 2006
Bảng 4.2 Tình Hình Thực Hiện Kế Hoạch Tiêu Thụ Trong Năm 2006