Khoá luận nghiên cứu về đời sống vật chất và tinh thần của CN cao su dạng tiểu điền trên cơ sở phân tích các số liệu tự điều tra tại địa bàn Huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương và đồng thời n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
NGHIÊN CỨU ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA
CÔNG NHÂN CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI HUYỆN
PHÚ GIÁO TỈNH BÌNH DƯƠNG
NGUYỄN CHÍ THÀNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2007
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “NGHIÊN CỨU ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CÔNG NHÂN HUYỆN PHÚ GIÁO TỈNH BÌNH DƯƠNG.” do NGUYỄN CHÍ THÀNH, sinh viên khóa 29, ngành KINH TẾ NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
Ts NGUYỄN VĂN NGÃI Người hướng dẫn,
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Trang 3Xin chân thành cảm ơn:
- Thầy Nguyễn Văn Ngãi đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
- Quý Thầy, Cô Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm đã trao dồi cho
em những kiến thức quý báu, sự chỉ bảo ân cần thắm tình thầy trò, làm hành trang cho em vững bước trong cuộc sống
- Các Cô, Chú, Anh, Chị công tác tại Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Phú Giáo,
Uỷ Ban Nhân Dân Thị Trấn Phước Vĩnh,Uỷ Ban Nhân Xã Tam Lập đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu
- Chú Thắng người đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình điều tra
- Các bạn cùng khoá đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu Xin gởi đến các bạn lời cảm ơn thân thương nhất
Sinh viên Nguyễn Chí Thành
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN CHÍ THÀNH Tháng 7 năm 2007 “Nghiên Cứu Đời Sống Vật Chất
và Tinh Thần của Công Nhân Cao Su Tiểu Điền Tại Huyện Phú Giáo Tỉnh Bình Dương”
NGUYEN CHI THANH July 2007 “Study of The Life of Workers for Rubber
Holders, Phu Giao District, Binh Duong Province”
Khoá luận nghiên cứu về đời sống vật chất và tinh thần của CN cao su dạng tiểu điền trên cơ sở phân tích các số liệu tự điều tra tại địa bàn Huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương và đồng thời nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương của CN để phản ánh đời sống vật chất của họ hiện nay Từ đó đưa ra các kết luận về đời sống vật chất và tinh thần của CN cao su tiểu điền và đề xuất những kiến nghị phù hợp với thực tế Qua đề tài nghiên cứu để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của CN thì chính quyền địa phương, các chủ vườn và cả CN cạo mủ đều phải cố gắng nỗ lực để có được một thị trường lao động hoàn hảo trong cao su tiểu điền, sự liên kết chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, các chủ vườn và CN sẽ tạo nên một đòn bẩy kích thích sự phát triển của cao su trồng dạng tiểu điền tại địa phương, góp phần trong việc phát triển ngành cao su của tỉnh
và cả nước có được như vậy thì đời sống vật chất cũng như tinh thần của CN cạo mủ nói riêng và người dân trong Huyện nói chung sẽ ngày càng cải thiện và nâng cao
Trang 52.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu 5
2.2.1 Diện tích, dân số và lao động 5 2.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 10
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1 Khái niệm đời sống vật chất của công nhân cao su 17
3.1.2 Khái niệm đời sống tinh thần của công nhân cao su 17
Trang 63.1.6 Tiền lương 19
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3.2 Các thông số thống kê của các biến 38
4.4 Đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện đời sống vật chất tinh thần 48 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.2 Cơ Cấu Diện Tích Theo Mục Đích Sử Dụng 7 Bảng 2.3 Mật Độ Dân Số Huyện qua Các Năm (2001-2005) 9 Bảng 2.4 Lao Động Đang Làm Việc trong Các Ngành Kinh Tế Năm 2005 9
Bảng 2.5 Các Cơ Sở Khám Chữa Bệnh và Số Giường Bệnh của Huyện
Bảng 4.2 Các Chỉ Tiêu Thống Kê Tần Suất, Điều Tra CN Tháng 6/2007 35 Bảng 4.3 Các Chỉ Tiêu Thống Kê Tần Suất, Điều Tra CN Tháng 6/2007 37 Bảng 4.4 Các Thông Số Thống Kê Các Biến Của Công Nhân Cạo Mủ,
Bảng 4.5 Phân Tích Tương Quan giữa Biến Phụ Thuộc và Các Biến Độc Lập,
Trang 9Bảng 4.6 Phân Tích Tương Quan giữa Biến Phụ Thuộc và Các Biến Độc Lập,
Bảng 4.7 Kết Qủa Ước Lượng của Mô Hình Tiền Lương của
Bảng 4.8 Hồi Qui Phụ Cho Các Biến Giải Thích Để Kiểm Tra
Bảng 4.9 Kiểm Định Hiện Tượng Tự Tương Quan 44 Bảng 4.10 Kiểm Định Giả Thuyết Về Các Hệ Số Hồi Qui Riêng 45
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang Hình 2.1 Dân Số TB Chia Theo Giới Tính qua Các Năm (2001-2005) 8
Hình 2.2 Dân Số TB Chia Theo Khu Vực qua Các Năm (2001-2005) 8
Hình 4.2 Đặc Điểm Nhà Ở của Công Nhân Điều Tra, Điều Tra CN
Hình 4.3 Điện Sử Dụng, Điều Tra CN Tháng 6/2007 28 Hình 4.4 Nước Sinh Hoạt, Điều Tra CN Tháng 6/2007 28 Hình 4.5 Vệ Sinh, Điều Tra CN Tháng 6/2007 29 Hình 4.6 Xem TV, Điều Tra CN Tháng 6/2007 30 Hình 4.7 Nghe Radio, Điều Tra CN Tháng 6/2007 31 Hình 4.8 Đọc Báo, Điều Tra CN Tháng 6/2007 31 Hình 4.9 Tham Gia Sinh Hoạt, Điều Tra CN Tháng 6/2007 32 Hình 4.10 Thông Tin Liên Lạc, Điều Tra CN Tháng 6/2007 32 Hình 4.11 Xem Ca Nhạc và Hội Chợ, Điều Tra CN Tháng 6/2007 33 Hình 4.12 Đi Chơi Xa, Điều Tra CN Tháng 6/2007 34 Hình 4.13 Cán Bộ Địa Phương, Điều Tra CN Tháng 6/2007 34 Hình 4.14 Loa Phát Thanh, Điều Tra CN Tháng 6/2007 35
Trang 11DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Kết quả kinh tế lượng
Phụ lục 2 Bảng câu hỏi
Trang 122006 đạt được 39,6 tỷ đô la Mỹ, cao nhất từ trước đến nay, và tăng 21% so với năm 2005, trong đó cao su trồng tiểu điền đã chiếm tới hơn 37 % trong tổng số cao su trong cả nước
và mỗi năm có thêm khoảng 13.000 đến 20.000 ha cao su trồng tiểu điền, dự kiến đến năm 2020 một nửa trong tổng số 700.000 ha cao su Việt Nam sẽ là cao su tiều điền, như vậy diện tích cao su tiểu điền ngày càng tăng nhanh và tập trung nhiều ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, qua số liệu cho thấy cao su trồng tiểu điền đã góp phần không nhỏ trong việc mang lại lợi nhuận cho ngành cao su nói riêng và cả nước nói chung Tuy nhiên năng suất khai thác mủ cao su từ các vườn cao su tiểu điền thường chỉ bằng một nửa, thậm chí thấp hơn so với năng suất cao su quốc doanh vì kỹ thuật canh tác của nông dân còn thấp Để nâng cao năng suất của cao su tiểu điền thì Nhà nước và cơ quan khuyến nông cần phải tăng cường tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ vốn đầu tư và đặc biệt trước hết cần phải quan tâm đến đời sống của những công nhân cạo mủ cao su trồng tiểu điền này cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, bởi vì tay nghề của những công nhân này chính
là yếu tố quyết định trong sản lượng mủ cao su khai thác.Và từ đó đưa ra những chính sách hỗ trợ cho phù hợp và kịp thời
Phú Giáo là một Huyện vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Bình Dương có diện tích tự nhiên lớn thứ 4 của tỉnh và có nhiều tiềm năng về trồng cao su tiểu điền với các lợi thế về đất đai, điều kiện khí hậu thuận lợi, ít thiên tai bão lũ thuận lợi phát triển cây công nghiệp,
Trang 13đặc biệt là cây cao su Chính vì vậy đề tài được thực hiện là: “Nghiên cứu đời sống vật
chất và tinh thần của công nhân cao su tiểu điền tại Huyện Phú Giáo Tỉnh Bình Dương”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương của công nhân cạo mủ cao su tiểu điền
Nghiên cứu đời sống vật chất và tinh thần của công nhân cao su tiểu điền để thấy được cuộc sống hiện nay của họ, từ đó đưa ra những kiến nghị có liên quan nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của CN cao su tiểu điền
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Xã Tam Lập và thị trấn Phước Vĩnh là hai đơn vị có số công nhân lao động khá lớn thuộc địa bàn Huyện Ngoài ra còn thuận lợi cho tôi trong việc tiến hành điều tra Chính vì vậy xã Tam Lập và thị trấn Phước Vĩnh được lựa chọn là nơi thực hiện nghiên cứu này
Về thời gian: đề tài được thực hiện từ 25/3/2007 – 30/6/2007
Về nội dung nghiên cứu: Đời sống vật chất và tinh thần là hai vấn đề rất phức tạp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng đề tài chỉ tập trung vào việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương của công nhân cao su, tìm hiểu các khoản thu nhập khác để phản ánh được phần nào về đời sống vật chất của họ, còn về đời sống tinh thần đề tài tập trung vào khảo sát việc vui chơi giải trí của công nhân và những điều kiện sinh hoạt tại nơi họ đang sống
1.4 Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm năm chương cụ thể như sau:
Chương 1 khái quát về việc lựa chọn đề tài, trình bày những mục tiêu và ý nghĩa của đề tài Ngoài ra phạm vi nghiên cứu cũng được xác định rõ ràng
Chương 2 giới thiệu những vấn đề tổng quan có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài, đồng thời khái quát về tình hình tổng quan về địa bàn đang nghiên cứu
Trang 14Chương 3 nêu lên các cơ sở được sử dụng để tiến hành thực hiện đề tài như: các khái niệm, các quan điểm Các phương pháp nghiên cứu cũng được giới thiệu đầy đủ và
cụ thể
Chương 4 nghiên cứu về đời sống vật chất, đời sống tinh thần của CN cạo mủ cao
su Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương của những công nhân này
Chương 5 sử dụng các kết quả của chương 4 đưa ra các kết luận về vấn đề nghiên cứu trên, sau đó đề xuất một số kiến nghị có liên quan đến nghiên cứu này
Trang 15CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
Chương 2 giới thiệu tổng quan về những vấn đề có liên quan đến nội dung của đề tài như: vị trí địa lý, khí hậu – thời tiết, địa hình – thổ nhưỡng, đặc điểm KT-XH
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Phú Giáo nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bình Dương Là Huyện có diện tích tự nhiên lớn thứ 4 của tỉnh, đồng thời là cửa ngõ lưu thông kinh tế giữa 3 tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai Về địa giới hành chính: Phía Bắc giáp huyện Đồng Phú, huyện Bình Long (tỉnh Bình Phước), phía Đông giáp huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai), phía Tây giáp huyện Bến Cát, phía Nam giáp huyện Tân Uyên
2.1.2 Khí hậu thời tiết
Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với hai mùa rõ rệt: Mùa mưa,
từ tháng 5-11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.000 mm với số ngày có mưa là 120 ngày Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335 mm, năm cao nhất có khi lên đến 500 mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50 mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29oC (tháng 4), tháng thấp nhất 24oC (tháng 1), chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông-Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây Nam Tốc độ gió bình quân khoảng 0,7 m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12 m/s thường là Tây, Tây-Nam Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90 % và biến đổi theo mùa Độ
ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất
Trang 16thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nên nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày Khí hậu Huyện Phú Giáo tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão, lụt…
2.1.3 Địa hình thổ nhưỡng
Địa hình tương đối bằng phẳng, nền địa chất tương đối ổn định, vững chắc phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ dốc không quá 3 – 150
2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Diện tích, dân số và lao động
a) Đơn vị hành chính
Bảng 2.1 Đơn Vị Hành Chính của Huyện
b) Tình hình quản lý đất đai của huyện
- Quản lý đất đai theo địa giới hành chính: Thực hiện chỉ thị 364/CT của Thủ Tướng chính phủ Hiện nay hồ sơ địa giới hành chính giữa các đơn vị xã, thị trấn trong Huyện cũng như các đơn vị hành chính giáp ranh đã được thống nhất rõ ràng Huyện Phú Giáo gồm 11 đơn vị hành chính (gồm 10 xã và 1 thị trấn: xã An Bình, xã An Linh, xã An Long, xã Phước Hoà, xã Phước Sang, xã Vĩnh Hoà, xã Tam Lập, xã Tân Hiệp, xã Tân
Trang 17Long, xã An Thái và Thị Trấn Phước Vĩnh) Trong đó thị trấn Phước Vĩnh là trung tâm hành chính, chính trị của Huyện
- Đo đạc lập bản đồ địa chính: công tác đo đạc chính quy và lập bản đồ đã được triển khai trên diện rộng ở toàn Huyện Trên địa bàn Huyện Phú Giáo lưới toạ độ địa chính chính quy đã phủ xong toàn Huyện, đã tiến hành đo vẽ bản đồ địa chính 1/500, 1/1000, 1/2000 và 1/5000 Cho đến nay Huyện Phú Giáo đã có 100 % số xã, thị trấn đo đạc xong bản đồ địa chính có toạ độ độc lập đến từng chủ sử dụng đất
Trên địa bàn toàn Huyện đã phủ xong hệ thống lưới khống chế cơ sở hạng III phục
vụ phát triển lưới địa chính 1,2 phục vụ đo chi tiết và các lưới khống chế ảnh, phục vụ nắn ảnh, điều vẽ ảnh trên địa bàn 10 xã và 1 thị trấn của Huyện
- Điều tra, đánh giá phân hạng đất: cho đến thời điểm hiện nay các xã, thị trấn của Huyện Phú Giáo đã tiến hành đánh giá, phân hạng đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
bố trí cây trồng thích hợp và làm cơ sở để xây dựng các loại thuế nông nghiệp Công tác này là cơ sở để tính thuế chuyển sử dụng đất, thực hiện các công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của chủ sử dụng đất trên địa bàn Huyện
- Công tác quy hoạch - kế hoạch trên địa bàn Huyện: từ năm 1999 đến năm 2005 Huyện Phú Giáo đã chỉ đạo xây dựng một số dự án có liên quan đến sử dụng đất đai như:
Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Huyện Phú Giáo thời kỳ 2000 –
2010, quy hoạch cải tạo một số vùng sản xuất nông nghiệp, quy hoạch thị trấn Huyện lỵ được phê duyệt năm 1999, tuy nhiên những dự án quy hoạch trên chỉ tập trung vào một số lĩnh vực của ngành
- Công tác giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: theo
số liệu kiểm kê năm 2005, Huyện Phú Giáo có tổng diện tích đất đai là 54.378,16 ha, diện tích này được giao cho các đối tượng sử dụng được phân bố như sau: Hộ gia đình cá nhân: 30.248,56 ha chiếm 55,63% diện tích, các tổ chức kinh tế: 9.301,3 ha chiếm 17,1% tổng diện tích, UBND xã sử dụng: 38,94 ha chiếm 0,07% tổng diện tích, UBND xã quản lý: 3133.38 ha chiếm 5,76% tổng diện tích, các tổ chức khác: 11.654,6 ha chiếm 21,43% tổng diện tích
Trang 18có hiệu quả Phần còn lại là đất chưa sử dụng với 134,34 ha chiếm 0,25 % tổng diện tích đất tự nhiên của Huyện
d) Dân số TB qua các năm (2001-2005)
- Chia theo giới tính: qua đồ thị trong hình 2.1 bên dưới; dân số trung bình chia theo giới tính cho thấy nhìn chung dân số trung bình ở nữ giới đều cao hơn nam giới qua các năm, dân số TB ở nữ giới đều tăng qua các năm, tăng cao nhất 2003-2004 (tăng 2.173 người), và tăng thấp nhất 2002-2003 (tăng 513 người) Ở nam giới dân số trung bình tăng
từ 2001-2003 (từ 31.115 – 33.338 người) nhưng đến năm 2004 thì giảm xuống còn 32.537 người đến năm 2005 đã tăng lên 33.370 người, cao hơn cả năm 2003
Trang 19Hình 2.1 Dân Số TB Chia Theo Giới Tính Qua Các Năm (2001-2005)
28,000 29,000 30,000 31,000 32,000 33,000 34,000 35,000 36,000 37,000
Người
2001 2002 2003 2004 2005
Năm
Nam Nữ
Nguồn tin: ĐT-TTTH
Hình 2.2 Dân Số TB Chia Theo Khu Vực Qua Các Năm (2001-2005)
0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000
Người
2001 2002 2003 2004 2005
Năm
Thành thị Nông thôn
Nguồn tin: ĐT-TTTH
- Chia theo khu vực: qua đồ thị 2.2 dân số TB chia theo khu vực thành thị và nông thôn cho thấy, dân số TB ở khu vực nông thôn rất cao và cao hơn gấp 4 lần đối với khu vực thành thị (chiếm 82,12 %), còn khu vực thành thị chỉ chiếm 17,88 % trong tổng dân
Trang 20số TB chia theo khu vực Nhìn chung dân số TB cả khu vực nông thôn và thành thị đều
tăng dần qua các năm Với mức tăng TB hàng năm ở khu vực nông thôn là 1.367 người, ở
Bảng 2.4 Lao Động Đang Làm Việc trong Các Ngành Kinh Tế Năm 2005
Nhóm Số lượng (Người) Cơ cấu (%)
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 20.931 100,00
Trang 21Qua bảng 2.4 cho ta thấy, lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, vượt hơn hẳn các ngành kinh tế khác với 20.845 người chiếm 99,59 % so với ngành lâm nghiệp (0,14 %) và thuỷ sản (0,27 %) Công nghiệp và xây dựng có 2.851 lao động với 1.883 lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp (chiếm 66,5 %) và 968 lao động đang làm việc trong ngành xây dựng (chiếm 33,95 %) Trong khi đó lao động đang làm việc trong ngành dịch vụ đứng thứ hai, chỉ sau ngành nông nghiệp với 9.986 lao động, trong đó lao động đang làm việc trong các ngành thương nghiệp – khách sạn nhà hàng có 2.901 lao động chiếm 29,05 % Điều này cho thấy trong thời gian qua Huyện đã cố gắng tạo công ăn việc làm cho người dân trong Huyện, đồng thời tốc độ tăng trưởng kinh tế của Huyện luôn có xu hướng gia tăng qua các năm
2.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
a)Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm xã hội của Huyện hàng năm đều tăng, tính chung thời kỳ 2001-
2005 tốc độ tăng trưởng 8,49 % năm Thu nhập bình quân đầu người (theo giá thực tế) ước tính năm 2005 đạt 6,6 triệu đồng/người
b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, năm 2005 ước đạt: Nông lâm ngư nghiệp chiếm 55 %, công nghiệp xây dựng chiếm 25,7 %, dịch vụ thương mại chiếm 19,3 %
c) Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Nông nghiệp năm 2000 đạt 161,6 tỷ, với năm 2005 đạt 269 tỷ Công nghiệp xây dựng năm 2000 đạt 136,3 tỷ, với năm 2005 đạt 323 tỷ và thương mại dịch vụ năm 2000 đạt 100 tỷ, với năm 2005 đạt 189 tỷ
d) Thực trạng phát triển đô thị
Huyện có thị trấn Phước Vĩnh là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá-xã hội Tổng diện tích tự nhiên 3.252,14 ha, dân số là 12.236 người Có đường ĐT.741 chạy qua, là đầu mối giao thông giữa các xã trong Huyện nên thương mại dịch vụ khá phát triển
Trang 22e) Thực trạng phát triển nông thôn
Toàn Huyện có 10 xã diện tích đất trong khu dân cư nông thôn là 51.126,02 ha,
dân số 57.708 người Hầu hết các xã trong Huyện đã có điện thoại, đường ôtô đến 100%
trung tâm xã trong Huyện Đời sống vật chất và tinh thần của nông thôn được nâng cao
bệnh và 124 giường bệnh thuộc cấp bệnh viện, phòng khám khu vực, viện điều dưỡng
Các trạm y tế xã, phường, thị trấn có 11 cơ sở khám chữa bệnh với 55 giường bệnh
Trong khi đó nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của người dân ngày càng
cao, dân số trong Huyện lại khá đông, vì vậy việc mở rộng xây dựng thêm các khu vực
khám chữa bệnh đang là yêu cầu bức thiết cần được quan tâm
- Cán bộ ngành y:
Bảng 2.6 Cán Bộ Ngành Y của Huyện Năm 2005
Nhóm Số lượng (Người) Cơ cấu (%)
Trang 23Tổng số cán bộ trong ngành y là 87 người trong đó đội ngũ bác sĩ có trình độ cao
học là 25 người chiếm 28,74 %, y sĩ 35 người chiếm 4,23 %, y tá 18 người chiếm 20,69
%, và nữ hộ sinh 9 người chiếm 10,34 % thể hiện trong bảng 2.6
chiếm 90 %, một dược tá chiếm 10 % và không có dược sĩ cao cấp nào
Qua bảng 2.6 và 2.7 cho ta thấy cán bộ trong ngành y và ngành dược trong Huyện
vẫn còn thiếu Vì đây là Huyện nằm ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Bình Dương cho nên
việc điều thêm các cán bộ ngành y, ngành dược về Huyện đang là vấn khó khăn đối với
chính quyền địa phương
b) Giáo dục và đào tạo
Bảng 2.8 Tình Hình Giáo Dục của Huyện qua Các Năm (2001-2005)
Năm học Số trường Số phòng học Số học sinh
TH, THCS và THPT
TH và THCS THPT TH THCS THPT
Trang 24Đặc điểm tình hình giáo dục qua các năm của Huyện Phú Giáo được thể hiện trong
bảng 2.8, nhìn chung số phòng học, và số trường của các cấp có xu hướng tăng dần qua
các năm học điều này cho thấy chính quyền địa phương đã có những biện pháp cũng như
chính sách đầu tư cho ngành giáo dục của Huyện, nhưng số lượng học sinh ở cấp TH và
THCS lại giảm qua các năm học, đặc biệt là ở TH (từ 8.248 học sinh năm học 2000-2001
giảm xuống còn 6.471 học sinh năm học 2004-2005), điều này có thể giải thích do đời
sống người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn cùng với số lượng trường học còn thiếu và
khoảng cách đến trường khá xa Ngược lại thì ở cấp THPT lại có xu hướng tăng dần qua
các năm học (từ 1.835 học sinh năm học 2000-2001 tăng lên 2.689 học sinh năm học
2004-2005) Đội ngũ cán bộ giảng dạy tại Huyện khá dồi dào thể hiện qua bảng 2.9 cho ta
thấy cứ 100 học sinh TH có 5,20 thầy cô giảng dạy một lực lượng dồi dào và giữa các cấp
cũng có sự đồng nhất tương đối về lực lượng đào tạo này
Bảng 2.9 Số Giáo Viên Giảng Dạy Năm 2004-2005
Cấp học Giáo viên (người) quân/100 học sinh Số giáo viên bình
Nguồn tin: Phòng Thống kê Huyện
c) Giao thông (đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, hàng không)
Đường liên tỉnh: Đường 741, đường 750: chiều dài 4.504 km, bêtông nhựa 13,6
km, láng nhựa 13,1 km, cấp phối đất 18,7 km Đường Huyện: chiều dài 4 km, bê tông
nhựa Đường liên xã, liên thôn: chiều dài 252,6 km, toàn bộ là đường cấp phối đất
d) Thuỷ lợi (đê điều, hồ chứa nước, kênh mương, công trình đầu mối)
Trong tương lai dự án Hồ Phước Hoà sẽ được xây dựng, hệ thống kênh mương
tương đối hoàn chỉnh sẽ đảm bảo tưới tiêu cho huyện Phú Giáo 3000 ha
e) Điện - Nước
100% số xã trong huyện đã có điện, số hộ dùng điện đạt 97 %
Trang 25f) Bưu chính viễn thông
Bảng 2.10 Tình Hình Bưu Chính Viễn Thông của Huyện qua Các Năm (2001-2005)
Doanh thu bưu điện Triệu đồng 4.475 7.030 5.615 3.392 4.000
Nguồn tin: Phòng Thống kê Huyện Tình hình bưu chính viễn thông của Huyện được thể hiện trong bảng 2.10, số máy điện thoại cố định cũng như di động trên địa bàn hàng năm đều tăng, điều này cũng nói lên được phần nào về mức sống của người dân địa phương ngày càng tốt hơn Trái lại
doanh thu của bưu điện theo đó lại giảm đi
g) Văn hoá nghệ thuật
Lượt độc giả Lượt 18.152 11.675 4.676 9.140 3.972 Lượt sách luân chuyển Lượt 27.280 23.350 14.056 36.560 19.863
Nguồn tin: Phòng Thống kê Huyện
Trang 26Bảng 2.11 cho ta thấy số sách trong thư viện đã tăng qua các năm (2001-2005), trong khi đó lượt độc giả lại ngày càng giảm, đa phần người dân ở đây đời sống cũng còn khó khăn nên chưa quan tâm hoặc không có thời gian để đến thư viện
- Đạt chuẩn Văn Hoá: số gia đình được công nhận đạt chuẩn văn hoá đã tăng lên từ 2001-2005, và số khu, ấp được công nhận đạt chuẩn văn hoá mặc dù giảm từ 2001-2002, nhưng lại bắt đầu tăng dần lên, và tăng mạnh vào năm 2005 (xem bảng 2.12)
Bảng 2.12 Tình Hình Văn Hoá, Xã Hội của Huyện qua Các Năm (2001-2005)
Nguồn tin: Phòng Thống kê Huyện
- Thể dục, thể thao: ngoài ra vấn đề về thể dục thể thao cũng được Huyện chú
trọng nhằm tạo ra các sân chơi bổ ích cho người dân trong Huyện, cũng như phát hiện ra những nhân tài đóng góp cho nước nhà Và cũng từ những hoạt động đó đã mang lại cho Huyện có nhiều thành tích trong lĩnh vực thể dục thể thao, thể hiện ở bảng 2.13, với số huy chương đạt được qua các năm tăng lên, trong đó số huy chương vàng đạt được năm
Số huy chương đạt được
Trong đó: Huy chương
Nguồn tin: Phòng Thống kê Huyện
Trang 27Nguồn tin: Phòng Thống kê Huyện Tại địa bàn Huyện cũng đã trang bị các thiết bị truyền thanh, thông tin đại chúng, thể hiện qua bảng 2.14, số loa phát thanh là 195 cái năm 2005, tăng hơn so với năm 2001
là 165 cái, với số giờ phát thanh là 847 giờ/năm (năm 2005)
Tóm lại Phú Giáo là Huyện vùng sâu thuộc tỉnh Bình Dương, có diện tích lớn thứ
4 trong tỉnh và là cửa ngỏ lưu thông kinh tế giữa Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai
Có nhiểu điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày Huyện Phú Giáo có tổng diện tích đất đai là 54.378,16 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 87,6 %, đất phi nông nghiệp chiếm 12,15% và đất chưa sử dụng chiếm 0,25%, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm Nhìn chung cơ sở hạ tầng của Huyện đã được đầu tư, nâng cấp qua các năm (2001-2005)
Trang 28CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 nêu lên các cơ sở lý luận được sử dụng để tiến hành thực hiện đề tài như: Các khái niệm về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, thu nhập của công nhân, các quan điểm, các lý thuyết như lý thuyết nguồn nhân lực Ngoài ra chương 3 còn nêu lên được vai trò quan trọng của tiền lương đối với người lao động Các phương pháp nghiên cứu cũng được giới thiệu đầy đủ và cụ thể
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm đời sống vật chất của công nhân cao su
Đời sống vật chất của công nhân trong nghiên cứu này được phản ánh bởi tiền lương, tiền thưởng và các khoản thù lao ngoài giờ
3.1.2 Khái niệm đời sống tinh thần của công nhân cao su
Rất khó để có thể đưa ra được một khái niệm chính xác về đời sống tinh thần, vì đây là một phạm trù khá trừu tượng Vì thế khoá luận chỉ tập trung nghiên cứu đời sống tinh thần của người công nhân cao su tiểu điền dựa trên những hoạt động cụ thể về vui chơi giải trí, và các điều kiện sinh hoạt tại địa phương mà công nhân đang sinh sống, làm việc
3.1.3 Đường cung lao động ngược
Đường cung lao động thể hiện mối quan hệ giữa số giờ lao động và mức lương Một trong những dạng đường cung lao động có thể có được thể hiện trong hình 3.1 Mức lương tăng làm tăng các cơ hội lựa chọn của người lao động Nếu mức lương tăng dưới điểm mốc C thì người lao động có khả năng gia tăng thu nhập nhiều hơn so với trước đây Khi thu nhập tăng lên thì dẫn đến nhu cầu về các loại hàng hoá bình thường cũng tăng lên,
kể cả hàng hoá là sự nghỉ ngơi, thì đường cung lao động dốc lên về phía phải Nhưng ở
Trang 29mức lương cao hơn điểm mốc C với khả năng gia tăng thu nhập nhiều hơn thì người lao động lại có khuynh hướng nghỉ ngơi nhiều Do đó giờ làm việc giảm khi tiền lương gia tăng, khiến một phần của đường cung lao động dốc lên về phía trái Vì vậy đường cung trong hình 3.1 gọi là đường cung lao động ngược (đường cung cong về phía trái) Như vậy trên điểm mốc C, tăng tiền lương sẽ làm giảm lượng cung lao động do hiệu ứng thu nhập lấn át hiệu ứng thay thế Bởi vì với tiền lương cao hơn, người lao động có thể chi tiền nhiều hơn cho nghỉ ngơi mặc dù mỗi giờ nghỉ ngơi tăng thêm sẽ đắt hơn xét về mặt lượng thu nhập phải từ bỏ
Hình 3.1 Đường Cung Lao Động Ngược
Qua hình 3.1 thể hiện với mọi mức tiền lương thấp hơn điểm C, cung về lao động tăng lên khi tiền lương cao hơn: hiệu ứng thay thế đã lấn át hiệu ứng thu nhập Nhưng từ
C trở lên, hiệu ứng thu nhập lại lấn át hiệu ứng thay thế và như vậy cung lao động giảm khi tiền lương tăng lên
Trang 303.1.4 Thu nhập
Khi xác định tình trạng kinh tế của một người hay của một quốc gia, hai thước đo thường được sử dụng nhiều nhất là thu nhập và tài sản Thu nhập là số tiền thu được hay tiền mặt mà một người hay một hộ gia đình kiếm được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) Tổng tất cả các khoản thu nhập là thu nhập quốc dân Phần lớn thu nhập quốc dân là thuộc về lao động, như tiền công và lương tháng, hay dưới dạng phúc lợi - phần còn lại là các dạng khác nhau của thu nhập từ tài sản: Tiền thuê, lãi ròng, lợi nhuận công ty và thu nhập của người sở hữu cá thể - khoản cuối cùng này chủ yếu bao gồm lợi tức của những người chủ sở hữu và những doanh nghiệp nhỏ
Thu nhập từ một nền kinh tế thị trường được phân phối cho những người sở hữu các yếu tố sản xuất của nền kinh tế dưới dạng tiền công, lợi nhuận, tiền thuê và tiền lãi Tất cả mọi người đều cho rằng, khoảng ba phần tư thu nhập quốc dân là từ lao động, trong khi phần còn lại được phân phối như một dạng lợi tức vốn nào đó
3.1.5 Thu nhập của công nhân
Thu nhập của công nhân trong nghiên cứu này là tổng số tiền mà họ thu được từ công việc cạo mủ bao gồm lương chính thức và thù lao làm việc ngoài giờ, không tính đến những nguồn thu khác
3.1.6 Tiền lương
Tiền lương phải phản ánh đúng giá trị sức lao động Điều đó có nghĩa là tiền lương
đã được sử dụng như một công cụ thúc đẩy những người lao động hăng say làm việc, nhưng không mang tính chất đồng đều, bình quân
Như vậy tiền lương được hiểu là số tiền người lao động nhận được từ người sử dụng lao động của họ thanh toán lại tương ứng với số lượng và chất lượng lao động mà họ
đã tiêu hao trong quá trình tạo ra của cải cho xã hội
a) Ý nghĩa tiền lương
Tiền lương là một yếu tố không thể thiếu được đối với đời sống của công nhân cao
su tiểu điền cũng như những người lao động khác Nếu tiền lương được quy định một cách đúng đắn, sẽ là một yếu tố kích thích mạnh mẽ những người công nhân cạo mủ nói riêng và những người lao động nói chung sẽ ra sức sản xuất, làm việc, nâng cao trình độ,
Trang 31thành thạo tay nghề, cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng cường trách nhiệm của công nhân đối với công việc của họ, nâng cao chất lượng sản phẩm, cụ thể là: Tiền lương làm cho công nhân thấy rõ được giá trị của lao động có kỹ thuật, tác dụng của nó là sẽ làm cho công nhân phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, luôn chú tâm đến công việc một cách cẩn thận hơn và từ đó thúc đẩy họ hăng say học tập, trau dồi kinh nghiệm sản xuất và nâng cao trình độ tay nghề để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của trình độ khoa học kỹ thuật Tiền lương làm cho người công nhân cao su quan tâm hơn nữa đến thành quả lao động của mình và từ đó có hướng phấn đấu để nâng cao năng suất lao động xã hội
b) Hình thức tiền lương
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài áp dụng hai loại hình thức trả lương:
Tiền lương theo thời gian: Là số tiền mà người chủ cao su tiểu điền trả cho công nhân căn cứ vào thời gian làm việc của họ và tiền lương theo một đơn vị thời gian Tiền lương theo thời gian có thể tính theo tháng, theo ngày được gọi là lương tháng, lương ngày
Nhược điểm của hình thức tiền lương theo thời gian là chưa thể hiện được sự gắn
bó trực tiếp giữa tiền lương nhận được với kết quả lao động của mỗi người công nhân Vì vậy ít có tác dụng kích thích công nhân nâng cao sức lao động của mỗi người Mặt khác còn làm suy yếu vai trò đòn bẩy của tiền lương và duy trì chủ nghĩa bình quân trong tiền lương
Tiền lương theo sản phẩm: Là số tiền mà người chủ vườn sao su trả cho công nhân căn cứ vào số kilogram mủ, và độ mủ ngày hôm đó công nhân cạo được
c) Vai trò của tiền lương
Tiền lương là một trong những hình thức kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động Vai trò của tiền lương được thể hiện qua các mặt:
- Tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định vào phát triển kinh tế gia đình Người lao động dùng tiền lương để trang trải các chi phí trong gia đình, còn lại để tích luỹ Nếu đủ đảm bảo trang trải và có tích luỹ sẽ tạo điều kiện cho người lao động yên
Trang 32tâm phấn khởi làm việc, ngược lại sẽ làm cho mức sống của họ giảm sút, kinh tế gặp khó khăn
- Tiền lương không chỉ ảnh hưởng đến tâm tư của người lao động đối với các chủ vườn cao su mà còn đối với xã hội Nếu tiền lương cao sẽ ảnh hưởng tích cực, ngược lại
họ sẽ không tha thiết với chủ vườn, chán nản công việc, oán trách xã hội thậm chí mất lòng tin vào tương lai
- Thực hiện bốn chức năng của tiền lương: Tiền lương nhằm đảm bảo chi phí để tái sản xuất sức lao động Đây cũng là yếu tố cơ bản nhất của tiền lương phải nuôi sống người lao động, duy trì sức lao động của họ: bảo đảm vai trò kích thích tiền lương, bảo đảm vai trò điều phối lao động của tiền lương, với tiền lương thoả đáng người lao động tự nguyện nhận mọi công việc được giao dù ở đâu, làm gì, bảo đảm vai trò quản lý lao động của tiền lương
d) Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương
Lý thuyết về các yếu tố tác động đến lương đã thừa nhận rằng mức lương phụ thuộc vào các đặc điểm của người lao động và của công việc Bên cạnh đó, lý thuyết này còn cho rằng có các bằng chứng đáng kể cho thấy các quyền tuyển dụng ở trong cùng một thị trường lao động có thể trả mức lương khác nhau cho công việc tương tự nhau
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề tài áp dụng phương pháp thống kê mô tả, kinh
tế lượng, dựa trên số liệu tự điều tra
3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả sẽ cho phép sử dụng một số chỉ tiêu thống kê để phân tích các biến có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, phương pháp được sử dụng để trình bày thực trạng về đời sống vật chất và tinh thần của công nhân cao su tiểu điền
3.2.2 Phương pháp kinh tế lượng
Phương pháp kinh tế lượng được áp dụng để phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tiền lương của công nhân cao su tiểu điền Trong nghiên cứu này, mô hình phương trình tiền lương được xây dựng như sau:
Trang 33LN(Y) = β0 + β1*DUM(X1) + β2*DUM(X2) + β3*DUM(X3) + β4*X4 - β5*X5 + β6*LN(X6) + β7*LN(X7) + β8*LN(X8)
Với:
LN (Y): Loga của tiền lương bình quân theo tháng
DUM(X1): DUMMY của giới tính (biến giả)
DUM(X2): DUMMY của tình trạng hôn nhân (biến giả)
DUM(X3): DUMMY của hình thức cạo mủ (biến giả)
X4: Trình độ học vấn
X5: Số tuổi
LN(X6): Loga của số kg mủ
LN(X7): Loga của kinh nghiệm làm việc
LN(X8): Loga của thời gian làm việc
Biến phụ thuộc là một hàm logarith của bình quân tiền lương trong một tháng Các biến độc lập được trình bày trong bảng 3.1
Bảng 3.1 Giải Thích Các Biến Trong Mô Hình
STT Biến Ký hiệu Trạng thái Kỳ vọng
+
- + + +
6
7
8
Hình thức Thời gian làm việc
Số kg mủ
+ + + + Nguồn tin: Tổng hợp
Trang 34Về trình độ hoc vấn: theo như lý thuyết nguồn nhân lực, khi học vấn gia tăng làm tăng khả năng làm việc của người lao động và sự gia tăng khả năng làm việc này dẫn đến gia tăng thu nhập, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là làm gia tăng tiền lương của công nhân cao su tiểu điền Vì thế nhân tố này được mong đợi làm ảnh hưởng đến tiền lương của công nhân cao su tiểu điền Trình độ học vấn được đo lường bằng số năm đi học hoặc bằng cấp
Tuổi: được đo lường bởi số năm từ lúc sinh ra cho đến khi được phỏng vấn Khi các yếu tố khác như nhau, tuổi càng cao tiền lương sẽ càng giảm
Số năm kinh nghiệm là giá trị phản ánh kinh nghiệm làm việc Theo lý thuyết nguồn nhân lực, nguồn nhân lực có thể xác định thông qua kinh nghiệm làm việc Kinh nghiệm làm việc được đo lường bởi số năm mới bắt đầu làm việc trừ năm hiện hành (2007) Giá trị này được mong đợi là có ảnh hưởng đến tiền lương
Giới tính, theo Becker (1964), giới tính có thể được giải thích như sự tương phản trong quá trình sản xuất dẫn tới năng lực bẩm sinh hoặc thực tế mà có được Mặt khác, theo Mincer (1978), những phụ nữ có gia đình có xu hướng giành nhiều thời gian cho công việc của gia đình hơn vì thế họ có ít sự thúc đẩy xu hướng phát triển nghề nghiệp trong nguồn nhân lực Vì thế giới tính được phản ánh bởi biến dummy, 1 nếu là nam, 0 nếu là nữ
Hôn nhân: tình trạng hôn nhân là một trong những đặc điểm của con người ảnh hưởng đến tiền lương khi việc phải chi tiêu nhiều thứ trong gia đình là động lực để những công nhân làm việc tốt hơn và những công nhân nữ họ có thể rời xa công việc tạm thời cho việc sinh con và nuôi con nhỏ Tình trạng hôn nhân được phản ánh bởi biến dummy
Số 1 biểu hiện cho những công nhân đã lập gia đình và số 0 biểu hiện cho những công nhân còn độc thân
Hình thức cạo mủ: được phản ánh bởi biến dummy Với số 1 biểu hiện cho cách tính lương theo sản phẩm, số 0 biểu hiện cho cách tính lương theo tháng Hình thức cạo
mủ là cách tính lương theo sự thoả thuận giữa người chủ với công nhân cao su làm thuê,
có hai hình thức tính lương là: tính lương theo sản phẩm, tính lương theo tháng
Trang 35Thời gian làm việc: chúng ta mong đợi rằng những người lao động làm việc càng nhiều thời gian thì họ càng nhận được mức tiền lương cao hơn Giá trị được đo lường bởi thời gian làm việc trong một tháng
Số kg: là số kilogram mủ mà những người công nhân cao su cạo được và giá trị này được đo lường bởi số kg mủ cạo được trong một tháng Chúng ta mong đợi rằng những người công nhân cạo được càng nhiều mủ thì tiền lương của họ càng cao
Tóm lại qua chương 3 cho thấy được thế nào là đời sống vật chất và tinh thần của
CN trong đề tài nghiên cứu Ngoài ra chương 3 còn nói lên được tiền lương đóng vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống của CN cạo mủ và đề tài đã sử dụng hai phương pháp
đó là: phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để trình bày thực trạng về đời sống vật chất và tinh thần của CN cạo mủ và phương pháp kinh tế lượng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của họ đồng thời cũng xây dựng được mô hình phương trình tiền lương với biến phụ thuộc là tiền lương và các biến độc lập như trình độ học vấn, tuổi, kinh nghiệm, giới tính, hôn nhân, hình thức cạo mủ, thời gian làm việc, số kilogram mủ cạo được
Trang 36CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Chương 4 đưa ra các chỉ tiêu để phản ánh được phần nào đời sống tinh thần của
CN cao su, đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của họ để có những nhận định về đời sống vật chất của họ hiện nay Từ những kết luận thu được, khoá luận đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người CN cao su tiểu điền tại Huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương
4.1 Giới thiệu mẫu điều tra
Mẫu điều tra được thực hiện dựa trên nguyên tắc ngẫu nhiên, nhưng phải có sự đại diện cho toàn Huyện Số liệu được thu thập trực tiếp từ những công nhân cạo mủ đang trong giờ nghỉ ngơi bằng bảng câu hỏi và tiếp nhận những vấn đề phát sinh ngoài bảng câu hỏi Số mẫu được thực hiện là 60 mẫu
Cơ sở dữ liệu phải đảm bảo tính khoa học trong nghiên cứu, tính khoa học ở đây nghĩa là phải đại diện cho tổng thể, mô tả một cách đầy đủ những khía cạnh vấn đề nghiên cứu khi nhìn vào cơ sở dữ liệu Như vậy cơ sở dữ liệu khoa học là một trong những nhân
tố quan trọng hỗ trợ cho nghiên cứu nhằm thuận lợi trong phân tích và đưa ra giải pháp thực tế
Công việc điều tra được thực hiện tại xã Tam Lập, và thị trấn Phước Vĩnh Huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương Đây là hai đơn vị có số lượng công nhân cạo mủ cao su dạng tiểu điền nhiều nhất Huyện và mang tính đại diện cho toàn Huyện Việc điều tra được thể hiện qua sơ đồ 4.1
Trang 37Sơ đồ 4.1 Sơ Đồ Chọn Mẫu Điều Tra
Nguồn tin: TTTH Mặc dù điều tra được thiết kế và thực hiện một cách cẩn thận, việc sử dụng loại số
liệu này khó tránh khỏi một số giới hạn bởi nhiều yếu tố Thứ nhất, thông tin thu thập khó
chính xác do người phỏng vấn chưa sẵn sàng trả lời Thứ hai do hạn chế về thời gian và
kinh phí nên chỉ phỏng vấn trong giới hạn hai đơn vị xã Tam Lập và thị trấn Phước Vĩnh
Thứ ba do đường xá đi lại trong Huyện khó khăn Và các hạn chế này sẽ được lưu ý đến
khi giải thích kết quả tìm được Tuy nhiên chúng ta hy vọng rằng việc điều tra một cách
cẩn thận và đúng cách sẽ mang lại một số liệu tin cậy và khoa học
4.2 Đời sống tinh thần của CN cao su
Bảng 4.1 Đặc Điểm Trình Độ Học Vấn, Điều Tra CN Tháng 6/2007
Nguồn tin: Số liệu điều tra, 2007
Tổng số mẫu điều tra:
Trang 38Qua điều tra 60 CN cạo mủ thì hiện nay các CN này đều đã nghỉ học và đi làm, có
23 CN đã học hết cấp I chiếm 38,33 % trong đó có 7 nam và 16 nữ Ở cấp II có 33 CN, chiếm 55 % trong đó có 19 nam và 14 nữ Còn lại 4 CN đã học hết cấp III và đều là nam giới chiếm 6,67 %
Hình 4.2 Đặc Điểm Nhà Ở của Công Nhân Điều Tra, Điều Tra CN Tháng 6/2007
Ở nhờ
Nguồn tin: ĐT-TTTH Trong 60 công nhân điều tra có 31 người có nhà xây kiên cố, chiếm 52 % đặc điểm nhà ở là nhà xây, lợp tôn hoặc lợp ngói tuy nhiên nhà vẫn chưa được xây khang trang, chỉ
có 2 người là có nhà khang trang Nhà ở kiên cố sẽ tạo thuận lợi rất nhiều cho công tác định canh, định cư vì người dân chắc chắn sẽ chấp nhận ở tại chỗ mà không di dời vì cuộc sống đã ổn định nhiều Bên cạnh đó có 9 người có nhà gỗ kiên cố, chiếm khoảng 15 %, nhà gỗ kiên cố là nhà được làm bằng gỗ đồng thời lợp tôn hoặc lợp ngói Có khoảng 12 người, chiếm 20 % là những người có nhà được làm đơn sơ vách nứa với diện tích rất nhỏ hầu như nấu ăn, ngủ, sinh hoạt tất cả vào một gian nhỏ, đặc biệt những người công nhân này có đời sống du canh, du cư, đa phần là chuyển từ những vùng khác đến để cạo mủ Phần còn lại có 8 người, chiếm khoảng 13 % ở nhờ, nghĩa là những người CN này được các chủ đồn điền cao su xây nhà riêng và cho ở lại để trông coi cao su cho chủ (xem hình 4.2)