1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SẢN XUẤT TẠI XÃ AN THỚI ĐÔNG – CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH

86 246 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 634,95 KB

Nội dung

Hoạt động chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi đào ao thả tôm trên địa bàn Xã An Thới Đông đã diễn ra khá phổ biến trong những năm gần đây đã làm tay đổi đáng kể cơ cấu nông

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 12 năm 2007

Trang 2

Hội đồng chấm thi báo cáo luận văn tốt nghiệp khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Hiệu quả kinh tế và yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất tại xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, Thành Phố Hồ Chí Minh”do Cao Minh Chí, sinh viên Khóa TC 22, Ngành Phát Triển Nông Thôn đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày:………

ĐẶNG THANH HÀ

Giáo viên hướng dẫn

Kí tên, ngày….tháng….năm 2007

Chủ tích hội đồng chấm thi Thư kí hội đồng chấm thi

Kí tên, ngày ….tháng… năm 2007 Kí tên, ngày….tháng….năm 2007

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên xin được bài tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ tôi, những người đã sinh tôi và dạy dỗ tôi nên người

Đồng thời xin được chân thành cảm ơn đến:

Ban giám hiệu nhà trường, tất cả các quý thầy cô, đặt biệt là quí thầy cô trong khoa kinh tế, các thầy cô trong bộ môn phát triển nông thôn đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quí báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường

Tôi đặt biệt biết ơn đến thầy Đặng Thanh Hà đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Xin cảm ơn các quí cô chú trong các phòng ban của UBND Xã An Thới Đông

và toàn thể bà con nông nhân Xã đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài

Xin được chân thành biết ơn những người bạn đã giúp đỡ, chung sức với tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

CAO MINH CHÍ Tháng 12 năm 2006 “Hiệu quả kinh tế và yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất tại Xã An Thới Đông, Huyện Cần Giờ, Thành Phố Hồ Chí Minh”

Hoạt động chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi đào ao thả tôm trên địa bàn Xã An Thới Đông đã diễn ra khá phổ biến trong những năm gần đây đã làm tay đổi đáng kể cơ cấu nông nghiệp của địa phương và làm cho diện tích đất trồng lúa bị thu hẹp đáng kể

Từ thực tế đó đề tài tiến hành điều tra 60 hộ dân nuôi tôm trên địa bàn Xã với nội dung chính phân tích họat động chuyển đổi cơ cấu sản xuất của người dân

Trên cơ sở tổng hợp các thông tin có được đè tài tiến hành đi vào làm rõ hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi, phân tích các yếu tố tác động tới hoạt động chuyển đổi và những tác động tạo ra hoạt động chuyển đổi

Ngoài ra những vấn đề khác như nhận thức của người dân trên địa bàn, tác động

từ phía chính quyền địa phương và xu hướng phát triển của hoạt động trên cũng như

đề cặp trên đề tài

Cuối cùng dựa trên những phân tích ở trên đề tài sẽ làm đưa ra một giải pháp cho hoạt động chuyển đổi cơ cấu sản xuất tại địa phương

Trang 5

2.2 Tổng quan tình hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở đại phương 5

Trang 6

3.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nhgiệp và các nguyên tắc xác

3.1.3 Chuyển dịch cơ cấu canh tác và ý nghĩa của nó 12

3.1.4 Những cơ cấu chuyển đổi cơ cấu canh tác 13 3.1.5 Chuyển dịch cơ cấu theo chủ trương 13

3.2 Hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh 13

3.3.1 Phương pháp thu thập và xử lí số liệu 15

3.3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả 15

3.3.2.2 Phương pháp thống kê mô tả 16 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17

4.1 Đặt điểm chung về đời sống sinh hoạt và sản xuất của các hộ nuôi tôm 17

4.2 Phân tích quá trình chuyển đổi và biến động về diện tích ao nuôi tôm 19

4.2.1 Phân tích quá trình chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm 19 4.2.2 Phân tích sự biến động về diện tích ao nuôi 20

4.3.1 Mô hình nuôi tôm thâm canh 21 4.3.2 Mô hình nuôi tôm bán thâm canh 24 4.3.3 Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 27 4.3.4 So sánh hiệu quả kinh tế của 3 mô hình nuôi tôm 30

Trang 7

vii

4.5 So sánh hiệu quả kinh tế giữa ao nuôi tôm

sau khi chuyển đổi và ruộng lúa 34 4.6 Khó khăn ban đầu của quá trình chuyển đổi 36

4.6.5 Kỹ thuật nuôi tôm và chăm sóc 38 4.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm 38

4.8.4 Tác động từ phía chính quyền 47 4.9 Các yếu tố tác động tới quá trình chuyển đổi 50

Trang 8

viii

4.9.5 Yếu tố nhận thức của người dân 51 4.9.6 Những thuận lợi và khó khăn chính của quá trình chuyển đổi 51 4.9.7 Những rũi ro của người dân gặp phải

khi chuyển sang nuôi tôm 52 4.10 Tác động của quá trình chuyển đổi 52 4.10.1 Tác động tới môi trường sinh thái 52 4.10.2 Tác động về mặt kinh tế xã hội 53 4.11 Phân tích xu hướng phát triển của hoạt động chuyển đổi 54 4.11.1 Các yếu tác động lên sự phát triển 54 4.11.2 Dự báo về khó khăn và khả năng khắc phục 55

4.13 Đề xuất các giải pháp cho vấn đề trên 57

Trang 9

TP.HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh

Trang 10

x

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2 Thông Tin Chung Về Các Hộ 17

Bảng 4 Qui Mô Nuôi Của Các Nông Hộ 19

Bảng 5 Tình Hình Nuôi Tôm Của Người Dân Qua Các Năm 20

Bảng 6 Sự Biến Động Diện Tích Ao Nuôi Qua Các Năm 20

Bảng 7.Chi Phí Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản 1ha Mô Hình Nuôi Tôm Thâm Canh 21

Bảng 8 Hiệu Quả Kinh Tế Nuôi Tôm Thâm Canh (Diện Tích 1ha /Vụ) 22

Bảng 9 Chi Phí Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Cho 1ha Mô Hình Nuôi Tôm Bán Thâm

Canh 24 Bảng 10 Hiệu Quả Kinh Tế Nuôi Tôm Bán Thâm Canh (Diện 1ha /Vụ) 25

Bảng 11 Chi Phí Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Cho 1ha Mô Hình Nuôi Tôm Quảng

Bảng 12 Hiệu Quả Kinh Tế Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến (Diện Tích 1ha /Vụ) 28

Bảng 13.So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Của 3 Mô Hình Nuôi Tôm (Diện Tích1ha /Vụ) 30

Bảng 14 Hiệu Quả Kinh Tế Của 1ha Ruộng Trồng Lúa Trong 1 Năm (Lúa 1 Vụ) 32

Bảng 15 So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Giữa Ao Thả Tôm Và Ruộng Trồng Lúa Tính

Trên 1ha Trong 1vụ 34

Bảng 17.Trình Độ Học Vấn Của Các Hộ Nuôi Tôm 36

Bảng 18 Nguồn Thông Về Giá Cả Của Người Dân 38

Bảng 19 Tình Hình Mua Tôm Giống Của Người Dân 38

Bảng 20 Giá Bán Tôm Giống Qua Các Năm 39

Bảng 21 Nơi Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Người Dân 40

Bảng 22 Giá Bán Phẩm Tôm Qua Các Năm 40

Bảng 23 Đánh Giá Chất Lượng Nước Của Người Dân 41

Bảng 24 Chi Phí Một Số Yếu Tố Nuôi Tôm Tính Trên 1ha Trong 1vụ 42

Trang 12

xii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang Hình 1 Lịch Thời Vụ 43

Hình 3 Kênh Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Người Dân Nuôi Tôm 49

Hình 4 Tác Động Của Chuyển Đổi Về Mặt Kinh Tế 53

Trang 14

Trong những năm gần đây, do điều kiện khí hậu khu vực Xã không thuận lợi cho cây lúa như thời tiết thay đổi bất thường, sâu rầy phá hoại, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và chăn nuôi gây ảnh không ít tới người dân, nên trong những năm gần đây bà con nông dân đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi từ trống lúa sang đào ao nuôi tôm để cải thiện đời sống kinh tế của các hộ dân

Trong xu thế đó Huyện Cần Giờ chỉ đạo Xã An Thới Đông thực hiện công tác chuyển đổi cơ cấu sản xuất dựa trên điều kiện tự nhiên cụ thể của Xã.Tuy nhiên trong những năm trở lại đây phong trào chuyển đổi từ ruộng trồng lúa sang đào ao thả tôm khá phổ biến tại Xã An Thới Đông, khu vực tập trung phần lớn diện tích trồng lúa của

Do lợi nhuận của việc thả tôm khá cao (theo người dân ở đây thì gấp 5 – 6 lần

so với trồng lúa) nên hơn 80 % diện tích trồng lúa tại Xã đã được chuyển đổi thành ao nuôi tôm, mặc dù vậy đây vẫn là khu vực nằm trong quy hoạch trồng lúa của Xã và Huyện Việc làm trên có sự cho phép và đồng ý của chính quyền địa phương những

Trang 15

2

thành công ban đầu của một số hộ dân và đem lại hiệu quả kinh tế khá cao đã tạo điều kiện cho các hộ khác làm theo, làm cho hoạt động chuyển đổi sản xuất từ trồng lúa sang đào ao thả tôm phát triển một cách nhanh chóng

Từ kết quả thực tế, được sự cho phép của khoa kinh tế và chính quyền địa phương, cùng với sự hướng dẫn của thầy Đặng Thanh Hà tôi tiến hành thực hiện đề

tài: “Hiệu quả kinh tế và yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất tại Xã An Thới Đông, Huyện Cần Giờ, Thành Phố Hồ Chí Minh”, nhằm đưa

ra cái nhìn về hoạt động chuyển đổi sản xuất của người dân

1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:

 Đánh giá các yếu tố kinh tế - xã hội của các nông hộ thực việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất

 Phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế của việc nuôi tôm và trồng lúa

 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc nuôi tôm và trồng lúa tại địa phương

 Tìm hiểu các yếu tố tác động và xu hướng của quá trình chuyển đổi

 Tìm hiểu các yếu tố tác động đến quá trình chuyển đổi tại địa phương, nhận thức của người dân và tác động của chính quyền địa phương tới hoạt động chuyển đổi

 Tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi mà nông hộ gặp phải trong quá trình chuyển đổi sản xuất

 Đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề trên

1.3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Trang 16

3

1.4 Cấu trúc luận văn

Chương 1 Mở đầu: giớ thiệu lí do chọn đề tài, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

đề tài

Chương 2 Tổng quan: giớ thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu và địa bàn

nghiên cứu, tổng quan quá trình chuyển đổi ở địa phương, các điều kiện tự nhiện, điều kiện kinh tế xã hội

Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu: trình bày các khái niệm về

chuyển đổi cơ cấu sản xuất, các công thức và các chỉ tiêu tính hiệuquả kinh tế và các phương pháp thực hiện đề tài

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận: các kết quả về đời sống sinh hoạt

và sản xuất của các hộ dân sau khi chuyển đổi; hiệu quả kinh tế của ao thả tôm và trồng lúa; các yếu tố tác động đến quá trình chuyển đổi, nhận thức của người dân và tác động của chính quyền; tác động của quá trình chuyển đổi và xu hướng phát triển của nó; một số đề suất và giải pháp cho các vấn đề trên

Chương 5 Kết luận và kiến nghị: kết luận chung về hoạt động chuyển đổi, một

số kiến nghị với chính quyền địa phương và người dân

Trang 17

4

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về tài nghiên cứu

An Thới Đông là xã nông nghiệp của huyện Cần Giờ do vậy diện tích đất nông nghiệp chiếm 60 %, đặt biệt là diện tích trồng lúa bị thu hẹp đáng kể Hiện nay diện tích đất trồng lúa tập trung chủ yếu ở bốn ấp: ấp Doi Lầu, ấp An Nghĩa, ấp An Đông,

ấp Cá Cháy nhưng hiện phần diện tích đất trồng lúa dần trở thành ao nuôi tôm

Trong những năm qua do việc canh tác cây lúa gặp nhiều khó khăn nên phần lớn người dân trồng lúa ở đây đã chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang đào ao thả tôm

Hiện tượng chuyển đổi diễn ra đã khá phổ biến có sự cho phép của chính quyền địa phương, do hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm khá ổn định nên UBND xã An Thới Đông, cho phép chuyển đổi sản xuất Trước tình hình đó, phòng Kinh Tế Huyện, phòng Nông Nghiệp Huyện cũng đã tổ chức một cuộc khảo sát chính thức xuống địa bàn nhằm tìm hiểu thực tế và đưa ra những điều chỉnh kịp thời

Đề tài xuất phát từ chủ trương chuyển đổi sản xuất của chính quyền địa phương, hoạt động diễn ra từ khá lâu nhưng chỉ phổ biến trong những năm gần đây Đề tài sẽ tiến hành phân tích nhận thức của người dân địa phương và tác động từ chính quyền, phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình chuyển đổi sản xuất, tìm ra những động cơ của người dân trong quá trình chuyển đổi và những tác động của nó

Đề tài bắt nguồn từ một chủ trương của nhà nước về chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nghĩa là đã có kế hoạch cụ thể về chuyển đổi, người dân thực hiện chuyển đổi theo chủ trương chứ không phải tự phát Đề tài tập trung nhiều về phân tích hiệu quả kinh tế của công tác chuyển đổi sản xuất và các giải pháp thúc đẩy cho quá trình chuyển đổi

Trang 18

5

2.2 Tổng quan về tình hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở địa phương

Do thực hiện chủ trương của huyện Cần Giờ, Ủy ban nhân xã An Thới Đông thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mà trong đó mô hình nuôi tôm sú là một mô hình được quan tâm nhiều nhất

Tình hình hoạt động chuyển đổi của các hộ dân trên địa bàn Xã đã có 1.653 hộ chuyển đổi cơ cấu sản xuất với diện tích 1.643 ha đạt 96,64 % và có 929 hộ thả nuôi 149,982 triệu con tôm giống với diện tích 1.491 ha (đạt 90,78 % so với diện tích chuyển đổi, đạt 87,74 % so với kế hoạch) Trong đó nuôi tôm thâm canh là 149 hộ/27,99 triệu con tôm giống, nuôi bán thâm canh 303 hộ/277,77 ha/40,804 triệu con tôm giống, ruộng lúa là 412 hộ/456,16 ha/56,068 triệu con tôm giống, quảng canh cải tiến 65 hộ /640,70 ha/22,12 triệu con tôm giống

Tổng sản lượng thu hoạch hải sản 1833,839 tấn/2729 tấn đạt 67,2 % kế hoạch, trong đó tôm sú 788,892 tấn, hải sản các loại 1044,947 tấn

2.3 Điều kiện tự nhiên

có tiếp giáp 4 mặt như sau:

-Phía bắc: giáp xã Bình Khánh

-Phía nam: giáp xã Lý Nhơn

-Phía đông: giáp sông Lòng Tàu

-Phía tây: giáp sông Nhà Bè (Soài Rập)

Xã An Thới Đông chia thành 7 ấp: ấp Doi Lầu, ấp An Đông, ấp An Nghĩa, ấp

Cá Cháy, ấp Rạch Lá, ấp An Bình, ấp An Hòa Dân số trong toàn Xã 2.740 hộ với 12.403 nhân khẩu

Trang 19

6

2.3.2 Địa hình

Xã An Thới Đông thuộc dạng địa hình bằng phẳng, trũng, không có núi đồi, hải đảo mà chỉ có hệ thống sông rạch chằng chịt với 6 con rạch lớn và 21 con rạch nhỏ và rất nhiều kênh mương nhỏ lẻ khác

2.3.3 Đặc điểm thủy văn

Do bị chi phối bởi hai chế độ nước của sông Soài Rập và sông Lòng Tàu: sông Soài Rập rộng trung bình 1.200 m nằm phía tây của Xã Đoạn chảy qua Xã dài 8,5 km

Về mùa khô độ mặn cao, từ 100 đến 180 không thể dùng cho sinh hoạt và tưới tiêu Về mùa mưa, nước lại ngọt có thể dùng được Sông Lòng Tàu nằm phía đông của Xã , rộng trung bình 400 m, đoạn chảy qua Xã dài 2 km Về mùa khô nước sông cũng có độ mặn từ 100 đến 160, không dùng được, còn về mùa mưa nước ngọt có thể sử dụng được trong sinh hoạt và tưới tiêu

Thủy triều ở đây theo chế độ bán nhật triều (một ngày nước lên xuống hai lần) Mỗi lần nước lên hay nước xuống không trùng lập nhau Nếu hôm nước triều lên lúc 8 giờ thì ngày mai nước triều lên lúc 9 giờ và ngày kia là lúc 10 giờ Biên độ thủy triều

từ 2 đến 3 mét Cao triều vào khoảng những ngày rằm và ba mươi âm lịch

Ẩm độ trung bình của cả năm là 85,2 %, thấp nhất 81,7 % vào tháng bảy, cao nhất 89,7 % vào tháng tám và tháng chín

Lượng mưa trung bình cả năm là 1.356,5 mm/năm Mưa tập trung trong sáu tháng Mùa mưa bắc đầu từ tháng năm đến tháng mười một, cao điểm vào tháng chín

và tháng mười

Mùa khô từ tháng mười hai đến tháng tư, mưa rất ít, cao điểm khô nhất vào tháng một và tháng hai Gió nơi đây cũng có hai luồng chính: gió đông nam thổi vào mùa mưa từ tháng năm đến tháng mười, gió đông bắc thổi vào mùa khô từ tháng một đến tháng tư

Trang 20

Đất phèn ít, mặn nhiều ở khu vực ven sông Soài Rập và khu vực dân cư

đất mặn nhiều chiếm diện tích tương đối nhỏ loại đất này chủ yếu phân bố ở khu vực rừng sác

2.4 Đặt điểm về kinh tế - xã hội

2.4.1 Dân số và lao động

Toàn Xã có 2.740 hộ dân với 12.403 nhân khẩu Tổng số lao động trong độ tuổi

là 7.237 người Tỷ lệ lao động trên dân số là 58,34 %, thất nghiệp là 0,74 % Tổng số lao động được giải quyết việc làm là 934 người, đạt 14 % so với tổng lao động trong

độ tuổi

2.4.2 Cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng của Xã như sau:

Giao thông Xã có thệ thống giao thông khá thuận lợi gồm giao thông đường

Nguồn điện, nước Nguồn diện cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn

được đảm bảo và duy trì đều đặn Hiện nay 100 % hộ dân trên địa bàn đều có điện thấp sáng và kéo tận đến nhà

Nguồn nước cũng được cung cấp khá đầy đủ, hiện nay trên địa bàn có ba trạm cung cấp nước sạch, bảo đảm cung cấp đủ nước cho nhu cầu về nước sạch của hơn 98% số hộ dân được sử dụng nước sạch, số còn lại sử dụng nguồn nước mưa

Trang 21

8

Thông tin liên lạc Do nằm địa bàn có giao thông khá thuận lợi nên thông tin

liên lạc khá phát triển Xã có một bưu điện khá qui mô và được trang bị hiện đại Mức

độ sử dụng điện thoại bàn cố định của người dân là 6 máy trên 10 nhà

Đài truyền thanh Xã hoạt động hai buổi mỗi ngày sáng và chiều, thường xuyên kịp thời thông tin mọi chủ trương của đảng và nhà nước đến tận người dân, tải những hoạt động của các tổ chức, đoàn thể, các thông tin về kỹ thuật trong sản xuất

2.4.3 Văn hóa xã hội

Toàn Xã có hơn 3.000 gương mặt tốt việc tốt với 3/7 ấp công nhận ấp văn hóa Năm 2005 có 2.215 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa đạt 86 % so với tổng

hộ dân cư Hiện nay đăng ký gia đình văn hóa đạt 100 %, công sở văn minh văn hóa sạch đẹp năm 2007

Ban văn hóa thông tin Xã vẫn tốt công tác chào mừng, kỉ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc

Công tác tuyên truyền vận động cũng khá tốt, tuyên truyền cho các ngày lễ lớn, phổ biến các luận, văn bản và cuộc bầu cử Đại Biểu Quốc Hội Khóa XII

Tổ chức các hoạt văn nghệ mừng xuân - mừng Đảng do Thành Phố, Huyện, Xã phục vụ có trên 700 lược người xem và tham gia thi đấu thể dục thể thao tại Huyện

Công tác kiểm tra các điểm kinh doanh văn hóa dịch vụ được tiến hành thường xuyên và khá nghiêm túc

2.4.4 Y tế, giáo dục

Giáo dục Mỗi năm UBND Xã đều chủ động trang thiết bị thêm những loại

sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo và các thiết bị, phương tiện khác phục

vụ cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh tại các trường

Tập thể giáo viên cán bộ của trường do được quan tâm hộ trợ thường xuyên khá đoàn kết có tin thần trách nhiệm cao trong các công tác thi đua dạy tốt và học tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Tỉ lệ học sinh lên lớp một của trưòng đạt 100 %, tỉ lệ học sinh lớp hàng năm đạt

97 %, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học đạt 100 % và trung học cơ sở 92 %

Trên địa bàn Xã hiện có 1 trường mẫu giáo, 3 trường tiểu học, 2 trường trung học cơ sở Các trường này đều được xây dựng khá khang trang sạch đẹp, trang bị đầy

Trang 22

9

đủ Năm học 2006 – 2007, toàn Xã có 2.662 học sinh đến trường, cao nhất là bật tiểu học 1.224 em, sau đó là bật trung học cơ sở 1.094 em, mẫu giáo 344 em

Về công tác phổ cập trung học cơ sở và dạy nghề: đến nay huy động 110/233

em ra bổ túc văn hóa và dạy nghề (trong đó có 39 học sinh bổ túc văn hóa, 71 em học nghề, đã tốt nghiệp học nghề 11 em) Cần huy động thêm 60 em để hoàn thành chỉ tiêu phổ cặp đến năm 2008

Y tế Trên địa bàn Xã An Thới Đông hiện có 1 trạm y tế Xã và 3 điểm y tế ấp

chăm sóc sức khỏe cho người nhân dân địa phương từng bước được cải thiện và nâng cao đời sống Hàng năm tổ chức khám và cấp thuốc 8.418 lượt người, tiêm chủng định

kỳ cho trẻ em và bà mẹ mang thai Kế hoạch phòng chống sốt xuất huyết, tiêu diệt lăng quăng, tiêm phòng dịch bệnh như: lao, bạch hầu, uốn ván được tổ chức tốt

Công tác tuyên truyền phòng chống viêm phổi, dịch cúm gia cầm, 6 bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em được đẩy mạnh và phát huy tốt tối đa hiệu quả Ngoài ra UBND Xã cũng thường xuyên phối hợp các ban ngành có liên quan kiểm tra công tác

vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn

2.4.5 Đời sống dân cư

Thu nhập bình quân đầu người năm 10 triệu đồng/năm Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao Hệ thống y tế giáo dục văn hóa phát triển mạnh tạo điều kiện cho người dân chăm sóc khỏe, có được sức khỏe tốt và hạnh phúc

Gần 100 % số hộ trong Xã được dùng nước sạch, 100 % số hộ được dùng điện thấp sáng, 6/10 hộ có điện thoại bàn cố định cho thấy nhu cầu của người dân luôn được bảo đảm

Tỉ lệ hộ nghèo giảm đáng kể Số hộ nghèo và hộ chính sách được quan tâm giúp

đỡ về mọi mặt 8 căn nhà tình nghĩa và 175 căn nhà tình thương được bàn giao cho người dân cải thiện đời sống

Hệ thống chợ bưu điện trên địa bàn khá thuận lợi cho người dân, họ không cần phải đi xa gây khó khăn Đa số các hộ điều có xe găn máy để đi lại, phương tiện giải trí và sinh hoạt như: ti vi, bếp ga, đều được các hộ dân trang bị đầy đủ

2.4.6 Kinh tế

Kinh tế Xã trong những năm qua có những bước tăng trưởng khá cao nhờ sự chỉ đạo kịp thời và đúng đắn của chính quyền, UBND Xã

Trang 23

Bảng 1: Cơ Cấu Kinh Tế Của Các Ngành Nghề

2 Ngư nghiệp 57,84

3 Thương mại, dịch vụ 12,78

Ngành ngư nghiệp trong những năm gần đây có sự phát triển đáng kể, diện đất

nông nghiệp cũng bị chịu ảnh hưởng của sự phát triển của các ngành nghề này, ngành

thương mại, dịch vụ trong những năm gần đây có sự phát triển trong tương lai tỉ lệ và

vị thế của ngành này thay thế ngành ngư nghiệp

Tổng thu ngân sách của Xã năm 2005 là 1,5 tỷ đồng

Tổng chi ngân sách của Xã năm 2005 là 1,43 tỉ đồng Trong đó chi cho đầu tư

xây dựng cơ bản là 600 triệu đồng

2.4.7 Thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi Những thuận lợi cơ bản của địa phương như sau:

Nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội như: lao dộng, vốn, cơ sở hạ tầng khá

dồi dào

Thời tiết khí hậu thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất sản xuất

nông nghiệp

Giao thông thuận lợi, thông tin liên lạc, hệ thống y tế, giáo dục phát triển, có vị

trí thuận lợi cho phát triển kinh tế

Được sự quan tâm giúp đỡ thường xuyên của các cấp chính quyền

Khó khăn

Khó khăn về công tác quản lí do địa bàn rộng, một số khu vực xa trung tâm ít

được sự quan tâm, an ninh phức tạp

Một số khu vực dân cư thưa thớt gây khó khăn cho công tác qui hoạch dân cư,

đất đai

Hoạt động nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do nguồn nước cung cấp bị ô

nhiễm do tác động của các nhà máy xí nghiệp

Trang 24

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là tác động làm thay đổi dần tỉ trọng của từng ngành kinh tế, từng thành phần kinh tế, tỉ trọng lao động của từng ngành trong tổng thể kinh

xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa đem lại hiệu quả kinh tế xã hôi cao

Khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần chú ý: phải dựa trên nguồn lực hiện có và diễn ra cùng sự thay đổi các nguồn lực phân bổ vào các ngành kinh tế; sự phân bổ nguồn lực vào các ngành, lĩnh vực có năng suất và hiệu quả cao

3.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và các nguyên tắc xác định cơ cấu kinh tế nông nghiệp

khái niệm Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là mối liên hệ tỉ lệ về số lượng và chất

lượng giữa các ngành nghề, các bộ phận cấu thành nền nông nghiệp Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp về thực chất là thay đổi mối quan hệ đó, tạo ra sự phát triển mới cho vùng

Trên thực tế nông nghiệp gắn liền với nông thôn vì nó là một trong những bộ phận chủ yếu của sản xuất vật chất, cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp Do vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng chính là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

Trang 25

Các nguyên tắc xác định Muốn chuyển cơ cấu kinh tế theo một hướng nào đó

cần phải xác định một cơ cấu mà chuyển dịch hướng tới, để đưa được yêu cầu đó cần:

-Xác định số lượng các ngành

-Xác định tốc độ, qui mô nhịp độ phát triển của từng ngành trong từng thời kì -Xác định mối liên hệ hỗ tương giữa các ngành

-Xác định ngồn vốn đầu tư và phương hướng phân bổ

-Xác định hướng giải quyết các vấn đề kỹ thuật, công nghệ và các vấn đề thị trường…

-Xác định các vấn đề chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp trong chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp

-Tóm lại chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một yêu cầu khách quan do các nhân tố bên trong và bên ngoài của lãnh thổ qui định

3.1.3 Chuyển dịch cơ cấu canh tác và ý nghĩa của nó

khái niệm Chuyển đổi cơ cấu canh tác có thể hiểu là quá trình sắp xếp, bố trí

lại hoặc tìm ra những biện pháp canh tác hợp lí nhất trên một diện tích đất đai nhất định nhằm khai thác một cách có hiệu quả nhất những tiềm năng về đất đai, khí hậu, thủy văn, các kinh tế xã hội… có liên quan

Việc chuyển đổi cơ cấu canh tác tạo điều kiện phát huy tối đa thế mạnh của một vùng, làm hiệu quả sản xuất tăng lên, tạo ra những mặt hàng nông sản có giá trị cao hơn, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người lao động

Ý nghĩa Thông thường việc sản xuất nông nghiệp của người dân phụ thuộc

nhiều vào điều kiện tự nhiên, kinh nghiệm sản xuất nên việc bố trí canh tác còn rời rạc, manh mún, khai thác chưa hợp lí đất đai, chưa tạo ra được nhiều nông sản hàng hóa Việc xác định cơ cấu canh tác hợp lí có ý nghĩa rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp

Chuyển đổi cơ cấu canh tác giúp định hướng cho sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hoàn thiện cơ cấu cây trồng-vật nuôi ở địa phương, đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, phá vở thế độc canh từ nền sản xuất nhỏ, đơn giản sang nền sản xuất hàng hóa đa dạng

Trang 26

3.1.4 Những cơ sở của chuyển đổi cơ cấu canh tác

Căn cứ vào nhu cầu thị trường: sản xuất ra những gì xã hội cần, xã hội thiếu, cần xác định sản xuất cái gì, cho ai và sản xuất như thế nào?

Phải đạt được hiệu quả tổng hợp cao nhất cả về kinh tế và xã hội

Sử dụng tốt nhất đất đai, lao động và vốn

Cắn cứ vào điều kiện tự nhiên

Căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội, bao gồm: vốn, lao động, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và tập quán …

Phải đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái

3.1.5 Chuyển đổi cơ cấu canh tác theo chủ trương

Chuyển đổi cơ cấu canh tác theo chủ trương được hiểu là việc chuyển đổi xuất phát từ một chủ trương hay chính sách nào đó của nhà nước chứ không phải theo tự phát của người dân Nó bắt nguồn từ lợi ích kinh tế tạo ra sau quá trình chuyển đổi, người dân thực hiện nó vì lợi ích kinh tế chính đáng của họ

Từ hiệu quả kinh tế của một số hộ đã thực hiện, những người dân khác nhận thức được và chuyển đổi theo, dần dần trở thành một phong trào rộng khắp làm thay đổi cơ cấu canh tác của cả một vùng

Việc chuyển đổi như thế mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, nó tạo ra việc làm và thu nhập cho họ nhưng về cơ bản nó mâu thuẩn với chính sánh của nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp như: vấn đề an ninh lương thực, thay đổi cơ cấu nông nghiệp

3.2 Hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế

3.2.1 Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một đại lương so sánh giữa đầu vào và đầu ra, giữa chi phí sản xuất kinh doanh bỏ ra và kết quả sản xuất kinh doanh thu được Hiệu quả kinh tế phải được tính toán toàn diện cả về không gian và thời gian, môi trường trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế của một hoạt động sản xuất người

ta còn xem xét cả về tác động tới môi trường của hoạt động sản xuất đó

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế đặc biệt quan trọng, phản ánh trình độ của lực lượng sản xuất, mặt khác mức độ hoàn thiện của mối quan hệ sản xuất càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao

Trang 27

Hiệu quả kinh tế phản ánh khả năng tăng lợi tức kinh tế xã hội và sự phát triển toàn diện của các thành viên trong xã hội đó dựa trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên xã hội Đối với nông hộ thì hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực sẵn có như: vốn, lao động, vật tư… để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất

3.2.2 Các chỉ tiêu phân tích

kết quả sản xuất

- Hiệu quả kinh tế =

Tổng chi phí sản xuất

- Tổng chí phí sản xuất = chi phí vật chất + chi phí lao động

- Chi phí vật chất bao gồm: chi phí giống, thức ăn, phân bón, lãi xuất …

- Chi phí lao động bao gồm: công cho ăn, chăm sóc, gieo trồng…

- Doanh thu = Sản lượng * Đơn giá

- Lợi nhuận = Doanh thu - Tổng chi phí

- Thu nhập = Lợi nhuận + Lao động nhà

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Địa bàn xã An Thới Đông khá rộng với bảy ấp nhưng diện tích trồng lúa và hoạt động chuyển đổi sản xuất chỉ diễn ra chủ yếu tại: ấp Doi Lầu, ấp An Nghĩa, ấp Cá Cháy, các ấp khác khá ít Đề tài tiến hành tập trung tại ấp Doi Lầu, số phiếu điều tra 70 phiếu, trong đó 60 phiếu phỏng vấn các hộ nuôi tôm và phỏng vấn 10 hộ trồng lúa Từ

Trang 28

đó rút ra những kiến nghị nhằm giúp người dân khắc phục hạn chế, đồng thời giúp họ sản xuất có hiệu quả hơn, giảm rủi ro và sản xuất bền vững

3.3.1 Phương pháp thu thập và xử lí số liệu

Tìm kiếm, thu thập thông tin là vấn đề quan trọng trong quá trình nghiên cứu, nguồn số liệu thu thập và điều tra được sẽ làm cơ sở cho các dự báo về tình hình sản xuất nơi điều tra

Đề tài sử dụng hai loại số liệu: số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp

Số liệu sơ cấp chọn địa diểm và tiến hành điều tra kết hợp phỏng vấn các nông

hộ có tham gia sản xuất về nuôi tôm và trồng lúa để thu thập các thông tin định lượng

và định tính Các mẫu điều tra được lấy một cách ngẫu nhiên, ngoài ra còn tiến hành PRA để lấy thông tin

Số liệu thứ cấp Các tư liệu chủ yếu thu thập ở các phòng ban chức năng như:

phòng Nông Nghiệp, phòng Kinh Tế, phòng Thống Kê, Ủy Ban Nhân Xã An Thới Đông và các tư liệu có liên quan về điều kiện tự nhiên

xử lí số liệu Số liệu sau khi thu thập được xử lí bằng phần mềm chủ yếu là

excel, word và các công cụ khác có liên quan

Phương pháp sai số tuyệt đối

Là số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ cơ sở

Phương pháp số tương đối

Là tỷ lệ phần trăm của hai kỳ chỉ tiêu phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng

Trang 29

3.3.2.2 Phương pháp tính khấu hao

Chúng tôi sử dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng cho chi phí đầu tư như sau: chi phí đào đắp ao, chi phí trang thiết bị (máy bơm nước, cống, cánh quạt, bạc lót…

Trang 30

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm chung về sống sinh hoạt và sản xuất các hộ nuôi tôm

Bảng 2: Thông Tin Chung Về Các Nông Hộ

Số nhân khẩu bình quân tại các nông hộ là 6,62 người nhưng chỉ có 2,54 người

tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và chỉ có 1,68 người tham gia vào nuôi

tôm, số còn lại đi vẫn còn đi học hoặc là làm công việc khác như buôn bán, làm công

nhân

Độ tuổi trung bình của các chủ hộ là 46,78 tuổi, trình độ học vấn trung bình của

họ là lớp 6/12 điều này ảnh hưởng đến nhiều kinh nghiệm và tiếp thu kỹ thuật nuôi của

họ Số năm đã nuôi tôm trung bình 7 năm, với khoảng thời gian dài này họ đã tích lũy

cho mình một vốn kinh nghệm đáng kể cho sản xuất

Trước đây đời sống người dân ở vùng nông thôn khá vấn vả và thiếu thốn, thời

gian gần đây do hoạt động nuôi tôm có hiệu quả kinh tế cao nên đời sống của người

dân cải thiện đáng kể Nguồn thu nhập khá đa dạng, ngoài thu nhập từ ao nuôi tôm vào

thời gian rõi còn chăm nuôi như: gia cầm, gia súc… nhưng nhìn chung nguồn thu nhập

chính vẫn là từ ao nuôi tôm

Trang 31

Nguồn gạo dùng hàng ngày chủ yếu là mua từ bên ngoài vì đa phần ruộng trồng

lúa đã chuyển đổi thành ao nuôi tôm, mọi hoạt động chi tiêu trong gia đình chủ yếu là

nhờ vào nguồn thu từ ao nuôi tôm

Quan hệ sản xuất và đời sống khá khăng khít do các hộ có chung mối thu mua

và cung cấp giống, thức ăn Hoạt động sản xuất của các nông hộ dựa chủ yếu vào kinh

nghiệm, vốn kinh nghiệm được tích lũy qua các năm nuôi và được học hỏi từ kinh

nghiệm của người quen Các chương trình khuyến nông dạy kỹ thuật nuôi tôm có giớ

hạn và đã thu hút khá nhiều bà con tham gia học để nắm vững những kỹ thuật nuôi

Những loại tôm nuôi chủ yếu của các nông hộ ở đây vẫn là nuôi tôm sú, những

năm gần đây có một số hộ đưa vào nuôi thử các loại tôm khác như: tôm thẻ, càn xanh

nhưng kết quả đạt được không bằng nuôi tôm sú

Người dân ở đây khá năng động, họ tự liên hệ tìm đầu ra và đầu vào cho sản

phẩm, chỉ có một số ít hộ chở đi ra chợ tiêu thụ sản phẩm, nhưng phần lớn các thương

lái vào tận nơi để mua sản phẩm Trong số những hộ nuôi tôm vẫn còn ruộng trồng lúa

để lấy gạo ăn, nhưng cũng có một số hộ không thể chuyển đổi sang nuôi tôm vì vẫn

còn phụ thuộc vào đất đai

Bảng 3: Các Hình Thức Nuôi Phổ Biến Trên Địa Bàn Xã

Stt Hình thức nuôi Diện tích (ha) Số hộ Tỉ lệ(%)

Có 3 hình thức nuôi chủ yếu trên địa bàn xã An Thới Đông là nuôi thâm canh,

bán thâm canh và quảng canh cải tiến nhưng nhìn chung hình thức nuôi bán thâm

canh, quảng canh cải tiến là phổ biến nhất đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người

nông dân

Trang 32

Qua điều tra các hộ nuôi tôm, qui mô nuôi phổ biến các hộ nuôi tại đây từ

5000 – 10.000 m2 là phổ biến nhất, ngoài ra có một số hộ ít nuôi với qui mô trên

10.000 m2 thường là các hộ nuôi từ lâu có kinh nghiệm, cũng là những hộ có điều kinh

tế để mở rộng diện tích

4.2 Phân tích quá trình chuyển đổi và biến động về diện tích ao nuôi tôm

4.2.1 Phân tích quá trình chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm

Trong những năm gần đây do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội thay

đổi các hộ trồng lúa trên địa bàn xã An Thới Đông gặp nhiều khó khăn hiệu quả đem

lại không cao nên chủ trương của Xã chuyển đổi cơ cấu sản xuất là chuyển sang nuôi

tôm nhằm tạo điều kiện cho người dân cải thiện được đời sống tốt hơn

Diện tích chuyển đổi sản xuất năm 2006 đã có 410 hộ thả nuôi tôm với diện tích

917,51 ha Trong đó nuôi thâm canh 124 hộ với 96,88 ha, nuôi bán thâm canh là 221

hộ với 179,93 ha, nuôi quảng canh cải tiến 65 hộ với 640,70 ha

Tính đến năm 2007 toàn Xã có 1.653 hộ chuyển đổi cơ cấu sản xuất với diện

tích 1.643 ha/1700 ha đạt 96,64 % kế hoạch và có 543 hộ thả nuôi tôm 77,703 triệu

con giống với diện tích 1055,81 ha (đạt 90,78 % so với diện tích chuyển đổi đạt 87,74

% so với kế hoạch) Trong đó nuôi thâm canh 162 hộ/126,56 ha 9,96 triệu con giống,

nuôi bán thâm canh 316 hộ 288,55 ha/45,623 triệu con, quảng canh cải tiến 65

hộ/640,70 ha/12 triệu con

Trang 33

Nguồn tin: UBND Xã An Thới Đông

4.2.2 Phân tích biến động về diện tích ao

Diện tích thay đổi qua các năm của các mô hình nuôi cho thấy diện tích nuôi

mô hình bán thâm canh tăng lên thêm 106,62 ha, kế tiếp đó diện tích nuôi thâm canh

29,68 ha, đối với diện tích nuôi quảng canh cải tiến không có sự thay đổi Sự thay đổi

phần nhiều do người dân thấy được hiệu quả kinh tế cao của việc đào ao nuôi tôm, một

phần vì canh tác gặp thuận lợi, cũng trong giai đoạn này việc chuyển đổi trở nên phổ

biến, người dân mạnh dạn chuyển đổi hết diện tích đất trồng lúa sang ao nuôi tôm

Số hộ dân tham nuôi qua các mô hình nuôi cũng tăng, tăng nhiều nhất là mô

hình nuôi thâm canh và bán thâm canh phần lớn các hộ này nhận thức việc nuôi tôm có

thu nhập cao hơn so với trồng lúa

Bảng 6: Sự Biến Động Diện Tích Ao Nuôi Qua Các Năm

Nguồn tin: UBND Xã An Thới Đông

4.3 Hiệu quả kinh tế của ao nuôi tôm sú

Do địa bàn xã An Thới Đông có 3 mô hình nuôi tôm phổ biến, nên đề tài tiến

hành phân tích hiệu quả của từng mô hình: mô hình nuôi thâm canh, mô hình nuôi bán

thâm canh, quảng canh cải tiến

Trang 34

4.3.1 Mô hình nuôi tôm thâm canh

Bảng 7: Chi Phí Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Cho 1 Ha Mô Hình Nuôi Tôm Thâm

Nguồn tin: Điều tra tổng hợp

Trong mô hình nuôi thâm canh chi phí đầu tư cho 1 ha nuôi tôm thâm canh là

49.704.000 đồng, trong đó chi phí đào ao chiếm tỉ trọng lớn nhất là 61% tương đương

với số tiến 30.000.000 đồng, phần chi phí còn lại chiếm tỉ trọng nhỏ nhất

Chi phí đầu tư cơ bản trong công trình nuôi tôm khó có thể xác định được vòng

đời như một chu kỳ kinh doanh một loại cây trồng hay vật nuôi nào đó vì cứ sau mỗi

năm canh tác đều phải tu bổ và sữa lại ruộng nuôi

Tuy nhiên, cũng không thể cộng dồn toàn bộ các chi phí này vào chi phí năm

thứ nhất, vậy để cho việc phân bổ chi phí này trong sản xuất có ý nghĩa Chúng tôi tính

khấu hao theo phương pháp đường thẳng và các chi phí đầu tư cơ bản này được tính

khấu hao dần trong thời gian 6 năm, mỗi năm 16,7 % tương ứng với số tiền là

8.235.000 đồng

Trang 35

Bảng 8: Hiệu Quả Kinh Tế Nuôi Tôm Thâm Canh (Diện Tích 1ha/Vụ)

Danh mục ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

f Chi phí lao động

II Kết quả sản xuất

III Hiệu quả kinh tế

Nguồn tin: Điều tra tổng hợp

Trang 36

Qua bản điều tra cho chúng ta thấy rõ một ha nuôi tôm thâm canh sau một vụ sẽ cho thu nhập rất cao, lên tới 98.084.000 đồng Với thu nhập này đủ để bảo đảm cho người dân nuôi tôm có một cuộc sống ổn định và đầy đủ hơn

Chi phí cho một ha nuôi tôm thâm canh là rất cao lên tới 79.419.000 đồng Đây

là chi phí khá cao đối với người làm nông, do đặc điểm của mô hình này là thời gian nuôi không kéo dài, tối đa là bốn tháng nên tốc độ quay vòng vốn nhanh Với khoản chi phí đầu tư của mô hình này phù hợp những hộ nuôi có qui mô lớn

Khoản chi phí cho thức ăn lên tới 53.505.000 đồng, khoản chi phí này chiếm

73 % (không tính công nhà) trong tổng chi phí đầu tư trực tiếp sản xuất cho mô hình Đây chính là điểm hạn chế của mô hình vì nuôi tôm thân canh có những yêu cầu khắt khe về thức ăn, chủ yếu là thức ăn công nghiệp có giá trị dinh dưỡng cao và bảo đảm cho tôm tăng trưởng nhanh

Trong phần chi phí lao động được chia làm hai phần: phần chi phí lao động nhà chiếm 7,9 % tương ứng với 6.250.000 đồng, phần chi phí lao động thuê chiếm 1,9 % tương ứng với 1.500.000 đồng, trong tổng chi phí đầu tư sản xuất

Nguyên nhân do phân chia này vì người dân chủ yếu sử dụng lao động nhà để quản lý và chăm sóc trong quá trình sản xuất, còn lao động thuê chủ yếu vào công việc cải tạo lại ao, thu hoạch, rất hiếm sử dụng lao động thuê vào công việc chăm sóc, quản

Tỉ suất lợi nhuận của mô hình này là 0,99, nghĩa là bỏ ra 1 đồng chi phí đầu tư

sẽ thu được 0,99 đồng lợi nhuận

Tỉ suất thu nhập ở đây là 1,06, nghĩa là bỏ ra 1 đồng chi phí đầu tư sẽ thu lại 1,06 đồng thu nhập Với tỉ suất này khá lý tưởng, người nuôi tôm sẽ có thu nhập cao nếu đầu tư cho mô hình này cao

Trang 37

4.3.2 Mô hình nuôi tôm bán thâm canh

Bảng 9: Chi Phí Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Cho 1 Ha Mô Hình Nuôi Tôm Bán

Nguồn tin: Điều tra tổng hợp

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy chi phí đầu tư xây dựng cơ bản cho mô hình

nuôi tôm bán thâm canh là 37.523.000 đồng, chi phí của mô hình này sẽ được tính

khấu hao dần trong vòng 5 năm, mỗi năm là 20 % tương ứng với 7.505.000 đồng Do

đặc điểm trong mô hình nuôi bán thâm canh nên không sử dụng cánh quạt nước tạo

oxy, vì vậy chi phí cánh quạt không được tính đến

Trang 38

f Chi phí lao động

2 Chi phí gián tiếp

II Kết quả sản xuất

III Hiệu quả kinh tế

Nguồn tin: Điều tra tổng hợp

Trang 39

Doanh thu trong một ha trên một vụ ao nuôi tôm bán thâm canh so với nuôi thâm canh là không bằng (104.000.000 đồng so với 184.000.000 đồng) nhưng người dân thu nhập từ mô hình này cũng khá cao 49.078.000 đồng/ha, và lợi nhuận 43.828.000 đồng/ha

Để nuôi một ha tôm theo mô hình bán thâm canh người dân bỏ ra một khoản chi phí khá cao 49.279.000 đồng (không tính công nhà) trong vòng 4 tháng Với khoản chi phí này người dân hoàn toàn có thể xoay xở được nhờ vào số tiến vay và khoản thu

từ vụ trước để lại Ngoài ra họ còn hợp đồng mua chịu thức ăn từ các đại lí thức ăn (trả vào cuối vụ) nên chi phí thức ăn không là vấn đề khó khăn

Trong mô hình nuôi tôm bán thâm canh thì chi phí thức ăn cũng chiếm khá cao, khoản chi phí này chiếm tới 74 % tương ứng với 32.685.000 đồng (không tính công nhà), nguồn thức ăn chủ yếu vẫn là thức ăn công nghiệp nếu thay thế được loại thức ăn khác có giá thành sẽ hơn và bảo đảm đầy đủ chất dinh dưỡng thì thu nhập của người dân tăng lên đáng kể

Tỉ suất lợi nhuận của mô hình nuôi tôm bán thâm canh là 0,73, tức là bỏ ra 1 đồng cho chi phí đầu tư sản xuất thì sẽ thu được 0,73 đồng lợi nhuận

Tỉ suất thu nhập khá tốt 0,82, nghĩa là khi đầu tư 1 đồng cho sản xuất, thì người nuôi tôm sẽ thu về 0,82 đồng thu nhập Đây là tỉ suất khá cao cho người dân nuôi tôm nhận được vì thu nhập của mô hình này là 49.283.000 đồng, nó bảo đảm thu nhập cho người nuôi tôm

Trang 40

4.3.3 Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến

Bảng 11: Chi Phí Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Cho 1 Ha Mô Hình Nuôi Tôm

Quảng Canh Cải Tiến

Nguồn tin: Điều tra tổng hợp

Qua bảng điều tra ta thấy chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của mô hình nuôi tôm

quảng canh cải tiến là 15.903.000 đồng/ha, thấp hơn chi phí đầu tư của mô hình nuôi

tôm thâm canh 49.704.000 đồng/ha và bán thâm canh là 37.523.000 đồng, với khoản

chi phí này được tính khấu hao dần trong vòng 5 năm, mỗi năm 20 % tương ứng với số

tiền là 3.181.000 đồng Do đặc điểm mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến không sử

dụng cánh quạt, lót bạc nên không được tính đến vì mô hình này nuôi mật độ rất thưa

nên các chi phí đó không được sử dụng đến

Ngày đăng: 27/02/2019, 14:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w